Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

HÌNH THÁI đá TAI và TĂNG TRƯỞNG của cá rô ĐỒNG ở TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HUỲNH CÔNG LUYẾN

HÌNH THÁI ĐÁ TAI VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ
ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HUỲNH CÔNG LUYẾN

HÌNH THÁI ĐÁ TAI VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ
ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH HẬU GIANG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. HÀ PHỨƠC HÙNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2011



LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Hà Phước Hùng đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ để luận văn của em được hoàn thành tốt đẹp.
Chân thành cảm ơn đến quý thầy cô và tập thể cán bộ đang công tác tại bộ môn
Quản Lí và Kinh Tế Nghề Cá đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
hiện luận văn và cũng xin gởi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Khoa Thủy Sản đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành đề tài này.
Chân thành gởi lời cảm ơn thầy Phạm Minh Đức và các bạn trong lớp Quản Lí
Nghề Cá K34 đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian làm luận
văn.
Chân thành cảm ơn!

Huỳnh Công Luyến


TÓM TẮT
Đá tai là một trong những công cụ bên trong giúp cho việc định loại các loài một
cách hiệu quả hơn. Vì thế đề tài “Hình thái đá tai và tăng trưởng của cá rô đồng (
Anabas testudineus) ở tỉnh Hậu Giang ” được thực hiện từ tháng 8/2011 đến tháng
11/2011. kết quả nghiên cứu cung cấp thêm cơ sở cho việc nhân dạng và định loại
dựa vào những đặc điểm hình thái đá tai.
Kết quả nghiên cứu được các mối quan hệ tương quan giữa các thông số sinh
trưởng, các phương trình và hệ số tương quan được thể hiện qua giữa chiều dài
thân cá (Lt) và trọng lượng cá (W) là mối tương quan rất chặt chẽ qua các hệ số R 2
= 0.9264. Tương quan giữa chiều dài đá tai (Lo) và chiều dài thân cá (Lt) và trọng
lượng cá (W) của cá rô đồng và rô đầu vuông tương đối là chặt chẽ được phân bố
ở tỉnh Hậu Giang.
Kết quả nghiên cứu trong ba tháng biết được sự tăng trưởng của cá rô đồng tăng
trưởng nhanh không theo mùa vụ, vì vậy đường tăng trưởng của chúng là một
đường cong.



DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
D: Số tia vi lưng
A: Số tia vi hậu môn
V: Số tia vi bụng
P: Số tia vi ngực
C: Số tia vi đuôi
Lt : Chiều dài thân cá (cm)
W: Trọng lượng thân cá (g)
Lo: Chiều dài đá tai (mm)
CF: Hệ số điều kiện
t: tuổi tại thời điểm t,đơn vị năm
L∞: Chiều dài tối đa cá có thể đạt được
to: Tuổi lý thuyết tại đó cá có chiều dài bằng 0
K: Hệ số tăng trưởng


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................10
1.1 Giới thiệu................................................................................10
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................10
1.3.Nội dung nghiên cứu .............................................................11
PHẦN 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.....................12
2.1.Đặc điểm hình thái, sinh học sinh sản của cá rô đồng (Anabas
testudineus)...................................................................................12
2.2 Đá tai ......................................................................................13
2.2.1 vị trí, đặc điểm và hình thái của đá tai ................................13
2.2.2 Sự hình thành đá tai ...........................................................16
2.2.3.Các nghiên cứu khoa học về đá tai .....................................16

2.2.4 Các ứng dụng khoa học của đá tai ......................................17
PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......18
3.1 Địa điểm nghiên cứu...............................................................18
3.2 Thời gian nghiên cứu..............................................................19
3.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................19
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................20
3.4.1 Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu ..............................20
3.4.2 phương pháp phân tích mẫu.................................................20
3.4.3 Phương pháp phân tích đá tai .............................................20
3.4.4 Phương pháp tính toán ........................................................21
3.4.5 Phương pháp sử lý số liệu...................................................22
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................23
4.1 Mô tả hình thái đá tai của cá rô đồng (Anabas testudineus)...23
4.2 Quan hệ tương quan chiều dài và trọng lượng thân cá của loài
cá rô đồng (Anabas testudineus)...................................................25
4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa đá tai phải trái của cá rô đồng
(Anabas testudineus).....................................................................26
4.4 Quan hệ tương quan giữa chiều dài đá tai và trọng lượng thân
cá rô đồng (Anabas testudineus) ..................................................27
4.5 Quan hệ tương quan giữa chiều dài đá tai và chiều dài thân cá
rô đồng (Anabas testudineus) ......................................................27
4.6 Hệ số điều kiện CF cá rô đồng (Anabas testudineus).............28


