Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ĐẶC điểm HÌNH THÁI PHÂN LOẠI và DINH DƯỠNG của cá đục ( sillago sihama, forss kal, 1775)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ THỊ MINH THƯ

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI VÀ
DINH DƯỠNG CỦA CÁ ĐỤC
( Sillago sihama, Forss kal, 1775)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN BẠCH LOAN

2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt ñề tài nghiên cứu về “ Đặc ñiểm hình thái phân loại và
dinh dưỡng của cá ñục (Sillago sihama)” này, em ñã ñược sự giúp ñỡ của nhiều
người. Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ. Đặc biệt là
các thầy cô trong khoa thủy sản ñã tận tình giảng dạy và truyền ñạt cho chúng em
những kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cô Nguyễn Bạch Loan, cán bộ hướng dẫn luận văn. Em xin chân thành cảm
ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và những lời khuyên quý báo của cô trong thời gian thực
hiện ñề tài.
Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thường, thầy Trần
Đắc Định, thầy Phạm Thanh Liêm, thầy Võ Thành Toàn, anh Nguyễn Bá Quốc, anh
Nguyễn Thiện Nam ñã góp ý và tạo ñiều kiện cho em hoàn thành luận văn.


Em cũng rất cảm ơn những người bạn ñã giúp ñỡ em trong quá trình
thực hiện ñề tài: bạn Thu Hương, Kim Ngân, Mỹ Linh, Duy Thanh, Văn Hóa, Văn
Trường, Huỳnh Hoa và tất cả các bạn thuộc lớp liên thông khóa 35 ñã ñộng viên em
trong quá trình thực hiện ñề tài.
Em xin cảm ơn những người thân của em ñã luôn bên em khi em gặp khó
khăn, ñộng viên và khích lệ, giúp ñỡ em trong cuộc sống cũng như trong suốt quá
trình học tập.

EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN TẤT CẢ!

1


TÓM TẮT
Cá ñục bạc (Sillago sihama Fors kal,1775) thuộc họ Sillaginidae, bộ
Perciformes, là loài cá có giá trị kinh tế sống ñáy ở vùng ven biển . Mẫu cá ñục
dùng cho nghiên cứu ñược thu ñịnh kỳ mỗi tháng/lần từ tháng 12/2010 - 6/2011 ở
chợ Hà Tiên, Kiên Lương, Bình An và các ngư dân ñánh bắt tại ñịa phương. Sau ñó,
bảo quản lạnh và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Thủy sản Trường
Đại học Cần Thơ.
Kết quả phân tích 214 mẫu cá ñục có chiều dài từ 9,5cm – 25,1cm tương ứng
với trọng lượng từ 5,8g – 131,2g cho thấy: Cá có thân thon dài hơi dẹp bên, miệng
nhỏ nhọn, mắt khá to, có 2 vi lưng: D1:XI; D2:I,19 – 22; A:II, 20 - 23. Trên cung
mang thứ nhất của cá ñục có 8 – 14 lược mang.
Miệng cá ñục có dạng cận dưới có thể co duỗi ñược, răng nhỏ mịn, thực quản
ngắn, dạ dày hình túi, ruột ngắn gấp khúc có nhiều nếp gấp ở mặt trong (chỉ số
tương quan RLG = 0,59 ± 0,07). Cấu tạo cơ quan tiêu hóa phù hợp với cá ăn tạp
thiên về ñộng vật.
Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá gồm có: thực vật, giun, giáp
xác, cá, thân mềm. Trong ñó, giun chiếm tỉ lệ cao nhất (71,6%), kế ñó là giáp xác

(11,5%), cá (2.6%), thân mềm (2,6%), thấp nhất là thực vật và ñộng vật thủy sinh
nhỏ hơn 1%.

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG
PHẦN I: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 7
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 9
2.1. Nguồn lợi hải sản của tỉnh Kiên Giang. .......................................................... 9
2.2. Tổng quan về ñối tượng nghiên cứu. .............................................................. 9
2.2.1. Đặc ñiểm hình thái phân loại cá ñục. ...................................................... 9
2.2.2. Phân bố. ................................................................................................. 12
2.2.3. Đặc ñiểm dinh dưỡng ............................................................................ 13
2.2.3.1. Tương quan chiều dài ruột. ............................................................. 14
2.2.3.2. Phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá. .................................. 15
2.2.4. Đặc ñiểm sinh trưởng. ........................................................................... 17
2.2.5. Đặc ñiểm sinh sản ................................................................................. 17
2.2.6. Dạng sản phẩm. ..................................................................................... 18
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 19
3.1. Vật liệu nghiên cứu. ...................................................................................... 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 19
3.2.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu. ........................................................ 19
3.2.2. Phương pháp thu và xử lý mẫu. ............................................................ 20
3.3. Phương pháp phân tích mẫu. ......................................................................... 20
3.3.1. Phương pháp phân tích hình thái........................................................... 20

3.3.2. Phương pháp phân tích dinh dưỡng. ..................................................... 21
3.3.2.1. Tương quan chiều dài ruột. ........................................................... 21
3.3.2.2. Phương pháp xác ñịnh thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa ..... 21
3.4. Phương pháp xử lý số liệu. ............................................................................ 22
PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 23
4.1. Đặc ñiểm hình thái cá ñục. ............................................................................ 23
4.2. Đặc ñiểm dinh dưỡng của cá ñục. ................................................................. 26

3


4.2.1. Đặc ñiểm hình thái giải phẩu của cơ quan tiêu hóa .............................. 26
4.2.2. Phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa..................................................... 30
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 35
5.1. Kết luận. ........................................................................................................ 35
5.2. Đề xuất. ......................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 36
PHỤ LỤC

4


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1.

Đặc ñiểm hình thái chung của họ Sillaginidae

5

Bảng 2.2.


Khả năng tăng trưởng của cá ñục

11

Bảng 3.1.

