Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

KHẢO sát THÀNH PHẦN LOÀI và đặc điểm PHÂN bố của tôm họ PALAEMONIDAE dọc THEO TUYẾN SÔNG TIỀN THUỘC TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 153 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ VĂN CƯỜNG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ CỦA TÔM HỌ PALAEMONIDAE DỌC THEO
TUYẾN SÔNG TIỀN THUỘC TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ VĂN CƯỜNG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ CỦA TÔM HỌ PALAEMONIDAE DỌC THEO
TUYẾN SÔNG TIỀN THUỘC TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

Cán bộ hướng dẫn
Ths. Nguyễn Văn Thường

2010




LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn thầy Ths. Nguyễn Văn Thường đã tận tình hướng dẫn,
động viên trong thời gian tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Xin gởi lời cảm ơn đến chú Nhiệp và các anh chị đang công tác tại chi cục thủy
sản tỉnh Đồng Tháp, Các anh chị đang công tác tại các trạm thủy sản Huyện Châu
Thành, Huyện Thanh Bình, Huyện Hồng Ngự - Tỉnh Đồng Tháp, cùng tập thể
lớp Quản Lý Nghề Cá K32 đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần
Thơ đã dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại khoa.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình tôi luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời
gian học tập.

Lê Văn Cường

i


TÓM TẮT

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế lớn của cả nước với nguồn tài nguyên
đa dạng và phong phú với nhiều thành phần loài thủy sản nước ngọt. Trong đó
tôm nước ngọt chiếm vị trí quan trọng trong ngành thủy sản. Việc khảo sát lại
thành phần tôm nước ngọt hiện nay là rất cần thiết để cung cấp tư liệu cho nghiên
cứu và áp dụng vào nuôi trồng thủy sản vì thế đề tài “KHẢO SÁT THÀNH
PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA TÔM HỌ PALAEMONIDAE
DỌC THEO TUYẾN SÔNG TIỀN THUỘC TỈNH ĐỒNG THÁP” được tiến

hành.
Kết quả thu được tôm họ Palaemonidae ở tỉnh Đồng Tháp chỉ có 1 giống
(Macrobrachium) và 7 loài: Tép trứng (Macrobrachium equidens), Tép ma
(Macrobrachium esculentum), Tép rong (Macrobrachium lanchesteri), Tép hột
mít (Macrobrachium mammillodactylus), Tép mồng sen (Macrobrachium
mirabile), Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) và tép thợ rèn
(Macrobrachium sintangense).
Qua khảo sát ta biết được mùa vụ sinh sản của tôm họ Palaemonidae thường từ
tháng 1-5 dương lịch. Và biến động của các loài về chiều dài và trọng lượng do
sản lượng được sinh ra và lớn lên bổ sung thay thế cho quần đàn.

ii


MỤC LỤC
Tựa đề

Trang

Lời cảm tạ ..............................................................................................................i
Tóm tắc .................................................................................................................ii
Mục lục ................................................................................................................iii
Danh mục hình ...................................................................................................... v
Danh mục bảng .................................................................................................... vi

Chương 1. GIỚI THIỆU ...............................................................................1
1.1.

Mục tiêu của đề tài .............................................................................2


1.2.

Nội dung của đề tài.............................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................3
2.1. Phân loại tôm họ Palaemonidae ..............................................................3
2.2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................5
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ......................................................................5
2.2.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................5
2.3 Đăc điểm phân bố....................................................................................6
2.4. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp ..................................................7

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 10
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 10
3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 10
3.3 Phương pháp thu và bảo quản................................................................ 10
3.3.1 Phương pháp thu mẫu ......................................................................... 10
3.3.2 Bảo quản mẫu..................................................................................... 10
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát.............................................................................. 10
3.5 Tài liệu định loại ................................................................................... 11
3.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 11

iii


Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................... 13
4.1 Thành phần loài tôm họ Palaemonidae thu được ở dọc theo tuyến Sông Tiền
thuộc tỉnh Đồng Tháp.......................................................................................... 13
4.2. Đặc điểm phân loại và phân bố các loài tôm thuộc họ Palaemondae phân bố
dọc theo tuyến sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp.................................................. 14

4.2.1. Loài 1: Macrobrachium equidens (Dana, 1852) – Tôm trứng .................... 14
4.2.2. Loài 2: Macrobrachium esculentum (Thallwitz, 1891) – Tép ma ............... 17
4.2.3. Loài 3: Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911) – Tép rong ............... 19
4.2.4. Loài 4: Macrobrachium mammillodactylus (Thallwitz, 1892) – Tép hột mít
............................................................................................................................ 21
4.2.5. Loài 5: Macrobrachium mirabile ( Kemp, 1917) – Tép mồng sen ............. 23
4.2.6. Loài 6: Macrobrachium rosenbergii ( De Man, 1879) – Tôm càng xanh... 25
4.2.7. Loài 7: Macrobrachium sintangense ( De Man, 1898) – Tép thợ rèn ........ 28
4.3. Biến động kích thước các quần thể tôm họ Palaemonidae qua các đợt thu mẫu
............................................................................................................................ 30
4.3.1. Loài Macrobrachium equidens (Dana, 1852) – Tôm trứng ........................ 30
4.3.2. Loài Macrobrachium esculentum (Thallwitz, 1891) – Tép ma ................... 31
4.3.3. Loài Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911) – Tép rong ................... 32
4.3.4. Loài Macrobrachium mammillodactylus (Thallwitz, 1892) – Tép hột mít.. 33
4.3.5. Loài Macrobrachium mirabile ( Kemp, 1917) – Tép mồng sen ................. 34
4.3.6. Loài Macrobrachium rosenbergii ( De Man, 1879) – Tôm càng xanh ...... 35
4.3.7. Loài Macrobrachium sintangense ( De Man, 1898) – Tép thợ rèn ............ 36
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................... 38
5.1 Kết luận......................................................................................................... 38
5.2 Đề xuất.......................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 40
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 41

