Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU đến sự THÀNH THỤC của tôm THẺ CHÂN TRẮNG (penaeus vannamai) NUÔI vỗ TRONG hệ THỐNG TUẦN HOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

VÕ VĂN NGUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU
ĐẾN SỰ THÀNH THỤC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Penaeus vannamai) NUÔI VỖ TRONG HỆ THỐNG TUẦN
HOÀN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

VÕ VĂN NGUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU
ĐẾN SỰ THÀNH THỤC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Penaeus vannamai) NUÔI VỖ TRONG HỆ THỐNG TUẦN
HOÀN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS TRẦN NGỌC HẢI


Ths. CHÂU TÀI TẢO

2012


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Trần Ngọc Hải và thầy Châu Tài
Tảo đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báo
để hoàn thành luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô và các anh chị bộ môn Kỹ thuật nuôi
hải sản đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô khoa thủy sản đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức quí báo trong suốt thời gian tôi học tập.
Cảm ơn anh Lộc lớp cao học khóa 17 đã cùng tôi thực hiệ n đề tài này.
Cảm ơn các bạn lớp nuôi trồng thủy sản khóa 34 lớp 1 và lớp 2 đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm đề tài.
Sau cùng là lòng biết ơn đến gia đình, những người thân và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học này.
Tác giả luận văn

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn
khác nhau (Thức ăn tôm sú + mực tỷ lệ 2:1 và 100% Mực) lên sự thành thục tôm
chân trắng bố mẹ nuôi trong bể lọc tuần hoàn.
Thí nghiệm được bố trí trong 2 bể composite thể tích 8 m3, mật độ 25
cặp/bể với tỷ lệ đực:cái là 1:1. Bể nuôi được kết nối với bể lọc sinh học bên
ngoài. Khối lượng trung bình tôm chân trắng bố trí ban đầu là 43,55 g đối với tôm

cái và 35,26 g đối với tôm đực.
Sau 2 tháng nuôi, tôm cái đạt khối lượng trung bình 45,54 – 49,55 g, con
đực là 36,90 – 37,10 g đạt kích thước sinh sản. Tỷ lệ sống nghiệm thức thức ăn
tôm sú kết hợp với mực (96 – 100 %) cao hơn nghiệm thức 100% mực (88 –
96%). Sức sinh sản ở nghiệm thức thức ăn tôm sú kết hợp với mực (2.589 trứng/g)
thấp hơn nghiệm thức 100% mực (2.743 trứng/g) nhưng tỷ lệ nở nghiệm thức thức ăn
tôm sú kết hợp với mực lại cho kết quả cao hơn (76,02%) còn nghiệm thức 100%
mực (61,41%). Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các
nghiệm thức.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i
TÓM TẮT ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU.............................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài .......................................................................................... 2
1.3. Nội dung đề tài.......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
2.1. Sơ lược về đặc điểm sinh học tôm chân trắng............................................ 3
2.1.1. Vị trí phân loại ................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái .............................................................................. 4
2.1.3. Phân bố và tập tính sống ..................................................................... 5
2.1.4. Vòng đời phát triển............................................................................. 6

2.1.5. Tập tính và nhu cầu dinh dưỡng.......................................................... 6
2.1.6. Sinh trưởng và lột xác......................................................................... 7
2.1.7. Đặc điểm sinh sản............................................................................... 8
2.2. Tình hình phát triển nghề nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam.10
2.2.1. Trên thế giới ......................................................................................10
2.2.2. Tại Việt Nam.....................................................................................12
2.3. Một số nghiên cứu về sản xuất giống tôm chân trắng ...............................14
2.3.1 Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái .......................................................14
2.3.2 Nghiên cứu về dinh dưỡng .................................................................15
CHƯƠNG 3 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................17
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................17
3.2. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................17
3.2.1. Dụng cụ.............................................................................................17
3.2.2. Thức ăn, thuốc và hóa chất ................................................................17
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................18
3.3.1.Hệ thống bể nuôi thành thục tôm bố/mẹ .............................................18
3.3.2. Nguồn nước thí nghiệm .....................................................................18
3.3.3. Vận hành bể nuôi...............................................................................18
3.3.4. Nguồn tôm bố/mẹ ..............................................................................19
3.3.5. Bố trí thí nghiệm ...............................................................................19
3.3.6. Các chỉ tiêu theo dõi ..........................................................................21
3.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................22
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................23
4.1. Các yếu tố môi trường trong bể nuôi vỗ thành thục tôm bố/mẹ tuần hoàn 23

iii


4.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng của tôm chân trắng bố mẹ trong bể
nuôi vỗ tuần hoàn ...........................................................................................25

4.2.1. Tăng trưởng của tôm đực...................................................................25
4.2.2. Tăng trưởng của tôm cái ....................................................................27
4.3. Tỷ lệ sống tôm chân trắng bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ trong bể tuần
hoàn................................................................................................................28
4.4. Cắt mắt tôm mẹ........................................................................................29
4.5. Khả năng lột xác và giao vĩ của tôm chân trắng .......................................30
4.6. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên thành thục tôm chân trắng
bố mẹ nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn .........................................................32
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................34
5.1. Kết luận ...................................................................................................34
5.2. Đề xuất ....................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................35
PHỤ LỤC ..........................................................................................................38

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ .................................... 23
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng về chiều dài
(cm) của tôm đực ................................................................................................ 26
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng về khối
lượng (g) của tôm đực ......................................................................................... 26
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng về chiều dài
(cm) của tôm cái.................................................................................................. 27
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng về khối
lượng (g) của tôm cái .......................................................................................... 27
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thức ăn đến sức sinh sản, tỷ lệ nở tôm chân trắng ....... 32


v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tôm chân trắng (Penaeus vannamei , Boone 1931) ...............................3
Hình 2.2: Cơ quan sinh dục cái (Thelycum) của tôm chân trắng (a); Cơ quan sinh
dục đực (Petasma) của tôm chân trắng (b) .............................................................5
Hình 2.3: Vòng đời của tôm chân trắng .................................................................6
Hình 3.1: Tôm chân trắng (Penaeus vannamei , Boone 1931) ............................. 17
Hình 3.2: Hệ thống bể nuôi vỗ tôm bố mẹ tuần hoàn ........................................... 18
Hình 3.3. Dùng dây thun cột cuống mắt tôm cái .................................................. 20
Hình 4.1: Tỷ lệ sống tôm đực .............................................................................. 28
Hình 4.2: Tỷ lệ sống của tôm cái ......................................................................... 29
Hình 4.3: Tỷ lệ sống tôm cái sau khi cắt mắt ....................................................... 30
Hình 4.4: Buồng trứng tôm cái tham gia giao vĩ (a) Túi tinh tôm đực tham
giao vĩ (b) Tôm cái mang túi tinh của tôm đực (c) ............................................... 31