Thành phần dinh dưỡng của cá

12

Bảng 4.1.

Đồng danh của cá ñục (Sillago sihama).

17

Bảng 4.2.

Các chỉ tiêu hình thái phân loại của cá ñục.

19

Bảng 4.3.

Số gai vi lưng và vi hậu môn của cá ñục.

20

Bảng 4.4.


Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng.

23

5


DANH SÁCH HÌNH
2.1.

Hình dạng ngoài của cá ñục bạc (Sillago sihama).

4

2.2.

Sơ ñồ phân bố của cá ñục.

7

2.3.

Môi trường sống của cá ñục.

7

3.1.

Bảng ñồ ñịa ñiểm thu mẫu.


13

3.2.

Cách ño một số chỉ tiêu hình thái.

14

3.3.

Các loại vẩy và miệng thông thường.

15

4.1.

Hình dạng ngoài của cá ñục.

18

4.2.

Hình dạng miệng cá ñục.

21

4.3.

Hìng dạng lược mang cá ñục.


22

4.4.

Các cơ quan tiêu hóa của cá ñục.

24

4.5.

Biểu ñồ tần số xuất hiện thức ăn trong ống tiêu hóa.

25

4.6.

Điểm số các loại thức ăn trong ống tiêu hóa cá ñục

26

4.7.

Phổ dinh dưỡng cá ñục.

27

6



PHẦN I
GIỚI THIỆU
Từ lâu, nguồn lợi thủy sản nói chung và cá nói riêng ñược coi là nguồn tài
nguyên quan trọng trong tất cả các loại hình thủy vực. Cá cũng là nguồn thực phẩm
không thể thay thế ñược của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau mà nguồn lợi thủy sản trong những năm gần ñây giảm ñáng
kể. Theo cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi (số 1/2002), FAO ñưa ra dự ñoán cụ thể:
Nguồn lợi hoàn toàn cạn kiệt: 1%, nguồn lợi bị cạn kiệt: 9%, nguồn lợi quá giới hạn
cho phép: 18%, nguồn lợi tới giới hạn cho phép: 47%, nguồn lợi có khả năng phát
triển: 21%, nguồn lợi ít ñụng ñến: 4%. Từ những thực tế trên cho thấy, việc bảo tồn
và phát triển nguồn lợi vô giá này là rất quan trọng. Nó không chỉ là nhiệm vụ của
một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia mà là cả thế giới. Trong ñó, có Việt Nam.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa với diện tích tự nhiên
331696 km2. Việt Nam có ñặc quyền khu vực lãnh hải phía ñông rộng lớn và hệ
thống sông ngòi chằng chịt. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam ñược ñánh giá là loại
phong phú trong khu vực với khoảng 2030 loài cá, 225 loài tôm, 663 loài tảo rong
biển, 55 loài mực, 5 loài rùa và 21 loài rắn biển, ngoài ra còn có nhiều loài thủy sản
quý giá như hải sâm, bào ngư…(Bách khoa thủy sản, 2007). Đó là thế mạnh ñể Việt
Nam phát triển kinh tế ñặc biệt là ngành thủy sản. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng
thủy sản cả nước ñạt 1,67 triệu tấn ñứng hàng thứ 3 trên thế giới (Trần Ngọc Hải,
2009). Năm 2010, sản lượng khai thác thủy sản ñã tăng trên 2,4 triệu tấn, nuôi trồng
thủy sản tăng trên 2,7 triệu tấn (Vietlinh.vn, 28/1/2011). Trong ñó, vùng ñồng bằng
sông Cửu Long là vùng ñất giàu tiềm năng ñể phát triển nuôi thủy sản.
Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, mô hình nuôi cũng
như ñối tượng nuôi ngày càng ña dạng. Bên cạnh, những ñối tượng nuôi quan trọng
như: cá tra, basa, tôm sú…còn một số loài có giá trị kinh tế cao nhưng mới chỉ ñược
khai thác tự nhiên như: cá chạch lấu, cá bông lau, cá sửu, cá ngát, cá ñục…Và việc
khai thác quá mức các loài cá này cũng làm sản lượng giảm ñi ñáng kể. Royce
(1972) trích dẫn Phạm Thanh Liêm và Trần ñắc Định (2004), cho rằng chính sự suy
giảm nguồn lợi cá ñã là cơ hội cho ra ñời một lĩnh vực khoa học tìm hiểu về vấn ñề

sinh học của cá. Nghiên cứu sinh học cá không chỉ vì mục tiêu nó là nguồn thực
phẩm quan trọng mà còn ñể bảo tồn, phát triển các loài cá quan trọng.
Cá Đục (Sillago sihama) thuộc họ Sillaginidae, bộ Perciformes là một trong
những loài cá có giá trị kinh tế cao ở vùng ven biển ñồng bằng sông Cửu Long. Với
ưu ñiểm thịt trắng, chắc, vị ngọt và rất thơm, cá ñục ñã trở thành một món ăn quen
thuộc của người dân vùng biển. Hiện nay, việc kết hợp du lịch với câu cá ñục ở
Vũng Tàu khá phát triển (Vietbao.vn, 30/7/2005) hay cá ñục ñã dần trở thành món
7


ăn ñặc sản của vùng biển ñược rất nhiều du khách trong và ngoài nước ưa thích
(tapchimonngon.com, 22/06/2011).
Một số nghiên cứu trước ñây về cá ñục chỉ mới tập trung về phân bố và hình
thái phân loại, những nghiên cứu về sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản…của cá ñục
còn rất ít. Xuất phát từ thực tế trên, ñề tài nghiên cứu ” Đặc ñiểm hình thái phân
loại và dinh dưỡng của cá ñục” ñược thực hiện.
Mục tiêu ñề tài
Đề tài ñược thực hiện nhằm bổ sung những thông tin về ñặc ñiểm hình thái
phân loại và dinh dưỡng của cá ñục góp phần hoàn thiện những dẫn liệu về sinh học
của cá ñục và cung cấp cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về sản xuất giống và
ương nuôi ñối tượng này.
Nội dung nghiên cứu
1. Đặc ñiểm hình thái phân loại cá ñục.
2. Đặc ñiểm dinh dưỡng cá ñục.

