Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

MỘT SỐ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.64 KB, 38 trang )

Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình "mẫu tử"
“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên”
Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ
về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm
áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ
rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ
trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp
trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất
nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của
Nguyễn Duy trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa cứ ám ảnh, cứ day dứt
trong lòng tôi mãi:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru
Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết
về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của
Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta
tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình.
Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được
thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao
đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ
yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng
nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết
ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm


cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên
hai câu thơ ấy.
Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời,
phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái
tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện
vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ
mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng
định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận,
không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn
vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người
con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng.
Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm,
những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời.
Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người
mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt
tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay
mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với
“hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người
suốt cuộc đời.
Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính
trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó
là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt
ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình
cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có
một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất.
Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong
suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp
chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế

nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao
cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã
mang nặng đẻ đau trong suốt hơn chín tháng. Niềm vui, giọt nước mắt,
hạnh phúc xen lẫn đau đớn tuôn trào và vỡ òa ra khi con cất tiếng khóc
chào đời. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là hành trang trên con đường
dài rộng của con sau này.
Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử.
Được sống trong tình mẫu tử là ta được sống trong sự nâng niu, chở che.
Được sống trong tình mẫu tử là ta có được sức mạnh để vượt lên khó
khăn trong cuộc sống. Con vấp ngã, mẹ hiền từ đỡ con dậy, tiếp cho con
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
nghị lực, con có lỗi mẹ sẵn sàng tha thứ, dang rộng vòng tay giúp con có
cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Bài học làm người con đâu chỉ được học ở
trên lớp, ở thầy, ở cô mà con còn từng được học ở mẹ nữa. Lòng mẹ
khoan dung, trái tim mẹ dạt dào tình thương.
Cảm thấu tấm lòng, đức hi sinh bao la của mẹ, những người con phải làm
gì để đền đáp công lao đó? Không đâu, không bao giờ ta trả nổi những gì
mà mẹ đã làm cho ta. Khi còn thơ bé, một điểm mười đỏ chói con mang
về khoe là niềm hạnh phúc của mẹ. Khi lớn lên, con có một gia đình hạnh
phúc, sống trong đủ đầy là lòng mẹ đã vô cùng mãn nguyện.
Phải rồi, chỉ có thế thôi. Mẹ chỉ cần có thế!
Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, vẫn còn đâu đó những đứa con đã vô
tình với người đứt ruột sinh ra mình. Cách đây không lâu, bản tin thời sự
trên truyền hình đã đưa tin một người con trai đánh đập mẹ ngay tại chính
gian bếp nhà mình. Có những người coi việc mẹ chăm sóc nuôi nấng
mình là trách nhiệm và việc mình “bố thí” cho mẹ lúc về già một ít tiền
đã là hoàn thành nhiệm vụ của bậc làm con. Thật đáng hổ thẹn với những
quan điểm sai lệch, thiển cận của những người con bất hiếu ấy…
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi ý thức cá nhân con người được khơi
dậy và đề cao thì mỗi người càng cần phải nhìn nhận lại những thái độ

tình cảm của mình với mẹ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã có những dòng thơ
nói về một tuổi trẻ bồng bột với những ngộ nhận và thiên kiến:
“Con mê hoặc những chân trời cối bể
Sau chân trời, chân trời khác càng xa
Không biết sau lưng tóc mẹ sương nhòa
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Không biết cuộc đời là gang tay, công danh là mây nổi”…
Với tôi, với một cô bé mười sáu tuổi, đã không ít lần tôi giận mẹ, không
ít lần tôi nỡ cư xử không hay với mẹ. nhưng với tôi mẹ mãi là nguồn yêu
thương, nguồn động lực giúp tôi những khi gặp khó khăn.
Quê tôi ở miền đất gió lào cát trắng. Giờ đây, những trận mưa vẫn xối xả
rơi, cái rét ngọt cuối năm đang tràn về và bàn chân khô nứt nẻ của mẹ lại
lội xuống bùn. Rồi mẹ lại đọi nón đưa tôi tới trường trong cái lạnh tê tái
và trở về trong ánh chiều chạng vạng.
Mẹ ơi, năm nay con đi học xa nhà, con mong trường sẽ cho nghỉ sớm, để
con được về phụ giúp mẹ cấy lúa mẹ nhé!
Con thầm cảm ơn thượng đế chí nhân đã ban cho con một người mẹ, cho
con nhận được từ cõi lòng mẹ tình yêu thương, sự chở che. Mãi khi con
lớn lên mười sáu con mới cảm nhận được phần nào tình thương của mẹ.
Những đùm trứng, bó rau, những quả chanh, những cân gạo…tất cả là
bao ngọt bùi năm tháng mẹ chắt chiu nuôi con ăn học…
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy đã cho tôi được lắng đọng trong tình mẹ…
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Democrite đã
nói: "Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng
đáng được sống."
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội