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DHA: DocosaHexanoic Acid EPA:
EicosaPentaenoic Acid ĐBSCL:
Đồng Bằng Sông Cửu Long
IHHNV: Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
G: gram
HUFA: Highly Unsaturated Fatty Acids

L: litre
MIH: Molt - Inhibiting Hormone
NT1: Nghiệm thức 1
NT2: Nghiệm thức 2
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
USD: United States Dollar
WSSV: White Spot Syndrome Virus ( vi rút gây hội chứng đốm trắng)

vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam với diện tích đất liền 329.297 km2, vùng biển rộng hơn 1 triệu
km2 và có bờ biển dài hơn 3.260 km, rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2011 là năm ngành
thủy sản cả nước có được kết quả đáng phấn khởi cả về sản xuất nuôi trồng, khai
thác và xuất khẩu. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt 1.099.000
ha, tăng 2,5 %. Sản lượng thủy sản ước đạt 5,32 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi
trồng đạt 3 triệu tấn, tăng 7,8 % và sản lượng khai thác đạt 2,35 triệu tấn, tăng
2,32 % so với 2010. Giá trị xuất khẩu ước đạt 6 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm
2010. Năm 2012, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản quý I/2012 ước đạt
1.134,4 ngàn tấn, tăng 3 % so với cùng kỳ năm 2011 ().
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu
thủy sản chính ngạch của cả nước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 15,3 % so với cùng kỳ
năm ngoái. Nhìn chung, trong những năm qua ngành thủy sản nước ta phát triển
rất mạnh góp phần vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà
().


Bên cạnh các các đối tượng nuôi chủ lực như cá tra và tôm sú thì tôm chân
trắng đã và đang phát triển nuôi mạnh, diện tích và sản lượng tôm chân trắng liên
tục tăng trong thời gian qua. Theo Bộ NN&PTNT, 12/2009 thì diện tích nuôi tôm
chân trắng cả nước đạt 19.171 ha sản lượng đạt 87.964 tấn chiếm gần 20 % tổng
sản lượng nuôi tôm của cả nước; Năm 2010 diện tích nuôi tôm chân trắng cả
nước là 25.000 ha, đạt sản lượng 135.000 tấn; Năm 2011 diện tích nuôi tôm chân
trắng cả nước là 33.049 ha, đạt sản lượng 176.451 tấn, bằng 129,06% năm 2010 .
Đồng Bằng Sông Cửu Long, năm 2008, Bộ NN&PTNT cho phép khu vực phát
triển nuôi tôm chân trắng. Các tỉnh ĐBSCL mới bắt đầu nuôi tôm chân trắng,
theo số liệu của cục Nuôi Trồng Thủy Sản tháng 8/2008 với diện tích nuôi tôm
chân trắng khoảng 807 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 0,15% tổng diện tích mặn lợ
của vùng. Trong 9 tháng đầu năm 2011, diện tích thả nuôi tôm chân trắng là
12.257 ha (chiếm 40% diện tích cả nước), đạt 39.789 tấn.
Tuy nhiên, với sự phát triển ồ ạt như trên tình hình dịch bệnh xảy ra trên
diện rộng và diễn biến phức tạp trên tôm chân trắng và gây thiệt hại đáng kể. Tính
đến hết tháng 3 năm 2012, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, thì diện tích thả

1


nuôi tôm chân trắng bị thiệt hại 612 ha (chiếm 19,66% diện tích thả nuôi
3.112,3ha) chủ yếu tại các tỉnh phía Nam. Tôm chết do nhiều nguyên nhân nhưng
nguyên nhân quan trọng phải kể đến chất lượng tôm giống kém. Bên cạnh đó,
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 3 năm 2012 cả nước có
103 trại sản xuất giống tôm chân trắng, Với sản lượng giống sản xuất khoảng 3,5
tỷ giống tôm chân trắng. So với cùng kỳ năm 2011, số cơ sở sản xuất giống tôm
nước lợ giảm đáng kể (bằng 90% số trại năm 2011), ().
Hiện các tỉnh ĐBSCL đang vào vụ thả tôm nhu cầu con giống rất lớn do
năm nay nhiều hộ nuôi tôm sú chuyển sang tôm chân trắng. Với tình hình như

hiện nay thì sản lượng tôm giống nước ta hi ện chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi của
cả nước. Song, nguồn tôm bố mẹ sử dụng cho sản xuất giống tôm chân trắng chủ
yếu nhập Singapore, Thái Lan, Hawaii - Mỹ, Indonexia. Do đó không chủ động
được nguồn tôm bố mẹ, không kiểm soát được đầu vào nên chất lượng con giống
bấp bênh. Vì vậy, việc tạo ra nguồn tôm bố mẹ trong nước có chất lượng tốt đáp
ứng kịp thời nhu cầu nuôi trong nước là hết sức cần thiết. Và việc xác định được
thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ là vấn đề quan trọng trong sản xuất giống.
Từ những tình hình trên thì đề tài “Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác
nhau đến sự thành thục của tôm chân trắng (Penaeus vannamei) nuôi vỗ
trong hệ thống tuần hoàn ” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu đề tài
Nhằm tìm ra công thức thức ăn nuôi vỗ cho chất lượng sinh sản tôm chân
trắng tốt nhất cho quá trình sản xuất giống và chủ động được nguồn tôm bố mẹ
sinh sản.
1.3. Nội dung đề tài
Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến sự tăng trưởng, sức sinh sản và tỷ
lệ nở của tôm chân trắng nuôi trong bể tuần hoàn.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về đặc điểm sinh học tôm chân trắng
2.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Arthropoda (Chân khớp)
Lớp: Crustacea (Giáp xác)
Bộ: Decapoda (Mười chân)
Bộ phụ: Natantia (Bơi)
Họ: Penaeidae (Tôm he)

Giống: Penaeus (Tôm he)
Loài: Penaeus vannamei , Boone 1931.
hay litopenaeus vannamei, Boone 1931.
Tên gọi
Tên thường gọi : Tôm bạc Thái Bình Dương, Camaron blanco, WhiteLeg
shrimp.
Tên của FAO

: Camaron patiblanco.