iv


DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Trang


Hình 2.1: Bản đồ tự nhiên tỉnh Đồng Tháp ............................................................7
Hình 3.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu ................................................................. 12
Hình 4.1: Loài Macrobrachium equidens ( Tôm trứng ) ...................................... 14
Hình 4.2: Loài Macrobrachium esculentum (Thallwitz, 1891) – Tép ma ............. 17
Hình 4.3: Loài Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911) – Tép rong ............. 19
Hình 4.4: Loài Macrobrachium mammillodactylus (Thallwitz, 1892) – Tép hột
mít....................................................................................................................... 21
Hình 4.5: Loài Macrobrachium mirabile ( Kemp, 1917) – Tép mồng sen............ 23
Hình 4.6: Loài Macrobrachium rosenbergii ( De Man, 1879) – Tôm càng xanh. 25
Hình 4.7: Loài Macrobrachium sintangense ( De Man, 1898) – Tép thợ rèn ...... 28
Hình 4.8: Biến động chiều dài và trọng lượng của loài Macrobrachium equidens
qua các đợt thu mẫu............................................................................................. 30
Hình 4.9: Biến động chiều dài và trọng lượng của loài Macrobrachium
esculentum qua các đợt thu mẫu .......................................................................... 31
Hình 4.10: Biến động chiều dài và trọng lượng của loài Macrobrachium
lanchesteri qua các đợt thu mẫu .......................................................................... 32
Hình 4.11: Biến động chiều dài và trọng lượng của loài Macrobrachium
mammillodactylus qua các đợt thu mẫu ............................................................... 33
Hình 4.12: Biến động chiều dài và trọng lượng của loài Macrobrachium mirabile
qua các đợt thu mẫu............................................................................................. 34
Hình 4.13: Biến động chiều dài và trọng lượng của loài Macrobrachium
rosenbergii qua các đợt thu mẫu.......................................................................... 35
Hình 4.14: Biến động chiều dài và trọng lượng của loài Macrobrachium
sintangense qua các đợt thu mẫu ......................................................................... 36

v


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 4.1: Thành phần loài tôm họ Palaemonidae thu được ở tỉnh Đồng Tháp qua
các đợt................................................................................................................. 13
Bảng 4.2: Biến động kích thước (cm) và trọng lượng (g) của loài Macrobrachium
equidens qua các điểm thu mẫu ở tuyến sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp ........... 30
Bảng 4.3: Biến động kích thước (cm) và trọng lượng (g) của loài Macrobrachium
esculentum qua các điểm thu mẫu ở tuyến sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp........ 31
Bảng 4.4: Biến động kích thước (cm) và trọng lượng (g) của loài Macrobrachium
lanchesteri qua các điểm thu mẫu ở tuyến sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp........ 32
Bảng 4.5: Biến động kích thước (cm) và trọng lượng (g) của loài Macrobrachium
mammillodactylus qua các điểm thu mẫu ở tuyến sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp
............................................................................................................................ 33
Bảng 4.6: Biến động kích thước (cm) và trọng lượng (g) của loài Macrobrachium
mirabile qua các điểm thu mẫu ở tuyến sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp ............ 34
Bảng 4.7: Biến động kích thước (cm) và trọng lượng (g) của loài Macrobrachium
rosenbergii qua các điểm thu mẫu ở tuyến sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp ....... 35
Bảng 4.8: Biến động kích thước (cm) và trọng lượng (g) của loài Macrobrachium
sintangense qua các điểm thu mẫu ở tuyến sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp....... 36

vi


Chương 1
GIỚI THIỆU
Việt Nam là một nước thuộc Bắc bán cầu hình chữ S, có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, với đường bờ biển dài 3.260 km và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ,
có vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 1 triệu km2. Trong nội địa có hệ thống sông