8


PHẦN II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Nguồn lợi hải sản của tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang nằm trong vịnh Thái Lan, có vị trí ñịa lý vô cùng quan trọng.
Kiên Giang có rừng, núi, biển và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, ña dạng.
Tài nguyên biển: có trữ lượng tôm ước tính 464 660 tấn, khả năng khai thác
cho phép 44% trữ lượng. Ngoài ngư trường vùng biển tây nam có thể vươn ra ñánh
bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam Bộ với trữ lượng ước tính 611 154 tấn.
Tài nguyên thủy sản nội ñịa: Kiên Giang có thể nuôi cá với diện tích 50 000
ha/năm, sản lượng 5 500 – 8 000 tấn cá, nuôi cá kết hợp với rừng tràm 34 000 ha.
Tôm nước lợ ven biển có diện tích 5 000 – 6 000 ha, sản lượng 1 000 – 2 000 tấn
tôm. Nuôi thủy sản chủ yếu tập trung ở Hà Tiên, Phú Quốc. Ngoài tôm cá ra, Kiên
Giang còn có các loài ñặc sản giá trị cao, sản lượng lớn như sò huyết, rong biển…
(cema.gov.vn, 7/5/2009).
2.2. Tổng quan về ñối tượng nghiên cứu
Bộ cá vược (Perciformes) bao gồm 40% các loại cá xương và là bộ lớn nhất
trong số các bộ của ñộng vật có xương sống, có kích thước, hình dạng ña dạng và
hầu như ñược tìm thấy trong mọi loại hình thủy vực. Trong bộ này có nhiều loài có
giá trị kinh tế cao và một số ñã trở thành ñối tượng nuôi quan trọng như: Channa
striatus, Anabas testudineus, Trichogaster pectoralis…. Do vậy, có khá nhiều ñề tài
nghiên cứu về bộ cá vược. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng vậy còn khá nhiều
loài có giá trị kinh tế nhưng những nghiên cứu chỉ dừng lại ở miêu tả sơ lược về ñặc
ñiểm hình thái phân loại và phân bố. Cá ñục bạc (Sillago sihama) là một ñiển hình
tuy ñây là một loài cá khá quen thuộc với người dân vùng biển nhưng nghiên cứu về
loài cá này còn rất ít. Dưới ñây là một số nội dung nghiên cứu về cá ñục và các vấn
ñề có liên quan.
2.2.1. Đặc ñiểm hình thái cá ñục (Sillago sihama)
Theo nghiên cứu của Vương Dĩ Khang (1958), hệ thống phân loại của cá ñục
ñược xác ñịnh như sau:

9



Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Sillaginidae
Giống: Sillago
Loài: Sillago sihama (Forss kal, 1775 )

Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cá ñục biển (Sillago sihama)
(www.imolahue.org)
Theo dẫn liệu của itis.gov (2011). Họ cá ñục Sillaginidae có 3 giống 31 loài
trong ñó giống Sillago chiếm tỉ lệ cao nhất với 29 loài:
Sillago
Sillaginidae
Sillaginodes

S. virens (Cuvier,1829)

Sillaginopsis

S. panijus (Hamiton,1822)

Các loài thuộc giống Sillago (itis.gov, 30/5/2011)
Sillago aeolus

Sillago burrus

Sillago analis

Sillago chondropus


Sillago arabica

Sillago ciliata

Sillago argentifasciata

Sillago flindersi

Sillago asiatica

Sillago indica

Sillago attenuata

Sillago ingenuua

Sillago bassensis

Sillago intermedius

Sillago boutani

Sillago japonica

10


Sillago lutea


Sillago robusta

Sillago macrolepis

Sillago schomburgkii

Sillago maculata

Sillago sihama

Sillago megacephalus

Sillago soringa

Sillago microps

Sillago vincenti

Sillago nierstraszi

Sillago vittata

Sillago parvisquamis
Ở Trung Quốc, Vương Dĩ Khang (1958), xác ñịnh ñược 3 loài cá ñục thuộc
giống Sillago: Cá ñục biển (Sillago sihama) phân bố rộng số lượng cũng rất nhiều,
có giá trị kinh tế. Vẩy khoảng ở giữa ñường bên và bộ phận gai vi lưng là 5–6 hàng.
Cá ñục nhật (Sillago japonica) vẩy ở khoảng giữa ñường bên và bộ phận gai vi lưng
chỉ có 3 hàng và cá ñục chấm (Sillago maculata) mình có ñám sọc hoặc chấm sọc.
Theo Nguyễn Hữu Phụng và ctv (1995), ở Việt Nam ghi nhận ñược 4 loài cá
ñục là: Sillago sihama, Sillago boutani, Sillago japonica, Sillago maculata.

Đặc ñiểm chung giúp phân biệt họ cá ñục Sillaginidae với các họ cá khác
trong bộ Perciformes ñược Dương Vĩ Khang (1958) mô tả ở bảng 2.1:
Bảng 2.1. Đặc ñiểm hình thái chung của họ Sillaginidae
Đặc ñiểm
-

Cơ thể thon dài, hơi dẹp bên.

-

Đầu nhỏ, dài.

-

Miệng cận dưới, bé, co duỗi ñược.

-

Răng nhỏ, mịn.

-

Nắp mang có một gai nhỏ.

-

Có 2 vi lưng rời nhau: vây lưng thứ 1 có IX-XII, vây lưng thứ 2
có 1 gai và 16 – 27 gai mềm.