Tên Việt Nam : Tôm chân trắng, Tôm thẻ chân trắng

Hình 2.1: Tôm chân trắng (Penaeus vannamei , Boone 1931)
( />
3


2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009), tôm chân trắng có
cơ thể có màu trắng hay nhợt nhạt và tôm này rất khó phân biệt với loài tôm xanh
(penaeus styliferostris). Theo Đào Văn Trí (2011), tôm chân trắng nhìn hình thái
ngoài tôm gần giống với loài tôm bạc (penaeus merguiensis) và được phân biệt
với các loài tôm he khác dựa vào đốt bụng đầu tiên có kích cỡ tương đồng với các
đốt còn lại. Tôm trưởng thành có thể đạt đến kích thước 23 cm chiều dài.
Cấu tạo cơ thể chia làm 2 phần: Phần đầu ngực được bao phủ và bảo vệ
bởi vỏ giáp đầu ngực. Phần thân được chia làm 7 đốt , 5 đốt đầu mỗi đốt mang 1
đôi chân bơi, đốt bụng thứ 7 biến thành telson. Phần thân có vỏ bọc trong suốt và
thường có màu xanh dương nhạt do sự hiện diện của tế bào sắc tố
chromatophores, có thể thấy rõ đường ruột chạy dọc theo chiều dài thân.
– Chủy (rostrum): Tương đối dài và cứng, có hình dáng như một lưỡi

kiếm, có 8 – 9 răng trên chủy và 2 răng dưới chủy. Ở tôm nhỏ chủy dài hơn nhiều
so với gốc anten.
– Antennule và Antenna: Là cơ quan khứu giác vá giúp giữ thăng bằng cho
cơ thể. Anten có màu đỏ, dài hơn chiều dài thân 1,5 – 3 lần.
– Chân hàm (maxilliped): Có 3 cặp chân hàm có chức năng nghiền nát
thức ăn, hỗ trợ cho việc bắt mồi, giúp hoạt động hô hấp và bơi lội.
– Chân ngực (pereiopods): Có 5 cặp chân ngực giúp tôm bắt mồi và bò.
Các chân bò có màu trắng ngà, trên chân bò thường có các vết chấm màu đỏ
thẫm, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh.
– Chân bụng (pleopods): Có 5 đôi chân bụng thích nghi cho hoạt động bơi
lội, có màu vàng nhạt.
– Đuôi (telson): Có một cặp chân đuôi (uropod) giúp tôm điều chỉnh lên
xuống trong tầng nước.
Tôm chân trắng thuộc loại lưỡng hình phái tính, con cái có kích thước lớn
hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái thông qua cơ quan sinh
dục phụ bên ngoài.
– Thelycum: Là bộ phận sinh dục thứ cấp của tôm cái nằm ở giữa cặp chân
ngực thứ 4 và 5. Khi giao vĩ, thelycum là nơi tiếp nhận túi tinh của tôm đực. Tôm
cái thành thục có nang lưu tinh hở (Hình 2.2 a)

4


– Petasma: Là bộ sinh dục thứ cấp của tôm đực, nằm ở giữa cặp chân bụng
thứ nhất. Tôm đực thành thục có tuyến sinh dục rất phức tạp, bao gồm khối tinh
có vỏ bên ngoài bao bọc xung quanh, phần vỏ bọc này có cấu trúc liên kết rất
phức tạp. Các tế bào tinh chín có thể nằm trong bó sinh tinh. Khi giao vĩ túi tinh
của tôm đực phóng ra từ 2 lỗ sinh dục đực nằm ở gốc chân bò 5 và petasma gắn
túi tinh lên Nang lưu tinh (thelycum), (Hình 2.2 b).


a

b

Hình 2.2: Cơ quan sinh dục cái (Thelycum) của tôm chân trắng (a); Cơ quan sinh
dục đực (Petasma) của tôm chân trắng (b)
(King, 1948. #v=onepage&q&f=true)

2.1.3. Phân bố và tập tính sống
Tôm chân trắng phân bố Đông Thái Bình Dương từ miền Bắc Mexico đến
Tumbes ở Peru, trong các khu vực nơi có nhiệt độ nước lớn 20°C quanh năm.
( />
Tôm chân trắng là loài tôm biển nhiệt đới. Tôm chân trắng sống ngoài
vùng biển tự nhiên có nền đáy cát, độ sâu 0 – 72 m, nhiệt độ nước 25 – 32 0C, độ
mặn 28 – 34 ‰, pH 7,7 – 8,3. Khi tôm còn nhỏ sống ở vùng cửa sông khi trưởng
thành sống vùng ven biển gần bờ, ban ngày thì tôm vùi mình trong bùn ban đêm
mới bò đi kiếm ăn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003). Theo Nguyễn Khắc
Hường (2002) tôm chân trắng ưa thích nhiệt độ trong khoảng 20 – 30 0C tốt nhất
25 – 28 0C, khi nhiệt độ thấp hơn 15 0C hoặc lớn hơn 35 0C tôm ngừng bắt mồi và
khi nhiệt độ 5 0C hay trên 40 0C tôm sẽ chết.
Theo FAO, tôm chân trắng thích nghi với biên độ mặn rộng từ 0.5 – 45 ‰,
khoảng thích hợp ở 7 – 34 ‰, nhưng tôm có thể phát triển tốt ở độ mặn thấp
khoảng 10 – 15 ‰, ( Theo
5


Phạm Văn Trang và ctv (2004) cho rằng khi thuần hóa tốt tôm chân trắng có thể
nuôi trong môi trường nước ngọt.
2.1.4. Vòng đời phát triển
Ở thời kỳ ấu niên và thiếu niên Tôm chân trắng sống ở vùng cửa sông. Ở

giai đoạn sắp trưởng thành và trưởng thành, khi tôm có thể tham gia sinh sản lần
đầu thì chúng sống ở vùng triều ở độ sâu khoảng 7- 20m nước. Đối với những
con trưởng thành và sản phẩm sinh dục đã chín hoàn toàn thì chúng di chuyển ra
vùng biển khơi ở độ sâu khoảng 70m nước và tham gia sinh sản tại đây. Trứng và
ấu trùng Mysis sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt vào
bờ. Khi đến vùng triều thì ấu trùng đã chuyển sang giai đoạn Postlarvae và tiếp
tục theo thủy triều trôi dạt vào vùng cửa sông, phát triển thành ấu niên và tiếp tục
vòng đời của chúng (Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Hường và Lục Minh diệp,
2006).

