Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BAP, NAA VÀ BA DỊCH CHIẾT TỰ NHIÊN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG LAN REN (Renanthera sp.) TRONG NUÔI CẤY IN-VITRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.88 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH











KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP






KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BAP, NAA VÀ BA DỊCH CHIẾT
TỰ NHIÊN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG LAN
REN (Renanthera sp.) TRONG NUÔI CẤY IN-VITRO










Họ và tên sinh viên: PHẠM THANH HUYỀN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2004 – 2008




Tháng 11 /2008

i

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BAP, NAA VÀ BA DỊCH CHIẾT
TỰ NHIÊN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG LAN
REN
(Renanthera sp.)
TRONG NUÔI CẤY IN-VITRO





Tác giả

PHẠM THANH HUYỀN




(Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học)








Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN CHÂU NIÊN
KS. BÙI THÙY LINH





Tháng 11/2008


ii



LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ những người đã sinh
thành và nuôi dưỡng cho con có được ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Châu Niên đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Lời cảm ơn chân thành
cũng xin được gửi đến cô Bùi Thuỳ Linh - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập tại phòng thí nghiệm bộ môn Di Truy

ền Giống của khoa
Nông Học.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Nông Học trường Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, thân hữu đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Sau cùng, xin chúc quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Tp. H
ồ Chí Minh lời
chúc sức khoẻ và thành công trong công tác đào tạo.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2008
Sinh viên thực hiện:

Phạm Thanh Huyền




iii



TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của BAP, NAA và ba dịch chiết hữu cơ đến
sinh trưởng, phát triển giống lan Ren (Renanthera sp.) trong nuôi cấy in-vitro” được
tiến hành tại phòng nuôi cấy mô, bộ môn Di Truyền Giống, khoa Nông Học, trường
ĐH Nông Lâm, thời gian thực hiện từ ngày 2/6 đến 2/10 năm 2008. Thí nghiệm được
bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Đề tài nhằm theo dõi sự sinh trưởng, phát triển
của lan Ren đối với in-vitro, khi thay đổi nồng

độ chất điều hoà sinh trưởng BAP và
NAA, dịch chiết nước dừa, khoai tây và chuối xanh trong môi trường nuôi cấy.
Kết quả đạt được:
Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng BAP và NAA trong nhân giống in-vitro:
Hai công thức môi trường có sự kết hợp giữa BAP và NAA thích hợp cho sự sinh
trưởng, phát triển của lan Ren nuôi cấy mô là:
- Khoáng MS + 8,5agar + 30g/l sucrose + 0,5g/l than + 1,5mg/lít BAP +
0,2mg/lít NAA.
- Khoáng MS + 8,5agar + 30g/l sucrose + 0,5g/l than + 0,4mg/lít NAA +
0,5mg/lít BAP
Sử dụng các dịch chiết hữu cơ:
Đối với các d
ịch chiết hữu cơ: đưa vào môi trường nuôi cấy hàm lượng dịch chiết hữu
cơ thích hợp nhằm làm tăng sự sinh trưởng phát triển của hoa lan Ren. Các công thức
môi trường cụ thể như sau:
- Khoáng MS + 8,5agar + 30g/l sucrose + 0,5g/l than + 200ml/lít nước dừa
- Khoáng MS + 8,5agar + 30g/l sucrose + 0,5g/l than + 100ml/lít dịch chiết khoai
tây
- Khoáng MS + 8,5agar + 30g/l sucrose + 0,5g/l than + 50ml/lít dịch chiết chuối
xanh

iv



MỤC LỤC

Lời cảm tạ ................................................................................................................................... ii
Tóm tắt ...................................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................................... iv

Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................................... vi
Danh sách các hình ................................................................................................................... vii
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................................ viii
Danh sách các bảng ................................................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích – yêu cầu ..................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về nuôi cấy mô thực vật ............................................................................ 3
2.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thự
c vật ................................................................... 3
2.2 Các phương pháp nhân giống in-vitro ........................................................................ 6
2.2.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng .................................................................................. 6
2.2.2 Nuôi cấy mô sẹo ................................................................................................. 7
2.2.3 Nuôi cấy tế bào đơn ............................................................................................ 7
2.2.4 Nuôi cấy protoplast- chuyển gen ........................................................................ 8
2.2.5 Nuôi cấy hạt phấn đơn bội .................................................................................. 8
2.3 Các bước vi nhân giống và những hiện tượng thường gặp ......................................... 8
2.3.1 Các bước vi nhân giống ...................................................................................... 8
2.3.2 Những trường hợp thường gặp trong nuôi cấy ................................................... 9
2.4 Tình hình sản xuất lan trên thế giới và Việt Nam ....................................................... 9
2.4.1 Trên thế giới ....................................................................................................... 9
2.4.2 Tại Việt Nam .................................................................................................... 10
2.5 Vai trò các chất đ
iều hoà sinh trưởng dịch chiết hữu cơ trong nuôi cấy in-vitro ..... 10
2.5.1 Auxin ................................................................................................................ 10
2.5.2 Các cytokinine .................................................................................................. 11

