Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG THAY THẾ bột cá BẰNG bột đậu NÀNH có bổ SUNG ACID AMIN làm THỨC ăn CHO cá TRA (pangasianodon hypophthalmus) GIAI đoạn GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.54 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ THÚY AN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG
BỘT ĐẬU NÀNH CÓ BỔ SUNG ACID AMIN
LÀM THỨC ĂN CHO CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) GIAI ĐOẠN GIỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHÓA 32

2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ THÚY AN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG
BỘT ĐẬU NÀNH CÓ BỔ SUNG ACID AMIN
LÀM THỨC ĂN CHO CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) GIAI ĐOẠN GIỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHÓA 32

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. TRẦN THỊ THANH HIỀN


KS. NGUYỄN HOÀNG ĐỨC TRUNG

2010


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thanh Hiền, anh Nguyễn
Hoàng Đức Trung và anh Lê Quốc Phong đã hướng dẫn nhiệt tình và tận tâm
đóng góp nhiều ý kiến hay góp phần giúp cho đề tài của em hoàn chỉnh hơn.
Em cũng gữi lời cám ơn đến các anh chị cao học khóa 14 và các bạn
lớp nuôi trồng thủy sản khóa 32 khoa Thủy Sản – ĐHCT đã động viên, chia sẽ
nhiều vấn đề trong suốt quá trình học tập cũng như là quá trình làm đề tài tốt
nghiệp.
Cuối cùng em xin gữi lời cám ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa
Thủy sản đặc biệt là thầy cố vấn Nguyễn Văn Kiểm và thầy Phạm Minh
Thành. Cám ơn quý thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức và những
kinh nghiệm quý báo mà em đã học được trong suốt thời gian học tập ở
trường.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, anh chị và các bạn để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mức thay thế bột cá bằng bột đậu
nành có bổ sung thêm acid amin làm thức ăn cho cá tra (Pangasianodon
hyphthalmus) giai đoạn giống dựa trên kết quả tăng trưởng, hiệu quả sử dụng
thức ăn và thành phần hóa học của cá. Cá tra giống có khối lượng ban đầu là

4,2 g/con được nuôi trong bể 60 lít có hệ thống nước chảy tràn và sục khí với
mật độ 30 con/bể. Cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng protein bột cá sẽ thay
thế bởi hàm lượng protein của bột đậu nành và bổ sung thêm Lysine (20,3
g/kg thức ăn tương ứng 53,5 g/kg protein) và Methionin (10,1 g/kg thức ăn
tương ứng 26,7 g/kg protein) còn thiếu trong bột đậu nành so với nhu cầu của
cá tra. Tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành lần lượt là 60%, 70%, 80%,
90%, 100% và một nghiệm thức đối chứng sử dụng hoàn toàn bột cá làm thức
ăn cho cá tra. Sau 6 tuần thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá đều đạt 100% ở các
nghiệm thức, nghiệm thức thay thế 70% bột đậu nành cho tăng trưởng, hiệu
quả sử dụng thức ăn của cá tra tốt nhất. Thành phần hóa học của cá sau thí
nghiệm không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành, ngoại
trừ hàm lượng tro giảm dần cùng với việc tăng tỷ lệ bột đậu nành trong thức
ăn. Hệ số HIS không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức
(p>0,05).

ii


MỤC LỤC
PHẦN I....................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1
1.1 Giới thiệu...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................2
1.3 Nội dụng đề tài ......................................................................................2
1.4 Thời gian thực hiện................................................................................2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................. 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra..................................................................3
2.1.1 Đặc điểm phân loại......................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng ..................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................... 4

2.2 Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá da trơn......................................4
2.2.1 Nhu cầu Protein.............................................................................. 4
2.2.2 Nhu cầu acid amin.......................................................................... 6
2.2.3 Nhu cầu Lipid................................................................................. 8
2.2.4 Nhu cầu cacbohydrat ...................................................................... 9
2.2.5 Nhu cầu Vitamin và khoáng ........................................................... 9
2.3. Tình hình nghiên cứu khả năng sử dụng bột đậu nành làm thức ăn cho
cá...............................................................................................................11
2.3.1 Khả năng sử dụng nguồn protein bột đậu nành làm thức ăn cho cá.
...............................................................................................................11
2.3.2 Những nghiên cứu bổ sung acid amin (Methionine và Lysine) vào
thức ăn cho cá ........................................................................................12
PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 14
3.1 Vật liệu nghiên cứu..............................................................................14
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................14
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................14
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................14
3.2.1 Hệ thống thí nghiệm ......................................................................14
3.2.2 Thức ăn thí nghiệm........................................................................14
3.2.3 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................15
3.2.4 Chăm sóc và quản lý......................................................................15
3.2.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu:...............................................16
3.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá ....................................................................16
3.3 Xử lý số liệu ........................................................................................17

iii


PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................... 18
3.1 Kết quả phân tích thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm....................18

4.2 Các yếu tố môi trường thí nghiệm........................................................18
4.3 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm................................................................19
4.3 Sự sinh trưởng của cá Tra ....................................................................20
4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn.....................................................................24
4.5 Thành phần hóa học của cá tra .............................................................28
4.6 Hệ số HSI (Hepatic Somatic Index) .....................................................29
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................. 31
5.1 Kết Luận..............................................................................................31
5.2 Đề Xuất ...............................................................................................31

iv


DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá qua 6 tuần thí nghiệm………….25
Hình 2: Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá tra………………………………...29
Bảng 1: Nhu cầu protein của cá tra theo giai đoạn phát triển………………..7
Bảng 2: Nhu cầu acid amin (% protein) của một số loài cá…………………8
Bảng 3: Thành phần hóa học của thức ăn……………………………………21
Bảng 4: các chỉ tiêu sinh trưởng của cá tra…………………………………..24
Bảng 5: Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá tra………………………………..28
Bảng 6: Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm……………….31
Bảng 7: Hệ số HIS của cá tra thí nghiệm……………………………………33

v


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các yếu tố môi trường thí nghiệm .............................................36
Phụ lục 2: Các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá khi sử dụng các loại

thức ăn khác nhau ......................................................................................37
Phụ lục 3: Các hệ số chuyển hóa thức ăn của cá.........................................38
Phụ lục 4: Hệ số HIS của cá.......................................................................39
Phụ lục 5: Thành phần hóa học của cá sau thí nghiệm................................40
Phụ lục 6: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm..............................40

