Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sử DỤNG các NGUỒN NGUYÊN LIỆU CUNG cấp CARBOHYDRATE làm THỨC ăn CHO cá TRA (pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN TRÍ DỮNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN
NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP CARBOHYDRATE LÀM THỨC
ĂN CHO CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN
NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP CARBOHYDRATE LÀM THỨC
ĂN CHO CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. NGUYỄN THANH PHƯƠNG
ThS. TRẦN LÊ CẨM TÚ


LỜI CẢM TẠ


Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Thanh Hiền đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến chị Trần Lê Cẩm Tú quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ
và truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sống. Cảm ơn
em Lê Trần Uyên Chi đã gắn bó, quan tâm và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và những người thân đã tạo cho tôi mọi điều kiện
thuận lợi về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian học tập của tôi.
Chân thành cảm ơn!

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADC: Độ tiêu hóa vật chất khô
ADCCP: Độ tiêu hóa protein
ADCGE: Độ tiêu hóa năng lượng
Cám LT: Cám ly trích
DDGS (Dried Distillers Grains with Solubles): Ngũ cốc
FCR: Hệ số thức ăn
PKM (Palm Kernel Meal): Bột cọ
SR: Tỉ lệ sống

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định độ tiêu hóa nguyên liệu, độ tiêu
hóa dưỡng chất nguyên liệu và hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu làm thức ăn
cho cá Tra (Pangasianodon hypothamus). Thí nghiệm tiến hành trên cá Tra có khối
lượng trung bình 97,72 g/con được bố trí với mật độ 0,14 con/L. Thí nghiệm gồm

nghiệm thức đối chứng và 5 nghiệm thức thí nghiệm (70% nghiệm thức đối chứng
và 30% nguyên liệu thí nghiệm: cám ly trích, cám sấy, cám mì, bột cọ và DDGS).
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và sử dụng 1% chất đánh dấu Cr2O3. Kết quả
khả năng tiêu hóa vật chất khô (ADC) ở các nguyên liệu lần lượt là cám sấy
(77,61%), cám ly trích (68,92%), DDGS (62,58%), cám mì (56,72%) và bột cọ
(52,80%). Độ tiêu hóa protein (ADCCP) cao nhất ở nghiệm thức DDGS (82,90%) và
thấp nhất ở bột cọ (54,89%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ngược lại độ
tiêu hóa năng lượng (ADCGE) cao nhất ở nghiệm thức bột cọ (90,79%) khác biệt có
ý nghĩa thống kê (P<0,05) với nghiệm thức DDGS (42,94%). Tỉ lệ sống khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các nghiệm thức. Hệ số thức ăn thấp nhất
ở nghiệm thức đối chứng (0,98) và cao nhất ở nghiệm thức cám ly trích (1,55)
nhưng khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả
thí nghiệm cho thấy cá Tra có khả năng sử dụng tốt các nguồn nguyên liệu thực vật
mà không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và thành phần hóa học của cá.

iii


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
1.1Giới thiệu ........................................................................................................... 1
1.3Nội dung đề tài ................................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học ............................................................................................. 3
2.1.1 Hệ thống phân loại ............................................................................................. 3
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng ......................................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng ......................................................................................... 4

2.2 Tình hình nghiên cứu độ tiêu hóa.......................................................................5
2.3 Nghiên cứu các nguồn nguyên liệu cung cấp carbohydrate ................................7

2.3.1 Cám gạo............................................................................................................. 7
2.3.2 Cám mì ............................................................................................................ 10
2.3.3 Bột cọ (Palm Kernel Meal, PKM) .................................................................... 12
2.3.4 Ngũ cốc (Dried Distillers Grains with Solubles, DDGS)................................... 13

PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................................15
3.2 Vật liệu nghiên cứu...........................................................................................15
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................15
3.3.1 Hệ thống thí nghiệm......................................................................................... 15
3.3.2 Nguồn cá thí nghiệm ........................................................................................ 16
3.3.3 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 16
3.3.4 Thức ăn thí nghiệm .......................................................................................... 16
3.3.5 Chăm sóc và quản lý ........................................................................................ 17
3.3.6 Biểu đồ thời gian thực hiện .............................................................................. 18
3.3.7 Thu mẫu cá ...................................................................................................... 18

3.4 Phương pháp thu phân ......................................................................................18
3.5 Các chỉ tiêu tính toán ........................................................................................18
3.6 Các chỉ tiêu phân tích .......................................................................................20
3.7 Phương pháp phân tích .....................................................................................20
3.8 Xử lý số liệu .....................................................................................................20

iv


PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................22
4.1 Môi trường thí nghiệm......................................................................................22
4.2 Thành phần hóa học của các nguyên liệu ..........................................................22
4.3 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm .....................................................23

4.4 Đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá Tra ......24
4.4.1 Đánh giá độ tiêu hóa thức ăn và dưỡng chất thức ăn của cá Tra........................ 24
4.4.2 Đánh giá độ tiêu hóa nguyên liệu của cá Tra .................................................... 25

4.5 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỉ lệ sống, hệ số thức ăn và thành phần hóa học của
cá............................................................................................................................28
4.5.1 Tỉ lệ sống (SR) của cá thí nghiệm..................................................................... 28
4.5.2 Hệ số thức ăn (FCR) ........................................................................................ 29
4.5.3 Thành phần hóa học của cá .............................................................................. 30

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................................33
5.1 Kết luận............................................................................................................33
5.2 Đề xuất .............................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................34
PHỤ LỤC...............................................................................................................37

