TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN VĂN RỒNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA
NGHỀ LƯỚI RÊ THU Ở TỈNH BẠC LIÊU
(CÔNG SUẤT TÀU < 90 CV)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
2011
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN VĂN RỒNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA
NGHỀ LƯỚI RÊ CÁ THU Ở TỈNH BẠC LIÊU
(CÔNG SUẤT TÀU < 90 CV)
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THANH LONG
2011
2
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ởn Thầy Nguyễn Thanh Long đã tận tình hướng dẫn trong
thời gian qua, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Trong quá trình thu thập số liệu, được sự giúp đỡ của Chi Cục Khai thác và
Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Bạc Liêu và UBND Huyện Hòa Bình. Nhân
đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến chú Hồng Văn Thưởng, anh Dương Thái Bảo,
anh Ngoan, anh Linh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập số liệu tại địa
phương.
Xin cảm ơn đến lớp Quản lý Nghề cá K33 đã có những ý kiến đóng góp quý
báo trong thiết kế bảng câu hỏi, thu thập tài liệu, số liệu.
Cuối cùng xin cảm ơn Lãnh đạo Khoa Thủy Sản, Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Nghề cá đã giới thiệu tôi đến địa phương thu thập số liệu.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Rồng
3
TÓM TẮT
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của nghề lưới rê thu ở tỉnh
Bạc Liêu (công suất <90CV)” được thực hiện từ tháng 01/2011 đến 05/2011
tại Huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Thông qua tìm hiểu hiện trạng khai thác,
phân tích khía cạnh kỹ thuật tạo nên hiệu quả kinh tế, nhận thức của ngư dân
và những thuận lợi, khó khăn nhằm đề ra những giải pháp và cung cấp thông
tin cơ sở cho công tác quản lý nghề cá. Số liệu được thu thập từ việc phỏng
vấn trực tiếp 30 ngư dân, cung cấp của Chi Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn
lợi Thủy sản tỉnh Bạc Liêu.
Kết quả cho thấy, Số lượng tàu thuyền ở Bạc Liêu liên tục tăng, từ 810 chiếc
(2007) lên 1.008 chiếc (2010). Số lượng tàu nghề lưới rê có 659 chiếc (chiếm
64,5%), trong đó có 534 tàu khai thác tuyến bờ (chiếm 81% trong tổng số tàu
lưới rê). Tổng sản lượng tăng dưới 2%/năm, trong khi năng suất tấn/CV giảm
30 - 50%, vượt giới hạn bền vững 10 - 12%. Mùa vụ khai thác của nghề lưới
rê thu tạp trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Khả năng khai thác là 625,1
Kg/CV/năm và hiệu quả sử dụng ngư cụ là 4.456 Kg/Km/năm. Mức đầu tư chi
phí cố định lớn, trung bình 612,5 triệu đồng. Trong tổng chi phí biến đổi thì
chi phí dầu Diezel chiếm tỉ lệ cao nhất (với 64,1%). Mức thu nhập của nghề
lưới rê thu cao, trung bình 740,3 triệu đồng/hộ/năm. Tỉ suất lợi nhuận đạt 1,2
và không có hộ nào bị thua lỗ. Khó khăn của nghề lưới rê thu là tập trung khai
thác gần bờ do không có vốn để mở rộng sản xuất, tính hợp tác sản xuất chưa
cao, bị ép giá và ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa cao.
Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ ngư dân đầu tư cải hoán tàu đánh bắt
xa bờ, giảm áp lực khai thác gần bờ. Thiết lập các mô hình sản xuất theo
hướng hợp tác. Công tác quản lý cần được theo dõi chặt chẽ, phát hiện và xử
lý nghiêm những hành vi vi phạm về thị trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
4
MỤC LỤC
Lời cảm tạ ........................................................................................................i
Tóm tắt........................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
Danh sách hình................................................................................................v
Danh sách bảng ..............................................................................................vi
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................vii
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ...........................................................................1
1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài..........................................................................................2
1.3. Nội dung đề tài .........................................................................................2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................3
2.1. Tình hình thủy sản thế giới .......................................................................3
2.1.1. Nguồn lợi thủy sản thế giới....................................................................3
2.1.2. Tình hình khai thác thủy sản thủy sản thế giới .......................................3
2.2. Tình hình khai thác thủy sản ở Việt Nam..................................................4
2.2.1. Tình hình khai thác hải sản ....................................................................4
2.2.2. Tình hình khai thác thủy sản nội địa ......................................................8
2.3. Tình tình khai thác thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ......................9
2.4. Tình hình ngành thủy sản ở Bạc Liêu .....................................................11
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................14
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện..............................................................14
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................14
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................14
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................15
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................16
4.1. Hiện trạng khai thác thủy sản ở Bạc Liêu................................................16
5
4.2. Thông tin chung về ngư dân ...................................................................19
4.2.1. Tuổi của ngư dân .................................................................................19
4.2.2. Trình độ văn hóa của ngư dân..............................................................20
4.2.3. Kinh nghiệm khai thác của ngư dân .....................................................20
4.2.4. Lao động tham gia khai thác ................................................................21
4.3. Khía cạnh kỹ thuật..................................................................................21
4.3.1. Thông số tàu và ngư cụ........................................................................21
4.3.2. Ngư trường và mùa vụ khai thác..........................................................23
4.3.3. Sản lượng và đối tượng khai thác nghề lưới rê ven bờ .........................26
4.3.3. Đối tượng khai thác của nghề lưới rê ven bờ........................................27
4.4. Hiệu quả kinh tế .....................................................................................28
4.4.1. Chi phí cho khai thác ...........................................................................28
4.4.2. Doanh thu và lợi nhuận........................................................................31
