Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

THỬ NGHIỆM NUÔI cá lóc (channa striata) TRONG hệ THỐNG nước CHẢY TUẦN HOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.61 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH HỌC THỦY SẢN

ĐOÀN VĂN CHÀNG

THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ LÓC (Channa striata) TRONG HỆ
THỐNG NƯỚC CHẢY TUẦN HOÀN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH HỌC THỦY SẢN

ĐOÀN VĂN CHÀNG

THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ LÓC (Channa striata) TRONG HỆ
THỐNG NƯỚC CHẢY TUẦN HOÀN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. PHẠM THANH LIÊM



2011


LỜI CẢM TẠ

Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Thanh Liêm đã tận tình
hướng dẫn cũng như giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản K33 đã giúp đỡ cũng như chia
sẻ tài liệu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã không ngừng động viên trong quá trình học
tập cũng như thực hiện đề tài này.
Chân thành cám ơn!

Sinh viên thực hiện
Đoàn Văn Chàng

i


TÓM TẮT

Đề tài Thử nghiệm nuôi cá Lóc trong hệ thống nước chảy tuần hoàn được thực
hiện: Thí nghiệm gồm 2 bể nuôi, 2 bể lắng và 1 bể lọc với giá thể lọc là ống
nhựa xốp, nghiệm thức được bố chí với 3000 con/bể. Các chỉ tiêu chất lượng
nước được theo dõi trong suốt quá trình nuôi. Sau 15 ngày thực nghiệm nuôi
trong hệ thống lọc nước chảy tuần hoàn các yếu tố môi trường đều nằm trong
giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Lóc nuôi .Lượng N
đưa vào hệ thống qua thức ăn cung cấp cho cá là 95,6g. Lượng N còn lại trong
nước là 6,30g. Hàm lượng N được khử qua hệ thống lọc là 89,34g. Hiệu quả

của hệ thống lọc là 0.01861 gN/m2/ngày.Mức pH trung bình là 7,23. Nhiệt độ
trong hệ thống không có sự biến động nhiều, trung bình là 28,34oC, nhiệt độ
này thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Lóc. Biến động hàm
lượng NH4 dao động trong khoảng (0.5 – 5ppm), nồng độ NH4 ở bể lọc và bể
lắng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Hàm lượng NO2 (0 –
6ppm), nồng độ NO2 ở bể lọc và bể lắng khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0.05). Hàm lượng NO3 (5 – 50ppm), nồng độ NO3 ở bể lọc và bể lắng khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Tốc độ tăng trưởng theo ngày ở bể 1
là 0,021 (g/ngày), ở bể 2 là 0,019 (g/ngày). Tốt độ tăng trưởng đặc biệt lần lược
là 1,79, 1,72 (%/ngày). Hệ số chuyển hóa thức ăn ở bể 1 (2,6), bể 2 (2,9) .

ii


MỤC LỤC
Trang
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1.1 Giới thiệu ...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài .....................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài...........................................................................2
Phần 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Lóc ....................................................................3
2.1.1 Phân loại .................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm phân bố....................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm hình thái ..................................................................................3
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ..............................................................................4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ..............................................................................4
2.1.6 Đặc điểm sinh sản ...................................................................................5
2.2 Các mô hình nuôi cá Lóc............................................................................5

2.2.1 Nuôi cá Lóc trong ao đất .........................................................................5
2.2.2 Nuôi cá Lóc trong giai đặt trong ao đất....................................................6
2.3 Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới cá nuôi ........................................7
2.3.1 Biến động nhiệt độ ..................................................................................7
2.3.2 Biến động pH ..........................................................................................8
2.3.3 Biến động Oxy ........................................................................................8
2.3.4 Biến động NH4 .......................................................................................8
2.3.5 Biến động NO2 ........................................................................................9
2.4 Sử dụng hệ thống tuần hoàn trong quá trình nuôi......................................10
2.4.1 Khái quát về hệ thống tuần hoàn............................................................10
2.4.2 Mục đích của hệ thống ..........................................................................10
2.4.3 Ưu – khuyết điểm của hệ thống thủy sản tuần hoàn nước ......................10
iii


2.5 Một số phương pháp lọc trong hệ thống tuần hoàn ...................................11
2.5.1 Lọc sinh học..........................................................................................11
2.5.1.1 Nguyên tắc hoạt động.........................................................................11
2.5.1.2 Các dạng lọc sinh học.........................................................................12
2.5.2 Lọc cơ học.............................................................................................13
2.5.3 Lọc hóa học...........................................................................................13
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống lọc tuần hoàn ....................................14
2.6.1 Hàm lượng ammonia và nitrite ..............................................................14
2.6.2 pH .........................................................................................................14
2.6.3 Nhiệt độ ................................................................................................14
2.6.4 Oxy hòa tan ...........................................................................................15
2.6.5 Chất vẫn trong nước ..............................................................................15
2.6.6 Hệ thống thông khí................................................................................15
2.7 Thuốc, hóa chất phòng trị bệnh cho cá, tôm..............................................16
Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................17

3.1 Thời gian thực hiện đề tài.........................................................................17
3.2 Địa điểm...................................................................................................17
3.3 Vật liệu Nghiên cứu .................................................................................17
3.4 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................17
3.4.1 Nuôi thí nghiệm.....................................................................................18
3.4.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu môi trường.......................................19
3.4.3 Sinh trưởng cá nuôi ...............................................................................20
3.4.4 Tỷ lệ sống..............................................................................................20
3.4.5 Phương pháp xử lí số liệu ......................................................................21
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................22
4.1 Thiết kế hệ thống lọc ................................................................................22
4.2 Vận hành hệ thống lọc..............................................................................22

iv


4.3 Các yếu tố môi trường..............................................................................23
4.3.1 Nhiệt độ ................................................................................................23
4.3.2 pH .........................................................................................................24
4.3.3 Nitrite (NO2) .........................................................................................24
4.3.4 Nitrate ( NO3)........................................................................................25
4.3.5 NH4 .......................................................................................................26
4.4 Hiệu quả của hệ thống lọc ........................................................................26
4.5 Kết quả nuôi cá ........................................................................................27
Hệ số tiêu tốn thức ăn.....................................................................................27
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................28
5.1 Kết luận....................................................................................................28
5.2 Đề xuất.....................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................30
PHỤ LỤC ......................................................................................................31

