Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

ẢNH HƯỞNG của NGUỒN cá bố mẹ đến TĂNG TRƯỞNG và HIỆU QUẢ sử DỤNG THỨC ăn của cá rô ( anabas testudineus) TRONG GIAI đoạn NUÔI THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.51 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ĐOÀN VĂN ĐẤU

ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN CÁ BỐ MẸ
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN
CỦA CÁ RÔ (Anabas testudineus) TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI THỊT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ĐOÀN VĂN ĐẤU

ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN CÁ BỐ MẸ
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN
CỦA CÁ RÔ (Anabas testudineus) TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI THỊT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện


TS. Dương Thúy Yên

Đoàn Văn Đấu

2013


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Dương Thúy Yên đã tận tình
chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô khoa thủy sản, anh Bành Tuấn Đức,
các bạn lớp nuôi trồng thủy sản K35 và các bạn lớp sinh học biển k35 đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn cha mẹ, anh chị em đã tạo điều kiện và động viên để tôi được ăn học
cà hoàn thành tốt đề tài của mình.
Vì thời gian có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi
những sai sót, mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.

i


TÓM TẮT
Cá rô đồng là loài cá bản địa có chất lượng thịt ngon, trong những năm vừa qua
cá rô đồng là một trong những loài cá có giá trị kinh tế cao trong nghề nuôi thủy sản ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhằm tìm hiểu nguồn gốc cá bố mẹ có ảnh hưởng như
thế nào đến biểu hiện của đàn con trong cùng điều kiện nuôi, chúng tôi thực hiện đề
tài “Ảnh hưởng của các nguồn cá bố mẹ đến sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức
ăn của cá rô (Anabas testudineus) trong giai đoạn nuôi thịt”.
Qua 4 tháng thí nghiệm nuôi thương phẩm cá rô trong giai, kết quả cho thấy các

yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng phù hợp cho cá sinh trưởng và phát triển.
Nhiệt độ nước dao động từ 27-330C, pH nằm trong khoảng 7,5-8, hàm lượng đạm
amôn tổng (TAN) từ 0,5-1 ppm và N_NO2. Về tăng trưởng, cá rô đầu vuông (DV) có
tăng trưởng cao nhất với khối lượng 24,33±4,27 g/con, tốc độ tăng trưởng là
0,19±0,03 g/ngày và hệ số thức ăn (FCR: 1,46) thấp nhất so với các dòng cá tự nhiên.
Cá rô tự nhiên Hậu Giang (HG) có tăng trưởng chậm nhất với khối lượng 10,29±1,58
g/con, tốc độ tăng trưởng là 0,07±0,02 g/ngày và tỷ lệ sống thấp nhất (39,7%). Cá rô
Đồng Tháp (DT) có tỷ lệ sống cao nhất (77%) và hệ số FCR cao nhất (2,82). Cá rô Cà
Mau (CM) tăng trưởng tốt nhất trong các dòng cá tự nhiên.

ii


MỤC LỤC

Trang

Lời cảm tạ………………………………………………………………………….i
Tóm tắt……………………………...……………………………………………..ii
Mục lục………………………………..………………………………………….iii
Danh sách các bảng………………………..………………………………………v
Danh sách các hình…………………………….……………………………...….vi
Danh mục từ viết tắt………………………..……………………………………vii
CHƯƠNG I: Đặt vấn đề…………………...………………………………………1
1.1. Giới thiệu.....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài.......................................................................................1
1.3. Nội dung của đề tài......................................................................................1
CHƯƠNG II. Lược khảo tài liệu................................................................................2
2.1.Đặc điểm sinh học cá rô đồng...................................................................2
2.1.1. Đặc điểm Phân loại và phân bố.......................................................2

2.1.2. Đặc điểm Hình thái..........................................................................2
2.1.3. Tập tính dinh dưỡng.........................................................................4
2.1.4. Đặc điểm sinh sản............................................................................4
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng......................................................................4
2.Một số nghiên cứu về dinh dưỡng và nuôi thương phẩm cá rô đồng……...5
CHƯƠNG III: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................7
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................7
3.1.1 Thời gian nghiên cứu……...……………………………..…….…7
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu……..……………………………...……….7
3.2. Vật liệu nghiên cứu…………….…..………………………………..…7
3.3 Phương pháp nghiên cứu………..…….………………………………...7
CHƯƠNG IV: Kết quả và thảo luận…………………………………….…………10
iii