4.7 Tăng trưởng ở cá rô đồng (Anabas testudineus).....................29
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................31
5.1 Kết luận...................................................................................31
5.2 Đề Xuất ..................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................32
PHỤ LỤC.....................................................................................33


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Hệ số điều kiện CF của của cá rô đồng trong thời gian
nghiên cứu..................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2: Tần suất chiều dài cá rô đồngError: Reference source not
found


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cá rô đồng (Anabas testudineus bloch,1792)Error: Reference source
not found
Hình 2. Mô tả vị trí đá tai (Stevenson and campana,1992)...Error: Reference
source not found
Hình 3. Ba cặp đá tai của cá Bơn (Jennifer, 2009)....Error: Reference source
not found


Hình 4. Hình thái đá tai của loài Epigonus denticulatus.......Error: Reference
source not found
Hình 5. Hình dạng của đá tai Sagitta cá rôError: Reference source not found
Hình 6: Sự hình thành vòng tăng trưởng của cá. .Error: Reference source not
found
Hình 7. Tỉnh Hậu Giang............................Error: Reference source not found
Hình 8. Mô tả cách thông thường lấy đá tai........Error: Reference source not
found
Hình 4.1: Mô tả hình thái đá tai (sagitta) của cá rô đồng......Error: Reference
source not found
Hình 4.2: Kích cỡ đá tai ứng với các nhóm chiều dài khác nhau của cá rô
đồng...........................................................Error: Reference source not found
Hình 4.3: Mối tương giữa chiều dài thân cá (Lt) và trọng lượng thân cá (W)

...................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.4: Mối tương quan giữa chiều dài đá tai (Lo) phải và trọng lượng
thân cá (W) của cá rô đồng........................Error: Reference source not found
Hình 4.5: Tương quan chiều dài đá tai (Lo) phải và chiều dài thân cá (Lt)
của cá rô đồng...........................................Error: Reference source not found
Hình 4.6: Hệ số điều kiện CF của cá rô đồng......Error: Reference source not
found
Hình 4.7 Đường cong tăng trưởng của cá rô đồngError: Reference source not
found


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Việt Nam là quốc gia có diện tích nước ngọt bề mặt lớn với 653 nghìn hecta sông
ngòi, 394 nghìn hecta hồ chứa, 85 nghìn hecta đầm phá ven biển, 580 nghìn hecta
ruộng lúa nước. Ngoài ra, ở đồng bằng sông Cửu Long hằng năm có khoảng 1
triệu hecta diện tích ngập lũ trong 2-4 tháng. Vì vậy nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt
Nam rất phong phú. Nên nghề cá nước ngọt bao gồm khai thác tự nhiên và nghề
nuôi đã đóng góp vào việc cung cấp thực phẩm quan trọng cho nhân dân. Chính vì
thế nên việc bảo vệ nguồn lợi này tránh bị cạn kiệt vì thế nên đưa ra những chính
sách khai thác hợp lý thì cần nấm được đặc điểm phân bố, hình thái, sinh sản để
cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu xác định thành phần loài.
Mặt dù ở nước ta chưa có nhiều nghiêm cứu tìm hiểu về thành phần loài và phân
bố của loài cá nước ngọt và cũng chưa đi sâu vào tìm hiểu các đặc điểm sinh học
sinh sản và nhất là đá tai của cá thì tài liệu ở trong nước không có nhiều về tài liệu
này. Mà đá tai chính là cở sở quan trọng cho việc tìm hiểu phân bố của loài và
điều kiện môi trường sống của cá cũng như cho ta xác định được tuổi của cá.
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì Hậu Giang có một hệ thống kênh rạch chằng
chịt với tổng chiều dài là 2300 km. Là một vị trí hết sức thuận lợi về điều kiện tự
nhiên vì vậy mà một số lượng lớn các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế tập trung