Phụ lục 1: Bảng số liệu chỉ tiêu chất lượng nước ............................................31
Phụ lục 2: Đồ thị biết động hàm lượng đạm ...................................................32
Phụ lục 3: Bảng số liệu thức ăn ......................................................................32
Phụ lục 3: Kết quả thống kê ...........................................................................32

v


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống lọc tuần hoàn ........................................................18
Hình 4.1 Biến động nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm........................23
Hình 4.2 Biến động pH trong suốt quá trình thí nghiệm................................24
Hình 4.3 Biến động NO2 trong suốt quá trình thí nghiệm .............................24
Hình 4.4 Biến động NO3 trong suốt quá trình thí nghiệm .............................25
Hình 4.5 Biến động NH4 trong suốt quá trình thí nghiệm .............................26

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Biến động hàm lượng đạm trong hệ thống.......................................22
Bảng 2: Kết quả cá nuôi sau 15 ngày...........................................................27

vi


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong những năm gần đây, các hoạt động thuộc lĩnh vực thủy sản càng trở nên đa
dạng và phong phú. Đặc biệt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) việc nuôi cá
rất thuận lợi do hệ thống sông ngồi chằng chịt và nguồn nước ngọt quanh năm dồi

dào đã tạo điều kiện thuận cho nuôi trồng thủy sản nhằm góp phần làm gia tăng sản
lượng thủy sản không những phục vụ cho nhu cầu nội địa mà còn xuất khẩu thu
ngoại tệ cho đất nước.
Chính vì thế mà vai trò của ngành thủy sản được quan tâm và phát triển để đáp ứng
phần nào nhu cầu của con người. Sản lượng nuôi thủy sản trên thế giới đã gia tăng
đáng kể khoảng 30,6 triệu tấn vào năm 2000, lên 37,8 triệu tấn vào năm 2001, và
41,9 triệu tấn vào năm 2003. Qua thực tế này cho thấy, nuôi thủy sản là một trong
những ngành mũi nhọn của thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Diện tích nuôi
thủy sản của nước ta không ngừng gia tăng từ 626.500 ha năm 1998 lên 879,500 ha
năm 2001, trong đó diện tích nuôi thủy sản nước ngọt là 335,900 ha năm 1998 và
năm 2001 là 408,700 ha (Dương Nhựt Long, 2003) và diện tích này sẽ tiếp tục gia
tăng trong thời gian tới.
Trong những năm gần đây, nuôi thủy sản đã được nhân rộng ở các tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long, với nhiều đối tượng như: cá Tra, Basa, Rô đồng, Sặc rằn, Rô phi,
cá Trê vàng, Trê lai, Tôm càng xanh, Tôm sú….theo báo cáo của Tổng Cục Thống
Kê Việt Nam thì sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2009 ước tính đạt 2569,9
nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm 2008, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển
đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con và cá Lóc
cũng được xem là đối tượng để phát triển theo hướng này điều này chứng tỏ đây là
loài có tiềm năng có thể góp phần đem lại thu nhập khá cao cho người nuôi.
Hiện nay, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đặc biệt là các loài cá nước ngọt đang trong
tình trạng suy giảm ngiêm trọng. Hơn lúc nào hết, nghề nuôi cá Lóc đang phát huy
vai trò thế mạnh của nó.

1


Nhưng hầu hết người dân nuôi theo kinh nghiệm chưa am hiểu về kỹ thuật nuôi
dẫn đến dịch bệnh xảy ra không biết cách xử lý.
Bên cạnh đó tình trạng nguồn nước ô nhiễm ngày càng trầm trọng khiến nghề nuôi

cá Lóc trong giai lưới, bè không còn mang lại hiệu quả kinh tế do dịch bệnh xảy ra
thường xuyên. Nghề nuôi cá Lóc trong ao đất thì đở hơn nhưng chỉ thích hợp cho
những nông hộ có diện tích lớn. Vì vậy việc tìm ra mô hình nuôi mới có hiệu quả
kinh tế có thể tận dụng được các diện tích nhỏ và dễ dàng trong khâu chăm sóc
cũng như quản lý dịch bệnh là rất cần thiết.
Mặc khác, ở nước ta hiện nay có nhiều hình thức nuôi cá như: Nuôi trong ao, bè,…
còn hình thức nuôi cá trong hệ thống tuần hoàn còn khá là mới mẻ và chưa có
nhiều tài liệu nghiên cứu về hình thức nầy. Việc tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng
của đối tượng thủy sản nuôi trong hệ thống tuần hoàn là rất cần thiết và đặc biệt là
việc thử ngiệm nuôi cá cá lóc trong hệ thống tuần hoàn, từ đó để tạo cơ sở khoa
học vững chắc cho sự phát triển rộng rãi đối tượng này. Vì vậy đề tài: Thử nghiệm
nuôi cá cá lóc (Channa striata) trong hệ thống nước chảy tuần hoàn được thực
hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiệu quả của hệ thống lọc sinh học, khả năng ứng dụng trong thực tế sản
xuất.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống nuôi tuần hoàn và đánh giá hiệu quả của hệ thống lọc.
- Đánh giá sự phát triển của cá Lóc trong hệ thống tuần hoàn.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 5 – 2011 đến tháng 6 – 2011 .

