Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

THỰC NGHIỆM NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii) THÂM CANH TRONG AO đất ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.5 KB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

TRẦN PHÙNG ÂN

THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) THÂM CANH TRONG AO
ĐẤT Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

TRẦN PHÙNG ÂN

THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) THÂM CANH TRONG AO
ĐẤT Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs. Ts. DƢƠNG NHỰT LONG
Th.S TRẦN VĂN HẬN


2012

2


MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................ 5
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................................. 6
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 7
1.1 Giới thiệu ...................................................................................................................... 7
1.2 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 8
1.3 Nội dung nghiên cứu.................................................................................................... 8
1.4 Thời gian thực hiện đề tài ............................................................................................ 8
PHẦN II. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................... 9
2.1. Đặc điểm sinh học của Tôm càng xanh ....................................................................... 9
2.1.1 Vị trí phân loại ....................................................................................................... 9
2.1.2 Phân bố tôm càng xanh .......................................................................................... 9
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh ................................................................................. 9
2.1.4 Phân biệt giới tính ............................................................................................... 10
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng.......................................................................................... 11
2.1.6 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................... 11
2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng.......................................................................................... 12
2.1.8 Đặc điểm sinh thái môi trường ............................................................................ 12
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh .................................................................................... 13
2.2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới ......................................................... 13
2.2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam ......................................................... 14
2.2.3 Nuôi tôm càng xanh trong ao đất ......................................................................... 15
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 17
3.1 Thời gian và địa điểm ................................................................................................. 17
3.2 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 17

3.3 Phương pháp thực nghiệm .......................................................................................... 17
3.3.1 Cải tạo ao ............................................................................................................. 17
3.3.2 Thả giống ............................................................................................................. 18
3.3.3 Cho ăn .................................................................................................................. 18
3.3.4 Đặt chà ................................................................................................................ 19
3.3.5 Đặt sàng ăn........................................................................................................... 19
3.3.7 Thay nước ............................................................................................................ 20
3.3.8 Thu hoạch ............................................................................................................ 20
3.4 Thu và phân tích mẫu.................................................................................................. 20
3.4.1 Thu và phân tích mẫu nước ................................................................................. 20
3.4.2 Thu và phân tích mẫu tăng trưởng ....................................................................... 21
3.5 Phân tích và xử lí số liệu ............................................................................................ 22
3


3.6 Tài liệu có liên quan mới nhất .................................................................................... 22
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 23
4.1 Thiết kế ao nuôi ………………………..……………………...……………..…........22
4.1.1 Thiết kế ao nuôi ................................................................................................... 23
4.1.2 Quản lý mô hình nuôi .......................................................................................... 23
4.2 Ðặc điểm môi trường nước trong mô hình nuôi ......................................................... 23
4.2.1 Yếu tố thủy lý hóa trong mô hình nuôi ................................................................ 23
4.2.2 Các yếu tố thủy hoá ............................................................................................. 25
4.3 Các yếu tố thủy sinh vật trong môi trường nuôi ......................................................... 28
4.3.1 Phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) .................................................................... 28
4.3.2 Động vật phiêu sinh (Zooplankton) ..................................................................... 29
4.3.2 Động vật đáy (Zoobenthos) ................................................................................. 31
4.4 Tăng trưởng và năng suất của tôm càng xanh trong mô hình thâm canh ................... 32
4.4.1 Tăng trưởng của tôm càng xanh trong ao nuôi .................................................... 32
4.4.2 Năng suất và tỉ lệ sống của tôm càng xanh trong ao nuôi thâm canh .................. 34

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................... 38
5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 38
5.2. Đề xuất ....................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 40
PHỤ LỤC............................................................................................................................. 42

4


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau .......... 10
Bảng 3.1 Khẩu phần ăn cho tôm càng xanh trong giai đoạn ương giống ......... 17
Bảng 3.2 Thức ăn cho tôm trong hệ thống nuôi tính cho 10.000 con/ngày ...... 18
Bảng 4.1 Các yếu tố thủy lý trong ao nuôi tôm càng xanh thâm canh ............. 23
Bảng 4.2 Các yếu tố thủy hóa trong ao tôm càng xanh .................................... 24
Bảng 4.3 So sánh tăng trưởng của 2 ao tôm thâm canh ở tỉnh An Giang……..32
Bảng 4.4 Năng suất và tỉ lệ sống của tôm nuôi…………………..…………....33
Bảng 4.5 Hạch toán chi phí mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh.…..........33

5


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Vòng đời tôm càng xanh ..................................................................... 9
Hình 4.1 Hình dạng ao nuôi .............................................................................. 13
Hình 4.2 Biến động thành phần giống loài phiêu sinh thực vật trong ao tôm .. 28
Hình 4.3 Biến động thành phần giống loài phiêu sinh động vật trong các ao .. 29
Hình 4.4 Biến động số lượng phiêu sinh động vật trong ao tôm ...................... 30

Hình 4.5 Biến động số lượng động vật đáy trong ao tôm ................................. 31

6


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có kích thước lớn nhất
trong các loài tôm nước ngọt, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao mang
lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nông thôn Việt Nam nói chung và Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Tôm có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ - Thái Bình
Dương. Tuy nhiên, hiện nay tôm đã được di nhập sang nhiều nước trên thế giới,
các nước: Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ… là những nước có
nghề nuôi tôm càng xanh phát triển. Tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới
năm 2000 đạt trên 119.000 tấn. Châu Á là nơi có sản lượng tôm càng xanh lớn
nhất, chiếm 94% tổng sản lượng tôm trên thế giới (New, 2002).
Sản lượng tôm càng xanh khai thác ngoài tự nhiên trước đây ở vùng ĐBSCL là
khá cao. Năm 1980, sản lượng khai thác khoảng 6.000 tấn/năm. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây sản lượng tôm càng xanh khai thác ngoài tự nhiên ngày càng
giảm sút đáng kể, khoảng 3.000 – 4.000 tấn/năm, trong khi đó sản lượng tôm
nuôi ngày càng tăng dần lên và hình thức nuôi thể hiện cũng rất phong phú như
nuôi tôm càng xanh kết hợp, luân canh trong ruộng lúa, trong mương vườn, nuôi
tôm càng xanh bán thâm canh, thâm canh trong ao đất... Các mô hình nuôi này đã
và đang được nghiên cứu ứng dụng nuôi ở khá nhiều nơi ở vùng ĐBSCL (Phạm
Văn Tình, 2001).
An Giang nằm ở vị trí đầu nguồn sông Cửu Long với nhiều điều kiện tự nhiên
thuận lợi như : nguồn cung cấp nước từ 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu,
có đồng bằng màu mỡ, lượng phù sa dồi dào… đã giúp cho nghành nông nghiệp
và thủy sản rất phát triển với sản lượng đạt được cao nhất nước. Cùng với cá tra,
tôm càng xanh là đối tượng có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu chiến