ở đây. Đây chính là điều kiện thuận lợi để có được số lượng mẫu cá đa dạng và
đảm bảo chất lượng công tác nghiên cứu, giúp cho kết quả đảm bảo độ chính xác
cao.
Chính vì những điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi. Do đó đề tài “ Hình thái đá
tai và tăng trưởng của cá rô đồng “Anabas testudineus” ở tỉnh Hậu Giang” đã được
thực hiện. Nhằm nghiên cứu được sự sinh trưởng và phát triển của loài. thông qua
việc phân tích đá tai và tăng trưởng của loài phân bố ở tỉnh Hậu Giang.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu này nhằm giúp chúng ta có thêm những hiểu biết về quá
trình tăng trưởng của loài cá rô đồng (Anabas testudineus), từ đó kết quả sẽ là cơ
sở khoa học cho các công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm phục vụ cho công tác
định loại, bảo tồn và phát triển đối tượng này cho tương lai.


1.3.Nội dung nghiên cứu
Mô tả các đặc điểm hình thái đá tai của loài cá rô đồng (Anabas testudineus).
Phân tích mối quan hệ tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân cá.
Phân tích mối quan hệ tương quan giữa chiều dài, trọng lượng thân cá với chiều
dài đá tai của cá .
Mô tả sự tăng trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus).


PHẦN 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.Đặc điểm hình thái, sinh học sinh sản của cá rô đồng (Anabas testudineus)
Vị trí phân loại
Giới :Animalia
Nganh : Vertebrata
Lớp : Osteichthyes
Bộ : Perciformes
Họ : Anabantidae

Giống : Anabas
Loai : Anabas testudineus bloch,1792.
Tên địa phương: Cá rô đồng
Tên tiếng anh: climbing perch
Kích Thước : 120-250 mm
Chỉ tiêu hình thái :
D: XVII-XVIII,9-10

P:II,12-13

A:IX-X,10

V:I,5

Hình 1. Cá rô đồng (Anabas testudineus bloch,1792)
Mô tả : Thân thon dài, đầu rộng, mõm ngắn và hơi tròn. Mắt to, đầu và mặt bên
đều phủ vẩy, ria nắp mang có răng cưa, thân phủ vẩy lược. Gai vây cứng và rất
chắc chắn. Gốc vây đuôi có đốm đên tròn. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có
màu xanh đen.Vây lưng và vây hậu môn dài, vây lưng cá tia vây cứng, vây đuôi
không chia thùy. Có cơ quan hô hấp phụ nằm trên cung mang thứ nhất (gọi là hoa
khế).


Phân bố : Cá rô thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao,
mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch... phân bố ở Thái Lan, Campucchia, Lào và Việt
Nam.
Đặc điểm sinh học: là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới.cá
có khả năng chụi đựng được môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là cá có thể hô hấp
bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ.
Đặc điểm sinh trưởng: Cá có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm. Kích thước tối

đa nhỏ, thường gặp 50 – 100g/con. Trong tự nhiên cá 1 năm tuổi đạt 50 – 80g.
Sinh sản : Cá rô đồng từ lúc nở đến lúc phát dục khoảng 7,5 - 8 tháng tuổi. Trọng
lượng cá bình quân khoảng 50 - 70gam/con. Cá trong tự nhiên mang trứng vào
khoảng tháng 5 – 7 đến tháng 9 thoái hóa hoàn toàn. Phân biệt đực - cái: cá đực có
thân hình thon dài hơn so với cá cái. Cá đực phát dục có tinh dịch màu trắng, dùng
tay vuốt nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây hậu môn, tinh dịch thoát ra có màu
trắng sữa. Đây là lúc chính muồi của sự thành thục, cá đã sẵn sàng cho việc sinh
sản. Với cá cái, khi mang trứng, bụng sẽ phình to, mềm. Nếu dùng tay vuốt nhẹ,
trứng sẽ vọt ra ngoài báo hiệu cá đang sẵn sàng cho việc sinh sản. Cá đẻ trong tự
nhiên: tự bắt cặp sinh sản. Sau những cơn mưa, hoặc mực nước thủy vực thay đổi
(do thủy triều) là điều kiện ngoại cảnh thích hợp - kích thích cá sinh sản. Hình
thức sinh sản là bắt cặp sinh sản: Do hưng phấn nên trong quá trình bắt cặp sinh
sản, cả cá cái lẫn cá đực sẽ phóng lên khỏi mặt nước liên tục. Bãi đẻ của cá là ven
những bờ ao, bờ ruộng - kênh - mương, nơi nước nông - yên tĩnh và có nhiều cỏ cây thủy sinh. Cá cái sẽ đẻ trứng vào trong nước, đồng thời với lúc trứng được đẻ
ra cũng là lúc tinh trùng từ cá đực được phóng ra. Trứng ngay lập tức được thụ
tinh và nổi lên trên mặt nước nhờ vào những lớp ván dầu màu vàng được phóng ra
cùng lúc với trứng. Do cá không có tập tính bảo vệ trứng sau khi sinh sản (ngược
lại đôi khi còn quay lại ăn cả trứng vừa đẻ ra) nên lượng trứng đẻ ra rất nhiều (bù
trừ lượng hao hụt do không thụ tinh, do địch hại), thường lớn hơn 3000 trứng/cá
cái .
2.2 Đá tai
2.2.1 vị trí, đặc điểm và hình thái của đá tai
Cá có một cơ quan thính giác để nghe và truyền thông tin trong môi trường nước
và cơ quan này phải được hợp nhất trong cơ thể cá. cơ quan cảm giác này được gọi
là tai trong (Labyrinth) và phía sau của khoang sọ và giữ chức năng cân bằng và
định hướng và dò tìm âm thanh.