-


Vây hậu môn có II gai và 14 – 27 gai mềm.
Đặc ñiểm hình thái của cá ñục bạc (Sillago sihama) :

Theo Bách khoa thủy sản (2007), Sillago sihama có thân dài, hơi hẹp bên.
Đầu tương ñối dài hơi lõm xuống, mõm nhọn, xương nắp mang sau có 1 gai cứng
nhỏ nhọn. Miệng nhỏ, nhọn. Răng nhung mọc thành ñám cả trên hai hàm và xương
khẩu cái, xương lá mía không có răng. Mắt cá ñục lớn. Lược mang có 7 – 8 chiếc.
11


Thân phủ vẩy nhỏ, ñường bên hoàn toàn, có 69 – 73 vẩy. Má có 2 – 3 hàng
vẩy. Vây lưng thứ nhất (D1) có 11 gai cứng, vây lưng thứ 2 (D2) có 1 gai cứng và
20 – 23 gai mềm. Vây hậu môn (A) ñồng dạng với vây lưng thứ 2, có 2 gai cứng và
22 – 24 gai mềm. Vây ñuôi chia thùy Lưng có màu nâu sáng, sườn và bụng có màu
trắng bạc.
Theo Nguyễn Phong Hải và Cabori (2007), Sillago sihama thân dài hơi
dẹp có hai vây lưng: D1: XI; D2: I(20-23); vây hậu môn A: II(21-23); ñường bên:
66 - 72 vẩy; có 34 ñốt sống.
Bong bóng có 2 phần phụ phía trước, rẽ ra và kết thúc trên mỗi bên của
xương chẩm trên nang thích giác, hai ñường bên phụ khởi ñầu ở phía trước, mỗi cái
có một ống nhỏ mờ ở 2 bên phía trên và kéo dài dọc theo thành bụng bên dưới
thành bụng bao quanh cho ñến sau cái u có hình ống, 2 phần phụ nhỏ dần phía sau
của bong bóng hơi hướng vào phần ñuôi, 2 bên này có một phần dài và một phần
ngắn. Những phần phụ hai bên thường có dạng xoắn và có ống nhỏ mọc lên dọc
những ñường bên này.
Thân cá ñục có nâu nhạt, vàng nhạt hoặc nâu cát, phía dưới nâu nhạt ñến
trắng bạc, thường có một dãy dọc giữa ñường bên, vây lưng sẫm ở cuối, các vây
khác trong suốt, vây hậu môn rìa thường trắng ñục.
2.2.2. Phân bố

Các loài cá thuộc họ Sillaginidae phân bố rộng ở Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương. Tất cả các loài ñều sống gần bờ, dưới cát, sống thành ñàn và có một số loài
phát hiện ở chổ nước sâu ñến 180 m. Thường bắt bằng lưới kéo, câu ở nhiều vịnh
cát cạn. Cá ñục (Sillago sihama) cũng là một trong những loài phân bố rộng.
Trên thế giới, ở phía Bắc là vùng phân bố rộng rãi nhất của cá ñục: phân bố ở
Ấn Độ – Tây Thái Bình Dương; phía Đông thì dọc theo bờ biển phía tây của châu
Phi vào biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Nó là loài phổ biến dọc theo bờ biển Ấn Độ và
châu Á kéo dài tới Đài Loan và ñược ghi nhận tại Nhật Bản. Nó phân bố khắp quần
ñảo Indonesia, Philippines và kéo dài ñến tận phía nam miền bắc Australia. Hiện
diện ở Trung Quốc, Nhật Bản.
Ở Việt Nam, cá ñục cũng phân bố hầu như dọc theo bờ biển, tập trung nhiều
ở vùng biển miền trung, nhất là Phan Thiết và Bình Thuận (en.wikipedia.org).

12


Hình 2.2 Sơ ñồ phân bố của cá ñục
(www.en.wikipedia.org)
Cá ñục thường sống thành bầy, thích vùng nước sạch gần bờ có ñáy cát, có
thể chôn mình trong cát khi gặp kẻ thù. Một số loài sống ở rạn san hô. Nhưng ña số
thường phát hiện ở vùng nước nông ven biển và cửa sông, thường xuyên vào nước
ngọt. Cá ñục sống ở ñộ sâu từ: 0 – 60 m, thường 0 – 20 m. Nhiệt ñộ thích hợp: 260C
ñến 290C. (fishbase.sinica.edu.tw, 30/5/2011)

Hình 2.3: Môi trường sống của cá ñục
(www.knock.ne.jp.jpg)
2.2.3. Đặc ñiểm dinh dưỡng
Theo Nikolsky (1963) trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định
(2004), căn cứ trên tầm quan trọng của loại thức ăn ñó trong khẩu phần ăn của cá
phân chia thức ăn của cá ra thành 4 loại. (i) Thức ăn cơ bản : là loại thức ăn ñược cá

