Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ƯƠNG ấu TRÙNG tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii) với các mật độ KHÁC NHAU TRONG hệ THỐNG nước TRONG TUẦN HOÀN có sử DỤNG CHẾ PHẨM SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.92 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HUỲNH THANH LONG

ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH(Macrobrachium
rosenbergii) VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TRONG HỆ
THỐNG NƯỚC TRONG TUẦN HOÀN CÓ SỬ DỤNG CHẾ
PHẨM SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HUỲNH THANH LONG

ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH(Macrobrachium
rosenbergii) VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TRONG HỆ
THỐNG NƯỚC TRONG TUẦN HOÀN CÓ SỬ DỤNG CHẾ
PHẨM SINH HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.Ts. TRẦN NGỌC HẢI
Ths. TRẦN MINH NHỨT

2011




LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản –
Đại Học Cần Thơ ñã tạo ñiều kiện cho em ñược thực hiện ñề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến PGS. Ts Trần Ngọc Hải và Th.s Trần
Minh Nhứt ñã tận tình hướng dẫn, ñóng góp ý kiến quý báu cho em ñể hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Sau cùng là lời cảm ơn ñến anh Trần Nguyễn Duy Khoa, tập thể lớp Nuôi
trồng thuỷ sản liên thông K35, gia ñình và bạn bè ñã ñộng viên giúp ñỡ em hoàn
thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp.
.
Xin chân thành cảm ơn.

i


TÓM TẮT

Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức nhằm tìm ra mật ñộ ương ấu trùng tôm
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii )thích hợp trong hệ thống tuần hoàn có bổ
sung chế phẩm sinh học ñịnh kỳ. Các mật ñộ ương bao gồm: (i) 50 con/L; (ii) 100
con/L;(iii) 150 con/L; (iv) 200 con/L mỗi nghiệm thức ñược lập lại 3 lần. Thức ăn
cho ấu trùng tôm càng xanh là Artermia cho ăn từ ngày thứ 2 với mật ñộ 3
nauplius/ml vào 7h sáng và 4h chiều, thức ăn chế biến ñược bổ sung từ ngày thứ
10, mỗi ngày cho ăn 4 lần lúc 8h, 11h, 1h30, 3h30 thỏa mãn nhu cầu của ấu trùng.
Bể thí nghiệm là bể composit thể tích 500L ñược lắp vào hệ thống lọc sinh học
Bead Filter, có sục khí ñều và liên tục, ñộ măn nước ương là 12‰.
Kết quả cho thấy chất lượng môi trường nước ương ñược kiểm soát tốt

và ổn ñịnh ở mức phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng (NO2- : 0.5mg/l; TAN:
0.5mg/l).NT3 (150con/L) có tỷ lệ sống là 47,8% và năng suất ñạt ñược 71,8 Post/L
với ngày xuất hiện Post là 22 ngày, chu kỳ ương là 39 ngày và lượng Artermia cần
dùng là 1953g/100.000 post có thể áp dụng vào ñể sản xuất..

vi


MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nội dung ñề tài ................................................................................. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1. Sơ lược ñặc ñiểm sinh học của tôm càng xanh................................................... 3
2.1.1 Phân loại tôm càng xanh .............................................................................. 3
2.1.2 Hình thái của tôm càng xanh ...................................................................... 3
2.1.3 Phân bố ......................................................................................................... 4
2.1.4 Đời sống và sinh sản của tôm càng xanh .................................................. 4
2.1.5 Phân biệt giới tính ở tôm càng xanh ........................................................... 4
2.1.6 Vòng ñời của tôm càng xanh ........................................................................ 5
2.1.7 Đặc ñiểm sinh sản ....................................................................................... 6
2.1.7.1 Phân biệt tôm ñực và tôm cái ............................................................... 6
2.1.7.2 Thành thục, giao vĩ, ñẻ trứng và ấp trứng của tôm ............................... 7
2.1.7.3 Lột xác .................................................................................................. 7
2.1.7.4 Phát triển ấu trùng ................................................................................. 8
2.1.7.5 Phát triễn hậu ấu trùng ...................................................................... 10
2.1.7.6 Sức sinh sản tôm càng xanh ................................................................ 10
2.1.8 Yêu cầu về môi trường sống ...................................................................... 10
2.2 Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam ................. 11
2.2.1 Sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước trong hở .................... 11

2.2.2 Sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước trong kín ................... 11
2.2.3 Sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh .......................... 12
2.4 Một số vấn ñề liên quan ñến ứng dụng men vi sinh trong ương ấu trùng tôm
càng xanh ................................................................................................................ 13
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 15
3.1. Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện ñề tài ............................................................ 15
3.2. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 15
3.3 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 19
3.4 Cho ăn ............................................................................................................... 20
3.5 Thu mẫu và phân tích số liệu ........................................................................... 23

ii


PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 26
4.1. Các yếu tố môi trường ..................................................................................... 26
4.2. Tăng trưởng của ấu trùng tôm càng xanh ........................................................ 28

4.2.1 Chỉ số biến thái của ấu trùng ............................................................ 28
4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài ấu trùng và tôm bột ................................ 29
4.2.3 Tỷ lệ sống ......................................................................................... 30
4.2.4 Năng suất của hệ thống ương ........................................................... 31
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 35
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 38

iii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Vòng ñời của tôm càng xanh ................................................................... 5
Hình 2.2 Các giai ñoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh (Nguồn: Takuji
Fujimura, trích bởi Nandlal et al., 2005) ................................................................. 9
Hình 3.1 Chế phẩm sinh học Zimovac dạng viên nén ......................................... 16
Hình 3.2 Tôm bố mẹ ñang xử lý formol ............................................................... 17
Hình 3.3 Tôm bố mẹ có trứng màu xám ñen ....................................................... 18
Hình 3.4 Hệ thống bể ương ấu trùng tôm càng xanh ........................................... 18
Hình 3.5 Bể chứa nước từ bể ương ra và giá thể bằng mus .................................. 19
Hình 3.6 Hệ thống tách ñạm bộ xử lý tia cực tím ............................................... 19
Hình 3.7 Hệ thống lọc cát ..................................................................................... 20
Hình 3.8 Hệ thống lọc Than và máy xử lý Ozon ................................................. 20
Hình 3.9 Thức ăn Artemia .................................................................................... 21
Hình 3.10 Thức ăn chế biến .................................................................................. 22
Hình 3.11 Cho ấu trùng tôm càng xanh ăn thức ăn chế biến .............................. 22
Hình 3.12 Đo các chỉ tiêu môi trường bằng bộ Test ......................................... 23
Hình 3.13 Ấu trùng chuyển Post ........................................................................ 24
Hình 4.14 Biến thái của ấu trùng trong chu kỳ ương .....................................................29
Hình 4.15 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh ở các nghiệm thức ............... 30