4.1 Các yếu tố môi trường…………………………………………………10
4.1.1 Nhiệt độ……………………………………………..…………10
4.1.2 PH……………………………………………….……………..11
4.1.3 N_NO2……………………………………………...…………12
4.1.4 N_NH4+ ……………………………………………………….13
4.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống…………………………………..…………14
4.2.1 Tăng trưởng……………………………………………………14
4.2.2 Tỷ lệ sống………………………………………….…………..16
4.3 Hệ số tiêu tốn thức ăn……….…………………………………………17
CHƯƠNG V: Kết luận và đề xuất………………………………………………..18
5.1 Kết luận………………………………………………………..…………18
5.2 Đề xuất………………………………………………………..………….18
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................20

iv



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 4.2.1 Tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của cá rô đồng….…..….15
Bảng 4.2.2 Tỷ lệ sống của cá rô đồng………………………………………..…..16
Bảng 4.3 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô đồng………………………….………17

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1.2 Hình thái cá rô đồng………...……………….……………….………….2
Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm...…………….……………………………………….….8
Hình 4.1.1 Biến động nhiệt độ sáng (S) và chiều (C) trong quá trình nuôi…...…..10
Hình 4.1.2 Biến động pH trong quá trình nuôi………………………….…………11
Hình 4.1.3 Biến động NO2 trong quá trình nuôi………………..….………………12
Hình 4.1.4 Biến động N_NH4+ trong quá trình nuôi……………………...………..13
Hình 4.2.1: Khối lượng trung bình của cá rô đồng qua 4 tháng nuôi……..……….14
Hình 4.2.2. Tỷ lệ sống cá rô đồng qua từng tháng nuôi……………………………16

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CM: Cà Mau
HG: Hậu Giang
DV: Đầu Vuông
ĐT: Đồng Tháp

vii


CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Hiện nay ngành thủy sản được xem là một trong những ngành mũi nhọn của
Việt Nam. Nhiều loài cá được ứng dụng nuôi phổ biến như: cá tra, cá lóc, sặc
rằn…Bên cạnh đó cá rô là một trong những loài cá được nuôi phổ biến mang lại hiệu
quả kinh tế cao trong những năm vừa qua.
Cá rô là loài cá có chất lượng thịt ngon có thể thích ứng với nhiều điều kiện
sống khác nhau, có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Ngoài tự
nhiên cá sống được trong các loại hình thủy vực khác nhau như ao, hồ kênh,
rạch…Trong điều kiện nuôi cá sống tốt được ở ao mương có diện tích nhỏ và nuôi ở
mật độ cao nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời nên cá rô được
xem là loài cá tương đối dễ nuôi (Mai Đình Yên, 1983). Trong nuôi trồng thủy sản
nói chung và nghề nuôi cá rô nói riêng thì đặc điểm tăng trưởng, hiệu quả sử dụng
thức ăn và tỉ lệ sống là những đặt điểm mang tính chất quyết định đến chi phí và lợi
nhuận của người nuôi. Vì vậy việc tìm kiếm dòng cá tăng trưởng nhanh, sử dụng
thức ăn hiệu quả là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả nuôi cá rô. Cá có nguồn gốc
phân bố ở những vùng khác nhau có thể sẽ khác nhau về những đặc điểm này trong
cùng một điều kiện nuôi.
Gần đây, xuất hiện kiểu hình cá rô mới, được gọi là cá rô đầu vuông. Theo
người dân nuôi cá, cá rô đầu vuông tăng trưởng nhanh hơn cá rô đồng thường, nhưng
chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Ngoài ra các dòng cá rô phân bố ở các những

vùng địa lý khác nhau như: Hậu Giang, Cà Mau, Đồng Tháp...Có thể có khả năng
tăng trưởng khác nhau. Nhằm so sánh sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
của cá rô có nguồn gốc cá bố mẹ khác nhau nên đề tài “Ảnh hưởng của nguồn cá bố
mẹ đến tăng trưởng và hệ số thức ăn của cá rô (Anabas testudineus)” được thực hiện
nhằm so sánh sự ảnh hưởng của nguồn cá bố mẹ từ đó tìm ra được nguồn cá có sự
tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất.
1.2 Mục tiêu của đề tài
So sánh ảnh hưởng của nguồn cá bố mẹ đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn của cá rô từ đó chọn ra nguồn cá bố mẹ có chất lượng tốt đưa vào sản xuất
giống.
1.3 Nội dung của đề tài
So sánh sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỉ lệ sống của 4 dòng cá rô
(dòng Cà Mau, Hậu Giang, Đầu Vuông, Đồng Tháp) ở cùng điều kiện nuôi trong
giai.
1


CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học cá rô đồng
2.1.1 Đặc điểm phân loại và phân bố
Phân loại
Theo Mai Đình Yên, 1983; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993 cá rô
đồng thuộc:
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá vược: Perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas testudineus

Tên địa phương: Cá rô đồng
Phân bố
Cá rô đồng là loài cá nước ngọt phân bố rộng từ nam Trung Quốc, Việt Nam,
Lào, Campuchia, đến Thái Lan, Ấn Độ, Phi Luật Tân và các quần đảo giữa Ấn Độ và
Úc Châu, chúng sống ở khắp các địa hình ao, hồ, sông, kênh, rạch, ruộng lúa…(Mai
Đình Yên, 1983).
Cá rất khỏe, có cơ quan hô hấp khí trời nằm ở cung mang thứ nhất gọi là mê lộ
nên có thể giúp cá sống được ở môi trường thiếu oxy.