2.5.3 Dịch chiết xuất hữu cơ từ trái cây, củ quả ........................................................ 12
2.6 Giới thiệu về lan Renanthera sp. ............................................................................... 12
2.6.1 Nguồn gốc ......................................................................................................... 12
2.6.2 Đặc điểm thực vật học ...................................................................................... 13
2.6.3 Đặc điểm sinh thái ............................................................................................ 14
2.6.4 Kỹ thuật trồng lan Ren ...................................................................................... 14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 16

v

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ............................................................................. 16
3.2 Phương tiện thí nghiệm ............................................................................................ 16
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm ........................................................................................ 16
3.2.2 Trang thiết bị và dụng cụ .................................................................................. 16
3.3 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................... 18
3.3.1 Điều kiện nuôi cấy ............................................................................................ 18
3.3.2 Tiến hành thí nghiệm ........................................................................................ 18
3.3.3 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................... 19
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................. 21
4.1 Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của các chất điều hoà sinh trưởng đến sinh trưởng,
phát tri
ển của lan Ren ........................................................................................................... 21
4.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của 5 nồng độ BAP và 2 nồng độ NAA đến khả
năng sinh trưởng, phát triển của lan Ren in-vitro ............................................................. 21
4.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của 5 nồng độ NAA và 2 nồng độ BAP đến khả
năng sinh trưởng, phát triển của lan Ren in-vitro ............................................................. 29
4.2 Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của dịch chiết hữu cơ đến sự sinh trưởng, phát triển
của lan Ren ........................................................................................................................... 36
4.2.1 Thí nghiệm 3: Khả

o sát ảnh hưởng của hàm lượng nước dừa đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của lan Ren in-vitro ............................................................................. 36
4.2.2 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng dịch chiết khoai tây đến khả
năng sinh trưởng, phát triển của lan Ren in-vitro ............................................................. 39
4.2.3 Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng dịch chiết Chuối Xanh đến
khả năng sinh trưởng, phát triển của lan Ren in-vitro ...................................................... 41
Chương 5 KẾT LU
ẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 44
5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 44
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 46
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 48




vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANOVA

: Analysis of Variance
BAP

: 6 - Benzylaminopurine
Ctv


: Cộng tác viên
ĐC : Đối chứng
MS

: Murashige và Skoog (1962)
MTN

: Môi trường nền
NAA

: α – napthylacetic acid
NT

: Nghiệm thức
REN

: Renanthera sp.
NSC

: Ngày sau cấy




vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 2.1: Đặc điểm thực vật học của lan Ren ......................................................................... 13
Hình 2.2: Một số giống hoa lan Ren ........................................................................................ 15
Hình 4.1: Ảnh hưởng của BAP và NAA đến sinh trưởng, phát triển của lan Ren ................. 28
Hình 4.2: Ảnh hưởng của NAA và BAP đến sinh trưởng và phát triển lan Ren ..................... 30
Hình 4.3: Ảnh hưởng của dịch chiết nước dừa đến sinh trưởng của lan Ren in-vitro ............. 38
Hình 4.4: Ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây đến sinh trưởng, phát triển lan Ren ............... 40
Hình 4.5: Ảnh h
ưởng của dịch chiết chuối xanh đến sinh trưởng, phát triển lan Ren ............ 43





viii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Ảnh hưởng BAP và NAA đến chỉ tiêu số lá của lan Ren in-vitro ......................... 48
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng BAP và NAA đến chỉ tiêu số rễ của lan Ren in-vitro .......................... 48
Biểu đồ 3: Ảnh hưởng BAP và NAA đến chỉ tiêu chiều cao chồi của lan Ren in-vitro .......... 48
Biểu đồ 4: Ảnh hưởng BAP và NAA đến chỉ tiêu chiều dài lá của lan Ren in-vitro ............... 48
Biểu đồ 5: Ảnh hưởng BAP và NAA đến chỉ tiêu chiều dài rễ của lan Ren in-vitro
............... 48
Biểu đồ 6: Ảnh hưởng BAP và NAA đến trọng lượng tươi của lan Ren in-vitro .................... 48
Biểu đồ 7: Ảnh hưởng NAA và BAP đến chỉ tiêu số lá của lan Ren in-vitro .......................... 49
Biểu đồ 8: Ảnh hưởng NAA và BAP đến chỉ tiêu số rễ của lan Ren in-vitro .......................... 49
Biểu đồ 9: Ảnh hưởng NAA và BAP đến chỉ tiêu chiều cao chồi của lan Ren in-vitro .......... 49
Biểu đồ 10: Ảnh hưởng NAA và BAP đến chỉ tiêu chiều dài lá của lan Ren in-vitro

............. 49
Biểu đồ 11: Ảnh hưởng NAA và BAP đến chỉ tiêu chiều dài rễ của lan Ren in-vitro ............. 49
Biểu đồ 12: Ảnh hưởng NAA và BAP đến trọng lượng tươi của lan Ren in-vitro .................. 49
Biểu đồ 13: Ảnh hưởng của hàm lượng nước dừa đến chỉ tiêu số lá của lan Ren in-vitro ....... 50
Biểu đồ 14: Ảnh hưởng hàm lượng nước dừa đến chỉ tiêu chiều dài lá lan Ren in-vitro ......... 50
Biểu đồ 15: Ảnh hưở
ng hàm lượng nước dừa đến trọng lượng tươi lan Ren in-vitro .............. 50
Biểu đồ 16: Ảnh hưởng dịch chiết khoai tây đến chỉ tiêu số lá lan Ren in-vitro ..................... 50
Biểu đồ 17: Ảnh hưởng dịch chiết khoai tây đến chỉ tiêu chiều dài lá lan Ren in-vitro .......... 50
Biểu đồ 18: Ảnh hưởng dịch chiết khoai tây đến trọng lượng tươi lan Ren in-vitro ............... 50
Biểu đồ 19: Ảnh hưởng dịch chiết chuối xanh đến chỉ tiêu s
ố lá của lan Ren in-vitro ............ 51
Biểu đồ 20: Ảnh hưởng dịch chiết chuối xanh đến chỉ tiêu chiều dài lá Ren in-vitro ............. 51