vi


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những đối tượng thủy
sản được nuôi phổ biến nhất ở các tỉnh ĐBSCL như An giang, Đồng tháp, Cần
thơ, Vĩnh long,... do có giá trị kinh tế cao và được thị trường nước ngoài ưa
chuộng nên nó góp phần đáng kể trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu cho
nước ta. Trong những năm qua, nghề nuôi cá tra phát triển rầm rộ làm cho sản
lượng cá tra tăng nhanh một cách đột biến. Theo ước tính của bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn tháng 7 năm 2008 (Đề án – Cá tra, 2008) sản lượng cá
tra năm 2004 đạt 272 nghìn tấn nhưng đến năm 2007 đạt tới 1 triệu tấn và sản
phẩm cá tra xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD chiếm 27% tổng giá trị kim ngạch
xuất khẩu ngành thủy sản của cả nước. Bên cạnh việc phát triển đột biến, hai
năm gần đây nghề nuôi cá tra đã và đang thể hiện sự thiếu bền vững do nhiều
nguyên nhân như cung vượt quá cầu, nuôi theo phong trào, chi phí đầu tư cao
thêm vào đó lãi xuất ngân hàng ngày càng tăng... Do đó, để tối ưu hóa năng
suất và lợi nhuận, phát triển bền vững nghề nuôi cá tra cần phải cải tiến kỹ
thuật nuôi cũng như nghiên cứu về đối tượng này kĩ hơn. Theo Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2008) chi phí đầu tư nuôi cá tra rất lớn,
trung bình là 4,5 tỉ đồng/ha, trong đó chi phí đầu tư cho thức ăn chiếm tỉ lệ cao
khoảng 60-70% tổng chi phí sản xuất. Chính vì thế, nghiên cứu nhu cầu dinh

dưỡng và thức ăn cho cá tra trong tình hình hiện nay là rất cần thiết do thức ăn
là một trong những nhân tố quyết định năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh
tế của nghề nuôi.
Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật nên trong khẩu phần ăn của cá tra nguồn
protein động vật thường chiếm tỷ lệ rất cao hơn 50% lượng thức ăn. Nguồn
protein phổ biến nhất sử dụng chế biến thức ăn thủy sản là bột cá bởi đây là
nguồn nguyên liệu giàu protein, vitamin và có đầy đủ các acid amin thiết yếu.
Tuy nhiên sản lượng bột cá ngày càng trở nên khang hiếm và giá thành tăng
cao làm tăng chi phí đầu tư sản xuất của người nuôi, trong khi giá cá tra lại
thường xuyên lại ở mức thấp làm cho lợi nhuận của người nuôi rất hạn chế, có
khi bị lỗ. Để giảm giá thành thức ăn có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm
thay thế protein bột cá bằng các loại protein thực vật. Trong số các loại protein
thực vật, bột đậu nành là nguồn protein tốt nhất thay thế cho protein bột cá
trong thức ăn ĐVTS do có nhiều protein, khoáng, vitamin, acid amin... giá
thành lại rẻ và nguồn cung ổn định (Trần Thị Thanh Hiền, 2009).

1


Tuy nhiên, trong protein thực vật thường thiếu hai acid amin thiết yếu là
Methionin và Lysine. Do đó, để sử dụng hiệu quả bột đậu nành đã có nhiều
công trình nghiên cứu về việc thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu
nành có bổ sung thêm acid amin trên cá rô phi (Polat, 1999), cá trơn Nam Phi
(Boua và ctv, 2008),... Đối với nhóm cá da trơn thuộc giống Pangasianodon
hiện chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu khả
năng thay thế thay thế bột cá bằng bột đậu nành có bổ sung thêm acid amin
(Lysin và Methionine) cho cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn
giống” là rất cần thiết.
1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu lâu dài: Xây dựng tiêu chuẩn công thức thức ăn cho cá tra đảm bảo

thành phần dinh dưỡng nhằm tối ưu hóa năng suất và lợi nhuận cho người
nuôi.
Mục tiêu cụ thể: Xác định mức thay thế bột cá bằng bột đậu nành khi có bổ
sung acid amin vào thức ăn cho cá tra nhằm tăng hiệu quả sử dụng bột đậu
nành, giảm giá thành thức ăn và tăng lợi nhuận.
1.3 Nội dụng đề tài
- Xác định tốc độ tăng trưởng của cá khi sử dụng thức ăn có bổ sung acid amin
với lượng protein bột cá được thay thế bằng protein bột đậu nành theo tỷ lệ
khác nhau.
- Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá khi sử dụng bột đậu nành có bổ sung acid
amin.
- Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm.
1.4 Thời gian thực hiện
Từ tháng 08/2009 đến tháng 05/2010.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Hiện nay có 11 loài trong họ Pangasiidae được tìm thấy ở Việt Nam, trong đó
có hai loài nuôi rất phổ biến là cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá
basa (Pagasius bocourti). Hệ thống phân loại của cá tra được xác định như sau
().
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae

Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Cá tra có đầu rộng dẹp bằng, miệng rộng, dãy răng hàm trên hoàn toàn bị che
khuất bởi hàm dưới khi miệng khép lại. Có 2 đôi râu ( râu hàm tên và hàm
dưới). Thân thon dài, phần thân dẹp bên. Đường bên hoàn toàn và bắt đầu
phân nhánh từ mép trên của lỗ mang đến điểm giữa gốc đuôi.
Về màu sắc, thân có màu xám hơi xanh trên lưng, hai bên hông hơi sáng, bụng
có màu trắng bạc, dưới vây bụng hới vàng. Vây lưng và vây đuôi có màu xám
đen, cuối vây đuôi màu hơi đỏ.
2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có khả năng sống rất tốt trong điều kiện ao tù nước động, nhiều bùn bã
hữu cơ, có hàm lượng oxy hòa tan thấp và có thể nuôi ở mật độ rất cao. Cá có
tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài. Cá
ương trong ao 2 tháng đạt chiều dài 10 - 12 cm (14 – 15 g). Trong ao nuôi, sau
6 tháng cá có thể đạt trọng lượng 1 - 1,2 kg/con và những năm sau cá lớn
nhanh hơn, có thể đạt 2 - 3 kg/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá tra
phụ thuộc vào điều kiện môi trường, mật độ thả nuôi, đặc biệt là số lượng và
chất lượng của thức ăn sử dụng (Dương Nhựt Long, 2003).

