Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế kỹ THUẬT của các mô HÌNH NUÔI THỦY sản TRÊN nền AO NUÔI tôm sú THÂM CANH ở TỈNH bạc LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.35 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ MỸ XUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ-KỸ THUẬT
CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN TRÊN NỀN AO
NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH Ở TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2010

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ MỸ XUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ-KỸ THUẬT
CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN TRÊN NỀN AO
NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH Ở TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH



2010

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn thầy Trương Hoàng Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn quí thầy cô cùng các cán bộ khoa Thủy sản đã dạy bảo, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị cán bộ ở TT KN-KN
Bạc Liêu, trạm KN TX Bạc Liêu, Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Bình. Xin cảm
ơn sự giúp đỡ của anh Quân, anh Hoàng, chị Xuyến, các cơ quan chính quyền địa
phương cùng bà con nông dân tại huyện Hòa Bình và TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Xin cảm ơn tập thể lớp Quản lý nghề cá K32 đặc biệt là các bạn Phan Minh Tiến,
Võ Thành Phát, Bùi Thị Mỹ Duyên, Trần Thị Mỹ Phương, Cao Phước Thắng,
Nguyễn Hữu Trí, Đỗ Thị Thanh Thúy, Lê Minh Thùy, Huỳnh Trần Thúy Duy,
Phạm Văn Tổng lớp Quản lý nghề cá K32 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả.

i

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


TÓM TẮT
Nhằm đánh giá được thực trạng và hiệu quả kinh tế của các mô hình đang phát
triển trên nền đất nuôi tôm thâm canh trước đây, nghiên cứu này đã được thực hiện

thông qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên 60 nông hộ ở Thị xã Bạc Liêu và huyện Hòa
Bình, tỉnh bạc Liêu từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010. Trong nghiên cứu này, số
liệu về tôm sú được thu thập từ vụ nuôi mùa nắng, số liệu về cá kèo là từ vụ nuôi
mùa mưa.
Nghiên cứu này cho thấy, có 3 hình thức nuôi phổ biến đang phát triển gồm: (1
)tôm sú bán thâm canh/thâm canh (BTC/TC) chiếm 50%; (2) tôm sú-cá kèo luân
canh (LC) chiếm 13,3% và (3) cá kèo chuyên canh (CC) chiếm 36,7%. Mô hình
nuôi cá kèo CC và LC đã được chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm sú BTC/TC kể từ
năm 2004-2006.
Mô hình tôm sú BTC/TC, diện tích bình quân là 1,1 ha/hộ, với 0,34 ha/ao. Độ mặn
trung bình ở vụ 1 (mùa khô) và vụ 2 (mùa mưa) là 25,7%o và 16,6%o. Mật độ và
năng suất nuôi bình quân ở vụ 2 là 17,7 con/m2 và 3,2 tấn/ha. Hệ số tiêu tốn thức
ăn (FCR) là 1,4. Tổng chi phí bình quân là 158,6 triệu/ha. Trong đó, chi phí thức
ăn chiếm 72,6%, con giống: 5,8%. Lợi nhuận đạt 238,4 triệu/ha.
Mô hình tôm sú-cá kèo LC, diện tích trung bình là 0,8  0,5ha/hộ, với 0,18 ha/ao.
Mùa vụ nuôi tôm sú thường bắt đầu vào tháng 9 đến tháng 1 năm sau, độ mặn từ
20-30%o; vụ nuôi cá kèo thường bắt đầu vào đầu mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 6,
độ mặn từ 5-10%o. Mật độ và năng suất nuôi: đối với tôm sú: 12,75  4,0 con/m2
và 4,2 tấn/ha; cá kèo: 101,9 con/m2 và 6,9 tấn/ha. FCR trung bình của tôm sú là
1,5, cá kèo: 1,35. Tổng chi phí bình quân của nuôi tôm sú là 197,8 triệu/ha; cá kèo:
235,8 triệu/ha. Trong đó, tỷ lệ chi phí thức ăn và con giống của tôm sú là 80,7% và
3,5%; còn đối với cá kèo tỷ lệ này là 47,95% và 44,6%. Lợi nhuận bình quân nuôi
tôm sú là 305,8 triệu/ha; cá kèo: 196,4 triệu/ha.
Mô hình nuôi cá kèo CC, diện tích bình quân là 0,9 ha/hộ, với 0,3 ha/ao. Vụ 1 từ
tháng 5 đến tháng 8, độ mặn dao động từ 3-25%o; vụ 2 từ tháng 9 đến tháng 1 năm
sau, độ mặn từ 10-30%o. Mật độ và năng suất nuôi vụ 2 là 85,3 con/m2 và 2,34
tấn/ao, năng suất trung bình 8,85  5,0 tấn/ha, thời gian nuôi 3-4,5 tháng, FCR
trung bình: 1,35  0,17. Tổng chi phí bình quân là 280,9triệu/ha. Trong đó, tỷ lệ
chi phí thức ăn là 49,1%, con giống: 39,3%. Lợi nhuận bình quân 266,55 triệu/ha.
Khó khăn của mô hình (1) là dịch bệnh trên tôm sú, của mô hình (2) và (3) là con

giống cá kèo không đáp ứng nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng.

ii

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ.........................................................................................................i
Tóm tắt ............................................................................................................ii
Mục lục...........................................................................................................iii
Danh sách bảng...............................................................................................vi
Danh sách hình ..............................................................................................vii
Danh mục từ viết tắt......................................................................................viii
CHƯƠNG 1............................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU............................................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1
1.3 Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 2
1.4 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2
CHƯƠNG 2............................................................................................................. 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................... 3
2.1 Cơ sở sinh thái học ......................................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm sinh học cá kèo......................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học tôm sú ........................................................................ 7
2.2 Tình hình phát triển nghề nuôi tôm sú trên thế giới ......................................... 8
2.3 Tình hình nuôi tôm sú, cá kèo ở ĐBSCL ........................................................ 9
2.4 Tình hình nuôi tôm sú, cá kèo tại Bạc Liêu ................................................... 10
2.5 Hiện trạng nuôi thủy sản ở Bạc Liêu............................................................. 11