13


thường xuyên sử dụng và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khối lượng thức ăn mà cá ăn
vào. (ii) Thức ăn thứ cấp: loại thức ăn thường phát hiện trong ống tiêu hoá của cá,
nhưng với số lượng ít. (iii) Thức ăn ngẫu nhiên: thức ăn chiếm số lượng rất ít trong
ống tiêu hóa; (iv) và thức ăn bắt buộc là loại thức ăn ñược cá sử dụng khi thiếu thức
ăn cơ bản.
Cá ñục là loài cá ăn thiên về ñộng vật, phổ thức ăn khá rộng có thể ăn ñược
các loài giáp xác, giun nhiều tơ, cá, tôm có kích thước nhỏ. Có sự khác biệt về
thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ñục ở các giai ñoạn khác nhau nếu cá
nhỏ thức ăn chủ yếu là giáp xác: copepoda thì cá lớn lại là giun nhiều tơ vá các loài
cá, tôm nhỏ (en.wikipedia.org,10/06/2011/).
Nhiều nghiên cứu ở Thái Lan, Philippines và Australian thì ñây là loài cá ăn
ñộng vật, thức ăn chủ yếu là giun nhiều tơ, giáp xác, ñộng vật thân mềm, ñộng vật
da gai và cá. (en.wikipedia.org, 13/06/2011). Qua tham khảo, cũng thấy ñược một
số nghiên cứu về thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ñục như sau:
Phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ñục ở tỉnh Trang
của Thái Lan: qua kiểm tra 892 dạ dày (127 cá nhỏ, 765 cá lớn) của loài Sillago
aeolus và 734 dạ dày (157 cá nhỏ, 575 cá lớn) của loài Sillago sihama. Kết quả cho
thấy cá < 130mm sẽ ăn ñộng vật phù du nhỏ chủ yếu là chân chèo Calanoida, cá lớn
ăn nhiều giun nhiều tơ, tôm và cua (sciencelinks,jp, 28/5/2011).
Kết quả kiểm tra thành phần thức ăn của 519 dạ dày cá ñục (Sillago
sihama) ở Nhật Bản cũng cho thấy thức ăn của cá ñục gồm có ñộng vật phù du,
giun, tôm, giáp xác và ñộng vật thân mềm kích cỡ lớn (en.wikipedia, 2011)
Theo Krishnan (2010), lượng thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ñục sẽ khác
nhau ở từng tháng, cá ñục sẽ giảm ăn trước khi sinh sản và sau ñó sẽ ăn nhiều hơn.
Trong ñó, Polychaeta và giáp xác chiếm tỉ lệ cao nhất, cỏ biển và hai mạnh vỏ
chiếm tỉ lệ thấp. Đối với những mẫu cá ñục nhỏ thì trong ống tiêu hóa xuất hiện
ñộng vật phù du như: Calanoidae, Amphipods của Ampelisca, mysis...Ngoài ra, còn

có một số loài tảo như Nitzschia, Coscinodieus, Peridiniae và một số mẫu thu ñược
thì cát ñược lấp ñầy trong ống tiêu hóa của cá.
Để phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ta dựa vào một số chỉ tiêu và
các phương pháp sau:
2.2.3.1. Tương quan chiều dài ruột
Một chỉ số thường ñược sử dụng ñể xác ñịnh tính ăn của cá là chỉ số tương
quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG (relative length of the gut). Giá trị
RLG ñược tính bằng tỉ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân (Al-Hussainy, 1949)
trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004).

14


Chiều dài ruột
RLG =
Chiều dài tổng cộng
Khi chỉ số RLG < 1: cá thuộc nhóm ăn ñộng vật, RLG > 3: cá thiên về nhóm ăn
thực vật. RLG dao ñộng từ 1 – 3: cá thuộc nhóm ăn tạp.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004). Có nhiều phương pháp ñể
phân tích thức ăn trong ruột cá và có thể nhóm lại thành 3 phương pháp chính :
phương pháp số lượng, thể tích và trọng lượng.
a) Phương pháp số lượng
Phương pháp này ñược thực hiện bằng cách ñếm các loại thức ăn hiện diện
trong ống tiêu hóa của cá và ñược tính toán theo 4 cách khác nhau:
i) Phương pháp tần số xuất hiện : trong phương pháp này số lượng dạ dày
(ruột) cá hiện diện từng loại thức ăn riêng ñược qui ñổi ra phần trăm (%) trên tổng
số dạ dày (ruột) cá ñược quan sát. Phương pháp này ñược tiến hành theo 2 bước:
- Bước 1: tất cả các loại thức ăn hiện diện trong các mẫu quan sát sẽ ñược liệt
kê, sau ñó sự hiện diện hay không hiện diện của mỗi loại thức ăn trong từng dạ dày

(ruột) sẽ ñược ghi nhận lại.
- Bước 2: số lượng dạ dày (ruột) có sự hiện diện của mỗi loại thức ăn sẽ
ñược cộng lại và cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn khác còn lại, sau ñó
sẽ ñược tính ra phần trăm trên tổng số mẫu quan sát.
Phương pháp này cho phép ñịnh tính thành phần thức ăn và tần số xuất hiện của
mỗi loại thức ăn trong số mẫu quan sát từ kết quả ñó cho phép suy ñoán ñược tính
chọn lựa thức ăn của cá.
ii) Phương pháp số lượng: Trong phương pháp này số lượng của mỗi loại
thức ăn sẽ ñược ghi nhận và tính thành phần trăm trên tổng số các loại thức ăn hiện
diện trong dạ dày (ruột) cá.
Phương pháp này sẽ rất có hiệu quả khi nghiên cứu trên nhóm cá ăn sinh vật nổi
(planktophagus), tuy nhiên khi nghiên cứu trên nhóm cá ăn tạp thì phương pháp này
sẽ bộc lộ nhược ñiểm do không chú ý ñến kích cỡ khác nhau của các loại thức ăn.
iii) Phương pháp tính nhóm thức ăn ưu thế: Phương pháp này giống như
phương pháp tính tần số xuất hiện. Sự khác biệt ở ñây là thay vì ghi nhận tất cả các
loại thức ăn hiện diện trong dạ dày (ruột) thì chỉ có loại thức ăn hay nhóm thức ăn
chiếm ưu thế trong dạ dày (ruột) ñược ghi nhận, sau ñó số lượng dạ dày có sự hiện

15


diện của loại thức ăn hay nhóm thức ăn ưu thế sẽ ñược tính thành phần trăm trên
tổng số mẫu cá quan sát.
Yếu ñiểm chính của phương pháp này là nhóm thức ăn mà cá ưa thích nhất có
thể bắt gặp với số lượng nhỏ do các tác ñộng của môi trường. Khi ñó một nhóm
thức ăn khác sẽ vượt trội hơn và trở thành nhóm thức ăn ưu thế, gây nên sự khó
khăn trong việc ñánh giá chính xác tập tính dinh dưỡng của loài.
iv) Phương pháp ñếm ñiểm: Điểm số của mỗi loại thức ăn phụ thuộc vào:
- Tần suất xuất hiện: thức ăn thường xuất hiện sẽ có ñiểm số cao và thức ăn
ít xuất hiện sẽ có ñiểm số thấp.