3


2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Cá tra sau khi hết noãn hoàng thích
ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng có thể ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và sẽ
ăn nhau khi không cung cấp đủ thức ăn, do đó để tránh hao hụt do ăn lẫn nhau
trong bể ấp cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương. Ngoài ra, khi khảo sát cá
vớt trên sông, thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể của cá con
khác. Dạ dày cá hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc
lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục, dạ

dày to, ruột ngắn là những đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Trong quá trình
ương nuôi lên cá giống, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa
cỡ miệng của chúng và thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn
đáy, ăn thiên về động vật, tuy nhiên chúng cũng dễ chuyển đổi thức ăn. Theo
Dương Nhựt Long (2003), trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các
loại thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật.
Trong ao nuôi chúng có thể sử dụng các loại thức ăn như cá tạp, rau, tấm cám.
2.2 Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá da trơn.
2.2.1 Nhu cầu Protein
Protein là thành phần chất hữu cơ chính của cơ thể ĐVTS chiếm khoảng 60 –
75% trọng lượng khô của cơ thể. Protein có nhiệm vụ là xây dựng nên cấu trúc
cơ thể. Protein trong thức ăn cung cấp các amino acid nhờ quá trình tiêu hóa
và phân hủy. Trong ống tiêu hóa, các amino acid được hấp thu vào máu và đi
đến các mô, cơ quan, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein của cơ thể,
phục vụ cho quá trình sinh trưởng, sinh sản và duy trì cơ thể sinh vật.
Theo Lê Đức Ngoan (2008) nhu cầu protein cho tăng trưởng của ĐVTS cao
hơn động vật có vú 4 lần, gà 2 lần. Nhu cầu protein của các loài cá thường dao
động trong khoảng 25-55%, trung bình là 30% (Trần Thị Thanh Hiền, 2009).
Nhu cầu protein của một số loài cá da trơn cho thấy nhu cầu của cá nheo Mỹ
từ 32 – 36% (cỡ 7g), cá trê trắng (Clarias batrachus) cỡ 0,1g là 30%, cá trê
phi (Clarias gariepinus) cỡ 40g từ 30 - 40%. Theo Trần Thị Thanh Hiền
(2004) nhu cầu protein thích hợp cho cá tra và cá basa cỡ từ 2 - 3 g/con lần
lượt là 38% và 35%, cỡ 5 - 6 g/con lần lượt là 32,2% và 27,8%. Còn đối với cá
basa cỡ nhỏ từ 6 - 17 g/con và cỡ lớn hơn 75 - 81 g/con thì nhu cầu protein
cho sinh trưởng tối đa tương ứng là 36,7% và 34,9% (Nguyễn Thanh Phương
và ctv., 1998)
Nhu cầu protein của cá giảm cùng với sự tăng kích cỡ và độ tuổi của cá. Cá ở
giai đoạn nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh nên nhu cầu protein cao hơn so với
4



cá lớn. Nhu cầu protein của cá tra giống là 34 - 36%, trong khi cá tra >500g là
24 - 26%. Thêm vào đó, nghiên cứu trên cá tra giai đoạn 150g sử dụng thức ăn
có hàm lượng đạm 35% cho sinh trưởng tốt nhất.
Bảng 1: Nhu cầu protein của cá tra theo giai đoạn phát triển
Cỡ cá (g)
5 – 50 g
50 – 100
100 – 300
300 – 500
>500

Hàm lượng protein (%)
34 – 36
32 – 34
30 – 32
28 – 30
24 - 26

* Nguồn Glencross et al.,2007; trích bởi Trần Thị Thanh Hiền, 2009

Đối với cá tra giống cỡ nhỏ 2g/con thì nhu cầu protein cho tăng trưởng tối đa
là 40.5% khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng tốt, giảm giá thành sản xuất và
mang lại hiệu quả kinh tế là 29 - 33% (Trần Thị Thanh Hiền, 2003). Theo
Dương Nhựt Long (2003), thức ăn có hàm lượng protein thích hợp cho giai
đoạn nuôi cá tra thịt dao động từ 18 - 28%.
Theo Halver và Ronald (2002) nhu cầu protein của cá cũng giảm theo kích cỡ
và độ tuổi. Người ta đã thực nghiệm trên cá trơn Mỹ nhu cầu protein giảm khi
độ tuổi tăng, như cá vừa ăn thức ăn bên ngoài nhu cầu protein là 58%, cá đạt
0,2 g nhu cầu 55%, cá 1.7 g nhu cầu 54%, cá cỡ 3 – 5 g nhu cầu 46 – 50 g, cá

14 – 100 g là 35%, 500 g là 25%. Và mức protein tối ưu cho cá hồi giống là
40%, cá trưởng thành 1 tuổi là 35% ( Hardy, 1989 trích dẫn bởi Thái Thị
Thanh Thúy, 2009).
Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009), khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn
không có protein thì cơ thể sẽ giảm khối lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng
protein của cơ thể để duy trì các chức năng hoạt động tối thiểu của cơ thể để
tồn tại. Ngược lại, nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều protein thì protein dư
không được cơ thể hấp thu để tổng hợp protein mới, mà sử dụng để chuyển
hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài. Thêm vào đó, cơ thể còn phải tốn
năng lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thế sinh trưởng của cơ
thể giảm. Do đó, trong công thức thức ăn có hàm lượng protein cao vượt quá
nhu cầu, sẽ làm tăng giá thành thức ăn và lãng phí protein không cần thiết.
Năng lượng và protein có một tác động qua lại ảnh hưởng đến tăng trưởng và
hiệu quả sử dụng protein. Tác động tương hỗ giữa protein và năng lượng trên
tăng trưởng do tác động chia sẽ nhu cầu protein của năng lượng thức ăn. Cá
trơn Mỹ tăng trưởng nhanh nhất khi thức ăn chứa 36 - 40% protein với mức

5


năng lượng (14,7 – 17,1 MJ/kg) và tỉ lệ P/E thay đổi từ 19 - 23. Theo Page và
Andress (1973) (trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008) cũng ghi nhận trên cá trơn
Mỹ, cá có kích thước lớn thì nhu cầu protein thấp và nhu cầu về năng lượng
cao. Do đó, tỷ lệ P/E sẽ thay đổi theo tuổi cá, cá càng lớn thì tỉ lệ P/E có
khuynh hướng nhỏ đi. Riêng cá basa, tỉ lệ P/E trong khoảng 14 – 15 rất thấp là
trường hợp đặc biệt. Điều này cho thấy cá basa có một cơ chế đặc biệt sử dụng
năng lượng thức ăn rất cao do loài cá này có một lượng lipid dự trữ rất lớn.
2.2.2 Nhu cầu acid amin
Trong thức ăn thủy sản, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng protein
mà còn đặc biệt chú ý đến các acid amin tham gia cấu tạo nên protein (đặc biệt

là thành phần và tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein). Nhu cầu về acid
amin thiết yếu được nghiên cứu rất nhiều và đến nay nhu cầu các acid amin
thiết yếu đã được xác định trên một số loài cá như hai loài cá chép Ấn độ, cá
nheo mỹ, hai loài cá hồi (Chinook và Chum), cá chình nhật và cá rô phi.
Bảng 2: Nhu cầu acid amin (% protein) của một số loài cá
Acid amin thiết yếu Cá nheo Mỹ Cá chình Nhật Cá rô phi Cá chép
Arginine
4,3
4,2
4,2
4,2
Histidine
1,5
2,1
1,7
2,1
Isoleucine
2,6
4,1
3,1
2,3
Leucine
3,5
5,4
3,4
3,4
Lysine
5,1
5,3
5,1