4.5. Nhận thức của ngư dân ...........................................................................33
4.6. Thuận lợi khó khăn của nghề lưới rê ven bờ ...........................................36
4.6.1. Thuận lợi .............................................................................................36
4.6.2. Khó khăn .............................................................................................37
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................38
5.1. Kết luận..................................................................................................38
5.2. Đề xuất...................................................................................................38
Tài liệu thao khảo
Phụ lục
6
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Sản lượng khai thác hải sản cả nước giai đoạn (2000 – 2009) .........5
Hình 2.2: Sản lượng khai thác nội địa cả nước giai đoạn (2000 – 2009) .........8
Hình 2.3: Sản lượng khai thác thủy sản ở ĐBSCL qua các năm......................9
Hình 2.4: Sản lượng khai thác thủy sản ở Bạc Liêu (2000 – 2009) ...............13
Hình 4.1: Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở Bạc Liêu...................................16
Hình 4.2: Sản lượng khai thác thủy sản các nghề chủ yếu năm 2010 ............17
Hình 4.3: Năng suất đánh bắt nghề lưới rê theo nhóm công suất...................18
Hình 4.4: Nhóm tuổi của ngư dân nghề lưới rê ven bờ..................................19
Hình 4.5: Cơ cấu trình độ văn hóa của ngư dân nghề lưới rê ven bờ .............20
Hình 4.6: Kinh nghiệm khai thác của ngư dân nghề lưới rê ven bờ ...............20
Hình 4.7: Ngư trường khai thác vụ cá Bắc của nghề lưới rê..........................23
Hình 4.8: Ngư trường khai thác vụ cá Nam của nghề lưới rê ........................24
Hình 4.9: Mùa vụ khai thác của nghề lưới rê ven bờ.....................................25
Hình 4.10: Cơ cấu thành phần loài lưới rê thu ven bờ ...................................28
Hình 4.11:Hình thức huy động vốn............................................................... 28
Hình 4.12: Cơ cấu chi phí đầu tư cho chuyến khai thác ................................ 30
Hình 4.13: Cơ cấu tổng doanh thu theo loài..................................................31
Hình 4.14: Nhận thức của ngư dân về nguồn lợi thủy sản 5 năm qua............33
Hình 4.15: Xu hướng về số chuyến biển khai thác........................................33
Hình 4.16: Xu hướng về thời gian cho một chuyến biển ............................... 34
Hình 4.17: Nhận thức về thu nhập của nghề lưới rê thu ven bờ.....................34
Hình 4.18: Nhận thức của ngư dân về số lượng tàu thuyền ...........................35
Hình 4.19: Nhận thức của ngư dân về khả năng phát triển của nghề .............35
Hình 4.20: Nhận thức của ngư dân về quy định khai thác ............................. 36
7
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng khai thác thủy sản thế giới (triệu tấn)..............................3
Bảng 2.2: Biến động tàu thuyền, công suất và lao động (2003 – 2007) ..........11
Bảng 2.3: Cơ cấu tàu thuyền theo nghề khai thác (2004 – 2007)....................12
Bảng 4.1: Số tàu và sản lượng theo nhóm công suất của lưới rê.....................18
Bảng 4.2: Lao động tham gia khai thác nghề lưới rê thu ven bờ.....................21
Bảng 4.3: Trọng tải và công suất tàu lưới rê ven bờ.......................................21
Bảng 4.4: Chiều dài, chiều cao và kích thước mắt lưới rê ven bờ ..................22
Bảng 4.5: Thời gian khai thác và số mẻ của một chuyến biển ........................26
Bảng 4.6: Sản lượng và năng suất đánh bắt nghề lưới rê ven bờ ....................26
Bảng 4.7: Sản lượng các loài đánh bắt nghề lưới rê ven bờ............................27
Bảng 4.8: Vốn đầu tư và tổng chi phí cố định của hộ khai thác.....................29
Bảng 4.9: Tổng chi phí, doanh thu và lợi nhuận nghề lưới rê thu ven bờ ......31
Bảng 4.10: Hiệu quả lao động, hiệu quả chi phí và tỉ suất lợi nhuận ..............32
8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FAO
: Tổ chức Lương Nông Thế giới
USD
: Đồng Đôla Mỹ
GDP
: Tổng thu nhập quốc dân
CV
: Mã lực
THCS
: Trung học cơ sở
NLTS
: Nguồn lợi thủy sản
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
9
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây, mức sống của người dân được nâng cao và tình
hình dịch bệnh do sử dụng thực phẩm từ gia súc, gia cầm ngày càng nhiều dẫn
đến nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản tăng cao bởi những ưu điểm
về giá trị dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo FAO (2006) thì tỉ lệ
đạm động vật (có nguồn gốc từ thủy sản) tiêu thụ trên đầu người tăng từ
14,9% năm 1992 lên 16% năm 1996 và 20% đến năm 2004. Năm 2004, có
khoảng 2,6 tỉ người sử dụng sản phẩm thủy sản là nguồn cung cấp đạm chủ
yếu (Mai Viết Văn và ctv., 2006). Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu toàn cầu
tăng 7%, tương ứng với giá trị là 92 tỉ USD. Trong đó, các nước đang phát
triển chiếm 50% sản lượng và 27% giá trị, tương đương 25 tỉ USD. Theo đó,
các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu (Bộ Công
Thương, 2008). Chính vì thế, thủy sản trở thành ngành hàng rất quan trọng
trong phát triển kinh tế thế giới mà đặc biệt là các nước đang phát triển.
Đảng và Nhà Nước xác định ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn. Năm
2009, tổng sản lượng ngành thủy sản là 4.847,6 nghìn tấn, trong đó khai thác
thủy sản là 2.277,7 nghìn tấn (chiếm 57,3%). Xuất khẩu thủy sản đạt 1.216
nghìn tấn, trị giá 4,25 tỷ USD (Tổng cục Thống kê, 2009). Chiến lược phát
triển thủy sản đến năm 2020 được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt
(Quyết định số 1690/QĐ-TTg). Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 là kinh tế
thủy sản đóng góp 30 – 35,5% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc
độ tăng trưởng là 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ
USD. Tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu
người cao gấp 3 lần so với hiện nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua
đào tạo (Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, 2010).
Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3.260 km, kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên;
vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2; ven bờ có 2.773 hòn đảo
lớn nhỏ, diện tích tổng cộng lên đến 1.720 km2 . Nguồn lợi hải sản đa dạng và
phong phú (trong đó, cá có 2.458 loài thuộc 203 họ, hơn 100 loài có giá trị
kinh tế). Tiềm năng nguồn lợi cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn, sản
lượng khai thác bền vững khoảng 1,4 - 1,7 triệu tấn. Ngoài ra, trữ lượng nguồn
lợi cá rạn san hô, vùng dốc thềm lục địa, vùng biển sâu trên 150m và nguồn
lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ đang được điều tra đánh giá (Cục Khai thác Bảo
vệ Nguồn lợi Thủy sản, 2009). Chính vì thế, nghề khai thác hải sản có vai trò
rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản.
