Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.62 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH THỊ SƯƠNG

Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 05 năm 2006.

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Sương
Lớp: DH3KN2 - Mã số SV: DKN 021256
Người hướng dẫn: Cử nhân Đoàn Hoài Nhân
Long Xuyên, tháng 05 năm 2006.

LỜI CẢM ƠN

Em có thể hoàn thành được bài luận văn này là nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ rất
nhiều từ các thầy cô, các cán bộ phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội và các bạn
cùng lớp, đặc biệt:
Thầy Đoàn Hoài Nhân đã hướng dẫn nhiệt tình và hỗ trợ cho em nhiều kiến
thức rất quan trọng trong thời gian em làm luận văn.
Chú Nguyễn Chí Tâm – Cán bộ phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội phụ
trách mãn Xóa đói giảm nghèo của thành phố Long Xuyên. Chú đã giúp đỡ em có
được những số liệu kịp thời làm cho bài luận văn mang tính thực tế hơn.
Các bạn: Lâm Thị Ngọc Yến và Hứa Thị Thía lớp DH3KN2 đã hỗ trợ cho em


trong việc phỏng vấn và đi tìm hiểu đời sống thực tế của các hộ nghèo tại thành phố
Long Xuyên.
Tất cả giảng viên của khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã hỗ trợ cho em
kiến thức trong những năm qua để em có thể ứng dụng vào thực tế và hoàn thành
được bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn !
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Cử Nhân ĐOÀN HOÀI NHÂN
Người chấm, nhận xét 1:……………………………
Người chấm, nhận xét 2: ……………………………
Luận văn được bảo vệ tại Hồi đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm 2006
MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Mục lục--------------------------------------------------------------------------- i; ii; iii
--------- i
Danh mục các hình------------------------------------------------------------------- iv
Danh mục các bảng------------------------------------------------------------------- v
Danh mục các biểu đồ--------------------------------------------------------------- vi
Danh mục chữ viết tắt-------------------------------------------------------------- vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Lý do chọn đề tài--------------------------------------------------------------- 1
--------------------------------------------------------------------------------------
1.2. Mục tiêu nghiên cứu----------------------------------------------------------- 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu------------------------------------------------------ 1
1.3.1. Vùng nghiên cứu được khảo sát--------------------------------------- 1
1.3.2. Đối tượng được nghiên cứu-------------------------------------------- 1

1.3.3. Phương pháp được vận dụng để thu thập số liệu-------------------- 2
1.3.4. Phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu---------------------------2
1.4. Phạm vi nghiên cứu------------------------------------------------------------ 2
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA NGƯỜI DÂN TP LONG XUYÊN
--------- 3----------------------------------------------------------------------------------------- 3
2.1. Tình hình chung của tỉnh An Giang------------------------------------------3
2.1.1. Đặc điểm------------------------------------------------------------------ 3
2.1.2. Thành tựu kinh tế-------------------------------------------------------- 4
2.2. Tổng quan tình hình kinh tế TP Long Xuyên------------------------------ 5
2.3. Hiện trạng nghèo đói ---------------------------------------------------------- 9
2.3.1. Một số quan niệm về nghèo đói----------------------------------------9
2.3.2. Chuẩn nghèo đói và phương pháp xác định------------------------ 11
2.3.3. Khái niệm nghèo -------------------------------------------------------12
2.3.3.1. Nghèo theo tiêu chí cũ----------------------------------------12
2.3.3.2. Nghèo theo tiêu chí mới-------------------------------------- 12
2.3.3.3. Cận nghèo------------------------------------------------------ 12
2.3.4. Tổng quan nghèo đói-------------------------------------------------- 13
2.3.5. Thông tin cơ bản của hộ nghèo---------------------------------------14
i
2.3.5.1. Nhân khẩu và lao động của hộ-------------------------------14
2.3.5.2. Trình độ văn hóa---------------------------------------------- 15
2.3.5.3. Nhà ở của hộ -------------------------------------------------- 15
2.3.5.4. Hố xí của hộ----------------------------------------------------16
2.3.5.5. Điện và nước sinh hoạt của hộ------------------------------ 16
2.3.5.6. Nghề nghiệp của hộ ------------------------------------------ 17
2.3.5.7. Thu nhập của hộ----------------------------------------------- 19
2.3.5.8. Chi tiêu của hộ-------------------------------------------------19
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH XĐGN TẠI TP LONG XUYÊN
-----------------------------------------------------------------------------------------------21
3.1. Tổng quan chương trình------------------------------------------------------21