Hình 2.3: Vòng đời của tôm chân trắng
( />
2.1.5. Tập tính và nhu cầu dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp. Giống như các loài tôm he khác, thức ăn của
tôm chân trắng cũng cần các thành phần: protid, lipid, glucid, vitamin và muối

6


khoáng… thiếu hay không cân đối đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ sinh
trưởng của tôm. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chân trắng rất cao, trong
điều kiện nuôi bình thường, lượng cho ăn chỉ cần 5 % thể trọng tôm. Trong thời
kỳ tôm sinh sản và đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì
nhu cầu về lượng thức ăn hàng ngà y tăng lên gấp 3 – 5 lần (Thái Bá Hồ và Ngô
Trọng Lư, 2003).
Theo Smith và ctv, cho rằng hàm lượng protein phù hợp trong thức ăn của
tôm chân trắng khoảng 36 % hoặc cao hơn. Nghiên cứu của Villason (1991), cho
rằng tôm chân trắng không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao như tôm sú
(penaeus monodon) hay tôm he Nhật Bản (penaeus japonicus), 35 % coi như là
thích hợp hơn cả, trong đó khẩu phần thức ăn có mực tươi rất được tôm ưa

chuộng. Lim và ctv (1997) đã chỉ ra rằng hàm lượng omega – 3 cao trong dầu cá
mòi rất tốt cho sự sinh trưởng của tôm chân trắng. Trong các loại dầu thực vật,
loại dầu giàu linolenic acid (18:3n-3) có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại dầu
giàu linoleic (18:2n-6). Tác giả kết luận rằng cả 2 loại acid béo n-6 và n-3 cần
thiết trong khẩu phần ăn, tuy nhiên acid béo không no bão hòa cao (n-3 HUFA)
tạo ra mức tối ưu cho sự phát triển, hiệu quả thức ăn và tỷ lệ sống. Araujo và
Lawrence (1991) cho rằng, tôm chân trắng nhỏ (4-6 g) có khả năng kéo chuỗi dài
LNA để tổng hợp eicosapentaenoic (20:5n-3, EPA) và dososahexaenoic (22:6n-3,
DHA) khi chúng được cho ăn thức ăn có bổ sung dầu lanh, nhưng hàm lượng acid
béo trong tôm nuôi cho ăn thức ăn có bổ sung dầu cá mòi tương đồng với tôm tự
nhiên (được trích bởi Đào Văn Trí, 2011).
2.1.6. Sinh trưởng và lột xác
Trong quá trình tăng trưởng, khi khối lượng và kích thước tăng lên đến
mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ bên ngoài để lớn lên. Sự lột xác đi đôi
với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng
khi tôm đang trong thời kỳ sinh sản (Đào Văn Trí, 2011).
Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009), tiến trình lột xác của
tôm trải qua 4 giai đoạn gồm: tiền lột xác; lột xác; hậu lột xác và giữa lột xác với
thời gian dài nhất. Các quá trình này diễn ra như sa u: sự kết dính giữa biểu mô và
vỏ tôm bị lỏng lẻo ra; Cơ thể nhanh chóng rút ra khỏi cơ thể cũ; Cơ thể hấp thụ
nước để nở rộng và lớn nhanh; Cơ thể cứng cáp nhờ chất khoáng và chất đạm.
Tôm tăng trưởng không liên tục mà có tính gián đoạn theo hình bậc than g do tôm
có hiện tượng lột xác. Quá trình lột xác và tốc độ tăng trưởng của tôm chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi nhiều yếu tố như dinh dưỡng và môi trường nước. Theo Đào
7


Văn Trí (2011), sự lột xác chịu sự ức chế của hormon MIH (molt-inhibiting
hormone) được tiết ra từ các tế bào trong cơ quan cuống mắt, truyền theo sợi trục
tuyến xoang, chúng tích lũy và chuyển vào trong máu, giúp kiểm tra chặt chẽ sự

lột xác. Ở tôm cua trưởng thành, chu kỳ lột xác liên quan chặt chẽ với chu kỳ sinh
sản (giao vĩ, thành thục và đẻ trứng)
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2003), tôm chân trắng lột xác về ban
đêm, khoảng cách 20 ngày lột xác 1 lần. Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ và tôm lớn
cần 1 – 2 ngày thì vỏ cứng lại. Tôm chân trắng tốc độ tăng trưởng trong thời gian
đầu 3 g/tuần với mật độ nuôi 100 con/m2, khi tôm cỡ 30 g thì tăng trưỡng chậm
dần 1 g/tuần. Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực, nuôi 60 ngày có thể đạt cở
thương phẩm 23 cm. Trong điều kiện tự nhiên, nhiệt độ nước 30 – 32 0C, độ mặn
20 – 24 ‰, từ tôm bột đạt cỡ tôm trung bình 40 g/con, chiều dài thân 14 cm mất
khoảng 180 ngày nuôi.
Theo FAO, trong điều kiện nuôi thương phẩm trong ao đất ở Châu Á, tốc
độ tăng trưởng thường đạt 1,0 – 1,5 g/tuần với tỷ lệ sống 80 – 90%, nuôi ở mật độ
cao từ 60 – 150 con/m2 được nuôi phổ biến ở Thái Lan và Indonesia. Trong điều
kiện tuần hoàn tôm chân trắng có thể nuôi ở mật độ cao 400 con/m2, sản lượng
của tôm chân trắng cao hơn nhiều so với tôm sú trên cùng một đơn vị diện tích.
( />
2.1.7. Đặc điểm sinh sản
2.1.7.1. Kích cở và tuổi thành thục
Theo Motoh (1985), cho rằng tôm đạt thành thục là lúc kích cở nhỏ nhất
mà có thể thấy túi tinh ở đầu cơ quan giao vĩ của con đực, trong túi chứa tinh ở
con cái và cho rằng trong tự nhiên thì các loài tôm thuộc giống Penaeus sau 8 –
10 tháng thì thành thục (trích bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương,
2009). Theo Đào Văn Trí (2011), sau 6 – 7 tháng nuôi thì tôm chân trắng đực và
cái đạt tuổi thành thục. Tôm cái có thể tham gia sinh sản lần đầu có khối lượng
trên 28 g, tôm đực là 20 g.
Theo FAO, trong điều kiện ao nuôi thương phẩm, kích thước tối thiểu sinh
sản cho tôm sú mẹ là 100 g, thời gian nuôi là 10-12 tháng. Trong khi tôm chân
trắng là 35 g, nuôi trong 7 tháng.
( Litopenaeus_vannamei/en).


