TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ VĂN NHỈ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ ĐỐI
(Liza subviridis, Valenciennes, 1836)
GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2010
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ VĂN NHỈ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ ĐỐI
(Liza subviridis, Valenciennes, 1836)
GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. TRẦN NGỌC HẢI
Ths. LÊ QUỐC VIỆT
2010
2
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành ở huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau từ tháng
12/2009 đến tháng 3/2010. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm ra độ mặn
và mật độ ương thích hợp cho cá đối đất (Liza subviridis). Thí nghiệm 1, được
tiến hành với các độ mặn khác nhau (5, 10, 15, 20, 25 và 30 ‰), mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần và kích cỡ ấu trùng 2,2-2,6 mm. Bể thí nghiệm là bể
nhựa có thể tích nước 15 lít/bể, độ mặn nước ương là 250/00, mật độ ương là 20
ấu trùng/lít, thức ăn sử dụng cho thí nghiệm gồm luân trùng + tảo khô +
frippak và artemia được dùng cho ấu trùng ăn từ ngày thứ 15 trở đi. Thí
nghiệm 2, ương cá đối bột với các mật độ khác nhau (20, 40, 60, 80 và 100
con/L), bể ương, độ mặn nước ương, thức ăn cho cá ăn giống như thí nghiệm
trên.
Thí nghiệm 1, ở độ mặn 5 ‰, cá chết sau 4-9 ngày ương. Sau 30 ngày
ương các độ mặn còn lại, cá đạt chiều dài từ 10,75-14,82 mm, trong đó độ mặn
30 0/00 cho tăng trưởng nhanh nhất (14,82 mm). Tỷ lệ sống của cá ở các độ
mặn dao động từ 7,00-9,33 %, ở độ mặn 25 ‰cho tỷ lệ sống cao nhất (9,33
%).
Đối với thí nghiệm mật độ, chiều dài của cá dao động từ 10,26-11,59
mm/con, cao nhất ở nghiệm thức mật độ 80 con/l (11,59 mm/con) và thấp nhất
là nghiệm thức 40 con/l (10,26 mm/con). Tỷ lệ sống ở mật độ 20 con/l đạt cao
nhất (10,89%) và thấp nhất là ở mật độ 80 con/l (2,14%) nhưng số lượng cá
thu được từ các mật độ khác nhau sai khác nhau không có ý nghĩa (p<0,05).
Từ đó nhận thấy rằng, ương cá đối ở mật độ 20 con/L là tôt nhất.
3
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Giới thiệu............................................................................................... 1
Phần 2: Lược khảo tài liệu.................................................................................. 2
2.1 Một số đặc điểm sinh học cá Đối .................................................................... 2
2.1.1 Đặc điểm về phân loại và hình thái ......................................................... 2
2.1.2 Thành phần loài và phân bố..................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................. 3
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản............................................................ 5
2.2 Tình hình nghiên cứu về độ mặn trên một số loài cá ...................................... 6
2.3.Các nghiên cứu khác về mật độ ương............................................................ 10
2.4. Tình hình nuôi cá đối.................................................................................... 11
Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................. 12
3.1 Thới gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 13
3.2 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 13
3.3.1 Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá đối bột ........................................................................................ 13
3.3.2 Ảnh hưởng của mật độ ương khác nhau lên sự tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá đối bột ................................................................................ 14
3.3.3 Phương pháp thu và phân tích các chỉ tiêu thủy lý hóa ......................... 15
3.3.4 Xác định tăng trưởng và tỷ lệ sống........................................................ 15
3.3.5 Xử lý số liệu ................................................................................ 16
Phần 4: Kết quả và thảo luận ........................................................................... 16
4.1 Ương cá bột cá đối với các độ mặn khác nhau.............................................. 16
4.1.1 Các yếu tố môi trường ........................................................................... 16
4.1.2 Tăng trưởng của cá sau 30 ngày ương ............................................. 19
4.1.3 Tỷ lệ sống......................................................................................... 20
4.14 Sự phân bố về chiều dài của cá sau 30 ngày ương............................ 21
4.2 Ương cá đối bột với các mật độ khác nhau ................................................... 23
4.2.1 Yếu tố thủy lý hóa ................................................................................. 23
4.2.2 Tăng trưởng của cá về chiều dài............................................................ 24
4
4.2.3 Tỷ lệ sống .............................................................................................. 25
Phần 5: Kết luận và đề xuất.............................................................................. 28
5.1 Kết luận.......................................................................................................... 28
5.2 Đề xuất........................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 29
5
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thành phần thức ăn của tảo khô Spirulina và Fippak................. 15
Bảng 4.1: Nhiệt độ và pH trung bình của thí nghiệm ......................................... 17
Bảng 4.2: Biến động hàm lượng Nitrite và TAN trong thí nghiệm .................... 18
Bảng 4.3: Tăng trưởng về chiều dài của cá sau 30 ngày ương với các độ
mặn khác nhau ................................................................................... 19
Bảng 4.4: Nhiệt độ và pH trung bình của các nghiệm thức thí nghiệm.............. 23
Bảng 4.5: Hàm lượng Nitrite và TAN trung bình của các nghiệm thức............. 24
Bảng 4.6: Tăng trưởng về chiều dài của cá sau 30 ương với mật độ khác
nhau.................................................................................................... 25
6
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1: Tỉ lệ sống của cá ương trong 30 ngày với các độ mặn khác nhau...... 20
Hình 4.2: Sự phân bố về chiều dài của cá ở các sau 30 ngày ương ở độ mặn
khác nhau ............................................................................................ 22
Hình 4.3: Tỷ lệ sống của cá trong 30 ngày ương với các mật độ khác nhau...... 26
Hình 4.4: Số lượng cá trong 30 ngày ương với các mật độ khác nhau............... 26
7
Phần 1
GIỚI THIỆU
Cá đối (Liza subviridis) là loài rộng muối, có thể sống được ở các thủy
vực ngọt, lợ, mặn (Abu et al, 1996). Các nghiên cứu về đối tượng này hiện
còn rất hạn chế, phần lớn tập trung vào phân loại và mô tả hình thái (Mai Đình
Yên, 1992; Nguyễn Khắc Hường, 1993) và sự phân bố (Mohsine và ctv, 1996;
Mai Đình Yên, 1992), dinh dưỡng (Chua & Chan, 1979; Nguyễn Hương Thùy
và ctv, 2004; Nguyễn Thị Hồng Vân & Trần Thị Thanh Hiền, 2006); những
dẫn liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản nhân tạo, ương và nuôi
thương phNm của loài cá này vẫn còn rất ít. Tuy nhiên, đối với các loài cá rộng
muối thì độ mặn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng
trưởng và tỷ lệ sống của chúng ở giai đoạn ấu trùng, yếu tố này đã được nhiều
tác giả nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau như cá Sparus aurata
(Tandler et al, 1995), cá Pagus autatus (Fielder et al, 2005), cá Mugil
cephalus (Murashinge et al, 1991; Jana et al, 2004; Barman et al, 2005).