2.5.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Bạc Liêu ............................................. 11
2.5.2 Sơ lược tình hình nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu................................... 12
CHƯƠNG 3........................................................................................................... 14
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 14
3.1 Thời gian và địa bàn nghiên cứu ................................................................... 14
3.2 Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 14
3.2.1 Số liệu thứ cấp ....................................................................................... 14
3.2.2 Số liệu sơ cấp......................................................................................... 14
3.3 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ......................................................... 15
CHƯƠNG 4........................................................................................................... 16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................ 16
4.1 Tình hình phát triển các mô hình nuôi thủy sản trên nền ao tôm sú ............... 16
4.1.1 Thông tin chung..................................................................................... 16
4.1.2 Tình hình phát triển ............................................................................... 16
4.2 Khía cạnh kỹ thuật........................................................................................ 18
4.2.1 Công trình nuôi...................................................................................... 18
4.2.2 Cải tạo ao............................................................................................... 18
4.2.3 Nguồn giống và mật độ thả .................................................................... 19
4.2.4 Thức ăn và cách cho ăn.......................................................................... 21
4.2.5 Quản lý ao nuôi ..................................................................................... 24
4.2.6 Cách thu hoạch ...................................................................................... 25
4.3 Khía cạnh kinh tế.......................................................................................... 29
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của 3 mô hình .................. 33
4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ...................................................... 33
4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ...................................................... 35

iii

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



4.5 Tầm quan trọng của các mô hình nuôi đối với sinh kế người dân .................. 37
CHƯƠNG 5.......................................................................................................... 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................... 40
5.1 Kết luận........................................................................................................ 40
5.2 Đề xuất..................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 41
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 43

iv

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Báo cáo tiến độ sản xuất.....................................................................13
Bảng 4.1 Tỷ lệ số hộ dùng vôi và liều lượng vôi ...............................................19
Bảng 4.2 Mùa vụ thả giống ...............................................................................21
Bảng 4.3 Mức nước, mật độ, độ mặn, cỡ giống, mùa vụ thả nuôi ......................21
Bảng 4.4 Độ đạm của một số loại thức ăn dùng trong 3 mô hình ......................23
Bảng 4.5 Tổng lượng thức ăn, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) .............................24
Bảng 4.6 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống, kích cỡ thu hoạch, sản lượng, năng suất của 3
mô hình.............................................................................................................26
Bảng 4.7 Một số bệnh thường gặp trên ao nuôi tôm sú, cá kèo ..........................27
Bảng 4.8 Các thông số kỹ thuật.........................................................................28
Bảng 4.9 Các thông số kinh tế...........................................................................32
Bảng 4.10 Lý do người dân chuyển từ nuôi tôm sú sang cá kèo ........................38
Bảng 4.11 Những thuận lợi và khó khăn của 3 mô hình ....................................39


v

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bảng đồ khu vực nghiên cứu ..............................................................14
Hình 4.1 Số hộ chuyển sang nuôi cá kèo qua các năm.......................................17
Hình 4.2 Diện tích ao nuôi của 3 mô hình .........................................................18
Hình 4.3 Thức ăn tôm sú, cá kèo .......................................................................22
Hình 4.4 So sánh năng suất giữa 2 mô hình tôm sú CC và LC...........................25
Hình 4.5 Tỷ lệ các chi phí sản xuất....................................................................30
Hình 4.6 Tổng chi phí, tổng thu nhập của 3 mô hình .........................................30

vi

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Al
BTC
CC
ĐBSCL
ĐLC
DT
KN-KN
LC
NTTS

PTNT
TB
TC
TT
TX

Âm lịch
Bán thâm canh
Chuyên canh
Đồng Bằng sông Cửu Long
Độ lệch chuẩn
Diện tích
Khuyến nông-khuyến ngư
Luân canh
Nuôi trồng thủy sản
Phát triển nông thôn
Trung bình
Thâm canh
Trung tâm
Thị xã

vii

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc vùng duyên hải ĐBSCL, đông và đông nam giáp

biển với 56 km bờ biển. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh
Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Ngoài
phần đất liền còn có vùng biển rộng 40.000 km². Đây là điều kiện thuận lợi để
phát huy tiềm năng thủy sản, đặt biệt là nghề nuôi tôm sú. Tuy nhiên bên cạnh
lợi nhuận nghề nuôi tôm sú cũng không kém phần rủi ro. ĐBSCL có hơn 3,8
triệu ha đất tự nhiên, trong đó đất sử dụng cho nuôi tôm lên đến 440.000 ha.
Riêng tỉnh Bạc Liêu đến ngày đã đưa diện tích vào nuôi trồng thủy sản được
gần 124.190 ha trong đó tôm CN và BCN là 9.288 ha (Báo cáo tiến độ sản
xuất đến ngày 31-12-2009, Sở Nông nghiệp và PTNT Bạc Liêu).
Vài năm gần đây, tại các tỉnh ven biển ĐBSCL diện tích nuôi tôm sú bị thiệt
hại khá cao, đời sống của nhiều hộ nuôi tôm gặp khó khăn và bắt đầu “chán”
con tôm. Thời gian gần đây nhiều nông dân chuyển sang nuôi cá kèo từ quảng
canh đến thâm canh kết hợp với nuôi tôm, artemia, cua biển…, bước đầu đạt
hiệu quả kinh tế khá (Báo Nông nghiệp Việt Nam). Cho nên, một số hộ nuôi
tôm sú chuyển qua nuôi luân canh 1vụ tôm sú, 1vụ cá kèo hay hai vụ cá kèo.
Mô hình này bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Do cá kèo
có giá trị kinh tế cao không thua tôm sú lại ít rủi ro, dễ nuôi đồng thời tạo ra
mô hình thuỷ sản bền vững có lợi cho môi trường và đời sống. Mô hình này
cũng phù hợp với người năng lực đầu tư thấp, không đòi hỏi kỹ thuật cao.
Đồng thời, đầu tư chiều sâu, bảo vệ tốt môi trường vùng nuôi tôm là chiến
lược phát triển nghề nuôi tôm của Bạc Liêu từ nay đến năm 2015 (Bộ TNMT).
Đánh giá hiện trạng, các giải pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của 3 mô hình
đang phát triển trên nền đất nuôi tôm sú trước đây ở khu vực ĐBSCL nói
chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng là rất cần thiết. Cho nên, đề tài “Đánh giá
hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của các mô hình nuôi thủy sản trên nền ao nuôi
tôm sú thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu” được đề xuất nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá về hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của mô hình
tôm sú TC, cá kèo CC và tôm sú-cá kèo LC ở tỉnh Bạc Liêu. Từ đó đề ra biện
pháp góp phần quản lý và phát triển các mô hình này có hiệu quả kinh tế cao ở