8


2.1.7.2. Sự phát triển của buồng trứng
Theo Tuma (1976); Nguyễn Văn Chung (2004) buồng trứng của tôm chân
trắng được chia làm 5 giai đoạn chính (trích bởi Đào Văn Trí (2011):
+ Giai đoạn I: Buồng trong suốt, nhỏ hơn ống ruột. Buồng trứng gồm các
noãn nguyên bào có kích thước rất nhỏ có thể thấy dưới kính hiển vi.
+ Giai đoạn II: Buồng trứng đang phát triển, có một số tế bào sắc tố trên bề
mặt buồng trứng. Buồng trứng ở pha sinh trưởng nhỏ, bao gồm các noãn nguyên
bào có nhân lớn ở giữa, đường kính noãn hoàng từ 50 – 70 micron. Vành nguyên
sinh chất phát triển bao quanh nhân và có phản ứng mạnh với thuốc nhuộm kiềm.
+ Giai đoạn III: Buồng trứng phát triển hơi lớn, kéo dài từ phần đầu ngực
đến mặt lưng đốt bụng VI, có màu xanh nhạt và mắt thường dễ nhận biết. Các
noãn nguyên bào ở pha sinh trưởng lớn, vành nguyên sinh chất phát triển rộng và
xuất hiện các hạt noãn hoàng. Đường kính noãn hoàn ở giai đoạn từ 100 – 120
micron.
+ Giai đoạn IV: Buồng trứng phát triển, phình to thành hình tai ở vùng
lưng đốt bụng thứ nhất, mắt thường rất dễ nhận biết. Noãn bào đã kết thúc pha
sinh trưởng lớn, chuyển sang pha chín rụng, trên kính hiển vi có thể hình rõ từng
tế bào trứng có nhân nhỏ và vành nguyên sinh chất rộng. Đường kính noãn hoàng
từ 130 – 150 micron. Đây là giai đoạn tôm mẹ thành thục và đẻ trứng.
+ Giai đoạn V: Tôm đã đẻ, buồng trứng mềm, nhăn nheo và màu nhạt. Bên
trong buồng trứng còn chứa các noãn bào non, các Follicule rỗng và một số tế bào
trứng ở các gia đoạn khác nhau còn sót lại.
2.1.7.3. Đặc điểm giao vĩ
Tôm chân trắng thuộc nhóm thelycum hở, tôm giao vĩ chỉ vài giờ trước
khi đẻ trứng và túi tinh của tôm đực được chuyển sang tôm cái và nằm bên ngoài
thelycum để thụ tinh cho trứng khi đẻ. Và theo trình tự: lột xác – thành thục –
giao vĩ – đẻ trứng. Hiện tượng giao vĩ ở tôm xảy ra khi có sự tiết pheromone sinh

dục và tôm đực nhận biết nhờ râu thứ nhất hay gai râu thứ nhất. Tôm chân trắng
thường giao vĩ vào chiều tối hay đầu hôm của đêm đẻ trứng, khoảng 19:00 -20:00.
Các bước trong quá trình giao vĩ của tôm: một hay nhiều con đực bị con cái hấp
dẫn, tiếp cận con cái từ phía sau, con đực chạm đầu gai chủy vào dưới đuôi con
cái; con cái bơi lên mặt nước và chúng rược đuổi nhau hay bơi song song, con
đực thường bơi phía dưới và sau con cái; và từ phía dưới con cái, con đực ngửa

9


lên với tư thế đầu áp đầu, bụng áp bụng hay đầu áp đuôi (Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2003), mùa vụ sinh sản tôm chân
trắng hầu như đều bắt được tôm cái mang trứng ở biển. Ở Bắc Equado mùa đẻ rộ
vào tháng 4 – 5, còn ở Pêru mùa tôm đẻ chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 4. Trong
điều kiện nuôi tỷ lệ tôm giao phối tự nhiên kết quả rất thấp.
2.1.7.4. Đẻ trứng và sức sinh sản
Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009), nhóm thuộc
thelycum hở thường đẻ trứng vào ban đêm thường 22:30-0:30 giờ. Trước khi đẻ
trứng con cái nằm yên trên đáy bể. Khi bắt đầu đẻ trứng con cái bơi tới và thỉnh
thoảng búng nhanh. Sau đó, bơi chậm lại và đẻ trứng rơi vào nước. Các chân
bụng hoạt động nhanh để phân tán trứng đều trong nước và rơi xuống đáy bể.
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2003), tôm chân trắng đẻ trứng chủ
yếu vào thời gian từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Thời gian từ lúc bắt đầu đẻ đến lúc
đẻ xong chỉ độ 1 – 2 phút. Buồng trứng tôm cái thành thục có màu hồng, trứng
sau khi đẻ có màu xanh vỏ đậu. Số lượng trứng đẻ ra tùy theo kích cỡ của tôm
mẹ. Tôm mẹ dài cỡ 14 cm có lượng trứng (sức sinh sản tuyệt đối) 100.000 –
150.000 trứng. Sau mỗi lần đẻ hết trứng thì buồng trứng l ại tiếp tục phát dục. thời
gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 – 3 ngày, con đẻ nhiều nhất trên 10 lần/năm,
thường sau khi đẻ 3 – 4 lần liên tiếp thì có lần lột xác. Đối với con đực thì túi tinh