ngòi chằng chịt, có 2 vùng đồng bằng rộng lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng
Nam Bộ.
Đồng bằng Nam Bộ hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long có đường bờ biển
dài 700 km khoảng 360 000 km2, là vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Đồng
bằng sông Cửu Long có địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi phân
bố dày thuận lợi cho giao thông thủy và phát triển thủy sản của vùng. Diện tích tự
nhiên toàn vùng là 39.747 km2, trong đó khoảng 65% diện tích đất để sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Vào năm 2007, Đồng bằng sông Cửu Long có
khoảng 400.000 ha mặt nước nuôi thủy sản với sản lượng hàng năm lên đến 1,5
triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng thủy sản nuôi của cả
nước.(www.fistenet.gov.vn).
Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trù phú, với
diện tích tự nhiên 3.374 km2. Có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba
của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh
tế đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 cả nước trong
năm 2008 (www.dongthap.gov. ngày 27/12/2009 ). Điều kiện tự nhiên, địa lý
thuận lợi, với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ 2 của tỉnh sau
cây lúa. Nghề nuôi thủy sản rộng khắp địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra, cá ba sa,
tôm càng xanh. Diên tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 6.000 ha, nông dân tập trung
nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi cá bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu. Đây là một tiềm
năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Hàng năm cung
cấp cho chế biến xuất khẩu trên 245.000 tấn cá tra và hàng ngàn tấn tôm càng
xanh, với kinh ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt hàng trăm triệu USD
(www.dongthap.gov cập nhật ngày 14/07/2010).
Theo Chi cục thủy sản Đồng Tháp diện tích nuôi năm 2009 đối với cá nuôi bè tổng
diện tích 1.381 ha tập trung nuôi nhiều ở các huyện như: Hồng Ngự, Cao Lãnh và
Châu Thành. Đối với tôm càng xanh diện tích là 1.191,06 ha được nuôi nhiều nơi

1



trong địa bàn tỉnh nhưng tập chung nhiều ở các huyện: Cao Lãnh, Thanh Bình,
Hồng Ngự và Châu Thành.Việc khảo sát lại thường xuyên thành phần loài tôm có
giá trị kinh tế như họ Palaemonidae để áp dụng vào sản xuất và để đánh giá lại
tình trạng nguồn lợi, tổ chức định hướng quy hoạch vùng phát triển thủy sản, xây
dựng phương án đáp ứng nhu cầu về nguồn lợi thủy sản, góp phần vào công tác
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững. Trên những cơ sở đó, đề tài “
Khảo sát thành phần loài và đặc điểm phân bố của tôm họ Palaemonidae dọc theo
tuyến sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm xác định lại nguồn dữ liệu để phục vụ cho công tác nghiên
cứu và giảng dạy. Qua đó bổ sung thêm những dữ liệu khoa học và làm cơ sở dẫn
liệu giúp cho việc quản lý và khai thác bền vững nguồn lợi tôm của tỉnh trong
tương lai.
1.3 Nội dung của đề tài
- Khảo sát thành phần loài tôm họ Palaemonidae thu được qua các điểm khảo
sát.
- Biến động về kích thước của các quần thể qua các đợt thu mẫu.
- Khảo sát sự phân bố của một số loài tôm thuộc họ Palaemonidae tại các điểm
khảo sát.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Phân loại tôm họ Palaemonidae

Họ tôm Palaemonidae được phân loại như sau:
Kingdom: Animalia

Phylum: Arthropoda
Subphylum: Crustacea
Class: Malacostrace
Order: Decapoda
Suborder: Pleocyemata
Infraoder: Caridae
Supperfamily: Palaemonoidea
Family: Palaemonidae
( Hệ thống phân loại theo ngày 30/12/2009)
Họ tôm Palaemonidae hay còn gọi là họ tôm gai vì căn cứ vào số gai và vị trí của
nó trên Carapace để phân loại đến giống. Ngoài ra dựa vào các đặc điểm hình thái
cấu tạo của chũy công thức răng chũy, tỉ lệ các đốt ở đôi chân ngực 1 và chân
ngực 2 để phân loại đến loài. Về đặc điểm hình thái phân loại có các đặc điểm sau:
• Nhánh râu a1 có 3 nhánh.
• Có 2 đôi chân ngực dạng kiềm (chela)
• Pleura 2 (tấm vỏ bên thứ 2) che phủ pleura 1 và pleura 3.
• Không có sống lưng.
• Cơ quan sinh dục có cấu tạo chưa hoàn chỉnh và chuyên biệt
Hiện nay, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long họ tôm Palaemonidae có 4 giống:
-Giống Macrobrachium: có khoảng 10 loài phân bố ở những vùng nước ngọt, lợ và
vùng cửa sông. Có nhiều loài mang giá trị kinh tế như: Tôm càng xanh, Tép trứng,
thợ rèn…
-Giống Exopalaemon: có 1 loài, phân bố ở vùng nước lợ, cửa sông.
-Giống Palaemonetes: có khoảng 2-3 loài, tuy nhiên chưa được định danh chính
xác, phân bố ở vùng cửa sông, vùng giáp nước.