2


Phần 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Lóc
2.1.1 Phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) ở miền Nam Việc Nam có

4 loại cá Lóc: Channa striata (cá Lóc đen), Channa micropeltes (cá Lóc bông),
Channa lucius (cá Dầy), và Channa gachua (cá Chành Dục).
Bốn loài cá này có đặc điểm giống nhau như thân hình ống dài, vây đuôi tròn, trên
thân có nhiều vạch sắc tố và có một số đặc điểm riêng như cá Lóc Bông có hai sọc
thẫm chạy từ đầu tối đuôi, loài cá Lóc đen thì có vây đuôi và vây hậu môn có chấm
màu đen trong khi cá Chành Dục mút vây lưng và vây đuôi có màu đỏ.
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Cá Lóc là loài phân bố rộng từ Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái
Lan, Mianma, Ấn Độ…., chúng có thể sống ở nhiều thể loại hình thủy vực khác
như đồng ruộng, sông, kênh rạch, ao hồ, đầm lầy. Chúng có thể sống cả môi trường
nước tĩnh và nước động. Do tập tích thích rình bắt mồi nên cá thích sống nơi có
nhiều cây cỏ thỷ sinh. Chúng có thể sống nơi có hàm lượng oxy thấp do có thể lấy
trực tiếp oxy từ khí trời nhờ vào cơ quan hô hấp phụ, pH thích hợp cho hoạt động
sống của cá Lóc là từ 6,5 – 7,5. Cá có thể sống ở nước ngọt và nước lợ nhưng chủ
yếu là nước ngọt (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá Lóc có đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng, dẹp bằng, mõm ngắn, miệng to hướng lên,
rạch miệng xiên và kéo dài qua đường thẳng đứng kể từ bờ sau của mắt. Răng bén
nhọn, cá không có râu, mắt lớn, lỗ mang lớn. Toàn thân được phủ vẩy lược, đường
bên hoàn toàn gãy khúc ở khoảng giữa thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993). Ở cá con phần lưng màu xanh đen, nâu đen đến đen và nhạt dần
xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa. Ở hai bên thân có các sọc đen lợt vắt xéo
ngang thân, các sọc này sẽ mất ở cá trưởng thành. Ở loài cá Lóc đen vi lưng, vi hậu
môn, vi đuôi có các đốm đen vắt ngang qua các tia vi.
3


2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Sự sinh trưởng của cá Lóc nói chung không đồng điều giữa các giai đoạn phát triển
theo xu hướng cá nhỏ thường tăng trưởng về chiều dài, càng lớn thì tăng trọng về

trọng lượng là chủ yếu. Theo Phan Thanh Loan (2000) ở điều kiện nuôi thí nghiệm
thì sự tăng trọng trung bình của cá giống 0,1 g/ngày và đạt 0,63 g/ngày sau 4 tháng
tuổi. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi thương phẩm thì cá có sức lớn trung bình
khoảng 0,4 – 0,8 kg/con/năm. Theo Phạm Văn Khánh (2000) thì sau khoảng thời
gian nuôi khoảng 1 năm thì trọng lượng trung bình của cá 0,5 – 0,8 kg/con. Còn
theo Dương Nhựt Long (2003) thì nuôi cá Lóc trong ao đất sau sáu tháng trọng
lượng có thể từ 0,8 – 1 kg/con, trong giai có thể từ 1,2 – 1,5 kg/con.
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Lóc là loài cá dữ có lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dầy, bên
trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dầy to hình chữ Y. Đây là loài cá ăn động
vật điển hình.
Cá Lóc mối nở không sử dụng thức ăn ngoài mà nhờ khối noãn hoàn cung cấp dinh
dưỡng. Sau 3 – 4 ngày cá tiêu hết noãn hoàn và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài,
luân trùng và moina được xem là thức ăn tốt nhất. Khi cơ thể cá đạt chiều dài 10
cm cá có thể ăn như cá trưởng thành bao gồm tôm, tép, cá nhỏ ( Phạm Văn Khánh,
2000).
Trong môi trường nuôi khẩu phần cho đàn cá ăn thường phụ thuộc vào giai đoạn
phát triển của đàn cá, cá nhỏ có khẩu phần ăn cao hơn cá lớn.
Kích cỡ cá (g/con)

Khẩu phần thức ăn (%)

< 10

10 – 12

10 – 20

8 – 10


20 – 100

5–8

> 100

3–5

Hàm lượng protein cung cấp cho cá cũng giảm dần khi cá lớn.

4


Hàm lượng protein trong thức ăn phải đảm bảo từ 25 – 35 % trở lên thì mới đạt nhu
cầu của cá.
Giai đoạn đầu cho đến hai tháng tuổi hàm lượng đạm trong thức ăn phải đảm bảo
35% sao đó có thể giảm dần xuống còn 28%, ở các tháng cuối còn 25% (Dương
Nhựt Long, 2003) .
Khả năng tiêu hóa của cá Lóc phụ thuộc vào thành phần thức ăn. Nếu thức ăn là
trùn chỉ sau 8 giờ tiêu hóa được 35,42%, thức ăn là cá nục tiêu hóa được 30,01%,
trong khi đó thức ăn công nghiệp chỉ tiêu hóa được 18,22% sau 8 giờ ( Phan Thanh
Loan, 2000). Từ đó cho thấy khả năng tiêu hóa của cá Lóc rất chậm so với cá Trê
phi ( có khả năng tiêu hóa 25% thức ăn trong 2 giờ).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Ở nước ta cá Lóc thành thục sớm khoảng 1 năm tuổi. Mùa vụ cá sinh sản vào
khoảng tháng 4 – 8 nhưng thường tập trung vào tháng 4 – 5 âm lịch. Trong tự
nhiên cá thường đẻ vào sáng sớm sau những trận mưa.
Trong tự nhiên cá có hệ số thành thục là 0,5 – 1,5%, khi đến mùa sinh sản cá đực
và cá cái tự ghép đôi, ở cùng tuổi thì cá đực có kích cở nhỏ hơn cá cái, cá thường
chọn những nơi có cây cỏ thủy sinh để đẻ trứng. Trứng cá Lóc màu vàng đậm có