lược của tỉnh An Giang. Do đó, tôm càng xanh rất được trú trọng phát triển với
các mô hình nuôi như: nuôi tôm kết hợp trên ruộng lúa với sản lượng đạt từ 100300kg/ha, nuôi luân canh trên ruộng lúa đạt 500-1.200kg/ha và nuôi đăng quầng
đạt 1,2-5 tấn/ha. Tuy nhiên do yếu tố con giống không đảm bảo chất lượng và các
chi phí nuôi tôm tăng cao trong những năm gần đây đã làm cho các mô hình nuôi
tôm bị chửng lại (vùng tôm xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn có hơn 70 hộ nuôi
tôm càng xanh với diện tích vài trăm ha thì hiện nay chỉ còn khoảng 20 hộ).
Cùng với đó, do chủ yếu được nuôi trên ruông lúa nên mật độ nuôi thấp, kỹ thuật
còn hạn chế năng suất tôm nuôi đạt không cao. Thiết nghĩ cần phải có mô hình
nuôi tôm bền vững hơn, năng suất cao hơn để giúp vựt dậy phong trào nuôi tôm ở
tỉnh An Giang.
7


Với tình hình như trên và lợi thế về tiềm năng diện tích mặt nước hữu ích cho
nghề nuôi thủy sản phát triển, đặc biệt là việc tận dụng, khai hợp lý các ao cá tra
có diện tích khá lớn đã không được người dân tiếp tục nuôi nữa nhằm đa dạng
hoá mô hình nuôi tôm, ổn định năng suất sản phẩm tôm nuôi, cũng cố cơ sở lí
luận, từng bước xây dựng và hoàn chỉnh qui trình công nghệ nuôi tôm càng xanh
thâm canh trong ao đất, cải thiện thu nhập cho người dân trong vùng là vấn đề
thật sự cần thiết và có ý nghĩa xã hội sâu rộng. Từ nhận thức trên, đề tài “ Thực
nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thâm canh trong ao
đất ở thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là theo dõi, đánh giá các yếu tố môi trường nước và các chỉ
tiêu tăng trưởng của tôm càng xanh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô
hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất, nâng cao thu nhập cho người
dân.
1.3 Nội dung nghiên cứu
1. Khảo sát sự biến động về chất lượng môi trường nước trong mô hình nuôi
tôm càng xanh thâm canh trong ao đất.

2. Khảo sát tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất của tôm nuôi trong mô

hình thâm canh với mật độ thả nuôi 30 con Pl15/m2.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2011 đến tháng 5/2012

8


PHẦN II. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của Tôm càng xanh
2.1.1 Vị trí phân loại
Tôm càng xanh là loài lớn nhất trong họ tôm nước ngọt được phân loại theo
Holthius (1980) và Barnes (1987) như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca
Bộ phụ chân bơi: Natantia
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Phân họ: Palaemonidae
Giống: Macrobachium
Loài: Macrobachium rosenbergii (De Man, 1879)
Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn (De Man, 1879).
2.1.2 Phân bố tôm càng xanh
Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở hầu hết các thủy vực nước ngọt trong
nội địa như sông, hồ, ruộng, đầm hay cả các thủy vực nước lợ, khu vực cửa sông
ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới, nhưng tập trung nhất ở khu
vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực từ Châu

Úc đến Tân Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố
nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long, chúng
có hầu hết các vùng nước ngọt nội địa gồm: sông, hồ, đầm, kênh dẫn nước… Ở
các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể tìm thấy tôm càng
xanh xuất hiện. Tùy từng thủy vực đối với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy
mùa vụ khác nhau mà tôm càng xanh xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục
và mức độ phong phú khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh
Vòng đời của tôm càng xanh có bốn giai đoạn rõ ràng là: trứng, ấu trùng, hậu ấu
trùng và trưởng thành.

9


Hình 1: Vòng đời tôm càng xanh
Khi tôm đã trưởng thành, tôm càng xanh sống ở vùng nước ngọt như: sông, rạch,
ao hồ…. Trong quá trình sống chúng sẽ thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng.
Khi tôm cái ôm trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18o/oo, ở đó ấu
trùng được nở ra và sống trôi nổi theo kiểu phù du. Sau 11 lần lột xác với 12 giai
đoạn biến thái, ấu trùng (Nauplii) biến thành hậu ấu trùng (Post larvae) lúc này
tôm con di cư về vùng nước ngọt, sống và lớn lên ở đây. Khi trưởng thành chúng
lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời lại tiếp
tục. Tôm có thể di cư rất xa, trong phạm vi hơn 200 km từ bờ biển vào nội địa
(Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
2.1.4 Phân biệt giới tính
Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn,
đôi càng thứ hai to, dài và thô. Các đốt chân ngực cũng xếp khích nhau hơn so
với tôm cái. Trong quá trình phát triển, tôm đực thể hiện các dạng khác nhau như
tôm nhỏ có càng trong suốt, sau chuyển thành tôm càng lửa và cuối cùng tôm
càng xanh đậm. Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân

bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt
kích cỡ 30 mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70 mm. Lỗ sinh dục của con đực nằm
ở gốc của chân ngực thứ năm được che phủ bởi tấm giáp. Ngoài ra, ở giữa mặt
bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng. (Nguyễn Thanh Phương và ctv,
2004).
Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng
thon. Tôm cái có ba tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng
10