được tái phát dục nhiều lần, nhưng thời gian thành thục tương đối dài. Qua quan
sát thấy từ lúc phóng chùm tinh giáp đầu tiên đến hết tinh giáp đã thành thục cần
khoảng 20 ngày, trứng thụ tinh sau 14 giờ thì nở ra Nauplius . Theo FAO, tôm
chân trắng có trọng lượng 30-45 g sẽ đẻ trứng 100.000 – 250.000 trứng, đường
kính trứng khoảng 0,22 mm và trứng nở sau 16 giờ.
( culture dspecies/Litopenaeus _vannamei/en)

2.2. Tình hình phát triển nghề nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Tôm chân trắng có nguồn gốc từ Thái Bình Dương từ Mexico, Nam Mỹ
đến Peru nơi này có nhiệt độ nước quanh năm trên 20 0C.
Vào những năm 1970 – 1980, tôm chân trắng được chuyển từ nơi phân bố
tự nhiên của chúng trên biển Thái Bình Dương của Trung và Nam Mỹ, từ Mexico
đến Peru. Từ đây, người ta đã nuôi thử chúng ở Tây Nam Thái Bình Dương, tại
Mỹ và Hawaii, tới Đông Đại Tây Dương từ Carolina, Texas, miền bắc Mexico,
10


Belize, Nicaragua, Comlombia, Venezuela và Nam Brazil. Hiện nay, hầu hết các
nước này đều có hệ thống nuôi khá hoàn chỉnh về tôm chân trắng.
Tôm chân trắng được nuôi ở Châu Á vào những năm 1978/1979, khi tổ
chức FAO ở Phillipine cho tiến hành nuôi thử, năm 1988 tôm chân trắng tiếp tục
được nuôi thử tại Trung Quốc. những thử nghiệm ban đầu này, chỉ có Trung
Quốc là tồn tại và phát triển. Nă m 1994, người Trung Quốc đã tự sản xuất được
tôm giống phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm trong nước.
Vào năm 1987, Agromarina Panama đã chuyển gần 100.000 post tôm chân
trắng đến Phillipine nhưng không thành công và việc thúc đẩy nuôi loài này ở
Phillipine bị hoãn lại hơn 10 năm.
Tôm bố mẹ sạch bệnh được chuyển từ Châu Mỹ đến Đài Loan vào năm
1996 và thành công trong quá trình cho đẻ, dưỡng ấu trùng dẫn đến nhu cầu về

tôm bố mẹ tự nhiên từ các nước Nam Mỹ vào năm 1997. Sản lượng ban đầu 12
tấn/ha 12 – 15 g/con, sau 75 ngày nuôi, tương tự ở Thái Lan và Indonexia.
Giữa năm 1998, tại Đài Loan và Trung Quốc đã sản xuất thành công tôm
bố mẹ từ ao nuôi. Tuy nhiên dịch bệnh, đặc biệt là Taura, WSSV, IHHNV (bị đưa
vào cùng với tôm bố mẹ tự nhiên từ Châu Mỹ) đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và
dẫn tới xu hướng sử dụng tôm bố mẹ rẻ hơn mà không quan tâm đến các vấn đề
về bản chất giống hay an toàn sinh học (Đỗ Thị Thu Minh, 2008)
Tổng sản lượng tôm chân trắng trong khu vực đạt 193.000 tấn vào năm
1998, sau đó giảm xuống còn 143.000 tấn vào năm 2000 rồi nhanh chóng tăng
trưởng trở lại vào năm 2004, đạt 270.000 tấn. Cũng trong thời gian này, nhiều
quốc gia châu Á cũng cho du nhập tôm chân trắng vào nuôi và nhanh chóng trở
thành một đối tượng nuôi trồng mới cho năng suất và hiệu quả cao. Theo FAO,
thì tổng sản lượng tôm chân trắng ở Châu Á đã đạt xấp xỉ 1.116.000 tấn vào năm
2004, nâng tổng sản lượng toàn cầu lên con số 1.386.000 tấn.
Trong thời điểm này nhiều quốc gia châu Á miễn cưỡng đối với tôm chân
trắng do xuất hiện nhiều thông tin quan ngại về dịch bệnh từ tôm chân trắng và
không dám cho du nhập. Năm quốc gia châu Á là Campuchia, Ấn Độ, Malaysia,
Myanmar và Philippines chỉ dám nuôi thử nghiệm cách ly hoàn toàn với môi
trường bên ngoài. Riêng Thái Lan và Indonesia cho thả nổi việc du nhập và nuôi
trồng dù các quan chức ngành thủy sản có khuyến cáo về nguy cơ. Theo thống kê
của FAO năm 2004, các quốc gia sản xuất nhiều tôm chân trắng nhất gồm Trung

11


Quốc (700.000 tấn), Thái Lan (400.000 tấn), Indonesia (300.000 tấn) và Việt
Nam (50.000 tấn), ().
Tổng sản lượng tôm chân trắng tăng lên nhanh chóng, năm 2007 đạt
2.200.000 tấn, đứng đầu sản lượng tôm nuôi thế giới. Trong khi đó, sản lượng
tôm sú trên thế giới gần như chững lại và có xu hướng giảm xuống trong những