Trước đây đã có đã có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học dinh
dưỡng, sinh học sinh sản cá đối đất (Nguyễn Hương Thùy và ctv, 2006; Phạm
Trần Nguyên Thảo và ctv, 2006). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu
về sự ảnh hưởng của độ mặn và mật độ ương lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá đối đất (Liza subviridis) ở giai đoạn cá bột lên cá hương. Để đưa đối
tượng này vào sản xuất đại trà cho người dân ở các vùng ven biển, việc cần
thiết là phải tiến hành các nghiên cứu toàn diện về sinh học, sản xuất giống và
nuôi thương phNm để có thể chủ động sản xuất con giống cung cấp cho người
nuôi. Trong đó độ mặn và mật độ ương là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá đối bột. Do đó, nghiên
cứu: “Ảnh hưởng của độ mặn và mật độ ương lên sự tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá đối giai đoạn từ cá bột lên cá hương.” được thực hiện với mục
tiêu:
Tìm ra độ mặn và mật độ ương thích hợp cho sự tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá đối ở giai đoạn cá bột, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất
giống cá đối.
Đề tài được thực hiện với hai nội dung:
a) Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên sự tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá đối bột.
b) Ảnh hưởng mật độ ương khác nhau lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá đối bột.
8
Phần 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh học cá đối
2.1.1 Đặc điểm về phân loại và hình thái
Cá đối (Liza subviridis) tên địa phương là cá đối đất có vị trí phân
loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Mugiliformes
Họ: Mugilidae
Giống: Liza
Loài: Liza subviridis (Valenciennes, 1836)
Cá đối đất Liza subviridis thuộc họ Mugilidae có tên tiếng Anh là
Grey Mullet, là loài rộng muối phân bố ở nhiều khu vực nhiệt đới và á
nhiệt đới. Hiện nay, cá Đối được coi là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở
các nước thuộc vùng Địa trung hải, Isael, Tuynisia, HongKong, Đài Loan.
Theo Nguyễn Khắc Hường (1993), cá đối đất Liza subviridis được
mô tả như sau: thân hình trụ dài, phần đầu hơi dẹp bằng, phần đuôi dẹp
bên, mõm ngắn và tù. Mắt rất to ở bên đầu, màng mở mắt tương đối phát
triển che mắt còn chừa lại một khoảng trống hình bầu dục. Lỗ mũi 2 đôi, ở
phía trước viền mắt. Miệng tương đối hẹp, ở trước đầu nhìn phía trước có
dạng chữ “V” ngược. Môi trên rất dày, ở giữa có một rãnh khuyết, môi
dưới mỏng, có một gờ dọc nhô lên áp khít vào rãnh khuyết của môi trên.
Mút cùng của xương hàm trên hơi lộ ra ngoài và viền có răng cưa nhỏ. Hai
hàm không có răng. Khe mang rất rộng, viền nắp mang sau trơn liền,
màng nắp mang tách rời nhau và không liền với ức, lược mang phát triển
nhỏ và dài dạng hình kim, có mang giả. VNy tròn, viền sau vNy không trơn
liền, có hơi gợn sóng yếu. Không có vNy đường bên. Ở gốc vi bụng có vNy
nách còn ở gốc vi ngực không có. Gốc các vi lưng, vi hậu môn và vi đuôi
đều có vNy bẹ bao phủ. Vi hậu môn có 8 tia, vNy đường dọc có 26-37 cái.
Khoảng cách mắt chưa đến hai lần đường kính mắt. Bên thân không có
nhiều sọc dọc to màu sẫm và nếu có sọc nhỏ thì không rõ ràng. Vi ngực
cách xa khởi điểm vi lưng thứ nhất. Chiều dài vi ngực ngắn hơn chiều dài
9
đầu. Vi lưng 2 cái ở cách xa nhau, khởi điểm của vi lưng thứ nhất ở sau
điểm cuối của gốc vi bụng và khởi điểm của vi lưng thứ 2 ở ngay sau khởi
điểm của vi hậu môn. Vi ngực không rộng lắm. Vi bụng ở phía trước
bụng. Vi đuôi dạng đuôi chẻ nhưng viền sau lõm vào nhưng không sâu.
Hậu môn ở phía trước vi hậu môn và cách nó 2 hàng vNy. Màu sắc: mặt
lưng màu thẫm, mặt bụng và bên hông màu trắng bạc, bên thân có 6 sọc
máu xám mờ chạy từ khe mang đến mút đuôi.
2.1.2 Thành phần loài và phân bố
Trên thế giới, thành phần loài cá thuộc họ Mugilidae hiện nay có 17
giống với 81 loài (., 2010). Ở Việt Nam có 2 giống là
Mugil và Liza với 13 loài, trong đó ở Nam bộ có ít nhất 5 loài: Mugil
cephalus, Liza subviridsis, Liza macrolepis, Liza vaigiensis và Valamugil
cunnesius (Nguyễn Khắc Hường, 1993). Theo Trần Văn Cường (2004),
vùng ven biển Bạc Liêu xuất hiện 3 loài: Liza subviridis, Liza melinoptera
và Valamugil buchanari. Trong đó loài Liza subviridis được tìm thấy
nhiều nhất, hai loài còn lại chỉ xuất hiện trong một cuộc khảo sát duy nhất.
Theo Nguyễn Khắc Hường (1993), cá đối thường sống ở vùng biển
ven bờ và các cửa sông nơi có độ mặn thấp. Chúng kết thành đàn, ưa hoạt
động, nhanh nhẹn. Cá con thường theo dòng nước triều lên đi vào các đầm
nước lợ.
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Kết quả nghiên cứu ban đầu của Nguyễn Khắc Hường (1993) cho
biết: loài Liza subviridis có thức ăn chính là rong tảo, tảo khuê và các chất
hữu cơ khác có trong môi trường sống của chúng. Thức ăn trong dạ dày
của cá cũng thay đổi theo môi trường sống, thường là tảo khuê, chất vẫn,
vật chất hữu cơ lơ lững, tảo sợi cũng được tái sử dụng. Đối với cá đối bột,
chúng ăn tầng mặt, chủ động bắt mồi và thức ăn là phiêu sinh động thực
vật (Chua and Chan, 1979).