làm buồng ấp trứng. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc của chân ngực thứ ba,
dạng tam giác. Trên các chân bụng của tôm cái có nhiều lông tơ có tác dụng giúp
trứng bám vào trong quá trình đẻ và ấp trứng. Buồng trứng nằm trên mặt lưng
của phần đầu ngực, giữa dạ dày và gan tụy. Khi thành thục buồng trứng có màu
vàng có thể nhìn thấy qua giáp đầu ngực, trải dài từ sau mắt đến đốt đầu của phần
bụng (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004).
2.1.5 Đặc điểm sinh trƣởng
Cũng như các loài giáp xác khác, sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng từng
cá thể tôm không tăng liên tục mà theo hình bậc thang. Sư tăng trưởng này phụ
thuộc vào giai đoạn, giới tính, môi trường, mật độ nuôi và thành phần thức ăn của
tôm.
Bảng 2.1 Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau (ở
nhiệt độ 28 0C) (Sandifer và Smith, 1985, trích lƣợc bởi Nguyễn Thanh
Phƣơng và ctv, 2004)
Trọng lƣợng (g)

Số ngày giữa các lần lột xác

2–5


9

6 – 10

13

11 – 15

17

16 – 20

18

21 – 25

20

26 – 35

22

36 – 60

22 – 24

Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng (%/ngày) nhanh hơn tôm lớn. Tôm đực lớn nhanh
hơn tôm cái, đặc biệt là về giai đoạn sau. Tôm có thể đạt 35- 40g và 70- 100g
tương đương trong thời gian nuôi khoảng 6 - 8 tháng (Nguyễn Thanh Phương và
ctv., 2003). Tôm cái khi bắt đầu thành thục thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh

dưỡng tập trung cho sự phát triển của buồng trứng (Nguyễn Thanh Phương và
Trần Ngọc Hải, 1999).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Tôm càng xanh có thể đẻ quanh năm, tuy nhiên mùa vụ sinh sản chính của tôm
càng xanh ở Việt nam tập trung vào khoảng tháng 4 – 6 và tháng 8 – 10. Sức sinh
sản của tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, môi trường sống và điều
11


kiện dinh dưỡng. Sức sinh sản của tôm càng xanh tăng dần theo kích thước từ 20
g đến 140 g, lớn hơn 140 g sức sinh sản của tôm giảm dần (Nguyễn Việt Thắng,
1995). Nghiên cứu sự biến động về sức sinh sản tương đối của tôm theo các
nguồn và kích cỡ khác nhau cho thấy số lượng trứng trên mỗi gam tôm mẹ dao
động từ 961 – 1.094 trứng, số trứng theo các nhóm kích cỡ khác nhau trong cùng
một nguồn tôm khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên số trứng của tôm
tự nhiên cao hơn có ý nghĩa so với nguồn tôm mẹ từ ao nuôi thương phẩm và
nguồn tôm mẹ nuôi vỗ ở cùng một nhóm kích cỡ (Nguyễn Thanh Phương và ctv.,
2004). Tôm cái thành thục lần đầu khoảng 3 – 3,5 tháng kể từ tôm bột (PL10 – 15).
Tuổi và kích cỡ khi thành thục của tôm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi
trường và thức ăn (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004).
Quá trình lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra chất dẫn dụ có tác dụng kích
thích tôm đực tìm đến. Sau khi tôm lột xác 1 - 22 giờ, thường 3 - 6 giờ, tôm bắt
đầu giao vĩ. Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xảy ra trong vòng 20 - 35 phút.
Sau khi giao vĩ 2-5 giờ, có khi 6 - 24 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ trứng. Tôm thường
đẻ trứng vào ban đêm. Tôm cái thường di chuyển từ tầng đáy lên tầng giữa hay
tầng mặt để đẻ. Trong quá trình đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang túi
chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính từng chùm vào các lông tơ của các đôi chân
bụng thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Thời gian đẻ trứng khoảng 10 - 60 phút
và thông thường từ 15 - 25 phút. Những tôm cái thành thục chín muồi nhưng
không được giao vĩ vẫn đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi lột xác. Những trứng

này do không được thụ tinh nên sẽ rụng sau 1-2 ngày. Trứng mới đẻ có màu vàng
nhạt sáng chuyển dần sang màu da cam đến ngày thứ 12 chuyển dần sang sáng
đậm và đến ngày nở có màu sáng đậm đen (Nguyễn Thanh Phương và ctv.,
2004).
2.1.7 Đặc điểm dinh dƣỡng
Tôm càng xanh là loài giáp xác bậc cao, nhưng được ghép vào loại động vật sống
đáy. Tuy nhiên, trong thực tế là loài ăn tạp, tính lựa chọn thức ăn không cao,
chúng ăn các dạng hữu cơ phân hủy từ động thực vật (Nguyễn Việt Thắng,
1995). Hàm lượng đạm tối ưu cho tôm là từ 27 – 35%. Nhu cầu đạm của tôm
thay đổi rất lớn theo giai đoạn phát triển. Ngoài nhu cầu về đạm tôm còn có nhu
cầu một số các chất khác như: chất béo 6 – 7,55%, chất bột đường (tôm càng
xanh có khả năng sử dụng tốt chất bột đường), vitamin và khoáng chất (Nguyễn
Thanh Phương và ctv., 2004).
2.1.8 Đặc điểm sinh thái môi trƣờng
1 Nhiệt độ: Tôm thích ứng ở nhiệt độ 26 – 31 oC, tốt nhất là 28 – 30 0C.
2 Oxygen hòa tan: Tôm thích sống trong môi trường nước sạch, tốt nhất nên
đảm bảo oxy hòa tan > 4 mg/l.

