Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ ĐỤC SILLAGO SIHAMA (FORSSKAL, 1775) Ở VÙNG VEN BIỂN QUẢNG TRỊ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.64 KB, 8 trang )



199

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012


NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ ĐỤC SILLAGO
SIHAMA (FORSSKAL, 1775) Ở VÙNG VEN BIỂN QUẢNG TRỊ
Lê Thị Nam Thuận, Võ Văn Thiệp

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu những đặc điểm sinh học sinh trưởng và dinh dưỡng
của cá Đục Sillago sihama (Forsskal, 1775), một loài cá có giá trị kinh tế và chất
lượng thực phẩm thơm ngon ở vùng ven biển Quảng Trị [1], [2]. Các phương trình
sinh trưởng và phổ thức ăn của cá Đục đã được xác lập cho thấy có mối quan hệ
chặt chẽ giữa điều kiện sinh thái và cơ sở thức ăn tự nhiên của vùng phân bố của cá.

1. Đặt vấn đề
Trong nhiều năm trở lại đây, nguồn lợi khai thác cá biển đã góp phần đưa đời
sống ngư dân vùng ven biển Quảng Trị ngày càng được cải thiện và phát triển. Trong số
thành phần các loài cá mà ngư dân khai thác, không thể không nhắc đến loài cá Đục.
Đây là loài cá thường gặp ở vùng đầm phá, cửa sông và ven biển. Cá Đục tuy có kích cỡ
trung bình nhưng có giá trị thương phẩm cao, là thực phẩm được nhiều người ưa thích.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về sinh trưởng và dinh dưỡng của cá Đục chưa được quan
tâm đầy đủ. Bài báo này mong muốn đóng góp bước đầu những nghiên cứu về cá Đục ở
vùng biển tỉnh Quảng Trị, từ đó có thể đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá hiệu quả.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá Đục Sillago sihama (Forsskal, 1775) (họ
Sillaginidae, bộ Perciformes) [3, 6] ở vùng ven biển tỉnh Quảng Trị.


Phương pháp nghiên cứu:
+ Thu mẫu theo phương pháp thu ngẫu nhiên đại diện cho chủng quần theo định
kỳ hàng tháng. Tổng số mẫu thu là 374.
+ Nghiên cứu sinh trưởng và dinh dưỡng cá theo các phương pháp nghiên cứu
ngư loại phổ biến của Pravdin [7], Nikolski [5], Đặng Thị Sy [8], Đặng Ngọc Thanh [9],
[10].
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Đục
Từ bảng 1 cho thấy, chủng quần cá Đục được khai thác ở ven biển Quảng Trị ở 4


200

nhóm tuổi khác nhau và có kích thước dao động trong khoảng 87-272 mm tương ứng
với khối lượng 5-168 g. Trong đó, số lượng cá thể cá Đục ở nhóm tuổi 1
+
thu được
nhiều nhấtchiếm 55,61% có chiều dài 135-184 mm và khối lượng 19-46 g; nhóm tuổi 0
+

chiếm 22,46% với chiều dài 87-137 mm, khối lượng tương ứng 5-21 g; nhóm tuổi 2
+

chiếm 13,37% chiều dài 167-238 mm, khối lượng tương ứng 30-86,5 g; nhóm tuổi 3
+
ít
nhất, chiếm 8,56%, chiều dài 230 – 272 mm, khối lượng tương ứng 78-168 g.
Dựa vào công thức Beverton-Holt (1956), phân tích kết quả nghiên cứu, chúng
tôi thu được các thông số của phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá
Đục là: W = 1189,78.10

-8
.L
2,89

Bảng 1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Đục
Chiều dài L (mm) Khối lượng W (g) N
Tuổi Giới tính