Đá tai là cơ quan cảm giác nói chung được gọi là mê cung. Mê cung có da mỏng
và có ba túi chính, từng túi chứa đựng một viên đá tai nói chung là sỏi tai ( thạch

nhĩ). Cái lớn nhất của những túi này là túi bầu dục ,chứa đựng sỏi tai nhỏ. Viên đá
khóa được hình thành khác nhau trong các loài khác nhau và bởi vậy sỏi tai này
được sử dụng trong phân loại. Cái nhỏ nhất của những túi là ống ốc tai, nối chỉ tới
túi nhỏ và chứa đựng sỏi tai cuối cùng được gọi là sỏi thính giác .
Đá tai Sagitta
Đá tai Asteriscus
Đá tai Lapillus

Não

Hình 2. Mô tả vị trí đá tai (Stevenson and campana,1992)
Trong cơ thể cá thì hệ thống tai trong của cá luôn luôn có đầy đủ ba cặp. Đó là đá
tai chính (Sagitta) tham gia vào việc phát hiện các âm thanh và quá trình xử lý
hay chuyển đổi các song âm thanh thành tín hiệu điện, viên đá tai nhỏ hơn
(Lapillus) tham gia vào việt phát hiện của lực hấp dẫn và âm thanh và cuối cùng
là viên sỏi nhỏ thính giác (Asteriscus) tham gia vào việt phát hiện âm thanh và quá
trình xử lý âm thanh (Tero Hakonen,1986).


Mép lưng

Hình 3. Ba cặp đá tai của cá Bơn (Jennifer, 2009)
Tuy mỗi loài cá khác nhau thì hình dạng đá tai cũng khác nhau nhưng cấu trúc
chính của đá tai Sagitta vẫn giống nhau (Hakonen,1986)
Mép lưng
Gờ rãnh trên
4. Hình
Vùng Hình
lỡm mặt
lưng thái đá tai của loài Epigonus denticulatus

Đôi chủy
Rãnh
Chủy

Hình
Miệng
5. rãnh
Hình
dạng của đá
tai Sagitta cá

Vùng lỡm mặt bụng

phần đuôi của rãnh
Gờ rãnh dưới
Mép bụng

.


2.2.2 Sự hình thành đá tai
Đá tai được cấu tạo bởi canxi cacbonat và protein. Hai hợp chất này tiếp xúc với
bề mặt đá tai và kết hợp với quá trình khoáng hóa và hình thành nên đá tai
(otolith).
Đá tai có sự khác nhau đối với từng loài khác nhau là do sự tiếp xúc của hai hợp
chất canxi cacbonat và protein lên bề mặt của đá tai. Và sự tiếp xúc nhiều hay ít
phụ thuộc vào môi trường mà cá sinh sống, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời gian
và mùa vụ ...Ví dụ như một số loài cá có tập tính di cư và trú đông, nên thời gian
này cá tiêu thụ thức ăn ít các mùa khác, vậy nên ít lượng protein hơn. Do dó khi
quan sát đá tai các loài cá này thì ta sẽ thấy một cấu trúc vòng tròn bao gồm một

số vòng có màu đục và một số vòng có màu trắng trong. Vòng này được gọi là
vòng tăng trưởng của cá. Thông qua vòng tăng trưởng sẽ xác định tuổi cá, tốc độ
tăng trưởng cá và môi trường cá đã từng sống ( NPAFC,2006)