2


2.1.2 Đặc điểm hình thái

Hình 2.1.2 Hình thái cá rô đồng (nguồn: FAO)
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá rô đồng có thân
hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc. Đầu lớn, mõm ngắn. Miệng hơi trên, rộng vừa,
rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Răng nhỏ nhọn.
Mỗi bên đầu có hai lỗ mĩu, lỗ phía trước mở ra bằng một ống ngắn. Mắt to, tròn nằm
lệch về nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang.
Phần trán giữa mắt cong lồi tương đương 1,5 đường kính mắt. Cạnh dưới xương lệ,
xương giữa nắp mang, xương dưới nắp mang và cạnh sau xương nắp mang có nhiều
gai nhỏ nhọn, tạo thành răng cưa. Lỗ mang rộng, màng mang hai bên dính nhau và
có phủ vảy. Trên đầu có nhiều lỗ cảm giác.
Vảy lược phủ toàn thân, đầu và một gốc vi lưng, vi hậu môn và vi đuôi, vảy
phủ lên các vi nhỏ hơn vảy ở thân và đầu. Gốc vi bụng có một vảy nách hình mũi
mác. Đường bên nằm ngang và chia làm hai đoạn: Đoạn trên từ bờ trên lỗ mang đến
ngang các vi lưng cuối cùng. Đoạn dưới từ ngang các gai vi luwmg cuối cùng đến
điểm giữa gốc vi đuôi, hai đoạn này cách nhau một hang vảy (Nguyễn Thành Trung,
1998).

Gốc vi lưng rất dài, phần gai gần bằng bốn lần phần tia mềm. khởi điểm vi
lưng ở trên vảy đường bên thứ ba và kéo dài đến gốc vi đuôi. Khởi điểm vi hậu môn
ngang vảy đường bên yhuws 14-15, gần điểm giữ gốc vi đuôi hơn gần chót mõm và
chạy dài đến gốc vi đuôi. Vi đuôi tròn không chẻ đôi. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi
bụng cứng nhọn (Nguyễn Thành Trung, 1998).
Mặt lưng của đầu và thân xám đen hoặc xám xanh và lần lược dần xuống
bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau xương nắp mang có một
màng da nhỏ màu đen. Có một đốm đen đậm giữa gốc vi đuôi, ngoài ra có mộ số
điểm đên vừa nằm rải rác trên thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993).

3


2.1.3 Tập tính dinh dưỡng
Theo Nguyễn Thành Trung (1998) cá rô đồng là loài cá ăn tạp thiên về động vật
chúng có cấu tạo ống tiêu hóa như sau: miệng rộng, có răng nhỏ nhọn, răng ở giữa to
hơn hai bên, lược mang có dạng hình que ngắn và thưa, thực quản ngắn nối liền với
dạ dày, dạ dày hình túi vách dày, ruột to, ngắn vách dày và xếp gấp khúc. Theo
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), thức ăn của chúng là loài động
vật không xương sống thủy sinh, hay các loài côn trùng bay trên không khí đến các
loài rong Spyrogyra, Characea…và các loại thức ăn như hạt thóc, tấm, cá tạp, trong
xoang miệng có rất nhiều răng, nhờ răng này mà có thể nghiền những loại thức ăn có
vỏ cứng.
Lúc nhỏ cá rô đồng ăn thực vật phù du, mùn bã hữu cơ. Khi lớn cá ăn cả thực
vật và động vật, chúng có tốc độ tăng trưởng chậm, ở cá đực sức sinh trưởng về khối
lượng đạt 50-60 g/con/năm, còn cá cái 50-80 g/con/năm (Phạm Văn Khánh, 1999).
2.1.4 Đặc điểm sinh sản
Theo Mai Đình Yên (1983) cá rô sau một năm tuổi thành thục, chiều dài
khoảng 12 cm, mùa vụ sinh sản của cá rô ở nước ta là từ tháng 4-6 con cái 15 cm đẻ