3.2. Các hoạt động của chương trình XĐGN----------------------------------- 21
3.2.1. Hỗ trợ về tín dụng------------------------------------------------------ 21
3.2.2. Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo----------------------------------------22
3.2.3. Thực hiện giải quyết việc làm---------------------------------------- 22
3.2.4. Các chính sách hỗ trợ khác--------------------------------------------22
3.2.4.1. Chính sách bảo trợ xã hội------------------------------------ 22
3.2.4.2. Chính sách y tế chăm sóc sức khỏe------------------------- 23
3.2.4.3. Hỗ trợ về giáo dục---------------------------------------------23
3.2.4.4. Công tác đào tạo cán bộ XĐGN, hướng dẫn người nghèo
làm ăn---------------------------------------------------------------------------------------23
3.3. Hoạt động XĐGN của các tổ chức cộng đồng---------------------------- 23
3.4. Đánh giá chương trình XĐGN---------------------------------------------- 24
3.4.1. Đánh giá của BCĐ chương trình XĐGN----------------------------24
3.4.1.1. Những mặt mạnh---------------------------------------------- 24
3.4.1.2. Những mặt còn hạn chế-------------------------------------- 25
3.4.2. Đánh giá của người nghèo về chương trình XĐGN--------------- 25
3.4.2.1. Những mặt đạt được------------------------------------------ 25
3.4.2.2. Những trở ngại-------------------------------------------------26
CHƯƠNG 4. NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI, TÍNH ĐA DẠNG CỦA
NGHÈO ĐÓI, HÀM HỒI QUY TƯƠNG QUAN VÀ GIẢI PHÁP
XĐGN-------------------------------------------------------------------------------------- 29
4.1. Nguyên nhân nghèo-----------------------------------------------------------29
4.1.1. Từ góc độ nhìn nhận của BCĐ chương trình XĐGN--------------29
4.1.2. Nguyên nhân nghèo từ kết quả định lượng------------------------- 29
ii
4.2. Tính đa dạng của nghèo đói------------------------------------------------- 30
4.2.1. Nghèo đói và dinh dưỡng--------------------------------------------- 30
4.2.2. Nghèo đói và môi trường sống--------------------------------------- 31
4.2.3. Nghèo đói và bình đẳng xã hội, đặc biệt là bình đẳng giới------- 31
4.2.4. Nghèo đói và môi trường pháp lý------------------------------------ 31

4.2.5. Nghèo đói - thị trường lao động và nắm bắt cơ hội----------------31
4.2.6. Nghèo đói và vốn xã hội---------------------------------------------- 32
4.2.7. Nghèo đói và phát triển------------------------------------------------32
4.3. Phân tích sự tác động của hàm hồi quy tương quan---------------------- 33
4.4. Giải pháp----------------------------------------------------------------------- 35
4.4.1. Về nâng cao nhận thức------------------------------------------------ 35
4.4.2. Giải quyết lao động việc làm cho người nghèo-------------------- 35
4.4.3. Tuyên truyền vận động người dân không nên sinh con nhiều, chỉ
nên sinh từ 1 -2 con--------------------------------------------------------------------------- 35
4.4.4. Hỗ trợ vốn cho người nghèo------------------------------------------ 35
4.4.5. Hỗ trợ giáo dục nâng cao dân trí------------------------------------- 36
4.4.6. Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo----------------------------------------36
4.4.7. Hỗ trợ điện, nước-------------------------------------------------------36
4.4.8. Hỗ trợ người nghèo về y tế--------------------------------------------36
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ----------------------------------------------- 37
5.1. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------- 37
5.1.1. Thực trạng nghèo của hộ --------------------------------------------------37
5.1.2. Đánh giá chương trình XĐGN tại TP Long Xuyên-------------------- 37
5.2. Kiến nghị--------------------------------------------------------------------------- 38
5.2.1. Xã hội------------------------------------------------------------------------ 38
5.2.2. Vốn--------------------------------------------------------------------------- 38
5.2.3. Thị trường--------------------------------------------------------------------38
5.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo-------------------------------- 39
5.2.5. Quản lý và thực hiện------------------------------------------------------- 39
Phụ lục------------------------------------------------------------------------------------------- a
Phụ lục 1. Tỷ lệ hộ nghèo TP Long Xuyên qua các năm---------------------------------- a
Phụ lục 2. Đánh giá của người dân nghèo về thụ hưởng các chương trình--------------b
Phụ lục 3. Kết quả chạy hàm hồi quy tương quan------------------------------------------ b
Phụ lục 4. Biên bản hội nghị bình xét hộ nghèo-------------------------------------------- e
Phụ lục 5. Phiếu kê khai hộ gia đình---------------------------------------------------------- f