5,7
Methionine
3,2
Phenylalanine
5,6
Threonine
2,0
4,1
3,6
3,9
Trytophan
0,5
1,0
1,0
0,8
Valine
3,0
4,1
2,8
3,6
Protein thức ăn (%)
24
38
28
38,5
‫ ٭‬Nguồn Guillaume et al., 2001 trích bởi Trần Thị Thanh Hiền (2009)

Những nghiên cứu về acid amin thiết yếu cho thấy, trong nguồn thức ăn cung
cấp thường thiếu Methionine, Phenylanin, Trytophan và một số protein thực
vật thì lại thiếu Lysine. Trong các acid amin thiết yếu, Methionine và

Phenylanin có quan hệ mật thiết với acid amin không thiết yếu tương ứng là
Cystine và Tyrosine. Trong thức ăn thủy sản, Cystine có thể thay ½ nhu cầu
Methionine (Cystine và Methionine là 2 acid amin có cùng S). Ở cá nheo mỹ,
Cystine có thể thay thế 60% Methionine. Tyrosine có khả năng thay thế 30%

6


nhu cầu của Phenylanin ( 2 acid này có cung gốc phenyl ) (Trần Thị Thanh
Hiền, 2009).
Hai acid amin thường được xem là thiết yếu giới hạn là Lysine và Methionine.
Methionine là một acid amin thiết yếu thường thiếu trong tất cả các loại thức
ăn ngoại trừ bột cá. Lysine là một acid amin thiết yếu khó được tiêu hóa, đặc
biệt là Lysine thực vật khó tiêu trên cá chép, cá hồi. Trong quá trình chế biến
thức ăn, khâu gia nhiệt tạo phản ứng Millard giữa gốc amin của Lysine và
Aldehyt của nhóm cacbohydrat tạo một phức hệ khó bị phân hủy bởi enzyme
tiêu hóa.
Nhu cầu Lysine xuất hiện trong phạm vi từ 40 đến 55 g/kg protein và đã được
xác định trên 15 loài cá (Halver et al, 2002). Chẳng hạn như nhu cầu Lysine
của cá chẽm 45g/kg protein (Murillo-Gurrea et al, 2001) và nhu cầu Lysine
của cá freshwater catfish là 34,7 g/kg protein cho hiệu quả tăng trưởng, hiệu
quả thức ăn tốt (Tantikitti & Chimsung, 2001). Nhu cầu Lysine và Arginine
tối ưu cho cá sống và tăng trưởng là 20,6 g/kg thức ăn khô (45 g/kg protein) và
18,2 g/kg thức ăn khô (38,5 g/kg protein) (Murillo-Gurreal, 2001). Tuy nhiên
theo Zhou (2007) nghiên cứu trên cá bớp giống (Rachycentrong canadum) về
nhu cầu Lysine là 23,3 g/kg thức ăn khô (53 g/kg pro tein) cho sự tăng trưởng,
và chỉ số gam/ khối lượng cơ thể cũng ảnh hưởng có ý nghĩa so với mức
Lysine khác nhau, nồng độ Lysine trong huyết tương tăng khi mức Lysine cho
ăn trong thức ăn tăng từ 1,15 – 2.38%. Cá chép có nhu cầu mức Lysine cao
hơn so với cá loại cá khác, ở mức độ là 57 g/kg protein và 62 g/kg cho cá catla

ấn độ. Đối với cá hồi mức độ Lysine chiếm tới 6,1% khẩu phần protein cho cá
giống, và cá trưởng thành thì mức độ Lysine giống nhau (trích bởi Thái Thị
Thanh Thúy, 2009).
Acid amin tồn tại dưới 2 dạng là D và L, hầu hết các loài ĐVTS sử dụng hiệu
quả acid amin dạng L, ngoại trừ Methionin thì có thể sử dụng cả 2 dạng là D
và L. Ở cá hồi Rainbow trout khi thiếu Methionine cá sẽ bị bệnh đục nhân mắt
(Poston et al, 1977). Người ta quan sát bệnh đục nhân ở mắt cá hồi trên thức
ăn là protein đậu nành, bệnh này đã được ngăn chặn khi bổ sung Methionine
trong thức ăn (Cowey et al, 1992). Nói chung hàm lượng Methionine yêu cầu
cần thiết cao để ngăn chăn mầm bệnh này với phạm vi 20-30 g/kg protein
(trích bởi Thái Thị Thanh Thúy, 2009).
Theo Fagbenro (1998) nghiên cứu trên cá trê phi (Clarias griepinus), nhu cầu
Methionin được đánh giá ở mức 32 g/kg protein. Đối với cá chép ấn độ (Labeo
rohita) nhu cầu acid amin có nguồn gốc lưu huỳnh (metionine và cystine) lần
lượt là 28,8 g/kg protein thức ăn và 32,3 g/kg protein thức ăn (Murthy và

7


Varghese, 1998) (trích bởi Thúy, 2009). Còn đối với cá chép thì nhu cầu
Methionine cao hơn cá chình và đòi hỏi khoảng 31g Methionine/kg protein ,
20g Cystine /kg protein (NRC, 1983).
Theo nghiên cứu của Thái Thị Thanh Thúy (2009) hàm lượng Lysine và
Methionine trong thức ăn cá tra giống là 53,5g lysine/kg protein và 26,7 g
Methionine /kg protein đáp ứng nhu cầu cho sự tăng trưởng của cá với hàm
lượng đạm trong thức ăn là 38%.
2.2.3 Nhu cầu Lipid
Lipid là một trong những thành phần sinh hóa cơ bản của động thực vật. Lipid
đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng (8 9kcal/g) và các acid béo cần thiết trong thức ăn cho quá trình sinh trưởng và
phát triển của động vật thủy sản. Lipid trong thức ăn đóng vai trò như là chất