L

L
tb
W

W
tb
n %
Juv 87-130 103,17 5-15,6 7,87 34 9,09
Đực 101-137 120,87 6.4-21 12,31 33 8,82
0+
Cái 110-133 120,83 7,5-16 12,53 17 4,55
Đực 135-184 153,25 19-46 24,50 118 31,55
1+
Cái 135-172 150,95 19-36 24,20 90 24,06
Đực 181-238 200,2 42-86,5 54,94 24 6,42
2+
Cái 167-219 201,88 30-69 60,85 26 6,95
Đực 230-261 238,69 78-140 91,28 14 3,74
3+
Cái 230-272 245,5 78-168 107,1 18 4,82

Tổng 87-272 170,59 5-168 43,95 374 100
Hình 1 cho thấy, sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Đục có mối
tương quan chặt chẽ với nhau, điều này được thể hiện rất rõ qua hệ số tương quan R
2
=
0,96 và đây là tương quan thuận (tương quan dương). Tuy nhiên, đồ thị cho thấy sự tăng
trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Đục cũng không đều nhau. Cụ thể, ở giai đoạn
đầu (tuổi 0
+
,

1
+
) chiều dài cá tăng nhanh, khối lượng cá tăng chậm. Đến giai đoạn sau
(tuổi 2
+
,

3
+
) cá tăng trưởng về chiều dài chậm lại nhưng tăng trưởng về trọng lượng lại
nhanh. Sự tăng nhanh về khối lượng ở cá có kích thước lớn có thể liên quan đến việc
tích lũy chất dinh dưỡng để đạt được trạng thái thành thục sinh dục, tham gia sinh sản
trong chủng quần. Đặc điểm này phù hợp với tính thích nghi của các loài cá nhiệt đới,
đảm bảo sự sinh tồn của loài [4, 5, 7].


201



Hình 1. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Đục
3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Đục
Dựa vào kết quả thu được về chiều dài và kích thước vảy tương ứng để giải
phương trình thực nghiệm Rosa Lee (1920) [6, 7], chúng tôi xác định được hệ số a là
13,45. Nghĩa là cá đạt kích thước 13,35 mm mới bắt đầu có vảy.
Mối liên hệ giữa sự gia tăng chiều dài thân và sự gia tăng kích thước vảy như
sau:
L
t
= (L – 13,45)
V
V
t
+ 13,45
Dựa vào mối liên hệ giữa sự gia tăng chiều dài thân và sự gia tăng kích thước
vảy chúng tôi xác định được mức tăng kích thước cá Đục hàng năm ở bảng 2.
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Đục
Sinh trưởng chiều dài trung
bình hàng năm (mm)
Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung
bình hàng năm (mm)
T2 T3
Tuổi

L1 L2 L3 T1
mm % mm %
N
0
+
84

1
+
122,37 122,37

208
2
+
133,63 163,52

133,63

29,89

22,37 50
3
+
137,98 190,5 216,76 137,98

52,52

38,06 26,26

13,78 32
TB 131,33 177,01

216,76 131,33

41,21

30,22 26,26


13,78 374
Từ kết quả thu được cho thấy, trong tự nhiên, kích thước trung bình của cá Đục
ở thời điểm một năm tuổi đạt 131,33 mm; hai năm tuổi đạt 177,01 mm; ba năm tuổi đạt
216,76 mm. Tốc độ tăng trưởng về kích thước của cá Đục trong năm đầu là cao nhất,
mm



202

đạt 131,33 mm, năm thứ hai tăng thêm 41,21 mm (30,22%), năm thứ ba tăng thêm
26,26 mm (13,78%). Như vậy, vào năm đầu của đời sống cá tăng nhanh về kích thước;
thời gian về sau tốc độ sinh trưởng theo chiều dài của cá càng chậm dần tuân theo quy
luật phát triển chung của cá nhiệt đới .
3.3. Phương trình sinh trưởng của cá Đục
Các thông số của phương trình được xác định trong bảng 3. Từ đó đã viết được
phương trình Von Bertalanffy (1954) về kích thước và trọng lượng của cá Đục .
Bảng 3. Các thông số sinh trưởng theo chiều dài và khối lượng
Thông số sinh trưởng Theo chiều dài Theo khối lượng
L