giọt dầu nên nỗi trên mặt nước, sau khi đẻ cá bố mẹ sẻ cùng nhau canh giữ tổ và cá
con cho đến khi chúng sống độc lập (Phạm Văn Khánh, 2000).
Ở nhiệt độ 25 – 300C sau 3 ngày trứng sẽ nở thành cá bột, khoảng 3 – 4 ngày sau
cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài.
2.2 Các mô hình nuôi cá Lóc
2.2.1 Nuôi cá Lóc trong ao đất
v Ao nuôi
Diện tích ao nuôi không nên quá nhỏ hay quá rộng sẽ khó trong việc chăm sóc và
quản lý đàn cá nuôi, diện tích ao nuôi có thể dao động từ 600 – 1000m2 . Trong ao
có thể thả bèo, lục bình, rao muống để làm nơi trú ẩn cho cá, dùng lưới bao quanh
ao không cho cá nhảy ra ngoài, độ sâu ao nuôi khoảng 1 – 1,5 m nguồn nước
phong phú và có chất lượng tốt.
5


v Mật độ nuôi
Cần dựa vào nguồn thức ăn kinh nghiệm nuôi cũng như chất lượng nước để quyết
định, nhìn chung (cá 3 cm) có thể thả 10 – 15 con/m2, sau đó xem sự sinh trưởng
của cá để tiến hành phân đàn, dùng lưới đánh bắt những con sinh trưởng quá nhanh
để tránh tình trạng cá lớn ăn cá bé, mật độ nuôi cuối cùng là 3 – 5 con/m2, nếu
nguồn nước phong phú có thể tăng mật độ cao hơn. Nếu thả cá cỡ 12 – 18 cm nuôi
đến cuối năm có thể đạt 0,6 kg/con. Ngoài ra có thể thả ghép váo một ít cá khác
như cá Rô phi, mè…để góp phần cải thiện chất lượng nước.
v Chăm sóc và quản lý ao nuôi
Thức ăn tươi sống cũng như thức ăn chế biến cá đều có thể ăn được, thức ăn tươi
sống gồm: Cá tạp, tôm con, giun, ốc…Khi cho cá ăn thức ăn cần cho vào sàn để
tránh thức ăn thừa hay thiếu thức ăn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như
tăng trưởng đàn cá nuôi. Nếu cho cá ăn thức ăn chế biến phải luyện ngay từ nhỏ
(cỡ 2 cm) tốt nhất nuôi trong ao xi măng có nước chảy, hoặc có thể nuôi trong các
giai nhỏ đặt trong ao.

Thức ăn chế biến thường dùng 70% cá tạp, bột đậu nành hay cám gạo 25%, men
tiêu hóa 5%, Vitamin và một ít vi lượng. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và
chiều. Khẩu phần cho cá ăn giao động từ 5 – 7% trọng lượng thân.
Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình nuôi và hoạt động
hằng ngày của đàn cá. Theo dõi sự biến động chất lượng nước trong ao nuôi để có
biện pháp điều chỉnh thích hợp cho đàn cá nuôi, có thể định kỳ 2 – 3 tuần thay
nước cho ao nuôi để cải thiện chất lượng nước trong ao.
v Thu hoạch
Trước khi thu hoạch có thể hạ mực nước ao để dễ dàng trong việc đánh bắt, sau
chu kỳ nuôi khoảng 6 tháng trọng lượng cá lúc này có thể dao động từ 0.8 – 1
kg/con (Dương Nhựt Long, 2003).
2.2.2 Nuôi cá Lóc trong giai đặt trong ao đất
v Giai nuôi
Diện tích giai nuôi phụ thuộc vào khả năng đầu tư của nông hộ cũng như kinh
6


nghiệm nuôi thông thường một giai nuôi có diện tích từ vài m2 đến vài chục m2.
Mùa vụ nuôi thông thường từ tháng 5 – 9 nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 7 –
8.
v Mật độ
Do nuôi cá trong giai nên cá thả nuôi cần có kích cỡ tương đối lớn. Cỡ giống phải
đạt từ 20 – 30 g/con và mật độ nuôi có thể dao động 60 – 90 con/m2.
v Chăm sóc và quản lý
Thức ăn phải đảm bảo hàm lượng protein trên 20%, cá Lóc ngoài sử dụng thức ăn
tươi sống có thể sử dụng tốt thức ăn công nghiệp. Khẩu phần ăn được điều chỉnh
theo sức ăn của cá, thời điểm cá còn nhỏ khẩu phần có thể dao động trong khoảng
từ 10 – 12% trọng lượng đàn cá. Sau khi cá lớn khẩu phần ăn còn từ 5 – 8% là vừa
(Dương Nhựt Long, 2003). Khi cá còn nhỏ cho ăn bằng cách xay nhuyễn cho tới
khi cá lớn thức ăn có thể cung cấp trực tiếp vào giai nuôi.

Hoạt động chăm sóc giai nuôi được thực hiện thường xuyên bao gồm các công việc
như: kiểm tra giai, tình hình sức khỏe của đàn cá nuôi mà có biện pháp khắc phục
cũng như xử lý kịp thời.
v Thu hoạch
Để đạt kết quả thương phẩm cá Lóc nuôi ít nhất là 6 tháng, thường 7 – 8
tháng.Trọng lượng cá có thể đạt được từ 1,2 – 1,5 kg (Dương Nhựt Long, 2003).
2.3 Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới cá nuôi
2.3.1 Biến động nhiệt độ
Nhiệt độ chính làm cho các thủy vực nóng lên chủ yếu là từ năng lượng ánh sáng
mặt trời, ngoài ra cũng từ quá trình oxi hóa các vật chất hữu cơ có trong thủy vực
nhưng phần nhiệt này sinh ra không đáng kể không có khả năng làm cho thủy vực
nóng lên. Nhiệt độ trong thủy vực thường thấp nhất vào khoảng 2 – 5 giờ sáng và
cao nhất vào lúc 14 – 16 giờ chiều trong ngày. Biên độ dao động nhiệt độ trong
ngày đêm lớn hay nhỏ thường phụ thuộc rất lớn vào tính chất của thủy vực, các
thủy vực có diện tích nhỏ, nông thì biên độ dao động này thể hiện rất rõ cụ thể ở
tầng mặt sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm có thể tới 10 oC, ở độ sâu 20cm là 5oC
7