12


3 pH: độ pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của tôm từ 7-8,5. pH dưới
6.5 hay trên 9 kéo dài sẽ không tốt cho tôm ở tất cả các giai đoạn.
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004)
4 NO2-: nên được duy trì ở mức < 0,1 ppm.
5 H2S: ngưỡng chịu đựng của tôm càng xanh đối với H2S < 1,0 mg/l
(Nguyễn Khắc Hường, 2003)
6 Độ kiềm: thích hợp nhất 50 - 150 ppm.
7 Tổng NH3: nên < 1 ppm
8 Độ măn: Tôm càng xanh thích hợp với độ mặn từ 0 – 160/00. Ở độ măn 250/00 tôm lớn tương đối nhanh hơn so với ở 00/00 và nhanh nhiều hơn so

với ở 150/00 (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh
2.2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh trên thế giới
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có kích thước lớn nhất
trong các loài tôm nước ngọt, chất lượng thịt ngon giàu dinh dưỡng là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị kinh tế cao được nhiều người tiêu dùng trên thế giới ưa
chuộng. Với sự thành công trong hoạt động nghiên cứu và hoàn chỉnh qui trình
kỹ thuật sinh sản nhân tạo năm 1977 đã thúc đẩy nghề nuôi tôm càng xanh
thương phẩm phát triển nhanh ở nhiều nước cụ thể như : Thái Lan, Đài Loan,
Trung Quốc, Mỹ, Israel, Ấn Độ, Malaysia và Bangladesh.
Do là loài có giá trị kinh tế nên tôm càng xanh được nuôi với nhiều mô hình khác
nhau, từ các mô hình nuôi ở mật độ cao như thâm canh, bán thâm canh trong bể
xi măng hay ao đất cho đến các mô hình tận dụng điện tích, nâng cao hiệu quả
kinh tế như tôm lúa kết hợp và nuôi tôm trong mương vườn đều mang lại nguồn
lợi lớn. Trên thế giới có rất nhiều nước có phong trào nuôi tôm càng xanh phát
triển như ở Thái Lan năm 1982 có 667 trại nuôi với tổng diện tích 1.734 ha năng
suất trung bình đạt từ 750 – 1.500 kg/ha, đến năm 1984 đã có 42 tỉnh trong tổng
số 72 tỉnh nuôi tôm càng xanh, sản lượng đạt khoảng 15.000 tấn/năm (New).
Năm 1999 - 2000 Trung Quốc có sản lượng nuôi tôm càng xanh lớn nhất thế giới
khoảng 100.000 tấn. Trước năm 1999 năng suất tôm nuôi trong ao có diện tích
rộng đạt 1.500 - 2.250 kg/ha. Từ năm 1999 - 2000 năng suất đã tăng lên từ 3.000
- 3.750 kg/ha. Năng suất cao nhất nuôi tại tỉnh Chiết Giang đạt 5.250 kg/ha, ở
tỉnh Quảng Đông đạt 10.500 kg/ha/2 vụ nuôi (Thái Bá Hồ, 2001). Kết quả nghiên
cứu thực nghiệm ở một số nước cho thấy :
-

Thái Lan: Tôm càng xanh nuôi trong điều kiện ruộng lúa bằng nguồn giống
nhân tạo với kích thước 4.5 - 4.8cm, mật độ 1.25c/m2, năng suất thu hoạch đạt
13



-

-

370 kg/ha (Janssen, 1998). Trong điều kiện nuôi thâm canh ở ao đất, năng
suất đạt 6-8 tấn/ha.
Bangladesh: Với hình thức nuôi kết hợp trồng lúa luân canh, năng suất tôm
nuôi đạt bình quân 250 – 450 kg/ha.
Malaysia: Năng suất nuôi tôm càng xanh trong ao với mật độ 10 Pl/m2. Sau
5.5 tháng, tỷ lệ sống 32.4%, năng suất đạt 979kg/ha. Trong trường hợp mật độ
thả 20 Pl/m2, sau 5 tháng nuôi, năng suất thu được là 2.287 kg/ha (Ang, 1970)
Đài Loan : Với mô hình nuôi thâm canh trong hệ thống ao đất, năng suất bình
quân đạt được là 2.5 - 3 tấn/ha.
Mỹ : Năng suất bình quân tôm càng xanh nuôi thâm canh trong bể xi măng
đạt được dao động từ: 4.5 - 4.8 tấn/ha.

2.2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam
Tôm càng xanh được nuôi chủ yếu ở vùng ĐBSCL do nơi đây có điều kiện thuận
lợi cho tôm càng xanh sinh sống và phát triển tốt. Theo thống kê thì năm 2003 ở
ĐBSCL sản lượng tôm càng xanh giống sản xuất nhân tạo vào khoảng 92 triệu
con và sản lượng tôm nuôi năm 2003 được ước tính vào khoảng 1.300 - 1.500
tấn. Diện tích nuôi tôm càng xanh tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng nhanh trong những
năm gần đây và hiện đạt gần 5.000ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm 5 năm
trước đây (Bộ thủy sản 2008). Diện tích nuôi tập trung lớn nhất tại các tỉnh hai
bên bờ sông Tiền và sông Hậu như An Giang, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ,
Vĩnh Long, Bến Tre. Trước đây khi nguồn con giống chưa chủ động do tôm
giống chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên, đã gây khó khăn cho việc phát triển đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế cao này, cho đến đầu những năm 2000 tôm giống
nhân tạo được sản xuất, các mô hình nuôi tôm càng xanh đã phát triển mạnh mẽ

ở khắp các vùng ở ĐBSCL. Đây là mốc quan trọng cho sự phát triển nhanh của
nghề nuôi tôm càng xanh.
Các mô hình nuôi tôm càng xanh rất đa dạng như nuôi tôm thâm canh, bán thâm
canh trong ao đất, nuôi tôm trong mương vườn, đăng quầng hay những mô hình
tôm lúa kết hợp với nhau. Hầu hết các mô hình trên đều mang lại những hiệu quả
kinh tế thiết thực cho người nuôi, cụ thể như mô hình nuôi tôm càng xanh trên
ruộng lúa tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp cho thấy năng suất 1.800 ± 600
kg/ha, lợi nhuận 50,4 ± 33,6 triệu đồng/ha/vụ, tỉ suất lợi nhuận của mô hình là
47,7 ± 36,3 % (Trần Văn Hận, 2011). Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn
với mật độ 10 con pL/m2 có sử dụng giá thể (lưới mành, chà tre, chà mận), sau 7
tháng nuôi năng suất thu được 525 – 625 kg/ha và tỷ lệ sống từ 26 – 34 %
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2002).