- Kích cỡ thức ăn: thức ăn kích thước lớn sẽ có ñiểm số cao hơn thức ăn có
kích thước nhỏ.
Điểm số cho tất cả các loại thức ăn sẽ ñược kết hợp lại và ñược tính ra phần
trăm trên tổng ñiểm số các loại thức ăn có trong thành phần thức ăn của cá.
b) Phương pháp thể tích
Phương pháp này thường ñược xem là thỏa mãn và chính xác hơn trong việc
phân tích dạ dày (ruột). Trong thực tế có 3 cách phân tích
i) Phương pháp ước lượng bằng mắt: Thức ăn trong mỗi ống tiêu hóa của cá
ñược ñưa về cùng một ñơn vị thể tích và mỗi loại thức ăn ñược tính ra phần trăm
(%) theo thể tích.
Thức ăn trong mỗi ống tiêu hóa của cá ñược cho vào một thể tích nước nhất
ñịnh, lắc thật mạnh cho thức ăn phân tán ñều trong nước. Sau ñó, lấy một giọt mẫu
và quan sát dưới kính hiển vi. Diện tích bị chiếm bởi mỗi loại thức ăn ñược xác ñịnh
theo ñơn vị mà người quan sát tự qui ước trước. Mỗi mẫu ruột cá quan sát ít nhất
10 giọt, sau ñó lấy giá trị trung bình cho mỗi loại thức ăn.
ii) Phương pháp tính ñiểm: phương pháp này cơ bản giống với phương pháp
ước lượng bằng mắt, tuy nhiên thay cho việc ước lượng diện tích mỗi loại thức ăn
ñược ước ñịnh bằng ñiểm số căn cứ trên thể tích của chúng.
iii) Phương pháp thay thế: Thể tích của mỗi loại thức ăn ñược ño bằng thể
tích nước bị thay thế bởi thể tích thức ăn trong một xi lanh (ống ñong). Phương
pháp này thích hợp trong việc phân tích dạ dày của các loài cá ăn thịt. Thể tích của
mỗi loại thức ăn cũng ñược tính thành phần trăm trên tổng thể tích dạ dày.

16


c) Phương pháp trọng lượng
Phương pháp này cũng tương tự phương pháp thể tích, tuy nhiên thay cho
việc xác ñịnh thể tích thức ăn, trọng lượng khô của mẫu và của mỗi loại thức ăn sẽ
ñược xác ñịnh, sau ñó tính ra tỉ lệ phần trăm trên tổng trọng lượng mẫu quan sát.

2.2.4. Đặc ñiểm sinh trưởng
Cá ñục có tăng trưởng khá nhanh chóng, ñạt ñược chiều dài từ 13 ñến 14 cm
vào khoảng 1 năm, 16 ñến 20 cm tại 2 năm, 20 ñến 24 cm ở 3 năm và 24 ñến 28 cm
trong 4 năm.
Kích thước tối ña khoảng 31 cm, nhưng thường thấy nhiều nhất cá ñục ở
kích thước 10 – 15 cm. Tuổi thọ cá có thể ñến 7 năm (en.wikipedia).
Bảng 2.2: Khả năng tăng trưởng của cá ñục ( eprints.cmfri.org.in, 22/6/2011)
Nhóm tuổi

Chiều dài (cm)

Tăng mỗi năm (cm)

1

13 - 14

-

2

16 - 20

4,24

3

20 - 24

3,38


4

24 - 28

1,61

Sự tăng trưởng của cá và các sinh vật khác có ảnh hưởng ñến chiều dài của
chúng, cá nhỏ thường tăng nhanh về chiều dài. Theo Nguyễn Thị Bích Trâm (2009),
cá ñục có mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thể hiện qua phương trình
ñồng qui W=0,005L3,1286 với hệ số tương quan R2=0,9758 (n = 102, chiều dài từ
9,7cm – 18,7cm, trọng lượng từ 6,07g – 51,81g).
2.2.5. Đặc ñiểm sinh sản
Cá ñục ñạt kích cở thành thục tối thiểu 106 mm ở cá ñực và 117 mm ở cá cái,
mặc dù cá trưởng thành khi chúng ñạt ñến 130 mm chiều dài và một năm tuổi.
Cá sinh sản quanh năm, nhưng ñỉnh ñiểm sẽ vào một lần trong năm ở các
thời ñiểm khác nhau tùy theo loài:
Ở Thái Lan ñỉnh ñiểm sinh sản từ tháng 8 – tháng 10.
Ở Việt Nam: từ tháng 11 – tháng 4.
Ở Ấn Độ: từ tháng 11 – tháng 3.

17


Cá ñẻ trứng nổi có hình cầu, không màu. Kích thước trứng từ 0,5 – 0,6 mm,
không có giọt dầu lớn (en.wikipedia).
Theo Shamsan và Ansari (2009), trứng của Sillago sihama có kích thước ở
các giai ñoạn phát triển như sau:
Giai ñoạn I: 0,02 – 0,05 mm
Giai ñoạn II: 0,14 – 0,22 mm; cuối giai ñoạn II: 0,22 – 0,35 mm.