Bài 1:
Ông cha ta từng có câu:
"Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau"
Con nguời không ai có thể sống thiếu bạn. Tình bạn là một trong những tình cảm
cao đẹp và trong sáng nhất. Như nhà văn Thomas Hughs từng nói: "Phước thay
người nào đó có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của
Thượng Đế." Quả thật như thế, tình bạn có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến
cuộc sống của mỗi chúng ta. Con người từ khi sinh ra đến ngày trưởng thành không
ai không có bạn. Tình bạn rất gần gũi, giản dị chứ không xa vời hay khó nói như
nhiều thứ tình cảm khác. Tình bạn là một phạm trù xã hội, được dùng để chỉ quan
hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm
hay hoàn cảnh.
Tình bạn có thể là bạn tri kỉ, bạn nối khố, bạn học, bạn đồng hương, bạn đồng lứa,
bạn đồng minh hay bạn chiến đấu. Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng,
quan niệm sống với chúng ta. Bạn là người cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, cho
ta một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng, cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc
bước vào thế giới tăm tối, là người sẽ luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp
hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc. Nhưng tại sao ta cần phải có bạn? Phải
chăng vì bạn là người luôn ở bên ta như câu nói: "Ở nhà thì nhờ ba mẹ, ra đường thì
nhờ bạn bè". Có lẽ vì vậy mà bạn bè rất quan trọng, nếu ai không có bạn thì đó là
một thiệt thòi lớn trong đời. Có bạn là điều hạnh phúc nhất của mỗi cuộc đời như
nhà văn A.Manzoni đã nói: "Một trong những hạnh phúc lớn nhất đời này là tình
bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm tâm sự
thầm kín. Tình bạn đến với mỗi chúng ta một cách rất tự nhiên bởi lẽ nó xuất phát
từ trái tim của mỗi người.
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Trong cuộc sống, tình bạn được biều hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Bất cứ
thời đại nào cung tồn tại rất nhiều tình bạn đẹp. Chẳng hạn như tình bạn của Lưu
Bình và Dương Lễ ngày xưa. Khi Dương Lễ là một thư sinh nghèo khổ, Lưu Bình
không những không chê bai mà còn kết giao bạn hữu và tạo điều kiện cho Dương
Lễ ăn học. Đến khi Dương Lễ công thành danh toại, Lưu Bình chỉ là một kẻ ăn mày
rượu chè bê tha. Nhớ đến nghĩa tình bạn bè năm xưa, Dương Lễ đã nhờ vợ mình

giúp nuôi và đốc thúc việc học của Lưu Bình. Sau đó, Lưu Bình đỗ đạt làm quan.
Hay tình bạn vô cùng tốt đẹp và sâu sắc của hai nhà chính trị lớn là Các-mác và
Ăng-ghen.
Tình bạn của hai ông bắt nguồn từ việc có cùng chung mục đích và lí tưởng. Trong
suốt thời gian nghiên cứu và làm việc, hai ông đã không ngừng viết thư cho nhau và
vô cùng vui sướng khi gặp lai nhau. Có lần Ăng-ghen bị bệnh, Các-mác đã bỏ ra rất
nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu sách vở để tự tìm ra cách trị bệnh cho bạn
Đó mới chính là tình bạn chân thành và cao quý. Bên cạnh tình bạn chân chính còn
có tình bạn không chân chính. Đó là tinh bạn dựa trên sự giả dối và lợi dụng. Tình
bạn ấy sẽ không bao giờ vĩnh cửu cả. Bởi tình bạn được xây dựng dựa trên những
tình cảm, những cảm xúc chân thành nhất. Chính vì vậy, nếu thiếu đi những thứ
này, tình bạn sẽ không bao giờ bền vững.Viên pha lê "tình bạn" óng ánh kia sẽ
không còn sáng lấplánh nữa mà thay vào đó là những ánh sáng mờ nhạt, đen tối.
Tình bạn dối lừa sẽ làm cho con người ta mất đi nhân phẩm, đạo đức của mình.
Tình bạn dối trá sẽ khiến cho hai chữ "tình bạn" không còn thiêng liêng và cao quý
nữa. Tình bạn này sẽ khiến cho bất cứ ai trong cuộc đều cảm thấy buồn phiền và
thất vọng. Không những ta đã gây cho người khác sự tổn thương mà chính ta cũng
bị tổn thương ngược lại bởi những gì ta đã gây ra. Vì vậy, chúng ta cần tránh xa thứ
tình bạn đáng xấu xa này.
Tình bạn là một trải nghiệm lí thú của cuộc đời mỗi người. Tình bạn giúp chúng ta
hoàn thiện nhân cách của mình. Chính nhờ tình bạn mà ta trưởng thành hơn, giàu
nghị lực hơn trong cuộc sống. Không những thế, tình bạn giúp cuộc sống trở nên vô
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
cùng ý nghĩa, đúng như Democrite đã nói: "Ai không có một người bạn chân chính
thì người đó không xứng đáng được sống."
Bài 2:
Cuộc như một trò chơi ghép hình, những mảnh ghép là một thứ tình cảm sâu sắc.
Trái tim của mỗi người chỉ đẹp hơn khi biết chia sẻ những cảm xúc, giúp đỡ nhau.
Vì vậy bức tranh chỉ thực sự hoàn thiện khi ta biết chọn đúng những mãnh ghép,
ghép vào đúng chỗ trong trái tim.