địa bàn nghiên cứu.

1

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


1.3 Mục tiêu cụ thể
 Khảo sát tình hình phát triển các mô hình nuôi thủy sản trên nền ao tôm
sú trước đây ở tỉnh Bạc Liêu.
 Tìm hiểu khía cạnh kỹ thuật của các mô hình nghiên cứu;
 Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình này;
 Xác định các yếu tố có liên quan đến năng suất và lợi nhuận của các mô
hình này.
 Tầm quan trọng, thuận lợi và khó khăn của các mô hình nghiên cứu.
1.4 Nội dung nghiên cứu
 Mô tả và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm sú
TC, tôm sú-cá kèo LC và cá kèo CC ở Bạc Liêu.
 Mô tả, đánh giá và so sánh các chỉ tiêu kinh tế của 3 mô hình nghiên
cứu.
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của các mô
hình này.

2

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở sinh thái học
2.1.1 Đặc điểm sinh học cá kèo
2.1.1.1 Đặc điểm phân loại
Theo Mai Đình Yên (1992) có hai loài cá kèo phân bố ở Nam Bộ là cá bống
kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus) và cá bống kèo vẩy to
(Parapocryptes serperaster).
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu hương (1993) thì ở ĐBSCL có hai
loài cá kèo là cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus) và cá kèo vẩy to
(Parapocryptes serperaster).Cá kèo vẩy nhỏ có hệ thống phân loại như sau:
Bộ: Perciformes
Họ: Apocrypteidae
Giống: Pseudapocrytes
Loài: Pseudapocryptes lanceolatus
Ngoài ra cá kèo còn có nhiều tên khác như: Apocryptes changua (Hamilton,
1822), Apocryptes Valenciennes, (1837 dentatus), Apocryptes lanceolatus
(Bloch & Schneider, 1801), Aprocryptodon edwardi (Fowler, 1937),
Boleophthalmus smithi(non Fowler, 1934), Boleophthalmus taylori(Fowler,
1934), Eleotris lanceolata(Bloch & Schneider, 1801), Gobius
changua(Hamilton, 1822), Gobius elongatus(Cuvier, 1816), Pseudapocryptes
elongates(Cuvier, 1816) Pseudapocryptes lanceolatus (Bloch & Schneider,
1801)
Hiện nay, trên websize của fishbase thì cá kèo được phân loại theo Cuvier
(1816):
Bộ: Perciformes
Họ: Gobiidae
Lớp: Actinopterygii
Giống: Pseudapocryptes
Loài: Pseudapocryptes elongates

3


Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


2.1.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), loài Pseudapocryptes
lanceolatus tên địa phương là cá bống kèo có đầu nhỏ, hình chóp. Mõm tù,
hướng xuống. Miệng trước, hẹp. Rạch miệng ngang, kéo dài đến đường thẳng
đứng kẻ qua cạnh sau mắt. Răng hàm trên một hàng, răng cửa to, đỉnh tà, răng
trong nhỏ mịn. Răng hàm dưới một hang, mọc xiên thưa, đỉnh tà và có một đôi
răng chó ở sau mấu tiếp hợp của hai xương răng. Không có râu. Trước mõm
có hai nếp da nhỏ phủ lên môi trên. Mắt tròn nhỏ, nằm phía lưng của đầu, gần
chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Khoảng cách giữa hai mắt hẹp, nhỏ
hơn mặt tương đương với một phần hai đường kính của mắt. Lỗ mang hẹp,
màng mang phát triển, phần dưới dính với eo mang.
Thân hình trụ, thon dài, hơi dẹp bên, phần sau xương chẩm có hai đường sóng
nổi có phủ vảy. Cuống đuôi ngắn, dài cuống đuôi nhỏ hơn cao cuống đuôi.
Hai vi lưng rời nhau, khoảng cách giữa hai vi này lớn hơn chiều dài gốc vi
lưng thứ nhất. Khởi điểm vi hậu môn sau khởi điểm vi lưng thứ hai nhưng
điểm kết thúc ngang nhau, hai vi bụng dính nhau tạo thành giác bám dạnh hình
phễu, miệng phễu hình bầu dục. Vi đuôi dài nhọn.
Cá có màu xám ửng vàng. Nửa trên của thân có khoảng 7-8 sọc đen hướng xéo
về phía trước, các sọc này rõ dần về phía đuôi. Bụng có màu vàng nhạt. Các
vi ngực, vi bụng và vi hậu môn có màu vàng đậm, vi lưng và vi đuôi có màu
vàng xám và có nhiều hàng chấm đen vắt ngang các tia đuôi.
Theo Trần Đắc Định và ctv (2002) thì kết quả xác định công thức vi của loài
tương tự như kết quả quan sát được của Mai Đình Yên là D1 V; D2,30-33; A
I, 27-30; P 17-20; V I, 5.
2.1.1.3 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Cá kèo sống chủ yếu ở vùng nước lợ và nước mặn, nhưng cũng có thể sống ở

nước ngọt. Chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể trườn lên trên các bãi này
để đi lại và tìm kiếm thức ăn. (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993).
Cá kèo phân bố rất rộng từ vùng cận nhiệt đới, vùng ven biển Ấn Độ Dương
đến vùng ven biển Thái Bình Dương khu vực Đông Nam Á, các nước Ấn Độ,
Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Srilanka, Myanmar…Cá kèo cũng
xuất hiện ở Tahiti và tới vùng ven biển Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam cá kèo
tập trung ở khu vực cửa sông, cửa biển và các bãi triều, phân bố chủ yếu tại
khu vực ven biển ĐBSCL, đặc biệt là tại Trà Vinh,Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc

4

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Liêu, Kiên Giang và các vùng phụ cận nơi có độ mặn trung bình và ổn định
(Nguyễn Chung, 2007).
Cá kèo sống thích hợp ở nhiệt độ từ 23-280C ().
Theo Nguyễn Chung (2007), cá kèo có tính thích nghi rất rộng và nhanh với
các biến động của môi trường nên có thể sống ở tất cả các vùng nước có độ
mặn từ 0-30%0, nhiệt độ từ 15-370C và cá có tính di cư xuôi dòng. Cá sinh
trưởng tốt trong môi trường thuận lợi ở nhiệt độ từ 27-330C, pH: 6,5-8, DO: 24mg/l, độ mặn 10%0 chủ yếu sống ở những bãi đất bồi vùng nước lợ ven sông
ven biển có nhiều mùn bã hữu cơ xác thực động vật phân rã.
2.1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Trần Đắc Định và ctv (2002) thì cá kèo là loài ăn thiên về thực vật, qua
kết quả phân tích tần số xuất hiện cho thấy Tảo khuê, tảo lam, mùn bả hữu cơ
là 3 loại thức ăn có tần số xuất hiện nhiều nhất đặc biệt là tảo khuê (82,99%)
và mùn bả hữu cơ(14,9%), các loại còn lại xuất hiện không nhiều: Tảo Lam
(2,03%), Copepoda (0,05%), Cladocera (0,03%). Qua đó cho thấy rằng cá kèo
sống trong môi trường rất giàu tảo khuê và có nền đáy là bùn hoặc bùn cát.

Khi triều xuống cá kèo có thể tìm thức ăn là mùn bã hữu cơ trên nền đáy. Tác
giả kết luận thức ăn chủ yếu của cá kèo là tảo khuê và mùn bã hữu cơ. Đây là
loài ăn tạp thiên về thực vật.
Cá kèo là loài ăn thiên về thực vật do tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dai
chuẩn (Lc) là 3,27. Trong ống tiêu hóa của cá kèo thì thấy tảo khuê, tảo lam và
mùn bã hữu cơ là chủ yếu, trong đó tảo khuê chiếm tỉ lệ cao nhất trong chuỗi
thức ăn (83,1%).
2.1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Nguyễn Chung (2007), cá kèo có tốc độ tăng trưởng chậm, đạt trọng
lượng thương phẩm 15-25 g/con sau 4-5 tháng nuôi. Tốc độ tăng trưởng của
cá phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường sống và giai đoạn phát
triển. Lúc nhỏ cá tăng trưởng chiều dài nhanh hơn trọng lượng. Cá kèo ăn
những thức ăn dừ thừa, xác tôm chết, các động vật nguyên sinh, các ký sinh
trùng có trong ao vuông nuôi tôm nên nuôi trong nuôi tôm rất có lợi.
Sự sinh trưởng của cá được thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và
khối lượng. cá có chiều dài tổng dao động từ 10,1 đến 20,3 cm. Phương trình
hồi qui W= 0,2468L1,5567 (R2=0,9008) (Trần Đắc Định và ctu, 2002).

5

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


2.1.1.6 Đặc điểm sinh sản
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv thì Cá kèo có chỉ số thành
thục cao từ tháng 10 đến tháng 1 và từ tháng 6 đến tháng 8. Theo tác giả này
cá kèo có 2 thời kì cá thành thục đến giai đoạn III: từ tháng 10 đến tháng 2
năm sau và từ tháng 5 đến tháng 8. Như vậy, có thể cá kèo sinh sản 2 lần trong
năm. Cũng theo tác giả này thì mùa vụ sinh sản của cá kèo từ tháng 3 đến
tháng 4, loài này có tập tính như họ cá bống (Lawrence,2002 và Cole, 1982) là

đến thời kì sinh sản thì con cái đẻ trứng trong các hang bùn và con đực có
nhiệm vụ canh giữ và ấp trứng. Cá kèo con xuất hiện trong khoảng tháng 5 và
tháng 6.
2.1.2 Đặc điểm sinh học tôm sú
2.1.2.1 Đặc điểm phân loại
2.1.2.1.1 Phân loại
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Monodon
Tên loài: Penaeus monodon (Fabricus, 1798)
2.1.2.1.2 Hình thái
Có 7-8 răng trên chủy và 3-4 răng dưới chủy, chủy cong xuống rất ít. Gờ gan
dài và cong. Gai đuôi có rãnh nhưng không có gai bên. Phần đầu ngực và phần
bụng có những băng đen ngang. Chân ngực có thể có màu đỏ. Tôm sú là loài
kinh tế, kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm he, cơ thể có thể dài đến 360 mm.
2.1.2.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
2.1.2.2.1 Phân bố
Vùng Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương: từ Đông và Đông nam Châu Phi,
Pakistan đến Nhật Bản, xuống Indonesia và Bắc Úc. Sống ở độ sâu 0-162m,