Giai ñoạn III: 0,32 – 0,44 mm.
Giai ñoạn IV: 0,44 – 0,5 mm. Một số trường hợp lên ñến 0,64 mm.
2.2.6. Dạng sản phẩm
Cá ñục ñược tiêu thụ với dạng tươi, khô hoặc ñông lạnh.
Thịt cá rất trắng , mềm có mùi rất thơm, rất ít dầu và dễ tiêu hóa. Từ 1990
ñến 1995, niêm giám thống kê thủy sản Fao báo cáo sản lượng khai thác hằng năm
ở vùng trung tây Thái Bình Dương khoảng 12100-16600 tấn (trích dẫn bởi Nguyễn
Phong Hải và Carbori, 2007 ).
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của cá ñục: Trong 100g thành phần ăn ñược:
(Irc.ctu.edu.vn, 30/5/2011)
Năng
lượng

Thành phần chính
Nước

Pr

Li

Tro

g

Kcal
77.5

20.8 0.6

Muối khoáng

Ca

P

Fe

Na

Vitamin
K

mg
1.4

86 211 0.6 80

18

A

B1

ug
358

24

B2

PP


C

mg
0.05

3.7

0


PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu vật: mẫu cá ñục dùng cho nghiên cứu (n=214) ñược thu từ ngư dân
ñánh bắt và các các chợ ở ñịa phương.
- Hóa chất: formol cố ñịnh mẫu, nước cất.
- Dụng cụ:
 Kính hiển vi, kính lúp, trắc vi thị kính, buồng ñếm, lame, lamelle, kim.
Thước kỹ thuật, cân ñiện.
Bộ dụng cụ giải phẩu cá: pince, kim mũi giáo, dao và kéo giải phẩu.
Thước nhựa 30 cm, khay nhựa, găng tay, khẩu trang.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
- Đề tài ñược thực hiên từ tháng 12 – tháng 7/2011.
- Địa ñiểm thu mẫu: mẫu cá ñược thu từ ngư dân ñánh bắt tự nhiên và các
chợ ở Hà Tiên, Kiên Lương và Bình An - Kiên Giang.
- Các mẫu cá ñược tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm Mẫu Vật, khoa
Thủy sản trường Đại Học Cần Thơ.


Điểm thu mẫu

Hình 3.1: Bảng ñồ ñịa ñiểm thu mẫu
(www.kiengiang.org)
19


3.2.2. Phương pháp thu và bảo quản mẫu
- Mẫu cá ñược thu từ ngư dân ñánh bắt bằng câu, lưới và các chợ ở ñịa
phương. Mỗi tháng thu một lần với số lượng ít nhất 30 con/lần thu.
- Mẫu cá sau khi thu sẽ ñược rửa sạch bằng nước ngọt rồi bảo quản lạnh
trong thùng, sau ñó chuyển về phòng thí nghiệm ñể phân tích. Mẫu cá dùng cho
nghiên cứu về ñặc ñiểm dinh dưỡng sẽ bị giết chết ngay, phần ruột cá sẽ ñược cố
ñịnh bằng formol thương mại 10%.
3.3. Phương pháp phân tích mẫu
3.3.1. Phương pháp phân tích ñặc ñiểm hình thái
- Phương pháp quan sát, ño và ñếm các chỉ tiêu hình thái phân loại ñược tiến
hành theo Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm (2004 ), Nguyễn Bạch Loan (2004).
- Mẫu cá sẽ ñược ñánh số, sau ñó tiến hành phân tích các chỉ tiêu hình thái
cấu tạo bên ngoài theo trình tự sau:
-

Quan sát màu sắc, hình dạng và miêu tả ñặc ñiểm các cơ quan bên ngoài.

-

Xác ñịnh khối lượng cá.

- Đo các chỉ tiêu: chiều dài tổng cộng (Lt), chiều dài chuẩn (Ls), chiều dài
ñầu ( Lh ), chiều dài fork (Lf), chiều cao thân (Hb), ñường kính mắt (Diae), chiều

cao cuống ñuôi ( Hpc), chiều dài ruột ( Li ) .
- Đếm: số tia ở vi lưng thứ nhất (D1), vi lưng thứ 2 (D2), vi ngực (P), vi
bụng (V), vi hậu môn (A), vẩy ñường bên (VĐB).

Hình 3.2: Cách ño một số chỉ tiêu hình thái
(www. eol.org.jpg)

20


Hình 3.3: Các loại vẩy và loại miệng thông thường
(www.imolahue.org)
3.3.2. Phương pháp phân tích ñặc ñiểm dinh dưỡng
- Các chỉ tiêu hình thái của cơ quan tiêu hóa: hình dạng, màu sắc, vị trí, cách
sắp xếp và kích cỡ các cơ quan tiêu hóa như miệng, răng, lược mang, thực quản, dạ
dày, ruột, gan.
3.3.2.1. Tương quan chiều dài ruột
Một chỉ số thường ñược sử dụng ñể xác ñịnh tính ăn của cá là chỉ số tương
quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG (relative length of the gut).
Alikunhi và Rao (1951) trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004)
Chiều dài ruột
RLG =
Chiều dài tổng cộng
Khi chỉ số RLG < 1: cá thuộc nhóm ăn ñộng vật, RLG > 3: cá thiên về nhóm
ăn thực vật. RLG dao ñộng trung bình từ 1 – 3 : cá thuộc nhóm ăn tạp.
3.3.2.2. Phương pháp xác ñịnh thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa:
Thức ăn ñược lấy ra từ ống tiêu hóa cho vào nước cất, lắc ñều rồi ñưa lên
lame phân tích theo phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp ñếm ñiểm ñể xác
ñịnh tính ăn của cá theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004 ).