Tình yêu có thể đến, cũng có thể ra đi bất cứ khi nào, nhưng tình bạn vẫn mãi ở bên
cạnh, xuất hiện khi ta cần nó nhất. Và đối với chúng ta, lứa tuổi mười bảy biết bao
ước mơ và hoài bão thì một người bạn thân luôn luôn được chào đón, và trong cuộc
sống lúc này chúng ta đã có những người bạn thật tốt, chúng ta nên yêu quí họ
Chúng ta không thể biết tình bạn xuất phát từ lúc nào nhưng biết được rằng cuộc
sống sẽ thật tẻ nhạt khi không có bạn. Tình bạn như sợi chi bằng vàng nối trái tim
toàn thế giới. Có lẽ, khi ông trời tạo ra một vùng đất, nơi ấy có con người thì ông đã
thêm vào đó những thứ tình cảm để gắn kết mỗi người lại với nhau, và tình bạn là
một trong những tình cảm ấy. Theo tiếng anh "tình bạn" được dịch là " friendship",
"con thuyền của tình bạn", ở đây chiếc thuyền được xem như một chiếc ghe nhỏ, nó
được tạo nên từ những miếng gỗ đóng chặc vào nhau. Thiên nhiên với muôn vàng
thách thức, bão táp, phong ba có thể lật đổ chiếc thuyền bất cứ lúc nào nếu chiếc
thuyền ấy thiếu đi những miếng gỗ, và tình bạn cũng vậy. Tình bạn chỉ kết thúc khi
ta không có sẻ chia, không có sự tương đồng, khi ta ích kỉ, nhỏ nhen, khi ta chỉ biết
đến mình. Mười hai năm học, một chặng đường dài để chúng ta học cách chung
sống với mọi người. Chúng ta đã có những người bạn, tình bạn của ta cũng đẹp xiết
bao! Đôi lúc nó xanh mát như bầu trời, phẳng lặng như một dòng sông nhưng đôi
khi nó âm u, tối đen như thành phố lúc không đèn, không trăng, như những con
sóng dữ dội lúc biển động.
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Chắc hẳn, ai cũng biết được tình bạn của hai nhà nho, nhà thơ nổi tiếng ở nước ta là
Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Nguyễn Khuyến đã đau xót, khóc thương cho
người bạn của mình. Và bài thơ " Khóc Dương Khuê" được ông sáng tác diễn tả
những cảm xúc đau thương, tiếc thương về sự ra đi đột ngột của người bạn, nhớ về
những kỉ niệm đẹp của một tình bạn mà cảm thấy đau đớn và cô đơn. Mỗi câu thơ,
vần thơ của ông thấm đầy lệ, khiến phải xót xa, nuối tiếc về một tình bạn đẹp của
ông.
"Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn"
Sáu câu thơ này để lại ấn tượng nhất trong lòng đọc giả, sáu từ " không" kết hợp với
hai từ láy " hững hờ", " ngẩn ngơ" nói lên tiếng lòng của nhà thơ. Khi không có bạn
để sẻ chia thì mọi thứ như vô vị, nó như một món canh không được nêm nếm. Sẽ
thật là buồn khi không có người tri âm, thấu hiểu suy nghĩ của mình. Và tình bạn
đối với Nguyễn Khuyến đẹp biết nhường nào! Quay ngược về quá khứ có tình bạn
đẹp của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, quay trở về hiện tại có đôi bạn " Lưu
Bình- Dương Lễ thời nay". Thật sự,đôi bạn ấy thật đáng để ngưỡng mộ "A Byuh và
A Trâm" hai người bạn một đôi chân. Chẵng có gì thay thế được tình bạn của hai
cậu bé ấy, không ngại những chặng đường xa khi cõng bạn đến trường, không xa
lánh bạn khi bạn tật nguyền, giúp bạn, giúp bằng tất cả khả năng của mình, trái tim
của A Byuh đã làm rung động biết bao nhiêu người, dạy họ phải biết sống vì mọi
người, yêu mọi người như yêu chính bản thân mình.
Tuổi học trò hồn nhiên với bao giấc mơ, kí ức đẹp nhất của một tuổi hoa là những
người bạn, những người luôn sát cánh bên bạn. Thật sự khó có thể dùng một từ nào
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
để nói về tình bạn, không một từ nào có thể diễn tả được ý nghĩ sâu sắc của " tình
bạn". Tình bạn nhẹ nhàng, mát dịu như cơn gió mùa thu, khiến lá vàng xao động,
ấm áp như tia nắng mặt trời, sôi rọi từng ngõ ngách trong trái tim. Tình bạn là sự
thấu hiểu lẫn nhau, sẵn sàng ngồi cạnh nhau khi khó khăn, không ích kỉ, không tự
lợi, cùng nhau đối mặt với cuộc sống, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Đôi khi
cuộc sống không như ta muốn, có những tình bạn vu lợi, lợi dụng, đối xử với nhau
không bằng con tim mà bằng sự ganh ghét. Những điều ấy sẽ đánh mất đi nét đẹp
thật sự của tình bạn. Ở đời, khi đã mất đi một cái gì đó khi ấy ta mới hối tiếc. Thôi
thì ta hãy học cách tiếp nhận và gìn giữ cái hiện tại, đừng nuối tiếc về quá khứ, hãy
đối xử với những người bạn của mình bằng sự chân thành từ đáy con tim. Vẫn hãy
luôn tin tưởng rằng: bất kì một người bạn tốt nào cũng đã từng là một người xa lạ.
Ta cứ mở làng chào đón mọi người đến với ta vì chỉ khi ta mở cánh cửa của lòng