iii
Phụ lục 6. Bảng câu hỏi------------------------------------------------------------------------ k
Tài liệu tham khảo----------------------------------------------------------------------------A
iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Tỉnh An Giang
3
Hình 2: TP Long Xuyên
5
Hình 3: Nhà xiêu vẹo, vách lá
16
Hình 4: Nguồn nước bị ô nhiễm
17.........................................................................................
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số của TP Long Xuyên năm 2005
6
Bảng 2.2: Trình độ học vấn
15
Bảng 2.3: Nghề nghiệp của hộ nghèo
18
Bảng 2.4: Việc làm mà người nghèo đi làm thuê
19
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi tiêu và thu nhập
20
Bảng 4.1: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập
33

v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh An Giang qua các năm
4
Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang qua các năm
4
Biểu đồ 3: Cơ cấu đất TP Long Xuyên năm 2005
7
Biểu đồ 4: Cơ cấu thu nhập giữa thành thị và nông thôn TP Long Xuyên năm 2005
7
Biểu đồ 5: Cơ cấu kinh tế của TP Long Xuyên năm 2005
8
Biểu đồ 6: GDP đầu người qua các năm
9
Biểu đồ 7: Vòng lẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh
tế và phát triển xã hội
11
Biểu đồ 8: Tỷ lệ hộ nghèo tại TP Long Xuyên qua các năm
13
Biểu đồ 9: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo các phường, xã trong TP Long Xuyên năm
2005
14
Biểu đồ 10: Nguyên nhân làm cho người nghèo không có việc làm
18
Biểu đồ 11: Thu nhập bình quân người/tháng của hộ nghèo
19
Biểu đồ 12: Cơ cấu chi tiêu bình quân người/tháng của hộ nghèo
20
Biểu đồ 13: Nguyên nhân nghèo

30
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

XĐGN & VL: Xóa đói giảm nghèo và việc làm.
TP: Thành phố.
LĐTBXH: Lao Động Thương Binh Xã Hội.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.
CNVC: Công nhân viên chức.
CLB: Câu lạc bộ.
BCĐ: Ban chỉ đạo.
vii

THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
“Dân giàu nước mạnh” là câu nói nằm lòng của người dân, tuy nhiên để đất
nước trở nên lớn mạnh thêm thì còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là việc nghèo
đói của người dân cả nước nói chung và An Giang nói riêng trong đó có TP. Long
Xuyên. XĐGN được xác định là vấn đề bức xúc của xã hội, những năm qua TP.
Long Xuyên đã tập trung nhiều chủ trương và giải pháp tích cực, triển khai thực hiện
có hiệu quả các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm cùng với chương trình XĐGN
đã tạo cơ hội làm ăn mới cho người nghèo.
Nhờ chủ động các chính sách và giải pháp phù hợp, chương trình XĐGN của
TP Long Xuyên đã huy động được nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn
trong nước, trong tỉnh,…kết hợp với sự hỗ trợ có hiệu quả của Trung Ương nên các
công trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo và các dự án trực tiếp
cho người nghèo được triển khai thực hiện xuyên suốt. Đặc biệt là các chính sách tạo
việc làm, chính sách ưu đãi đối với người nghèo thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên, để
thực hiện chương trình XĐGN này TP. Long Xuyên phải đối mặt với những khó

khăn thách thức to lớn. Từ thực tế này đề tài về “Thực trạng XĐGN tại TP. Long
Xuyên” sẽ đưa ra một số giải pháp trên cơ sở những mặt thuận lợi và khó khăn của
chương trình XĐGN để chương trình ngày càng phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của TP, nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo theo các điều kiện
cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát
nghèo, tạo môi trường thuận lợi cho toàn TP XĐGN một cách bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng nghèo đói của người dân TP. Long Xuyên
- Đánh giá chương trình XĐGN tại TP. Long Xuyên: Kết quả thực hiện và
những trở ngại trong công tác XĐGN.
- Giải pháp XĐGN cho người dân TP. Long Xuyên.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Vùng nghiên cứu được khảo sát
- Xã Mỹ Hòa là xã có 546 hộ nghèo chiếm đến 9,49% tổng số hộ nghèo tại
TP Long Xuyên
1.3.2. Đối tượng được nghiên cứu
- Hộ nghèo tại xã Mỹ Hòa TP Long Xuyên.
- Các tổ chức đoàn thể: Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội; Ban chỉ đạo
chương trình XĐGN tại TP.
1
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
1.3.3. Phương pháp được vận dụng để thu thập số liệu
• Số liệu thứ cấp
- Tham khảo tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của TP Long
Xuyên
- Tham khảo những báo cáo của TP Long Xuyên có liên quan đến XĐGN.
• Số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp: 100 hộ nghèo
- Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia: cán bộ quản lý chương trình XĐGN tại TP
Long Xuyên