Theo Nguyễn Hương Thùy và ctv (2006), khi phân tích thành phần
thức ăn trong dạ dày cá đối bằng phương pháp tần số xuất hiện thì trong
dạ dày cá gồm mùn bã hữu cơ và thực vật phiêu sinh xuất hiện với tần số
100% tổng số mẫu quan sát. Đối với thực vật phiêu sinh, tảo khuê cũng
xuất hiện 100% trên tổng số mẫu quan sát, chiếm ưu thế là Surrirella và
Nitzschia. Các ngành tảo khác xuất hiện với tần số thấp hơn nhiều và gần
như không đáng kể. Động vật nổi và động vật đáy tuy có xuất hiện với tần
số tương ứng là 28% và 12% nhưng với số lượng rất thấp, chỉ từ 1-3 cá
10
thể/lần quan sát. Từ đó, có thể nói mùn bã hữu cơ và tảo khuê là hai loại
thức ăn cơ bản của cá. Điều này phù hợp với cấu tạo lược mang mảnh, dày
tạo thành màng lưới lọc nên cá đối có thể ăn lọc được những sinh vật phù
du. Khi phân tích thức ăn trong dạ dày cá theo phương pháp đếm điểm,
kết quả cho thấy mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ cao nhất trong ruột cá
(86,42%), kế đến là thực vật phiêu sinh (12,89%), với tảo khuê
(Bacillariophyta) là ngành chủ yếu. Phiêu sinh động vật cũng như động
vật đáy xuất hiện với tỉ lệ rất thấp (0,59%). Khi tiến hành phân tích kết
hợp hai phưong pháp trên thì cũng cho kết quả tương tự, nghĩa là mùn bã
hữu cơ chiếm tỉ lệ cao nhất (87,25%) trong ruột cá, kế đến là phiêu sinh
thực vật (12,6%) và tảo khuê vẫn là ngành chiếm ưu thế so với các ngành
tảo khác, trong khi đó phiêu sinh động vật và động vật đáy chỉ chiếm tỉ lệ
rất thấp (0,1094% và 0,0339%).
Một thí nghiệm được tiến hành trên ấu trùng cá đối Mugil cephalus về
chọn lọc thức ăn và mật độ cho ăn, kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể
về chiều dài cá cho ăn luân trùng và cá không cho ăn luân trùng. Các bể không
được bổ sung luân trùng đều đã chết sau 192 giờ ương. Tác giả kết luận rằng
nên bổ sung luận trùng đã được giàu hóa vào ngày thứ 2 sau khi cá nở là tốt
nhất. Cũng theo tác giả khi cho ấu trùng ăn artemia ấp nở vào giai đoạn sau
của quá trình ương thì tốc độ tăng trưởng của ấu trùng sẽ cao hơn khác biệt có
ý nghĩa so với những ấu trùng không được cho ăn luân trùng hoặc artemia.
Mật độ ương thì tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ sống của cá bột (r =-0,58,
p<0,01). Tốt nhất nên ương với mật độ 10-20 cá bột/lít, luân trùng 50-10 / ml
và thực vật phù du ở 500-700 × 10 3 tế bào / ml (Eda et al., 1990).
Abu & Azmi (1996) cho rằng loài cá Liza tade ăn chủ yếu là tảo nhỏ,
tảo khuê, các chất hữu cơ; loài Liza vaigiensis, thức ăn chủ yếu là tảo, chất
hữu cơ và các sinh vật nhỏ trong nước; loài Mugil cephalus, thức ăn chủ yếu là
chất hữu cơ, tảo; loài Valamugil cunnesius, thức ăn là chất hữu cơ, tảo khuê.
Theo Hassan (1990) cho biết tính ăn của loài Liza haematocheila tùy thuộc
vào kích cỡ từng giai đoạn: cá có kích cỡ từ 16-20 mm thức ăn chủ yếu là
zooplankton (93,8 %), tảo khuê chiếm 6,2 % (Chaetoceros, Arachnoidiscus và
Nitzschia), tảo lục và tảo lam không được tìm thấy. Cá có kích cỡ từ 21-25
mm, lượng zooplankton trong thức ăn giảm rõ, chỉ còn 3% trong khi đó tảo
khuê tăng lên 73,2 % (Coscinodiscus và Chaetoceros), tảo lục chiếm 19,5%
(Closterium) và tảo lam chiếm 2,9 % (Chroococcus và Dactylococopsis). Cá
có kích cỡ từ 26 mm trở lên không tìm thấy Zooplankton. Cá từ 26-30 mm tảo
khuê trong thức ăn chiếm 96,3 % và 2,9 % là các tảo khác và mùn bả hữu cơ
11
chiếm 25 % thể tích và mùn bã hữu cơ chiếm 10 %. Cá từ 31-70 mm, thức ăn
của chúng hầu hết là tảo khuê như Coscinodiscus, Navicula, Chaetoceros...
Ngoài ra, cá đối có thể sử dụng thức ăn nhân tạo trong điều kiện ương
nuôi cá giống (giai đoạn hương lên giống) với thức ăn có hàm lượng đạm từ
35-40% cho kết quả tăng trưởng và tỷ lệ sống tốt (Lê Quốc Việt, 2008).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Theo kết quả nghiên cứu của Đào Mạnh Sơn và ctv (2003), cá đối
có thể phát triển tốt trong điều kiện như sau: nhiệt độ 24-30oC, độ mặn 1530‰, độ sâu 1-120m, nền đáy cát hay cát pha bùn do đó chúng thường
sống ở các vùng ven biển và cửa sông. Cá thường sống theo đàn, sinh
trưởng sau 1 năm có thể đạt 300-500g/cá thể. Theo Lê Thị Mai Anh
(2006), ương cá đối (Liza subviridis) ở giai đoạn cá hương lên cá giống có
tỷ lệ sống cao nhất ở độ mặn 5‰ và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở
20‰. Cá đối mục (Mugil cephalus) 1 tuổi đạt 0,2-0,6 kg; 2 tuổi đạt gần
1kg, cỡ khai thác trong tự nhiên trung bình từ 0,2-0,4 kg, cá lớn nhất nặng
4kg và rất hiếm gặp, cá lớn nhanh ở 3-7 tháng tuổi (Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2006).
Theo Nguyễn Thị Hồng Vân và Trần Thị Thanh Hiền (2006) thì cá đối
Liza subviridis có tập tính sống quần đàn và tập tính này thể hiện rõ nhất vào
mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các vùng nước
sâu ngoài biển để sinh sản. Cá đối là loài sinh sản theo mùa và mùa sinh sản
của cá kéo dài từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau, tuy nhiên ở các thủy vực nước
vùng cận nhiệt đới mùa sinh sản có thể ngắn hơn (từ tháng 11 đến tháng 2 năm
sau). Cá đối thành thục sinh sản khi được 3 năm tuổi với chiều dài thân trung
bình khoảng 33 cm ở cá đực và 35 cm ở cá cái. Sức sinh sản tuyệt đối của cá
thông thường tỷ lệ thuận với trọng lượng và chiều dài thân cá, cá càng lớn sức
sinh sản tuyệt đối càng cao, cá cái có trọng lượng khoảng 1,5 kg có sức sinh
sản từ 1-1,5 triệu trứng (Pillay, 1990). Trứng cá đối có kích thước khoảng 0,91mm. Trứng đã thụ tinh nở sau khoảng 16-30 giờ ở nhiệt độ 20-24oC. Cá đối
bột rất nhỏ, có kích cỡ 2,5-3,5 mm và thường có khuynh hướng tránh ánh sáng
mạnh.