được 15-20 vạn trứng, cá đẻ vào những lúc mưa to, cá bố mẹ thường di cư ngược
dòng lên ruộng để tìm bãi sinh sản và bắt cặp đẻ trứng.
Theo Dương Nhựt Long (2003) trứng cá rô thành thục thường có màu trắng
ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước dao động từ
1,1 – 1,2 mm và trứng cá rô thuộc loại trứng nổi. Sức sinh sản của cá cao đạt khoảng
300.000 đến 700.000 trứng/kg cá cái.
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Tuy có tính ăn rộng nhưng cá rô đồng là loài có tốc độ tăng trưởng chậm cá tự
nhiên 1 năm tuổi đạt khoảng 50-60 g đối với cá đực và 50-80 g đối với cá cái, trong
ao cho ăn ruốc, cám, bột cá kết phân cút thóc ngâm sau 3 tháng cá đạt khối lượng 3035 g/con (Phạm Văn Khánh, 1999).
Trong điều kiện nhân tạo, cá rô đồng sống được trong bể xi măng, ao mương có
diện tích nhỏ, ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giữ ẩm, cá có thể sống
được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng
khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao (Dương
Nhựt Long, 2003).
Trong tự nhiên, cá rô đồng lớn chậm, năm đầu dài 9-10 cm, năm thứ hai 12-13
cm, năm thứ ba 14-15 cm, năm thứ tư 16-17 cm, cá ở đồng ruộng thường gặp 2-3

4


năm tuổi, tuổi thọ của cá có thể dạt 5-6 năm, con lớn nhất là 300-400 g (Ngô Trọng
Tự - Thái Bá Hồ, 2002).

2.2.Một số nghiên cứu về dinh dưỡng và nuôi thương phẩm cá rô đồng
Sangrattanakhul (1989) nghiên cứu về dinh dưỡng cá rô đồng có khối lượng
ban đầu là 0,7 g/con trong 16 tuần với các loại thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau
là 26%, 31%, 37% và 40%, tuần đầu cho ăn 12% khối lượng thân và giảm dần còn
3% ở tuần thứ 13 trở về sau. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tốc độ tăng
trưởng (trung bình 0,1 g/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức và

tác giả đề nghị thức ăn cho cá rô đồng chứa 37% đạm là phù hợp nhất.
Theo Doolgindachabaporn (1994) nuôi cá rô đồng trong ao 300 m 2 với mật độ
là 6 con/m2 đạt năng suất 32 kg sau 3 tháng nuôi. Theo Mangklamanee (1986) cá rô
đồng ở kích cỡ ban đầu là 2,5 và 10 g/con trong ao đất cho ăn cá tạp kết hợp thức ăn
viên dùng cho cá trê 1-2 lần/tuần kết quả cho thấy rằng cá nhỏ đạt kích cỡ 10-12
con/kg sau 5-6 tháng nuôi và cá lớn đạt kích cỡ 8-10 con/kg sau 3-4 tháng nuôi. Như
vậy tăng trưởng bình quân của cá nhỏ là 0,5 g/ngày so với cá lớn là 0,9 g/ngày.
Theo Trần Minh Phú và ctv (2006) thì tốc độ tăng trưởng của cá với thức ăn
32% chất đạm trong 2 tháng đầu tiên cao nhất so với thức ăn 26%, và 23% đạm.
Không có sự khác biệt về sinh trưởng của cá ở các tháng còn lại khi sử dụng thức ăn
có hàm lượng đạm khác nhau (32%, 26% và 23%), khối lượng cá đạt 54-56 g/con
sau 4,5 tháng nuôi. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề nghị thức ăn viên thích
hợp cho từng giai đoạn như sau: 2 tháng đầu nên cho ăn thức ăn 32% đạm, tháng thứ
3 là 26% đạm và cho ăn thức ăn 23% đạm các tháng còn lại.
Theo Tucker và Boyd (1985) trích dẫn bởi Dương Nhựt Long (2003) nuôi cá ở
mật độ cao 50 con/m 2 là yếu tố chính làm tăng sự cạnh tranh thức ăn trong cùng ao
nuôi và gia tăng hàm lượng ammonium trong ao. Đây có thể là nguyên nhân chính
làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá nuôi trong hệ thống thâm
canh.
Theo Dương Nhựt Long và ctv (2006), khối lượng của cá nuôi ở nghiệm thức I
(30 con/m2) đạt bình quân 49,7±6,1 g/con lớn hơn cá nuôi nghiệm thức II (40
con/m2) đạt 46±9,4 g/con, tăng trọng ngày của cá nghiệm thức I đạt 0,28±0,1 g/ngày
cao hơn ở nghiệm thức II với 0,25±0,08 g/ngày, trong quá trình nuôi cá phát triển tốt
không có biểu hiện thành thục sinh dục sớm, năng suất cá ở nghiệm thức I
(1049kg/1000 m2) thấp hơn so với nghiệm thức II (1264 kg/1000 m2) lợi nhuận mang
lại từ mô hình với nghiệm thức I (30 con/m2) đạt 4219000 đồng/1000 m2 tỉ suất lợi