1.3.4. Phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu
- Thảo luận nhóm: Ban chỉ đạo chương trình XĐGN tại TP.
- Quan sát trực tiếp.
- Phân tích thống kê mô tả.
- Phân tích ANOVA.
- Hàm hồi quy tương quan.
- Công cụ phân tích: SPSS, EXCEL.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Một số chương trình XĐGN tại TP Long Xuyên, kết quả của chương trình
này được phân tích qua ý kiến của Ban chỉ đạo XĐGN TP, xã và người dân nghèo.
Đề tài sẽ không đi sâu vào tất cả các phường, xã của TP mà chỉ tập trung nghiên cứu
trên bình diện chung của TP Long Xuyên và xã có nhiều hộ nghèo nhất.
2
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Chương 2. THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA
NGƯỜI DÂN TP.LONG XUYÊN
2.1. Tình hình chung của tỉnh An Giang.
2.1.1. Đặc điểm.
• Vị trí địa lý:
An Giang nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía
Tây giáp Kiên Giang, phía Nam giáp Cần Thơ, phía Đông giáp Đồng Tháp.
(Nguồn: Sở nông nghiệp An Giang)
Hình 1: Tỉnh An Giang
3
9,04%
11,61%
9,90%
0,00%
2,00%
4,00%

6,00%
8,00%
10,00%
12,00%
14,00%
2003 2004 2005
12,50
38,90
48,60
12,80
38,71
49,21
12,01
37,74
50,25
0
10
20
30
40
50
60
%
2003 2004 2005
Năm
Khu vực công
nghiệp - xây dựng
Khu vực nông,
lâm, thuỷ sản
Khu vực dịch vụ

THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
• Điều kiện tự nhiên:
Diện tích tự nhiên của tỉnh An Giang là 3.424km
2
trong đó diện tích đất sản
xuất nông nghiệp là 530 ngàn ha. An Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt, hàng
năm, ở An Giang đều có nước lũ tràn về từ hai nhánh sông Mekong, mang theo một
lượng phù sa rất lớn, bồi đắp cho vùng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
An Giang là vùng có địa hình vừa là đồng bằng vừa là đồi núi nên thuận lợi
cho cả sản xuất nông nghiệp và du lịch.
2.1.2. Thành tựu kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh An Giang năm 2005 là 9,9% đã giảm so với
năm 2004 là 11,61%. Kết quả này có được là do trong năm 2005 đã có sự biến động
giá theo chiều tăng trong nền kinh tế và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến các
ngành sản xuất và đời sống của người dân, nên tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh An Giang qua các năm.
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh năm 2005)
An Giang là tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp phát triển, khoảng 70% dân số
ở khu vực nông thôn sống nhờ vào nông nghiệp. Tuy trong những năm gần đây, cơ
cấu kinh tế của tỉnh An Giang có sự chuyển dịch nhưng chưa mạnh. Trong đó, khu
vực dịch vụ tăng 1,04% so với năm 2004, cho thấy rằng An Giang đã phát huy được
thế mạnh của mình trong nền kinh tế, đặc biệt là loại hình du lịch. Nông, lâm, thủy
sản có giảm nhưng vẫn giữ được vị trí cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang qua các năm
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang)
4
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
2.2. Tổng quan tình hình kinh tế TP Long Xuyên
Long Xuyên là thành phố và trung tâm kinh tế của tỉnh An Giang, là nơi tiếp