Hình 6: Sự hình thành vòng tăng trưởng của cá
()
2.2.3.Các nghiên cứu khoa học về đá tai
Theo Brown (2000 việt sử dụng đá tai để xác định sự di cư của một số loài trong
khu vực từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. theo đó đá tai được xem là một thiết
bị theo dõi vì các hóa chất trong nước nơi cá sinh sống được sáp nhập vào đá tai,
Jennifer Brown đã pân tích các thành phần hóa học của đá tai từ nhiều nguồn cá
trong số các mẫu và thấy rằng các hóa chất đặc biệt tồn tại trong đá tai tương ứng
với môi trường sống của cá lúc chưa trưởng thành.
Các nghiên cứu về mô tả đá tai ở các loài cá nước ngọt ở Châu Âu được công bố
bởi Drouillard (1935). Trong các kết quả được công bố sau đó của Bauzas (1962),
Schmidt (1986), Nijssen (1964) và Hecht (1978) có sự mô tả rất nhiều về đá tai
của các loài cá xương ở biển. Một số nhà cổ sinh học như Weiler (1942) và Nolf


(1978) đã mô tả đá tai của các loài cá có xương tương ứng từ kỷ nguyên đại cổ
sinh. Christensen (1964), Zoutendyk (1974), Blacker (1974), Deelder (1976) và
một vài người khác đã đưa ra những phương pháp thành công trong việc xác định
các vòng tuổi trong đá tai cá (Tero Harkonen, 1986) và nghiên cứu mối tương
quan giũa chiều dài, trọng lượng đá tai đặc điểm sinh trưởng của cá (Tero
Harkonen,1986).
Ngoài ra còn một số nghiên cứu trong nước như: Nghiêm cứu đá tai của cá để xác
định độ tuổi, sự tăng trưởng, nhận dạng giống loài cá chưa phổ biến. Đỗ Hữu
Hoàng (2003) đã nghiên cứu tổng quan về đá tai và một số phương pháp xác định
độ tuổi cá nhiệt đới. Trần Đắc Định (2008) đã nghiêm cứu sự sinh trưởng và xác
định tuổi cá bóng kèo (Pseudapocryptes elongatus) thông qua đá tai của cá ở bãi

bồi vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long .
2.2.4 Các ứng dụng khoa học của đá tai
Theo nghiên cứu của Hortle (1998) đá tai được dùng để xác định tuổi cá bởi vì tốc
độ lớn của đá tai tỷ lệ thuật với tốc độ lớn của cá, bởi nó được cấu tạo từ những
tầng (vòng) protein và canxi cacbonat nhỏ xen kẻ với nhau gọi là vòng năm. Vòng
năm lớn lên từng ngày cho nên có thể tính được tuổi cá khi chưa trưởng thành.
Hình dạng khác biệt của đá tai thường là đặc trưng của mỗi loài cá. Vì vậy các nhà
sinh học cũng như phân loại học và nhà khảo cổ có thể dựa vào hình dạng và kích
thước đá tai được bảo quản và bị tiêu hóa chậm và tồn tại trong ruột cá dữ cho
phép xác định được thành phần loài là loại cá gì (Campana and cassleman 1993;
Campana 2004).
Áp dụng gần đây nhất là dựa vào phân tích đồng vị ổn định của đá tai. Đá tai tích
tụ chất oxy đồng vị theo tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vào môi trường. Vì thế nó được
phản ánh nhiệt độ nước trong thời gian cá sống ở đó. Cả đá tai của cá hóa thạch
hiện này dùng để xác định nhiệt độ thời tiền sử.
2.2.5 Tương quan giữa chiều dài, trọng lượng đá tai và chiều dài trọng lượng
thân cá
Trên thế giới với nhiều nghiên cứu khác nhau kết quả về mối tương quan hệ giữa
chiều dài đá tai và chiều dài cá thể hiện khá rõ