tin, ta mới có thể mở cánh cửa tình bạn. Khi ta cho tất cả bằng sự chân thật của
mình khi ấy ta sẽ nhận được những món quà lớn lao của thượng đế. Người ta nói
"Tình yêu mù quáng, còn tình bạn thì lại giúp ta sống tốt hơn", bởi một người bạn
thật sự, sẽ bước vào cuộc sống ta khi mọi người bước ra sẽ cho ta thấy đâu là
đúng, là sai sẽ bên ta để cùng vượt qua thử thách cuộc đời.
"Rồi một ngày mỗi đứa đi một đường, mỗi chí hướng, giấc mơ tình yêu. Bạn ơi!
Xin nhớ rằng buồn vui luôn có tôi luôn bên bạn chia sớt". Đúng vậy, tình bạn luôn
là thứ tình cảm đẹp nhất, quý giá nhất. Hãy biết quý trọng những người bạn bên
cạnh chúng ta, cuộc sống dù ngắn hay dài thì cũng nên trân trọng tất cả những tình
bạn đẹp. Hãy vẽ nên một thiên sử về tình bạn, tô lên nó bằng những màu sắc yêu
thương và màu sắc quan tâm. Vì bức tranh tình bạn sẽ luôn in sâu vào con tim mỗi
chúng ta, theo ta suốt chặng đường của cuộc đời. Hãy làm cho mỗi ngày mới - ngày
đầu tiên cho phần còn lại của cuộc sống đều tràn ngập tiếng cười của bạn và tôi! .
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính
nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt
bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn
được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi
người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết
được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà
UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc
đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học
để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi
người.