Theo Phạm Trần Nguyên Thảo và ctv (2006), cá đối (Liza
subviridis) là loài cá đẻ nhiều hơn một lần trong năm, ở nước ta mùa vụ
sinh sản của cá đối từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 7 đến tháng 9 hàng
năm. Hệ số thành thục của cá cũng tăng theo giai đoạn phát dục của tuyến
sinh dục. Cá đối đất có sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 210.069
12
trứng/cá cái (dao động từ 91.507 – 402.019 trứng/cá cái) và sức sinh sản
tương đối trung bình là 1.727.409 trứng/ kg cá cái (dao động từ 992.217 2.714.795 trứng/ kg cá cái). Cá đối là loài có kích thước nhỏ nên kích cỡ
thành thục không lớn, cá đực có kích cỡ thành thục là khoảng 25,08 g
(giai đoạn 3, hệ số thành thục 1,95%) và cá cái là 19,48 g (giai đoạn III,
hệ số thành thục là 2,567 %). Khối lượng trung bình của noãn sào ở giai
đoạn II là 0,119 g, giai đoạn III là 5,224g, giai đoạn IV là 7,611g, giai
đoạn V là 11,99 g. Đường kính trung bình của trứng cá ở giai đoạn II là 34
µm, giai đoạn III là 343 µm, giai đoạn IV là 482 µm và ở giai đọan V là
588 µm.
2.2 Tình hình nghiên cứu về độ mặn trên một số loài cá
Fielder et al (2007), nghiên cứu trên cá Pagrus auratus cho thấy, ở
giai đoạn giống trong môi trường có độ mặn 30‰ tăng lên 45‰ sau 24
giờ cá sẽ gia tăng nồng độ thNm thấu, do đó nồng độ các ion Na+, K+, Clgia tăng nhưng sau 168 giờ thì trở lại trạng thái bình thường. Khi giảm độ
mặn xuống 15‰ sau 24 giờ cho thấy các ion Na+, Cl- giảm, ion K+ không
thay đổi và sau 168 giờ cũng trở lại trạng thái bình thường. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy thêm sự thay đổi độ mặn không làm ảnh hưởng
đến lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào chloride trong mang cá. Từ đó
kết luận cá Pagrus auratus có thể sống được trong các thuỷ vực có sự biến
động lớn về độ mặn.
Một nghiên cứu khác khi ương ấu trùng cá Pagrus auratus với các độ
mặn và nhiệt độ khác nhau (5, 10, 15, 20, 25, 30, 35 và 45‰). Kết quả cho
thấy, tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng Pagrus auratus không có khác
biệt giữa các nghiệm thức độ mặn. Tuy nhiên ấu trùng tăng trưởng nhanh khi
nhiệt độ được tăng lên và không có sự tương tác giữa độ mặn và nhiệt độ. Tác
giả cũng kết luận rằng ương ấu trùng Pagrus auratu ở độ mặn từ 20‰ đến
35‰ và nhiệt độ 24°C là tốt nhất (Fielder et al, 2005).
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên hoạt động của enzym, tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá Centropomus parallelus. Cá 76 ngày tuổi (0,35g)
được nuôi ở độ mặn 5‰, 15‰ và 35‰ với mật độ 0,6con/L trong 50 ngày. Ở
cả 3 nghiệm thức tỷ lệ sống đều rất cao (>93,3%), điều này chứng tỏ các độ
mặn trong thí nghiệm đã phù hợp với tập quán sống của loài. Kết quả cuối
cùng cho thấy, không có sự khác biệt về trọng lượng cũng như tốc độ tăng
trưởng giữa các nghiệm thức (1,8%/ngày). Tuy nhiên, về chiều dài tổng thì cá
ở nghiệm thức 15‰ đã lớn hơn so với nghiệm thức 5‰, có sự khác biệt có ý
nghĩa (p<0,05). Ở nghiệm thức 15‰, hệ số chuyển đổi thức ăn và hoạt động
13
cuả các men tiêu hóa là tốt nhất. Hoạt động của các enzym tiêu hóa
(Proteinase và Amylase) ở 15‰ và 35‰ thì cao hơn có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với 5‰. Ngoài ra ở 15‰ nhu cầu năng lượng giúp cá chuyển đổi
thức ăn cũng thấp dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức khác
(Tsuzuki et al, 2007).
Zhang et al (2010), đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến
tỷ lệ nở, tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trung cá Takifuru flavidus. Trứng sau
khi thụ tinh được ấp ở các độ mặn (0‰, 5‰, 10‰, 15‰, 20‰, 25‰, 30‰,
35‰, 40‰, và 45‰). Kết quả cho thấy, từ 5‰ - 45‰ tỷ lệ nở đạt trên 70%,
trong khi ở 0‰ các phôi bị chết sau 4 ngày thụ tinh. Bên cạnh đó, tỷ lệ sống
của ấu trùng (sau khi nở 24 giờ) ở độ mặn từ 10‰ - 40‰ đã cao hơn có ý
nghĩa so với 5‰ và 45‰. Trong đó, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống cao nhất được tìm
thấy ở độ mặn từ 10‰-20‰. Kết quả cho thấy phôi có giới hạn chịu đựng về
độ mặn rất lớn (1‰-40‰) và độ mặn tốt nhất cho sự phát triển phôi là từ
10‰-20‰. Thời gian phát triển phôi không phụ thuộc vào độ mặn. Thí
nghiệm đã đưa ra kết quả tỷ lệ sống cao nhất ở các nghiệm thức từ 15‰ đến
35‰ và tốc độ tăng trưởng cao nhất ở các nghiệm thức từ 15‰ của đến 25‰.
Từ đó, độ mặn tối ưu cho việc ương ấu trùng cá Takifuru flavidus là từ 15‰
đến 25‰.
Một nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá đối
Mugil cephalus đã được tiến hành. Ấu trùng mới nở được bố trí ở các độ mặn
khác nhau (17-18‰, 22-23‰, 27-28‰ và 32-35‰) trong 15 ngày. Trong quy
mô nhỏ, thời gian thí nghiệm ngắn, không có sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa
các nghiệm thức độ mặn (dao động từ 30,5%-41,0%). Tuy nhiện ấu trùng ở
nhóm độ mặn 22-23‰ thì có kích thướt lớn (5,9±0,8 mm) và tương đối ít phân
đàn hơn so với các nghiệm thức ở độ mặn cao hơn (5,4±0,7 mm). Ngược lại
trong quy mô lớn, thời gian thí nghiệm dài, kết quả không có sự khác biệt
đáng kể về tỷ lệ sống (29,0±13,6% và 22,0±4,6% trong 32-35‰ và 22-25‰
tương ứng) hoặc tăng trưởng (19,4±5,0 mm và 19,9±4,6 mm cho 32-35‰ và
22-25‰ tương ứng). Tóm lại, tác giả nhận định rằng không có sự khác biệt
đáng kể khi điều chỉnh độ mặn trong thử nghiệm ương ấu trùng cá đối Mugil
cephalus (Murashige et al ,1991).
Theo Overton et al (2008), khi nghiên cứu tác động của nhiệt độ và độ
mặn lên tăng trưởng của Perca fluviatilis L. Các ấu trùng được bố trí ở độ mặn
13‰ và 18‰, nhiệt độ được điều chỉnh ở các mức (12, 15, 20 và 25°C). Ông
đã nhận thấy ở độ mặn 13‰ thì ấu trùng không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi
nhiệt độ. Trong khi ở độ mặn 18‰ và nhiệt độ 25oC thì gây bất lợi cho ấu
trùng (50% ấu trùng chết sau 62 giờ và 39 giờ ở 13‰ và 18‰, tương ứng).