14


Năm 2000, mô hình nuôi tôm càng xanh chuyên canh trong ao đất ở Nông trường
quốc doanh Sông Hậu - Cần Thơ với năng suất từ 600 - 1.000 kg/ha (Trần Thanh
Hải và ctv., 2004). Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh bán thâm canh trong ao đất
tại TP Cần Thơ với mật độ thả nuôi 13 con/m2, cỡ giống 3 – 4 g/con cho ăn bằng
thức ăn viên công nghiệp kết hợp với thức ăn tươi sống chủ yếu là ốc bươu vàng,
sau 6 tháng nuôi năng suất đạt 1,7 tấn/ha (Phạm Tường Yên và Trần Ngọc
Nguyên, 2000). Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn với mật độ nuôi 7
con/m2, sau 3 tháng nuôi trọng lượng tôm thương phẩm là 28,3 - 31,1 g/con, tỷ lệ
sống dao động từ 46,4 – 49,2 (Ngô Tấn Sỹ, 1985). Cũng nuôi tôm càng xanh
trong mương vườn với mật độ thả nuôi 4 con/m2, cỡ giống 0,045 g/con, sau 6
tháng nuôi khối lượng trung bình đạt 40 g/con đạt năng suất 600 kg/ha (Nguyễn
Thanh Phương và ctv, 2003).
Năm 2006 kết quả thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi công nghiệp tôm càng
xanh trong ao đất ở Bến Tre, với mật độ thả nuôi 40 con Post/m2, sau chu kỳ nuôi

6 tháng, tỉ lệ sống tôm nuôi ở huyện Mõ Cày đạt 29,26% cho năng suất nuôi cao
nhất 3,53 tấn/ha. Kế đến ao nuôi ở huyện Chợ Lách với tỉ lệ sống 16,94%, năng
suất đạt 1,5 tấn/ha (Dương Nhựt Long và ctv., 2006). Kết quả này cho thấy đã có
một sự phát triển đáng kể về nghề nuôi tôm càng xanh ở ĐBSCL.
2.2.3 Nuôi tôm càng xanh trong ao đất
Nuôi tôm càng xanh trong ao đất với mật độ 6 và 8 con/m2, kích cỡ ban đầu từ 4 13 g/con, sau 3,5 tháng nuôi trọng lượng trung bình 44,1 g/con (6 con/m2) và
43,4 g/con (8 con/m2), tỷ lệ sống đạt 41,3% và 48,4% tương ứng với nghiệm thức
6 và 8 con/m2 (Trần Tấn Huy và ctv., 2004). Thí nghiệm nuôi tôm càng xanh
trong ao với mật độ 8 - 10 con/m2, sau 8 tháng nuôi đạt năng suất 738 – 1.585
kg/ha (Phạm Văn Tình, 1991). Theo Phạm Minh Thành và ctv (1991), trong điều
kiện nuôi bình thường (không bị bệnh) tôm giống có trọng lượng ban đầu 1,2 - 2
g/con, nuôi với mật độ 3,4 - 4 con/m2, sau 4 - 5 tháng nuôi, tôm đạt 25 g/con, tỷ
lệ sống đạt 58,6%, năng suất 623 kg/ha/vụ. Một thí nghiệm khác được thực hiện
ở Nông Trường Sông Hậu - Thành Phố Cần Thơ, sau 6 tháng nuôi đạt năng suất
2 tấn/ha (mật độ 8 con/m2, trọng lượng tôm ban đầu là 16 g/con) (Trần Thanh
Hải và ctv, 2004).
Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất tại
huyện Mộc Hóa tỉnh Long An năm 2003 trên cơ sở hợp tác giữa Bộ môn Kỹ
thuật nuôi Thủy sản, Khoa Thủy sản và Sở Khoa học - công nghệ tỉnh Long An,
mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất được thực hiện thành công
tại huyện Mộc Hóa, kết quả thu được cho thấy trọng lượng bình quân tôm nuôi

15


đạt gần 70 gram/con và năng suất đạt 3.250 kg/ha. Lợi nhuận cho nông hộ sau
chu kỳ nuôi 6 tháng đạt 115.000.000 đồng/ha (Dương Nhựt Long và ctv, 2003).
Năm 2006 kết quả thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi công nghiệp tôm càng
xanh trong ao đất ở Bến Tre, với mật độ thả nuôi 40 con Post/m2, sau chu kỳ nuôi
6 tháng, tỉ lệ sống tôm nuôi ở huyện Mỏ Cày đạt 29,26% cho năng suất nuôi cao

nhất 3,53 tấn/ha kế đến ao nuôi ở huyện Chợ Lách với tỉ lệ sống 16,94%, đạt
năng suất 1,5 tấn/ha (Dương Nhựt Long và ctv., 2006).

16


PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện tại 1 ao có diện tích 3000m2 ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2011 đến tháng 5/2012 .
3.2 Vật liệu nghiên cứu



















Ao có diện tích 3000m2.
Thức ăn viên dành cho tôm càng xanh.
Máy xay thức ăn tươi sống (Cua, ốc và cá tạp).
Máy bơm nước.
Dàn máy quạt nước.
Giống tôm càng xanh (PL15).
Vôi CaO và CaCO3.
Rễ dây thuốc cá.
Lưới bao quanh ao nuôi tôm.
Sàn cho tôm ăn.
Formol thương mại.
Chai lọ thu mẫu.
Vợt thu phiêu sinh động vật và thực vật.
Cào đáy và sàn đáy.
Bộ test các chỉ tiêu môi trường.
Cân điện tử.
Một số dụng cụ khác: sổ ghi chép, bút lông…

3.3 Phƣơng pháp thực nghiệm
3.3.1 Cải tạo ao
Dọn dẹp tất cả cây cỏ thuỷ sinh bên trong và xung quanh bờ ao. Dùng thuốc cá
với liều lượng từ 1 - 2 kg/100m2 loại trừ hết cá tạp.
Tát cạn và sên vét lớp bùn đáy ở ao, không vét hết lớp bùn mà chừa lại khoảng
20 cm để tránh xảy ra hiện tượng xì phèn.
Bón vôi (CaO) liều lượng 10 - 15 kg/100m2 nhằm diệt tạp, tiêu độc đáy ao và tạo
điều kiện pH thích hợp trong việc tạo thức ăn tự nhiên ban đầu có ích cho tôm
post.
Đăng lưới xung quanh bờ ao nhằm hạn chế địch hại vào ao như: cá lóc, cá rô,
ếch... cũng như hạn chế được mầm bệnh do các loài này mang vào.