vận chuyển vitamin tan trong dầu và sterols. Ngoài ra, trong thành phần của
lipid có phosphollipid và sterol ester tham gia vào quá trình sinh tổng hợp
màng tế bào.
Chất lượng của lipid được đánh giá dựa vào thành phần và hàm lượng axit béo
trong thức ăn. So với các thành phần khác trong thức ăn như protein và
cacbohydrat, lipid trong thức ăn có độ tiêu hóa cao, trung bình 85-90%,
thường được bổ sung vào thức ăn cho nhiều loài cá, đặc biệt là cá ăn động vật
(NRC, 1993).
Nhu cầu lipid của động vật thủy sản được xác định dựa vào nhu cầu về năng
lượng, yêu cầu về acid béo cần thiết, nhu cầu về phospholipid và cholesterol,
đặc điểm sống và dự trữ lipid của loài. Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009) đối
với cá nước ngọt hàm lượng lipid thay đổi tùy theo loài, tuy nhiên mức đề
nghị từ 6-10%. Nhu cầu lipid của cá rô đồng được xác định là 6%, cá nheo mỹ
có thể sử dụng từ 7-10%. Đối với cá biển đặc biệt là cá biển ôn đới, lipid trong
thức ăn chiếm từ 15-20%.
Ngoài ra, nhu cầu lipid còn phụ thuộc rất lớn hàn lượng và chất lượng protein,
năng lượng và chất lượng cacbohydrat do chúng có tác dụng chia sẽ năng
lượng với lipid. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương (1999) trên cá
basa cho thấy thức ăn chứa 7,7% lipid cho cá sinh trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn tốt nhưng cá sẽ giảm tăng trưởng khi lipid tăng từ 11,3-20,8%. Thêm
vào đó, hàm lượng cacbohydrat và lipid trong thức ăn cho cá basa được
khuyến cáo với tỉ lệ là 35,5% cacbohydrat và 7,7% lipid. Đối với cá hồi, theo
kết quả thí nghiệm cho thấy khi bổ sung lipid trong thức ăn tăng từ 14% lên
20%.

8


2.2.4 Nhu cầu cacbohydrat
Cacbohydrate là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất cho động

vật thủy sản nên khi phối trộn vào thức ăn với tỷ lệ thích hợp sẽ tiết kiệm
protein, giảm được giá thành thức ăn mà vẫn đảm bảo được sinh trưởng của
cá. Cacbohydrate chiếm tỉ lệ trên 75% ở thực vật, trong khi ở động vật hiện
diện với số lượng nhỏ và khi cơ thể thừa cacbohydrat thì sẽ tích lũy chúng
dưới dạng glucogen. Carbohydrate là một trong những thành phần cấu tạo tổ
chức cơ thể như glucoprotein có trong màng tế bào. Trong công nghệ chế biến
thức ăn, cacbohydrat đóng vai trò là chất kết dính quan trọng.
Khả năng tiêu hóa cacbohydrat biến động rất lớn giữa các loài và phụ thuộc
vào thành phần của cacbohydrat trong nguyên liệu. Theo NRC (1993) những
loài cá ăn tạp thiên về thực vật có khả năng sử dụng cacbohydrat tốt hơn
những loài cá ăn đông vật. Theo nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền (2003)
trên 3 loài cá: cá tra, basa, cá hú cho thấy khả năng sử dụng cacbohydrat thích
hợp cho tăng trưởng như sau: cá hú (5,1 g), cá tra (2,9 g), cá basa (5,13 g) lần
lượt là: 35%, 30 - 45% và 20 - 45%. Cá basa có khả năng sử dụng mức
cacbohydrat và lipid thích hợp nhất tương ứng là: 35,5% và 7,7% (Nguyễn
Thanh Phương, 1999). Theo Lê Thanh Hùng (2008) khả năng sử dụng
cacbohydrat của cá basa cao hơn cá tra và đã xác định hàm lượng cacbohydrat
tối ưu trong thức ăn của cá basa là 40% trong khi cá tra chỉ 20%. Tuy nhiên,
hàm lượng mỡ trong cơ thể cá sẽ tăng theo mức tăng của cacbohydrat trong
thức ăn.
Khả năng sử dụng cacbohydrat phụ thuộc rất nhiều vào trọng lượng phân tử,
cấu tạo các nối đôi của cacbohydrat. Các loại đường đơn dễ tiêu hóa hơn các
loại đường đôi và nhóm không đường như tinh bột, dextrin. Ở cá hồi khả năng
sử dụng glucose tốt nhất trong khi ở cá chép thì hiệu quả sử dụng tinh bột lại
tốt nhất (Trần Thị Thanh Hiền, 2009). Khả năng tiêu hóa cacbohydrat còn phụ
thuộc vào tính chất nguyên liệu, thực nghiệm cho thấy cá hồi (Salmon
gairdneri) cho ăn tinh bột bắp với lượng thức ăn tăng dần từ 10,3-40% trọng
lượng thân thì độ tiêu hóa giảm xuống lần lượt là 36, 28, 22% (NRC, 1993).
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Lê Thành Vinh (2008) khi sử dung khoai ngọt
để thay thế nguồn cung cấp chất bột đường, các loại thức ăn có cùng mức

protein là 35% trên cá tra (18,3 - 18,6 g) kết quả cho thấy khi thế 75% khoai
ngọt thì sinh trưởng của cá tốt nhất.
2.2.5 Nhu cầu Vitamin và khoáng
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của động vật
thủy sản từ khi nghề nuôi thủy sản thâm canh ra đời. Tuy vitamin chiếm một tỉ
9


lệ rất nhỏ từ 1 - 2% trong thức ăn nhưng có vai trò quyết định trong qua trình
trao đổi chất của cơ thể và chi phí có thể lên đến 15% trong khẩu phần ăn (Trần
Thị Thanh Hiền, 2009).
Động vật thủy sản không có khả năng hay khả năng tổng hợp vitamin rất ít
không đủ cho nhu cầu nên việc bổ sung vitamin vào trong thức ăn là rất cần
thiết. Thức ăn không được cung cấp đầy đủ vitamin thì sẽ làm giảm sinh
trưởng, tỷ lệ sống giảm và khả năng chịu đựng của động vật thủy sản với sự
biến động của môi trường.
Nhu cầu vitamin đã được nghiên cứu trên một số đối tượng như: cá hồi, cá
chép, cá nheo mỹ và một số loài tôm biển (Nguồn Halver và Hardy (2002)
trích bởi Trần Thị Thanh Hiền 2009). Trong các loại vitamin, vitamin C được
tập trung nghiên cứu do có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất,
tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của ĐVTS. Vitamin C giúp
tăng cường các phản ứng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm cá do việc
tạo thành collagen và tổng hợp Corticosteroids. Nhu cầu vitamin của cá trê phi
(Clarias gariepirus) là 45 mg/kg, khi thức ăn thiếu vitamin C sẽ gây một số
dấu hiệu bệnh: có sự rạn nức, xuất huyết ở đầu và ăn mòn vây, mõm, mang
(Ega, 1996, trích bởi Trần Thị Thanh Hiền, 2009). Theo Li và Lovell (1985)
hàm lượng vitamin C cần thiết cho cá Nheo mỹ dao động trong khoảng từ
500-1000 mg/kg thức ăn (trích bởi Thái Thị Thanh Thúy, 2009). Tuy nhiên,
vitamin C thường tan nhanh trong nước và bị phân hủy ở nhiệt độ cao 60oC,
để hạn chế người ta dùng ethylcellulose hoặc dùng dầu để bao lấy các hạt