“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta
mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới
có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong
công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới
biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể

chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ
đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác
động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học
để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những
điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực
hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có
thể là cả thế giới.
Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ
hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy,
con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó
chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó.
Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một
công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học
cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những
kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc
sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ
những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát
triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.
Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị
Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem
công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã
giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và
được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó
khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy
nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội.
Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc
vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan
trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có

lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng
Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai
yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống
của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức.
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục
đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại
có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được
những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các
bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các
bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có
một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn
luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có
lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở
không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi
các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.
Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian
giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp
thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng
được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học.
Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng
thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một
điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng
ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn.
Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ
là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía
sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế
giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ
không phải tự ti, rụt rè.

Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất
nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay
từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công
cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại
bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và
điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành
hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là
bệnh thành tích trong giáo dục.
Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập
thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì
nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”,
về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít
người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên
trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng
xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông
minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à.
Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt,
bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi
quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô
trong các kì thi,
Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm
kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học
không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
xô đi học một giáo viên A, B, nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi,

giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học
sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò
“ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những
kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương
học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ
sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay
có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm
tra. Thật là sai lầm!
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không
htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó
Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước
mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không
đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc
hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước,
kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính
xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải
nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không
biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không,
vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn
vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm
ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không
biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây
ra trong nhà trường.
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó
còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ
biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học

đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh
chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn
chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức
của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng
về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng
đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc
vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba
không” trong học đường Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một
cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành
tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những
người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh
vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học
tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường.
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về các nữ sinh thời nay nên
mặc áo dài truyền thống hay trang phục hiện đại khi đến trường.
Trên đường phố ngày nay, ta thường bắt gặp những tà áo dài thướt tha,
tinh khôi của những nữ sinh xen lẫn vào đó là những đồng phục trẻ trung,
năng động tạo nên khung cảnh đẹp mắt trong những dịp tựu trường. Có
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
nhiều ý kiến khác nhau là nên mặc áo dài truyền thống hay đồng phục
hiện đại, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về vấn đề này.
Áo dài truyền thống là sắc phục của dân tộc ta, là quốc hồn , quốc túy của
đất nước Việt Nam . Áo dài không chỉ đơn giản là trang phục để mặc mà
còn là biểu tượng văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc, gắn liền với bao
thăng trầm lịch sử. Trải qua nhiều biến đổi cách tân, đến ngày nay áo dài
vẫn giữ được nét đẹp vốn có của nó, đi vào lòng những người con quê
hương và được bạn bè năm châu biết đến. Đồng phục hiện đại là các lọai
váy hay quần kết hợp với áo sơ mi trẻ trung, giúp cho các bạn học sinh

cảm thấy thỏai mái nhưng cũng không kém phần lịch sự, gọn gàng.
Khác với kimono của Nhật hay hanbok của Hàn Quốc, áo dài Việt Nam
vừa truyền thống lại vừa hiện đại, lọai trang phục này không giới hạn
mặc ở một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi lúc, mọi nơi, dùng làm
trang phục công sở hay đi học, đi chơi. Chiếc áo dài, đặc biệt là áo dài nữ
sinh có một nét đẹp duyên dáng mà không lọai trang phục nào có dược.
Áo dài làm cho nữ sinh thêm dịu dàng, thướt tha, gợi nên cảm xúc xao
xuyến khó tả cho những ai tình cờ bắt gặp. Hình ảnh nữ sinh Việt Nam
trong trang phục áo dài đã đem đến cho các nhà thơ, nhà văn nguồn cảm
hứng vô tận, như trong bài "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa:
"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em bận áo lụa Hà Đông"
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Hay trong bài "Tương tư" có khổ :
"Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thồi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay."
Tà áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt Nam nói chung và nữ sinh nói
riêng một nét đẹp đăc trưng mà những người con xa quê hương luôn khắc
trong tâm tưởng, luôn khát khao một lần bắt gặp, để lại cho những nữ
sinh trung học một thời để nhớ,để thương. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng
áo dài truyền thống không còn phù hợp với nữ sinh ngày nay."Tại sao nữ
sinh đi học lại phải bận áo dài ?", đó là câu hỏi của hầu hết các bạn gái đã
hoặc đang vào ngưỡng phổ thông. Với những bạn có vóc dáng thon thả
thì rất thích hợp với áo dài, còn với những bạn có vóc dáng béo tròn thì
mặc áo dài quả là cực hình. Trong những ngày mưa,đường lầy lội sẽ làm
bẩn hết áo dài và màu trắng sẽ bị dây bẩn. Ngoài ra,mặc áo dài nữ sinh
khó có thể vận động, chạy nhảy thỏai mái và trong những tháng nóng nực
thì áo dài càng làm nóng bức và dẫn đến mệt mỏi.