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn có trong dạ dày cá Tra ngoài tự nhiên .......................... 4
Bảng 2.2 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng các loại cám và tấm .................... 7
Bảng 3.1 Thành phần thức ăn thí nghiệm (g) .............................................................. 17
Bảng 4.1 Thành phần hóa học của các nguyên liệu (%) .............................................. 22
Bảng 4.2 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (%) ......................................... 23
Bảng 4.3 Độ tiêu hóa thức ăn ở các nghiệm thức thí nghiệm (%)................................ 24
Bảng 4.4 Độ tiêu hóa nguyên liệu và dưỡng chất của nguyên liệu .............................. 25
Bảng 4.5 Tỉ lệ sống (SR) của cá sau thí nghiệm .......................................................... 29
Bảng 4.6 Hệ số thức ăn (FCR) của cá Tra................................................................... 29
Bảng 4.7 Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm .................................... 30


vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) ..................................................... 3
Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm..................................................................................... 16
Hình 4.1 Độ tiêu hóa protein trong nguyên liệu thí nghiệm......................................... 26
Hình 4.2 Độ tiêu hóa năng lượng trong nguyên liệu thí nghiệm .................................. 27
Hình 4.2 Hàm lượng protein và lipidtrong cá ở các nghiệm thức ................................ 31

vii


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ngày nay nghề nuôi cá Tra đã trở thành ngành công nghiệp nuôi và chế biến
trọng điểm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2011, Cá Tra
được chính phủ đưa vào danh sách các sản phẩm chiến lược trong phát triển kinh tế
của nước ta. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đang được phát triển nhanh chóng, đáng
kể là cá Tra. Tháng 10 năm 2011 ĐBSCL đã đưa khoảng 5.140ha mặt nước vào nuôi
cá Tra, sản lượng đạt trên 1,1 triệu tấn (Tổng cục Thủy Sản). Cùng với việc gia tăng
sản lượng và diện tích thì nghề nuôi cá Tra cũng phải đang đối đầu với những khó
khăn và thách thức. Năm 2012 cá Tra đã thật sự rơi vào cuộc khủng hoảng trầm
trọng, giá cá nguyên liệu liên tục giảm mạnh (18.000 – 20.000đ/kg) trong khi đó giá
thành sản xuất lên cao do chi phí đầu vào tăng mạnh chủ yếu là thức ăn nên người
nuôi lỗ nặng. Thức ăn là khâu quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế trong mô hình
nuôi cá Tra. Hầu hết các hệ thống nuôi thủy sản, chi phí thức ăn chiếm khoảng
77,7% giá thành sản xuất (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004), với protein là thành

phần thức ăn có chi phí đắt nhất. Hàm lượng protein cao, tỷ lệ acid amin cân đối, độ
tiêu hóa tốt, ngon miệng và được xem như một nguồn cung cấp các acid béo không
no (n-3) dồi dào nên bột cá được xem như nguồn nguyên liệu truyền thống. Mặc dù
bột cá vẫn đang được sử dụng như nguồn cung cấp protein chính trong thức ăn thủy
sản, nhưng chi phí của nó ngày một cao và nguồn cung cấp có hạn đòi hỏi người ta
phải nghiên cứu sử dụng các nguồn nguyên liệu thực vật để thay thế. Cám ly trích,
cám sấy, cám mì, bột cọ và DDGS là những nguồn nguyên liệu cung cấp
carbohydrate có khả năng chia sẻ năng lượng cho protein và lipid. Góp phần giảm sự
phụ thuộc của thức ăn vào bột cá, tăng hiệu quả sử dụng các nguyên liệu thực vật và
giảm giá thành thức ăn thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
Các nghiên cứu về độ tiêu hóa của nguyên liệu cung cấp carbohydrate làm
thức ăn cho cá Tra đều được sản xuất bằng công nghệ ép viên dạng chìm chưa phản
ánh đúng thực chất thức ăn viên hiện nay, bằng công nghệ ép đùn đề tài “Đánh giá
khả năng sử dụng các nguồn nguyên liệu cung cấp carbohydrate làm thức ăn
cho cá Tra (Pangasianodon hypothamus)” được thực hiện.

1


1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định độ tiêu hóa và độ tiêu hóa dưỡng chất của các nguyên liệu cung cấp
carbohydrate làm thức ăn cho cá Tra, nhằm lựa chọn được nguyên liệu thích hợp
làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn cho cá Tra.
1.3 Nội dung đề tài

Xác định độ tiêu hóa các nguồn nguyên liệu cung cấp carbohydrate

Hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu cung cấp carbohydrate của cá
Tra


2


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Hệ thống phân loại
Tên loài Pangasianodon hypophthalmus được Rainboth, sử dụng lần đầu vào
năm 1996 để chỉ định cho loài cá Tra và sau đó được nhiều tác giả khác sử dụng phổ
biến đến nay. Tên đặt cho loài này khác nhau theo các nước trong vùng nó phân bố.
Ở Campuchia là Trey pra (tên Khmer), Lào là Pa souay kheo, pa suay, Thái là Pla
saa wha, pla suey và Việt Nam là Cá Tra.
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)

Hình 2.1 Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Tra có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu
cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ cao.
Cá Tra là loài cá ăn tạp. Trong tự nhiên ăn được mùn bã hữu cơ, rể cây thủy
sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử dụng được các
loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám, tấm, rau muống… Thức ăn có
nguồn gốc động vật sẻ giúp cá lớn nhanh. Sau 24 – 36 giờ hết noãn hoàng, cá Tra
bột thích ăn mồi tươi sống và ăn liên tục như luân trùng, trứng nước và các loại động
vật nhỏ sống trôi nổi trong nước. Đến ngày thứ 8 thì cá ăn được lăng quăng, ấu trùng
mỗi đỏ, trùng chỉ và mùn bã hữu cơ. Cá băt đầu xuống đáy tìm thức ăn từ ngày thứ

3



11. Kể từ ngày thứ 25 cá chuyển sang ăn tạp và tính ăn giống cá trưởng thành
(Dương Nhựt Long, 2004).
Theo Trần Thanh Xuân (2006) tỉ lệ thành phần thức ăn có trong dạ dày cá Tra
đánh bắt ngoài tự nhiên được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn có trong dạ dày cá Tra ngoài tự nhiên
Loại thức ăn

Tỉ lệ (%)