21


a) Phương pháp tần số xuất hiện
Trong phương pháp này, số ống tiêu hóa có sự hiện diện từng loại thức ăn
riêng biệt ñược quy ñổi ra phần trăm (%) trên tổng số ống tiêu hóa cá quan sát ñược.
Phương pháp này ñược tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Tất cả các loại thức ăn hiện diện trong mẫu cá quan sát ñược liệt kê
thành một danh sách, sau ñó sự hiện diện hay không hiện diện của mỗi loại thức
từng ống tiêu hóa sẽ ñược ghi nhận lại.
Bước 2: Số lượng ống tiêu hóa có sự hiện diện của từng loại thức ăn sẽ ñược
cộng lại, và cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn còn lại, sau ñó, kết quă sẽ
ñược tính ra phần trăm trên tổng số mẫu quan sát theo công thức sau:
Pi = Ni / N
Pi: là tần số xuất hiện loại I trong ống tiêu hóa
Ni: Số lượng mẫu chứa loại thức ăn I trong ống tiêu hóa
N: Tổng số lượng mẫu
b) Phương pháp ñếm ñiểm
Đây là phương pháp kết hợp giữa số lượng vá kích thước ñể ñánh giá về mặt
khối lượng của thức ăn. Mẫu thức ăn ñược quan sát trên trắc vi thị kính và thực hiện
theo 2 bước như sau:
Bước 1: Quan sát, xác ñịnh, ño, ñếm và ghi nhận lại số lượng từng loại thức
ăn có trong ống tiêu hóa của cá.
Bước 2: Chọn loại thức ăn có kích thước nhỏ nhất làm ñiểm chuẩn và cho
ñiểm lần lượt các loại thức ăn khác. Điểm số của mỗi loại thức ăn sẽ phụ thuộc vào:
- Tần số xuất hiện: Thức ăn càng xuất hiện nhiều thì ñiểm số càng cao.
- Kích cỡ thức ăn: Thức ăn kích cỡ lớn ñiểm số cao hơn thức ăn kích cỡ nhỏ.
Số ñiểm này sẽ quy ra phần trăm trên tổng số ñiểm của tất cả các loại thức ăn
hiện diện trong ống tiêu hóa của những mẫu cá quan sát. Từ ñó, suy ñoán loại thức
ăn chiếm tỉ lệ cao trong ống tiêu hóa của cá.

Tảo và ñộng vật thủy sinh ñược phân tích theo của Shirota (1996), giun ñược
phân tích theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (1980), giáp xác ñược phân tích theo
Nguyễn Văn Thường (2003)
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các phép tính, các giá trị trung bình, ñộ lệch chuẩn ñược tính bằng chương
trình Excel.

22


PHẦN IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Đặc ñiểm hình thái của cá ñục
Nghiên cứu dựa theo Vương Dĩ Khang (1958), itis.gov (2011). Fishbase
(2010), cho thấy cá ñục Sillago sihama có ñặc ñiểm hình thái như sau:
Cá ñục ñược xác ñịnh theo hệ thống phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Sillaginidae
Giống: Sillago
Loài: Sillago sihama (Forss kal, 1775 )
Tên ñịa phương: Cá ñục biển, cá ñục bạc.
Tên tiếng anh: Silver sillago
Tên ñồng danh của cá ñục ñược trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Đồng danh của cá ñục (Sillago sihama)
Tên khoa học

Tác giả


Platycephalus sihamus

Bloch & Schneider, 1801

Sciaena malabarica

Bloch & Schneider, 1801

Sillago acuta

Cuvier, 1871

Sillago erythraea

Cuvier, 1829

Sillago malabarica

Bloch & Schneider, 1846

Kết quả phân tích các chỉ tiêu hình thái của 214 mẫu cá ñục có kích thước
dao ñộng từ 9,5cm – 25,1cm tương ứng với khối lượng từ 5,8g – 131,2g cho thấy cá
ñục (Sillago sihama) có những ñặc ñiểm sau:

23


Cá ñục có thân thon dài, hơi dẹp bên nhỏ dần ra phía sau. Toàn thân phủ vẩy
lược nhỏ. Đường bên hoàn toàn, bắt ñầu từ ñầu và ñi qua ñiểm giữa gốc vi ñuôi.

Đầu nhỏ dài, miệng bé và nhọn, xương hàm trên có thể co duỗi ñược. Cá ñục là loài
cá miệng dưới với xương hàm dưới ngắn hơn xương hàm trên. Cá tuy nhỏ nhưng
mắt khá to ñường kính mắt trung bình tương ñương 25% chiều dài ñầu. Cá ñục có
hai ñôi lỗ mũi bé cách mắt rất ngắn và thông với nhau ở phía trong. Răng dạng răng
nhung phân bố ở hai hàm và vòm miệng, răng hầu cũng có dạng nhỏ mịn. Lưỡi
không cử ñộng ñược. Xương nắp mang ở hai bên, cuối xương nắp mang có một gai
nhỏ nhọn, sắc. Trên cung mang thứ nhất có 8 – 14 lược mang.

Hình 4.1: Hình dạng ngoài của cá ñục
(www.australianmiesum.net.au.jpg)
Cá có hai vi lưng tách rời nhau: vây lưng thứ nhất có màu sẫm xuất phát từ
giữa vây ngực ñến ñầu vi hậu môn; vây lưng thứ hai có 1 gai cứng và 19 - 22 gai
mềm, gai mềm cuối cùng phân thành hai nhánh các gai ñược nối bởi màng mỏng dễ
rách. Vây ngực và vây bụng có màu vàng nhạt. Vây bụng nằm ở mặt bụng ngang
với gốc vi ngực. Vây hậu môn nằm song song với vây lưng thứ hai, có hai gai cứng
và 20-23 gai mềm, gai mềm cuối cùng cũng phân thành hai nhánh. Vây lưng và vây
ñuôi có màu nâu sẩm, vây ñuôi chia thành hai thùy rảnh chẻ cạn bằng 1/3 chiều dài
vi ñuôi.
Cá ñục có màu trắng bạc ñến vàng nhạt, lưng sẫm màu, bụng có màu trắng
bạc, các vây màu vàng nhạt. Cá ñục khi còn sống vẩy có màu óng ánh rất ñẹp.
Ngoài các mô tả về hình dạng, màu sắc cá ñục còn có các ñặc ñiểm hình thái
cụ thể ñược thể hiện ở bẳng 4.2:

24


×