năm gần đây, đạt dưới 600.000 tấn năm 2007 (FAO, 2009 trích bởi Trần Ngọc
Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Sản lượng tôm chân trắng từ các quốc gia
Châu Á tăng lên không ngừng trong thời gian gần đây đến 2010 tổng sản lượng
đạt 2.270.000 tấn, chiếm 85,78 % so với sản lượng của tôm chân trắng trên toàn
cầu 2.646.300 tấn.
2.2.2. Tại Việt Nam
Tôm chân trắng được đưa Việt Nam năm 2001, nhập từ Đài Loan, Hawaii
và Trung Quốc và được nuôi thử nghiệm tại Khánh Hòa, Phú Yên và Bạc Liêu.
Kết quả nuôi thử nghiệm đã được tổng kết và đánh giá, tôm chân trắng nuôi tại
Bạc Liêu, sau 125 ngày nuôi đạt khối lượng 25 – 30 g/con và tỷ lệ sống đạt 70 %
với năng suất trung bình 3 tấn/ha/vụ; hay nuôi tôm chân trắng nuôi thử nghiệm ở
Phú Yên, sau 90 và 120 ngày, khối lượng thân tôm đạt 20 – 25 g/con, tỷ lệ sống
đạt gần 90 % (Đào Văn Trí, 2011).
Theo FAO, năm 2002, tổng diện tích nuôi tôm chân trắng của Việt Nam là
48.000 ha (chiếm 10 % tổng diện tích nuôi cả nước), năm 2003, sản lượng nuôi
tôm chân trắng đã đạt gấp 3 lần (30.000 tấn). Trong thời gian này, lần đầu tiên
Việt Nam cho sinh sản thành công tôm chân trắng từ nguồn bố mẹ Hawaii. Mật
độ nuôi tôm chân trắng một số tỉnh Miền Trung và Miền Bắc trung bình 100
con/m2, trung bình nuôi 2,5 vụ và cần 120 tỷ con giống/năm (Đỗ Thị Thu Minh,
2008).
Đặc biệt ngày 25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm chân trắng tại các tỉnh phía nam. Ngay
sau chỉ thị, sản lượng và diện tích nuôi tôm chân trắng tăng rất nhanh. Theo Bộ
NN&PTNT, 12/2009 thì diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước đạt 19.171 ha sản
lượng đạt 87.964 tấn chiếm gần 20 % tổng sản lượng nuôi tôm của cả nước; Năm
2010 diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước là 25.000 ha, đạt sản lượng 135.000
tấn; Năm 2011 diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước là 33.049 ha, đạt sản lượng
176.451 tấn, bằng 129,06% năm 2010.

12



Tuy nhiên, với sự phát triển ồ ạt như trên tình hình dịch bệnh xảy ra trên
diện rộng và diễn biến phức tạp trên tôm chân trắng. Tính đến hết tháng 3 năm
2012, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, thì diện tích thả nuôi tôm chân trắng bị
thiệt hại 612 ha (chiếm 19,66% diện tích thả nuôi 3.112,3ha) chủ yếu tại các tỉnh
phía Nam.. Tôm chết do nhiều nguyên nhân như người nuôi không tuân thủ
khung lịch mùa vụ, không xử lý mầm bệnh và cải tạo kỹ ao nuôi trước khi thả
nuôi, thời tiết phức tạp… thì nguyên nhân quan trọng phải kể đến chất lượng tôm
giống kém.
Bên cạnh sự phát triển nhanh về diện tích và sản lượng thì nghề sản xuất
tôm giống cũng phát triển. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2009 cả nước có 3.377 trại
tôm giống hoạt động, trong đó có 490 trại tôm chân trắng. Sản lượng giống
khoảng 23 tỉ, trong đó tôm chân trắng khoảng 10 tỉ con chỉ đáp ứng được 50 %
nhu cầu con giống thả nuôi; Tháng 12/2011 cả nước có 1.848 trại sản xuất giống
tôm sú và 2.566 trại sản xuất giống tôm chân trắng. So với năm 2010, số cơ sở
sản xuất giống tôm nước lợ giảm đáng kể (bằng 76% số trại năm 2010) nhưng sản
lượng đạt hơn 50,5 tỷ tôm giống (bằng 113% sản lượng năm 2010 và vượt 5 % kế
hoạch năm 2011); Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 3
năm 2012 cả nước có 1.425 trại sản xuất giống tôm sú và 103 trại sản xuất giống
tôm chân trắng. So với cùng kỳ năm 2011, số cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ
giảm đáng kể (bằng 90% số trại năm 2011). Với sản lượng giống sản xuất khoảng
trên 17 tỷ con giống (trong đó 13,5 tỷ giống tôm sú và 3,5 tỷ giống tôm chân
trắng), Hiện số lượng trại sản xuất tôm nước lợ chủ yếu tập trung tại các tỉnh nam
trung Bộ trong đó tại Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận chiếm khoảng 40%
(khoảng 623 trại) tổng số trại sản xuất giống tôm trên cả nước, sản lượng giống
tôm nước lợ ở khu vực này cung cấp chiếm khoảng 75% sản lượng giống của cả
nước (; ).
Đồng Bằng Sông cửu Long, theo số liệu của cục Nuôi Trồng Thủy Sản
tháng 8/2008 diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng là 539.607 ha, chiếm 89,3 %
tổng diện tích cả nước, trong đó nuôi tôm chân trắng là 807 ha. Các tỉnh Nam bộ

có tổng diện tích nuôi tôm chân trắng gần 3.500 ha. Trong 9 tháng đầu năm 2011,
diện tích thả nuôi tôm nước lợ các tỉnh ĐBSCL là 594.421 ha (bằng 92% diện
tích cả nước), đạt 209.342 tấn (bằng 70% sản lượng cả nước ), trong đó tôm chân
trắng là 12.257 ha (chiếm 40% diện tích cả nước), đạt 39.789 tấn. Tuy nhiên, tình
hình dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi tôm ở các tỉnh, đặc biệt là
Sóc Trăng và Bạc Liêu. Tính đến nay diện tích tôm thiệt hại trên toàn vùng

13


khoảng 80.000 ha, số lượng giống thiệt hại trên 13 tỷ con
( />2.3. Một số nghiên cứu về sản xuất giống tôm chân trắng
2.3.1 Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2003), tôm chân trắng có sự thích
nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống.
– Gói tôm con cỡ 2 – 7 cm trong khăn ướt (độ ẩm trên 80 %, nhiệt độ 27
C), để sau 24 giờ tôm vẫn sống 100 %, sức chịu đựng hàm lượng oxy thấp nhất
là 1,2 mg/l. Tôm càng lớn sức chịu đựng oxy càng kém: với cỡ 2 – 4 cm là 2,00
mg/l, cỡ dưới 2 cm là 1,05 mg/l.
0