Cá tạp

37,8

Ốc

23,9

Thực vật

6,67

Mùn bã hữu cơ

31,6

Ở giai đoạn nhỏ (giai đoạn cá bột và đầu giai đoạn cá hương) cá Tra có
những biểu hiện của cá dữ, chúng ăn thịt cá bột và nhiều loài cá khác ngay cả đồng
loại (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Cá Tra có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn có

hàm lượng protein khác nhau nhưng trong điều kiện thiếu thức ăn thì cá có thể sử
dụng các loại thức ăn bắt buộc như mùn bã hữu cở, thức ăn có nguồn gốc động vật
(Trần Thanh Xuân, 1994; trích bởi Hải Đăng Phương, 2006). Trong ao, bè ngoài khả
năng sử dụng cá tạp, cám, tấm thì cá Tra có thể tận dụng được các phụ phẩm nhà
máy chế biến thủy sản, thức ăn tự chế vời hàm lượng protein thấp.
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá nhỏ tăng nhanh về chiều
dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đạt chiều dài 8-10 cm (14-15 gam). Từ khoảng 2,5
kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên
10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên
18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m.
Trong ao nuôi, sau 1 năm nuôi cá đạt trọng lượng 1-1,5kg/con, trong những
năm sau cá lớn rất nhanh. Cá nuôi trong ao có thể đạt 25kg ở cá 10 năm tuổi (Dương
Nhựt Long, 2004). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của cá còn phụ thuộc rất lớn vào
mật độ nuôi cũng như chất lượng và khẩu phần thức ăn cá sử dụng. Ðộ béo Fulton
(mỡ) của cá tăng dần theo trọng lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, qua các năm
4


sau độ béo biến đổi không đáng kể: cá có khối lượng 11,2 gam có độ béo 0,99%, cá
560 gam có độ béo 1,6%, nhưng cá 3 tuổi nặng 3,62 kg thì có độ béo 1,62%. Cá đực
thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm khi vào mùa sinh sản (Trần
Thanh Xuân, 1994; trích bởi Hải Đăng Phương, 2006).
2.2 Tình hình nghiên cứu độ tiêu hóa
Có nhiều nghiên cứu về xác định độ tiêu hóa của nguyên liệu làm thức ăn cho
cá như Mohanta và ctv (2006) trích bởi Hải Đăng Phương (2006) thực hiện nghiên
cứu trên cá mè vinh giai đoạn giống (Puntius gonionotus) với các nguồn nguyên liệu
khác nhau gồm bột cá, bột đậu nành, khô dầu đậu phộng, khô dầu hướng dương, khô
dầu mè, cám gạo, bột bắp, đậu xanh đãi vỏ và đậu đen đãi vỏ. Kết luận độ tiêu hóa
protein dao động từ 81,88 - 95,60%, độ tiêu hóa lipidtừ 87,29 - 94,48% và giá trị độ

tiêu hóa năng lượng thay đổi trong khoảng 73,88 - 89,97%.
Nghiên cứu độ tiêu hóa được thực hiện trên nhiều loài cá với các nguồn
nguyên liệu khác nhau. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2006) đánh giá
các phương pháp thu phân khác nhau và khả năng tiêu hóa các nguồn nguyên liệu
trong thức ăn cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) cỡ 100 g/con. Nhằm xác định
độ tiêu hóa vật chất khô, năng lượng, nitrogen của nghiệm thức đối chứng khi phân
được thu sau 2 giờ và khoảng từ 2 – 24 giờ. Ảnh hưởng của thời gian thu phân
không có ý nghĩa đến độ tiêu hóa của cá. Độ tiêu hóa thức ăn chịu ảnh hưởng bởi
phương pháp thu phân. Phương pháp mổ có độ tiêu hóa thấp hơn phương pháp lắng.
Thí nghiệm xác định độ tiêu hóa protein và năng lượng của các nguyên liệu bằng
việc so sánh khả năng tiêu hóa nghiệm thức đối chứng và 8 nghiệm thức nguyên liệu
thí nghiệm (gồm 70% nghiệm thức đối chứng và 30% nguyên liệu thí nghiệm: cá
vụn, cám gạo ly trích, cám gạo ướt nguyên béo, gạo gẫy, mì lát, bột đậu nành và bột
cá). Kết quả phân tích hàm lượng protein trong bột cá và cá vụn khác biệt có ý ngĩa
(p<0.05) ở mức protein (677 và 731g/kg vật chất khô) và cao hơn có ý nghĩa so với
bột đậu nành (457g/kg vật chất khô), hàm lượng protein của cám gạo ly trích
(165g/kg vật chất khô) cao hơn protein của cám gạo ướt và cám gạo khô (134 và
141g/kg vật chất khô). Độ tiêu hóa vật chất khô thấp nhất ở bột đậu nành (81,9%),
cao nhất ở bột cá và cá vụn (87,7%) và khác biệt có ý nghĩa (P<0.05) với nghiệm
thức đối chứng. Độ tiêu hóa vật chất khô cao nhất có ý nghĩa ở gạo gẫy và mì lát
(83,2 – 90,7%) cao hơn cám gạo ở mức khoảng (57% và 82%). Ở nhóm cáo gạo,
cám gạo ly trích có độ tiêu hóa cao hơn có ý nghĩa so với các nguyên liệu còn lại
(82%). Độ tiêu hóa năng lượng ở bột cá và cá vụn cao hơn có ý nghĩa so vớ bột đậu

5


nành. Độ tiêu hóa protein cao ở tất cả các nguồn nguyên liệu cung cấp protein
(94,4% - 96,1%) và khác biệt không có ý nghĩa. Tuy nhiên độ tiêu hóa protein ở mì
lát là thấp nhất (35,8%) trong các nguyên liệu thí nghiệm. Protein tiêu hóa tương tự