vitamin C.
Muối khoáng là những chất vô cơ rất cần thiết đối với cá, chúng có vai trò
quan trọng là xây dựng nên cấu trúc bộ xương của cơ thể và giúp cân bằng áp
suất thẩm thấu giữa dịch cơ thể với môi trường ngoài. Đến nay, người ta đã
xác định được 11 nguyên tố cần thiết cho cá da trơn, bao gồm 7 nguyên tố
khoáng vi lượng (sắt, chì, đồng, mangan, iod, cobalt và selenium) và 4 nguyên
tố khoáng đa lượng (canxi, phospho, magiê, kali).
Cá có thể hấp thu một số muối khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua
việc hấp thu qua mang, da,… nên rất khó xác định nhu cầu chính xác về muối
khoáng cho cá, đặc biệt là khoáng vi lượng. Cá nheo Mỹ có thể hấp thu canxi từ
môi trường nước đủ đáp ứng nhu cầu (Robinson, 1989, trích bởi Trần Thị
Thanh Hiền và ctv., 2003), hay cá biển có thể hấp thu magiê, kali, natri,
chloride… từ nước, không cần bổ sung vào thức ăn. Trong điều kiện môi trường
thiếu một số muối khoáng làm cho cá xuất hiện những dấu hiệu bất thường, nên
cần phải bổ sung muối khoáng vào thức ăn. Cá da trơn sẽ sinh trưởng chậm và tỉ

10


lệ chết cao khi môi trường thiếu Mg, nhu cầu Mg của cá trơn Mỹ là 0,04 g/kg
thức ăn, cá chình (Anguiila anguiila) là 0,14 g/kg thức ăn. Trong thức ăn, canxi
và phospho thường được bổ sung vào với tỷ lệ 1:1 hoặc 2:1. Trên thực tế, để
tránh hiện tượng thiếu muối khoáng, các nhà sản xuất cần bổ sung khoáng
Premix từ 0,5 - 2% trong thức ăn.
2.3. Tình hình nghiên cứu khả năng sử dụng bột đậu nành làm thức ăn
cho cá.
2.3.1 Khả năng sử dụng nguồn protein bột đậu nành làm thức ăn cho cá.
Trong số các nguồn cung cấp protein thực vật, bột đậu nành là nguồn protein
thực vật tốt nhất về hàm lượng protein và các acid amin thiết yếu, được xem là
nguồn protein thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất trong thức ăn động vật thủy

sản. Bột đậu nành được sử dụng làm thức ăn cho động vật thủy sản hiện nay
chủ yếu là bột đậu nành ly trích dầu có hàm lượng protein khoảng 47 – 50%,
lipid không quá 2% (Trần Thị Thanh Hiền, 2009). Hơn nữa, bột đậu nành có
thể kháng được với các vi sinh vật như nấm và vi khuẩn chống lại quá trình oxy
hóa, hư hỏng nên rất dễ bảo quản.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng protein bột đậu nành để thay thế protein bột cá
và đạt được những kết quả khác nhau trên nhiều loài cá. Nghiên cứu trên cá
hồi cầu vòng giống (Oncorhynchus mykiss) cỡ trung bình 12 g/con cho thấy có
thể sử dụng 25% bột đậu nành ly trích dầu + 15% bột bắp thay thế cho 40%
bột cá trắng trong thức ăn thì cá đạt tăng trưởng tốt nhất trong 7 tuần thí
nghiệm, nghĩa là thay thế được 63% bột cá trắng (Pongmaneerat và ctv.,
1992). Đối với cá rô phi (Oreochromis niloticus) thức ăn thay thế 47% bột cá
bằng bột đậu nành cho kết quả tốt nhất về tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử
dụng thức ăn (Solaiman, 2002). Theo Lê Thanh Hùng (2008), cá chép có tốc độ
tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của hai loại thức ăn là 45% bột đậu
nành + 10% bột cá và 20% bột đậu nành + 22% bột cá là như nhau. Đối với cá
mú chấm đen giống (Epinerphelus malabaricus) có thể thay thế đến 20% bột cá
bằng bã dầu đậu nành, tuy nhiên ở mức thay thế 16,63-17,75% cá sinh trưởng
và hiệu quả sử dụng protein là tối ưu (Lê Anh Tuấn, 2006).
Tùy theo loài và giai đoạn phát triển mà tỉ lệ bột cá sử dụng trong công thức
thức ăn khác nhau. Tỷ lệ bột cá hiện tại giới hạn trong mức thấp nhất là 5% cho
cá da trơn đến 60% trong thức ăn của cá biển. Trong nghiên cứu về khả năng
thay thế bột cá bằng bột đậu nành cho cá lóc đen cho thấy khi giảm tỉ lệ bột cá
trong công thức thức ăn thì sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá giảm
có ý nghĩa (Hiền et al., 2009). Thí nghiệm của Lâm Đăng Khoa (2005) trên cá

11


rô đồng (Anabas testudineus) cho thấy có thể thay thế 40% bột cá trong công

thức thức ăn. Đối với cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) mức thay thế
protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong công thức thức ăn là 80%
(Huỳnh Nguyễn Bình khang, 2008).
2.3.2 Những nghiên cứu bổ sung acid amin (Methionine và Lysine) vào
thức ăn cho cá
Thay thế nhiều hàm lượng bột cá bằng Bột đậu nành rất có ý nghĩa trong việc
giảm giá thành sản xuất và nâng cao lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hàm
lượng các acid amin nhóm sulfur (methionine + cystine) trong bột đậu nành
thường bị giới hạn cho hầu hết các loài cá. Protein bột đậu nành thiếu methionie
+ cystine và threonine cho cá chình, thiếu methionine + cystine cho cá rô phi
(Tilapia nilotica). Lysine là một acid amin thiết yếu khó được tiêu hóa, đặc
biệt là lysine thực vật khó tiêu trên cá chép, cá hồi. Ở cá hồi Rainbow trout khi
thiếu methionin cá sẽ bị bệnh đục nhân mắt (Poston et al, 1977). Người ta
quan sát bệnh đục nhân ở mắt cá hồi do thức ăn là protein đậu nành, bệnh này
đã được ngăn chặn khi bổ sung methionine trong thức ăn (Cowey et al, 1992).
Nói chung hàm lượng Methionine yêu cầu cần thiết cao để ngăn chặn mầm
bệnh này với phạm vi 20-30 g/kg protein (trích bởi Thái Thị Thanh Thúy,
2009). Vì vậy, nhiều nghiên cứu về hiệu quả của việc bổ sung methionine và
lysine vào trong thức ăn khi sử dụng bột đậu nành thay thế bột cá ở các loài
thủy sản đã được nghiên cứu.
Nghiên cứu của Khan (2003) trên cá Rôhu (Labeo rohita) giai đoạn giống
(4,07 g/con) với 4 nghiệm thức sử dụng các loại thức ăn khác nhau là bột cá,
bột đậu phộng, bột đậu nành và bột hạt cải. Kết quả cho thấy sử dụng bột đậu
nành thay thế bột cá có bổ sung thêm L–Methionine tinh khiết với lượng 250
g/kg bột đậu nành cho tốt độ tăng trưởng và hiệu quả sử dung thức ăn tốt hơn.
Ngoài ra, có thể thay thế bột cá hoàn toàn bằng bột đậu nành nếu có bổ sung
thêm Methionine và khoáng với mức độ thích hợp. Đối với cá bơn Nhật
(Paralichthys olivaceus) giai đoạn giống cỡ 11g khi thay thế bột cá bằng hỗn
hợp bánh dầu bông vải và bột đậu nành trong 9 tuần. Kết quả cho thấy khi bổ
sung thêm acid amin (Lysine và Methionine) sẽ thay thế được 40% bột cá