Tuset (2003) cho rằng đối với các loài cá sống trên cạn (seranus scriba) thì có
kích thước đá tai và rảnh nhỏ hơn các loài cá đáy (Seranus cabrilla) và
(S.atricauda). Hình dạng đá tai theo chiều dài của loài. Đối với phần lớn các loài,
mối quan hệ trong chiều dài đá tai và chiều cá có thể miêu tả bằng phương trình
hồi qui tuyến tính đơn (Frost và Lowry,1981).
Các mối quan hệ trọng lượng và chiều dài được áp dụng cơ bản để đánh giá đàn
cá. Các mối quan hệ chiều dài cũng giúp để tìm ra điều kiện, sinh sản, môi trường
sống và mức độ sinh trưởng nói chung của các loài cá và mức độ ổn định của quần
đàn. Nó là cần thiết cho tất cả nghiên cứu khoa học nhằm mang lại nhiều kết quả

đáng tin cậy hơn khi so sánh giữa các quần thể. Mối quan hệ này được tính toán và
sử dụng phương trình W=aLb, (Ricker,1979). Đối với phần lớn các loài mối quan
hệ giữa chiều dài đá tai và chiều dài trọng lượng có thể được miêu tả bởi một
phương trình hồi qui tuyến tính đơn (Frost và Lowry,1981). Đá tai bên trái và bên
phải cũng có sự khác biệt về kích cỡ trong những loài cá (Echeverria,1987).
Việc nghiên cứu này để thu thập thông tin về mối quan hệ giữa chiều dài đá tai và
chiều dài cá để các nhà nghiên cứu xác định kích cỡ cá từ đá tai thu được.

PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
Một số huyện trong khu vực tỉnh Hậu Giang như: Phụng Hiệp (xã Phương Bình),
Long Mỹ (Xã Long Trị, Xã Vĩnh Thuận Đông), Vị Thủy (Xã Vị Thắng)


Điểm thu mẫu

Hình 7. Tỉnh Hậu Giang ()
3.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2011 đến tháng 12/2011
3.3 Vật liệu nghiên cứu
• Cân điện tử
• Thước đo
• Thước panme
• Giấy bóng mờ
• Dao mổ
• Kim mũi giáo


• Kim mũi nhọn
• Ben gấp

• Tuýp Eppendoff 1.5ml
• Giấy ticker,bút chì
• Cồn Ethalnol 70o
• Kính hiển vi
• Mẫu vật
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu
Mẫu được thu định kỳ trong ba tháng và mỗi tháng 1 lần. Thu 60 cá thể của loài
trong mỗi lần thu.
Thu thập tại hiện trường bằng các ngư cụ khai thác thông thường: lưới kéo, luới
vây, lưới rê, chài….
Mẫu sau khi thu được đem về tiến hành cân trọng lượng, đo chiều dài sau đó đem
bảo quản trữ lạnh và mang vào phòng nguồn lợi khoa Thủy Sản-Đại Học Cần Thơ
để phân tích
3.4.2 phương pháp phân tích mẫu
60 cá thể sẽ được chọn ngẫu nhiên từng cá thể để xác định trọng lượng toàn thân,
chiều dài tổng, chiều dài chạc, chiều dài chuẩn. Sau đó tiến hành lấy đá tai trong
khoang tai ở bên trong hộp sọ và đo chiêu dài, chiều rộng.
3.4.3 Phương pháp phân tích đá tai
Đá tai nằm trong khe của tai trong, nằm ở hai bên đầu cá. Mặt cắt thẳng đứng cũng
được sử dụng để xác định tuổi cá. Phương pháp thu đá tai là qua một đường mở
nằm ngang trên đầu phía sau mắt hoặc mở nắp hộp sọ (Phạm Thanh Liêm và Trần
Đắc Định,2004)
Thông thường các nhà nghiên cứu chỉ sử dụng cặp đá tai chính (Sagitta) để
nghiêm cứu, vì thế đây chính là cặp đá tai lớn nhất trong ba cặp đá tai, thuận lợi
trong công tác nghiêm cứu. Đá tai sau khi lấy ra khỏi đầu cá sẽ được làm khô để
không còn chất dịch và máu cá, sẽ được rữa sạch lại bằng cồn Etylic 700 để loại
trừ các mô liên kết sau đó được bảo quản trong lọ kính.