ở các nguyên liệu còn lại (65.1% và 70.4%) và khác biệt không có ý nghĩa (P<0.05).
Kết quả cho thấy độ tiêu hóa protein và năng của cá Tra chịu ảnh hưởng bởi thành
phần thức ăn, nguồn nguyên liệu.
Nghiên cứu Ko¨pru¨cu và O¨ zdemir (2005) về khả năng tiêu hóa của cá rô
phi vằn (Oreochromis niloticus) đối với một số nguồn nguyên liệu như bột cá, bột
ngũ cốc, bột đậu nành, bột rận nước, bột vỏ tôm. Kết quả cho thấy độ tiêu hóa vật
chất khô của bột cá, bột ngũ cốc, bột đậu nành cao hơn có ý nghĩa (p<0.05) so với
bột rận nước và bột vỏ tôm, nhưng không có sự khác biệt giữa bột rận nước và bột
vỏ tôm. Độ tiêu hóa protein của bột cá, bột ngũ cốc, bột đậu nành (90,5%, 89,0%,
87.4%) cao hơn có ý nghĩa (p<0.05) so với bột rận nước và bột vỏ tôm. Độ tiêu hóa
protein của bột rận nước (75,8%) cao hơn có ý nghĩa so với bột vỏ tôm (71.0%). Độ
tiêu hóa năng lượng khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, cao nhất là bột cá
(92,1%) và thấp nhất ở bột vỏ tôm (54,8%). Độ tiêu lipid của bột cá cao hơn và có ý
nghĩa so với bột đậu nành, bột rận nước và bột vỏ tôm nhưng không có sự khác biệt
giữa bột ngũ cốc với bột cá và bột đậu nành. Tương tự, Ribeiro, F et al., 2011 cũng
nghiên cứu khả năng tiêu hóa protein và lipid trên cá rô phi vằn (Oreochromis
niloticus) cở 310 ± 9,68 g. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức gồm bột bắp, cám mì, bột
đậu nành, gluten bột bắp và bột cá. Xác định độ tiêu hóa theo phương pháp gián tiếp
bằng cách sử dụng 0,5% Cr2O3 cho mổi nghiệm thức. Phân được thu bằng cách vớt
sau mổi 4 giờ. Kết quả, độ tiêu hóa protein thô và acid amin lần lượt của bột bắp là
83,57 và 82,45%; cám mì 82,87 and 81,47%; bột đậu nành 91,12 and 89,41%;
gluten bột bắp 0.07 and 87.78% và bột cá 83.53 và 81.65%. Độ tiêu hóa thực của
protein và trung bình acid amin của bột bắp và lúa mì tương đương nhau (90,02 và
89,60%; 89,62 và 89,14%). Bột đậu nành và gluten bột bắp có độ tiêu hóa protein
cao nhất (93,58% và 92,50%) kế đến là bột cá 86,01%.
Qi-Cun Zhou et al., 2004 nghiên cứu khả năng tiêu hóa của cá giò
(Rachycentron canadum) đối với các nguồn nguyên liệu như bột cá Peru, bột đậu
nành rang và ly trích, bột đậu nành ly trích, bột gia cầm, bột thịt xương, bột đậu
phộng, bột hạt cải dầu và gluten bột bắp. Thí nghiệm gồm nghiệm thức đối chứng và
nghiệm thức nguyên liệu thí nghiệm (70% nghiệm thức đối chứng và 30% nguyên

liệu thí nghiệm) chứa 0,5% Cr2O3. Kích cở cá 10g/con với mật độ 20 con/bể
(300L/bể). Kết quả thí nghiệm cho thấy độ tiêu hóa vật chất khô, protein thô, lipid
6


thô và năng lượng tổng cao nhất ở bột cá Peru và bột bắp. Nguyên liệu có nguồn gốc
động vật và bột bắp có độ tiêu hóa vật chất khô là 60,42–87,56% và từ 58,52–
70,51% cho bột đậu nành, bột đậu phộng và bột cải dầu. Độ tiêu hóa protein và lipid
của nguyên liệu có nguồn gốc động vật lần lượt là 87,21–96,27% và 91,59–96,86%;
88.97–94.42% và 92.38–96.93 cho nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật. Kết quả
trên cho thấy cá giò có khả năng tiêu hóa protein và lipid tốt với nguyên liệu có
nguồn gốc từ động và thực vật.
2.3 Nghiên cứu các nguồn nguyên liệu cung cấp carbohydrate
2.3.1 Cám gạo
Cám là phụ phẩm được làm ra từ lúa gạo qua say xát. Lượng cám các loại
cung cấp cho các vùng nuôi cá Tra ở các tỉnh ĐBSCL ước khoảng 280.000-300.000
tấn/năm. Lượng cám này cung cấp cho các hộ nuôi cá tự phối chế thức ăn. Riêng
lượng cám phục vụ cho các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp thì chưa ước tính
được vì họ sử dụng nhiều nguồn cám trong nước và nguồn cám ngoại nhập.
Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2006) kết quả phân tích thành phần dinh
dưỡng các loại cám và tấm được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng các loại cám và tấm
Nguyên liệu

Protein thô (%)

Béo thô (%)

Tro (%)


Độ khô (%)

Cám ly trích dầu

16,3

2,76

10,3

90,6

Cám sấy

12,6

12,0

7,35

91,7

Cám lau ướt

12,4

5,6

4,9


83,6

Cám lau khô

8,34

7,44

30,3

89,8

Cám y

13,1

13,3

8,03

87,8

Cám pha

11,4

8,05

4,96


87,8

Tấm

8,76

0,99

0,42

86,7

Tận dụng các nguồn nguyên liệu địa phương sẵn có làm thức ăn cho cá là một
nhân tố rất quan trọng trong việc giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế. Hiện nay cám
gạo được sử dụng rất phổ biến trong chế biến thức ăn nuôi thủy sản, nhất là thức ăn

7


tự chế. Cám gạo đang được sử dụng với một số lượng lớn để làm thức ăn nuôi cá
Tra, ba sa, tỉ lệ cám gạo sử dụng trong thức ăn chiếm đến 60-70% (Trần Văn Nhì,
2005). Đối với các nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp, cám gạo cũng được sử
dụng như là một nguồn nguyên liệu chính cung cấp năng lượng trong công thức thức
ăn. Một khó khăn gặp phải hiện nay trong sử dụng là hàm lượng lipidtrong cám gạo
quá cao, khi phối chế với tỉ lệ lớn trong thức ăn sẻ làm cho hàm hượng lipidtrong
thức ăn cao, ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn và chất lượng cá nuôi. Đối với các
nhà máy chế biến, khi sử dụng tỉ lệ cám gạo cao trong thức ăn sẻ dẫn đến khó khăn
trong công nghệ chế biến, chất lượng thức ăn không đạt yêu cầu, thời gian bảo quản
ngắn. Ngoài ra, thành phần axít béo trong cáo gạo không đáp ứng đúng và đủ cho
nhu cầu phát triển của cá.