trong thức ăn. Tuy nhiên, thay 20% protein bột cá bằng 9,4% bánh dầu bông
vải và 8,7% bột đậu nành cho hiệu quả tối ưu (Pham, 2007).
Thí nghiệm của Solaiman (2002) trên cá rô phi khi bổ sung acid amin với liều
lượng 0,5% có thể cải thiện được tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
protein nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với không bổ sung acid
amin. Khi bổ sung 0,25% và 1% L–Lysine và DL–Methionine thì không cải

12


thiện được sinh trưởng và hiệu quả sử dụng protein. Ngoài ra, thí nghiệm của
Webster (2000) đối với cá nheo xanh (Ictalurus furcatus) khi sử dụng thức ăn
22% protein có bổ sung thêm methionine hoặc lysine cũng không cải thiện được
sinh trưởng. Còn đối với cá nheo mỹ (I. punctatus) thì tăng trưởng tốt với thức
ăn 32% đạm khi có bổ sung thêm Methionine và Lysine tinh khiết. Thí nghiệm
trên cá tráp đỏ (Pagrus major) thay thế 52% bột cá bằng hỗn hợp đậu nành cô
đặc (Soy protein concentrate) có bổ sung thêm L-Lysine, DL-Methionine, và cá
2 loại acid amin này. Kết quả nghiệm thức có bổ sung cá 2 loại acid amin LLysine và DL-Methionine cho tăng trưởng của cá tốt nhất. Theo Polat (1999),
bổ sung methionine vào trong thức ăn của cá rô phi (Tilapia zilli) khi thay thế
bột cá bằng bột đậu nành trong 62 ngày với các mức là 0,5%, 1%, 1,5%, 2%
và 2,5% Methionine. Kết quả cho thấy tỷ lệ tăng trưởng và hệ số biến đổi thức
ăn (FCR) của cá rô phi đạt tốt nhất khi bổ sung 0,5% methionine vào thức ăn.
Việc bổ sung methionine vào trong thức ăn của cá trơn phía Nam (Silurus
meridionalis) khi thay thế bột cá bằng bột đậu nành có thể cải thiện được tốc độ
tăng trưởng của cá ở mức thay thế cho bột cá là 39% (Ai và Xie, 2005).
Khả năng thay thế của bột cá cho bột đậu nành khi có bổ sung acid amin cũng
tùy theo tính ăn của loài mà có thể thay thế ở các mức độ khác nhau. Đối với
loài ăn tạp như cá Lóc (Channa striata) thì mức thay thế bột đậu nành cho bột
cá là 30% khi có bổ sung thêm Lysine và methionine (Phan Hồng Cương, 2009)
trong khi đó mức thay thế bột đậu nành ở các loài cá ăn tạp cao hơn cá ăn động

vật. Đối với cá rô phi (Oreochromis niloticus) mức bột cá trong thức ăn được
thay thế 47% bột đậu nành cho kết quả tốt nhất về tốc độ tăng trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn, nếu thay thế lên mức 59% thì tốc độ tăng trưởng sẽ giảm
(Solaiman, 2002). Theo Mcgoogan và Gatlin (1997) nghiên cứu trên cá Red
drum (Sciuenops ocellatus) thì bột đậu nành có thể chiếm tỷ lệ cao hơn và lên
đến 90% trong công thức thức ăn, nếu bổ sung 2% glycine thì tỷ lệ bột đậu
nành có thể tăng lên 95%.
Tóm lại, theo các kết quả nghiên cứu trên nhiều loài cá thì hiệu quả sử dụng
protein bột đậu nành sẽ tốt hơn khi thức ăn có bổ sung thêm Lysine và
Methionine do cải thiện được tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng protein và
giảm giá thành sản xuất thức ăn. Chính vì vậy, việc sử dụng protein bột đậu
nành có bổ sung thêm Lysine và Methionine thay thế cho bột cá trong thức ăn
của cá tra là rất khả quan và có ý nghĩa rất lớn trong nghề nuôi cá tra hiện nay.

13


PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được mua tại trại sản xuất giống nhân
tạo ở Cần Thơ. Cá được chọn đồng cỡ, không nhiễm bệnh, không dị tật và xây
xát, có khối lượng trung bình khoảng 5g/con. Cá được thuần cho quen với điều
kiện thí nghiệm và được tập ăn thức ăn viên khoảng 1 tuần trước khi bố trí thí
nghiệm.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Bể nhựa nuôi cá trong suốt quá trình thí nghiệm 100L.
Bể composite 2m 3 (1 cái)
Hệ thống máy bơm và sục khí

Máy đo oxy, pH, nhiệt kế …
Các dụng cụ, thiết bị phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng trong phòng thí nghiệm
(tủ nung, tủ sấy, tủ đông, máy công phá đạm,...) tại khoa Thủy Sản – Đại học
Cần thơ.
Nguyên liệu làm thức ăn cho cá : bột cá, bột đậu nành, acid amin,…
Dụng cụ và thiết bị chế biến thức ăn
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Hệ thống thí nghiệm
Hệ thống bể nhựa 60 lít/bể (18 cái) có nước chảy tràn, sục khí liên tục. Nguồn
nước cung cấp cho hệ thống là nguồn nước giếng khoan qua hệ thống lọc cát
và chảy vào bể chứa có hệ thống máy bơm để nước đi qua hệ thống thí
nghiệm.
3.2.2 Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn được phối trộn từ các loại nguyên liệu chính: bột cá, bột đậu nành,
cám gạo, bột mì, dầu, vitamin, chất kết dính, và acid amin (Lysine và
Methionine). Trong đó, hàm lượng protein bột cá sẽ được thay thế bởi hàm
lượng protein của bột đậu nành và bổ sung thêm Lysine (20,3 g/kg thức ăn
tương ứng 53,5 g/kg protein) và Methionin (10,1 g/kg thức ăn tương ứng 26,7
14


g/kg protein) còn thiếu trong bột đậu nành so với nhu cầu của cá tra. Nghiệm
thức đối chứng (0% bột đậu nành) không bổ sung Lysine và Methionine.
Bảng 3 : tỷ lệ thành phần các nguyên liệu trong công thức thức ăn.
Nguyên liệu
(Cho 100g thức ăn)
Bột cá*
Bột đậu nành**
Cám sấy
Bột mì tinh