nhận một lượng lớn phù sa từ sông MêKông chảy về nên khá phát triển về nông
nghiệp, là đầu mối của các tuyến du lịch trong tỉnh, là nơi có nhiều cơ sở sản xuất và
chế biến. Có thể nói Long Xuyên phát triển đầy đủ 3 lĩnh vực thương mại - dịch vụ,
công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.
MỸ BÌNH
(Nguồn:Phòng LĐTBXH)
Hình 2: Thành Phố Long Xuyên.
TP Long Xuyên có tất cả 10 phường, 3 xã, diện tích tự nhiên của thành phố
106,87 km
2
với tổng dân số trung bình tính đến năm 2005 là 270.071 người, mật độ
dân số 2.527 người/km
2
. Đặc biệt xã nghèo nhất của thành phố chính là xã có dân số
trung bình cao nhất 28.189 người chiếm 10,44% trên tổng số dân của TP, phường
nghèo thứ hai là phường Bình Khánh với số dân 27.935 người chiếm 10,34% trên
tổng số dân của TP.
5
Châu Thành
Thoại sơn
Chợ Mới
Cần Thơ
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số của TP Long Xuyên năm 2005
Diện tích tự
nhiên
( km
2
)
Dân số trung

bình
( người )
Mật độ dân số
( người/km
2
)
Toàn thành phố
Phường Mỹ Bình
Phường Mỹ Long
Phường Mỹ Xuyên
Phường Bình Đức
Phường Bình Khánh
Phường Mỹ Phước
Phường Mỹ Quý
Phường Mỹ Thới
Phường Mỹ Thạnh
Xã Mỹ Hòa Hưng
Xã Mỹ Khánh
Xã Mỹ Hòa
106,87
1,31
1,36
1,51
10,81
6,55
4,29
4,13
20,00
13,9
17,64

8,86
16,51
270.071
23.131
24.958
15.774
17.336
27.935
26.501
11.752
22.004
26.919
28.189
10.620
23.216
2.527
17.657
18.351
10.446
1.604
4.265
6.177
2.846
1.100
1.937
1.707
1.199
1.316
(Nguồn:Phòng thống kê TP Long Xuyên)
Tuy dân số hàng năm có tăng lên nhưng tỷ lệ tăng tự nhiên giảm nhẹ từ

1,18% vào năm 2004 xuống còn 1,16% vào năm 2005. Điều này cho thấy số người
sinh có tăng lên nhưng số người tử không giảm đi.
Long Xuyên là một trung tâm thành phố của tỉnh nên thu hút đến 208.062
1
người chiếm 77,04% dân cư tập trung ở đây với tỷ lệ nữ 51,46% và nam là 48,54%,
số còn lại 62.009 người chiếm 22,96% tập trung ở nông thôn.
Trong cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp của thành phố có 6.649 ha chiếm
62,22%, đất chuyên dùng 12,43%, đất khu dân cư 14,48% và đất chưa sử dụng
10,87%. Mặc dù đất nông nghiệp chiếm một phần lớn nhưng cơ cấu kinh tế của một
trung tâm thành phố là thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông
nghiệp.
1
Phòng thống kê TP
6
62,22%
10,87%
12,43%
14,48%
Đất nông nghiệp Đất chuyên dùng
Đất khu dân cư Đất chưa sử dụng
41,38%
48,88%
Khu vực thành thị Khu vực nông thôn
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Biểu đồ 3: Cơ cấu đất của thành phố Long Xuyên năm 2005
(Nguồn: Phòng thống kê thành phố)
Theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2005 của phòng LĐTBXH tỷ lệ mức thu
nhập bình quân đầu người/tháng của hộ nghèo ở mức thấp còn khá nhiều có
1.655/3.461 hộ nghèo với tỷ lệ 47,81%. Trong đó khoảng cách thu nhập của hộ
nghèo nhất giữa thành thị và nông thôn còn chênh lệch khá cao.

- Khu vực thành thị, mức thu nhập từ 150.000 đồng trở xuống có 1.451 hộ
chiếm tỷ lệ 48,88%.
- Khu vực nông thôn, mức thu nhập từ 120.000 đồng trở xuống có 204 hộ
chiếm tỷ lệ 41,38%.
Biểu đồ 4: Cơ cấu thu nhập giữa thành thị và nông thôn của TP Long Xuyên
năm 2005
(Nguồn: Phòng LĐTBXH TP Long Xuyên)
Qua khảo sát trên phiếu điều tra cho thấy, đa số mức chi tiêu của hộ nghèo cao
hơn mức thu nhập trung bình đến 1,18 lần. Khoản thiếu hụt chủ yếu là họ vay mượn,
trả góp hoặc ăn trước trả sau, từ đó lúc nào người nghèo cũng túng thiếu.
7
67,7%
26,3%
6,0%
Thương mại - Dịch vụ
Công nghiệp - Xây dựng
Nông nghiệp
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Biểu đồ 5: Cơ cấu kinh tế của thành phố Long Xuyên năm 2005
(Nguồn: Phòng thống kê thành phố)
• Thương mại - dịch vụ
Hoạt động du lịch với sự phát triển của nhiều loại hình phục vụ phong phú,
đa dạng bước đầu đã thu hút khách du lịch nước ngoài, lượng khách lưu trú tại các
khách sạn đạt 85.000 lượt khách, tăng 19,71% so với cùng kỳ.
Cùng với sự ra đời và phát triển các tuyến xe buýt của công ty cổ phần vận
tải An Giang, kinh doanh vận tải, hệ thống Taxi của công ty cổ phần Mai Linh, hoạt
động tín dụng của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín trên địa bàn thành phố đã tạo
được nét mới của đô thị đồng thời góp phần vào tăng trưởng của khu vực thương
mại-dịch vụ nói riêng.
Thương mại – dịch vụ càng phát triển thì càng phù hợp với TP Long Xuyên

