Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thiết kế và thực hiện một số bài giảng môn toán lớp 12 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRƢƠNG THỊ NGỌC MỸ

THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN
MỘT SỐ BÀI GIẢNG MÔN TOÁN LỚP 12 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRƢƠNG THỊ NGỌC MỸ

THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ
BÀI GIẢNG MÔN TOÁN LỚP 12 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS . VŨ THỊ THÁI



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn

Trƣơng Thị Ngọc Mỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Bằng tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi
lời cảm ơn tới:
Phòng Đào tạo (bộ phận Sau đại học), Khoa Toán trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và hướng
dẫn tôi trong quá trình học tập tại nhà trường.
Cô giáo, PGS.TS. Vũ Thị Thái - Giảng viên khoa Toán, trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp và học sinh trường THPT
Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nơi tôi đang công tác.
Bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu.
Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn

Trƣơng Thị Ngọc Mỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................................... iii
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .....................................................................................v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 2
5. Khách thể nghiên cứu đối tượng nghiên cứu........................................................ 2
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3

7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 4
1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở
trung học phổ thông ............................................................................................................. 4
1.1.1. Sự cần thiết phải đổi mới ....................................................................................... 6
1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học .................................................. 8
1.1.3. Giáo dục toán học theo hướng phát triển năng lực người học............. 13
1.2. Khái niệm và vai trò của thiết kế bài giảng ...................................................... 16
1.2.1. Khái niệm thiết kế bài giảng .............................................................................. 16
1.2.2. Vai trò của thiết kế bài giảng .............................................................................. 17
1.3. Khái niệm và vai trò của CNTT trong dạy học ................................................ 18
1.3.1. Khái niệm CNTT ....................................................................................................... 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

1.3.2.Vai trò của CNTT trong dạy học nói chung và DH môn Toán nói
riêng........................................................................................................................................... 19
1.4. Một số ứng dụng của CNTT trong thiết kế và thực hiện bài giảng ........ 22
1.4.1.Sử dụng các phương tiện kĩ thuật DH .............................................................. 22
1.4.2. Sử dụng và khai thác mạng Internet ............................................................... 23
1.4.3. Sử dụng một số phần mềm công cụ thông dụng (Word,
Powerpoint, Bản đồ tư duy...)......................................................................................... 24
1.4.4. Sử dụng một số phần mềm dạy học (Violet, Grapth, Cabri,
Maple) ...................................................................................................................................... 25
1.5. Thực trạng về thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT của giáo
viên trong nhà trường THPT .......................................................................................... 26
1.5.1. Điều tra trên diện rộng ......................................................................................... 26

1.5.2. Điều tra đối với một số trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn ................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 30
Chương 2. THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ BÀI GIẢNG MÔN
TOÁN LỚP 12 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............... 31
2.1. Chương trình SGK toán lớp 12 THPT ................................................................. 31
2.2. Một số định hướng trong thiết kế và thực hiện bài giảng với sự hỗ
trợ của CNTT ......................................................................................................................... 31
2.3. Thiết kế một số bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT........................................ 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 66
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................. 67
3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................................... 67
3.2. Nội dung thực nghiệm............................................................................................... 67
3.2.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 67
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.............................................................. 67
3.3. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................................. 67
3.3.1.Thời gian thực nghiệm ........................................................................................... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................... 68
3.3.3. Các bước tiến hành thực nghiệm ...................................................................... 68
3.4. Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................... 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 73
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 76
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


v

/>

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNTT - TT

:

Công nghệ thông tin và truyền thông

CNTT

:

Công nghệ thông tin

DH

:

Dạy học

GV

:

Giáo viên




:

Hoạt động

HS

:

Học sinh

PPDH

:

Phương pháp dạy học

THPT

:

Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Phân tích đánh giá kết quả của bài kiểm tra về mặt định lượng ........ 71

Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra kiến thức 15' của 2 lớp TN và ĐC .................... 72
Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra kiến thức 45' của 2 lớp TN và ĐC .................... 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS” [16].
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát
triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh
quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới.
Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực
và về khoa học công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là
các nước tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy và học. Như đề tài “Giáo dục từ xa” do giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn làm chủ
nhiệm, giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán do PGS.TS
Trịnh Thanh Hải làm chủ biên, giáo trình ứng dụng tin học trong dạy học Toán
của nhóm tác giả Trịnh Thanh Hải - Trần Việt Cường - Trịnh Thị Phương
Thảo, Giáo trình "Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học ở tiểu học" của nhóm tác giả Đào Thái Lai (Chủ biên), Trịnh
Thanh Hải - Vũ Thị Thái, Vũ Mạnh Xuân. Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Trong dự án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015,
chúng ta chủ chương: Xây dựng và phát triển chương trình theo định hướng kết
quả đầu ra theo các nhóm năng lực (năng lực được hiểu như một hệ thống các
khả năng, sự thành thạo hay kĩ năng biệt cần thiết đủ để đạt tới một mục đích
nhất định). Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi mỗi một giáo đều phải quan tâm và
phấn đấu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

Là GV công tác tại tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Việt Nam, Lạng
Sơn còn rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội và giáo dục. Để tiến kịp và hòa
nhập được với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước, tôi thấy rằng
việc ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại, đặc biệt là ứng dụng công
nghệ thông tin vào thiết kế bài dạy là hết sức cần thiết. Nó sẽ trực tiếp góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Lạng Sơn.
Với những lý do trên đề tài được chọn là: “Thiết kế và thực hiện một số
bài giảng môn Toán lớp 12 với sự hỗ trợ của CNTT”.
2. Giả thuyết khoa học
Nếu GV biết khai thác, thiết kế và ƯDCNTT một cách phù hợp trong DH
môn toán thì sẽ phát triển được tư duy lôgic, tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích
cực chủ động, sáng tạo của HS, rèn luyện khả năng tự học của HS góp phần nâng
cao chất lượng DH.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và thực hiện bài giảng
với sự hỗ trợ của CNTT trong đổi mới PPDH, xây dựng và thực hiện một số bài
giảng Toán lớp 12 (Chương trình cơ bản) với sự hỗ trợ của CNTT góp phần

nâng cao chất lượng DH môn Toán cho HS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về thiết kế và ứng dụng CNTT
trong DH toán theo hướng phát triển năng lực của HS THPT.
- Nghiên cứu và phân tích chương trình cơ bản môn Toán lớp 12 THPT .
- Xây dựng và thực hiện một số bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT giúp
GV nâng cao chất lượng DH môn Toán cho HS lớp 12 THPT.
- Triển khai dạy thử nghiệm một số bài giảng đã xây dựng tại trường
THPT Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn .
5. Khách thể nghiên cứu đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong dạy học phổ thông.
5.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT
trong dạy học môn Toán cho HS lớp 12 THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế và thực hiện một số bài giảng môn Toán lớp 12 theo
chương trình SGK cơ bản có ứng dụng CNTT.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan tới đổi mới PPDH theo
hướng phát triển năng lực của học sinh, một số cách thiết kế bài giảng với sự
hỗ trợ của CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng DH môn Toán.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK cơ bản môn Toán 12 các sách
tham khảo khác và các tài liệu có liên quan đến đề tài.
7.2. Điều tra, quan sát

- Quan sát điều tra về thực trạng thực hiện những bài giảng với sự hỗ trợ
của CNTT nhằm nâng cao chất lượng DH ở một số trường THPT tỉnh Lạng
Sơn. Dự giờ, tổng kết rút kinh nghiệm.
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp về việc thiết kế và thực hiện bài giảng
với sự hỗ trợ của CNTT, ý kiến của HS và GV khi được học và dạy những bài
có sự hỗ trợ CNTT.
7.3. Thực nghiệm sư phạm
- Dạy thử nghiệm một số bài soạn với sự hỗ trợ của CNTT đã đề xuất
trong luận văn nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
- Dùng phiếu điều tra đánh giá hiệu quả của đề tài thông qua ý kiến đánh
giá của GV, phiếu trưng cầu ý kiến của HS.
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm ba chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2. Thiết kế và thực hiện một số bài giảng môn Toán lớp 12 với
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×