5



nhuận 23% cao hơn so với cá nuôi ở nghiệm thức II (40 con/m 2) đạt 3126000
đồng/1000m2 tỉ suất lợi nhuận là 13%.
Theo Lâm Quang Huy (2011) khối lượng tăng trưởng ở ao thứ I (diện tích 6000
m , mật độ 70 con/m2) sau 105 ngày nuôi có khối lượng trung bình đạt 224±23,1
g/con lớn hơn so với ao nuôi thứ II (diện tích 3000 m2, mật độ 60 con/m 2) đạt
196±22,5 g/con. Mức độ tăng trọng ở ao thứ I (70 con/m 2) đạt 2,09±0,75 g/ngày dao
động qua các tháng nuôi từ 0,84–3,7 g/ngày cao hơn so với cá nuôi ở ao thứ II (60
con/m 2) với giá trị bình quân 1,82±0,9 g/ngày, dao động qua các tháng nuôi từ 0,36–
2,81 g/ngày. Tỷ lệ sống ao thứ I (70 con/m2) đạt 64,5% thấp hơn ao thứ II (60
con/m 2) có tỷ lệ sống 74,44%. Năng suất ao thứ nhất (70 con/m 2) là 71,7 tấn/ha thấp
hơn ao thứ II (60 con/m2) với năng suất đạt được là 83,3 tấn/ha.
2

6


CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu


Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 đến tháng 12/2012

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu


Đề tài được thực hiện tại trại cá Khoa thủy sản Đại Học Cần Thơ

3.2 Vật liệu nghiên cứu



Giai lưới



Nguồn cá giống: nguồn cá Đầu vuông, Hậu Giang, Cà Mau, Đồng Tháp



Thức ăn, xô, keo chứa thức ăn



Cân, thước đo



Dụng cụ kiểm tra môi trường: nhiệt kế, test PH, test NO2ˉ và NH4

+

3.3 Phương pháp nghiên cứu
 Hệ thống thí nghiệm
- Hệ thống thí nghiệm được bố trí gồm 12 giai lưới với diện tích đáy: 1,5m
x 1,5m, được đặt trong cùng một ao códiện tích khoảng 500 m2, nước trong ao được
trao đổi trực tiếp với sông, nguồn nước ao trao đổi tốt và tương đối sạch thuận lợi
cho cá sống và phát triển. Nguồn Cá thí nghiệm gồm 4 dòng cá là Đầu vuông, Hậu
Giang, Cà Mau và Đồng Tháp. Cá 2 tháng tuổi của mỗi dòng cá được chọn tương đối
đều cỡ (chiều dài cá 5-6 cm và khối lượng 2,5–4 g/con). Thức ăn sử dụng thí nghiệm

là thức ăn viên nổi hiệu Aquafish, cỡ viên thức ăn (1mm và 2 mm) thức ăn 35% đạm.

 Bố trí thí nghiệm
Bố trí ngẫu nhiên 4 dòng cá (Đầu vuông, Hậu Giang, Cà Mau và Đồng Tháp)
vào hệ thống giai thí nghiệm nêu trên, mỗi dòng có 3 lần lặp lại. Cá của mỗi dòng
được chọn tương đối đều cỡ và được bố trí mỗi giai là 100 con (tương đương 40
con/m 2).

7


Hình 3.3 Ảnh các giai thí nghiệm
 Chăm sóc cho ăn
 Hai tháng đầu cho cá ăn 3 lần/ngày, sáng 8h, trưa 12h, chiều 4h (cho ăn thức
ăn loại 1mm).
 Hai tháng cuối cho cá ăn 2 lần/ngày, sáng 8h, chiều 4h (cho ăn thức ăn loại 2
mm).
Thức ăn được tính riêng cho từng giai và điều chỉnh theo nhu cầu chung và
khối lượng thân của cá (5-10% khốikhối lượng thân).
 Phương pháp thu mẫu
- Chỉ tiêu tăng trưởng: Mẫu cá được thu mỗi tháng 1 lần vào buổi sáng thu
toàn bộ đem cân khối lượng và đếm số lượng cá.
- Thức ăn: Ghi nhận khối lượng hàng ngày để tính hệ số thức ăn (FCR).
- Các yếu tố môi trường: Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, pH và TAN được
đo bằng bộ test sera 1 tuần/lần. Đo hai lần vào buổi sáng và chiều trong ngày đo yếu
tố môi trường.

 Các chỉ tiêu tính toán
-


Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (Daily Weight Gain - DWG)
DWG (g/ngày) =

Wt – W0
T
8


-

Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (Specific Growth Rate – SGR)
lnWt – lnW0

SGR (%/ngày) =

X 100

T


Trong đó: Wt: Khối lượng cuối
W0: Khối lượng đầu
T: Thời gian giữa hai đợt thu mẫu
- Tỷ lệ sống của cá (Survival Rate – SR%)
SR% = (số cá thu hoạch/số cá ban đầu)x100
- Hệ số thức ăn (Food Conversion Ratio - FCR)
FCR = Khối lượng thức ăn /khối lượng tăng trưởng của cá (khối lượng
tươi)
 Xử lý số liệu
Các số liệu về tăng trưởng, tỉ lệ sống và hệ số thức ăn được phân tích sự khác

biệt giữa các nghiệm thức bằng phương pháp ANOVA và Duncan. Số liệu được xử
lý thống kê bằng phần mềm statistica.