6

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



đáy bùn, hay cát, tôm trưởng thành sống ở biển nhưng ấu niên sống cửa sông
(Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
2.1.2.2.2 Vòng đời
Vòng đời trải qua một số giai đoạn bao gồm giai đoạn trứng, ấu trùng (gồm
các giai đoạn phụ: Nauplii, Zoea và Mysis), hậu ấu trùng, ấu niên và giai đoạn
trưởng thành. Mỗi giai đoạn phân bố ở những vùng khác nhau như giai đoạn
tôm bột và ấu niên sống vùng cửa sông, giai đoạn tiền trưởng thành sống vùng
ven bờ, tôm bố mẹ di cư ra biển khơi sinh sản (Trần Ngọc Hải và Nguyễn
Thanh Phương, 2009).
2.1.2.3 Đặc điểm sinh sản
2.1.2.3.1 Phân biệt tôm đực và cái
Ở con đực có cơ quan sinh dục đực là Petasma. Con cái có Thelycum và là
Thelycum kín.
2.1.2.3.2 Kích cỡ và tuổi thành thục
Penaeus monodon thường đạt tuổi thành thục sau 8-10 tháng. Ở độ tuổi này
con cái có thể thành thục ở kích cỡ 35g, con đực là 67,7g. Trong ao, tôm đực
có thể đạt thành thục ở trọng lượng 20g và con cái ở 41,3g. Đặc điểm giao vĩ:
Lột xác-giao vĩ-thành thục-đẻ trứng (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh
Phương, 2009).
2.1.2.3.3 Đẻ trứng và sức sinh sản
Đẻ trứng vào ban đêm, thường từ 20:00-4:00 giờ, chủ yếu từ 24:00-2:00 giờ
(Hall et al.,2002, được trích bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương,
2009).
Sức sinh sản tùy thuộc vào kích cỡ và tình trạng tôm (Dall et al.,1990, được
trích bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009), thường từ 100.000
đến 1.000.000 trứng. Trong điều kiên nuôi, sức sinh sản thường từ 50.000 đến
300.000 trứng.
2.1.2.4 Đặc điểm môi trường sống
-pH:7-9
-Độ mặn: 25-30%0

-Nhiệt độ: 25-300C
-Oxy hòa tan: giữa 3,5 mg/l đến bão hòa

7

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


-CO2: dưới 20 mg/l thong thường chưa ảnh hưởng đến tôm nếu oxy đầy đủ.
-H2S: rất độc với tôm, khí này ở bất kỳ nồng độ nào nếu có cũng ảnh hưởng
bất lợi đối với tôm. Tuy nhiên, nồng độ gây chết tôm chưa được xác định.
-Ammonia: ammonia ở dạng khí NH3 rất độc, hàm lượng khí nếu lớn hơn 1
mg/l có thể gây chết tôm nhưng hàm lượng trên 0,1mg/l cũng gây ảnh hưởng
bất lợi. Ở pH=9, độ mặn bằng 20%0 khoảng 25% ammoniasex ở dạng khí, vì
thế nếu hàm lượng ammonia tổng số khoảng 0,4mg/l cũng sẽ gây bất lợi cho
tôm
-Nitrite: 4-5mg/l có thể gây bất lợi cho tôm. (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh
Phương, 2009).
2.1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng ở tôm mang tính giai đoạn và đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột
về kích thước và khối lượng. Tôm gia tăng kích thước bằng cách lột xác, chu
kỳ lột xác nhanh ở giai đoạn nhỏ và kéo dài ở giai đoạn trưởng thành.Các yếu
tố nhiệt độ, tình trạng sinh lý, chất lượng thức ăn, điều kiện môi trường ảnh
hưởng rất lớn đến sự lột xác của tôm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh
Phương, 2009).
2.1.2.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn của tôm sú thay đổi theo giai đoạn phát triển.
 Ấu trùng Nauplius: có tập tính trôi nổi, hướng quang, dinh dưỡng bằng
noãn hoàn.
 Ấu trùng Zoea: có 3 giai đoạn phụ (Zoea 1 vẫn còn sử dụng noãn hoàng

trong khi bắt đầu ăn ngoài) có tính ăn lọc, thụ động, thức ăn chính là
tảo có kích cỡ 3-30µm.
 Ấu trùng Mysis: ăn động vật phiêu sinh, bơi ngửa và giật về phía sau.
Sau khoảng 10-14 ngày ấu trùng biến thành Postlarvae và hoàn t hành toàn bộ
các chức năng như tôm trưởng thành. Thức ăn chính của tôm giai đoạn này là
thức ăn chế biến, xác bã hữu cơ, giáp xác nhỏ, thân mềm…(Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2009).
2.2 Tình hình phát triển nghề nuôi tôm sú trên thế giới
Nghề nuôi tôm được hình thành từ rất sớm ở các nước Đông Nam Á với hình
thức quảng canh (Primavera, 1985; Fast, 1992; Jory và Carbrera, 2003; Brigg
et al,2005, được trích bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thật sự bắt đầu phát triển mạnh từ những đầu thâp
8

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


niên 1970. Năm 1975, Ecuado đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản lượng
tôm nuôi ở Tây Bán Cầu và Đài Loan, Trung Quốc dẫn đầu ở Đông Bán Cầu.
Sản lượng tôm nuôi trên thế giới tăng nhanh cho đến khoảng năm 1988 bắt
đầu gặp trở ngại về dịch bệnh. Từ năm 1995, nghề nuôi tôm trên thế giới tăng
trưởng chậm lại do dịch bệnh virus xảy ra trên toàn cầu. Cho nên từ đó đến
nay tôm chân trắng đã được di nhập vào nuôi ở nhiều quốc gia và lục địa châu
Á như Đài Loan (từ 1995), Philippines (1997), Trung Quốc và Thái Lan
(1998), Việt Nam (2000)…(Briggs et al.,2005) tổng sản lượng tôm chân trắng
tăng lên nhanh chóng, đạt 1.340.000 tấn năm 2004 và trên 2.200.000 tấn năm
2007, đứng đầu sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Trong khi đó, sản lượng tôm
sú trên thế giới gần như chững lại và có xu hướng giảm xuống trong những
năm gần đây, đạt dưới 600.000 tấn năm 2007 (FAO, 2009).
2.3 Tình hình nuôi tôm sú, cá kèo ở ĐBSCL