(mm), W

(g) 350,4 242,67
t
0
- 1,64 - 0,103
k 0,236 0,049
Phương trình sinh trưởng về chiều dài và khối lượng theo Von Bertalanffy

có dạng:
L
t
= 350,4. [1 – e
-0,236(t+1,64)
]
W
t
= 242,67. [1 – e
-0,049(t + 0,103)
]
2,89

Các thông số ở bảng 3 cho thấy, cá Đục có thể đạt đến khối lượng lớn nhất là
242,67 g, với chiều dài cơ thể tối đa là 350,4 mm. Đối chiếu với bảng 1, ta thấy cá Đục
khai thác hiện nay còn nhỏ, điều này hoàn toàn bất lợi cho chủng quần cá, đồng thời
chất lượng và giá trị thương phẩm không cao. Vì vậy, ngư dân cần tập trung khai thác cá
ở kích cỡ lớn, có như thế mới phát huy hết tiềm năng của chủng quần.
3.4. Thành phần thức ăn của cá Đục
Phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của 374 mẫu cá thu được trong quá trình
nghiên cứu cho kết quả về thành phần thức ăn của cá Đục ở bảng 4 và hình 2.
Bảng 4. Thành phần thức ăn của cá Đục
Nhóm STT Tên loại thức ăn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
I Bacillariophyta – Ngành tảo Silic
1 Nitzschia x
2 Pleurosigma x x x
3 Coscinodiscus x x x
4 Amphiprora x x x
5 Pinnularia x x x



203

6 Navicula x x
7 Tabellaria x
8 Achnanthes x x x
9 Amphipleura x x x
10 Gyrosigma x x
II Heterokontophyta – Ngành tảo Dị roi
11 Amphora x x
12 Diploneis x x x
III Arthropoda – Ngành Chân khớp
13 Portunidae x x
14 Penaeus x
15 Gonodactylus x x
16 Lucifer x x x
17 Amphipoda x x x
18 Copepoda x x
IV Annelida – Ngành Giun đốt
19 Marphysa x x x
20 Perinereis x x x
21 Nereis x x x
V Mollusca – Ngành Thân mềm
22 Litorinidae x x
23 Bivalvia x x
VI Vertebrata – Động vật có xương sống
24 Fish eggs x x
25 Engraulidae x
VII 26 Mùn bã hữu cơ x x x
Tổng 18 21 22

Đã bắt gặp 26 loại thức ăn thuộc 6 nhóm thủy sinh vật khác nhau và mùn bã
hữu cơ. Trong đó, chiếm ưu thế là các loại thuộc ngành tảo Silic (chiếm 38,46%),
tiếp đến thuộc ngành Chân khớp (chiếm 23,08%), thuộc ngành Giun đốt chiếm
11,54%, động vật có xương sống, tảo Dị roi và Thân mềm đều chiếm 7,69%. Phân


204

bố các nhóm thức ăn khác nhau ở các nhóm kích thước cá Đục.

Hình 2. Biểu đồ số loại thức ăn của cá Đục theo nhóm kích thước
Ở nhóm cá nhỏ có 18 loại thức ăn được tìm thấy, trong đó phần lớn là các
loài thuộc ngành tảo Silic chiếm 55,56%, các loại thuộc ngành Giun đốt 16,67%.
Ở nhóm cá vừa có 21 loại thức ăn, ngoài nhóm tảo còn thu được nhiều loại
thức ăn thuộc ngành Chân khớp, Giun đốt, thân mềm và động vật có xương sống.
Nhóm cá kích thước lớn có 22 loại thức ăn. Trong đó, tảo Silic chiếm
31,82%, các loài thuộc ngành Chân khớp chiếm 27,27%, ngoài ra còn có động vật
có xương sống, các loại thuộc ngành Thân mềm… Như vậy, có thể cho thấy cá Đục
có phổ thức ăn khá rộng.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
4.1.1. Cá Đục Sillago sihama (Forsskal, 1775) vùng ven biển tỉnh Quảng Trị có
chiều dài khai thác dao động từ 87 – 272 mm, tương ứng với khối lượng 5-168g. Chủng
quần cá Đục khai thác ở 4 nhóm tuổi (từ 0
+
đến 3
+
). Nhóm tuổi 1
+
có số lượng cá thể ưu