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Ảnh hưởng BAP và NAA đến chỉ tiêu số lá (lá/chồi) của lan Ren in-vitro ............. 22
Bảng 4.2: Ảnh hưởng BAP và NAA đến chỉ tiêu chiều dài lá (mm) của lan Ren ................... 23
Bảng 4.3: Ảnh hưởng BAP và NAA đến chỉ tiêu số rễ (rễ/chồi) của lan Ren in-vitro ........... 24
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của BAP và NAA đến chiều dài rễ (mm) lan Ren sau 90NSC ............. 25
Bảng 4.5: Ảnh hưởng BAP và NAA đến chỉ tiêu chiều cao chồi (mm) lan Ren in-vitro ........ 26
Bảng 4.6: Ảnh hưởng BAP và NAA đến trọng lượng tươi (g) lan Ren in-vitro ...................... 27
Bả
ng 4.7: Ảnh hưởng NAA và BAP đến chỉ tiêu số lá (lá/chồi) của lan Ren in-vitro ............. 29
Bảng 4.8: Ảnh hưởng NAA và BAP đến chỉ tiêu chiều dài lá (mm) lan Ren in-vitro ............. 31
Bảng 4.9: Ảnh hưởng NAA và BAP đến chỉ tiêu số rễ (rễ/chồi) của lan Ren in-vitro ............ 32

Bảng 4.10: Ảnh hưởng NAA và BAP đến chỉ tiêu chiều dài rễ (mm) lan Ren in-vitro ........... 33
Bảng 4.11: Ảnh hưởng NAA và BAP đến chỉ tiêu chiều cao chồi của lan Ren in-vitro .......... 34
Bảng 4.12: Ảnh hưởng NAA và BAP đến trọng lượng tươi (g) của lan Ren in-vitro .............. 36
Bảng 4.13:
Ảnh hưởng của nước dừa đến chỉ tiêu số lá và chiều dài lá của lan Ren ............... 37
Bảng 4.14: Ảnh hưởng nước dừa đến trọng lượng tươi (g) lan Ren in-vitro ........................... 38
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây đến số lá và chiều dài lá lan Ren .................. 39
Bảng 4.16: Ảnh hưởng dịch chiết khoai tây đến trọng lượng tươi (g) lan Ren in-vitro ........... 41
Bảng 4.17: Ảnh hưởng dịch chiết chuối xanh đến chỉ tiêu số lá của lan Ren in-vitro ............. 42
Bảng 4.18:
Ảnh hưởng dịch chiết chuối xanh đến trọng lượng tươi (g) Ren in-vitro .............. 43



1



1 Chương 1
GIỚI THIỆU


1.1 Đặt vấn đề
Đời sống con người ngày càng phát triển, từ đó nhu cầu về vật chất và tinh thần
ngày càng nâng cao. Nếp sống văn minh cùng với môi trường làm việc hiện đại hình
thành cho con người tác phong công nghiệp, đòi hỏi chúng ta phải dành nhiều thời
gian cho công việc, giảm bớt thời gian dành cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Chính vì thế
mà nhiều người trong chúng ta mắc phải căn bệnh được gọi là STRESS! Do sứ
c ép
của công việc quá lớn.

Nhiều nhóm nghiên cứu về Stress đã đưa ra kết quả thật bất ngờ. Đó là, chính
hoa – cây kiểng là giải pháp giải quyết một cách tốt đẹp và hữu hiệu đến thần kỳ cho
căn bệnh tinh thần STRESS này. Cộng với việc nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, có bốn mùa trong năm thuận lợi cho sự phát triển
nông nghiệp,
đặc biệt là ngành trồng hoa – cây kiểng. Một ngành vừa mang lại giá trị
giải trí, nghệ thuật lại vừa mang lại cả giá trị kinh tế cao. Vì thế trong những năm gần
đây nghề trồng hoa – cây kiểng được chú trọng nhiều hơn. Thú chơi hoa – cây kiểng
cũng xuất hiện nhiều và phổ biến hơn trong nhiều hộ gia đình. Loài hoa luôn giành
được sự chú ý và quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là hoa Lan, một loài hoa với muôn
màu muôn sắc và h
ương thơm thật hấp dẫn, còn được phong tặng danh hiệu là nữ chúa
của các loài hoa.
Như chúng ta đã biết hoa Lan xuất hiện với sự phong phú đến muôn hình muôn
vẻ về kiểu dáng từ cấu trúc hình thể đến màu sắc. Một số thì mộc mạc giản dị, dễ trồng
và phổ biến, một số khác thì lại khoác trên mình một vẻ đẹp kiêu sa đến mức được
nâng niu vì sự quí hiếm của nó.

2

Một ví dụ chứng minh ở đây là giống Lan lai Ren với giá trị của nó được giới
chơi hoa tính theo chiều cao. Ren là giống Lan lai còn rất quí hiếm ở Việt Nam, chưa
được nhiều người biết đến. Lan Ren đã thể hiện sự vượt trội đẳng cấp của mình từ vẻ
đẹp sắc sảo của hoa, lượng hoa lớn trên một phát hoa, kích cỡ khổng lồ của phát hoa
đến vẻ cứng cáp bên ngoài củ
a cây. Ren thực sự khiến người ta phải ngưỡng mộ và
trầm trồ trước vẻ đẹp của chính mình. Qua đó và được sự đồng ý của bộ môn Di
Truyền - Giống, ban chủ nhiệm khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, tôi thực hiện đề tài “ khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi
trường nuôi cấy in-vitro trong nhân giống lan Ren”.

1.2 Mục đích – yêu cầ
u
1.2.1 Mục đích
Xác định nồng độ chất điều hoà sinh trưởng BAP và NAA và dịch chiết hữu cơ
thích hợp, áp dụng vào việc nhân nhanh giống lan Ren.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng BAP và
NAA, dịch chiết hữu cơ với các nồng độ khác nhau. Theo dõi các chỉ tiêu về số lá, số
rễ, chiều cao cây, chiều dài lá, chiều dài rễ từ đ
ó xác định môi trường thích hợp áp
dụng cho nhân giống lan Ren in-vitro.