10
Bạc Liêu là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, với 56 km bờ
biển và một ngư trường rộng lớn diện tích gần 5.000 km2 nội thủy và vùng đặc
quyền kinh tế. Nguồn lợi thủy sản phong phú, dồi dào, thời tiết thuận lợi cho
việc khai thác quanh năm. Hàng năm đội tàu khai thác biển đã trực tiếp đóng
góp cho ngành kinh tế thủy sản, thực phẩm tươi sống cho nhân dân trên 70
nghìn tấn thủy sản các loại và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm gần đây, tổng sản lượng thủy sản khai thác
hàng năm tăng không đáng kể (dưới 2%/năm), trong khi năng suất tính trên
đơn vị thuyền nghề và công suất tàu (tấn/CV) giảm 30 - 50%. Nguồn lợi hải
sản vùng ven bờ đã khai thác vượt giới hạn bền vững 10 - 12% nhất là nhóm
cá đáy, các loài tôm biển (Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Bạc Liêu, 2010).
Theo đánh giá của Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bạc Liêu (2010), nghề lưới rê
được xem là nghề hoạt động rất hiệu quả, có xu hướng phát triển ổn định, tạo
thu nhập cao cho ngư dân và ít ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản do có tính
chọn lọc cao (kích thướt mắt lưới lớn). Tuy nhiên, trước tình hình nguồn lợi
thủy sản ngày càng suy giảm, thời tiết diễn biến theo chiều hướng xấu, lực
lượng lao động không ổn định, không có vốn để đầu tư cho sản xuất và trang
thiết bị, chi phí sản xuất ngày càng tăng dẫn đến nghề lưới rê đang đứng trước
nhiều thách thức lớn. Chính vì vậy, nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của nghề lưới rê thu ở tỉnh Bạc Liêu (công suất tàu <90 CV” được
thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp cho nghề lưới rê thu ở tỉnh Bạc Liêu
phát triển ổn định và bền vững.
1.2. Mục tiêu đề tài
Khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của hoạt động khai thác của nghề
lưới rê thu ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc
quản lý nghề khai thác thủy sản.
1.3. Nội dung đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm có 3 nội dung chính sau:
(1) Hiện trạng khai thác của nghề lưới rê thu ven bờ tỉnh Bạc Liêu.
(2) Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê thu ven bờ tỉnh Bạc Liêu.
(3) Những thuận lợi khó khăn và giải pháp cho nghề lưới rê thu ven bờ ở
tỉnh Bạc Liêu.
11
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình thủy sản thế giới
2.1.1. Nguồn lợi thủy sản thế giới
Theo FAO (2005) toàn cầu có khoảng 590 đối tượng có giá trị kinh tế của các
vùng nước. Nguồn lợi ít được khai thác (4%); nguồn lợi khai thác vừa phải
(21%); nguồn lợi khai thác hoàn toàn (47%); nguồn lợi bị khai thác quá mức
cho phép (18%); nguồn lợi bị cạn kiệt hoàn toàn (9%); nguồn lợi được tái tạo
lại (1%). Nhóm nguồn lợi bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt tăng từ 10% năm
1970 đến 25% vào năm 1990 và 28% vào năm 2000. Ðây là phần nguồn lợi rất
quan trọng gồm nhiều loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao, có nhu cầu cao cần
phải có các biện pháp bảo vệ hiệu quả, tiến hành công tác tái tạo, khôi phục lại
quần đàn. Trong khi đó nhóm đạt mức khai thác tối đa chiếm khoảng 50% vào
năm 1974, sau đó giảm xuống 45% vào năm 1990 và lại tăng lên 52% vào
năm 2005. Tỉ lệ nhóm nguồn lợi khai thác dưới mức cho phép luôn giảm dần,
từ 40% năm 1974 xuống chỉ còn 23% vào năm 2005 (Bộ Thủy sản 2005).
2.1.2. Tình hình khai thác thủy sản thủy sản thế giới
Bảng 2.1: Sản lượng khai thác thủy sản thế giới (triệu tấn)
Năm
1964
1984
1994
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Khai thác nội địa
Khai thác biển
Tổng
3,8
43,8
47,6
5,7
71,9
77,6
6,7
86,6
93,3
8,8
88,0
96,8
8,9
85,4
94,3
8,8
85,7
94,5
9,0
82,8
91,8
9,2
87,2
96,4
9,6
84,2
92,8
(Nguồn: FAO, 2005)
Từ năm 2000 trở về trước thì sản lượng có xu hướng tăng lên tục. Nếu như
năm 1964 tổng sản lượng là 47,6 triệu tấn thì đến năm 2000 tăng lên 96,8 triệu
tấn. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây thì tổng sản lượng có xu hướng giảm và
không ổn đinh. Cụ thể, năm 2001 đạt 94,3 triệu tấn giảm 2,5 triệu tấn so với
năm 2000. Đến năm 2003, tổng sản lượng tiếp tục giảm và giữ mức 91,8 triệu
tấn, tăng lên 96,4 triệu tấn năm 2004 (thấp hơn năm 2000) và giảm xuống còn
12
92,8 triệu tấn vào năm 2005. Trong cơ cấu thủy sản thì khai thác biển chiếm vị
trí quan trọng (trung bình chiếm 91,2%). Chính vì thế xu hướng của tổng sản
lượng cũng là xu hướng của sản lượng khai thác biển. Điều này cho thấy rằng
nghề khai thác thủy sản ngày càng gặp nhiều khó khăn do yếu tố chủ quan và
khách quan. Diễn biến thời tiết khó dự đoán trước được đã gây nên những
thiệt hại về người và tài sản. Nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt
dẫn đến hiệu quả đán bắt không cao. Mặt khác, để giảm áp lực khai thác gần
bờ thì nhiều nơi trên thế giới khuyến khích khai thác vươn ra xa bờ hơn. Tuy
nhiên, hoạt động này đòi hỏi trình độ khai thác, phương tiện hiện đại và cũng
chứa đựng nhiều rủi ro. Đối với khai thác nội địa thì sản lượng tăng liên tục
trong những thập niên 1964 – 1994 từ 3,8 triệu tấn lên 6,7 triêu tấn. Từ năm
2000 trở về sau thì sản lượng có sự biến động ít hơn những thập niên trước,
sản lượng đạt 8,8 triệu tấn năm 2000 và tăng lên 9,6 triệu tấn năm 2005.