14
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong các độ mặn thấp (0‰ và 4‰)
thì tốc độ tăng trưởng của ấu trùng là tốt nhất. Một sự thay đổi nhỏ về độ mặn
cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của ấu trùng Perca fluviatilis L., ở
độ mặn 10‰, trọng lượng cơ thể ấu trùng đã giảm 50% sau 130 ngày so với
nuôi trong nước ngọt.
Partridge et al (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến nhu
cầu về kali của cá chẽm (Lates calcarifer). Ông đã thử nghiệm bổ sung lần
lượt 25%, 50%, 75% và 100% (ứng với nghiệm thức I, II, III và IV) lượng kali
tương đương với lượng kali cần thiết cho nhu cầu về tăng trưởng, tồn tại và
không làm ảnh hưởng đến các phản ứng sinh lý của cá ở các độ mặn 5‰, 15‰
và 45‰. Ở độ mặn 45‰, nghiệm thức I cá bị chết ngay sau đó, nghiệm thức II
cá sống được đến 4 tuần nhưng trọng lượng bị giảm, trong khi ở nghiệm thức
III và IV cá vẫn sông tốt và trọng lượng tăng. Ở độ mặn 15‰ và 5‰ tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sông giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Qua đó, tác giả kết luận độ mặn càng thấp thì nhu cầu về
kali của cá chẽm cũng có thể ít hơn mà không làm ảnh hưởng đến các hoạt
động sinh lý cũng như quá trình phát triển của chúng.
Theo Jana et al (2006) thì khi nuôi cá măng Chanos chanos (có
BW=2,2) trong ao đất ở các độ mặn khác nhau ( 0‰, 10‰, 15‰, 20‰ và
25‰) thì ở 25‰ tốc độ tăng trưởng, hiệu suất chuyển đổi thức ăn và hoạt
động của các enzym tiêu hóa trong đường ruột tốt hơn so với các độ mặn còn
lai (W=322,2g và SGR=8,3). Nghiên cứu cho thấy, ở ao nuôi có độ mặn 25‰
thì các giá trị như oxy hòa tan, nhu cầu tiêu hao oxy sinh học (BOD), pH, độ
kiềm và độ đục luôn giữ ở mức tối ưu trong suốt quá trình nuôi. Trong thí
nghiệm thứ hai, cá măng được nuôi ở các độ mặn 0‰, 10‰, 15‰, 20‰, 25‰
và 30‰ trong 90 ngày. Kết quả cho thấy ở độ mặn 25‰ tốc độ tăng trưởng (tỷ
lệ tăng BW: 183,1 và SGR: 1,2), hiệu quả chuyển đổi thức ăn (64,5%) và hoạt
động của enzym đường ruột (Protease 5,1, Amylase 4,1 và Cellulolytic 3,2)
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các độ mặn cao và thấp hơn. Từ
đó, tác giả kết luận độ mặn 25‰ là thích hợp nhất để nuôi cá măng Chanos
chanos.
Bonisławska et al (2009), đã nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn
đến quá trình phát triển của phôi cá Salmo trutta L. Nghiên cứu được tiến
hành ở các độ mặn (0,5-0,7; 1; 2 và 3‰). Kết quả cho thấy có sự khác biệt
đáng kể giữa các nghiệm thức, ở độ mặn thấp nhất 0,5-0,7‰ thì phôi phát
triển tốt nhất, ấu trùng có kích thước lớn và dài nhất. Ở 2‰, tỷ lệ ấu trùng
bị dị hình là cao nhất. Trứng được ấp ở 3‰ thì phôi không phát triển,
chúng chết ngay khi còn trong trứng. Từ đó, tác giả cũng chỉ ra rằng ở độ
15
mặn thấp (dưới 2‰) thì không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của
phôi cũng như ấu trùng nên rNt thích hựp để ấp trứng cá Salmo trutta L.
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu hao oxy của ấu
trùng Silversides O. hatcheri (2-5 ngày tuổi) và O. bonariensis (5 ngày
tuổi). Các ấu trùng đã bị bỏ đói trước khi được bố trí ở các độ mặn 0‰,
5‰, 10‰, 20‰ và 30‰ để so sánh múc tiêu thụ oxy. Mức oxy tiêu thụ
của O. hatcheri và O. bonariensis thấp nhất ở từ 0-10‰, đây là độ mặn
tương ứng với độ mặn ở thủy vực mà 2 loài cá này sinh sống. Trong cả 2
loài, mức độ tiêu thụ oxy đều tăng lên tỷ lệ thuận với sự tăng lên của độ
mặn. Tuy nhiên, ở 30‰ thì mức độ tiêu thụ oxy giảm xuống rõ rệt.
Nghiên cứu cũng chứng minh được rằng, ấu trùng 5 ngày tuổi có nhu cầu
tiêu thụ oxy cao hơn ấu trùng 2 ngày tuổi do nhu càu trao đổi chất của ấu
trùng 5 ngày tuổi cao hơn. Bên cạnh đó theo tác giả, ấu trùng càng đói thí
tốc độ tiêu thụ oxy càng cao do nhu cầu trao đổi chất trong việc bơi lội
liên tục để tìm kiếm thức ăn (Tsuzuki et al, 2008).
Theo Faulk (2006), thì khi cho ấu trùng Rachycentron canadum 3,
5, 7, 9 ngày tuổi chịu sự thay đổi đột ngột về độ mặn trong 18 giờ, số liệu
được thu sau khi có 90% ấu trùng bị chết đã có kết luận như sau: sự thích
nghi của ấu trùng phụ thuộc rất lớn vào ngày tuổi, đối với các ấu trùng 3
ngày tuổi thì chịu được sự thay đổi đột ngột về độ mặn là kém nhất (chỉ
dao động trong khoảng 20,1-30,6‰). Ở ấu trùng 7-9 ngày tuổi, thì khoảng
chịu đựng rộng hơn (7,5-32,8‰). Trong phần thứ hai của nghiên cứu, ấu
trùng của nghiệm thức đối chứng được ương ở độ mặn 32-34‰. Các
nghiệm thức thí nghiệm ấu trùng sau khi nở 1, 4, 7, 10 và 13 ngày được bố
trí lần lượt ở các độ mặn 5, 10, 15 và 20‰ (mỗi ngày giảm 5‰). Sau 10
ngày ương kết quả như sau: ấu trùng 1 và 4 ngày tuổi chỉ giảm được tới độ
mặn 20‰ đạt tỷ lệ sống 2%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với
nghiệm thức đối chứng đạt tỷ lệ 12-15%. Tuy nhiên không có sự khác biệt
đáng kể so với nghiệm thức đối chứng khi bố ấu trùng 7 ngày tuổi giảm
xuống tới độ mặn 20‰ (tỷ lệ sống 8,9%). Nhưng khi bố trí ấu trùng 7
ngày tuổi giảm xuống độ mặn 10‰ thì tỷ lệ sống chỉ đạt 3,2%, khác biệt
đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Khi giảm độ mặn ở những ấu trùng
10 ngày tuổi thì không có sự khác biệt đáng kể (tỷ lệ sống 10,7-14,7%).