17


Cấp nước vào ao nuôi tôm qua lưới lọc (lưới cước 2a = 1 mm) để ngăn chặn địch
hại, tép và cá tạp vào làm giảm tỷ lệ sống và cạnh tranh thức ăn làm giảm hiệu
quả của mô hình nuôi.
Cấp nước vào trong ao đạt 0,8–1m thì bón phân vô cơ để gây màu nước. Lượng
phân bón: 1kg Ure +1kg DAP/1.000m2. Lợi ích của việc bón phân là để tạo
nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho tôm phát triển và hạn chế tảo đáy phát triển.
3.3.2 Thả giống
Thả giống sau khi ao nuôi đã bón phân gây màu khoảng 5 - 7 ngày. Lúc này
trong ao đã đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào giúp cho tôm post phát triển
tốt. Mật độ thả trong ao là 30 PL15/m2, kích cỡ giống 1,2 – 1,5 cm.
Chọn tôm post tốt, không mang mầm bệnh là một trong những yếu tố quan trọng
giúp làm tăng hiệu quả trong quá trình ương nuôi. Thời gian thả là lúc chiều mát.
Trước khi thả ngâm bao tôm trong nước ao từ 20 - 30 phút để cân bằng nhiệt độ
bên trong bao và bên ngoài môi trường nước. Khi nhiệt độ bên trong và bên
ngoài bao tôm tương đối cân bằng thì mở miệng bao cho nước bên ngoài vào
trong bao. Sau đó hạ từ từ cho tôm bơi ra ngoài. Thả ở nhiều nơi và cách bờ
khoảng 2 m.
3.3.3 Cho ăn
3.3.3.1 Giai đoạn ƣơng
Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp dành cho tôm có hàm lượng đạm dao động từ
38 – 40%. Thức ăn được rải đều khắp ao.
Tỉ lệ cho ăn được đề nghị như sau:
Bảng 3.1 Khẩu phần ăn cho tôm càng xanh trong giai đoạn ƣơng giống
Tuần tuổi
1
2–3
4


Lượng thức ăn (% trọng lượng thân)
30
20
15

3.3.3.2 Giai đoạn nuôi thịt
Sang tháng nuôi thứ 3 cho ăn thêm thức ăn tươi sống là cá tạp và ốc bươu vàng
được cắt nhỏ ra. Tỷ lệ thức ăn được chia ra 40% thức ăn viên công nghiệp và
60% thức ăn tươi. Thức ăn viên được cho ăn chủ yếu vào buổi tối. Riêng thức ăn
tươi được chia làm 3 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Thời gian cho ăn được
chia như sau:
18


Sáng: 6:00h - 7:00h và 10:00h - 11:00h
Chiều: 16:00h - 17:00h.
Tối: 21:00h - 22:00h.
Bảng 3.2 Thức ăn cho tôm trong hệ thống nuôi tính cho 10.000 con/ngày
(Nguyễn Thanh Phƣơng và ctv., 2003)
Khối lượng tôm (g/con)

Lượng thức ăn (g)

1–3

100 – 160

3–5


200 – 250

5 – 10

300 – 350

10 – 20

400 – 500

20 – 30

500 – 700

Trên 30

700 - 800

3.3.4 Đặt chà
Trong ao nuôi tôm càng xanh thâm canh cần thiết phải đặt chà do tập tính tôm
càng xanh hung dữ lại được nuôi ở mật độ cao nên xác suất tôm gặp nhau cao,
dẫn đến tỉ lệ hao hụt do ăn nhau khi lột xác lớn. Việc chất chà sẽ tạo ra nơi trú ẩn
cho tôm khi lột xác, giảm được hiện tương ăn nhau làm tăng tỉ lệ sống cho tôm
nuôi.
Chà chất trong ao được làm bằng tre được bó lại từng bó đặt đều khắp ao với mật
độ chiếm khoảng 10-20% diện tích ao và được đặt nghiên một góc 300 so với mặt
đáy ao. Cách đặt chà này sẽ tránh được mùn bã hữu cơ trong ao bám vào chà làm
tôm dễ bị đóng rong. Khi vận hành máy quạt nước chà sẽ được vệ sinh thường
xuyên.
3.3.5 Đặt sàng ăn

Sàng ăn có dạng hình vuông, khung được làm bằng kim loại với kích cỡ 1m2, mật
độ 1 sàng ăn/300m2. Thức ăn được rãi đều khắp mặt ao và trong sàng ăn. Sau
1,5-2 giờ sẽ kiểm tra lại sàn ăn để biết được lượng thức ăn cho tôm ăn như thế
nào, để từ đó điều chỉnh liều lượng cho hợp lý, tránh được tình trạng cho ăn dư
thừa làm ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi.
3.3.6 Đặt dàn máy quạt nƣớc
Quạt nước được lắp đặt trong ao từ tháng thứ 2 do lúc này tôm đã lớn, mật độ
dày lên lượng oxy tạo ra từ trong thủy vực không đủ đáp ứng đầy đủ nhu cầu oxy
cho tôm. Quạt nước khi hoạt động sẽ không những cung cấp đủ oxy cho tôm, mà
19