3



2 Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về nuôi cấy mô thực vật
2.1.1 Khái niệm

Nuôi cấy mô thực vật hay nhân giống in-vitro đều là thuật ngữ mô tả phương
thức nuôi cấy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa các môi trường xác định
ở điều kiện vô trùng. Trong môi trường có các chất dinh dưỡng thích hợp như muối
khoáng, vitamin, các hormones tăng trưởng và đường.
2.1.2 Lịch sử nuôi cấ
y mô tế bào thực vật
2.1.2.1 Thế giới
Năm 1838, hai nhà sinh vật Đức Schleiden và Schwann đã đề xướng thuyết tế
bào và nêu rõ: mọi cơ thể sinh vật phức tạp đều gồm những đơn vị nhỏ các tế bào hợp
thành. Các tế bào đã phân hóa đều mang các thông tin di truyền có trong các tế bào
đầu tiên, đó là trứng sau khi thụ tinh, là những đơn vị độc lập, từ đó có thể xây dựng
toàn bộ cơ
thể.
Năm 1902, Haberlandt là người đầu tiên đưa các giả thuyết của Schleiden và
Schwann vào thực nghiệm để chứng minh tính toàn thế của tế bào, nhưng ông đã thất
bại trong nuôi cấy các tế bào đã phân hóa tách từ lá một số cây một lá mầm. Ngày nay,
chúng ta đã biết được nguyên nhân thất bại là vì cây một lá mầm là đối tượng rất khó
nuôi cấy, hơn nữa, ông lại dùng các tế bào đã mất hết khả năng tái sinh.
N
ăm 1934, bắt đầu giai đoạn thứ hai trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, khi White
(người Mỹ), nuôi cấy thành công trong một thời gian dài đầu rễ cà chua (Lycopersicum
esculentum). Cũng trong thời gian này, ở Pháp đã tiến hành nuôi cấy mô tế bào tượng
tầng một số cây gỗ và xác nhận tác dụng kích thích sinh trưởng mô sẹo của acid – β –
Indolactic (IAA) và nhóm ba vitamin B do White đề nghị: Thiamin (B
1
), Pyridoxin
(B
6
), Nicotinic acid. Việc phát hiện IAA, NAA, 2,4-D và Kinetin cùng với phát hiện


4

vitamin và nước dừa là những bước tiến rất quan trọng trong gian đoạn thứ hai của
nuôi cấy mô thực vật.
Năm 1954, Skoog và Miller đã công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ
lệ Cytokinin/Auxin. Nếu tỷ lệ Cytokinin/Auxin thấp ảnh hưởng đến rễ và ngược lại
nếu tỷ lệ này cao sẽ kích thích tạo chồi ở mô sẹo. thành công của Skoog và Miller dẫn
đến những phát hi
ện quan trọng khác, mở đầu cho giai đoạn thứ ba cho lịch sử nuôi
cấy mô tế bào thực vật.
Trong thời gian từ năm 1945 đến 1954, kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đơn (các
tế bào sống độc lập không dính với các tế bào khác) đã được phát triển. Nuir,
Hildebrandt và Riker đã tách các tế bào của mô sẹo thành một huyền phù các tế bào
đơn bằng cách lắc trên máy lắc.
Năm 1956, Nickell nuôi liên tục được một huyền phù tế bào
đơn cây đậu
(Phaseolus vulgaris).
Năm 1959, Melchers và Beckman đã nuôi liên tục các tế bào đơn trong bình có
dung tích khá lớn bằng cách sục khí liên tục và thỉnh thoảng thu hoạch tế bào, thêm
dung dịch dinh dưỡng mới.
Năm 1960, Morel đã nhận thấy các đỉnh sinh trưởng của các loài địa lan
(Cymbidium) khi đem nuôi cấy sẽ hình thành các Protocorm. Khi chia cắt các
Protocorm và nuôi cấy tiếp thì được các Protocorm mới. Khi để trong các điều kiện
nhất định thì Protocorm có thể phát triển thành cây lan con. Morel có thể phục tráng
tạo các dòng vô tính không b
ị nhiễm virus. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị đối với
khoai tây, dâu tây, cây ăn quả và nhiều cây nhân giống vô tính khác.
Cũng trong năm 1960, Bergman công bố có thể sử dụng phương pháp lọc đơn
giản để thu được huyền phù không có các tế bào dính cụm. Cùng với kỹ thuật gieo tế
bào của Bergman, nhiều tác giả khác đã thành công trong việc tạo cây hoàn chỉnh từ

một tế bào, chứng minh dược tính toàn năng của tế bào thực v
ật.
Sau đó, Cooking ở trường đại học Nottingham (Anh) công bố có thể dùng men
cellulose để phân hủy vỏ cellulose của tế bào thực vật, kết quả thu được các tế bào
tròn, không có vỏ bọc gọi là Protoplast.
Người ta thực sự chú ý đến triển vọng của Protoplast vào đầu những năm 1970,
khi tác giả Nhật Nagata và Takebe thành công trong việc làm cho các Protoplast tách

5

từ mô thuốc lá tái tạo vỏ cellulose, phân chia và tạo nên một quần thể tế bào trong môi
trường lỏng, các Protolast có khả năng dung hợp với nhau trong các điều kiện nhất
định và hấp thu các phân tử bên ngoài, các nhà nuôi cấy mô đặt hy vọng vào kỹ thuật
này để nhân giống có kết quả hơn.
Năm 1965, Ledoux và cộng tác viên đề xứng việc biến tính của tế bào thực vật.
Ông cho rằng các tế bào, thậm chí các hạt giống thực v
ật, đều có khả năng hấp thu
AND ngoại lai vào trong tế bào.
Năm 1966, Guha và Maheswari công bố tạo thành công cây đơn bội từ nuôi cấy
túi phấn cây cà độc dược (Datura inoxia). Từ đó người ta bắt đầu chú ý đến kỹ thuật
nuôi cấy túi phấn.
Năm 1967, nhóm Bourgin và Nisch tạo thành công cây đơn bội từ túi phấn cây
thuốc lá. Đến nay, việc tạo cây đơn bội thông qua nuôi cấy túi phấn và hạt phấn đã
thành công ở nhiều loạ
i cây trồng.
Từ năm 1980 đến 1992 hàng loạt các thành công mới trong lĩnh vực công nghệ
gene thực vật được công bố. Nhờ các plasmid, phân tử AND vòng thường có trong các
tế bào vi khuẩn, được lắp ghép, cấu trúc lại sao cho trong plasmid có gắn thêm một
gene xác định và đã thực hiện thành công.
Ngoài phương pháp chuyển gene thông qua vi khuẩn, còn có các phương pháp