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Các yếu tố thủy lý trong thí nghiệm ........................................................ 26
Bảng 4.2 : Chỉ số LSI của ấu trùng ở các nghiệm thức .......................................... 38
Bảng 4.3 Chiều dài ấu trùng ở các giai ñoạn khác nhau ....................................... 29
Bảng 4.4 Kết quả ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh ở các nghiệm thức khác
nhau ........................................................................................................................ 31
Bảng 4.6: Khối lượng Artermia cần dùng ở từng nghiệm thức ñể tạo ra 100000
post tôm càng xanh ................................................................................................. 32


v


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có kích thước lớn nhất trong
các loài tôm nước ngọt, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn
thu nhập lớn cho người dân nông thôn Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu
Long nói riêng. Sản lượng tôm càng xanh khai thác ngoài tự nhiên trước ñây ở vùng
ĐBSCL là khá cao. Năm 1980, sản lượng khai thác khoảng 6000 tấn/năm. Tuy nhiên,
trong những năm gần ñây sản lượng tôm càng xanh khai thác ngoài tự nhiên ngày càng
giảm sút ñáng kể, khoảng 3000 - 4000 tấn/năm (Phạm văn Tình, 2001), trong khi ñó
sản lượng tôm nuôi ngày càng tăng dần lên và hình thức nuôi thể hiện cũng rất phong
phú như nuôi tôm càng xanh kết hợp, luân canh trong ruộng lúa, trong mương vườn,
nuôi tôm càng xanh bán thâm canh, thâm canh trong ao ñất...Các mô hình nuôi này ñã
và ñang ñược nghiên cứu ứng dụng nuôi ở khá nhiều nơi ở vùng ĐBSCL, nơi có tới
diện tích mặt nước ngọt gần 600.000ha. Năng suất nuôi tôm thường ñạt từ 100300kg/ha ñối với nuôi ruộng, 500-1500kg/ha ñối với nuôi ao và 1,2-5 tấn/ha/vụ ñối với
nuôi trong ñăng quầng (Phạm văn Tình, 2001). Trong ñó, trở ngại lớn nhất ñối với
nghề nuôi tôm càng xanh là vấn ñề con giống. Từ lâu, người nuôi vẫn quen sử dụng
giống tự nhiên ñược thu gom từ sông rạch, nguồn giống này ngày càng khan hiếm,
chất lượng không ñảm bảo. Trong khi ñó, việc sản xuất nhân tạo chưa ñáp ứng ñược
nhu cầu của người nuôi, việc giải quyết vấn ñề con giống càng trở nên bức xúc hơn.
Theo Lê Xuân Sinh et al. (2006), qui trình nước trong hở là một trong các qui trình
sản xuất giống tôm càng xanh ñược lựa chọn sử dụng nhiều nhất ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Qui trình này có ñặc ñiểm là thay nước hằng ngày ñể môi trường nước sạch
cho ấu trùng phát triển (Nguyễn Thanh Phương et al.2003), nên chỉ thuận lợi cho các
trại gần biển. Tuy nhiên, ña số các trại sản xuất giống tôm càng xanh ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long ñều nằm trên các tỉnh nội ñịa (Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang,…)

(Lê Xuân Sinh et al., 2006), nơi nguồn nước mặn không có sẳng, nên việc áp dụng qui
trình này gặp nhiều khó khăn. Do ñó, việc tìm giải pháp nhằm hạn chế thay nước
nhưng vẫn ñảm bảo duy trì chất lượng nước cho bể ương và hiệu quả trong sản xuất.
Để góp phần vào dữ liệu nghiên cứu cũng như ứng dụng trong sản xuất giống
tôm càng xanh ngày càng ổn ñịnh hơn nên ñề tài “Ương ấu trùng tôm càng xanh với
các mật ñộ khác nhau trong hệ thống nước trong tuần hoàn có sử dụng chế phẩm
sinh học” ñược thực hiện.

1


2. Mục tiêu và nội dung ñề tài
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của ñề tài là nhằm xác ñịnh ñược mật ñộ nuôi thích hợp cho ương
nuôi ấu trùng tôm càng xanh trong hệ thống nước trong tuần hoàn có sử dụng chế
phẩm sinh học góp phần ổn ñịnh qui trình sản xuất giống tôm càng xanh ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long.
2.2. Nội dung
Ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh với mật ñộ khác nhau trong hệ thống nước trong
tuần hoàn có sử dụng chế phẩm sinh học.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược ñặc ñiểm sinh học của tôm càng xanh
2.1.1 Phân loại tôm càng xanh
Tôm càng xanh có tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii với vị trí phân
loại như sau:

Ngành: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ mười chân: Decapoda
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài : Macrobrachium rosenbergii (DE Man 1879)
2.1.2 Hình thái của tôm càng xanh
Tôm càng xanh là loài có kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt. Ở Việt
Nam có con ñạt trên 450 g dài 295 mm. Còn trên thế giới ở Taiwan có con ñạt 1.000 g
nuôi trong ao (Nguyễn Việt Thắng, 2003).
Tôm càng xanh thường có màu xanh, ở thân có khoang ñậm khoang lợt. Ở
con ñực có ñôi càng to màu xanh ñậm, ở tuổi còn non càng có màu vàng cam. Ở con
cái có ñôi càng nhỏ hơn ở con ñực. Tôm trưởng thành thường nhận dạng ñực và cái
qua ñôi càng to hay nhỏ là chủ yếu. Cơ thể tôm chia làm 2 phần chính: Phần vỏ ñầu
ngực tận cùng là chủy. Chủy ở phía trên có từ 12 ñến 14 gai và phía dưới có từ 12 ñến
13 gai. Dưới vỏ ñầu ngực có 5 ñôi chân bò (ñôi thứ 2 là càng). Phần mình gồm 6 ñốt
và ñuôi (telson). Vỏ của ñốt 2 trùm lên vỏ ñốt 1 và ñốt 3 (ñây cũng là ñiểm khác biệt
so với các loài tôm biển: có vỏ sau trùm lên vỏ trước). Phía trước các ñốt bụng là 5 ñốt
chân bơi và tận cùng là chân ñuôi hình phiến dẹp. Tuy nhiên, về hình thái tôm càng
xanh non có sai khác nhiều so với tôm càng xanh trưởng thành. Đối với tôm càng
xanh cỡ 3-6 cm có cùng kích thước với các 14 loài tôm nước ngọt khác về
hình dạng bên ngoài, có một số ñặc ñiểm nhận dạng: chủy dài, cong lên trên,
hai bên giáp ñầu và thân có các vết sắc tố màu xanh, nâu, hồng - ñen chạy dài từ trước
ra sau. Từ 6-10 cm các vệt này mất dần, còn lại ở 2 bên vỏ ñầu ngực các vân xanh da
trời lợt. Ở nơi bụng (giáp mí 2 vỏ) có chấm màu nâu hồng (Nguyễn Việt Thắng, 2003).