còn ở nền đáy là 2 oC (Trương Quốc Phú, 2006).
2.3.2 Biến động pH
pH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thủy sinh vật như: sinh trưởng,
dinh dưỡng, tỷ lệ sống và sinh sản. khi pH trong môi trường ao nuôi cao có thể làm
cho NH3 có trong môi trường nước độc hơn một cách đáng kể. Khi pH trong môi
trường nuôi giảm thấp nhiệt độ môi trường nuôi thấp kết hợp với nền đáy có nhiều
vật chất hữu cơ sẽ sinh ra khí H2S mà đây là chất khí độc không có lợi cho đời
sống tôm, cá. Trái lại khi pH môi trường nuôi tăng cao nhiệt độ nước tăng cao lúc
này sẽ phát sinh ra nhiều khí NH3 đây cũng là chất khí không có lợi cho đời sống
thủy sinh vật. chính vì mà người nuôi cần hết sức lưu ý trong việc quản lý pH ao
nuôi trong khoảng thích hợp nhằm tránh sự bộc phát hai chất khí không có lợi trên.

Theo Trương Quốc Phú ( 2006) thì khoảng pH thích hợp cho nuôi thủy sản từ 6,5 –
9 thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng này đều không có lợi cho đời sống tôm, cá, pH <
4 thì hầu như không có loài tôm, cá nào có thể tồn tại được và người ta gọi đây là
điểm chất acid, pH > 11 được gọi là điểm chất kiềm.
2.3.3 Biến động Oxy
O2 là chất khí rất cần thiết cho quá trình hô hấp của thủy sinh vật, nó được xem là
yếu tố giới hạn đầu tiên của môi trường ao nuôi thủy sản, O2 có trong nước chủ yếu
là sản phẩm của quá trình quang hợp của các loài thực vật thủy sinh và khếch tán từ
không khí vào. Đối với các thủy vực nước tĩnh thì O2 được cung cấp chủ yếu từ
quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, riêng đối với các thủy vực nước chảy
thì O2 được khếch tán từ không khí vào.
Theo Trương Quốc Phú (2006) thì hàm lượng O2 lý tưởng cho tôm, cá trong
khoảng 5 – 6 ppm, riêng các loài cá sống trong bùn đáy hay các cơ quan hô hấp
phụ thì có khả năng chịu được hàm lượng oxy hòa tan có trong môi trường thấp
hơn.
2.3.4 Biến động NH4
Trong thủy vực NH3 là yếu tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng lớn tỷ lệ sống,
sinh trưởng đối với các thủy sinh vật. NH3 ở dạng hòa tan là chất khí cực độc. Theo
Colt và Armstrong (1979) (được trích dẫn bởi Trương Quốc phú, 2006) thì tác
8


dụng độc của NH3 khi hiện diện trong môi trường nước cao sẽ ngăn cản quá trình
bài tiết NH3 từ máu cá ra môi trường bên ngoài, NH3 trong máu cá và các mô tăng
cao làm cho pH trong máu cá cao dẫn tới rối loạn các phản ứng xúc tán của
Enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm cho cá chết vì không điều khiển
được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Theo Boyd (1990) (được trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006) thì NH3 ở nồng độ
0.6 – 2ppm sẽ gây độc cho cá riêng đối với ao nuôi tôm NH3 an toàn cho ao nuôi
<0.13ppm.

Trái lại NH4+ là ion không độc, cần thiết cho đời sống thủy sinh vật làm thức ăn tự
nhiên, tuy nhiên các ion này tồn tại quá cao trong môi trường nước sẽ không có lợi
vì làm cho thực vật phù du phát triển quá mức gây bất lợi cho đời sống tôm, cá
(thiếu oxy sáng sớm, pH giao động trong ngày lớn….). Theo Boyd (1990) (được
trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006) hàm lượng NH4+ thích hợp cho ao nuôi thủy
sản từ 0.2 – 2ppm.
2.3.5 Biến động NO2
Trong các thủy vực NO2 được tạo thành từ quá trình oxy hóa Amonia và
Ammonium nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp Nitrosomonas. Trong
thủy vực NO2 là dạng đạm gây độc đối với hầu hết các động vật thủy sinh, tác dụng
độc của nó đối với cá là khi hàm lượng NO2 trong nước cao nó sẽ kết hợp với
hemoglobin trong máu cá tạo thành Methemoglobin khi máu cá chứa nhiều sẽ có
màu nâu lúc này khả năng kết hợp với O2 của máu cá giảm đi rỏ rệt và từ đó làm
cho cá bị chết ngạt. Theo Schwedler (1985) (được trích dẫn bởi Trương Quốc Phú,
2006) một số nhân tố sau đây sẽ ảnh hưởng tới độ độc của NO2 như: hàm lượng
Chloride, pH, khích cỡ cá, tình trạng dinh dưỡng, sự nhiễm bệnh, hàm lượng O2
hòa tan… Vì thế mà khó có thể xác định được nồng độ gây chết hay nồng độ an
toàn của NO2 trong nuôi tròng thủy sản. Theo Boyd (1990) ( trích dẫn bởi Trương
Quốc Phú, 2006) hàm lượng NO2 thích hợp cho nuôi tôm Sú <4,5ppm, giới hạn
NO2 cho các trại giống nước ngọt là 0,5ppm. Tuy việc xác định nồng độ NO2 trong
thủy vực là rất khó khăn tuy nhiên tính độc của NO2 trong thủy vực giảm khi nhiệt
độ và O2 trong thủy vực cao vì NO2 sẽ chuyển thành NO3 là dạng đạm không độc.