Hình 8. Mô tả cách thông thường lấy đá tai
http://146.63.60.42/ADU/OtolithRemoval.aspx

Đá tai sau khi thu thập sẽ được cân trọng lượng và đo chiều dài đồng thời mô tả
các đặc điểm về hình thái của đá tai thông qua ảnh chụp dưới kính lúp theo
phương pháp của Harkonen (1986).
3.4.4 Phương pháp tính toán
Xác định tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá được thực hiện bằng cách:
mẫu thu sau khi được xử lý sẽ tiến hành cân trọng lượng, đo chiều dài tổng, chiều
rộng sau đó thiêt lập mối tương quan theo phương pháp của Ricker (1979)
Công thức :

W= a* Lb
Trong đó:
W: Trọng lượng (g)
L: Chiều dài (mm)
b: Hệ số tăng trưởng
a: Hằng số tăng trưởng ban đầu
- Thiết lập mối tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá theo phương pháp
của Harkonen (1986) qua công thức:

Lt = c+d*Lo
Trong đó :
Lt: Chiều dài thân cá (mm)
L0: Chiều dài đá tai (mm)
C,d: Hằng số
- Thiết lập mối tương quan giữa chiều dài đá tai và trọng lượng cá theo phương
pháp của Harkonen (1986) qua công thức :



W=g * Loh
Trong đó :
W: Trọng lượng cá (g)
Lo: Chiều dài đá tai(mm)
g: Hằng số
h: Số mũ
Ngoài ra Hile (1936) và Beckman (1948) đã đề xuất công thức để tính hệ số điều
kiện như sau :

CF =
Trong đó :
CF: Là hệ số điều kiện
W: Là trọng lượng thân cá (g)
Lb: Là chiều dài toàn thân cá (cm)
Theo phương trình tăng trưởng von Bertalanffy là một trong những phương trình
căn bản trong sinh học nghề cá, bởi vì nó được sử dụng như là một mô hình thành
phần trong các mô hình phức tạp hơn mô hình tả sự biến động của quần đàn cá.
Phương trình được biểu diễn như sau:

Lt = L∞ (1- e[-k(t-to)])
Trong đó:
t: Tuổi tại thời điểm t, đơn vị năm
L∞: Chiều dài tối đa mà cá có khả năng đạt được
to: Là tuổi lý thuyết tại đó cá có chiều dài bằng 0, thứ nguyên của năm.
to thường bằng 0 và có giá trị âm.
K: Là hệ số tăng trưởng nói lên tốc độ cá thể đạt đến chiều dài L∞, thứ
nguyên của 1 năm.
3.4.5 Phương pháp sử lý số liệu
Dùng phần mềm Microsolf Exccl (2003) để lý số liệu dưới dạng trung bình và
thống kê

Dùng phân mềm Microsolf Word (2003) để viết báo cáo.
Dùng phần mềm FMSP chạy số liệu tăng trưởng.


PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô tả hình thái đá tai của cá rô đồng (Anabas testudineus)
Trong nghiên cứu đá tai thi trong ba cặp đá tai thì cặp đá tai lớn nhất là đá tai
chính là (Sagitta) và được sử dụng cho công tác nghiên cứu. Để việc mô tả đá tai
chính xác hình dạng cấu trúc của nó hơn thì ta cần phải để đá tai theo hướng chính
xác. Điều này không thể quan sát bằng mắt thường, nên cần có một quy tắc đơn
giản có thể quan sát được là phần nhọn nhất của đá tai (Sagitta) là phần chủy hay
mỏ (Rostrum), trong nghiên cứu này thì mép lưng của đá tai là phần lõm. Đối diện
với chủy là phần đuôi (Posterior Margin). Phần ở giữa luôn có một cấu trúc dọc
gọi là rãnh trung tâm (Cauda). Còn mặt ngoài của đá tai (Sagitta) là một mặt lồi, từ
hai mặt này sẽ giúp ta định dạng đúng hướng đá tai khi nghiên cứu.
Đối chủy

Mép lưng

Mép lưng
chủy

Phần đuôi

Mép bụng

Phần đuôi

Mép bụng
Rãnh trung tâm


Mặt trong đá tai

Mặt ngoài đá tai

Hình 4.1: Mô tả hình thái đá tai (sagitta) của cá rô đồng
Cá rô đồng với số mẫu thu được là n = 180 mẫu, trong đó chọn ra một số mẫu
tương ứng với các kích cỡ chiều dài khác nhau để quan sát, thấy cấu trúc mặt
ngoài của đá tai (Sagitta) của cá rô đồng là một mặt lồi. Về cấu trúc mặt trong của
đá tai (Sagitta) thì gồm có phần chủy (Rostrum) phần hơi nhọn trên đá tai. Đối
chủy (Antirostrum) là phần hơi nhô ra nằm ở phía trên chủy. Rãnh trung tâm
(Cauda) của đá tai là một vùng lõm nông ngay ở phía dưới chủy. Mép lưng
(Dorsal Depression) nằm ngay phía trên của vùng hơi lõm mặt lưng. Phần đuôi
(Posterior Margin) là phần nằm đối diện với chủy. Mép bụng (Ventral Margin) là
phần đối diện với với mép lưng và nhô ra và tạo thành một gốc hơi vuông với
phần đuôi.