– Thích nghi với thay đổi độ mặn: Cỡ tôm 1 – 6 cm đang sống ở độ mặn
20 ‰ trong bể ương, khi chuyển vào các ao nuôi chúng có thể sống trong phạm vi
5 – 50 %, thích hợp nhất là 10 – 40 ‰, khi dưới 5 ‰ hoặc trên 50 ‰ thì tôm bắt
đầu chết dần, những con tôm cỡ 5 cm có sức chịu đựng tốt hơn tôm nhỏ hơn 2
cm.
– Thích nghi với nhiệt độ nước: tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước
ổn định từ 25 – 32 0C, vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn. Đang sống ở
bể ương, nhiệt độ nước là 15 0C, thả vào ao, bể có nhiệt độ 12 – 28 0C chúng vẫn
sống 100 %, dưới 9 0C thì tôm chết dần. Tăng dần lên 41 0C, cỡ tôm dưới 4 cm và

trên 4 cm đều chỉ chịu được tối đa là 12 giờ rồi chết hết.
Pone-Palafox và ctv, nghiên cứu về tác động của nhiệt độ và độ mặn lên
hậu ấu trùng tôm chân trắng cho rằng, khả năng tồn tại và phát triển của hậu ấu
trùng tôm chân trắng phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và độ mặn. Khi được nuôi ở
nhiệt độ 20 0C, 25 0C, 30 0C, và 35 0C; độ mặn 20 ‰, 30 ‰, 35 ‰, và 40 ‰ tôm
sống và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 – 30 0C và độ mặn 33 – 40 0C (được trích
bởi Đào Văn Trí, 2011).
Ong Mộc Quý và Trịnh Việt Anh (2010), nghiên cứu ảnh hưởng của độ
kiềm lên quá trình tăng trưởng của tôm chân trắng được nuôi ở độ mặn thấp 4 ‰,
ở các nồng độ 40, 60, 80, 100 mg CaCO3/l, sau 8 tuần thí nghiệm cho thấy tăng
trưởng của tôm giữa các nghiệm thức là như nhau, và kết luận rằng tôm chân
trắng có thể tăng trưởng và phát triển tốt ở vùng nuôi nước lợ (4 ‰) có độ kiềm
thấp (40 mg CaCO3/l).

14


Nghiên cứu của Đào Văn Trí và Nguyễn Thành Vũ (2004), Các yếu tố môi
trường thích hợp cho tôm chân trắng giao vĩ, đẻ trứng và đạt tỷ lệ nở cao với điều
kiện nhiệt độ từ 27 - 30oC, độ mặn 28-30 ‰. Các yếu tố môi trường thích hợp
cho sự phát triển và tỷ lệ sống ấu trùng: nhiệt độ 29-31oC, độ mặn 29-32 ‰.
2.3.2 Nghiên cứu về dinh dưỡng
Theo Y. Hu và ctv (2008), khi nghiên cứu các tỉ lệ protein khác nhau đến
sự tăng trưởng và thành phần sinh hóa cơ thể tôm chân trắng giai đoạn giống
(trọng lượng trung bình 0,09 g ± 0,002 g), thí nghiệm gồm 12 nghiệm thức, thức
ăn được phối chế chứa 4 mức hàm lượng protein (300, 340, 380 và 420 g /kg thức
ăn) và 03 mức hàm lượng lipid (50, 75 và 100 g/kg thức ăn) được tiến hành trong
10 tuần. Các kết quả thu nhận được cho thấy khẩu phần thức ăn chứa 340g/kg
protein và 75g/kg lipid (tỉ lệ protein tiêu hóa/ năng lương tiêu hóa là 21,1 mg/kJ)
là hàm lượng tối ưu cho tôm chân trắng giai đoạn giống, và việc tăng hàm lượng

lipid trong thức ăn không làm tăng hiệu quả tiết kiệm.
Khi nghiên cứu về chất lượng tôm chân trắng mẹ tham gia sinh sản nhân
tạo, palacios và ctv (1998), đã thông báo rằng, tôm mẹ được cắt cuống mắt vào
thời điểm 15 ngày sau khi nuôi vỗ cho chất lượng tốt hơn so với cắt cuống mắt ở
thời điểm 45 ngày và 75 ngày sau nuôi vỗ. Năm 1999, nhóm tác giả này cũng đã
nghiên cứu về hiệu quả sinh sản của tôm mẹ khai thác tự nhiên và nuôi vỗ nhân
tạo. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, tôm mẹ được đánh bắt tự nhiên thì
mắn đẻ hơn và có hàm lượng acid glycerid trong gan tụy,cholesterone, protein và
glucose tron máu cao hơn những tôm mẹ nuôi vỗ từ ao nuôi. Theo Bray và ctv
cho rằng, nhu cầu dinh dưỡng của tôm trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục thường
cao hơn, hàm lượng lipid tổng số trong thức ăn chế biến nuôi vỗ tôm bố mẹ
khoảng 10% cao hơn (3 %) so với thức ăn tôm nuôi thương phẩm và hàm lượng
protein khoảng 52 %. Trong thành phần thức ăn tôm Penaeidae bố mẹ không thể
thiếu mực tươi, ngoài giá trị thay thế cho nhuyễn thể là thức ăn chính của tôm bố
mẹ, thì mực tươi có chất lượng tốt hơn các loại thức ăn khác đối với sự thành thục
của tôm he. Tuy nhiên, mực không thể là thức ăn hoàn hảo duy nhất cho tôm
(được trích bởi Đào Văn Trí, 2011).
Nghiên cứu của Đào Văn Trí và Nguyễn Thành Vũ (2004), thức ăn cho
tôm bố mẹ nên kết hợp 3 loại thức ăn: mực tươi, trùn biển và ốc kí cư sẽ mang lại
tỷ lệ thành thục, lên trứng, sức sinh sản và tỷ lệ nở là tốt nhất. Tảo tươi kết hợp
với thức ăn tổng hợp là loại thức ăn mà ấu trùng tôm chân trắng ở giai đoạn Zoea
và Mysis cho tỷ lệ sống, tăng trưởng là cao nhất. Khoảng mật độ 100 - 150
15


Nauplii/L cho tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng tốt hơn là khi bố trí ở mật độ
cao.
Kết quả nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn và Trình Văn Liễn (2006), tôm
chân trắng thành thục lần đầu có kích cở chiều dài 14,6 – 15,5 cm, khối lượng 2630 g đối với con đực và chiều dài đối với con cái 16,0-17,0 cm, khối lượng 36-40
g đối với con cái. Tôm thành thục và sinh sản với chiều dài và khối lượng: tôm

đực 15,5-16,5 cm, 30-35 g; tôm cái 17-18 cm, 40-49 g.

16


×