Cuối cùng, không có sự khác biệt đáng kể khi giảm độ mặn với cá đạt 13
ngày tuổi trở lên (tỷ lệ sống 9,6-15,4%). Kết quả của nghiên cứu này chỉ
ra rằng ương ấu trùng Rachycentron canadum ở độ mặn thấp tới 15‰ và
bắt đầu ương ở độ mặn này khi các được 13 ngày tuổi là tốt nhất.
16
Theo Resley et al (2006) khi ương cá Rachycentron canadum ở các
độ mặn 5, 15, 30‰ với nhiệt độ trong suốt quá trình ương là 27±1oC.
Nghiên cứu được chia làm 2 thí nghiệm, toàn bộ nghiên cứu được bố trí
trong 456 bể. Mỗi bể chứa 10 cá thể trọng lượng trung bình 6,0g được bố
trí làm thí nghiệm 1; thí nghiệm 2 cũng được bố trí tương tự nhưng trong
lượng mỗi bể trung bình là 6,7g. Trong cả 2 thí nghiệm cá đều được cho
ăn theo nhu cầu. Kết quả sau 8 tuần ương như sau: Thí nghiệm 1 các kết
quả không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhưng trong thí nghiệm 2,
có sự khác biệt rõ rệt. Ở độ mặn 5‰ tỷ lệ sống là 68,3%, ở 15‰ là 90%
và ở 30‰ tỷ lệ sống đạt 92,5%. Tuy nhiện cá nuôi ở độ mặn 5‰ thì lớn
nhanh hơn so với nuôi ở 15‰ và 30‰. Từ đó nghiên cứu đã đưa ra kết
luận rằng ương cá con ở độ mặn 5‰ là tốt nhất.
Denson et al (2003), đã thí nghiệm nuôi cá Rachycentron canadum
tiền trưởng thành (119,7 mm, trọng lượng 8,5g) ở 3 mức độ mặn khác
nhau là: 5, 15 và 30‰ trong thời gian 10 tuần. Kết quả cho thấy, trung
bình chiều dài tổng và trọng lượng của cá nuôi ở độ mặn 30‰ là 201,7mm
và 47,6g, ở độ mặn 15‰ (182,2mm; 34,1g) và 5‰ (168,3mm TL; 28,3g)
và tương ứng với tỷ lệ sống 84%, 94% và 94%. Tuy nhiên qua quan sát cá
nuôi ở độ mặn 5‰ phát hiện sức khoẻ cá bị giảm như: tổn thương da, mòn
vây và màu sắc thay đổi. Cá Sciaenops ocellatus trong 20 ngày ương từ cá
bột lên cá giống cho thấy: ở độ mặn từ 12-14‰ tỷ lê sống đạt 14%, ở độ
mặn từ 15-17‰ tỷ lệ sống đạt 13%, độ mặn từ 18-19‰ tỷ lệ sống đạt
15%; ở độ mặn từ 20-22‰ tỷ lệ sống đạt 12% ().
Yan et al (2004), nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng
bắt mồi, tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Fugo obscuru. Thí nghiệm được
thực hiện bằng cách nuôi cá ở các độ mặn 0; 8; 18; và 35‰. Kết quả thí
nghiệm cho thấy sau 54 ngày nuôi lượng thức ăn ăn vào tương ứng với
từng nghiệm thức là 0,97%; 1,43%; 1,19% và 1,01%, hệ số chuyển hóa
thức ăn (FCR) tương ứng là 1,31; 1,93; 1,61 và 1,36 tỷ lệ tăng trưởng
tương đối (SGR) là 0,41%; 1,15%; 0,84% và 0,35%; cuối cùng là tỷ lệ
sống tương ứng theo từng nghiệm thức 80%; 100%; 100%; 67% và có sự
khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Kết luận cá Fugo obscuru thích
hợp trong điều kiện có độ mặn 8‰.
2.3 Các nghiên cứu khác về mật độ ương
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ thả giống đã được tiến hành
trên cá đối Mulgil platanus trong phòng thí nghiệm (Sampaio, 2008 ), cá con
đã được thả với 5 mật độ khác nhau (1, 3, 5, 10 và 15 cá đối /L). Kết quả sau
17
28 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng cao nhất được tìm thấy ở mật độ thả thấp
nhất (1 con/L), ở mật độ nay tỷ lệ sống và chất lượng nước cũng cao và tốt
hơn so với các mật độ lớn hơn. Tuy nhiện ở mật độ 3, 5 và 10 con/L tỷ lệ sống
cũng tương đối cao nhưng chất lượng nước giảm rõ rệt khi tăng mật độ thả
giống, được phản ánh thông qua tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của
cá. Ở mật độ 15 con/L, tỷ lệ sống chỉ còn 26% sau 14 ngày nuôi. Từ đó, tác
giả đề nghị trong sản xuất đại trà Mulgil platanus tốt nhất nên thả với mật độ
từ 3-5 con/L nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến sự tăng trưởng và tỷ lệ
sống của ấu trùng cá Nigrodigitatus Chrysichthys. Các ấu trùng 7 ngày
tuổi được bố trí lần lượt với các mật độ 5, 6, 7, 8, 9 ấu trùng/L. Tất cả đều
cho ăn thức ăn với hàm lượng protein thô 45% với 10% trọng lượng thân.
Kết quả sau 28 ngày ương cho thấy tỷ lệ sống ở các nghiệm thức khác biệt
không có ý nghĩa thống kê, dao động từ 86,77% đến 95,911%. Tuy nhiên
về tốc độ tăng trưởng thì ở mật độ 5-6 ấu trùng/lit là cao nhat và khác biệt
đàng kể so với các mật độ còn lại. Do đó theo tác giả, mật độ ương nuôi
phù hợp nhật đối với Nigrodigitatus Chrysichthys là 5-6 ấu trùng/L
(Pangni et al, 2008).
Theo Gomesa (2000) khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ
thả giống trên ao đất đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Brycon
cephalus. Ấu trùng được bố trí ngẫu nhiên với ba mật độ 30, 60, và 120
con/m2 trong 21 ngày. Các yếu tố thủy lý-hóa được kiểm tra thường xuyên
nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho ấu trùng sinh trưởng và phát triển. Số
liệu về sinh trưởng và phát triển được thu vào ngày thứ 0, 7, 14 và 21. Kết quả
của nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt về chiều dài giữa các nghiệm thức
mật độ vào ngày thứ 7, tuy nhiên từ ngày thứ 14 trở đi thì sự khác biệt này mới
có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau 21 ngày ương, tỷ lệ sống giữa các nghiêm
thức mật độ không có sự khác biệt có ý nghĩa. Qua đó, tác giả kết luận rằng
khi gia tăng mật độ ương nuôi sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng và độ đồng
đều của ấu trùng nhưng lại tăng tính sản xuất của ấu trùng Brycon cephalus.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống
và tính ăn thịt lẫn nhau trên cá Sander lucioperca L. bởi Szkudlarek (2007).