Để khắc phục những trở ngại trên cám ly trích dầu (cám vàng) được tinh chế
với nhiều ưu điểm như: hàm lượng protein cao (16,3%), hàm lượng lipidthấp
(2,76%) nên bảo quản được lâu hơn. Theo Lê Thanh Hùng (2008) việc tách dầu ra
khỏi cám gạo, làm gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng khoảng 20% và làm giảm
hàm lượng lipidtrong cám còn 1-2%.
Cám gạo là nguyên liệu truyền thống được sử dụng phổ biến nhất để làm thức
ăn tự chế trong nuôi trồng thủy sản. Theo Trần văn Nhì (2005) nghiên cứu các loại
cám dùng làm thức ăn nuôi cá Tra hiện nay gồm:
 Cám y: cám xay gạo thường, hoặc xay trắng từ các nhà máy xay xát quy mô
nhỏ. Gạo này dùng để bán nội địa, không xuất khẩu. Loại cám này có lẫn
nhiều tấm dạng hạt và có ít bột gạo.
 Cám lau: cám được chuốt ra từ gạo xay xô (gạo mới bóc lớp vỏ trấu). Cám
lau có 2 loại là cám lau bass 1 và bass 2. Sản phẩm gạo từ công đoạn này chủ
yếu dùng để xuất khẩu.
 Cám lau bass 1: còn gọi là cám lau khô vì trong quá trình lau chuốt không có
phun thêm nước. Cám loại này ít bột gạo hơn so với cám lau bass 2.
 Cám lau bass 2: còn gọi là cám lau ướt vì trong quá trình lau gạo người ta có
dùng kỹ thuật phun nước để làm bóng hạt gạo. Cám bass 2 có độ ẩm cao,
không bảo quản lâu như các loại cám khác. Loại cám này có rất nhiều tinh
bột vì bột gạo được chuốt ra trong quá trình xay xát ở giai đoạn này rất nhiều.

8


 Cám sấy: cám đã qua sấy khô để bảo quản được lâu hơn, sấy và bảo quản ở
các kho.
 Cám ly trích dầu: Cám được ly trích dầu nhằm giảm chất dầu để bảo quản
được lâu hơn và tránh được hiện tượng ôi dầu, đồng thời loại cám này có hàm
lượng protein cao hơn so với các loại khác.
Kết quả điều Tra của Theo Huỳnh Thị Tú và ctv, 2006 về tình hình nuôi và

sử dụng thức ăn cho cá Tra (Pangasius hypophthalmus) nuôi ao và nuôi bè ở An
Giang cho thấy: ở vùng nuôi truyền thống (Châu Đốc), 100% số hộ nuôi bè sử dụng
công thức thức ăn là 70,2% cám: 29,8% cá tạp. Ở vùng nuôi mới đa số hộ (chiếm
50% số hộ nuôi ao và 33,3% số hộ nuôi bè sử dụng) sử dụng công thức thức ăn có
thành phần 57,8% cám: 42,2% cá tạp. Khoảng 41,7% số hộ nuôi ao và 53,3% hộ
nuôi bè sử dụng công thức có phối chế nhiều nguồn nguyên liệu. Tương tự kết quả
điều Tra của Nguyễn Thanh Phương et al. (2004) cho thấy, công thức thức ăn tự chế
sử dụng trong nuôi cá Tra ao là 62,5% cám: 37,5% và cá bè là 67,5% cám: 32,5% cá
tạp.
Cám gạo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long có chất lượng khác nhau tùy thuộc
vào quá trình chế biến, chủng loại cám và quá trình bảo quản. Thông thường cám
gạo bảo quản trong điều kiện bình thường sau 2 tháng trở đi thì bắt đầu có sự oxy
hóa lipid, do đó chất lượng cám sẻ thay đổi. Nhằm khắc phục trở ngại trên cám sấy
và cám ly trích được tinh chế. Nghiên cứu xác định khả năng tiêu hóa của cám sấy
và cám ly trích trong thức ăn cá Tra được Hải Đăng Phương (2006) thực hiện. Thí
nghiệm được tiến hành với hệ thống thu phân lắng, phân được thu sau 12 giờ cho ăn.
Cá Tra có khả năng tiêu hóa tương đối tốt đối với 2 loại cám này. Độ tiêu hóa cám
ly trích (49,2%) cao hơn cám sấy (42,6) nhưng không có ý nghĩa, độ tiêu hóa protein
là 67,2% và 66,7%, độ tiêu hóa năng lượng là 63,4% và 64,5%.
Trần Thị Thanh Hiền và ctv, (2006) nghiên cứu được thực hiện nhằm mục
đích xác định khả năng sử dụng cám ly trích dầu làm thức ăn cho cá. Kết quả phân
tích cám ly trích có hàm lượng protein là 16,3%, lipid 2,76%. Chỉ số Peroxit (PV)
của cám ly trích sau 4 tháng bảo quản là 11,2 meq/kg có thể sử dụng tốt làm thức ăn
cho cá. Khả năng tiêu hóa vật chất khô (ADC), tiêu hóa năng lượng (ADCGE) của
cá Tra và cá Rô phi đối với cám ly trích cao hơn so với cám sấy, đặc biệt ở cá Rô
phi ADC đối với cám ly trích là 61,1% cao hơn có ý nghĩa so với cám sấy là 48,6%