2.2. Tình hình khai thác thủy sản ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình khai thác hải sản
Việt Nam có chiều dài bờ biển là 3.260 Km trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc đến
Nam, vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu Km2 (gấp 3 lần diện tích vùng lãnh
thổ đất liền), hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ. Biển Việt Nam thuộc khu vực nhiệt
đới gió mùa, ở vĩ độ thấp và gần xích đạo, thuộc khu hệ cá Ấn Độ - Tây Thái
Bình. Theo Nguyễn Nhật Thi và Trần Định (1997) thành phần loài ở biển Việt
Nam là 2.036 loài, có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế (thềm lục địa miền
Bắc: 260 loài, Trung: 301 loài, Đông Nam Bộ: 845 loài, Nam Bộ: 581 loài).
Số loài cá đáy và gần đáy (70,1%), cá nổi (29,9%); cá ở khu vực gần bờ
(67,8%), cá đại dương (32,2%). Cá biển Việt Nam có nguồn gốc xuất phát từ
khu hệ cá quần đảo Malaisia (khu vực giàu loài cá nhất trên thế giới) với đặc
điểm sau: phân bố phân tán, kích thướt nhỏ, chu kỳ ngắn, sinh sản nhiều đợt
và kéo dài quanh năm, sức sinh sản cao. Đây là những đặc điểm rất thuận lợi
cho nghề khai thác hải sản (trích bởi Bùi Đình Chung và ctv., 2001).
Năm 2001 cả nước có 87.724 chiếc tàu thuyền đánh cá. Trong đó, thuyền thủ
công 13.267 chiếc, tàu thuyền máy 74.457 chiếc với tổng công suất 3.478.524
CV (bình quân công suất 46,7 CV/chiếc). Năm 2006, tổng số tàu thuyền máy
đánh cá của nước ta là 93.651 chiếc, với tổng công suất 4.977.423 CV (bình
quân công suất 53 CV/chiếc). Nếu so sánh với năm 1995 thì số lượng tàu
thuyền máy tăng 37% nhưng tổng công suất tăng 191%. Đến năm 2008, con
số này lên đến 123.000 chiếc. Trong đó, thuyền thủ công 24.570 chiếc (chiếm
gần 20%), số tàu thuyền máy là 98.430 chiếc (chiếm trên 80%) với tổng công
suất 5.300.000 CV (bình quân 53,8 CV/chiếc). Trong giai đoạn 2001 - 2008,
13
số lượng tàu thuyền máy tăng 23.9734 chiếc (32,2%), công suất tăng 52,4%.
Bình quân số tàu thuyền máy tăng 4%/năm và tổng công suất tăng 6,2%. Tính
đến tháng 3 năm 2009 tổng số tàu thuyền cả nước 130.000 chiếc tương ứng
với tổng công suất hơn 6 triệu CV, trong đó có hơn 102.000 tàu khai thác hải
sản. Nhóm tàu có công suất lớn hơn 90 CV, tổng số khoảng 16.080 chiếc,
trong đó nghề lưới kéo 7.778 chiếc tập trung ở Kiên Giang và Bà Rịa Vũng
Tàu; nghề lưới vây 2.135 chiếc tập trung chủ yếu ở 5 tỉnh Bình Thuận, Bà Ria
Vũng Tàu, Bình Định, Cà Mau, và Quảng Ngãi; nghề câu 2.187 chiếc; các
nghề khác 3.980 chiếc. So với chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010 thì số lượng
tàu thuyền máy đã vượt trên 48.000 chiếc (Nguyễn Phú Dương, 2010).
Hình 2.1: Sản lượng khai thác hải sản cả nước giai đoạn (2000 – 2009)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009)
Cùng với sự gia tăng số tàu khai thác và tổng công suất thì sản lượng không
ngừng được gia tăng. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản vụ cá Bắc 2008 ước
đạt 1.159 nghìn tấn, tăng 112% so với kế hoạch. Trong đó, sản lượng hải sản
1.068 nghìn tấn, tăng 113%. Sản lượng hải sản khai thác trong giai đoạn 2000
– 2009 tăng liên tục ở mức thấp và khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân
4,39%/năm. Theo Bùi Đình Chung và ctv (2001) trữ lượng nguồn lợi thủy sản
ở vùng biển Việt Nam là 3,4 – 3,5 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 – 1,5
triệu tấn. Theo sản lượng khai thác được chỉ có năm 2000, 2001 đạt mức sản
lượng yêu cầu với 1.419,6 và 1481,2 nghìn tấn. Các năm từ 2002 đến 2009
đều vượt khả năng khai thác, cụ thể năm 2008 là 1.946,7 nghìn tấn (vượt 446,7
nghìn tấn), năm 2009 là 2.086,7 nghìn tấn (vượt 586,7 nghìn tấn). Năm 2009,
Đồng Bằng sông Cửu Long dẫn đầu về khai thác hải sản với sản lượng 2,804
14
triệu tấn, kế đến là Bắc Trung Bộ - Duyên Hải Miền Trung (1,051 triệu tấn),
Đồng Bằng Sông Hồng (552.072 tấn), Đông Nam Bộ (354.586 tấn), Trung Du
và Miền núi Phía Bắc (66.503 tấn), Tây Nguyên (19748 tấn) (sản lượng bao
gồm khai thác nội địa) (Tổng Cục Thống kê, 2009).
Theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010) sản
lượng khai thác tháng 11 ước đạt 188 ngàn tấn, đưa sản lượng khai thác 11
tháng lên 2.196 ngàn tấn, tăng 8,7 % so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 91,5 %
kế hoạch năm. Trong đó khai thác biển tháng 11 đạt 148 ngàn tấn, đưa sản
lượng 11 tháng đầu năm lên 2.068 ngàn tấn, so với năm 2009 tăng 12,6%. Một
số nghề hoạt động có hiệu quả như: mành chà xa bờ, lưới rê, giã cào,... Các
tỉnh có sản lượng khai thác lớn là Nam Định (35.074 tấn); Thanh Hóa (62.016
tấn); Nghệ An (55.988 tấn); Quảng Bình (31.081 tấn); Đà Nẵng (35.450 tấn);
Quảng Ngãi (95.790 tấn); Bình Định (116.000 tấn); Bình Thuận (160.800 tấn);
Bến Tre (98.000 tấn); Trà Vinh (56.000 tấn); Kiên Giang (359.999 tấn); Bạc
Liêu (80.726 tấn) (Bộ NN và PTNT, 2010).