9


2.4 Sử dụng hệ thống tuần hoàn trong quá trình nuôi
2.4.1 Khái quát về hệ thống tuần hoàn
Nhìn chung, một hệ thống thủy sản tuần hoàn nước chiếm diện tích nhỏ, sử dụng ít
nước hơn những hệ thống thủy sản truyền thống và có thể tạo điều kiện môi trường

tốt cho các loài cá phát triển. Hiện nay, hệ thống tuần hoàn nước được xem là công
nghệ nuôi trồng thủy sản tiên tiến. Nó phù hợp ở những nơi khó khăn về đất và
nước, những nơi có chất lượng nước kém hay nhiệt độ ngoài vùng tối ưu của loài
thủy sản hoặc đặc biệt khi cần kiểm soát dạng thải tác động đến nguồn tài nguyên
nước. Những nơi nuôi thâm canh cần hệ thống tuần hoàn hơn so với hệ thống mở
như ao, hồ. Tuần hoàn là khi một hệ thống xử lý nước thay thế một nguồn nước thô
để tạo lại một chất lượng nước phù hợp với nuôi trồng thủy sản. Là hệ thống tái sử
dụng nước bằng xử lý cơ học, sinh học và hóa học.
2.4.2 Mục đích của hệ thống
v Mục đích xây dựng hệ thống tuần hoàn:
An toàn kiểm soát mầm bệnh. Để thay thế một nguồn nước bị hạn chế để tăng sản
lượng cá. Để kiểm soát nhiệt độ nước và tiết kiệm năng lượng. Để cải thiện điều
khiển hậu cần của việc sản xuất độc lập với điều kiện của địa phương. Để cải thiện
và tối ưu hoá tốc độ tăng trưởng, chất lượng cá và hiệu quả sản xuất tổng thể. Cho
phép xử lý nước bị ô nhiễm trong một vùng khép kín và giúp nâng cao kiểm soát
xả thải, qua đó làm giảm tác động môi trường của hệ thống (Hochheimer &
Wheaton, 1998).
2.4.3 Ưu – khuyết điểm của hệ thống thủy sản tuần hoàn nước
Với mục tiêu sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển, hệ thống thủy sản tuần hoàn
nước có những ưu điểm: Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Tác động đến môi
trường bên ngoài được giảm thiểu thông qua việc tái sử dụng và xử lý nước. Có thể
sản xuất quanh năm. Có thể sản xuất những loài bên ngoài điều kiện sống tự nhiên
của nó. Bên cạnh đó, hệ thống thủy sản tuần hoàn nước cũng có những nhược điểm
như: Chi phí đầu tư cao (Hochheimer & Wheaton, 1998).

10


2.5 Một số phương pháp lọc trong hệ thống tuần hoàn
2.5.1 Lọc sinh học

2.5.1.1 Nguyên tắc hoạt động
Trong hệ thống nuôi nước ngọt có 2 phương pháp thường dùng để điều chỉnh là
thay đổi ion trong nước và lọc sinh học. Trong nước lợ hoặc nước mặn, phương
pháp thay đổi ion không áp dụng được vì hàm lượng muối trong nước sẽ làm lắng
tụ tất cả các ion đưa vào một cách nhanh chóng (thường trong vài phút). Vì vậy,
lọc sinh học là phương pháp được dùng rộng rãi để loại ammonia và nitrite ra khỏi
hệ thống nuôi.
Lọc sinh học gồm một số giá thể (cát, đá sỏi, san hô, nhựa …) cung cấp bề mặt
cho vi khuẩn Nitrate hóa bám và sinh sống (vi khuẩn Nitrate hóa là nhóm vi khuẩn
biến đổi ammonia hoặc nitrite thành nitrate). Nước có chứa ammonia và nitrite
chảy qua vật liệu lọc, vi khuẩn Nitrate hóa sử dụng ammonia và nitrite như là
nguồn năng lượng cung cấp cho sự sống và sinh sản. Mặc dù có nhiều loài vi khuẩn
có thể tham gia quá trình này nhưng thường nhóm vi khuẩn biến đổi ammonia
thành nitrite là Nitrosomona sp và biến đổi nitrite thành nitrate là Nitrobacter sp là
đáng kể (Hochheimer & Wheaton, 1998).
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc sinh học là nước từ các bể ương nói chung
được thay liên tục đi qua các bể lọc nhờ các tác nhân sinh học (vi khuẩn) sẽ biến
các hợp chất chứa ammonia (NH3 độc) thành nitrate (NO3- không độc) và quay lại
bể ương nên chỉ cần một lượng nước nhất định cho suốt chu kỳ ương nuôi.
Trong hệ thống lọc sinh học diễn ra 2 quá trình biến đổi:

Nitrosomonas
NO2- + 4H+ + 2H2O

2NH4+ + 3O2
Nitrobacteria
2NO2- + O2

NO3


11


Trong hệ thống tuần hoàn, nếu hàm lượng của ammonia và nitrite cao thì không có
lợi cho sự phát triển của sinh vật. Sự hình thành ammonia và nitrite rất đặc biệt
trong hệ thống lọc. Ở giai đoạn đầu số lượng vi khuẩn Nitrosomonas còn thấp, chất
thải do sinh vật thải ra dưới dạng NH3, NH3 ngày càng cao, sau đó số lượng vi
khuẩn Nitrosomonas tăng cao và chuyển NH3 thành NO2, NO2 bắt đầu tăng lên đến
khi vi khuẩn Nitrobacter tăng cao và chuyển NO2- thành NO3-. NO3- không gây độc
và là nguồn dinh dưỡng tốt cho các sinh vật. Quá trình Nitrate hóa trong hệ thống
tuần hoàn nước xảy ra dưới sự tham gia của nhóm vi khuẩn tự dưỡng là
Nitrosomonas và Nitrobacter. Sinh vật tự dưỡng có khả năng chỉ sử dụng một
nguồn năng lượng rất nhỏ so với sinh vật dị dưỡng. Về mặt sinh thái học, cho phép
sử dụng một lượng nhỏ chế phẩm sinh học để làm giảm một lượng lớn ammonia
(Hochheimer & Wheaton, 1998).
2.5.1.2 Các dạng lọc sinh học
Có nhiều kiểu thiết kế lọc sinh học. Tuy nhiên, ta có lắp đặt thành một hoặc nhiều
nhóm sau cho chúng có thể vận hành được. Lọc ngầm được thiết kế để giữ giá thể
ngập trong nước, lọc ngược có dòng chảy từ dưới lên, lọc xuôi có dòng chảy từ trên
xuống. Oxy cung cấp cho vi khuẩn trong lọc ngầm thông qua nước. Lọc nước chảy
qua (lọc khô) trông giống như lọc ngầm (nó gồm một ống hoặc bể lọc chứa giá thể
cho nước chảy qua). Trên bề mặt không có nước mà nước được duy trì bên dưới
giá thể lọc. Nước trong hệ thống được bơm lên bề mặt lọc và phun đều trên bề mặt
giá thể. Khi nước chảy qua vật liệu lọc thì oxy hòa tan vào nước cung cấp cho vi
khuẩn nitrate hóa bám trên giá thể lọc. Thuận lợi cho lọc khô là lượng oxy cần cho
lọc hoạt động được hòa tan vào nước từ không khí. Vì vậy, chúng được thông khí
và nước qua lọc không cần cung cấp Oxy. Lọc ngấm gồm một lớp cát hoặc những
vật liệu nặng có kích thước thật nhỏ. Nước được bơm qua lớp các với tốc độ vừa
đủ để ngấm qua cát và khi nước ngấm qua cát vi khuẩn tác động lên ammonia và
nitrite. Lọc ngấm chỉ cần một lớp mỏng trên bề mặt lọc vì hạt cát nhỏ, diện tích bề