chuyển gene khác như: kỹ thuật sử dụng xung điện (electroporation), kỹ thuật vi tiêm
(micro injection), sử dụng siêu âm (ultrasonic gene transfer), súng bắn gene (gene gun)
đang đượ
c các phòng thí nghiệm trên thế giới phát triển mạnh và đạt kết quả tốt.
Chúng ta đang bắt đầu giai đoạn thứ tư của nuôi cấy mô tế bào thực vật. Đó là
giai đoạn nuôi cấy mô tế bào thực vật được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn chọn
giống, nhân giống, sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học và vào nghiên cứu
lý luận di truyền b
ậc cao. Các hiểu biết cơ bản về đời sống của mô, tế bào đơn độc
trong môi trường nhân tạo, nhu cầu chất khoáng, vitamin, chất sinh trưởng, nguồn
carbon của chúng. Các kỹ thuật để tách, nuôi cấy, điều khiển sự phân hóa từ các biện
pháp khác của chương trình là tiền đề được chuẩn bị trong các giai đoạn trước.
2.1.2.2 Việt Nam
Sau năm 1975, nước ta mới bắt đầu chú trọng
đến kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật.
Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào đầu tiên được xây dựng tại Viện Sinh Học, Viện

6

Khoa Học Việt Nam do tiến sĩ Lê Thị Muội khởi xướng. Bước đầu phòng tập trung
nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong điều kiện Việt Nam, như nuôi
cấy bao phấn, nuôi cấy mô sẹo và Protoplast. Và đã thành công khi nuôi cấy bao phấn
lúa và thuốc lá được công bố vào năm 1978 (Lê Thị Muội và ctv., 1978; Lê Thị Xuân
và ctv., 1978). Tiếp đó là thành công nuôi cấy Protoplast khoai tây (Lê Thị Muội và
Nguyễn Đức Thành, 1978; Nguyễn Đức Thành và Lê Thị Muội, 1980, 1981). Tiếp
theo là phân viện Khoa Học Việt Nam ở TPHCM, sau đó ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội,
và Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam và các phòng thí nghiệp nuôi
cấy mô tế bào cũng được thành lập và chủ yếu tập trung vào vi nhân giống khoai tây.
Đến nay chúng ta đã có rất nhiều phòng thí nghiệm nuôi cấy mô không những ở các
Viện nghiên cứu ( Viện Di Truyền Nông Nghiệp, Viện Rau Quả Trung Ương), mà có

cả ở một số tỉnh và cơ sở sản xu
ất ( Đà Lạt, Yên Bái, Hưng Yên, Thanh Hóa, Cần Thơ,
Nghệ Tĩnh).
Từ giữa 1980 đến nay, hướng nghiên cứu ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật
phát triển mạnh. Những kết quả đáng khích lệ đã đạt được trong lĩnh vực vi nhân
giống khoai tây (Viện Công Nghệ Sinh Học, Viện Di Truyền Nông Nghiệp, Viện Lâm
Nghiệp). Một số kết quả bước đầu đã được ghi nh
ận trong lĩnh vực chọn dòng tế bào
kháng bệnh ( Lê Bích Thủy và ctv., 1994), chọn dòng chịu muối, chịu mất nước
(Nguyễn Tường Vân và ctv., 1994; Định Thị Tòng và ctv., 1994). Các kết quả về dung
hợp tế bào trần, chuyển gen lục lạp cũng thu được kết quả lý thú (Nguyễn Đức Thành
và ctv., 1993, 1997). Nuôi cấy bao phấn để tạo dòng thuần đã được ứng dụng nhiều tại
Viện Công Nghệ Sinh Học và Di Truyền Giống Nông Nghi
ệp. Nuôi cấy các cây dược
liệu quí để bảo tồn nguồn gen và tạo các dòng tế bào có hàm lượng sinh học quan
trọng cũng đã và đang được phát triển (Phan Huy Bảo và Lê Thị Xuân, 1998; Phan Thị
Bảy và ctv., 1995; Bùi Bá Bổng, 1995).
2.2 Các phương pháp nhân giống in-vitro
2.2.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng bao gồm nuôi cấy chồi đỉnh và chồi bên.
Sau khi vô trùng, mẫu được nuôi cấy trên môi trường thích hợp chứa đầy đủ chấ
t
dinh dưỡng có khoáng vô cơ và hữu cơ hoặc môi trường khoáng có bổ sung chất kích
thích sinh trưởng thích hợp. Từ một đỉnh sinh trưởng, sau một khoảng thời gian nuôi

7

cấy nhất định, mẫu sẽ phát triển thành một chồi hay nhiều chồi. Chồi tiếp tục phát triển
vươn thân, ra lá và rễ để trở thành một cây hoàn chỉnh.
Ứng dụng:

- Phục tráng giống
- Nhân giống in-vitro
- Tạo cây đa bội thông qua xử lý colchicin
- Nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan
2.2.2 Nuôi cấy mô sẹo
Mô sẹo là một khối tế bào phát triển vô tổ chức, phát triể
n nhanh trên môi trường
giàu auxin. Khối mô sẹo có khả năng tái sinh thành cây con hoàn chỉnh trong điều kiện
môi trường không có chất kích thích tạo mô sẹo.
Ứng dụng:
- Nhân giống in-vitro các loại thực vật không có khả năng nhân giống thông qua
nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
- Làm nguyên liệu cho nuôi cấy tế bào đơn, thu nhận các chất có hoạt tính sinh học
- Nguyên liệu cho chọn dòng tế bào
- Nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan
2.2.3 Nuôi cấy tế bào
đơn
Các tế bào đơn tách từ mô thực vật bằng phương pháp nghiền hoặc xử lý enzyme.
Sau đó chúng được nuôi cấy dịch lỏng, có khuấy hoặc lắc tạo điều kiện thuận lợi cho
sự trao đổi khí và tiếp xúc với các chất dinh dưỡng (Thomas and Davey, 1975). Một số
tác giả thì sử dụng mô sẹo để nuôi cấy tế bào đơn (Trần Văn Minh,1994).
Yêu cầu dinh dưỡng cho nuôi cấy tế bào đơ
n khá phức tạp, do chúng bị mất
nhiều chất cần thiết cho sự sinh trưởng khi tách rời khỏi quần thể tế bào. Vì thế cần
chọn lựa môi trường dinh dưỡng và điều kiện nuôi cấy phù hợp cho nuôi cấy tế bào
đơn (King and Street, 1977).
Ứng dụng:
- Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và phân hoá tế bào trong những điều kiện
khác nhau.
- Chọn dòng tế bào.

- Thu nhận các chất trao
đổi thứ cấp

8

2.2.4 Nuôi cấy protoplast- chuyển gen
Protoplast (tế bào trần) là tế bào đơn được tách lớp vỏ cellulose, có sức sống và
duy trì đầy đủ các chức năng sẳn có.
Trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, protoplast có khả năng tái sinh màng tế bào,
tiếp tục phân chia và tái sinh thành cây hoàn chỉnh (tính toàn thế ở thực vật).
Khi tế bào mất vách, hai protoplast có khả năng dung hợp với nhau tạo ra tế bào
lai, đặc tính này cho phép cải thiện giống cây trồng. Quá trình dung hợp protoplast có
thể
được thực hiện trên hai đối tượng cùng loài hay khác loài.
Ứng dụng:
- Tạo con lai soma nhờ phương pháp dung hợp protoplast.
- Chuyển các bào quan hoặc cả nhân vào tế bào.
- Quá trình sinh tổng hợp màng tế bào.
2.2.5 Nuôi cấy hạt phấn đơn bội
Nguyên liệu dùng cho nuôi cấy là bao phấn hoặc hạt phấn tách rời. Trong nuôi
cấy bao phấn và hạt phấn, tuỳ từng loại thực vật mà sử dụng môi trường thích hợ
p để
tạo mô sẹo. Từ mô sẹo sẽ tái sinh thành cây hoàn chỉnh có 1n gọi là cây đơn bội. Tỷ lệ
tạo cây đơn bội sẽ phụ thuộc các yếu tố như:
- Tuổi của hạt phấn
- Tuổi của mô sẹo
- Xử lý bao phấn ở nhiệt độ lạnh
- Để tạo cây đơn bội kép, có thể xử lý mô hoặc cây đơn bội vớ
i colchicine (0.5%)
trong 24-48 giờ.

2.3 Các bước vi nhân giống và những hiện tượng thường gặp
2.3.1 Các bước vi nhân giống
- Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
- Tạo thể nhân giống in-vitro
- Nhân giống in-vitro
- Tạo cây con hoàn chỉnh in-vitro và huấn luyện cây con.
- Chuyển cây ra vườn ươm.
- Nhân giống lên luống ươm.
- Đưa cây con vào bầu đất

9

- Trồng cây ra ruộng
- Chọn lọc cây đầu dòng.
2.3.2 Những trường hợp thường gặp trong nuôi cấy
2.3.2.1 Tính bất định về mặt di truyền
Tính bất định về mặt di truyền là do tác động của một số chất kích thích sinh
trưởng. Tần số biến dị thường khác nhau và không lặp lại .
Việc nuôi cấy mô sẹo tế bào đơn thường cho tần số biến d
ị cao hơn so với nuôi
cấy đỉnh sinh trưởng .
Tần số biến dị xảy ra phụ thuộc vào các yếu tố: kiểu di truyền hay giống cây
trồng, loại mô cấy và số lần cấy chuyền nhiều hay ít.
2.3.2.2 Sự nhiễm mẫu
Mẫu bị nhiễm các vi sinh vật, trường hợp mẫu nhiễm nấm cần loại bỏ vì các bào
tử nấm phát tán rất mạnh.
2.3.2.3 Hi
ện tượng thuỷ tinh thể
Là một dạng bệnh lý của cây, thân lá cây trong suốt và chứa nhiều nước, khó
nhân giống. Để hạn chế quá trình hoá thuỷ tinh thể, cần tăng nồng độ đường hoặc giảm

nồng độ đạm trong môi trường nuôi cấy, tạo thông gió, tăng ánh sáng hay giảm nhiệt
độ phòng nuôi cấy.
2.3.2.4 Sự hoá nâu
Mẫu nuôi cấy mô chứa nhiều chất tannin hay hydroxyphenol (có nhiều trong mô
già hơn mô non) sẽ gây độc cho cây, làm hạ
n chế sinh trưởng và phát triển của cây.
Biện pháp: sử dụng các chất hấp thu và khử độc như than hoạt tính (1 – 2g/l) cho
vào môi trường vài giờ trước khi cấy, ngoài ra có thể sử dụng mẫu cấy nhỏ từ mô non
trẻ, gây vết thương nhỏ khi vô trùng mẫu cấy hoặc chuyển mẫu từ môi trường có chất
kích thích sinh trưởng thấp sang cao.
2.4 Tình hình sản xuất lan trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Trên thế giới
Hà Lan là quốc gia duy nhất ở Châu Âu có công nghiệp trồng lan xuất khẩu, có
thể xuất khẩu lan quanh năm nhất là Cymbidium.
Ở Châu Á, Nhật là quốc gia nhập khẩu lan đứng đầu thế giới và Thái Lan là nước
xuất khẩu lan đứng đầu thế giới.