3



2.1.3 Phân bố
Tôm Càng Xanh nước ngọt phân bố khắp các vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới trên
thế giới. Hiện nay ñược biết có trên 100 loài, trong ñó hơn một phần tư số này có ở
châu Mỹ. Chúng có mặt ở hầu hết các vùng nước ngọt nội ñịa như sông, hồ, ñầm lầy,
mương ao cũng như các vùng cửa sông. Hầu hết các loài ñều cần có nước lợ cho các
giai ñoạn biến thái của ấu trùng. Một số loài thích nghi môi trường nước trong, một số
loài khác gặp . Một số quốc gia không có Tôm Càng Xanh phân bố trong tự nhiên như
Pháp, Mỹ, khu vực Đài Loan hiện ñã di giống về nuôi trong tự nhiên. Thường tôm
càng xanh phân bố ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Nhưng chủ yếu là vùng Nam và
Đông Nam Châu Á, một phần của Đại Tây Dương và vài bán ñảo ở Thái Bình Dương.
(FAO, 1989)
Tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (ñầm, ao, sông, rạch,
ruộng lúa...) và kể cả ở vùng nưóc lợ cửa sông. Trên thế giới tôm phân bố ở khu hệ Ấn
Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố chủ
yếu các tỉnh Nam bộ ñặc biệt là các vùng nước ngọt và vùng cửa sông ven biển ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trương Quang Trí, 1990).
Giai ñoạn ấu trùng tôm ñòi hỏi môi trường nước lợ khoảng 10-15‰. Còn giai
ñoạn Postlarvae ñến trưởng thành chúng sống ở môi trường nước ngọt (Trương Quang
Trí, 1990).
2.1.4 Đời sống và sinh sản của tôm càng xanh
Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con ñực có thể ñạt tới 450g/con. Thân
tương ñối tròn, con trưởng thành có màu xanh dương ñậm. Chủy phát triển nhọn, 1/2
chuỷ ngoài cong lên, trên mắt chuỷ có 11-15 răng, 3 - 4 răng sau hốc mắt, mắt dưới
thường 12-15 răng. Chiều dài chủy của tôm cái khi trưởng thành thường bằng hoặc
ngắn hơn vỏ ñầu ngực, còn chủy tôm ñực dài hơn chiều dài vỏ ñầu ngực.
Chân ngực thứ hai luôn luôn phát triển hơn các chân khác, nhất là ở tôm ñực
trưởng thành, ñôi chân ngực thứ 2 có hình dạng và kích thước giống nhau.
Khi chiều dài bình quân 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-20g, tôm càng xanh có sự
phát triển tương ñương giữa con ñực và con cái. Khi chiều dài vượt quá 14cm, con ñực
thường phát triển nhanh hơn con cái.

Trong quá trình nuôi, thả nuôi trực tiếp tôm bột (postlarvae) sau 7 tháng nuôi,
cá thể ñực lớn nhất ñạt 110g, cá thể cái lớn nhất chỉ ñạt 50g.
2.1.5 Phân biệt giới tính ở tôm càng xanh
Ta có thể phân biệt tôm ñực và cái dễ dàng thông qua hình dạng bên ngoài của
chúng. Tôm ñực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, có thể ñạt 645g hay lớn hơn. Đầu ngực

4


to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Trong quá
trình phát triển tôm ñực thể hiện các dạng khác nhau như tôm nhỏ có càng trong suốt,
sau chuyển thành tôm càng lửa và cuối cùng là tôm càng xanh ñậm. Ở con ñực còn có
nhánh phụ ñực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ ñực bắt ñầu
xuất hiện ở giai ñoạn ấu niên khi tôm ñạt kích cỡ 30 mm và hoàn chỉnh khi tôm ñạt 70
mm. Lỗ sinh dục của con ñực nằm ở gốc của chân ngực thứ 5. Ngoài ra, ở giữa mặt
bụng của ñốt bụng thứ nhất còn có ñiểm cứng. Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn
tôm ñực, có phần ñầu ngực nhỏ và ñôi càng thon. Tôm cái có ba tấm bụng ñầu tiên
rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng
của các tấm bụng này bắt ñầu khi tôm ñạt chiều dài tổng cộng 95 mm. Lỗ sinh
dục của con cái nằm ở gốc của chân ngực thứ ba, có dạng tam giác. Ngoài ra, trên các
chân bụng của tôm cái có nhiều lông tơ giúp trứng bám vào trong quá trình ñẻ và ấp
trứng. Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua giáp ñầu ngực,
trải dài từ sau mắt ñến ñốt ñầu của phần bụng (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
2.1.6 Vòng ñời của tôm càngxanh

Trứng

Ấu trùng

Ấu niên


Tôm trưởng thành

Hình 2.1 Vòng ñời của tôm càng xanh
Nguồn: (Ts. Nguyễn Thanh Phương, Ths. Trần Ngọc Hải, Ths. Tràn Thị Thanh Hiền;
Ts. MARCY N. WILDER, 2003)