Thí nghiệm của ông được tiến hành với cá có trọng lượng trung bình 0,65g và
chiều dài tổng là 4,54cm bố trí với ba nghiệm thức mật độ, nghiệm thức A
(0,99g/L), nghiệm thức B (1,65g/L) và nghiệm thức C (2,31g/l). Kết quả sau
42 ngày nuôi, trọng lượng trung bình của các nhóm A, B và C lần lượt đạt
9,43g, 9,25g và 8,62g. Tỷ lệ sống là 52,5%, 56,1% và 56,1%. Các số liệu này
không có sự khác biệt có ỹ nghĩa thống kê (p>0,05). Từ đó, tác giả nhận định
18
mật độ thả giống không ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng, tỷ lệ sống cũng như
tinh ăn thịt lẫn nhau đối với Sander lucioperca (L.).
2.4 Tình hình nuôi cá đối
Cá đối là loài rộng muối và phân bố rộng rãi ở các thuỷ vực nước
ven biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, nó được biết
đến như là một loài cá đại chúng bởi vì chất lượng thịt và giá cả phải
chăng so với các loài cá đắt tiền khác như cá mú, cá chẽm. Cá đối còn
được coi là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở các nước thuộc vùng Địa
trung hải, Isael, Tuynisia, HongKong, Đài loan…do lớn nhanh và dễ nuôi
ghép với các loài khác. Ngoài ra trứng cá đối còn là một món ăn quý được
ưa thích của người Trung quốc, vì vậy chúng đã được xem như đối tượng
nuôi mới góp phần cải thiện đời sống người dân cũng như nâng cao giá trị
kinh tế thủy sản của nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.
Theo Nguyễn Thị Hồng Vân và Trần Thị Thanh Hiền, (2006) cá đối
thường được nuôi ghép với các đối tượng khác như cá măng, cá chẽm,
năng suất có thể đạt bình quân 400kg/ha tại Ấn Độ. Ở Hồng Kông, Đài
Loan và Israel, cá đối được nuôi ghép với cá chép Trung Quốc và cá đối là
đối tượng chính, mật độ nuôi lên tới 10.000-15.000 con/ha (cỡ cá: 7,5cm)
với 1.000-2.000 cá chép Trung Quốc. Khi kích cỡ đạt khoảng 12cm, cá
đối được thu tỉa còn khoảng 3.500 con/ha. Thức ăn cung cấp gồm: Cám
gạo (2 tháng đầu) sau đó là bánh dầu đậu phộng với cám gạo. Ngoài ra, ao
cũng được bón phân hữu cơ để tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên. Năng
suất thu được khoảng từ 2.500-3.000kg/ha.
Ở Đài Loan, cá đối được nuôi ghép với cá măng (2.000 con/ha) cá
chép Trung Quốc (3.250 con/ha) và cá chép (500 con/ha) ở mật độ 3.000
con/ha. Cá đạt 300 g/con sau 1 năm và 1,2kg/con sau 2 năm nuôi. Ngoài
ra cá đối còn được nuôi ghép với cá rô phi, cá chép và cá mè với tổng mật
độ khoảng 12.300 con/ha. Sau 4 tháng nuôi cá đối đạt 100g/con. (Nguyễn
Thị Hồng Vân và Trần Thị Thanh Hiền, 2006).
19
Phần 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại sản xuất giống thuộc huyện Năm
Căn, tỉnh Cà Mau, thời gian thực hiện từ tháng 12/2009 đến tháng
03/2010.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
Bể chứa 4m3 (3 bể) dùng chứa nước và nuôi luân trùng, nước mặn
được lấy trực tiếp từ sông đã qua xử lý bằng chlorine.
Máy bơm nước, túi lọc, cốc thủy tinh, lưới rây thức ăn, lưới lọc
luân trùng, cân điện tử 2 số lẻ, thau, chai nhựa và xô nhựa 15lít (33 cái)
dùng bố trí thí nghiệm.
Máy đo độ mặn, máy đo pH, nhiệt kế, kính hiển vi có thước đo và
cân điện tử 2 số lẻ.
Thức ăn: Luân trùng (Brachionus rotundifomis), artemia Vĩnh
Châu, tảo khô Spirulina và thức ăn Frippak 1 của tôm sú.
Cá đối bột dùng để bố trí thí nghiệm được thu từ sinh sản nhân tạo
tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Ảnh hưởng độ mặn khác nhau lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá đối bột
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần
với các độ mặn (5, 10, 15, 20, 25 và 30‰). Thí nghiệm được thực hiện
trong xô nhựa có thể tích 15 lít và ương với mật độ 20 con/L. Chiều dài cá
bột ban đầu là 2,49mm. Các nghiệm thức được sục khí nhẹ trong suốt quá
trình thí nghiệm.
Trước khi bố trí thí nghiệm cá bột ở độ mặn 25‰ và được thuần
hóa (tăng hoặc giảm) mỗi ngày 5‰ đến khi đạt độ mặn tương ứng với các
độ mặn của các nghiệm thức thí. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 30
ngày.
20
Chăm sóc và quản lý:
Cá được cho ăn ngày 4 lần (6h, 10h, 14h và 18h), trong đó luân
trùng (Brachionus rotundifomis) được cho từ ngày thứ 3-20 và cho ăn 1
lần/ngày với mật độ 5-10 con/ml, artemia được cho ăn từ ngày thứ 20-30
và cho ăn 1 lần/ngày với mật độ 1-2 con/ml (luân trùng và artemia được
cho ăn vào lúc 6h). Thức ăn của tôm sú: tảo khô (Spirulina) và frippak 1
cho ăn từ ngày thứ 3-30 với lượng 2-3 g/m3/ngày (3lần/ngày). Spirulina và
frippak 1 được phối trộn theo tỉ lệ 1:1, thức ăn được rây qua vợt co mắc
lưới 60-100 µ m. Thành phần của tảo khô Spirulina và frippak được thể
hiện ở Bảng 3.1. Định kỳ 3 ngày siphon và thay nước 1 lần, mỗi lần thay
khoảng 20-25% lượng nước có trong xô thí nghiệm.
Bảng 3.1: Thành phần thức ăn của tảo khô Spirulina và Frippak
Tỷ lệ (%)
Thành phần
Frippak
Tảo khô (Spirulina)
62,5
52,0
Lipid
6,9
14,5
Chất xơ
2,0
3,0
-
10,0
Carbonhydrate
10,0
-
Chất tro
42,0
-
400MNP/g
-
Protein
Độ Nm
Tổng số vi sinh có lợi
Các chỉ tiêu theo dõi:
Chỉ tiêu thủy lý: Nhiệt độ và pH được đo định kỳ 3 ngày/lần và
được đo vào buổi sáng và chiều (7giờ và 14 giờ).
Chỉ tiêu thủy hóa: Nitrite và TAN đo 3lần/tháng bằng phương pháp
phân tích.
Xác định tỷ lệ sống sau mỗi 10 ngày ương và xác định tăng trưởng
về chiều dài của cá sau 30 ngày ương.