10

2.4.2 Tại Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm độ trung bình cao (82%),
nhiệt độ trung bình hằng năm 27C, năng lượng bình quân 500 kcal/m
2
, rất thích hợp
cho sự tăng trưởng và phát triển của lan. Theo Phạm Hoàng Hộ (1993), lan rừng Việt
Nam được biết có hơn 750 loài khác nhau. Với số lượng đó, Việt Nam cũng là một
trong những nước có lan nhiều trên thế giới. Dựa vào điều kiện tự nhiên mà người ta
phân bố vùng trồng lan nước ta chia làm 2 vùng:
Vùng có khí hậu nóng ẩm: Thành Phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Bộ, Trung Bộ…
ngoài những chủng lan rừng còn có các giống lan lai nhập n

ội như: Vanda,
Dendrobium, Oncidium, Mokara, Phalaenopsis.
Vùng khí hậu lạnh: Đà Lạt và các tỉnh phía Đông Bắc trồng chủ yếu là
Cymbidium, Phalaenopsis, Oncidium.
2.5 Vai trò các chất điều hoà sinh trưởng dịch chiết hữu cơ trong nuôi cấy in-vitro
Các chất điều hoà sinh trưởng là những chất có bản chất hoá học khác nhau
nhưng có tác dụng điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Trong nuôi cấy in-vitro, thường sử dụng hai nhóm chính có vai trò cơ bản là
auxin và cytokinin. Ngoài hai nhóm ch
ất căn bản trên, các chất điều hoà khác có thể
cần thiết nhưng phần lớn thời gian chúng chỉ kích thích hoặc làm thuận lợi cho mô và
hiếm khi là chất thiết yếu (Bùi Trang Việt, 2000).
2.5.1 Auxin
Auxin được tổng hợp từ các thực vật bậc cao, tảo, nấm, và cả vi khuẩn. Cơ
quan tổng hợp auxin trong cây chủ yếu là đỉnh sinh trưởng ngọn, càng xa đỉnh ngọn
hàm lượng auxin càng giảm. Ngoài đỉnh ngọ
n, auxin còn được tổng hợp ở một số cơ
quan đang sinh trưởng như lá non, trái non, phôi hạt nhưng rất ít.
2.5.1.1 Tính chất sinh lí của auxin
- Tác động rõ ràng lên sự kéo dài tế bào
- Thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào
- Kích thích phân bào ở tượng tầng phát sinh gỗ và kết hợp với cytokinin trong
nuôi cấy mô tế bào thực vật
- Kích thích phát sinh rễ
- Tạo ưu thế ngọn

11

- Làm chậm quá trình lão hoá ở lá
- Ức chế hay thúc đẩy (thông qua ethylene) sự rụng lá và trái

- Làm chậm chín
2.5.1.2 Auxin trong cây trồng
Auxin tự nhiên được tìm thấy ở thực vật là indole-3-acetic acid (IAA), hiện
diện cao trong vùng phân sinh mô của thực vật.
2.5.1.3 Các chất auxin tổng hợp
Auxin tổng hợp được sử dụng rộng rãi nhất là indole-3-butyric acid (IBA),alpha-
napthaleneacetic acid (NAA) và 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D). Các auxin
này thường được kết hợp liên kết với cytokinin.
Trong thực tế, auxin có thể đượ
c sử dụng, nó ít độc nhưng cũng ít hiệu quả.
Chính vì vậy mà các chất tổng hợp đã thay thế chất auxin, mặc dù các nguy hại về độc
tính thì cao hơn. Trong những ứng dụng thực tiễn, các chất có cấu trúc auxin được sử
dụng để giâm cành, chúng cũng được tìm thấy trong các ứng dụng quan trọng trong
ngành cây ăn quả để làm sáng các quả, đậu quả hoặc làm chậm sự thu hoạch quả.
2.5.2
Các cytokinine
Cytokinine hình thành chủ yếu trong hệ rễ thực vật. Ngoài ra ở một số cơ quan
của cây còn non, đang sinh trưởng mạnh cũng có khả năng tổng hợp cytokinine như
chồi, lá non, trái non,...
Cytokinine là các chất adenine được thay thế, có hai nhóm nội sinh là:
- Zeatine
- Isopentenyladenine (IPA), cytokinine tự nhiên và các chất tổng hợp. Có hai loại
được sử dụng nhiều nhất là:
Kinetine (6 furfuryl – aminopurine)
Benzyladenine (BAP) (6 – benzyl – aminopurine)
Các adenine được thay thế khác được dùng dưới dạng tự do hoặc liên kết v
ới một
chất đường.
Tính chất sinh lí của cytokinine:
- Phát sinh phân bào trong nuôi cấy mô (có mặt auxin)

- Kích thích sự tăng trưởng chồi
- Kích thích phát sinh chồi bên trong điều kiện có ưu thế ngọn