5


Vòng ñời tôm càng xanh có bốn giai ñoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm
trưỡng thành. Thời gian giữa các giai ñoạn, tốc ñộ biến thái của chúng thay ñổi phụ
thuộc chặc chẽ vào các ñiều kiện môi trường trong ñó yếu tố nhiệt ñộ là quan trọng
(Nguyễn Việt Thắng, 1995). Tôm càng xanh trưỡng thành sống chủ yếu ở nước ngọt.
Khi thành thục, tôm bắt cặp, ñẻ trứng và trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ.
Tôm trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ (6-18‰) ñể nở. Ấu trùng mới nở ra sống
phù du và trải qua 11 lần biến thái ñể trở thành hậu ấu trùng. Lúc này tôm có xu hướng
tiến vào vùng nước ngọt như sông, rạch, ruộng, ao, hồ,…ở ñó chúng sinh sống và lớn
lên. Tôm có thể di cư rất xa, trong phạm qui hơn 200 km từ bờ biển vào nội ñịa. Khi
trưỡng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có ñộ mặn thích hợp ñể sinh sản và
vòng ñời lại tiếp tục.
2.1.7 Đặc ñiểm sinh sản
2.1.7.1 Phân biệt tôm ñực và tôm cái
Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004 có thể phân biệt tôm ñực và tôm cái dễ dàng
thông qua hình dạng bên ngoài của chúng. Tôm ñực có kích cỡ lớn hơn tôm cái. Đầu
ngực tôm bụng to hơn và khoang bụng hẹp hơn tôm cái. Đôi càng thứ hai to, dài và
thô. Trong quá trình trong phát triển, tôm ñực thể hiện các dạng khác nhau như tôm
nhỏ có càng trong suốt, sau chuyển thành càng lửa và cuối cùng càng xanh ñậm. Sự
khác nhau về hình dạng và màu sắc ở ñôi càng của tôm ñực có thể ñược thể hiện khi
tôm còn nhỏ (28mm). Tuy nhiên, càng lớn thì sự khác biệt này càng rõ ràng hơn. Tôm

càng lửa có sức lớn nhanh nhất, ít hung dữ và ít tham gia sinh sản hơn tôm càng xanh.
Tôm ñực già có ñôi càng xanh ñậm.
Cơ quan sinh dục trong của con ñực gồm ñôi tinh sào, một ñôi ống dẩn tinh và ñầu
mút. Đôi tinh sào ngoằn ngoèo nằm giữa mặt lưng của giáp ñầu ngực và ñổ vào ñầu
mút nằm ở ñốt gốc chân ngực thứ năm. Túi tinh hình thành trong quá trình phóng tinh.
Túi tinh chứa khối tinh trùng không di ñộng.
Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm ñực, có phần ñầu ngực nhỏ và ñôi càng
thon nhỏ. Tôm có 3 tấm bụng ñầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm
buồng ấp trứng. Quá trình mở rộng của các tấm bụng này bắt ñầu khi tôm ñạt chiều dài
giáp ñầu ngực khoảng 20mm và ñây là ñặc ñiểm quan trọng của tôm cái. Lỗ sinh dục
của con cái nằm ở gốc của chân ngực thứ ba, có dạng tam giác. Trên các gốc của các
chân ngực thứ ba, thứ tư và thứ năm, trên bờ sau của giáp ñầu ngực và trên nhánh
trong của các chân bụng có nhiều lông tơ có tác dụng giúp hướng trứng ñi xuống
buồng ấp trong quá trình ñẻ trứng. Ngoài ra, trên ñốt giữa của các chân bụng còn có
nhiều lông tơ mà chỉ hình thành ở thời kỳ lột xác tiền giao vĩ sẽ có tác dụng cho trứng
bám vào.

6


Ở con cái buồng trứng nằm trên mặt lưng của phần ñầu ngực giữa dạ dày và gan
tụy. Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua giáp ñầu ngực,
trãi dài từ sau mắt ñến ñốt ñầu của phần bụng. Ống dẫn trứng nối từ buồng trứng ở
trước tim chạy dọc hai bên về phía bụng ñổ về túi chứa tinh ở ñốt gốc của chân ngực
thư ba.
2.1.7.2 Thành thục, giao vĩ, ñẻ trứng và ấp trứng của tôm
Trong tự nhiên, tôm thành thục và giao vĩ hầu như xãy ra quanh năm nhưng có tập
trung vào những mùa chính tùy từng nơi. Ở Đồng Bằng Sông Cửa Long, có hai mùa
tôm sinh sản chính là khoảng tháng 4-6 và tháng 8-10. Tôm cái thành thục lần ñầu
khoảng 3-3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng. Tuy nhiên, tuổi thành thục và kích cỡ thành

thục còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường và thức ăn. Trong quá trình thành
thục trứng trãi qua 4 giai ñoạn phát triễn trong vòng 14-20 ngày.
Khi buồng trứng ñạt giai ñoạn IV, tôm cái lộc xác tiền giao vĩ. Trước ñó vài ngày,
tôm cái giảm ăn và giảm hoạt ñộng trong khi tôm ñực vẫn bắt mồi bình thường. Sau
khi lột xác tôm cái có võ mềm. Quá trình lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra
hormone có tác dụng kích thích tôm ñực tìm ñến. Sự hiện diện của tôm ñực còn giúp
bảo vệ tôm cái mới lột khỏi bị các tôm cái khác tấn công. Tuy nhiên, nếu có sự hiện
diện của nhiều tôm ñực, chúng sẽ tấn công lẫn nhau và tôm ñực nào yếu sẽ rút lui.
Quá trình giao vĩ xãy ra vào ban ñêm. Trong quá trình ñẻ trứng, trứng ñược thụ
tinh khi ñi ngang túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính từng chùm vào các lông tơ của
các ñôi chân bụng thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Thời gian ñẻ trứng thường
khoảng 15-25 phút. Trong khi tôm cái ñẻ trứng, nếu tôm cái bị làm sốc khi trứng chưa
dính chắc vào lông tơ thì trứng sẻ bị rơi ra khỏi buồng trứng.
Trong quá trình ấp trứng, tôm cái thường dùng chân bụng quạt nước ñể tạo dòng
nước, làm thoáng khí cho trứng. Tôm cũng thường dùng các chân ngực ñể loại bỏ
những trứng hư hay vật lạ dính vào khối trứng. Tùy theo nhiệt ñộ ấp mà thời gian ấp
trứng có thể từ 15-23 ngày.
2.1.7.3 Lột xác
Theo Đỗ Thị Thanh Hương, 2009 giống như các loài giáp xác khác, sinh trưởng
của tôm càng xanh không liên tục, có sự gia tăng kích thước nhanh sau mỗi lần lột xác.
Tốc ñộ sinh trưởng của tôm ñực và cái gần như tương ñương nhau cho tới khi chúng
ñạt kích cở 35-50g, sau ñó khác nhau rõ theo giới tính, tôm ñực sinh trưởng nhanh hơn
tôm cái và ñạt trọng lượng có thể gấp ñôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi. Tôm
cái khi bắt ñầu thành thục (khoảng 40g, hay 140 -150cm chiều dài) thì sinh trưởng
giảm vì nguồn dinh dưỡng chủ yếu tập trung cho sự phát triển của buồng trứng.