9


CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường
4.1.1 Nhiệt độ
40
35

0

Nhiệt độ ( C)

30
25
S

20

C

15
10
5
18/2

7/2


27/1

16/1

5/1

25/12

14/12

3/12

22/11

11/11

31/10

20/10

9/10

28/09

17/09

0

Ngày


Hình 4.1.1 Biến động nhiệt độ sáng (S) và chiều (C) trong quá trình nuôi
Kết quả khảo sát cho thấy trong quá trình nuôi nhiệt độ nước dao động từ 2733°C. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng và phát triển bình
thường. Nhìn chung, nhiệt độ trong ngày có sự chênh lệch từ 1,5-2,5°C, tuy nhiên
nhiệt độ không khác biệt lớn trong suốt thời gian nuôi.
Nhiệt độ là nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các hoạt động
sống của cá như: sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản vì cá là động vật biến nhiệt, nhiệt
độ cơ thể của cá biến đổi theo môi trường nước. Khi nhiệt độ nước gia tăng, cá tăng
cường trao đổi chất, hô hấp nhanh, nếu quá lạnh hoặc nóng, cá sẽ bị sốc, ít ăn, chậm
lớn. Theo Trương Quốc Phú (2006), nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng là 2530°C

10


4.1.2 pH

pH

Ngày
Hình 4.1.2 Biến động pH trong quá trình nuôi
Theo kết quả thí nghiệm, pH trong các ao nuôi dao động từ 7- 8,5, nằm trong
khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường. Trong các ao luôn
duy trì pH tốt. pH là yếu tố môi trường quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp
hoặc gián tiếp đến đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản, dinh
dưỡng…Theo Swingle (1969), trích dẫn bởi Trương Quốc Phú (2006) pH thích hợp
cho sinh trưởng của cá là 6,5-9. Khi pH quá cao hay thấp đều không thuận lợi cho
quá trình phát triển của cá. Tác động chủ yếu của pH cao hay thấp là làm thay đổi độ
thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá trình trao đổi muối- nước giữa cơ thể và
môi trường.
Theo Trương Quốc Phú (2000) pH cũng bị ảnh hưởng bởi thực vật phù du,

khi thực vật phù du quang hợp hấp thu CO2 làm pH tăng, ngược lại khi thực vật phù
du hô hấp thải CO2 làm pH giảm, trong thí nghiệm này ao đặt giai thí nghiệm được
trao đổi nước tốt nên hạn chế được thực vật phù du nên pH trong ao không có sự biến
động nhiều.

11


4.1.3 N_NO2

0.06

NO2(ppm)

0.05
0.04
0.03

NO2

0.02
0.01

17
/9
1/
10
14
/1
0

28
/1
0
11
/1
1
25
/1
1
9/
12
22
/1
2
5/
1
19
/1
2/
2
18
/2

0

Ngày

Hình 4.1.3 Biến động NO2 trong quá trình nuôi
N_ NO2 là sản phẩm của quá trình Nitrat hóa và phản Nitrat hóa, trong ao
nuôi thủy sản N_ NO2 là chất gây độc cho tôm cá. Boyd et al. (1998) và Timmons et

al. (2002) khuyến cáo hàm lượng NO2 trong ao nuôi thủy sản phải nhỏ hơn 1,0 mg/L.
Theo Schmittou (1993), trích dẫn bởi Trần Thị Mỹ Phương (2004) khi ở nồng độ
NO2>0,1 mg/L và pH<7 thì máu cá có thể trở nên có màu nâu do NO2 kết hợp với
Hemoglobine của máu cá.
Qua hình 4.1.3 cho thấy hàm lượng N_ NO2 từ 0-0,5 nằm trong khoảng cho
phép sự phát triển của cá, do ao được trao đổi nước tốt nên hàm lượng N_ NO2 luôn
nằm ở mức thấp.