mặt trên một đơn vị thể tích là rất lớn. Lọc cần được bơm nước liên tục và áp suất
nước lớn để ngấm qua lọc (Hochheimer & Wheaton, 1998).

12


2.5.2 Lọc cơ học
Là phương pháp giảm độ đục trong bể nuôi. Bể lọc cơ học là tách và làm lắng tụ
các vật chất lơ lửng bằng cách giữ các vật chất lửng trong bể lọc.
Lọc cơ học có 3 kiểu:
v Bể lọc cát
v Bể lọc cát nhanh
v Bể lọc bằng xác tảo khuê
Cấu tạo
Bộ lọc cơ học có tác dụng ngăn giữ cặn bẩn rắn là thức ăn thừa, chất thải của cá, lá
cây, rễ cây hay các cặn bẩn khác sinh ra trong quá trình vận hành của bể cỏ và hệ
thống lọc.về mặt nguyên lý, bộ lọc cơ học lại có thể phân ra làm 2 loại: Bắt giữ cặn
bẩn tại chỗ dòng nước chảy chảy qua bộ lọc. Tách cặn bẩn ra khỏi dòng nước chảy
qua bộ lọc.
Với loại 1, cặn bẩn sẽ bị giữ lại ở chính nơi nước xối vào, dần dần cặn bẩn sẽ bị
đánh tan ra thành các mảnh nhỏ hơn, tan vào nước và 1 phần trôi qua được phần
lọc này. Với loại 2, cặn bẩn sẽ được tách ra khỏi dòng nước, nơi nước xối vào bộ
lọc sẽ không có hoặc có rất ít cặn bẩn, do vậy cặn bẩn không bị đánh tan ra, không
phân hủy trong nước và không trôi theo dòng nước vào các ngăn lọc tiếp theo.
2.5.3 Lọc hóa học
Sử dụng các hóa chất để lọc. Loại lọc này có thể ổn định thành phần hóa học trong
bể cá của bạn. Những chất bẩn hóa học thường hòa tan vào nước nên lọc cơ học
không thể loại bỏ chúng, nhưng lọc hóa học làm được điều này. Loại lọc hóa học
phổ biển nhất là lọc dùng carbon.
Nó có những tấm carbon giữ lại những hóa chất bẩn trong những lỗ nhỏ li ti. Loại

lọc này có thể loại bỏ đồng, ozone, chlorine, kháng sinh, một vài protein và đường
hòa tan, iodine, thủy ngân, coban, sắt, xanh methylen, malachite green, thuốc
nhuộm hữu cơ, thuốc có gốc sulfa và nhiều nguyên tố cũng như hợp chất khác. Và
khi bạn muốn sử dụng hóa chất để điều trị bể cá bạn phải loại bỏ lọc hóa học ra.
Than bùn dùng để làm giảm pH và độ cứng của nước nhưng làm nước bị đen đi.
13


2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống lọc tuần hoàn
2.6.1 Hàm lượng ammonia và nitrite
Chất nền giới hạn sự tăng trưởng của vi khuẩn Nitrosomonas là ammonia và cho vi
khuẩn Nitrobacter là nitrite. Khi sự nitrite xảy ra, vi khuẩn Nitrobacter phát triển
nhanh hơn vi khuẩn Nitrosomonas bởi vì tiến trình nitrate hóa từ sự oxy hóa
ammonia đến sự oxy hóa nitrate, toàn bộ tiến trình nitrate hóa được quyết định bởi
sự oxy hóa ammonia. Do đó hàm lượng ammonia hay nitrite trong hệ thống cao thì
tốc độ nitrate hóa sẽ nhanh hơn (Water Pollution Control Federation, 1983). Tuy
nhiên, hàm lượng ammonia và nitrate cao hơn 15mg/l thì cũng sẽ gây độc cho vi
khuẩn tham gia quá trình nitrate hóa (Hochheimer &Wheaton, 1998).
Vai trò của Nitrosomonas và Nitrobacter
Các hợp chất gây độc cho đối tượng thủy sản như NH3 và NO2 sẽ được chuyển
sang dạng không độc NO3 nhờ vào quá trình nitrat hóa được thực hiện bởi các vi
khuẩn nitrat hóa. Nitrate hóa là một quá trình ammonia được oxy hóa thành nitrate
qua 2 giai đoạn được thực hiện bởi 2 nhóm vi khuẩn khác nhau, ở giai đoạn thứ
nhất, vi khuẩn Nitrosomonas oxy hóa ammonium thành nitrite, nitrite cuối cùng
chuyển thành nitrate nhờ hoạt động của vi khuẩn Nitrobacter.
2.6.2 pH
Quá trình nitrate hóa có hiệu quả nhất tại pH=7,5 – 9,0. Tại ngưỡng pH cao (8,59,0) quá trình nitrate hóa diễn ra nhanh nhất. tuy nhiên, thường lượng ammonia
trong hệ thống nuôi thấp nên hoạt động ở pH thấp (7.0) vẫn cho kết quả tốt vì khi
pH thấp tỉ lệ NH+4 : NH3 cao và vi khuẩn nitrate hóa chỉ sử dụng NH4+. Mặt khác,
hoạt động ở pH thấp còn có tác dụng làm giảm tính độc của ammonia đối với vật