Trong phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở các
tỉnh ven biển ĐBSCL thì nghề nuôi cá kèo đã hình thành từ nhiều năm qua và
đang phát triển đều khắp các tỉnh ven biển ĐBSCL trong những năm gần đây,
hiệu quả nhất là mô hình nuôi luân canh cá kèo-tôm sú; cá kèo-muối.
Thất bại từ những vụ muối, tôm sú nên người dân tìm đến đối tượng nuôi khác
và mô hình nuôi cá kèo dưới chân ruộng muối vào mùa mưa hay trong ao nuôi
tôm sú bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khả quan. Từ thành công bước đầu
của anh Hồ Minh Chiến-Chủ nhiệm HTX Hải Đông, xã Long Điền ĐôngĐông Hải-Bạc Liêu, người đầu tiên khởi xướng nuôi cá kèo trên ruộng muối
nhiều vào năm 2000 phong trào nuôi cá kèo nhanh chóng lan rộng ra nhiều
tỉnh ĐBSCL (Báo Nôngnghiệp), như hộ anh Nguyễn Văn Sơn ở xã Thạnh
Thới Thuận (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) khá thành công với mô hình nuôi cá kèo
công nghiệp lấp vụ trong ao tôm sú. Học được kinh nghiệm nuôi cá kèo ở Bạc
Liêu anh đầu tư trên diện tích 2 ha, sau 5 tháng nuôi (có sử dụng thức ăn công
nghiệp của tôm sú) thu hoạch được 5 tấn/ha, bán tại ruộng 38.000 đồng/kg, lãi
ròng gần 100 triệu đồng/ha.Từ đó đến nay anh tăng dần diện tích luân canh
tôm sú-nuôi cá kèo lên 10 ha/năm. (). Ở vùng ngập mặn
ven biển các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang và Châu Thành (Trà Vinh)
hiện có khoảng 150 người dân thả nuôi gần 6 triệu con cá kèo giống trên diện
tích khoảng 80 ha ao nuôi tôm sú theo hình thức luân canh 1 vụ tôm sú vào
mùa nắng và 1 vụ cá kèo vào mùa mưa, đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Điển
hình như hộ bà Ngô Thị Lến, ở ấp Kinh Đào, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải
thả nuôi 600.000 con cá kèo giống (loại 4.000 - 5.000 con/kg) trên diện tích 1
ha ao nuôi tôm sú. Sau thời gian nuôi 6 tháng, thu hoạch được hơn 7.000 kg cá
kèo thương phẩm (loại 45 con/kg), bán với giá 45.000 đồng/kg, lãi ròng hơn
9

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


200 triệu đồng (Nguyễn Quốc Dũng). Ông Trần Văn Trí (45 tuổi) ở ấp Bình

Lạc, xã Thành Công (huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) đã thành công khi
nuôi gần 0,8 triệu cá kèo trong ao rộng 1ha, thu lãi ròng 400 triệu đồng/ ha.
Ông Hai Tấn, cư ngụ tại xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang )
đã thành công với mô hình luân canh vụ tôm sú - cá kèo trên ao tôm sú trong
nhiều năm. Với 1,5 ha đất nuôi trồng thủy sản, mỗi năm ông thu lời trên 205
triệu đồng trong đó có 105 triệu đồng thu lời từ con cá kèo. Bình quân mỗi ha
mặt nước ông lời 175 triệu đồng, một mức kỷ lục hiện nay tại các vùng nuôi
thủy sản ven biển Gò Công (Theo TTXVN), hay ông Nguyễn Văn Chà Tại Gò
Công Đông (Tiền Giang) sau khi thu hoạch tôm sú xong thả tiếp vụ cá kèo
trên 1,5 ha ao nuôi thu 6 tấn cá thương phẩm lãi 100 triệu đồng.
Hiện nay nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang chuẩn bị nhân mô hình nuôi
cá kèo ra phạm vi rộng bởi đây là một mô hình khá bền vững, tỉ lệ rủi ro thấp
và đặc biệt là chi phí đầu tư không cao như nuôi tôm. Từ những vụ mùa bội
thu, những hội thảo rút kinh nghiệm được các tỉnh tổ chức đã mở ra một
hướng đi mới cho nghề nuôi cá kèo.
Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long là Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu đã đưa 800 héc ta mặt nước vào nuôi cá kèo, tăng gần gấp đôi
so với năm trước.Trong đó, tỉnh Sóc Trăng có 400 ha cá kèo tập trung tại các
huyện tuyến biển: Cù Lao Dung, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên; tỉnh Bạc Liêu có gần
300 ha tập trung tại huyện Đông Hải, đây là hai địa phương có diện tích cá kèo
lớn nhất khu vực duyên hải ĐBSCL. Diện tích nuôi cá kèo tại Tiền Giang chủ
yếu nằm trên địa bàn huyện Gò Công Đông. Đây là những địa phương có diện
tích cá kèo lớn nhất khu vực duyên hải đồng bằng sông Cửu Long.
Nuôi cá kèo luân vụ trên ao tôm sú hoặc trong ruộng muối đang được nhân
dân các địa phương trên áp dụng rộng rãi nhờ hiệu quả cao, ít rủi ro lại tạo
được mô hình thủy sản bền vững có lợi cho môi trường và đời sống. Mặc dù
việc nuôi cá kèo thuận lợi nhiều mặt nhưng hạn chế là nguồn con giống lệ
thuộc vào khai thác tự nhiên nên chưa thể tăng nhanh diện tích trong tương lai
gần.
2.4 Tình hình nuôi tôm sú, cá kèo tại Bạc Liêu