Ở nước ngòai , đặc biệt là những nước tiên tiến, phát triển trên thế giới,
trang phục đi học là tự do. Các học sinh, sinh viên chỉ cần mặc quần áo
gọn gang, sạch sẽ, lịch sự là được. Tuy thỏai mái về ăn mặc nhưng nền
giáo dục của họ rất tiên tiến, họ không quan tâm đến bề ngòai mà chỉ
quan tâm đến chất lượng học tập. Từ xưa đến nay, áo dài là một nét
truyền thống văn hóa của người Vịệt Nam . Người ta luôn mặc nó trong
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
những ngày lễ hội, Tết nhưng việc mặc áo dài vào trường học chưa được
xem xét kĩ. Có thực trạng rằng các bạn nữ sinh thường cột lên hay xăng
lên đề dễ vận động, có bạn vì nóng bức cởi cả nút áo, nếu vậy còn đâu là
áo dài truyền thống ?
Hơn nữa, không phải gia đình nào cũng có điều kiện may cho con em
mình vài bộ áo dài để mặc, trong khi đó giá một bộ đồng phục lại rẻ hơn
nhiều, phụ huynh cũng không phải tốn công đi mua vải, tìm thợ may cho
con em mình một bộ vừa ý. Việc mặc đồng phục khi đến trường là một
quy định bắt buộc đối với nhiều trường phổ thông hiện nay và không thể
phủ nhận rằng những tà áo dài trắng chỉnh tề đã làm nên một nét đẹp thể
hiện sự quy cũ, tính kỉ luật và trang nghiêm trong mái trường chúng ta.
Nếu việc mặc đồng phục khi đến trường được coi như một nội quy bắt
buộc thì đã có sự đa dạng trong mẫu mã và kiểu dáng của bộ đồng phục
học sinh. Như trước kia, hễ nghĩ đến bộ đồng phục học sinh, chúng ta
thường nghĩ đến quần xanh , áo trắng dàng chon am, áo dài trắng dành
cho nữ thì mẫu đồng phục sau nhiều năm trở nên đa dạng. Trước đây khi
thực hiện, mặc đồng phục có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau, song giờ
đây việc mặc dồng phục đã tạo nên phong trào giữa các trường phổ
thông, tạo nên nét đẹp mới cho mái trường Việt Nam .
Những bộ váy ca rô xếp nếp kết hợp với áo sơ mi trắng, những chiếc
quần tây kết hợp cùng cà vạt đồng màu đem lại sự thỏai mái cho người
mặc. Những bộ đồng phục này đã được cách tân và tiện dụng hơn rất
nhiều, chúng mát hơn, thấm hút mồ hôi nhanh hơn, người mặc dễ vận

động, góp phần không nhỏ vào việc giúp các bạn học tốt hơn, năng động
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
và sang tạo hơn, lứa tuổi mới lớn sẽ hổn nhiên hơn, không còn bị gò bó
trong tà áo dài cổ kính.
Tuy nhiên, bộ đồng phục hiện đại cũng làm mất đi vẻ đẹp dịu dàng, thướt
tha vốn có của nữ sinh. Mai sau, khi rời xa mái trường, cũng không có gì
động lại trong tâm trí, không còn hình ảnh đáng nhớ về một thời cắp sách
tới trường. Tốt hơn là nên kết hợp cả trang phục truyền thống và hiện đại.
Nhiều trường phổ thông đã áp dụng mặc áo dài vào ngày đầu tuần và
đồng phục cho những ngày còn lại. Biện pháp đó là hiệu quả nhất vì vừa
giữ được nét đẹp truyền thống mà các bạn nữ sinh chỉ phải mặc áo dài
vào thứ hai, nên sẽ cảm thấy thỏai mái hơn, đem đến hiệu quả học tập cao
hơn. Cho dù là áo dài truyền thống hay đồng phục hiện đại thì nữ sinh
cũng nên giữ phẩm chất của mình, luôn trong sáng, dịu dàng hồn nhiên
và chấp hành tốt nội quy nhà trường. Áo dài truyền thống và đồng phục
hiện đại nên giao hòa với nhau tạo nên nét đẹp đáng yêu cho nữ sinh, vừa
tôn lên nét đẹp truyền thống vừa tạo nên nét đẹp mới cho mái trường Việt
Nam . .
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Trong tác phẩm " nhìn về vốn văn hoá dân tộc" của Trần Đình Hượu
viết "con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ
trông cậy vào sự sáng tạo mà còn trong cậy vào khả năng chiếm lĩnh,
sự đồng hoá những giá trị văn hoá bên mình." Anh chị trình bày suy
nghĩ của mình về hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ
hiện nay.
Vượt hành trình gian nan để đổ về đại dương, dòng sông luôn khởi khởi
nguồn từ đất liền, chảy qua bao vùng miền để hoà vào biển lớn. Dòng
sông văn hoá Việt Nam cũng khởi nguồn từ quá khứ 4000 năm lịch sử,
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
chảy trong thời gian qua các miền văn hoá kế thừa và sáng tạo kết tụ lại