nó còn tạo ra dòng chảy làm gom các vật chất dơ dưới đáy ao lại, tập trung vào
giữa ao, tạo ra một khu vực đáy ao sạch sẽ cho tôm sinh sống và giúp dễ dàng
cho công tác hút bỏ bùn thải ra khỏi ao nuôi.
Máy quạt nước đặt cách xa bờ từ 3 – 4 m nhằm tránh hiện tượng dòng chảy làm
vỡ bờ hay làm đục nước sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của tôm. Giai đoạn đầu chỉ
chạy quạt vào ban đêm từ 11 giờ tối đến 4 giờ sáng. Do giai đoạn này tôm còn
nhỏ, lượng tiêu hao oxy trong ao thấp nên thời gian chạy máy quạt nước ngắn.
Khi tôm nuôi từ tháng thứ 3 trở đi chạy máy quạt nước nhiều hơn từ 10 - 12
giờ/ngày. Càng về giai đoạn cuối thời gian chạy quạt tăng lên do chất lượng nước
trong ao nuôi xấu, nhu cầu oxy của tôm tăng.
3.3.7 Thay nƣớc
Thay nước giúp môi trường ao nuôi trong sạch trở lại, kích thích tôm lột xác giúp
tôm lớn nhanh. Hàng tháng tiến hành thay nước 3 lần, mỗi lần thay 50% nước
trong ao. Nguồn nước luôn được kiểm tra chất lượng trước khi cấp vào ao nuôi
để đảm bảo môi trường luôn tốt nhất cho tôm phát triển.
3.3.8 Thu hoạch
Khi tôm nuôi được 4 tháng tuổi thì tiến hành thu tỉa tôm mang trứng, tôm càng
sào bằng cách kéo lưới. Thu tỉa tôm cái sẽ làm giảm mật độ tạo điều kiện cho

tôm đực phát triển nhanh đồng đều về kích thước và giảm được chi phí thức ăn
và xử lí nước.
Tôm được thu hoạch đồng loạt sau 6 tháng nuôi. Thời điểm được chọn thu hoạch
là lúc tôm đã lột xác xong nhằm làm giảm tỉ lệ tôm hao hục và tăng phẩm chất
cho con tôm giúp mang lại lợi nhuận cao nhất.
Các số liệu trong quá trình thu hoạch tôm được ghi lại chính xác để tính toán các
chỉ tiêu như : chỉ tiêu tỉ lệ sống, tỉ lệ phân cỡ và năng suất tôm đạt được của mô
hình nuôi.
3.4 Thu và phân tích mẫu
3.4.1 Thu và phân tích mẫu nƣớc
Thu định kỳ mẫu nước trong ao nuôi mỗi tháng 1 lần. Thời gian thu mẫu bắt đầu
từ 7giờ 30 – 11 giờ. Các chỉ tiêu được lấy mẫu ở giữa ao.
Các yếu tố thủy lý hóa và thủy sinh vật trong mô hình nuôi được thu mẫu và phân
tích theo các phương pháp phân tích thông dụng (Alpha, 1995 và Shirota, 1966)
hiện đang ứng dụng tại Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ gồm:

20














Ðộ trong: đo bằng đĩa Secchi.
Nhiệt độ nước: đo bằng nhiệt kế.
pH nước: sử dụng bộ test pH của Sera.
Chlorophyll-a (mg/m3) chiếc xuất bởi Ethanol của Nusch (1980).
DO: sử dụng bộ test oxygen của Sera.
COD: Phân tích bằng phương pháp Permanganat trong môi trường kiềm.
H2S: Bằng phương pháp Iodine.
P-PO43- :sử dụng bộ test P-PO43- của Sera.
N-NH4+:sử dụng bộ test N-NH4+ của Sera.
Thủy sinh vật (thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh và động vật đáy)
phân tích theo phương pháp thông dụng được thực hiện tại Bộ môn KTN
Thủy sản - Khoa Thủy sản - Trường Đại Học Cần Thơ.

3.4.2 Thu và phân tích mẫu tăng trƣởng
Mỗi tháng thu mẫu 1 lần để tiến hành cân trọng lượng của tôm nuôi.
Thu mẫu bằng cách chày lưới ở bốn góc ao và hai chỗ ở giữa ao cách bờ khoảng
2m. Mỗi lần thu mẫu 30 con.
Tính toán kết quả
+ Tăng trưởng ngày (g/ngày)
WC – Wđ
DWG (g/ngày) =
t2 – t1
Wc: là khối lượng tại thời điểm t2 (g)
Wđ: là khối lượng tại thời điểm t1 (g)
Cuối vụ nuôi thông qua quá trình thu hoạch sản phẩm, tỷ lệ sống và năng suất
của tôm nuôi sẽ được tính toán xác định.
+ Tỉ lệ sống (%) = (Số cá thể tôm thu/Số cá thể tôm thả nuôi) x 100
+ Tỉ lệ phân cỡ (%) = (Số kg tôm thu loại 1, loại 2, loại 3, loại tôm
xô/tổng số kg tôm thu) x 100


Tổng trọng lượng tôm thu hoạch (kg)
+ Năng suất tôm nuôi (kg/ha) =
Diện tích ruộng nuôi (ha)

21


3.5 Phân tích và xử lí số liệu
Trong quá trình thực hiện, tất cả các số liệu từ mô hình nuôi tôm càng xanh thâm
canh trong ao đất được thu thập và tính toán kết quả dựa vào phần mềm Excel
version 6,0.
3.6 Tài liệu có liên quan mới nhất
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi giáp xác – Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ. 160
trang.
Dương Nhựt Long và ctv., 2003. Đề tài nghiên cứu nuôi tôm càng xanh thâm
canh tại 3 huyện Mộc Hóa, Tân Hưng và Vĩnh Hưng tỉnh Long An, sở khoa
học và công nghệ tỉnh Long An.
Dương Nhựt Long và Đặng Hữu Tâm, 2006. Thực nghiệm xây dựng mô hình
nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất tại huyện Mỏ Cày và Chợ Lách,
tỉnh bến Tre.