7


Một hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân ñàn khá rõ kể

cả trong cùng một nhóm giới tính. Kích thưóc của tôm có thể ñạt 40 - 50g trong thời
gian 4 - 5 tháng nuôi. Kích cở tôm lớn nhất tìm thấy ở Ấn Độ là 470g, Thái Lan 470g
và Việt Nam 434g (Nguyễn Thanh Phương, 2003)
Để sinh trưởng, cũng như các loài giáp xác khác, Tôm Càng Xanh ñều phải lột
vỏ theo chu kỳ của nó, quá trình này ñược gọi là sự lột xác và tiếp theo sau ñó là sự gia
tăng ñột ngột về kích thước và trọng lượng. Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai
ñoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý, ñiều kiện dinh dưỡng, ñiều kiện môi
trường,....Tôm càng xanh tuân theo qui luật chung của tôm là tôm nhỏ chu kỳ lột xác
ngắn hơn tôm lớn.
Cơ chế lột xác của tôm càng xanh giống như các loài giáp xác chân ñốt khác.
Khi tôm tích lũy ñầy ñủ chất dinh dưỡng, năng lượng và tới chu kỳ lột xác thì lúc ñó
lớp vỏ mới hình thành dần dưới lớp vỏ cũ, lớp này rất mỏng, mềm và co giãn ñược.
Khi lớp vỏ mới này phát triển ñầy ñủ thì tôm tìm nơi vắng và giàu oxy ñể lột vỏ. Khi
lớp vỏ cũ lột ñi, vỏ mới còn mềm và co giãn ñược và dưới áp lực của khối mô cơ lâu
ngày bị ép bởi lớp vỏ cũ, cơ thể tôm bấy giờ giãn nở, lớn lên nhiều và khác hẳn với lúc
trước lột xác. Lớp vỏ mới cứng dần sau 3 - 6 giờ và tôm sẽ hoạt ñộng lại bình thường
sau ñó.
Quá trình lột vỏ của tôm thực hiện rất nhanh chỉ trong vòng 3 - 5 phút. Khởi
ñầu tôm ngưng hết mọi hoạt ñộng bên ngoài, uống cong mình gây nên áp lực ngày
càng tăng phá vở lớp màng giữa giáp ñầu ngực và vỏ tạo nên một khong hở ngang
lưng. Tôm lúc này co mình thành hình chữ U, áp lực bên trong cơ thể tăng lên, và dần
dần tôm thoát toàn bộ cơ thể qua khoang hở ở lưng. Sau mỗi lần lột xác, cơ thể tôm
tăng lên 9 - 15% trọng lượng thân.
2.1.7.4 Phát triển ấu trùng
Ấu trùng mới nở ra sống phù du, có tính hướng quang mạnh và cần nước lợ (616‰) ñể sống và phát triễn. Ấu trùng sẽ chết sau 3-4 ngày nếu không ñược sống trong
nước lợ. Ấu trùng bơi lội chủ ñộng , bụng ngữa và ñuôi ở phía trước. Ấu trùng ăn liên
tục, thức ăn bao gôm các loại ñộng vật phù du, giun nhỏ và ấu trùng các loại ñộng vật
thủy sinh. Ấu trùng trãi qua 11 lần lột xác và biến thái ñể trỡ thành hậu ấu trùng. Đặc
ñiểm của các giai ñoạn ấu trùng như sau:


8


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

PL

Hình 2.2 Các giai ñoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh (Nguồn: Takuji
Fujimura, trích bởi Nandlal et al., 2005)


Giai Đoạn

Đặc ñiểm



I

Mắt chưa có cuống



II

Mắt có cuống



III

Có 1 răng trên chủy, xuất hiện chân ñuôi (Uropod)



IV

Có 2 răng trên chủy, chân ñuôi có hai nhánh, có lông tơ




V

Telson hẹp và kéo dài ra



VI

Telson hẹp lại, các mầm chân bụng xuất hiện

9




VII

Chân bụng có hai nhánh, chưa có lông tơ



VIII

Chân bụng có lông tơ



IX

Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong




X

Có 3-4 răng trên chủy, có 2 càng (kẹp)



XI

Răng xuất hiện hết nửa trên chủy



PL

Răng xuất hiện cả trên và dưới chủy, có tập tính như tôm lớn

2.1.7.5 Phát triễn hậu ấu trùng
Giai ñoạn hậu ấu trùng (Postlarvae), có hình dạng và tập tín sống như tôm lớn.
Chúng bắt ñầu sống ñáy, bám vào nền. Thức ăn của Postlarvae bao gồm các loại
côn trùng thủy sinh, các miếng nhỏ nhuyển thể như ốc, sò, mực, tôm cá. Giai
ñoạn hậu ấu trùng có thể nhận biết thông qua những sọc ngang trên carapace. Đây
là ñiểm ñặc trưng của loài. Các sọc này sẽ biến mất khi tôm ñạt kích cỡ 7590mm, tuy nhiên các vệt như vòng ñai màu sậm xuất hiện trên các ñốt bụng tồn
tại ñến tôm trưởng thành.
2.1.7.6 Sức sinh sản tôm càng xanh
Theo Nandlal et al. (2005), tôm càng xanh thành thục lần ñầu từ 15 – 35g
trong vòng 3 – 4 tháng. Khi thành thục, tôm bắt cặp, ñẻ trứng và trứng dính vào 4
cặp chân bụng ñầu tôm mẹ. Tôm mẹ ôm trứng di cư ra vùng cử sông nước lợ (6 –