Khoáng
Vitamin
Dầu
CMC***
Gelatin
Lysine
Methionine

0%
41,78
0,00
15,00
35,72
1,00
1,00
1,71
2,79
1,00
0,00
0,00

Thức ăn thí nghiệm (% bột đậu nành)
60%
70%
80%
90%
100%
16,76 12,58
8,39
4,20

0,00
35,61 41,56 47,52 53,49
59,46
15,00 15,00 15,00 15,00
15,00
25,12 23,35 21,58 19,81
18,03
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
3,42
3,71
4,00
4,28
4,57
1,08
0,79
0,51
0,22
0,00
1,00
1,00
1,00

1,00
0,94
0,28
0,34
0,40
0,45
0,51
0,54
0,58
0,63
0,67
0,72

Ghi chú: (*) Bột cá: bột cá nhập khẩu từ Chilê
(**) Bột đậu nành: bột đậu nành ly trích dầu
(***) CMC (Carboxyl methyl cellulose): chất kết dính.

3.2.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức thức ăn có cùng mức đạm 38% CP. Một
nghiệm thức đối chứng sử dụng hoàn toàn là protein bột cá (FM), các nghiệm
thức còn lại sẽ sử dụng hàm lượng protein bột đậu nành để thay thế hàm lượng
protein bột cá trong công thức thức ăn với mức độ thay thế 60%, 70%, 80%,
90%, 100% (mỗi bước nhảy thay thế là 10%). Thêm vào đó, bổ sung lượng
acid amin (Lysine và Methionin) còn thiếu trong bột đậu nành theo nhu cầu
của cá Tra (53.5 g Lysine/kg protein và 26.7 g Methionine/kg protein ).
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm
thức lập lại 3 lần. Cỡ cá thí nghiệm trung bình khoảng 5g/con. Mật độ cá thí
nghiệm 30 con/bể. Thời gian thí nghiệm kéo dài suốt 6 tuần.
3.2.4 Chăm sóc và quản lý
Hệ thống bể thí nghiệm được bố trí với hệ thống sục khí, cấp nước chảy tràn,

vệ sinh bể khi bể dơ. Hàng ngày đo nhiệt độ nước, quan sát hoạt động của cá,
định kỳ vệ sinh bể 2 tuần/lần. Phương pháp cho cá ăn ở các thí nghiệm đều
giống nhau, cho ăn 2lần/ngày (sáng 9h và chiều là 16h), cho ăn theo nhu cầu
của cá. Lượng thức ăn được ghi nhận hàng ngày.

15


3.2.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu:
Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ: đo 2 lần/ngày bằng nhiệt kế (sáng 7h và chiều 14h), đo hàng
ngày.
Oxy: đo bằng máy đo oxy 1 lần/tuần.
pH: đo bằng máy đo pH 1 lần/tuần.
Các chỉ tiêu dinh dưỡng
Xác định tăng trưởng của cá khi kết thúc thí nghiệm bằng cách cân khối lượng
toàn bộ cá thí nghiệm ở mỗi bể. Trước khi tiến hành thí nghiệm bắt ngẫu nhiên
20 con cá đầu vào, sau khi kết thúc thí nghiệm thu 10 - 15 con/bể để phân tích
thành phần hóa học của cá. Mẫu cá được bảo quản lạnh bằng tủ đông để phân
tích.
Phân tích thành phần hóa học của thức ăn và cơ thể cá bao gồm các chỉ tiêu:
ẩm độ, tro, lipid thô, protein thô, xơ và cacbohydrat. Mẫu được phân tích tại
phòng thí nghiệm dinh dưỡng của khoa thủy sản - ĐHCT.
- Ẩm độ: được xác định theo nguyên tắc sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt
độ 105 0C sau 4-5 giờ đến khi trọng lượng ổn định. Sự chệch lệch trọng lượng
mẫu trước và sau khi sấy chính là độ ẩm.
- Tro: được xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung trong tủ nung ở
nhiệt độ 560 0C thời gian 4 giờ, các chất hữu cơ có trong mẫu sẽ bị oxy hóa
thành các chất bay hơi CO2, N2 và hơi nước, phần vô cơ còn lại là tro. Quá
trình này hoàn tất khi mẫu có màu trắng hoặc màu xám.

- Lipid thô: thủy phân trong Chlorofrom bằng hệ thống Solex.
- Protein thô: xác định theo phương pháp Kjedahl.
- Chất xơ: xác định bằng cách thủy phân mẫu trong dung dịch acid và
bazơ loãng, xơ thô là phần còn lại trong 2 dung dịch này.
- Hàm lượng cacbohydrat (NFE): được xác định theo phương pháp loại
trừ:
% NFE = 100% - ( % protein + % lipid + % xơ + % tro )
3.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá
a./ Tăng trọng (Weight Gain - WG)
WG = Wt – Wo

16


b./ Tốc độ tăng trọng theo ngày (Daily Weight Gain - DWG): (g/ngày)
Wt - Wo
DWG =
t
c./ Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific Growth Rate - SGR) : (%/ngày)
Wt - Wo
SGR =

x 100
Wo x t

d./ Tỉ lệ sống (Survival Rate - SR):
´

Số cá thể cuối
SR (%) =


x 100
Số cá thể đầu

e./ Lượng thức ăn ăn vào (Feed intake - FI) : (%/con/ngày)
Tổng lượng thức ăn ăn vào
FI =
x 100
[(khối lượng ban đầu + khối lượng cuối)/2] x số ngày thí nghiệm
f./ Hệ số biến đổi thức ăn (Feed Conversion Ratio - FCR)
Lượng thức ăn sử dụng (g)
FCR =
Khối lượng cá gia tăng (g)
g./ Hiệu quả sử dụng protein (Protein Efficiency Ratio - PER):
Wt – Wo
PER =
Lượng protein ăn vào
h./ Hệ số HSI (Hepatic Somatic Index)
Khối lượng gan
HSI (%) =

x 100
Khối lượng thân

3.3 Xử lý số liệu
Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được tính trên chương trình Excell. Xử
lý thống kê ANOVA và phép thử Duncan bằng chương trình SPSS 11.5.
17



×