thế chiếm 55,61%, với chiều dài 135-184 mm và khối lượng 19-46g. Nhóm tuổi 3
+

số lượng cá thể thấp nhất, chiếm 8,56% với chiều dài 230-272mm, khối lượng tương
ứng 78-168g. Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Đục có dạng: W
= 1189,78.10
-8
.L
2,89
.
4.1.2. Tốc độ tăng trưởng về kích thước cá Đục theo quy luật chung. Năm tuổi
1+ là cao nhất, đạt 131,33 mm, năm thứ hai 41,21 mm (30,22%), năm thứ ba 26,26 mm
(13,78%). Phương trình sinh trưởng về chiều dài và khối lượng theo Von
Bertalanffy có dạng: L
t
= 350,4. [1 – e
-0,236(t+1,64)
] và W
t
= 242,67. [1 – e
-0,049(t +
0,103)
]
2,89
.
4.1.3. Cá Đục có phổ thức ăn khá rộng, gồm 26 loại thuộc 7 nhóm khác nhau.
Trong các loại thức ăn của cá Đục, chủ yếu là các loại thuộc ngành tảo Silic (chiếm
38,46%), tiếp đến là các loại thuộc ngành Chân khớp (chiếm 23,08%), các loài thuộc



205

ngành Giun đốt chiếm 11,54%, động vật có xương sống, tảo Dị roi và các loại thuộc
ngành Thân mềm đều chiếm 7,69%.
4.2. Đề nghị
Cần có những chính sách hỗ trợ ngư dân, để giảm sức ép khai thác thủy sản
vùng ven bờ, hướng tới khai thác vùng khơi; Tăng cường công tác kiểm tra để xử lý
việc đánh bắt thủy sản bằng các phương tiện có tính hủy diệt (nổ mìn, xung điện…)
nhằm đảm bảo nguồn lợi thủy sản trong đó có nguồn lợi cá Đục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thuỷ sản, Nguồn lợi Thuỷ sản Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.
2. Cục thống kê Quảng Trị, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị, Nxb. Thống kê, 2010.
3. McKay, R. J, A revision of the fishes of the family Sillaginidae, Memoirs of the
Queensland Museum, v. 22 (pt 1), (1985), 1-73.
4. P Jayasankar, Length-weight relationship and relative condition factor in Sillago
sihama (Forsskal) from Mandapam region, Indian Journal of Fisheries, 38 (3), (1991),
183-186.
5. Võ Văn Phú, Những phương pháp nghiên cứu sinh học của cá xương vùng nhiệt đới
(tài liệu dịch từ bản tiếng Nga – Những vấn đề nghiên cứu ngư loại học, Maxkova, tập
20, (21), 1979.
6. Nguyễn Hữu Phụng, Danh mục cá biển Việt Nam, tập 3, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, (1994), 155.
7. Pravdin. I. F, Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch), Nxb. Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, 1973.
8. Đặng Thị Sy, Tảo học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005.
9. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, Định loại động vật không xương
sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1980.
10. Đặng Ngọc Thanh, Biển Đông, tập IV, Sinh vật và sinh thái biển, Nxb. Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ, 2009.




206

STUDY ON THE GROWTH AND NUTRITION OF SILLAGO SIHAMA
(FORSSKAL, 1775) IN THE COASTAL ZONE AT QUANG TRI PROVINCE
Le Thi Nam Thuan, Vo Van Thiep

College of Sciences, Hue University

Abstract. The article mentioned the biological characteristics of growth and
nutrition of Sillago sihama (Forsskal, 1775), which is a type of economical fish
with high quality flesh in the coastal zone at Quang Tri province. The equations of
the fish’s growth and nutrition have been established showing the close relation
between ecological conditions and basis of natural food in the distribution areas of
the fish.

×