Hiện nay nhiều đầm tôm bị thất mùa và ruộng muối chưa đến vụ ở hai tỉnh
Sóc Trăng và Bạc Liêu đang được nông dân nuôi cá kèo với tổng diện tích
khoảng 700ha. Sau nhiều năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình đa
canh, đa con, hiện nay hai tỉnh khu vực ĐBSCL là Sóc Trăng và Bạc Liêu đã
phát triển được gần 2.000ha cá kèo. Trong đó, ngoài 30% trên đất nuôi tôm sú,

10

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


diện tích còn lại là lấp vụ trên đất không sản xuất được muối trong những
tháng mùa mưa.
Vài thập niên trước đây, cá kèo là loài thủy sản có mặt khắp nơi trên những
lán, ao… và có khi cá kèo cũng được người dân thả nuôi kèm ở những ao tôm
sú, nhưng kém hiệu quả, giá lại thấp. Tuy nhiên, khoảng hai năm trở lại đây,
nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL, đặc biệt là Bạc Liêu, xuất hiện nhiều mô
hình nuôi cá kèo công nghiệp trên diện rộng. Con cá kèo đang góp phần giúp
người dân ở Bạc Liêu thoát nghèo một cách hiệu quả.
Đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã đưa diện tích vào nuôi trồng thủy sản được gần
126.000 ha. Tỉnh kiên quyết chỉ đạo nuôi tôm tuân thủ đúng lịch thời vụ;
khuyến cáo người nuôi tôm chỉ dùng những loại thuốc thú y thủy sản được
phép sử dụng, đồng thời thả nuôi luân canh tôm với các loại thủy sản khác như
cua, cá kèo, cá chình... (Theo TTXVN).
Bạc Liêu đã mở rộng diện tích luân vụ cá kèo hoặc cá bống tượng trên ao nuôi
tôm sú lên trên 400 ha, góp phần đa dạng hóa đối tượng thủy sản, giảm rủi ro
do dịch bệnh, tăng thêm nguồn hàng hóa có giá trị xuất khẩu và thu nhập cao
cho dân nghèo miền biển. Diện tích nuôi luân vụ cá kèo - tôm sú trên 300 ha
tập trung tại huyện Đông Hải, 100 ha cá kèo - tôm sú trung tại huyện Giá Rai.
Đây là những mô hình mới mở ra một hướng đi mới cho những vùng nuôi

trồng thủy sản tập trung ven biển Bạc Liêu và cả Bán đảo Cà Mau. Thay vì
quay 2 - 3 vòng tôm sú/năm như trước đây dẫn đến tồn lưu mầm bệnh, ô
nhiễm môi trường nước, rủi ro cho nghề nuôi tôm, nay nông dân chuyển sang
nuôi một vụ tôm sú kết hợp 1 vụ cá kèo hoặc cá bống tượng vào thời điểm
thích hợp.
2.5 Hiện trạng nuôi thủy sản ở Bạc Liêu
2.5.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền
Nam Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Sóc
Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang, tây và tây nam giáp Cà Mau, đông và đông
nam giáp biển với 56 km bờ biển. Tỉnh lỵ hiện nay là Thị xã Bạc Liêu, cách
Thành phố Hồ Chí Minh 280 km.
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.520,6 km² và dân số năm 2004 là ước tính
khoảng 786.200 người với mật độ dân số 300,2 người/km²
( />Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các

11

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


cửa biển tạo nên. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao
trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực
trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc
xuống tây nam và khu vực nội đồng thấp hơn vùng gần bờ biển. Ngoài phần
đất liền còn có vùng biển rộng 40.000 km². Biển Bạc Liêu có tiềm năng hải
sản tương đối lớn với 661 loài cá và 33 loài tôm, cho phép đánh bắt mỗi năm
24-30 vạn tấn cá và khoảng 1 vạn tấn tôm ()
Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Bạc
Liêu và 6 huyện (với 64 xã, phường và thị trấn) là: Phước Long, Hồng Dân,

Vĩnh Lợi, Giá Rai, Đông Hải, Hòa Bình (mới thành lập tháng 7 năm 2005).
2.5.2 Sơ lược tình hình nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu
Theo báo cáo của phòng thông tin TT KN-KN Bạc Liêu diện tích NTTS toàn
tỉnh đến cuối năm 2009 là 124.190 ha, trong đó diện tích hiện đang nuôi
64.542 ha (đang có tôm 64.310 ha, trong đó tôm CN& 1.501 ha; cá và TS khác
232 ha) (Bảng 2.1), diện tích nuôi tôm CN&BCN đã cải tạo chưa thả giống
720 ha. Trong tuần: Diện tích thả giống 3.323 ha (trong đó tôm CN&BCN 15
ha), thu hoạch 13.156 ha (trong đó tôm CN&BCN 85 ha, lũy kế 9.850 ha); sản
lượng 545 tấn (tôm 367 tấn; cá và thủy sản khác 178 tấn); diện tích thiệt hại 29
ha (>50% là 8 ha), khắc phục 19 ha; lũy kế DT thiệt hại 10.153 ha, lũy kế diện
tích khắc phục 6.719 ha.
Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn tỉnh là 258.246,6 ha. Diện tích NTTS liên
tục tăng qua các năm từ 2005-2010. Năm 2005 diện tích đất NTTS toàn tỉnh là
118,71 nghìn ha đến năm 2010 đã lên đến 126,3 nghìn ha và theo kế hoạch
tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích NTTS đến 128 nghìn ha (Sở NN&PTNT Bạc
Liêu).
Tuy gặp nhiều trở ngại về dịch bệnh nhưng sản lượng tôm NTTS vẫn ngày
càng tăng (ngoại trừ năm 2006 sản lượng có giảm đi nhưng lại tiếp tục tăng trở
lại vào các năm tiếp theo. Năm 2009, sản lượng tôm NTTS đã đạt được 67,7
nghìn tấn. Tỉnh dự định con số này sẽ tăng lên 87,7 nghìn tấn vào năm 2015
(Sở NN&PTNT Bạc Liêu).