3


-Giống Leptocarpus: có 1 loài, phân bố ở vùng giáp nước, nồng độ muối lợ nhạt

(Nguyễn Văn Thường, 2006).
2.2. Lịch sử nghiên cứu.
Nghiên cứu về định loại tôm nói chung và tôm Palaemonidae nói riêng có nhiều
nghiên cứu:
Trên thế giới:
- 1909,1913: Calman và Kemp đã đưa ra hệ thống phân loại đối với các loài tôm
10 chân (Decapoda, Macrura) nói chung và họ Palaemonidae nói riêng.
- 1927: Balss với tác phẩm Decapodae đã đưa ra hệ thống phân loại đến giống và
loài một cách chặt chẽ. Tác giả đã chia họ Palaemonidae thành 4 họ phụ:
Typhlocaridinae, Desmocaridinae, Palaemoninae và Pontoniinae.
-1980: Đáng kể là công trình hoàn chỉnh về hệ thống định loại và giới thiệu các
thành phần loài tôm trên thế giới của Holthuis, 1980. Tác giả đã thống kê được
343 loài tôm hiện diện trên thế giới, với 82 loài tôm thuộc họ Palaemonidae.
Ở trong nước:
Ở Miền Bắc: Theo Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (1980), đã có các nghiên
cứu về thành phần loài tôm nước ngọt sau:
-1914: Sollaud mô tả các loài tôm mới tìm thấy trong khu hệ nước ngọt ở miền
Bắc Việt Nam với các loài Coutierella tonkinensis, Leander mani
-1961,1972,1975: Đặng Ngọc Thanh nghiên cứu về các loài tôm mới tìm thấy
trong hệ tôm nước ngọt ở miền Bắc (Macrobrachium vietnamense, M.yeti,
M.mieni, M.Dienbienphuense).
Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu ở miền Bắc đã được tổng hợp lại, cập nhật và
phân loại học và được công bố trong sách” Định Loại Động Vật Không Xương
Sống Nước Ngọt Bắc Việt Nam.”Của Đặng Ngọc Thanh- Phạm Văn Miên- Thái
Trần Bái (1980).
Ở Miền Nam:
- Nguyễn Lưu Yến, 1985 . Đặc điểm thành phần loài và phân bố của tôm họ
Palaemonidae ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Luận văn tốt nghiệp Đại họcKhoa Thủy sản Đại học Cần Thơ. Tác giả đã cung cấp dẫn liệu gồm 3 giống 9 loài
: Macrobrachium (7 loài) , Exopalaemon (1 loài) ; Leptocarpus (1 loài).


4


- Nguyễn Văn Thường, 1985 : Thành phần loài và đặc điểm phân bố của tôm họ
Palaemonidae ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo chương trình 60-02 cấp
nhà nước. (16 trang) Kết quả điều tra được 4 giống 13 loài tôm ở thủy vực tự
nhiên Đồng bằng sông Cửu Long: Giống Macrobrachium (9 loài), giống
Exopalaemon (1 loài), giồng Leptocarpus (1 loài), giống Palaemonetes (2 loài).
-1996: Luận văn tốt nghiệp đại học của Trương Văn Mai khảo sát đã thu được 2
giống 8 loài: giống Macrobrachium (7 loài) và giống Exopalaemon (1 loài).
Nghiên cứu về họ tôm Palaemonidae đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm
xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của họ tôm này, nhưng các tài liệu
công bố tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh chỉ đầu thế kỷ 20. ở Việt nam, công trình
nghiên cứu về họ tôm này rất ít và có thể chia thành 2 giai đoạn sau:
Ở miền bắc: Họ tôm Palaemonidae chỉ mới được nghiên cứu từ đầu thế kỷ này với
công trình nghiên cứu của Sollaud (1914) ở Bắc Bộ mô tả các loài Coutierella
tonkinensis, Leander mani. Đến những năm 1960 mới lại có những nghiên cứu
tiếp theo của Đặng Ngọc Thanh (1961,1972,1975) về các loài tôm mới tìm thấy
trong hệ tôm nước ngọt ở miền Bắc (Macrobrachium vietnamense, M.yeti,
M.mieni, M. Dienbienphuense).
Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu ở miền Bắc đã được tổng hợp lại, cập nhật và
phân loại học và được công bố trong sách” Định Loại Động Vật Không Xương
Sống Nước Ngọt Bắc Việt Nam.”Của Đặng Ngọc Thanh- Phạm Văn Miên- Thái
Trần Bái (1980).
Trong khi đó, ở miền Nam:có công trình nghiên cứu và thông báo của những tác
giả nước ngoài vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20: De Haan (1849), De Man (18791898), Kemp (1925)…đã cho biết 8 loài thuộc 3 giống: Macrobrachium.
Palaemonetes, Leptocarpus.
Các công trình nghiên cứu chỉ mới bắt đầu từ những năm 1970 và về sau. Đặc biệt
là sau 1975 với những công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuân (1978, 1979,
1981, 1992) và của Nguyễn Văn Thường (1986, trong nghiên cứu chương trình

60-02 cấp nhà nước) nhưng chưa công bố thành sách. Kết quả nghiên cứu của các
tác giả này về thành phần loài tôm họ Palaemonidae ở miền nam Việt Nam, các
địa điểm tìm thấy, nơi ở của các loài.
Đến năm 1985 đáng chú ý là chương trình nghiên cứu tổng hợp tài nguyên sinh
vật vùng Đồng bằng sông Cửu Long cấp nhà nước (Chương trình 60-02a, 60-02b)