12

- Nở lá
- Làm chậm lão hoá lá
- Tích tụ diệp lục và thúc đẩy chuyển hoá etioplast vào diệp lục
2.5.3 Dịch chiết xuất hữu cơ từ trái cây, củ quả
Dịch chiết hữu cơ có thể kích thích có hiệu quả qua việc cung cấp các thành phần
dinh dưỡng acid hữu cơ không xác định và các thành phần có tác dụng như chất kích
thích sinh trưởng (Trần Văn Minh, 2004)
2.5.3.1 Nước dừa
Nước d
ừa giúp tạo mô sẹo, gây phân chia tế bào thành công ở nhiều đối tượng
thực vật khó nuôi cấy (Trần Văn Minh. 2004) .
Một lít nước dừa có 40g glucid, 2-3g acid amin, 4g chất khoáng (48meq kalium,
2meq natrium, 45meq clor, 7meq calcium, 6meq magie…và các yếu tố vi lượng như
sắt, mangan, lithium), vitamin, hầu như không có lipid và có rất ít sinh tố.
2.5.3.2 Khoai tây
Thành phần dinh dưỡng của khoai tây: Nước: 75%; Gluxit: 21%; Protein: 2%;
Xenluloza: 1%; Năng lượng: 92 Kcal/100g; Ca: 10mg%; P: 50mg%; Fe: 1,2mg%;
Vitamin C: 15mg% (Theo bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam 2000).
2.5.3.3 Chuối xanh
Chuối xanh cung cấp nhiề
u kali, phốt pho, magiê, sắt, canxi, tinh bột và một ít
đường, vitamin A, C, B.
2.6 Giới thiệu về lan Renanthera sp.
Tên khoa học: Renanthera sp.
Họ: Orchidaceae

Nhóm phụ: Sarcanthirae
2.6.1 Nguồn gốc
Renanthera sp. được biết đến trong tập hợp lan ở Nam Á. Hoa có màu đỏ, vàng,
trắng nở vào nhiều mùa. Có 12 loài rải rác từ miền nam Trung Quốc xuống đến Đông
Dương, Thái Lan, Malaysia, Philippine. Phân nửa chúng được thuần dưỡng phổ biến
như Ren.storiei, Ren coccinea, Ren.monichica, Ren.imschootiana, Ren.Philippinesis
và Ren.clongata.

13

2.6.2 Đặc điểm thực vật học
Lan Ren là thực vật biểu sinh, Thuộc nhóm cây đơn thân (monopodial) với các
đặc điểm thực vật học như sau:

Hình 2.1: Đặc điểm thực vật học của lan Ren
Thân: Cây thuộc nhóm đơn thân không có giả hành, mọc thẳng đứng, cao đến 1,5m.
Thân cây mập với nhiều rễ to.
Lá: Lá dài, hẹp màu lục đậm, mọc cách được xếp thành 2 hàng đối nhau.
Hoa:
Kiểu phát hoa ngang thường phân nhánh từ 3 đến 6 cành hoa. Phát hoa xuất hiện
từ nách lá, phát hoa mọc song song với lá và thẳng góc với rễ. Hoa có kích thước lớn
và trung bình, không thơm, có cánh hẹp, lá đài ở mặt lưng, môi nhỏ. Màu hoa đỏ hoặc
vàng thuần túy hay cả đỏ pha lẫn vàng. Hoa nở vào mùa nắng, nhiều nhất vào tháng 2,
tháng 3.
Rễ: Rễ tròn, dài và mọc từ thân thẳng góc với lá, rễ treo lơ lững trên thân. Bên cạnh
việc hút chất dinh dưỡng rễ còn có nhiệm vụ quang h
ợp.
Đài hoa
Cánh hoa
Trụ hoa

Hoa

Thân
Rễ
Cánh môi

14

2.6.3 Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ: Ren là loại lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho lan ban ngày từ 27
0
C –
32
0
C, ban đêm 15
0
C.
Ẩm độ: Ren cần độ ẩm thật cao từ 60-80%
Ánh sáng: Ren là cây ưa nắng, đòi hỏi ánh sáng nhiều, 100% ánh sáng trực tiếp nên có thể
trồng ngoài trời.
2.6.4 Kỹ thuật trồng lan Ren
2.6.4.1 Giá thể
Ren là loại lan độc trụ cần
buộc cây vào một cây tựa như một khúc cây dương sỉ hay
thân cây cau, cây dừa cho rễ lan bám vào để không bị đổ.
Giá thể dùng trồng Ren rất đa
dạng có thể là mùn đất tơi xốt, hỗn hợp vỏ cây.
2.6.4.2 Tưới nước
Mùa hè nên tưới 2-3 lần một ngày, tưới cho đến khi rễ trở nên xanh thẫm và đợi
cho khô rễ rồi mới tưới. Mùa đông nên bớt tưới nước tùy theo nhiệt độ và độ ẩm.

2.6.4.3 Bón phân
Ren ưa bón phân 30-10-10 vào mùa hè hoặc 15-15-15 quanh năm với nồng độ
nhẹ tức là ¼ thìa cà phê cho 4 lít nước. Bón phân mỗi ngày một lần, sau khi tưới nước.
Ngưng bón phân vào mùa đông .
2.6.4.4 Thay chậu và nhân giống
Khi thay chậu cần chú ý không nên thay chậu quá to sẽ ảnh hưởng đế chế độ
tưới và không phải toàn bộ rễ đều nằm trong chậu.
Khi cây quá cao, có thể cắt cành để có thêm cây nữa. Khúc này cần phải có it
nhất là 2 rễ và dài trên 50 cm , khúc dưới cũng vậy. Khoảng một hay hai tháng sau
khúc dưới sẽ ra mầm mới tùy theo rễ tốt hay không. Thời gian tốt nhất để cắt là vào
mùa xuân , khi nhiệt độ ban đêm đã trên 16°C như vậy cây sẽ chóng lạ
i sức hơn. Nếu
cắt muộn quá, hoặc tưới bón không đủ, cây sẽ khó lòng ra hoa.



15


a) b) c)

d) e) f)

g) h) i)

j) k) l)
Hình 2.2: Một số giống hoa lan Ren
a) Norodom Sihanouk; b) Ren Akihito; c) Ren Alex Hawkes; d) Ren Bella × Kalsom; e)
Renanthera Cape Sabel; f) Ren Kalsom; g) Ren Susita; h) Ren Lena Rowold; i) Ren
Singapore; j) Ren Yen; k) Ren Mok York Seng và l) Renanthera Singapore


×