18%0) ñể trứng nở (Nguyễn Thanh Phương et al., 2003)
Theo Nandlal et al. (2005), sau khi giao vĩ và ñẻ trứng, phải mất 18 – 21 ngày
trứng tôm mới phát triễn ñầy ñủ, trứng phát triển tốt ở nhiệt ñộ nước 28 – 300C.
Trong thời gian này, các chân bơi của tôm mẹ hoạt ñộng liên tục. Những quả
trứng ban ñầu có dạng elip và màu cam tươi sáng, sau ñó chuyển sang màu nâu
sậm và vài ngày sau thì trứng nở. Lượng trứng trên tôm mẹ phụ thuộc vào kích cỡ
của nó và dao ñộng từ 3.000 – 80.000 trứng/ tôm mẹ
2.1.8 Yêu cầu về môi trường sống
Nhiệt ñộ: Nhiệt ñộ thích hợp cho hầu hết các giai ñoạn của tôm dao ñộng trong
khoảng 26-310C , tốt nhất là 28-300C
Độ mặn: Giai ñoạn ấu trùng cần ñộ mặn 6-16%0, tốt nhất 10-12%0. Các giai ñoạn
tôm lơn hơn cần ñộ mặn thấp dưới 6%0. Tôm giống và tôm lớn cần sống trong
nước ngọt ñể sinh trưỡng tốt nhất, tuy nhiên chúng có thể chịu ñộ mặn ñến 25%0.
khả năng chịu ñựng ñộ mặn của tôm còn tùy thuộc vào nhiệt ñộ nước.
Oxy: Nhu cầu Oxy cho hô hấp của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai ñoạn
của tôm, nhiệt ñộ, ñộ mặn,…Đối với tôm con, Oxy tối thiểu phải trên 2,1ppm ở

10


nhiệt ñộ 230C, trên 2,9ppm ở 280C và 4,7ppm ở 330C. Tôm lớn cần nhiều oxy hơn
tôm nhỏ. Trong sản xuất giống, oxy nên duy trì trên 5ppm.
Đạm: Dạng ñạm ñầu tiên ñược tiết ra bởi tôm và các loại giáp xác nói chung là
Ammonia vốn rất ñộc. Thông qua quá trình chuyển hóa của vi khuẩn, Ammonia
chuyển thành dạng Nitrite cũng ñộc cho tôm, sau ñó chuyển thành dạng ñạm
Nitrate không ñộc. Tùy theo pH và nhiệt ñộ, Ammonia sẽ tồn tại nhiều hay ít dưới
dạng khí NH3, NH3 cũng tăng khi pH và nhiệt ñộ càng tăng. Trong sản xuất giống
hàm lượng ñạm nên ñược duy trì dưới 0,1ppm ñối với ñạm Nitrite và dưới 1ppm
ñối với ñạm Amôn.
pH: Độ pH thích hợp cho sinh trưỡng của tôm từ 7,0-8,5. pH dưới 6,5 hay trên 9,0

kéo dài không tốt cho tôm ở tất cả các giai ñoạn.
Độ cứng: Tôm cần các loại khoáng chất như Canxi, Magie cho quá trình hình
thành vỏ mới. Tuy nhiên, khi ñộ cứng cao hơn 300ppm sẽ làm tôm chậm lớn, dể
bệnh do các nguyên sinh vật bám. Độ cứng thích hợp nhất cho ương nuôi tôm
khoảng 50-150ppm. Đối với ương nuôi ấu trùng, ñộ cứng thấp dưới 50ppm có thể
gây ra hiện tượng vỏ mềm.
2.2 Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới, việc sản xuất giống tôm càng xanh ñã ñược áp dụng phổ biến với
ba hệ thống là hệ thống nước trong hở (open – water system), hệ thống nước trong
kín (closed-water system) và hệ thống nước xanh (green water system).
2.2.1 Sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước trong hở
Ling (1969) và Aquacop (1977) ñã ñề xuất nghiên cứu qui trình nước trong hở
và ñược ứng dụng rộng rãi trên nhiều nước. Đặc ñiểm quan trong của qui trình là
ương ñược mật ñộ cao và thay nước trong sạch mỗi ngày. Theo Nguyễn Thanh
Phương và ctv.,(2003) thì qui trình này có ưu ñiểm là ñạt năng suất cao, tuy nhiên
cũng gặp một số hạn chế nhất ñịnh như tốn nhiều nước biển ñể thay nước do ñó cần
phải ñặt trại sản xuất ở những nơi gần biển, ñồng thời cũng tốn nhiều công lao
ñộng và chí phí khác.
2.2.2 Sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước trong kín
Sandifer (1977), Menasveta (1980) và Singholka (1982) ñã nghiên cứu thành
công qui trình nước trong kín hay còn gọi là nước trong tuần hoàn và ñến năm
1984 ñã ñược ñưa vào sản xuất ñại trà (Aquacop, 1984). Đặc ñiểm quan trọng của
qui trình này là sử dụng hệ thống lọc vi sinh vật ñể xử lý nước ương tái sử dụng,
hạn chế tính ñộc của N–NH4+ và N – NO2- nhằm ổn ñịnh môi trường. Nguyễn
Thanh Phương và ctv., (2003) cho rằng phương pháp này tuy tiết kiệm ñược nước

11


và công lao ñộng nhưng thiết kế, lắp ñặt hệ thống lại phức tạp và tốn kém, ñòi hỏi