12


4.1.4 N_NH 4+

1.2
1
NH4+

0.8
0.6
0.4
0.2
0
/9
17

0

1
1/


1
1
0
0
/1
/1
/1
/1
1
5
4
8
1
2
1
2

2

1
9/

2
/1
2
2

5/

1


19

/1

2
2/

/2
18

NGÀY

Hình 4.1.4 Biến động N_NH4+ trong quá trình nuôi.
Hình 4.4 cho thấy hàm lượng N_NH4+ dao động từ 0,5-1 ppm và nằm trong
khoảng cho phép đối với cá nuôi trong ao, hệ thống giai lưới được đặt trong ao có
sự trao đổi nước tốt nên hàm lượng N_NH4+ luôn được ổn định trong khoảng cho
phép. Theo Trương Quốc Phú (2000) thì N_NH4+ có trong ao là do quá trình bài tiết
của cá, là quá trình phân hủy vật chất hữu cơ hoặc thức ăn dư thừa. N_NH4+ là một
trong những nguồn cung cấp đạm cho các vi sinh vật phù du, đặt biệt là tảo đây là
nguồn thức ăn cho tôm cá nuôi, trong điều kiện bình thường N_NH4+ không trực
tiếp gây độc cho tôm cá. Nhưng khi pH tăng thì N_NH4+ chuyển thành NH3 độc đối
với thủy sinh vật, theo Boyd (1998) nồng độ N_NH4+ cho phép dao động khoảng
0,2-2 ppm.

13


4.2 Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá rô đồng
4.2.1 Tăng trưởng


KL(g)

Thời gian nuôi
Hình 4.2.1: Khối lượng trung bình của cá rô đồng qua 4 tháng nuôi
Qua 4 đợt thu mẫu cho thấy có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng khối
lượng của cá ở các nghiệm thức, tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức DV với khối
lượng ban đầu là 2,03±0,68 g/con, sau 4 tháng nuôi đạt 24,33±1,58 g/con. Tăng
trưởng thấp nhất là ở nghiệm thức HG với khối lượng ban đầu là1,66±0,83 g/con
sau 4 tháng nuôi chỉ đạt 10,29±4,27 g/con. Cá Cà Mau và đầu vuông tăng trưởng
không chênh lệch nhiều, nghiệm thức CM với khối lượng ban đầu là 2,5±0,24 g/con,
đạt khối lượng lúc thu hoạch 20,09±0,79 g/con, nghiệm thứ, cá ĐT có tăng trưởng
tương đối chậm qua các tháng nuôi với khối lượng ban đầu là 3,78±2,14 g/con, và
khối lượng lúc thu hoạch là 15,17±2,46 g/con.
Nhìn chung khối lượng trung bình của cá rô sau 4 tháng nuôi đạt không cao
(Hình 4.2.1). Điều này là do đặc điểm của cá rô đồng tăng trưởng theo mùa vụ rất rõ
rệt. Mùa vụ nuôi chính của cá là từ tháng 3- 9, thời điểm này là vào mùa mưa,
nhiệt độ ổn định, môi trường nước tốt, giàu dinh dưỡng, thúc đẩy cá sinh trưởng tốt
và thời gian này trong năm cá rô đồng tập trung cho tăng trưởng mà không mang
trứng (Trần Văn Vỹ, 1982, trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương, 2005). Trong thí
nghiệm này cá được nuôi vào thời điểm từ tháng 9 – tháng 12 đây là thời điểm
chuyển giao giữa mùa mưa và mùa nắng nên dễ làm cá bị stress dẫn đến cá hay bỏ
ăn hoặc có lúc ăn rất ít. Trong quá trình nuôi thí nghiệm cá thường xảy ra dịch bệnh
nên cá bị hao hụt nhiều, đặc biệt ở nghiệm thức HG thời gian đầu thí nghiệm cá bị
sốc bởi các yếu tố môi trường thay đổi khi chuyển từ ao ương sang giai nuôi nên bị
chết rất nhiều và tăng trưởng của cá thấp. Hơn nữa nuôi cá trong giai thường có tốc
độ tăng trưởng chậm hơn trong ao, do cá nuôi trong ao có không gian sống rộng nên
cá ít bị stress, ngoài ra trong ao có nhiều thức ăn tự nhiên.

14



Bảng 4.2.1 Tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của cá rô đồng
Nghiệm

Khối lượng

Khối lượng

Tăng trưởng

thức

đầu (g)

cuối (g)

tương đối (%/ngày)