năng động như hiện nay.
• Công nghiệp - xây dựng
Cụm công nghiệp chế biến thủy sản Mỹ Quý đến nay đã có 4 doanh nghiệp
với 5 nhà máy đầu tư sản xuất trong đó có 3 nhà máy đi vào hoạt động (công ty Cửu
Long, Tuấn Anh và Nam Việt), 2 nhà máy đang xây dựng (của công ty TNHH An
Xuyên và nhà máy chế biến thủy sản thái Bình Dương của công ty Nam Việt).
Sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt 1,66 triệu tấn, luân chuyển 262,5 triệu
km, giảm 15,3% so với cùng kỳ 2004. Vận chuyển hành khách ước đạt 8 triệu tấn,
luân chuyển 129 triệu người/km tăng 0,1% so cùng kỳ 2004.
Các cơ sở chế biến thủy sản ngày càng tăng lên về mặt số lượng, bên cạnh đã
giải quyết được việc làm cho người lao động thì ngành công nghiệp chế biến này trở
thành mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế TP phát triển nhanh hơn.
• Sản xuất nông nghiệp
Diện tích gieo trồng cả năm đạt 12.923,2 ha đạt 104,22% kế hoạch, tổng sản
lượng lương thực được 74.432,5 tấn đạt 109,69% kế hoạch đề ra.
Số bè cá hiện có là 389 (tăng 102 bè), diện tích ao hầm nuôi cá 131,8 ha (tăng
34,22 ha), nuôi cá chân ruộng + đăng quầng 36,41 ha (tăng 0,58 ha), diện tích nuôi
tôm 27 ha (giảm 2,15 ha), sản lượng thủy sản đạt 26.703,6 tấn (tăng 2.988,45 tấn),
trong đó có 32,4 tấn tôm (tăng 3,25 tấn).
Nông nghiệp là ngành phát triển lâu đời nhất tại An Giang nói chung và Long
Xuyên nói riêng. Cơ cấu kinh tế của TP ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp
8
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
hóa, hiện đại hóa rõ nét, phù hợp với một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như
ngày nay.
GDP bình quân đầu người những năm qua có tăng trưởng đáng kể, sự phát
triển này thể hiện rõ nét ở đường cong có hướng đi lên của biểu đồ 6. Sự tăng trưởng
này phần lớn nhờ vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng
thương mại – dịch vụ đạt 67,7%, tiếp tục giữ tỷ trọng công nghiệp - xây dựng
26,30% và giảm dần nông nghiệp xuống còn 6,0%. Là một thành phố đang trên đà

phát triển theo hướng công nghiệp hóa nên Long Xuyên mặc dù có diện tích đất nông
nghiệp lớn nhưng phát triển mạnh về thương mại - dịch vụ.
Biểu đồ 6: GDP đầu người của TP Long Xuyên qua các năm
(Nguồn: Phòng thống kê TP Long Xuyên)
2.3. Hiện trạng nghèo đói
2.3.1. Một số quan niệm về nghèo đói
2
Quan niệm về nghèo đói của từng quốc gia, từng vùng, từng nhóm dân cư
nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói
vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thõa mãn những nhu cầu cơ bản của con người
về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung
nhất là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế-xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok - Thái Lan vào tháng 09 năm 1993,
các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng
một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong
tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.”
Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith chia sẻ với quan niệm này: “Con người
bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn
tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ không thể có
những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách
đúng mức.”
9
Triệu đồng
16,00
13,28
10,23
9,07

7,86
7,14
7,00
0,00
2,00
4,00
6,00
8,00
10,00
12,00
14,00
16,00
18,00
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Triệu đồng

×