kỹ thuật cao và ñồng bộ. Hệ thống này khi xảy ra sự cố khó xử lý như khi bệnh xảy
ra trong một bể sẽ dễ lây lan sang bể khác trong hệ thống lọc, cho nên phải kiểm
soát bệnh trong toàn hệ thống lọc và chấp nhận rủi ro cho cả một hệ thống.
2.2.3. Sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh
Fujimura ñã bắt ñầu nghiên cứu qui trình nước xanh từ năm 1966, nhưng ñến
1974 mới hoàn chỉnh. Đặc ñiểm chính của qui trình này là dùng tảo Chlorella cho
vào bể ương ñể giử màu xanh liên tục. Tuy nhiên, qui trình này thường ương với
mật ñộ thấp hơn nước trong, kỹ thuật nuôi tảo cũng phức tạp và tốn kém, tảo cho
vào bể ương khó duy trì ñược lâu mà thường bị chết hàng loạt, vẫn phải tốn kém
nhiều nước, chi phí, lao ñộng (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
Ngoài ra còn hệ thống nước xanh cải tiến (Modified static green water syatem)
ñược Ang nghiên cứu thành công 1986 dựa trên cơ sở của qui trình nước xanh
(Ang et al., 1987, Ang, 1995). Nguyên tắt của qui trình nước xanh cải tiến là cho vi
sinh vật phát triển tự nhiên trong bể ương ñể tự ổn ñịnh môi trường nước. Qui trình
này có nhiều ưu ñiểm quan trọng là cơ bản không phải thay nước, không siphon bể
và không bổ sung tảo trong suốt quá trình ương mà tảo chỉ cho vào bể ương một
lần ñầu trước khi thả ấu trùng, hệ thống ñơn giản, ít tốn kém chi phí, dễ áp dụng
cho nhiều ñối tượng và nhiều nơi, kể cả vùng xa biển (Nguyễn Thanh Phương và
ctv., 2003).
Ở nước ta ngay từ năm 1975 ñã có trại giống tôm càng xanh ñầu tiên tại Vũng
Tàu do Tổ chức lương Quốc tế (FAO) ñầu tư xây dựng nhưng chưa hoàn thành.
Năm 1987, chính phủ Úc thông qua Ủy ban Quốc tế sông Mê-kông ñã tài trợ khôi
phục trại tôm Vũng Tàu. Các nghiên cứu về sản xuất giống tôm càng xanh ở vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long ñã ñược thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau như
Trường Đại Học Cần Thơ, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Nghiên cứu
của các ñơn vị này tập trung bắt ñầu từ những năm 1980 qua ứng dụng và cải tiến
các qui trình nước trong kín, nước trong hở và nước xanh. Theo Nguyễn Việt
Thắng (1993) thì các nghiên cứu này mang lại những thành công ñáng kể. Qui trình
nước trong hở thành qui trình chủ yếu và ñã ñược triển khai ứng dụng ở Vũng Tàu
và một số ñịa phương như Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ và Bến Tre. Tuy nhiên,

trong số trại giống ở ñịa phương nêu trên thì chỉ có tại Vũng Tàu (thuộc Viện
nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II) và trại Long Mỹ (Cần Thơ) là còn duy trì hoạt
ñông nhưng chưa phát huy hết công suất. Các trại khác hầu như ngừng hoạt ñộng
sau một thời gian thực nghiệm do chưa ổn ñịnh qui trình.
Năm 1998, Viện Hải sản, Khoa Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ lúc này
ñã tiến hành nhiều nghiên cứu ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh ứng dụng mô

12


hình “nước xanh cải tiến” bước ñầu ñã ñạt kết quả tốt và triển khai ứng dụng ở
nhiều ñịa phương như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang và Cà
Mau (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2001). Thực tế cho thấy về số
lượng trại giống và sản lượng tôm càng xanh bột ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long trong thời gian gần ñây chủ yếu từ qui trình nước xanh cải tiến. Nếu như
trong năm 2002, cả nước có 54 cơ sở sinh sản nhân tạo tôm càng xanh với sản
lương 115 triệu tôm giống, trong ñó các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có 49 cơ
sở sản xuất 76 triệu tôm giống (Bộ Thủy sản, 2003) thì ñến năm 2003 Đồng Bằng
Sông Cửu Long ñã có 70 trại sản xuất giống tôm càng xanh và sản xuất khoảng 92
triệu tôm giống. Tỉnh Cần Thơ (củ) sản xuất ñược 40 triệu con, Ang Giang sản xuất
ñược 17 triệu con giống, Hải Phòng 15 triệu con, Ninh Bình 7 triệu con (Bộ Thủy
sản, 2004). Theo Bộ Thủy sản năm (1999), chỉ tiêu sản xuất ñến năm 2010 là trên
3,5 tỷ con giống tôm càng xanh, với diện tích nuôi tôm càng xanh càng cần ñược
quan tâm hơn.
Riêng ở tỉnh Đồng Tháp, tiếp tục phát huy lợi thế mùa nước nổi ñể phát triển
nông nghiệp, ñặc biệt là nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa từ những năm 20052006 ñã ñạt hiệu quả kinh tế rất cao. Năm 2007, toàn tỉnh ñã ñạt diện tích nuôi
khoảng 731 ha, thả nuôi khoảng 80 triệu tôm bột. Tính ñến thời ñiểm cuối năm
2007 thì Đồng Tháp thu hoạch ñươc 520 tấn. Định hướng phát triển thủy sản giai
ñoạn 2007-2010 ñể ñạt diện tích nuôi tôm càng xanh là 5.000 ha, sản lượng 7.000
tấn (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2002) thì nhu cầu giống tôm càng xanh ñến năm 2010

là 630 triệu con (Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, 2006). Do
ñó, chủ ñộng giải quyết yêu cầu con giống sẽ có vai trò quyết ñịnh hàng ñầu cho sự
phát triển hiệu quả và bền vững.
2.3 Một số vấn ñề liên quan ñến ứng dụng men vi sinh trong ương ấu trùng
tôm càng xanh
Trần Thị Thu Hồng (2005). Giảm ammonia: vi sinh vật dị dưỡng chuyển hóa
các hợp chất hữu cơ ñơn giản thành các chất vô cơ (CO2, NH3). Xu thế tăng cao
của NH3 ñược làm giảm do hai loại vi sinh vật tự dưỡng theo chu trình sau:
NH4+ +1,5 O2

Nitrosomonas

NO2- +2H+ + H2O

NO2- + 0,5 O2

Nitrobacter

NO3-

Giảm tảo: vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus vừa sử dụng trực tiếp chất hữu cơ
vừa khử nitrat thành nitơ phân tử (NO2- NO3) dạng khí thoát ra ngoài, làm giảm
muối dinh dưỡng, hạn chế số lượng tảo, duy trì ñộ trong.