12

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Bảng 2.1 Báo cáo tiến độ sản xuất đến ngày 31/12/2009 (Sở NN&PTNT BL)
Nuôi trồng thủy sản (ha)


DT đang nuôi

DT NTTS
Tổng số

Tr.đó tôm
CN&BCN

Tổng số

Tr.đó tôm
CN&BCN

124.190

9.288

64.542

1.501

TX. Bạc Liêu 5.933

4.448

1.148

831

Vĩnh Lợi


2.968

212

-

-

Hòa Bình

15.676

3.523

11.845

285

Giá Rai

20.295

157

13.953

121

Đông Hải


38.398

948

37.596

264

Phước Long

18.362

-

0

-

Hồng Dân

22.558

-

0

-

Toàn tỉnh


13

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ được thực hiện từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 5 năm
2010 tại Thị xã Bạc Liêu và huyện Hòa Bình.

Hình 3.1: Bảng đồ tỉnh Bạc Liêu (www.baclieu.gov.com.vn)
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1 Số liệu thứ cấp
Các số liệu và thông tin về diện tích, mùa vụ, năng suất, sản lượng, khu vực,
số hộ nuôi theo mô hình tôm sú-cá kèo luân canh đã được thu thập từ sở Nông
Nghiệp và PTNT, TT KN-KN tỉnh Bạc Liêu và phòng Nông nghiệp huyện
Hòa Bình.
3.2.2 Số liệu sơ cấp
Các số liệu về kỹ thuật-kinh tế của mô hình nuôi này đã được thu thập thông
qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ thuộc TX Bạc Liêu và huyện Hòa Bình.
Việc điều tra được thực hiện bằng các phiếu phỏng vấn soạn sẵn. Nhằm chuẩn
hóa biểu mẫu điều tra, các cuộc phỏng vấn thử (pretest questionnaire) đã được
thực hiện tại hiện trường và hiệu chỉnh để người nuôi dễ hiểu và số liệu thu
14

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



thập được chuẩn xác hơn. Nội dung câu hỏi được soạn ngắn gọn sao cho mỗi
cuộc phỏng vấn được thực hiện trong khoảng 45-60 phút.
Việc soạn biểu mẫu điều tra đựa vào sơ đồ giản lược (Schema diagram) (Phụ
lục A).
Ngoài ra, việc phỏng vấn mở đối với cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, xã liên
quan đến quản lý và xu hướng phát triển NTTS nói chung và với mô hình nuôi
tôm sú-cá kèo luân canh nói riêng cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu
này thông qua phiếu phỏng vấn liệt kê.
3.3 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
Các số liệu điều tra sau khi kiểm tra trên biểu mẫu đã được nhập và xử lý tính
toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh các giá trị trung bình
(ANOVA),…trên phần mềm excel 2003, chạy phương trình tương quan đa
biến trên phần mềm SPSS.

15

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình phát triển các mô hình nuôi thủy sản trên nền ao tôm sú
4.1.1 Thông tin chung
Tôm sú đã được nuôi trong nhiều năm nên người dân phần lớn (83,3 % số hộ)
đã có kinh nghiệm nuôi và học hỏi thêm từ những người nuôi lân cận, chỉ có
16,7% số hộ tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm trong đó 40 % số
hộ được tập huấn từ cán bộ khuyến ngư, số còn lại được hỗ trợ từ các đại lý
thuốc thú y thủy sản và thức ăn. Do chưa có qui trình nuôi cá kèo nên kỹ thuật
nuôi dựa vào kinh nghiệm.
Các hộ có kinh nghiệm nuôi tôm sú từ 3-10 năm do nghề nuôi tôm sú đã phát

triển từ nhiều năm trước đây. Còn cá kèo mới được nuôi trong những năm gần
đây (năm 2002 ở Bạc Liêu và năm 2005 ở Sóc Trăng (Trương Hoàng Minh,
2010)) nên kinh nghệm nuôi của các hộ chưa có dao động từ 1-6 năm, trung
bình là 3 năm.
4.1.2 Tình hình phát triển
Những năm trước đây, rủi ro dịch bệnh trên tôm sú tăng từ 4% (năm 1997) lên
38% tổng số hộ điều tra năm 2000 (Trương Hoàng Minh, 2006). Theo Sở
NN&PTNT năm 2008 diện tích thiệt hại là 167 ha trong đó thiệt hại trên 50 %
là 135 ha lũy kế 22.364 ha cùng thời điểm này năm 2009 diện tích thiệt hại là
29 ha thiệt hại trên 50% là 8 ha, lũy kế 10.153 ha. Thêm vào đó, tôm sú mất giá
(giá tôm sú năm 2007-2008, từ 60.000-80.000 đồng/kg) nên nhiều nông dân
chuyển sang nuôi cá kèo từ năm 2003.
Nghiên cứu này cho thấy có 3 hình thức nuôi phổ biến trên nền ao nuôi tôm sú
là: (1)tôm sú bán thâm canh/thâm canh (BTC/TC) chiếm 50%; (2)tôm sú-cá
kèo luân canh (LC) chiếm 13,3% và (3)cá kèo chuyên canh (CC) chiếm
36,7%.
Mô hình tôm sú BTC/TC, để dễ quản lý môi trường nuôi, hạn chế rủi ro về
dịch bệnh nên phần lớn các hộ (60% số hộ) nuôi với mật độ thưa hơn. Nếu so
với các năm trước tôm sú được thả với mật độ dày 20-30 con/m2 thì đến 2009
chỉ còn khoảng 40% nông hộ thả với mật độ này, số còn lại mật độ thấp hơn
(15 con/m 2).
Mô hình tôm sú-cá kèo LC, số hộ nuôi theo mô hình này đã giảm nhiều so với
những năm trước. Theo Trần Minh Vượng (Phó chi cục trưởng-Chi cục NTTS

16

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



×