3.3.2 Ảnh hưởng mật độ ương khác nhau lên sự tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá đối bột
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức
mật độ (20, 40, 60, 80 và 100 con/L), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Độ
mặn để bố trí thí nghiệm cá bột là 25 ‰. Chiều dài cá bột ban đầu là 2,43
21
mm/con. Thí nghiệm cũng được bố trí trong trại có mái che sáng tối và
được sục khí liên tục trong suốt quá trình ương.
Thí nghiệm được thực hiện trong xô nhựa có thể tích 15 lít và thời
gian tiến hành thí nghiệm là 30 ngày.
Khâu chăm sóc quản lý và theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu cũng
tương tự như thí ngiệm trên.
3.3.3 Phương pháp thu và phân tích các chỉ tiêu thủy lý hóa
Nhiệt độ được xác định bằng nhiệt kế, pH được đo bằng máy ECO
pH. Nitrite và TAN, thu mẫu nước vào chai nhựa 125 ml, bảo quản lạnh
sau đó tiến hành phân tích từng chỉ tiêu.
Nitrite: được xác định bằng phương pháp Griess llosvay, so màu
quang phổ ở bước sóng 530nm.
TAN: được xác định bằng phương pháp Indophenol Blue, so màu
quang phổ ở bước sóng 630nm.
3.3.4 Xác định tăng trưởng và tỉ lệ sống
Tăng trưởng theo ngày về chiều dài, DLG (mm/ngày)
L2 – L1
DLG (mm/ngày) =
t2 – t1
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về chiều dài, SGR (%/ngày)
Ln(L2) – Ln(L1)
SGR (%/ngày) =
X 100
t2 – t1
Trong đó:
L1: Chiều dài cá ở thời điểm đầu (mm) ứng với thời gian đầu t1 (ngày).
L2: Chiều dài cá ở thời điểm cuối (mm) ứng với thời gian cuối t2 (ngày).
Tỉ lệ sống:
Số cá thể cuối
Tỉ lệ sống (%) =
x 100
Số cá thể đầu
22
3.3.5 Xử lý số liệu
Số liệu được phân tích theo giá trị trung bình (Average), độ lệch
chuNn (Standard deviation) và sự khác biệt giữa các nghiệm thức thông
qua chương trình Excell Version 6.0, phần mềm SPSS 11.5 (phép thử
Duncan) ở mức ý nghĩa (p<0,05).
23
Phần 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Ương cá đối bột với các độ mặn khác nhau
4.1.1 Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ và pH
Nhiệt độ nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống của cá cũng như sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản của hầu hêt các thủy
sinh vật. Cá là loài động vật biến nhiệt nên chịu ảnh hưởng rất lớn vào sự thay
đổi của nhiệt độ (Trương Quốc Phú và ctv, 2006). Theo định luật Wanhoff:
“Khi nhiệt độ tăng lên 10 oC thì các quá trình sinh học trong cơ thể sinh vật
tăng lên 2-4 lần”. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tôm
cá, trao đổi chất của cá tăng khi nhiệt độ tăng. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt
độ 3-4oC có thể làm cho tôm, cá chết (Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thanh
Phương, 2000).
Bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ trung bình trong suốt quá trình thí nghiệm
dao động 26,03-26,16oC vào buổi sáng và 26,85-27,24oC vào buổi chiều.
Nhiệt độ dao động rất ít và nằm trong khoảng thích hợp để cá đối bột sinh
trưởng và phát triển của cá bột. Điều này phù hợp với nhận định của Đào
Mạnh Sơn và ctv (2003), cá đối phát triển tốt ở nhiệt độ 24–30oC.
Bảng 4.1: Nhiệt độ và pH trung bình của thí nghiệm
Độ mặn (‰)
Nhiệt độ (oC)
Sáng
pH
Chiều
Sáng
Chiều
5
26,2±0,5
26,9±0,5
9,03±0,05
9,02±0,04
10
26,0±0,3
26,9±0,3
8,93±0,06
8,95±0,05
15
26,1±0,4
27,0±0,3
8,84±0,07
8,88±0,04
20
26,1±0,4
27,0±0,3
8,76±0,05
8,77±0,05
25
26,1±0,4
27,1±0,3
8,68±0,08
8,71±0,05
30
26,0±0,3
27,2±0,4
8,72±0,06
8,73±0,07
Trong quá trình thí nghiệm, pH vào buổi sáng dao động từ 8,68-9,03 và
8,70-9,02 vào buổi chiều (Bảng 4.1). Yếu tố pH của môi trường là một trong
những nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống
của thủy sinh vật, pH thích hợp cho đời sống của thủy sinh vật là từ 6,5-9. Khi
24
pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình
phát triển của thủy sinh vật. Vì pH quá cao hay quá thấp đều làm thay đổi độ
thNm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối và
nước giữa cơ thể với môi trường (Trương Quốc Phú và ctv, 2006). Theo Boyd
(1998) thì pH dao động từ 6-9 đối với thủy vực nước ngọt và 8-9 ở các ao nuôi
thủy sản nước lợ, mặn. Như vậy, yếu tố pH trong quá trình thí nghiệm nằm
trong giới hạn thích hợp cho sự sống và phát triển bình thường của cá
Tóm lại, nhiệt độ và pH trong quá trình ương cá đều nằm trong khoảng
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá và có thể xem như các yếu tố
thủy lý không ảnh lớn đến kết quả sinh trưởng và phát triển của cá trong quá
trình thí nghiệm.
Nitrite và TAN
Trong quá trình thí nghiệm, hàm lượng TAN trong môi trường nước
dao động từ 0,26-0,52mg/L (Bảng 4.2), thấp nhất ở nghiệm thức độ mặn 20‰
và cao nhất ở độ mặn 30‰, sự khác biệt này là tương đối lớn. Tuy nhiên, theo
Boyd (1990) thì hàm lượng TAN thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,1-2,0
mg/L, như vậy hàm lượng TAN trong các bể thí nghiệm vẫn nằm trong
khoảng thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cá.
Bảng 4.2: Biến động hàm lượng Nitrite và TAN trong thí nghiệm
Độ mặn (‰)
Nitrite (mg/L)
TAN (mg/L)
5
10
15
20
0,68±0,15
0,66±0,03
0,51±0,21
0,39±0,13
0,35±0,13
0,26±0,20
25
0,51±0,08
0,39±0,21
30
0,61±0,06
0,52±0,33
Hàm lượng nitrite dao động từ 0,51-0,68mg/L, thấp nhất là ở độ mặn
25‰ và cao nhất là ở độ mặn 10‰ (Bảng 4.2). Hàm lượng nitrite cho phép
trong các ao nuôi cá là từ 0,01–1,7mg/L, nồng độ thích hợp nhất là 0,01-0,1
mg/L (Nguyễn Văn Bé, 1995). Theo Swann (1993), giới hạn nitrite cho trại
giống là <0,5 mg/L. Ở các thủy vực có hàm lượng Ca+ và Cl- thì có khuynh
hướng giảm tính độc của nitrite (Trương Quốc Phú và ctv, 2006). Như vậy
hàm lượng nitrite trong môi trường nước không gây ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của cá.
25