Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

CHỨNG MINH NGUYỄN TRÃI LÀ NHÀ VĂN CHÍNH LUẬN KIỆT XUẤT HAY NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.2 KB, 3 trang )

1-Văn chính luận:
Nguyễn Trãi không những được người người khâm phục ở tài năng quân sự
mà còn khâm phục ông là một con người tận trung ái quốc , yêu mến quê hương đất
nước thiết tha.Văn võ song toàn ,cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự
nghiệp cứu và dựng nước , đáng là bậc anh hùng nước ta.Với những chiến lược
quân sự tài ba , lời lẽ chau chuốt của một nhà ngoại giao chính trị , lời văn mượt mà
tha thiết của một nhà văn hóa , Nguyễn Trãi đáng là một đại văn hào của dân tộc
Văn chính luận của Nguyễn Trãi có một khối lượng khá lớn: Quân trung từ
mệnh tập, bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới triều Lê… Trước thời của Nguyễn
Trãi mới có văn chính luận chứ chưa có có nhà văn chính luận. trong lịch sử văn
học, văn chính luận thời nào cũng có, người viết văn chính luận cũng không ít song
là người mà đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường như Phạm
Văn Đồng nói về Nguyễn Trãi thì thực là hiếm có. Nguyễn Trãi chính là nhà văn
chính luận kiệt xuất đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc.
Văn chính luận của Nguyễn Trãi có những đặc điểm và tính chất nổi bật. Trước hết,
đó chính là tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác của người dung văn chương
phục vụ cho những mục đích chính trị xã hội
Văn chính luận của Nguyễn Trãi phản ánh một tinh thần dân tộc đã trưởng thành.
Đó là một thành tựu lịch sử, một đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi vào lịch sử tư
tưởng, lịch sử văn học dân tộc mà sau này các nhà thơ, nhà chính trị nước ta sử
dụng.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
(Nguyễn Đình Chiểu)
Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của nước ta. Đóng góp của ông đối với
sự phát triển của văn học dân tộc trong đó có thành tựu của văn chính luận là vô
cùng to lớn và có ý nghĩa thời đại. Nguyễn Trãi là nhà văn đầu tiên có ý thức dùng
văn chương là vũ khí chiến đấu có hiệu quả nhất cho cuộc đấu tranh giành lại độc
lập dân tộc. Văn chính luận của Nguyễn Trãi có giá trị mẫu mực, cổ điển và là cột
mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận ở nước ta.
Một số tác phẩm tiêu biểu:


+ Quân trung từ mệnh tập: là tập sách đầu tiên gồm hơn 40 văn thư chiêu hàng do
Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi tới cho các tướng lĩnh nhà Minh trong cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn từ năm 1423 đến năm 1427.
Đây là tập văn vừa mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao


núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho kẻ địch thấy rõ lẽ
tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt. Lập luận sắc
bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí có tình. Tài hùng biện của Nguyễn Trãi quả
thực hiếm thấy, đã góp phần làm cho giặc dao động và cầu hoà, đưa đến thắng lợi
năm 1428. Sau này, Lê Quý Đôn đã nhận xét Nguyễn Trãi là người “viết thư, thảo
hịch tài giỏi hơn hết mọi thời”
Với lập luận sắc bén, lí lẽ mạnh mẽ như "sức mạnh hơn mười vạn binh" Nguyễn
Trãi đã góp công lớn trong chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn.
Dưới đây là một đoạn trích về bức thư trả lời tướng giặc Vương Thông nhà Minh:
Kể ra, người dùng binh giỏi thì lấy yếu địch mạnh, dùng ít đánh nhiều, biến nhỏ ra
to, chuyển nguy thành an. Chỉ có mấy điều ấy thôi. Nay tôi xin tính hộ cho các ông
nghe, các ông đang có 6 điều đáng thua. Trời, người đều không ưa, vận hưng thịnh
sắp hết, đó là điều đáng thua thứ nhất. Ngồi trơ giữ thành lẻ, thế cùng, viện không
sang là điều đáng thua thứ hai. Khí thế quân nhục kém, chống lệnh chẳng chịu theo,
là điều đáng thua thứ ba. Hết đường kiếm củi, cỏ, lương ăn thiếu cạn kho, là điều
đang thua thứ tư. Lũ mùa hạ cuốn tràn, lũy tường rào sụp đổ, là điều đáng thua thứ
năm. Người Việt nhốt trong thành, khốn khổ chỉ muốn về, rồi ắt có nội biến, là điều
đáng thua thứ sáu. Đẵ mắc vào sáu điều đáng thua ấy mà còn không tỉnh ngộ, người
giỏi dùng binh đâu có như thế ?
+ Bình Ngô đại cáo: Được thảo ra vào ngày 15-4-1428, đây là bản tuyên ngôn độc
lập do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ viết ra để tuyên bố cho nhân dân cả nước
biết rằng nghĩa quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh đem lại độc lập cho dân tộc.
Được đánh giá là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
(sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà). Bình Ngô đại cáo là tác phẩm phản ánh vắn tắt

lịch sử 10 năm chiến đấu oai hùng của nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh ra
khỏi bờ cõi nước ta. Tác phẩm là bản tổng kết kinh nghiệm của cuộc đấu tranh
chống giặc Minh và từ đó rút ra những bài học về đường lối đánh giặc cứu nước.
Ngoài những nội dung trên, Bình Ngô đại cáo còn đề cập đến việc xác định chủ
quyền, ranh giới lãnh thổ của nước ta:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
( Bình Ngô đại cáo)
Cũng trong tác phẩm, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh khi tới xâm lược


nước ta: bắt dân ta nộp thuế khóa nặng, vơ vét sản vật, áp bức bóc lột dân ta…
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
( Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông chẳng
những góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn góp
phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc. Nguyễn Trãi nêu cao tư
tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân , gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên
đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tâm hồn và sự nghiệp của ông
mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng “Ức Trai tâm thượng quang
Khuê Tảo”. Thời gian có thể phủ rêu lên tất cả nhưng ánh sao khuê ấy vẫn sẽ mãi
soi rọi đến các thế hệ mai sau. Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi sẽ mãi là
niềm tự hào của nước Việt.




×