5


đã đưa ra kết quả khão sát ban đầu về nguồn lợi tôm họ Palaemonidae phân bố ở
một số thủy vực thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ năm 1985-1990, Nguễn Văn Thường – Khoa Thuỷ Sản –Đại Học Cần Thơ
thực hiện đến nay đã thu được 18 loài tôm nước ngọt (Caridae) thuộc ba họ tôm:
Palaemonidae (tôm gai), Atyidae (tép gạo), Alpheidae (tôm gõ mõ). Trong ba
nhóm này, đáng chú ý nhất là họ tôm Palaemonidae do đặc điểm đa dạng thành
phần loài và phân bố rộng ở các loại hình thủy vực, sản lượng khai thác lớn.
2.3 Đăc điểm phân bố của tôm họ Palaemonidae
Trên thế giới: Tôm thuộc họ Paelaemonidae phân bố rộng ở khu vực Ấn Độ - Tây
Thái Bình Dương. Đây là nhóm tôm có nguồn gốc phát sinh từ nước ngọt nội đia
thuộc infraoder Caridea. Đây là họ tôm kinh tế, bao gồm nhiều giống loài có giá trị
kinh tế. Đa phần họ tôm này phân bố ở các thủy vực nước chảy: kinh rạch, song
ngòi, ruộng trũng…Một số sống trong các thủy vực tương đối tỉnh: ao, mương,
vườn.
Đây là họ tôm có thành phần loài phong phú nhất trong số các họ thuộc tổng họ
Palaemonoidea
Ở Việt Nam: Đối với Việt Nam đặc biệt là ở ĐBSCL, tôm họ Palaemonidae có
nguồn gốc nhiệt đới điển hình, gồm các loài: Macrobrachium rosenbergii,
Macrobrachium equidens, Macrobrachium lanchesteri….. Nếu so với các vùng
lân cận thuộc vùng Trung Ấn, thành phần giống loài tôm họ Palaemonidae ở Đồng
bằng sông Cửu Long hầu như không có gì khác. (Theo Nguyễn Văn Thường,

2002) . Tôm Palaemonidae sống chủ yếu ở các thủy vực nước chảy: sông ngòi,
kênh, vùng cửa sông,…một số loài phân bố trong các thủy vực nước tương đối
tỉnh như mương, ao, ruộng lúa (Macrobrachium lanchesteri). Có một loài duy
nhất Macrobrachium javanicum được phát hiện ở suối nước ngọt thuộc huyện đảo
Kiên Hải (Kiên Giang).
Theo Nguyễn Văn Thường, 2004 thì họ tôm Paelaemonidae với hầu hết các loài
tôm thuộc giống Macrobrachium có đặc tính phân bố rộng trong các thủy vực
nước ngọt và nước lợ ven biển. Có thể chia thành hai nhóm: nhóm loài rộng muối
và nhóm loài hẹp muối.
-

Nhóm rộng muối: Gồm các loài Macrobrachium rosenbergii, Macrobrachium
equidens, Macrobrachium mammilodactylus, Macrobrachium sintangense,
6


Macrobrachium mirabile, Macrobrachium esculentum phân bố được ở vùng
nước ngọt và vùng nước lợ cửa sông.
-

Nhóm hẹp muối: Gồm các loài Macrobrachium javanicum, Macrobrachium
lanchesteri, Macrobrachium idea, Exopalaemon styliferus, Palaemonetes sp,
Palaemonetes sp2, Leptocarpus potamiscus phân bố chủ yếu ở vùng nước
ngọt.

2.4. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp
Vị trí địa lí: Đồng Tháp là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL với diện tích tự nhiên: 3283
km2 cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc:
giáp Campuchia, với đường biên giới 48,7 km, phía Nam và Đông Nam: giáp
Vĩnh Long, phía Đông: giáp Tiền Giang và Long An, phía Tây: giáp An Giang và

Cần Thơ.
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình: 27,19oC. Độ ẩm: 83%
Chế độ thủy văn: nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn, lưu lượng nước sông
tiền:
Bình quân: 11.500 m3/ giây
Lớn nhất: 41.504 m3/ giây
Nhỏ nhất: 2.000 m3/ giây
Sông ngòi có 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, quanh năm bồi đắp phù sa thuận lợi
cho nuôi trồng thủy sản. Có nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú, sinh sôi nãy
nở tự nhiên thuận lợi cho đánh bắt tự nhiên cũng như nuôi trồng và bảo vệ nguồn
lợi tự nhiên này.(www.dongthap.gov ngày 12/05/2010)
Tỉnh Đồng Tháp có 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua có nguồn lợi tôm
phong phú. Theo thông tin từ chi cục thủy sản Đồng Tháp thì riêng tháng 12/2009
thì sản lượng tôm cá tự nhiên đánh bắt được là 4.56,8 tấn với sản lượng đánh bắt
nhiều ở các huyện như:Hồng Ngự, Cao Lãnh, Thanh Bình và Châu Thành. Thành
phần loài phong phú, đa dạng phân bố rộng nhiều nơi trong địa bàn tỉnh đặc biệt
các huyện có sông Tiền chảy qua.
2.5. Khóa phân loại các loài tôm thuộc giống Macrobrachium ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long ( Theo Nguyễn Văn Thường, 2006 )
1/-Carpus ngắn hơn hoặc bằng Merus……………………..………………...……2

7


Carpus dài hơn Merus……………………………...……..…………………...4
2/- Chũy thẳng hình mũi mác, không có mào nhô cao, ngắn tới đầu cuống râu 1,
chân ngực 2 nhám …………………………………………………….…………..3
-