9



(p<0,05). Với cả hai loại cám, tỉ lệ sống, sinh trưởng của cá Tra khi sử dụng thức ăn
có các mức cám khác nhau (30, 40,50 và 60%) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
Ðối với cá Rô phi, tỉ lệ sống không có sự khác biệt nhưng sinh trưởng của cá ở các
nghiệm thức cám ly trích cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức
cám sấy. Tốc độ sinh trưởng của cá Rô phi đạt cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có
mức cám ly trích 60% khác biệt với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Cám ly trích
dầu có thể sử dụng tốt làm thức ăn cho cá Tra, Rô phi với hàm lượng cám phối chế
có thể đến mức 60% trong công thức thức ăn.
Trên cá lóc (Channa striata) giai đoạn giống cỡ 4 – 5g/con Võ Minh Quế
Châu (2010) nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng cám gạo làm thức ăn cho cá lóc.
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức trong đó hàm lượng cám gạo sử dụng là 0%, 10%,
20% và 30%, mỗi nghiệm thức được lặp lại lần. Tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở
nghiệm thức chứa 10% cám gạo, tốc độ tăng trưởng tương đối đạt 0,29g/ngày, khác
biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức chứa 20 và 30% cám gạo. Không có sự khác biệt
về hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein và thành phần sinh hóa của cá giữa các
nghiệm thức, chi phí thức ăn giảm từ 4,49 – 7,90% cho 1kg tăng trọng so với
nghiệm thức đối chứng.
2.3.2 Cám mì
Cám là lớp bên ngoài của hạt gạo mì lứt (hạt lúa mì) sau khi đập tách vỏ trấu.
Song song với cám, tấm, cám mì là một nguồn thức ăn cung cấp năng lượng quan
trọng trong thức ăn chăn nuôi và thuỷ sản nước ta. Ngoài số lượng cám có được từ
công nghiệp bột mì trong nước, cám mì còn được nhập khẩu trên trăm nghìn tấn
hàng năm. Sản xuất lúa gạo nước ta còn mang nặng tính thời vụ cho nên có những
lúc các nhà máy thức ăn chăn nuôi-thuỷ sản phải nhập khẩu cám mì để thay thế cám
gạo do giá mua có rẻ hơn. Tuy nhiên “cám mì” được bán để làm thức ăn vật nuôi
thường bao gồm cám và bột nghiền của “bổi” qua sàng xát gạo, tức là có gạo bể,
mầm, mảnh mày và cả mảnh cuống hạt lúa. Cám mì y chỉ có được ở các nhà máy
xay xát gạo mì lứt có gia ẩm. Cám mì thô là phụ phẩm của nhà máy xay xát lúa mì
khô lấy bột mì.
Cám mì tiêu chuẩn có thành phần dinh dưỡng bình quân 89% vật chất khô,

16,5% protein thô, 9,75% xơ thô, 42% NDF, 16% ADF và năng lượng tương đương
91% bắp hạt. Những năm gần đây nguồn nhập cám mì vào nước ta chủ yếu là Ấn

10


Độ, Trung Quốc, Indonesia, Sri Lanka; phần lớn là dạng viên và ít hơn là dạng bột;
dinh dưỡng lúc còn mới biến động xung quanh 87% vật chất khô, 15% protein thô,
4% béo thô, 10% xơ thô, 0,6% lysin, 0,27% methionin, 5,3% tro, 0,15% calci, 1,8%
phosphor tổng số, năng lượng khoảng 2400 kcal ME/kg ở heo, 2200 kcal ME/kg ở
gia cầm 9,8 MJ DE/kg ở đại gia súc và 2750 kcal DE/kg ở cá Tra. Tiêu chuẩn chất
lượng cám mì được Bộ Nông nghiêp-PTNT qui định: ẩm độ ít hơn 12%, không mùi
chua mốc, độc tố aflatoxin không quá 50 ppb. Trong nuôi cá lăng (Channel catfish)
ở Mỹ cho thấy cám mì được sử dụng cho mọi loại cá với mức 15-30% trong khẩu
phần ăn, cá đạt năng suất và chất lượng ngang bằng hoặc tốt hơn bắp. Các loại thức
ăn cá Tra ở Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng tốt mức cám mì thay thế 40-70%
cám, tấm; thức ăn viên được gia tăng độ kết dính và độ nổi, cá vẫn đạt hệ số tiêu tốn
thức ăn và chất lượng thương phẩm. (Võ Ái Quấc – trích Vietlinh.com).
Như được biết Carbohydrate được xem là nguồn nguyên liệu rẽ tiền bởi khả
năng chia sẻ năng lượng cùng vai trò tăng khả năng kết dính thức ăn thì cám mì là
nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thực vật được sử dụng khá phổ biến trong thức ăn
thủy sản bởi năng lượng cám mì cao (2750 kcal DE/kg) và giảm chi phí sản xuất.
Nghiên cứu của Mayra L. González-Félix et al., (2010) trên cá nục (Trachinotus
carolinus ) kích cở trung bình 111,6 g được bố trí với mật độ 18 con/bể. Nghiệm
thức đối chứng chứa 54% protein, 11% lipid và 1% Cr2O3 và 7 nghiệm thức thí
nghiệm (gồm 70% nghiệm thức đối chứng và 30% nguyên liệu thí nghiệm gồm ngũ
cốc bột bắp, ngũ cốc bo-bo, bột mì tinh, cám mì, cám lẫn tấm mì, cám nguyên béo,
cám ly trích. Sau 1 tuần cho ăn phân được thu bằng phương pháp vuốt. Cám mì và
ngũ cốc bột bắp có độ tiêu hóa năng lượng tương đương nhau (44,9% và 44,8%), bột
mì tinh có độ tiêu hóa cao nhất 55,4% và thấp nhất là cám lẫn tấm mì và cám ly trích

8,2% và 12,6%.
Còn trên cá chép (Cyprinus carpio) Gad Degani (2006) đã nghiên cứu sử
dụng chất đánh dấu Cr2O3 trong 3 nghiệm thức thức ăn. Mỗi nghiệm thức có chứa
52,5% nghiệm thức đối chứng và 47,5% nguyên liệu thí nghiệm (lúa mạch đen, cám
mì và lúa miến). Carbohydrate được xem là nguồn cung cấp năng lượng chính. Hàm
lượng carbohydrate và protein trong nghiệm thức thí nghiệm lần lượt là 65-83% và
11-18%. Kết quả cho thấy độ tiêu hóa protein của lúa mạch đen là (91.89%) cao hơn
có ý nghĩa so với lúa miến (71.86%) và cám mì (80.64%); năng lượng tiêu hóa lần
lượt là 12,4; 6.7và 9,3 kJ/g. Hàm lượng lipid trong thức ăn thí nghiệm rất thấp 1 –
11