Vùng biển gần bờ được xem là khu vực có thành phần loài nhiều nhất. Từ năm
2004 - 2009, tổng trữ lượng khai thác thủy sản biển của nước ta đạt khoảng 4
triệu tấn, trong đó trữ lượng cá nổi khoảng 2,8 triệu tấn, chiếm khoảng 70%
tổng trữ lượng Tuy nhiên trong thời gian gần đây, dưới áp lực khai thác ngày
càng tăng đã làm cho trữ lượng ở đây giảm rõ rệt. Theo Viện Nghiên cứu Hải
sản, sản lượng khai thác tối ưu ở vùng biển gần bờ là 600.000 tấn, nhưng thực
tế con số này là 1.000.000 tấn. Điều này có thể chứng minh thông qua số tàu
thuyền khai thác, Năm 1997, số lượng tàu khai thác dưới 90 CV (tàu khai thác
ven bờ) có 58.396 chiếc, thì năm 2008 đã tăng lên 88.087 chiếc, chiếm 84,6%
tổng số tàu đánh bắt hải sản, tăng bình quân 2.300 chiếc/năm, số lượng ngư
dân trực tiếp khai thác hải sản tăng bình quân 23.155 người/năm. Tuy nhiên,
năng suất lại giảm đáng kể, tỷ lệ cá tạp, cá con trong các mẻ lưới ngày càng
cao, chiếm 40-95% sản lượng đánh bắt, tùy theo loại ngành nghề khai thác,
kéo theo doanh thu các hoạt động khai thác có xu hướng thấp dần. năm 1997
giá trị sản xuất chiếm 67,4% đến năm 2007 chỉ còn lại 32,8%. Nhìn chung,
ngư dân có trình độ văn hoá thấp, gần 70% chưa tốt nghiệp tiểu học, 20% tốt
nghiệp tiểu học, 10% tốt nghiệp THCS, trình độ kỹ thuật chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm (Cổng Thông tin Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2010). Đa số ngư
dân ven biển khai thác ven bờ quy mô tàu nhỏ, công nghệ và phương pháp
khai thác lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm với nhiều loại nghề và phương
tiện khai thác như lưới rùng, lưới mành, lưới rê, lưới kéo, lưới vây…. Áp lực
đến nguồn lợi thủy sản quá lớn. Thậm chí, không ít ngư dân sử dụng cả những
phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi như xung điện, chất nổ,
15
chất độc,… đã làm suy giảm rất lớn số lượng sinh vật biển và nguy hại tới môi
trường sống của chúng, số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng và cạn kiệt ngày
càng gia tăng.
Ở vùng biển xa bờ Vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và khu vực giữa biển Đông có
khoảng 373 loài thuộc 107 bộ, trữ lượng ước tính 2 triệu tấn và khả năng khai
thác là 1 triệu tấn (Đào Mạnh Sơn, 2001). Đây là ngư trường đầy tiềm năng
cho nghề khai thác hải sản cũng như giảm áp lực khai thác gần bờ. Được sự
quan tâm của nhà nước và các cấp quản lý nên nghề khai thác xa bờ thu hút
nhiều ngư dân có năng lực tham gia. Tổng số lao động tham gia đánh cá trực
tiếp cả nước là 700.000 người, trong đó lao động đánh cá gần bờ 580.000
người (chiếm 82,9%), lao động đánh bắt xa bờ 120.000 người (chiếm 17,1%),
trung bình từ 2-5 người trên 1 đơn vị tàu thuyền (Nguyễn Phú Dương, 2010).
Năm 2000, số lượng tàu tham gia khai thác xa bờ là 9.766 chiếc và tổng công
suất 1.385,1 nghìn CV, đến năm 2004 con số này lên tới 20.071 chiếc và
2.641,8 nghìn CV (gấp 2,1 lần so với năm 2000), trong đó khu vực Bắc Trung
Bộ và Duyên Hải Miền Trung có số lượng tàu cao nhất, chiếm 50 – 60% của
cả nước. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tại ngư trường này cần phải đầu tư
về trang thiết bị, nhân lực và hệ thống thông tin chặt chẽ nên trong giai đoạn
từ 2005 – 2009 thì số lượng tăng lên không nhiều. Cụ thể năm 2005 có 20.537
chiếc, đến năm 2009 là 24.990 (tăng 4.453 chiếc), theo đó tổng công suất
tương ứng là 2.801,1 và 3.721,7 nghìn CV (Tổng cục Thống kê, 2009). Ở các
tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ và miền Trung chủ yếu sử dụng lao động địa
phương nhưng ở các tỉnh Đông - Tây Nam Bộ ngoài lực lượng lao động tại
chỗ họ còn thuê thuyền trưởng và thủy thủ ở các tỉnh khác như: Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định…
Với những thành tựu đạt được cũng như hạn chế trong thời gian vừa qua, Cục
Khai thác và Bảo vệ NLTS đã xây dựng đề án khai thác thủy sản đến năm
2020. Về khai thác thủy sản, tổng sản lượng đạt từ 2,2 triệu tấn/năm (vùng
biển gần bờ từ 0,6 - 0,7 triệu tấn, xa bờ từ 1,4 - 1,5 triệu tấn). Ổn định đội tàu
khai thác hải sản với tỷ trọng phân bổ theo các nhóm nghề : lưới kéo 30%, câu
18%, lưới rê 18%, lưới vây 12% và các nhóm nghề khác chiếm 20%. Về ngư
dân, duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho 1,2 - 1,3 triệu người, trong đó có
khoảng 0,6 triệu người làm việc trực tiếp trên tàu. Nâng thu nhập bình quân
của ngư dân lên gấp 2,5 lần so với hiện nay. Phổ cập kiến thức cơ bản về bảo
vệ nguồn lợi, kỹ năng làm việc trên tàu cá cho 60 - 80% ngư dân. 100%
thuyền trưởng, máy trưởng được đào tạo và cấp bằng. Về dịch vụ hậu cần
nghề cá, cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần thủy sản, bao gồm
đưa vào sử dụng 39 cảng cá, bến cá; 13 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
16
cấp vùng và 62 khu neo đậu tránh trú bão cấp địa phương, mạng lưới đóng sửa
tàu với công suất đóng mới 3.000 chiếc/năm; sửa chữa 30.000 chiếc/năm, hệ
thống thông tin quản lý nghề cá trên biển (Tổng Cục Thủy sản, 2011).