22


PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Sơ lƣợt hệ thống nuôi
4.1.1 Thiết kế ao nuôi
Ao được chọn để thực hiện mô hình là ao nuôi cá tra nhưng đã bỏ không từ lâu
do chủ hộ thiếu vốn đầu tư. Ao có thiết kế hình chữ nhật, diện tích 3000m2, đáy

ao phẳng, có độ nghiêng dần về cống tiêu nước. Độ sâu ao nuôi khoảng 4m. Có 2
cống ở 2 đầu bờ ao: 1 cống để cấp nước và 1 cống để thoát nước ra giúp cho việc
cấp thoát nước trong ao dễ dàng, nhanh chóng và chủ động. Bờ ao rộng khoảng
3m được gia cố chắc chắn đảm bảo giữ được nước trong ao không bị rò rỉ. Hệ số
mé bờ bằng 1. Xung quanh ao được rào lại bằng lưới cước để ngăn ngừa địch hại
vào ao.
Bờ ao

Lưới chắn

Quạt nước

Lưới đăng

1.5-2.5 m

3m

Hình 4.1 Hình dạng ao nuôi
4.1.2 Quản lý mô hình nuôi
Ao có hệ thống dẫn nước được thiết kế bằng xi măng để dẫn nước đến cống cấp.
Nước được cấp trực tiếp vào ao qua một lưới cước để lọc rác. Thời gian bắt đầu
thay nước từ tháng thứ 2 trở đi, khoảng 2 lần/ tháng và lượng nước thay khoảng
50 - 70% nước trong ao. Nước được thay theo thủy triều: khi nước kém sẽ mở
cống thoát cho nước chảy ra ngoài sông, xung quanh cống thoát rào lại bằng lưới
cước chắc chắn để tôm không loạt ra ngoài, khi nước lớn dùng máy bơm nước
bơm vào ao qua hệ thống dẫn nước từ sông vào đến ao.
4.2 Ðặc điểm môi trƣờng nƣớc trong mô hình nuôi
4.2.1 Yếu tố lý hóa trong mô hình nuôi


23


Bảng 4.1 Các yếu tố lý học trong ao nuôi tôm càng xanh thâm canh
Tháng nuôi

Nhiệt độ (0C)

Độ trong (cm)

pH nước

Tháng 1

28,5

20

7,8

Tháng 2

31

21

7,5

Tháng 3


29

39

7,7

Tháng 4

28

25

7,5

Tháng 5

28,5

39

7,8

Tháng 6

31

29

7,2


4.2.1.1 Nhiệt độ nƣớc (°C)
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) cho rằng, tôm càng xanh là loài có
khả năng thích nghi với điều kiện biên độ nhiệt độ dao động rộng (18 – 34 oC) và
tôm nuôi sẽ phát triển tốt trong khoảng giới hạn nhiệt độ dao động từ 25 - 31oC.
Theo Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2000) trong giới hạn ở khoảng dao động nhiệt độ
thích hợp, khi nhiệt độ càng cao, chu kỳ lột xác của tôm càng xanh nuôi càng
ngắn, tôm nuôi sẽ phát triển nhanh. Khoảng thời gian thu mẫu các ao tôm khoảng
9h-11h, lúc này trong ao đã hấp thu nhiệt độ, nhìn chung các khoảng nhiệt độ đều
nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Do ao có độ
sâu tương đối lớn cộng với hàm lượng tảo lam nhiều nên giữ cho nhiệt độ ở tầng
đáy ao ít biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm sinh sống.
4.2.1.2 Độ trong (cm)
Kết quả khảo sát độ trong ở mô hình nuôi cho thấy, trong quá trình nuôi độ trong
của ao nuôi dao động từ 20 – 39 cm. Trong giai đoạn đầu độ trong thấp do hàm
lượng chất hữu cơ cao, tảo và các phiêu sinh đông vật phát triển nhiều do ao bón
phân hữu cơ kết hợp với phân hữu cơ tạo ra nhằm tạo nguồn thức ăn tự nhiên dồi
dào cho tôm giống phát triển tốt. Các tháng về sau độ trong biến động lên xuống
liên tục do ao được thay nước định kì mỗi tháng và tuy không được bón phân nữa
nhưng lượng thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp còn dư nhiều trong ao
giúp cho tảo lam phát triển mạnh làm giảm độ trong của ao. Tuy nhiên nhìn
24


chung độ trong vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho tôm càng phát triển theo
nghiên cứu của Vũ Thế Trụ (1994) khoảng giá trị độ trong thích hợp là 25 - 40
cm.
4.2.1.3 pH nƣớc
Nghiên cứu về môi trường ương và nuôi tôm càng xanh, Nguyễn Thanh Phương
(2003) cho rằng trong các hệ thống nuôi tôm càng xanh thương phẩm, khi pH
dưới 5 sẽ làm tổn thương mang cùng các phụ bộ, tôm nuôi rất khó lột xác và có

thể chết sau vài giờ. pH trung bình của hộ ở xã Mỹ Hòa Hưng đo được là 7,6 đều
nằm trong khoảng thích hợp trên. Tuy có sự dao động về các giá trị pH nước
trong các hệ thống nuôi, nhưng giá trị biến động trung bình qua các tháng nuôi là
tương đối nhỏ (từ ± 0,3 - 0,4). Điều này được lý giải là do ảnh hưởng của sự biến
đổi môi trường nước từ mùa khô sang mùa mưa, cùng với sự phát triển quá mức
của tảo lam làm cho pH thay đổi theo. Đồng thời cùng với đó là các hoạt động
bón vôi (khi pH thấp hoặc khi trời mưa), thay nước đã làm cho pH nước thay đổi
và sự thay đổi này là không lớn, không gây sốc cho tôm nuôi trong mô hình.
4.2.2 Các yếu tố thủy hoá
Kết quả khảo sát các yếu tố thủy hóa ở mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh ở
xã Mỹ Hòa Hưng được trình bày qua bảng sau:
Bảng 4.2 Các chỉ tiêu thủy hóa trong ao tôm càng xanh
Tháng nuôi

DO

N-NH4 +

COD

P-PO4 3-

H2S

Chlorophyll-a

Tháng 1

4


5

8

0,25

0,047

26,3

Tháng 2

5

4

15

0,5

0,063

36,4

Tháng 3

4

2


19,6

0,5

0,078

44,2

Tháng 4

4

4

25

0,5

0,086

46,8

Tháng 5

4

2.5

28,5


0,35

0,093

58,1

Tháng 6

6

5

29,4

0,1

0,084

57,4

4.2.2.1 Hàm lƣợng Oxygen (DO ppm)
Hàm lượng oxygen giảm thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển của tôm
càng xanh trong môi trường nuôi là 4 ppm. Hàm lượng Oxygen trung bình đo
được ở ao tôm Mỹ Hòa Hưng là 4,5 ppm. Như vậy, từ kết quả trên cho thấy hàm
25


×