CM

2,5±0,24

HG

1,66±0,83

DV

2,03±0,68


DT

3,78±2,14

a

20,09±0,79
a
a
a

10,29±4,27
24,33±1,58
15,17±2,46

bc
a
c
ab

0,017±0,001
0,015±0,005
0,02±0,002

Tăng trưởng
ab
ab

b


0,012±0,005

tuyệt đối (g/ngày)
0,15±0,01
0,07±0,02
0,19±0,03

a

0,09±0,00

a
b
a
b

Khi so sánh sự tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về khối lượng của cá rô
đồng ở các nghiệm thức thí nghiệm qua 4 tháng nuôi, số liệu ở Bảng 1 cho thấy, có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Xét về tăng trưởng tương
đối, nghiệm thức DV có tăng trưởng tương đối cao nhất với 0,02±0,002%/ngày, cá
DT có tăng trưởng thấp nhất (0,012±0,005%/ngày). Nhìn chung tăng trưởng tương
đối giữa các nghiệm không có sự chênh lệch nhiều, nghiệm thức CM và HG có tăng
trưởng tương đối gần bằng nhau lần lượt là 0,017±0,001 và 0,015±0,005%/ngày.
Khi xét về tăng trưởng tuyệt đối ta thấy giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch nhau
khá lớn, nghiệm thức DV có tăng trưởng tuyệt đối cao nhất với mức0,19±0,03
g/ngày, bằng 2,71 lần nghiệm thức có tăng trưởng tuyệt đối thấp nhất là HG
(0,07±0,02 g/ngày). Nghiệm thức cá CM và DT có tăng trưởng tuyệt đối ở vị trí thứ
2 và thứ 3, lần lượt là (0,15±0,01 g/ngày) và (0,09 g/ngày). Tăng trưởng tuyệt đối
của cá DV khác biệt không có ý nghĩa so với cá CM và của cá DT khác biệt không

có ý nghĩa so với cá HG.
Nhìn chung tăng trưởng của cá rô trong thí nghiệm này thấp hơn so với một
số nghiên cứu khác nuôi cá rô đồng trong ao. Ví dụ, trong thí nghiệm của Nguyễn
Thanh Hồ (2005) sau 5 tháng nuôi đạt 44,34±99,6 g/con, có tăng trưởng tuyệt đối
0,3±0,07 g/ngày ở mật độ 40 con/m2 và 47,34±6,7 g/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt
đối 0,32±0,04 g/ngày ở mật độ 30 con/m2. Theo Lê Tấn Lợi (2011), cá rô nuôi ao
với mật độ 70 con/m2, sau 2 tháng nuôi đạt 95,94±38,45 g/con, tốc độ tăng trưởng
tuyệt đối 3,03±1,44 g/ngày. Tương tự, đề tài của Lâm Quang Huy (2011) khi nuôi ở
Cồn Khương với diện tích ao 3000 m2 và mật độ thả 70 con/m2, có tăng trưởng
tuyệt đối là 2,09±0,95 g/ngày.
Tăng trưởng của cá rô trong thí nghiệm thấp, do cá được nuôi trong giai,
diện tích nuôi nhỏ, hơn nữa trong quá trình nuôi cá bị bệnh nên tăng trưởng của cá
không cao. So với kết quả trong thí nghiệm này, thí nghiệm của Trần Thị Mỹ
15


Phương (2004) nuôi trong lồng đặt trong ao có tăng trưởng tương đối thấp hơn
(0,082 g/ngày).
4.2.2 Tỷ lệ sống

120

Tỷ lệ sống (%)

100
Ban đầu

80

Tháng thứ I


60

Tháng thứ II
Tháng thứ III

40

Tháng thứ IV

20
0
CM

HG

DV

DT

Ngiệm thức

Hình 4.2.2 Tỷ lệ sống cá rô đồng qua từng tháng nuôi
Qua hình 4.2.2 ta thấy tỷ lệ sống cá rô đồng của các nghiệm thức ở tháng nuôi
thứ I đều xảy ra hao hụt nhiều, nguyên nhân do nguồn cá giống thả bị yếu, thời gian
đầu cá bị sốc bởi các yếu tố môi trường, nên giai đoạn này cá bị bệnh thối đuôi và
gây chết rất nhiều làm tỷ lệ sống của nghiệm thức thí nghiệm bị hao hụt lớn. Ở các
tháng nuôi thứ II, III và IV thì tỷ lệ sống của cá được cải thiện đáng kể do ở các
tháng nuôi này cá lớn và quen với các yếu tố môi trường nên không xảy ra dịch bệnh.
Bảng 4.2.2 Tỷ lệ sống của cá rô đồng

Nghiệm thức
Tỷ lệ sống (%)
ab
73,3±12,7
CM
a
39,6±19,3
HG
ab
68,7±28,3
DV
b
77±11,2
DT
Bảng 4.2.2 cho ta thấy tỷ lệ sống của cá rô đồng ở các nghiệm thức có sự
chênh lệch đáng kể, tỷ lệ sống tương đối cao và khác biệt nhau không có ý nghĩa là ở
ba nghiệm thức CM, DV và DT. Cao nhất ở nghiệm thức DT (77±11,2%), thứ 2 là
nghiệm thức CM với tỷ lệ sống là (73,3±12,7%), thứ 3 là nghiệm thức DV với tỷ lệ
sống (68,7±28,3%). Cá HG có tỷ lệ sống thấp nhất (39,6±19,3%). Tuy nhiên, so với
thí nghiệm của Trần Thị Mỹ Phương (2004) khi nuôi ở mật độ 50 con/m 3 có tỷ lệ
16


×