2.2.2. Tình hình khai thác thủy sản nội địa
Bên cạnh khai thác hải sản thì trong lĩnh vực khai thác thủy sản nội địa cũng
có những điều kiện thuận lợi. Với hệ thống sông ngòi dày đặc (có 2.300 con
sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài 198.000 Km) và phân bố đều khắp cả
nước từ Bắc (hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng), Trung (sông Cả và sông
Mã) đến Nam (sông Đồng Nai và sông Cửu Long) đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các loài thủy sản phân bố rộng, giảm thiểu rủi ro tuyệt chủng. Nằm trong
vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa (nhiệt độ cao quanh năm) thúc đẩy quá
trình thành thục sớm, sức sinh sản cao (một số loài có thể sinh sản quanh năm)
làm cho quá trình tái tạo và khôi phục quần đàn nhanh (Nguyễn Chu Hồi,
2010). Từ đó đã tạo cho khu vực nội địa của Việt Nam một nguồn lợi đa dạng
và phong phú.
Trong 554 loài cá loài thuộc 18 bộ, 57 họ thì có 97 loài thuộc nhóm cá có giá
trị kinh tế nhất thì các tỉnh Bắc Bộ có 52 loài, Nam Bộ có 44 loài, Bắc Trung
Bộ có 28 loài và Nam Trung Bộ có 20 loài (trong đó, Có 11 loài phân bố ở cả
miền bắc và miền Nam). Các tỉnh Bắc Bộ có 226 loài (chiếm 41, 6%), Nam
Bộ có 306 loài (chiếm 56,2%), các tỉnh Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa
Thiên Huế có 145 loài (chiếm 26,7%), các tỉnh Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng
đến Bình Thuận có 120 loài (chiếm 22,1%) (Bộ Thủy sản, 1996).
Hình 2.2: Sản lượng khai thác nội địa cả nước giai đoạn (2000 – 2009)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009)
17
Theo thống kê nhiều năm cho thấy trữ lượng cá nước ngọt của thủy vực Việt
Nam có thể khai thác được trên 200.000 tấn/năm và thực tế riêng các tỉnh Nam
Bộ đã khai thác được 150.000 tấn/năm (trước 1975) Đồng bằng Bắc Bộ khai
thác đạt 5.000 - 7.000 tấn/năm (vào những năm 1970). Tuy nhiên hiện nay,
ước tính sản lượng khai thác hàng năm ở vùng sông Hồng và sông Cửu Long
đã giảm từ mức 80.000 tấn và 200.000 tấn xuống còn 10.000 tấn và 50.000 tấn
(Võ Thành Toàn, 2005). Trong giai đoạn 2000 – 2009 tổng sản lượng khai
thác không ổn định và có chiều hướng giảm trong thời gian tới, tốc độ giảm
trung bình là 5,59%. Nếu như trong năm 2000, tổng sản lượng khai thác đạt
241,3 nghìn tấn thì đến năm 2005 chỉ còn 198,6 nghìn tấn và năm 2009 chỉ
còn khoảng 191 nghìn tấn (giảm 50,3 nghìn tấn so với năm 2000). Sản lượng
khai thác thủy sản nội địa trung bình chiếm 12,4% so với khai thác hải sản và
10,9% so với tổng sản lượng khai thác (Tổng Cục Thống kê, 2009).
Sản lượng khai thác ở thủy vực nội địa suy giảm trong 10 năm trở lại đây cũng
do một số nguyên nhân. Thủy vực nội địa phân bố rộng khắp, nơi có mật độ
dân số đông sinh sống (Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu
Long) đã làm cho nguồn lợi thủy sản khai thác triệt để hơn. Đặc tính khai thác
mang tính chất tự phát, sử dụng ngư cụ thô sơ, bất kì lứa tuổi nào cũng có thể
tham gia khai thác. Tỉ lệ mức chết tự nhiên và mức chết do khai thác ngày
càng cao do sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sử dụng ngư cụ mang
tính chất hủy diệt (kích thước mắc lưới nhỏ, phá hủy nền đáy,…), sử dụng
chất nổ, xung điện đã tận diệt cả trứng và cá con (Lê Xuân Sinh, 2005). Các
công trình ngăn lũ, đập thủy điện đã làm cho nguồn nước cung cấp xuống hạ
nguồn ngày càng ít và ngăn chặng đường di chuyển của các loài thủy sản.
Điều này đồng nghĩa với việc khôi phục quần đàn ngày càng chậm và có nguy
cơ bị tuyệt chủng. Chính vì thế, việc giải quyết mâu thuẩn giữa cường lực khai
thác và khả năng tái tạo của nguồn lợi thủy sản là rât cần thiết, mà trong đó đội
ngũ quản lý cũng như các nhà khoa học chiếm vị trí rất quan trọng.
2.3. Tình tình khai thác thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2
(chiếm 12% diện tích cả nước), diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng
360.000 km2, (chiếm 37% của cả nước) và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai
ngư trường trọng điểm là Đông và Tây Nam Bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km
chiều dài bờ biển (chiếm 23% của cả nước) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn
800.000 ha bãi triều (70 - 80% là bãi triều cao) (Nguyễn Chu Hồi, 2010).
Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường Đông và Tây Nam Bộ khoảng 2.582.568
tấn, chiếm 62% của cả nước. Khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng trên
18
1.000.000 tấn, trong đó cá đáy khoảng 700.000 tấn, cá nổi trên 300.000 tấn.
Nguồn lợi hải sản phong phú với khả năng khai thác đáng kể so với cả nước:
cá (62%), tôm sú và tôm he (66%), tôm sắt và tôm chì (61%), mực ống (69%)
và mực nang (76%). Tính theo đầu người khả năng cá biển có thể khai thác là
61kg/năm, trong khi cả nước chỉ có 21kg/năm (Nguyễn Chu Hồi, 2010). Theo
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản (2005) ở vùng biển Tây Nam Bộ đã
bắt gặp 136 loài cá đáy thuộc 81 giống nằm trong 52 họ, 14 bộ khác nhau.
Trong đó đa dạng nhất là bộ cá vược (Perciformes) với 21 họ, 37 giống, 70
loài. Tiếp theo là bộ cá bơn (Pleuronectiformes) với 6 họ, 11 giống, 16 loài và
bộ cá mù làn (Scorpaeniformes) với 6 họ, 10 giống, 14 loài. Bộ cá chình
(Anguilliformes) phong phú về số lượng họ nhưng kém phong phú về số
lượng giống/loài. Có 7 bộ chỉ bắt gặp 1 họ duy nhất. Mức độ đa dạng này tạo
điều kiện thuận lợi cho nghề cào phát triển nhưng nghề này làm hủy hoại nền
đáy, ảnh hưởn đến nguồn lợi thủy sản. Do đó, khai thác theo hướng bền vững
là một xu hướng tất yếu của cá tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng sông cửu Long có thế mạnh về khai thác thủy sản, chiếm hơn 50%
tổng sản lượng thủy sản của cả nước, tốc độ tăng trưởng bình quân
11,1%/năm. Nếu như 2005, sản lượng đạt 1.845,8 nghìn tấn tăng lên 2.385,5
nghìn tấn (2007) và 2.804,2 nghìn tấn (2009) (Tổng Cục Thống kê, 2009).