Về mối tương quan giữa chiều dài thân cá và kích thước đá tai thì không có sự
tương quan lớn. Ở nghiên cứu này thì quan sát được giữa các cá thể khác nhau về
kích thước chiều dài và trọng lượng thân cá thì khác nhau về hình dạng bên ngoài
của đá tai và phần nhỏ về kích thước đá tai.
Sau đây là một số hình ảnh về cấu trúc mặt ngoài và mặt trong của đá tai cá rô
đầu vuông, tương ứng với từng kích cỡ chiều dài khác nhau là những hình dạng đá
tai khác nhau. Trong n = 180 mẫu, tương ứng với 3 kích cỡ chiều dài đá tai và 3
kích cỡ chiều dài thân cá cũng là 3 giai đoạn phát triển trong chu kỳ đời sống của
cá.
Nhóm 1: Quan sát 15/45 mẫu đá tai có chiều dài thân cá nhỏ hơn và bằng 7.5
cm, ở giai đoạn này mép lưng chưa nhô lên, chủy hơi nhô ra, rãnh trung tâm chưa
thấy rõ. miệng rãnh có chia thùy.


Lt : 7 cm
Mặt ngoài đá tai

L0: 0.075 mm
mmmm
Mặt trong đá tai

Nhóm 2: Quan sát 20/70 mẫu đá tai có chiều dài thân cá lớn hơn 7.5 cm cho
đến bằng 9.2 cm, ở giai đoạn này mép lưng bắt đầu nhô lên cao và chia nhiều thùy,
rãnh trung tâm xuất hiện rõ, miệng rãnh chia thùy, chủy vẫn không thay đổi.

Mặt trong
ngoài đá tai

L0L: t0.082
: 8.6 cm
mm


Nhom 3: quan sát 35/65 mẫu đá tai có chiều dài thân cá lớn hơn 9.2 cm, ở giai
đoạn này mép lưng nhô cao nhưng không chia thùy và nhô ra về phía đầu chủy,
chủy có phần nhô ra và nhọn và miệng rãnh không còn chia thùy.

Lt: 10.4 cm
Mặt ngoài đá tai

L0: 0.091 mm
Mặt trong đá tai


Hình 4.2: Kích cỡ đá tai ứng với các nhóm chiều dài khác nhau của cá rô đồng
4.2 Quan hệ tương quan chiều dài và trọng lượng thân cá của loài cá rô đồng
(Anabas testudineus)
Qua thời gian nghiên cứu xác định mối tương quan giữa chiều dài L t (cm) và
trọng lượng W (g) toàn thân cá là một trong những tham số để qua đó biết được
hình thái của cá cũng như các giai đoạn tăng trưởng khác nhau về trọng lượng và
chiều dài. Tốc độ tăng trưởng không giống nhau hoàn toàn mà có sự sai khác tùy
loài, giới tính, môi trường sống, thời gian sống.. Vì vậy xác định được quan hệ
tương quan của cá rô đồng (Anabas testudineus). Với cỡ mẫu n = 180 mẫu và
Mặt ngoài đá taiphương
cá rôMặt
đầu
ngoài
vuông
đá tai
cátrong
rô đồng
trình
tương
quan
nghiên cứu cho thấy chiều dài thân cá (Lt) và trọng
lượng toàn thân cá (W) có mối liên quan rất khá chặt chẽ với nhau. Đều đó được
thể hiên qua các đồ thị biểu diễn mối quan hệ tương quan giữa chiều dài thân cá L t
(cm) và trọng lượng toàn thân cá W (g).
Mối tương quan của cá rô đồng được xác định dựa vào số liệu phân tích từ
N
= 180 mẫu cá, với chiều dài từ 6 cm – 12 cm và trọng lượng thân cá từ 4,32 g đến
30,1 g. Trong đó hệ số tương quan rất chặt chẽ với hệ số tương quan R 2 = 0.9264
và với phương trình hồi qui tương quan là W = 0.0156Lt2.9301.



×