thành những giá trị văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.Nhưng "
con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá ko chỉ trông cậy vào
sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm
lĩnh,khả năng đồng hoá các giá trị văn hoá bên ngoài"- quan điểm đó của
Trần Đình Hượu đã đặt ra trong lòng độc giả những trăn trở, đặc biệt
trong hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay.
Văn hoá Việt Nam hình thành sớm, xuất hiện từ những ngày công xã
nguyên thuỷ, phát triển qua nền văn minh lúa nước, hình thành những
loại hình văn hoá dân gian từ sự chạm khắc của miền truyền thuyết, ca
dao, cổ tích với những tập tục ăn trầu, búi tóc từ thủa cổ xưa.
"Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu "
Và cùng với sự ra đời của nhà nước quân chủ chuyên chế, xã hội phong
kiến đã mang đến cho nền văn hoá Việt nam những dấu ấn đặc sắc mang
đậm tính chất Á Đông. Người Việt Nam có quyền tự hào về vốn văn hoá
đậm đà thuần Việt cả trong những lĩnh vực Văn học, nghệ thuật, kiến
trúc, hội hoạ , điêu khắc Với nền văn học dân gian phong phú thể loại
(truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, thơ nôm, sử thi ) mà
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
đỉnh cao là thể thơ lục bát, vẫn được sử dụng đến ngày nay. Kiến trúc
Việt Nam với những mái đình cổ kính, thấp thoáng ẩn hiện dưới những
gốc đa, sau những rặng tre xanh, bến nước, sân đình Các làn điệu dân ca
như ca trù, quan họ, cải lương hay những nghệ thuật hội hoạ dân gian
Đông Hồ có thể coi là những thành quả đã có làm cơ sở xây dựng một
nền văn hoá phong phú đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc VN.
Nhưng "con đường hình thành bản sắc dân tộc đâu chỉ trông cậy vào khả
năng tạo tác " tức là sáng tác, kế thừa và phát huy những gì đã có mà còn

phải " trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, sự đồng hoá những giá trị văn
hoá bên ngoài". Phải chăng, hành trình phát triển văn hoá từ sông ra biển
chính là sự đồng hành của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá- cũng
chính là khả năng đồng biến và chiếm lĩnh những giá trị văn hoá bên
ngoài? Khả năng chiếm lĩnh và đồng hoá phải chăng là khả năng tiếp thu
hội nhập nhiều nền văn hoá, khả năng đón nhận những ảnh hưởng của
nền văn minh văn hoá lớn, khả năng tiếp thu chủ động, biến những cái
ngoại lai thành cái của mình và có sàng lọc. Do bối cảnh của lịch sử với
bao thăng trầm, trwocs những dòng chủ lưu về văn hoá ồ ạt theo con
đường cai trị của phong kiến thực dân xâm nhập vào văn hoá Việt Nam
một cách có hệ thống thì việc "chiếm lĩnh" và" đồng hoá" để ko bị chiếm
lĩnh và đồng hoá lại là vô cùng cần thiết, nó quyết định tới sự tồn tại
riêng rẽ của một nền Văn hoá Việt ko thể hoà lẫn. "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du cũng là một cách tiếp thu có chọn lọc những giá trị của văn
học Trung Hoa từ "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân để
trở thành đỉnh cao của văn học dân tộc, sự chuyển thể từ thể loại truyện
sang truyện thơ ( Nôm) là một sự đồng hóa hết sức sáng tạo và tích cực
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
của đại thi hào Nguyễn Du. Các thể thơ nôm đường luật cũng là hệ quả
của quá trình tiếp thu và lĩnh hội có chọn lọc như thế. Kiến truc văn hoá
đình chùa ảnh hưởng từ Phật giáo từ Trung Quốc hay Ấn Độ nhưng vẫn
mang dáng vẻ kiến trúc Việt Nam cũng là một tminh chứng diệu kì cho
khả năng" chiếm lĩnh" và" đồng hoá" những giá trị Văn hoá bên ngoài.
Cùng với sự đổi thay của lịch sử, bước sang kỉ nguyên hội nhập với bao
thay đổi của nền kinh tế thị trường, trước ngưỡng cửa của sự xâm nhập
văn hoá với quy mô toàn cầu thì nhận định của Giáo sư Trần Đình Hượu
đặt ra bao suy tư cho giới trẻ về trách nhiệm của bản thân trong thời đại
mới. Trước dòng chảy xâm nhập ào ạt của nền văn hoá ngoại lai từ các
nền văn minh trên thế giới, một bộ phận thanh niên Việt Nam đã biết nắm
bắt lấy thời cơ, phát triển nền văn hoá dân tộc vốn đã giàu đẹp ngày càng