Hình 2.3: Sản lượng khai thác thủy sản ở ĐBSCL qua các năm
(Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2009)
19
Kiên Giang, Cà Mau, An Giang là những tỉnh có sản lượng cao nhất của toàn
vùng, chỉ riêng 3 tỉnh đã chiếm 42,5% tổng sản lượng khai thác thủy sản của
vùng trong giai đoạn 2000 – 2009. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng cao nhất
(chủ yếu dựa vào khai thác hải sản), duy trì mức tăng trưởng trung bình
7,2%/năm. Năm 2005, 2007, 2009 sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh tương
ứng là 353.796 tấn, 399.931 tấn, 467.325 tấn. Trong những năm qua sản lượng
khai thác của tỉnh Kiên Giang vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn đinh do việc
gia tăng khai thác thủy sản xa bờ. Năm 2000, số tàu thuyền tham gia đánh bắt
xa bờ của toàn tỉnh có 1.054 chiếc, năm 2009 tăng lên 2.165 chiếc.
2.4. Tình hình ngành thủy sản ở Bạc Liêu
Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa
khô (mùa nắng) bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 4, tháng 5
năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10, tháng 11. Nhiệt
độ trung bình năm 28,5oC, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 21oC (vào mùa
mưa), nhiệt độ cao nhất trong năm là 36 oC (vào mùa nắng) (Cổng Thông tin
Điện tử Tỉnh Bạc Liêu, 2010). Đây là điều kiện thuận lợi cho sinh vật nói
chung và thủy sản nói riêng sinh sống, sinh trưởng và phát triển.
Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km, với ba cửa sông lớn: Gành Hào, Cái Cùng,
Nhà Mát và ngư trường rộng lớn trên 40.000 km2. Động vật biển có 661 loài
cá, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị cao như
tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường… Tôm biển có 33 loài,
có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá đáy và cá nổi hơn 100.000
tấn/năm. Bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối,
trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá. Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày một
tăng. Đây là điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất, đồng
thời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển (Cổng
Thông tin Điện tử tỉnh Bạc Liêu, 2010).
Bảng 2.2: Biến động tàu thuyền, công suất và lao động giai đoạn 2003 – 2007
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số tàu
Tổng công suất Tổng số lao đông
(chiếc)
(CV)
(người)
852
106.775
4.617
832
103.639
4.293
832
105.458
4.212
760
95.196
3.831
679
82.405
4.120
(Nguồn: Chi Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, 2007)
20
Bảng 2.6 cho thấy tổng số tàu, tổng công suất và lao động có sự biến động.
Tổng số tàu tham gia khai thác ở Bạc Liêu giai đoạn 2003 – 2007 giảm liên
tục. Cụ thể, năm 2003 là 852 chiếc đến năm 2007 chỉ còn 679 tàu khai thác.
Trong tổng số tàu khai thác thì số tàu khai thác xa bờ vẫn giữ ở mức ổn định
344 chiếu vào năm 2005 và 349 vào năm 2007 (Tổng Cục Thống kê, 2009).
Điều này cho thấy khai thác vẹ bờ ngày càng kém hiệu quả do nguồn lợi ngày
càng suy giảm, chi phí khai thác gia tăng dẫn đến lợi nhuận không cao. Theo
đó thì tổng công suất có xu hướng giảm từ 106.775 CV năm 2003 xuống
82.405 CV năm 2007. Tình hình lao động tham gia khai thác thủy sản giảm
liên tục từ năm 2003 với 4.617 người xuống còn 4.212 người. Đặc biệt, năm
2006 giảm xuống còn 3.831 người do nghề khai thác trong giai đoạn này kém
hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2007 nhà nước có chinh sách hỗ trợ cho ngư dân
đánh bắt xa bờ nên nhiều ngư dân quay lại tham gia khai thác làm cho số lao
động tăng lên 4.120 người. Vì vậy, xu hướng khai thác thủy sản ở Bạc Liêu
theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ là một hướng đi đúng và cần có những
biện pháp quản lý chặt chẽ vùng nước gần bờ.
Bảng 2.3: Cơ cấu tàu thuyền theo nghề khai thác giai đoạn 2004 – 2007
năm
2004
2005
2006
2007
Lưới kéo
Số tàu
Tỉ lệ
(chiếc)
(%)
279
33,5
275
33,0
222
29,6
291
42,9
Lưới rê
Số tàu
Tỉ lệ
(chiếc)
(%)
499
60,0
449
54,0
351
46,7
356
52,4
Nghề khác
Số tàu
Tỉ lệ
(chiếc)
(%)
54
6,5
108
13,0
178
23,7
32
4,7
(Nguồn: Chi Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, 2007)
Từ kết quả bảng 2.7 cho thấy số tàu khai thác nghề lưới kéo và lưới rê trong
giai đoạn 2004 đến 2006 giảm liên tục, đến năm 2007 có xu hướng tăng, trong
khi đó hoạt động từ các nghề khác lại có biến động ngược lại (tăng trong giai
đoạn 2004 – 2006 và giảm năm 2007). Đối với nghề lưới kéo thì số tàu có xu
hướng giảm nhưng trong tổng cơ cấu của nghề khai thác lại tăng liên tục từ
33,5% năm 2004 tăng lên 42,9% vào năm 2007. Nghề lưới rê ở Bạc Liêu trong
giai đoạn 2004 – 2007 vẫn giữ vị trí quan trọng (chiến trên 50% trong cơ cấu
nghề) và có xu hướng giảm. Năm 2004, số tàu khai thác là 499 chiếc (chiếm
60%) đến năm 2007 số tàu chỉ còn 356 chiếc (chiếm 52,4%).