Chũy có mào nhô cao dạng vòng cung, ngắn tới đầu cuống râu 1, mép dưới

chũy có 1 răng duy nhất, chân ngực 2 trơn láng (nhẵn)………...M.mirabile

3/- Chân ngực 2 có lông rậm bao phủ từ phần bàn (palm) đến phần ngón (finger),
có một hàng gồm nhiều răng nhỏ phân bố điều dọc theo mép kẹp…M.esculentum
- Chân ngực 2 không có lông rậm bao phủ, chỉ có một vài lơ cứng rải rác, chỉ có 2
răng nhỏ phân bố theo dạng cài răng lược ở 2 bên bờ mắt của mép kẹp (mỗi bên có
một răng).........................................................................................M.javanicum
4/- Chân ngực 2 nhám, có lông rậm mượt bao phủ 2/3 đốt ngón ( Dactylus) kể từ
gốc.......................................................................................................................... 5
- Chân ngực 2 có hoặc không có lông rậm bao phủ............................................... 6
5/- Chân ngực 2 dài hơn chiều dài cơ thể rỏ rệt. Carpus dài bằng 2/3 – 3/4
Propodus; chũy ngắn xấp xỉ vảy râu, mép dưới chũy có 3-5 răng... M.sintangense
- Chân ngực 2 tương đương hoặc ngắn hơn chiều dài cơ thể. Carpus xấp xỉ hoặc
hơi ngắn hơn Propodus, chũy vượt quá vảy râu, mép dưới chũy có 5-7 răng
................................................................................................................M.equidens
6/- Chân ngực 2 có lông tơ bao phủ phần đốt ngón ( Dactylus ), Carpus ngắn hơn
Propodus................................................................................................................. 7
- Chân ngực 2 không có lông tơ bao phủ phần ngón ( Dactylus ), Carpus dài hơn
Propodus................................................................................................................. 8
7/- Chân ngực 2 có lông tơ dày bao phủ 2/3 đốt ngón cử động ( mobile finger ) kể
từ gốc của phần ngón ( finger ). Đốt ngón cố định (fixed finger ) chỉ có lông tơ dọc
theo bờ cắt ( mép kẹp ), các bề mặt còn lại dều lộ trần. Chân ngực 2 dài so với
chiều dài cơ thể, các đốt đều có gai cứng lớn phân bố, mép dưới chũy có 8-14 răng
....................................................................................................M.rosenbergii
- Chân ngực 2 có hoặc không có lông tơ bao phủ 1/2 đốt ngón ( Dactylus ) kể từ
gốc, các đốt có gai mịn, phân bố hơi thưa, mép dưới chũy có 3-4 răng
................................................................................................M.mammillodactylus

8



8/- Chân ngực 2 trơn láng, ngắn hơn chiều dài cơ thể. Mép trên chũy có 7-9 răng,
mép dưới chũy có 2-4 răng; ba đốt bụng sau rất hẹp, đốt bụng thứ 6 dài bằng chiều
dài Telson và gấp 2 lần đốt bụng thứ 5....................................M. lenchesteri
- Chân ngực 2 rất nhám, dài hơn chiều dài cơ thể rỏ rệt, Carpus hơi phình to ở
phần giữi của các đốt trên chân ngực 2, dài gấp 2.2-2.3 lần Merus. Mép trên chũy
có 11-10 răng, đốt bụng thứ 6 dài hơn đốt bụng 5 và hơi ngắn hơn chiều dài
Telson.............................................................................................................M.idea

9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 4 năm 2010, được chia làm
3-4 đợt thu mẫu.
Địa điểm nghiên cứu: Mẫu tôm được thu trên sông Tiền chảy qua tỉnh Đồng Tháp
là chính. Địa điểm thu mẫu chính ở các huyện như:
Huyện Châu Thành
Huyện Cao Lãnh
Huyện Thanh Bình
Huyện Hồng Ngự.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Mẫu tôm thu tại các ngư dân đánh bắt sẳn thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Ngư cụ đánh bắt của ngư dân như: Cào sông, dở chà.
Máy chụp ảnh, kính lúp
Cân, thước đo, viết và các sổ ghi chép số liệu.
Hộp nhựa, khai nhựa, thùng mướp và nước đá.
3.3 Phương pháp thu và bảo quản

3.3.1 Phương pháp thu mẫu
Thu mẫu tại hiện trường từ khu vực làng cá nơi có nhiều loại ngư cụ đánh bắt,
những ngư dân, nông dân đã đánh bắt sẵn.
Ngoài ra còn thu mẫu bổ sung ở chợ gần khu vực thu mẫu.
3.3.2 Bảo quản mẫu
Bảo quản mẫu thu bằng hình thức bảo quản lạnh trong thùng nước đá, sau đó đưa
về phòng thí nghiệm Khoa Thủy sản, Đại Học Cần Thơ để phân tích.
3.4 Phương pháp phân tích mẫu
Chỉ tiêu hình thái:
10


Công thức răng chủy và hình dạng chủy (CR).
Các gai, gờ, rãnh trên giáp đầu ngực và các đốt trên chân ngực.
Cấu tạo của chân ngực và các đốt trên chân ngực 2.
Hình dạng, kích thước và màu sắc thể của từng loài tôm .
Chỉ tiêu căn đo:

Chiều dài tổng: Kí hiệu là: TL được xác định đo từ nút chủy đến nút Telson, đơn
vị đo là cm.
Chiều dài chuẩn: Kí hiệu là: BL được xác định đo từ sau hốc mắt đến nút Telson,
đơn vị đo là cm.
Trọng lượng: Kí hiệu là: P đơn vị là g.
3.5 Tài liệu định loại
Sử dụng hệ thống phân loại . trong xác định tên khoa học của
các loài tôm.
Sử dụng tài liệu : Giáo Trình Ngư Loại 2 để định danh các loài tôm
Tham khảo bổ sung tài liệu : Động Vật Chí Việt Nam.
3.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.
Số liệu thu được sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính.