văn minh và tiến bộ hơn, Sự tiếp thu có hệ thống các hệ tư tưởng văn hoá
tây phương với những phong cách nghệ thuật thơ văn của Pháp, Italia,
Anh, hay Đức, các công trình kiến trúc đậm dấu ấn cổ điển hay hiện đại
của những quốc gia này cũng được tiếp thu và thiết kế bài bản. Chính sự
năng động và sáng tạo đó đã góp phần làm văn minh hơn, giàu có hơn
cho bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nên sự phối trộn hài hoà giữa cũ và
mới, cổ điển và hiện đại, truyền thống và cách tân. Sự giao lưu và tiếp
biến được coi là "nguồn gen tiến hoá" cho sự phát triển của văn hoá dân
tộc trong giai đoạn giao lưu và hội nhập. Nền văn hoá Internet, văn hoá
Online, văn hoá Game, hay sự thay đổi của trào trào lưu thời trang trên
thế giới góp phần lột xác hình ảnh đất nước Việt Nam vốn vẫn được biết
đến là nền văn hoá nông nghiệp với hình ảnh "con trâu đi trước cái cày
theo sau". Để làm đwocj điều đó, không chỉ đòi hỏi người thanh niên
Văn học là nhân học Nghị luận xã hội
Việt Nam ph ải năng động sáng tạo biết nắm bắt du nhập một cách có
chọn lọc mà còn đặt ra vấn đề về sự bảo tồn những nét văn hoá truyền
thống cũ, hoà nhập nhưng ko hoà tan- đó cũng là một thách thức đầy khó
khăn, là những chướng ngại vật trong hành trình dòng chảy tiếp biến, hội
nhập. Bởi
bên cạnh những cá nhân, tập thể tích cực cũng tồn tại không ít những
thanh niên sống thiếu lí tưởng, ko có MĐ rõ ràng, du nhập văn hoá một
cách tràn lan máy móc, cả những nền văn hoá vốn ko mang nhiều giá trị
nhân văn thẩm mĩ chỉ để thoả mãn nhu cầu sống gấp, sống sành điệu của
một bộ phận giơí trẻ ngày nay. Đó là bộ phận có biểu hiện sống ngoại lai
mất gốc, xa rời văn hoá truyền thống dân tộc, bị hoà tan một cách hoàn
toàn trong dòng lũ hội nhập mà tự đánh mất chính mình. Một số khác lại
có tư tưởng bảo thủ, không chiêm slĩnh, đồng hoá văn hoá ngoại lai, chỉ
khư khư chăm chút cho cái vốn văn hoá xưa của dân tộc, không chịu du
nhập, đổi mới, Bất giác, ở họ gợi lên hình ảnh về biển Chết, suốt đời chỉ
khư khư khép mình, ko nhận nước từ bất kì dòng chảy nào nên chưa ở

đâu sự sống của các loài sinh vật lại nghèo nàn đến thế.Có thể nói, cả 2
đối tượng trên đều có ảnh hưởng tiêu cực, là bước cản trở trên con đường
xây dựng một nền văn hoá tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của bản thân đòi hỏi mỗi thanh niên
của thời đại mới cần có thái độ và nhận thức đúng đắn về trách nhiệm,
xác định lập trường tư tưởng vững vàng, để phát huy mặt mạnh, hạn chế
mặt còn thiếu sót củavăn hoá dân tộc, tích cực quảng bá văn hoá dân tộc
tới bạn bè quốc tế, có thái độ tôn trọng đúng mực và chiếm lĩnh đồng hoá

×