21
Hình 2.4: Sản lượng khai thác thủy sản ở Bạc Liêu giai đoạn (2000 – 2009)
(Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2009)
Trong giai đoạn 2000 – 2009 sản lượng thủy sản khai thác ở Bạc Liêu chiếm
7,8% so với Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cùng với sự biến động tàu thuyền và
tổng công suất thì sản lượng cũng thay đổi theo. Năm 2000, sản lượng khai
thác ở Bạc Liên đạt 56.999 tấn, năm 2001 giảm xuống còn 55.220 tấn. Giai
đoạn 2002 – 2004 sản lượng ổn định ở mức trung bình là 67.416 tấn nhưng
đến giai đoan 2005 – 2006 giảm xuống còn trung bình 61.642 tấn. Từ năm
2007 trở đi thì sản lượng tăng liên tục đạt 68.776 năm 2007 tăng lên 75.421
năm 2008 và 81.000 năm 2009. Sự không ổn định của sản lượng khai thác
thủy sản là do hiệu quả kinh tế không ổn định và phụ thuộc nhiều vào mùa vụ.
22
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
-
Đề tài được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2011
-
Địa điểm: Huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
-
Số liệu được thu thập từ các nghiên cứu, báo cáo của các cơ quan Nhà
Nước, địa phương, sách báo, tạp chí và các website có liên quan.
-
Các thông tin cần thu thập:
Tình hình thủy sản thế giới
Tình hình khai thác thủy sản ở Việt Nam, Đồng Bằng Sông Cửu
Long và Bạc Liêu
Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu
Tình hình nguồn lơi thủy sản của tỉnh Bạc Liêu
Số liệu sơ cấp: Nguồn thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp
ngư dân tham gia khai thác nghề lưới rê thu ở Huyện Hòa Bình – Bạc Liêu.
-
-
-
Thông tin chung:
Tuổi
Trình độ văn hóa
Kinh nghiệm khai thác
Lao động tham gia khai thác.
Các thông số kỹ thuật:
Số lượng tàu thuyền, kết cấu tàu thuyền
Tổng công suất
Hiện trạng khai thác:
Hình thức khai thác
Chuyến khai thác, mùa vụ khai thác
23
-
Loài khai thác chính (tên loài, sản lượng)
Các chỉ tiêu kinh tế:
Chi phí (tàu, máy, lưới, lao động, nhiên liệu, thực phẩm, khác)
Hình thức tiêu thụ sản phẩm (tiêu thụ trong gia đình, bán ở địa
phương hay nhà máy chế biến xuất khẩu)
Tổng thu nhập (tổng sản lượng, giá bán theo loài)
-
Lợi nhuận
-
Nhận thức của người khai thác (nguồn lợi, an ninh…)
Phân bố mẫu
Do nghề lưới rê thu tập trung chủ yếu ở Huyện Hòa Bình nên số mẫu được
phân bố 100% ở đây.
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu thu thập được kiểm tra, bổ sung và mã hóa. Sau khi mã hóa
xong được kiểm tra lần cuối cùng và tính toán các chỉ tiêu cần thiết
trước khi tiến hành xử lý thống kê.
Các biến đánh giá hiệu quả kinh tế:
Tổng chi phí: TC = TVC + TFC (triệu đồng/năm)
Trong đó:
TC : Tổng chi phí
TVC : Chi phí cố định
TFC : Chi phí biến đổi
Tổng doanh thu:TR = Tổng sản lượng x P (triệu đồng/năm)
Trong đó:
TR : Tổng doanh thu
P
: Giá sản phẩm
Lợi nhuận: = TR – TC (triệu đồng/năm)
Hiệu quả sử dụng lao động: Doanh thu/ Chi phí lao động
Hiệu quả chi phí: Doanh thu/Chi phí
Tỉ suất lợi nhuận: Lợi nhuận/Chi phí
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu. Sử dụng các
giá trị trunh bình, độ lệch chuẩn, lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất và phần
trăm của các biến nghiên cứu.
Các phầm mềm Microsoft Office, Microsoft Excel để xử lý số liệu và
viết bài.
24
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng khai thác thủy sản ở Bạc Liêu
Trong những năm gần đây, đội tàu khai thác thủy sản ở Bạc Liêu không ngừng
được gia tăng. Năm 2007 tỉnh Bạc Liêu có 810 chiếc, năm 2008 có 1.029
chiếc tăng 27%, đến năm 2009 có 1.052 tăng 30% chiếc tàu. Các loại nghề
khai thác cũng được cải tiến, từ sử dụng lưới kéo khơi, rê, câu trong tỉnh đến
du nhập một số cách khai thác thủy sản khác như lưới sù, câu mực vàng, lồng
bẫy, lưới cá đù, lưới cá mè dầu... làm phong phú thêm loại hình khai thác thủy
sản. Tuy nhiên, sự mất cân đối giữa ngư trường và số lượng tàu thuyền tham
gia khai thác hải sản đã ngày càng có ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác. Tàu
thuyền tăng nhanh về số lượng và kích cỡ, nhưng ngư trường khai thác có hiệu
quả thì có hạng, dẫn đến tình trạng mật độ tập trung tàu thuyền hoạt động trên
các vùng biển cao. Thêm vào đó là biến động thị trường, giá đầu vào tăng cao
trong khi giá sản phẩm bán ra tăng ít. Điều này đã khiến cho các tàu có công
suất lớn khai thác gần bờ để tiết kiệm chi phí. Chính vì thế, tổng sản lượng
thủy sản khai thác hằng năm tăng không đáng kể (dưới 2%/năm), trong khi
năng suất tính trên đơn vị thuyền nghề và công suất tàu (tấn/CV) giảm 30 50%. Nguồn lợi hải sản vùng ven bờ đã khai thác vượt giới hạn bền vững (10 12%) nhất là nhóm cá đáy, các loài tôm biển (Cổng thông tin Điện tử tỉnh Bạc
Liêu, 2010).
7.9%
lưới rê
kéo đơn
kéo đôi
khác
3.3%
23.4%
65.4%
Hình 4.1: Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở Bạc Liêu
(Nguồn: Chi Cục KT&BVNLTS tỉnh Bạc Liêu, 2011)
Theo Chi Cục KT&BVNLTS tỉnh Bạc Liêu (2011), số lượng tàu thuyền ở Bạc
Liêu đến năm 2010 là 1.008 chiếc, trong đó đến 70% là khai thác tuyến bờ
(với 706 chiếc). Trong cơ cấu nghề khai thác thủy sản thì nghề lưới rê chiếm
65,4% (với 659 chiếc), nghề lưới kéo đơn chiếm 23,4% (với 236 chiếc), nghề
kéo đôi chiếm 7,9% (với 80 chiếc) và các nghề khác chiếm 3,3% (với 33
chiếc) (hình 4.1 và phụ lục A). Nghề lưới kéo đơn ven bờ hoạt động ít hiệu
quả do hoạt động riêng lẻ, ngư cụ không có tính chọn lọc đối tượng khai thác
25