Các số liệu sẽ được tính các giá trị lớn nhất, trung bình và nhỏ nhất,…… bằng
phần mềm Microsoft Office Excel. Kết hợp dùng Microsoft Office Word để viết
báo cáo.

11


Bảng 3.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu

4

3

2

1

Chú thích:
Điểm 1: điểm thu mẫu 1

Điểm 2: điểm thu mẫu 2

Điểm 3: điểm thu mẫu 3

Điểm 4: điểm thu mẫu 4

(Nguồn: Cập nhật ngày
28/12/2009)
12



CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần loài tôm họ Palaemonidae thu được ở dọc theo tuyến Sông
Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp
Qua các đợt thu mẫu tôm họ Palaemonidae dọc theo tuyến sông Tiền thuộc tỉnh
Đồng Tháp, đã thu được 7 loài thuộc giống Macrobrachium, các loài này được
trình bày ở Bảng 4.1dưới đây
Bảng 4.1: Thành phần loài tôm họ Palaemonidae thu được ở tỉnh Đồng Tháp qua
các đợt.
TT

Thành phần loài

Tuyến sông ( địa điểm)

1
2
3
4
5
6
7

GIỐNG MACROBRACHIUM
Macrobrachium equidens
Macrobrachium esculentum
Macrobrachium lanchesteri
Macrobrachium mammillodactylus
Macrobrachium mirabile

Macrobrachium rosenbergii
Macrobrachium sintangense

1
x
x
x
x
x
x
x

Trong đó:

2
x
x
x
x
x
x
x

3
x
x
x
x
x
x

x

4
x
x
x
x
x
x
x

Điểm 1: điểm thu mẫu tại Thành Phố Cao Lãnh
Điểm 2: điểm thu mẫu tại Huyện Thanh Bình
Điểm 3: điểm thu mẫu tại Huyện Hồng Ngự
Điểm 4: điểm thu mẫu tại Huyện Châu Thành

Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy: tại 4 điểm thu mẫu thu được 7 loài thuộc giống
Macrobrachium thuộc họ Palaemonidae.
Trong đó loài Macrobrachium rosenbergii chiếm ưu thế về thành phần loài vì loài
này có kích thước lớn, phân bố nhiều trong tự nhiên và được nuôi rộng rãi nhiều
nơi trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp như ở các huyện Cao Lãnh, Hồng Ngự, Thanh
Bình..
Đặc điểm thành phần loài: thành phần loài thu được rất đa dạng và phong phú, cụ
thể qua các đợt thu mẫu thu được 7 loài thuộc giống Macrobrachium với nhiều
kích cở khác nhau, sản lượng đánh bắt nhiều trong tự nhiên. Tuy nhiên trong các

13


đợt thu mẫu đa số các loài có kích thước trung bình và nhỏ, có giá trị kinh tế

không cao, trừ loài tôm càng xanh là loài có giá trị kinh tế cao là loài chiếm ưu
thế về kích thước và có sản lượng lớn .
4.2. Đặc điểm phân loại và phân bố các loài tôm thuộc họ Palaemondae phân
bố dọc theo tuyến sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp
4.2.1. Loài 1: Macrobrachium equidens (Dana, 1852) – Tôm trứng.

Hình 4.1: Loài Macrobrachium equidens ( Tôm trứng )
Theo :
Synonym(s) Palaemon acanthosoma Nobili, 1899
Palaemon delagoae Stebbing, 1915
Palaemon equidens Dana, 1852
Palaemon nasutus Nobili, 1903
Palaemon sundaicus baramensis De Man, 1902
Palaemon sundaicus bataviana De Man, 1897
Palaemon sundaicus brachydactyla Nobili, 1899
Urocaridella borradailei Stebbing, 1923
Common name(s): rough river prawn [English]
Tên địa phương: Tôm trứng, Tép trứng
Đặc điểm hình thái, phân loại: ( Theo Nguyễn Văn Thường, 2004)
- Vỏ giáp nhẵn, hơi nhám ở con đực khi trưởng thành.
14


- Chủy vượt qua vảy râu và hơi uốn cong1/3 kể từ ngọn chủy.

3/11 - 13
CR = ----------5-7
- Giáp đầu ngực dài hơn chiều dài chủy, gai râu và gai gan cùng nằm trên một
đường thẳng. Gai gan nằm dưới gốc gai râu, mũi hơi hướng xuống.
- Vẩy râu hơi phình to ở gốc và thon dần về phía ngọn, đầu ngọn hơi lệch về phía