13


Giảm bệnh: vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus nhờ môi trường thích hợp sẽ phát
triển với số lượng rất lớn, cạnh tranh sử dụng hết thức ăn của nguyên sinh ñộng vật,
các vi sinh vật và Vibrio có hại, ngăn cản sự phát triển của chúng. Giảm tác nhân gây

bệnh cho tôm.
Nhờ ñó mà hạn chế sử dụng các hóa chất và thuốc kháng sinh, giảm thay nước
trong quá trình nuôi, góp phần cải thiện chất lượng nước trong hệ thống nuôi.
Kết quả nghiên cứu và sử dụng men vi sinh trên giáp xác
Maeda và Liao (1992) sử dụng vi khuẩn phân lập từ ñất PM-4 cho vào môi
trường ương, nhận thấy có ảnh hưởng tốt ñối với tỉ lệ sống của ấu trùng tôm Penaeus
monodon, do chúng có thể ức chế mầm bệnh.
Rengpipat và Rupratanporn (1998) cho rằng Bacillus S11 là vi khuẩn hửu ích
có thể bổ sung vào dung dịch giào hóa Artemia trước khi cho ấu trùng tôm sú ăn. Kết
quả tôm ít bệnh hơn, ñạt tỉ lệ sống 100% khi gây cảm nhiểm với V. Harveiy, trong
khi kết quả ñối chứng chỉ ñạt 26%.
Thành phần men vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản
Những nhóm thường ñược sử dụng như Bacillus spp, Lactobacillus,
Pseudomonas, Nitrosomonas, Nitrobacter,...Và sản phẩm có chứa hữu cơ, vitamin,
các chất vi lượng và enzym (Protease, amylase, cellulase,...) (Nguyễn Thanh
Phương, 2005).
Hai thành phần chủ yếu của men vi sinh là vi khuẩn có lợi và các chất dinh
dưỡng ñể nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi ñược phân lập từ nhiều nơi khác nhau như
trong ñất, trong nước biển, trong rác. Chúng gồm các loài như Bacillus spp,
Nitrosomonas, Nitrebacter,...Chất dinh dưỡng là các loại ñường, muối canxi, muối
magie ().
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại men vi sinh thường ñược dùng trong cải
thiện chất lượng môi trường như Bio-dream, Eco-marine,...Những sản phẩm công bố
này có thành phần vi khuẩn là Bacillus spp, Nitrosomonas spp, Nitrobacter spp,...
Nhìn chung, men vi sinh ñã ñược nghiên cứu và ứng dụng với kết quả khá triển
vọng trên nhiều ñối tượng thủy sản. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu ñược thực hiện và
công bố trên tôm càng xanh.

14



Phần 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện ñề tài
Thí nghiệm ñược thực hiện từ ngày 15-03-2011 ñến ngày 25-04-2011 tại trại
TRIG thuộc Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm
- Hệ thống bể ương ấu trùng gồm: 12 bể composite thể tích 500 lít.
- Hệ thống lọc tuần hoàn gồm: lọc cát, máy ozon, hệ thống tia UV, bộ tách ñạm
- Bóng ñèn compat cung cấp ánh sáng vào ban ngày.
- Bể chứa và xử lý nước, thể tích 4 m3.
- Giá thể lưới và dây nilon.
- Thao, vợt, cốt thuỷ tinh, pipette.
- Túi lọc.
- Kính hiển vi, lame.
- Máy bơm chìm, hệ thống sục khí, ñá bọt, dây sục khí.
- Phểu ấp Artemia.
- Nhiệt kế thuỷ ngân.
- Máy ño ñộ mặn.
- Các bộ test pH, NO2, NH4/NH3
3.2.2. Hóa chất và men vi sinh
Hóa chất xử lý nước và dùng trong thí nghiệm: Chlorine, Iodine, formaline 38%,
EDTA, Natri bicarbonate, Thiosulphatnatri….
Men vi sinh Zimovac của hãng Vemedim, thành phần gồm: Lactobacillus spp,
Bacillus spp, Nitrosomonas, Nitrobacter, (Hình 3.1).

15



Hình 3.1 Chế phẩm sinh học Zimovac dạng viên nén
3.2.3. Pha nước và xử lý nước ương nuôi
Pha nước có ñộ mặn 12‰ từ nước ót 100‰. Nước ngọt ñược lấy từ nguồn
nước máy. Sau khi xử lý Chlorine nồng ñộ 30ppm khoảng 24h và sau ñó sục khí
mạnh, khoảng 4 ngày sau kiểm tra thấy hết chlorine thi sử dụng ñược.
Công thức tính chlorine thương mại :
W=(30xV)/C


W: là khối lượng chlorine thương mại cần sử dụng (g)



V: là thể tích nước cần xử lý (m3)



C:

là phần trăm của chlorine nguyên chất trong chlorine
thương mại.

Công thức pha nước có ñộ mặn như mong muốn:
S1 x V1=S2 x V2
• S1: Độ mặn của nước mặn ban ñầu
• V1:Thể tích của nước mặn ban ñầu cần dung ñể pha
• S2: Độ mặn của nước muốn có
• V2: Thể tích của nước muốn có
3.2.4. Chọn tôm mẹ và bố trí ấu trùng
-


Tôm mẹ: tôm mẹ mang trứng có nguồn gốc là tôm tự nhiên. Tôm trứng cho nở
phải ñáp ứng các tiêu chuẩn như tôm khỏe mạnh, không bị thương tích, không có

16


dấu hiệu bệnh (ñốm ñen, ñốm nâu, ñóng rong,…), tôm có trọng lượng là từ 5080g, chọn trứng có màu xám ñen và khối trứng không rời rạc hay dễ rơi rớt.

Hình 3.2 Tôm bố mẹ ñang xử lý formol
Trước khi cho nở xử lý tôm mẹ bằng formaline 20-25mg/L (tính cho
formaline nguyên chất) trong 30 phút (dùng Formaline thương mại thường có
nồng ñộ khoảng 37% nguyên chất). Sau khi xử lý xong cho tôm vào bể nở
500lít và sục khí liên tục cho bể nở. Bể nở có ñộ mặn 7‰ ñể tránh gây sốc cho
tôm mẹ, trứng tôm cũng như ấu trùng ít bị sốc khi chuyển vào bể ương với ñộ
mặn cao 12‰. Nếu chọn tôm tốt, trứng sẽ nở ngay ñêm ñó. Trường hợp tôm
chưa nở trong ñêm thì hôm sau cần phải thay nước mới. Việc thu ấu trùng ñược
vào sáng sớm ñể chuyển vào bể ương.

17


×