4%. Độ tiêu hóa lipid lần lượt là 79,84%; 76,71% và 82,01% cho lúa mạch đen, lúa
miến và cám mì.
2.3.3 Bột cọ (Palm Kernel Meal, PKM)
Bột cọ (PKM) được sản xuất rộng rãi trên toàn cầu - một sản phẩm trong quá
trình sản xuất dầu cọ. Sản lượng bột cọ ngày càng tăng do sự phát triển nhanh chóng
của ngành công nghiệp dầu cọ ở nhiều nơi trong khu vực Châu Á và Châu Phi. Chỉ
riêng tại Malaysia, khoảng 3 triệu tấn hạt cọ đã được sử dụng vào năm 2001 để sản
xuất khoảng 1.4 triệu tấn dầu cọ cùng với 1.6 triệu tấn PKM. Hiện nay, hầu hết các
PKM được sản xuất tại Malaysia xuất khẩu sang Châu Âu để sử dụng làm thức ăn
cho gia súc mà chủ yếu là bò sữa phải chịu mức giá xuất khẩu thấp. Chi phí thấp và
tính sẵn có của PKM của nhiều nước ở khu vực nhiệt đới, nơi nuôi trồng thủy sản
được phát triển vượt bậc, gần đây đã tạo được sự quan tâm nhiều đến tiềm năng sử
dụng nó trong việc làm thức ăn cho cá. Hiện tại, có rất ít thông tin trong việc sử
dụng PKM làm thức ăn cho cá.
Các nghiên cứu bước đầu về việc sử dụng PKM trong công thức thức ăn của
cá rô phi và cá da trơn cho thấy cá vẫn tăng trưởng tốt khi có 20% PKM trong khẩu
phần (Ng Wing Keong, 2004). Thí nghiệm trên cá rô phi (Oreochromis niloticus)
cỡ 200 – 300g được Ana Paula de Souza Ramos et al,. 2012 thực hiện nhàm tận

dụng phụ phẩm công – nông nghiêp. Thức ăn thí nghiệm gồm nghiệm thức đối
chứng và 6 nghiệm thức thí nghiệm (70% nghiệm thức đối chứng và 30% nguyên
liệu thí nghiệm gồm mì lát, đậu mesquite, bông, ca cao bột, mãng cầu xiêm bột và
bột cọ. Kết quả cho thấy độ tiêu hóa chất khô (ADCDM), độ tiêu hóa protein thô
(ADCCP), độ tiêu hóa năng lượng (ADCGE) lần lượt là 0,52; 0,77 và 0,66 cá 200g và
0,51; 0,80 và 0,66 cá 300g. Bột mãng cầu và bột cọ có ADCDM cao nhất ở cá rô phi
cỡ 200g và 300g.
Một vấn đề hạn chế khi sử dụng PKM làm thức ăn cho cá đó là PKM có hàm
lượng protein tương đối thấp, thiếu hụt nhiều acid amin sulfure, lysine. PKM được
tiêu hóa thấp do có nhiều polysacharic trong thành tế bào, và có nhiều chất kháng
dinh dưỡng tuy nhiên có thể thủy phân để loại các chất này. Ứng dụng sự lên men
của nấm để tăng hàm lượng protein. Trichoderma koningii, được lựa chọn như một
vi sinh vật đầy tiềm năng. Hầu hết quá trình lên men của nấm làm tăng gấp đôi hàm
lượng protein của PKM thô (chưa tinh chế) từ khoảng 17% đến 32% protein thô

12


nhưng độc tố nấm mốc đã có thể phát sinh trong quá trình lên men ảnh hưởng đến
chất lượng cá nuôi.
2.3.4 Ngũ cốc (Dried Distillers Grains with Solubles, DDGS)
Ngũ cốc (DDGS) là phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến ethanol được
sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất các loại ngũ cốc chứa tinh bột có
thể chuyển hóa thành đường đơn như ngô, lúa mạch, lúa mì, củ cải đường, củ sắn,
mía... Ethanol còn được sản xuất từ các loại cây cỏ có chứa cellulose. DDGS hiện
đang có sẵn và giá cả cạnh tranh (trên cơ sở protein cho mỗi đơn vị) so với các
nguồn protein thay thế khác. Theo Renewable Fuels Association, the U.S, sản xuất
của DDGS đạt 14.600.000 tấn trong năm 2007 đã nhiều hơn gấp 5 lần so với năm
2000.
Thành phần dinh dưỡng của DDGS thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc của ngũ

cốc và phương thức sử dụng để sản xuất etanol và DDGS. Nói chung, DDGS ngô có
chứa hàm lượng protein thô xấp xỉ 29%, lipid10%, chất xơ thô 9% và 5% khoáng.
Căn cứ vào các acid amin thiết yếu (EAA), các sản phẩm ngũ cốc từ các nguồn ngũ
cốc khác nhau đều thiếu một vài EAA cho hầu hết các loài cá, đặc biệt là lysine và
methionine nhưng không chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng được tìm thấy trong hầu
hết các nguồn protein thực vật khác. Hiện nay, DDGS được sử dụng chủ yếu trong
thức ăn gia súc và gia cầm, và sử dụng trong thức ăn thủy sản còn hạn chế. Mức độ
sử dụng DDGS tối ưu trong khẩu phần ăn của cá tùy thuộc vào loại, thành phần thay
thế và mức độ của nguồn protein khác, đặc biệt là bột cá. Tuy nhiên, các nghiên cứu
trước đây đã cho thấy DDGS là một nguồn có khả năng sử dụng trong việc chế biến
các khẩu phần ăn cho động vật thủy sản. Ở hàm lượng 20%-40% DDGS đã được sử
dụng thành công trong khẩu phần ăn của cá da trơn và cá rô phi. Trong khẩu phần ăn
của cá hồi được đề nghị ở mức 15%. Tuy nhiên, khẩu phần ăn có chứa DDGS có
thể tăng cường bổ sung các EAA như lysine hay methionine (Lim and Aksoy, 2008).
Mặc dù việc sử dụng các DDGS trong thức ăn thủy sản còn hạn chế nhưng
với tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất Ethanol (nhiên liệu tương lai)
hiện nay cho thấy ứng dụng DDGS đã tăng lên gần đây. DDGS đã được nghiên cứu
sử dụng trong thức ăn cho cá từ cuối những năm 1940. Tuy nhiên mức độ sử dụng
còn thấp. Phillips et al., (1964) nghiên cứu sử dụng thức ăn có chứa 24% bột cá, 5%
bột bông, 10% men bia, và 21% DDGS cho thấy tăng trưởng của cá hồi (Salmo
trutta) tương tự như thức ăn có trộn bột cá. Còn Hughes (1987) cho rằng trong chế
độ ăn của cá hồi (Salvelinus namaycush) có thể sử dụng DDGS ở mức 8%.