trong
- Chân ngực 1 (Pr1): Carpus dài ngang vẩy râu, Merus bằng 3/4 Carpus; Propodus
bằng 1/2 Carpus. Phần bàn (Palm) dài hoặc hơi ngắn hơn phần ngón (Finger).
Propodus dài gấp 1.5 – 2 lần Dactylus.
- Chân ngực 2 (Pr2): Ở con đực trưởng thành,chân ngực 2 không dài hơn chiều
dài cơ thể. Có nhiều gai mịn phân bố ở các đốt. Ở con cái cũng phát triển nhưng
mảnh và ngắn hơn chiều dài cơ thể. Merus bằng 2/3 – 3/4 Carpus, Propodus xấp
xỉ hoặc hơi dài hơn Carpus, phần bàn (Palm) dài bằng hoặc dài hơn phần ngón
(Finger). Propodus dài gấp 2 – 2.5 lần Dactylus. Ở 2/3 đốt ngón kể từ gốc có lông
tơ bao phủ
- Ba đôi chân ngực còn lại có Dactylus dài vượt qua vảy râu. Chân ngực 3 ngắn
hơn chân ngực 4 và chân ngực 5.
- Chân bụng (Pl) Chân bụng 1 ở con đực có nhánh trong hình hạt đậu có vết lõm
ở phần giữa, cao gần bằng 1/2 nhánh ngoài; phần phụ đực cao bằng 3/4 nhánh
ngoài. Ở con cái chân bụng 1 có nhánh trong dạng hình que và có túm lông tơ ở
phần ngọn, nhánh trong cao bằng 1/3 nhánh ngoài
- Gai đuôi (Telson): có đỉnh hơi nhọn hình tam giác, rìa đỉnh có 2 đôi gai: đôi
ngoài ngắn, đôi trong rất dài gấp khoảng 3-4 lần đôi ngoài. Giữa 2 đôi gai có 3
đôi lông tơ cứng dạng lông chim
- Chân đuôi (Ur): nhánh ngoài và nhánh trong dài bằng nhau và dài bằng đỉnh
Telson.
Loài Macrobrachium equidens rất khó phân biệt với Macrobrachium
mammilodactylus và Macrobrachium sintangense cái do có nhiều đặc điểm giống
nhau nhưng Macrobrachium equidens có 5-7 răng dưới chủy còn Macrobrachium
15


sintangense và Macrobrachium mammilodactylus chỉ có 3-5, phần ngón chân
ngực 2 của Macrobrachium sintangense cong và có nhiều lông tơ còn phần ngón
chân ngực 2 của Macrobrachium mammilodactylus và Macrobrachium equidens

thẳng nhưng ở Macrobrachium equidens có ít lông tơ còn của Macrobrachium
mammilodactylus thì mảnh mai và có màu trắng trong.
Kích thước:
Chiều dài lớn nhất: 98 mm (Holthuis, 1980); mẫu thu: 41 – 82 mm (♂). 45 – 96
mm (♀)
Số mẫu thu: 616

Số mẫu phân tích: 616

Môi trường sống:
Theo Holthuis, 1980. Tôm trứng sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ
Mẫu tôm trứng thu được trong môi trường nước ngọt
Phân bố:
Trên thế giới: Theo Holthuis, 1980. Tôm trứng trên thế giới phân bố ở Ấn Độ Tây Thái Bình Dương, từ Madagascar đến phía Nam Trung Quốc, New Britain và
Caledonia.
Ở Việt Nam: tôm trứng chỉ phân bố ở đồng bằng Nam Bộ (Theo động vật chí 5) .
Ở tỉnh Đồng Tháp: Phân bố nhiều ở các huyện: TP. Cao Lãnh, Thanh Bình, Hồng
Ngự, Châu Thành.
Đặc điểm sinh học:
Vùng phân bố tự nhiên: Sống trong các thủy vực tự nhiên
Đặc điểm sinh sản:
Mùa vụ sinh sản: Trong thủy vực tự nhiên, tép trứng mang trứng từ tháng 1-5
dương lịch.
Tầm quan trọng đối với nghề thủy sản:
Tôm trứng có kích cỡ trung bình, có giá trị thực phẩm là đối tượng khai thác có
sản lượng cao sau tôm càng xanh.
4.2.2. Loài 2: Macrobrachium esculentum (Thallwitz, 1891) – Tép ma

16



Hình 4.2: Loài Macrobrachium esculentum ( Tép ma )
Theo :
Synonym(s) Palaemon dulcis Thallwitz, 1891
Palaemon esulentus Thallwitz, 1891
Common name(s): Sweet river prawn [English]
Tên địa phương: Tép ma
Đặc điểm hình thái, phân loại (Nguyễn Văn Thường, 2004)
- Vỏ giáp nhẳn, có nhiều nốt nhỏ
- Chủy hình mũi mác thẳng, ngắn kéo tới đầu cuốn râu 1. Răng chủy rất khít, giữa
các răng có lông tơ vượt khỏi đỉnh răng
4-5/12 - 17
CR = -------------2-3
- Giáp đầu ngực: nhám ở con đực, có chiều dài gấp 2 lần chiều dài chủy. Gai râu
nằm sau hốc mắt, gai gan nhỏ nằm ngay dưới gốc gai râu, cả 2 đều hướng thẳng
về phía trước
- Vẩy râu: phần gốc hơi phình rộng hơn phần ngọn, đầu vẩy bằng
- Chân ngực 1 (Pr1): mảnh, dài vượt khỏi vảy râu một đoạn bằng 2/3 đốt Carpus.
Carpus dài gấp 1.4 – 1.8 lần đốt Propodus. Phần ngón (finger) ngắn hơn phần bàn
(Palm)

17


×