nuôi (Hochheimer &Whaeton, 1998). Nếu pH tăng một đơn vị thì NH3 tăng lên
nhiều lần, mật độ gây độc là đáng kể (Vũ Thế Trụ, 1994).
2.6.3 Nhiệt độ
Quá trình nitrate hóa có thể tìm thấy và thích nghi ở nhiệt độ thích hợp cho nhiều
loài sinh vật sống trong nước. Theo Jones & Morite (1985) thì hoạt động Nitrate
hóa có thể tìm thấy ở nhiệt độ từ -5 đến 38oC.

14


Mức độ nitrate hóa sẽ chậm hơn khi nhiệt độ thấp hơn và tăng lên theo sự tăng của
nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho các hệ thống nuôi (Hochheimer
&Wheaton,1998).
2.6.4 Oxy hòa tan
Oxy hòa tan có tính chất quyết định quá trình nitrate hóa. Oxy hòa tan càng cao quá
trình nitrate hóa càng mạnh. Lượng oxy hòa tan thấp hơn 1ppm trong lọc sinh học
sẽ trở thành yếu tố gây ức chế lọc hoạt động. Thực tế oxy trở thành yếu tố ức chế
khi lượng oxy hòa tan thấp hơn 2ppm. Duy trì hàm lượng oxy hòa tan trong lọc cao
hơn 4ppm thì có thể bảo đảm an toàn cho lọc hoạt động (Hochheimer
&Wheaton,1998).
2.6.5 Chất vẫn trong nước
Chất vẫn trong nước có ảnh hưởng đến lọc. Một phần chất vẫn này có kích thước
lớn hơn kích cỡ lọc, nó có thể làm cản trở lọc và làm giảm dung tích cũng như hiệu
quả lọc đặc biệt là lọc ngấm. Hầu hết những chất vẫn này được cấu tạo từ những tổ
chức dễ bị phá hủy do tác động của vi khuẩn tự dưỡng nó làm tiêu hao oxy hòa tan
cung cấp cho vi khuẩn nitrate hóa và vật nuôi trong hệ thống (Hochheimer
&Wheaton,1998).
2.6.6 Hệ thống thông khí
Bể lọc sinh học làm việc trong điều kiện thoáng khí. Ngoài việc cấp oxy cho vi
sinh vật ở màng sinh học hoạt động, thoáng khí còn có tác dụng loại ra khỏi lọc các

khí tạo thành do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước, như CO2 và có
cả CH4, H2S... Thông khí ở đây có thể bằng cách tự nhiên hay nhân tạo. Thông khí
tự nhiên là do sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài bể lọc. Trường hợp nhiệt độ
của nước thải và không khí bằng nhau thì bể lọc không thông khí. Trường hợp này
khắc phục bằng thông khí nhân tạo.
Trong thông khí nhân tạo, người ta dùng quạt gió thổi vào các khoảng trống ở đáy
bể và không khí từ đó đi lên qua các khe hở của lớp vật liệu. Qua thực tế xác định
được lượng oxy sử dụng trong lọc sinh học và trong các công trình sinh học thường
không quá 7 – 8% lượng oxy cung cấp (Hochheimer &Wheaton,1998).

15


2.7 Thuốc, hóa chất phòng trị bệnh cho cá, tôm
Có nhiều hóa chất ức chế hoặc gây độc cho vi khuẩn nitrate hóa. Theo quy luật
chung thì một chất nào đó gây độc cho cá thì nó sẽ gây độc cho vi khuẩn nitrate
hóa với liều lượng chữa trị cho cá. Thuốc kháng sinh gây độc cho vi khuẩn. Dùng
những hóa chất trị ngoại ký sinh ở nồng độ thấp như formaline, thuốc tím
(KMnO4), H2O2,… Thì vẫn an toàn cho vi khuẩn trong lọc. Khi thiết kế hệ thống
nên ngừng cho nước tuần hoàn trong hệ thống nuôi trong thời gian chữa trị đến khi
an toàn cho hệ thống lọc (Hochheimer &Wheaton,1998).

16


Phần 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 5 – 2011 đến tháng 6 – 2011
Địa điểm: Khoa Thủy sản trường Đại Học Cần Thơ

3.2 Địa điểm
Tại trại cua và phòng phân tích thủy hóa – Bộ môn thủy sinh học ứng dụng khoa
thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ
3.3 Vật liệu Nghiên cứu
v Hệ thống bể composite loại 100 L, 7000L.
v Đối tượng nghiên cứu: Cá Lóc lai .
v Nguồn cá giống: Cá giống cỡ 1000 con/kg được mua từ trại giống.
v Nguồn nước: Nguồn nước sử dụng được lấy trực tiếp từ nước máy.
v Dụng cụ cân mẫu: Cân điện tử
v Dụng cụ kiểm tra môi trường: Test pH, Test NO2, Test NO3, Test NH4,
Nhiệt kế.
v Ống xốp đường kính 3.5cm được sử dụng làm giá thể trong bể lọc.
v Các dụng cụ phụ trợ khác: Máy bơm, ống PVC, ống nhựa, vợt, thau…
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế hệ thống lọc
Thí nghiệm được bố trí với 2 bể nuôi (7000 lít) và 2 bể lắng (100 lít), 1 bể lọc
(2000L).Nước được bơm từ bể lọc qua 2 bể nuôi, nước từ bể nuôi chảy qua bể lắng
và từ bể lắng chảy qua bể lọc. Hệ thống nước được tuần hoàn liên tục. Ở bể lọc với
giá thể lọc là ống nhựa xớp với tổng diện tích 300m2

17


×