13


Robinette (1984) đề nghị một mức độ sử dụng DDGS là 7,5% trong khẩu phần ăn có
độ protein 36% cho cá da trơn giống. Deyoe và Tiemeire (1969) cho rằng có thể kết
hợp DDGS ở mức 10% trong thức ăn có 25% độ protein đối với cá da trơn (trích bởi
Lim and Yildirm-Aksoy, 2008).

Kết quả của một nghiên cứu gần đây của Lim et al., (2008) cho rằng, với việc
bổ sung lysine đến một mức độ hợp lý trong khẩu phần ăn, có thể sử dụng ít nhất
40% DDGS trong thức ăn của cá da trơn giống như là thức ăn của sự kết hợp bột
đậu nành và bột bắp mà không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng, hiệu quả sử
dụng thức ăn và tỉ lệ sống. Tương tự, các nghiên cứu trong ao của Robinson và Li
(2008) cũng cho thấy rằng sử dụng 40% DDGS có bổ sung lysine cho cá tra trong
thức ăn như thay thế bột đậu nành 36% mà không ảnh hưởng đến tăng trọng.
Webster et al., (1992) thấy rằng tăng trọng của cá khi sử dụng thức ăn với 0% bột
cá, 35% DDGS và 49% bột đậu nành tương tự như thưc ăn với 12% bột cá và 48%
bột đậu nành. Tuy nhiên, họ quan sát thấy một xu hướng giảm tăng trưởng trong chế
độ ăn với 0 và 4% bột cá so với chế độ ăn 12% và 8% bột cá. Để cải thiện tăng trọng
của cá khi sử dụng thức ăn chứa 0% bột cá thì bổ sung lysine trong thức ăn. Theo
kết quả nghiên cứu của Kenneth R. Thompson et al., (2008) trên cá Sunshine Bass,
(Morone chrysops x M. saxatilis) cỡ 867 g với nghiệm thức đối chứng và 6 nghiệm
thức thí nghiệm (70% nghiệm thức đối chứng và 30% nghiệm thức thí nghiệm chứa
1% chất đánh dấu Cr2O3. Kết quả cho thấy độ tiêu hóa protein có sự khác biệt ý
nghĩa nghiệm thức từ 64,94% cho DDGS đến 86,42% dầu cá. Nhưng không có sự
khác biệt về độ tiêu hóa protein và lipid giữa bột cá (79,44% và 82,32%); bột đậu
nành (84,03% và 57,11%) và DDGS (64,94% và 68.72%). Độ tiêu hóa vật chất khô
cao nhất ở bột cá (59,74%) khác biệt so với DDGS (10,15%) nhưng không có sự
khác biệt so với bột đậu nành (39,77%).

14


PHẦN 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012 tại Khoa Thủy Sản- Trường đại học Cần
Thơ

3.2 Vật liệu nghiên cứu

18 bể composite 170 lít

Máy đo oxy, pH, nhiệt kế

Hệ thống bơm nước và sụt khí

Thước đo, cân điện tử

Tủ nung, tủ sấy

Các nguồn nguyên liệu cung cấp carbohydrate:

Cám ly trích

Cám sấy

Cám mì

Bột cọ (PKM)

Bột ngũ cốc (DDGS)


Các dụng cụ, thiết bị phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng trong phòng thí
nghiệm Khoa Thủy Sản - Trường đại học Cần Thơ.




Máy chế biến thức ăn.

3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống chảy tràn gồm 18 bể composite
(170L/bể) có sục khí. Nguồn nước cấp cho hệ thống từ nước máy qua gòn lọc và
được trữ trong bồn chứa với lưu lượng nước 4 lít/phút.

15


Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm
3.3.2 Nguồn cá thí nghiệm
Cá được mua từ trại sản xuất giống nhân tạo, kích cỡ 90 – 110g. Cá khỏe
mạnh, không dị tật, không nhiễn bệnh và không xay xát.
3.3.3 Bố trí thí nghiệm


Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức thức
ăn. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và sử dụng chất đánh dấu Cr2O3.



Mật độ cá thí nghiệm: 0,14 con/L



Thời gian bố trí thí nghiệm: 8 tuần

3.3.4 Thức ăn thí nghiệm



Nghiệm thức 1: Nghiệm thức đối chứng bao gồm: bột cá Peru, bột mì
ngang, premix khoáng – vitamin, dầu mực, chất đánh dấu (Cr2O3),
chất kết dính.



Nghiệm thưc 2: 70% nghiệm thức đối chứng + 30% cám ly trích.



Nghiệm thức 3: 70% nghiệm thức đối chứng + 30% cám sấy.



Nghiệm thức 4: 70% nghiệm thức đối chứng + 30% cám mì.



Nghiệm thức 5: 70% nghiệm thức đối chứng + 30% bột cọ (PKM).



Nghiệm thức 6: 70% nghiệm thức đối chứng + 30% bột ngũ cốc
(DDGS).
16



×