Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

HIỆP ĐỊNH VỀ Ô NHIỄM KHÓI BỤI XUYÊN BIÊN GIỚI CỦA ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.47 KB, 12 trang )

HIỆP ĐỊNH VỀ Ô NHIỄM KHÓI BỤI XUYÊN BIÊN GIỚI CỦA ASEAN
Các Bên tham gia Hiệp định này,
TÁI KHẲNG ĐỊNH cam kết thực hiện mục tiêu mà Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
đề ra trong Bản Tuyên bố chung Bangkok vào ngày 8 tháng 8 năm 1967, cụ thể là để thúc đẩy
hợp tác trong khu vực Đông Nam Á trên tinh thần bình đẳng, hợp tác và qua đó đóng góp cho
hòa bình, phát triển và thịnh vượng chung của khu vực,
NHẮC LẠI Hiệp ước Kuala Lumpur về Môi trường và Phát triển đã được các Bộ trưởng Môi
trường ASEAN thông qua vào ngày 19 tháng 6 năm 1990, trong đó kêu gọi các nỗ lực nhằm đảm
bảo sự hài hòa giữa các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường xuyên
biên giới,
ĐỒNG THỜI NHẮC LẠI việc thông qua kế hoạch hợp tác về Ô nhiễm Xuyên biên giới của
ASEAN năm 1995, trong đó có đề cập cụ thể về tình trạng ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới và
kêu gọi lập ra các quy trình và cơ chế hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN trong việc
ngăn chặn và khắc phục tình trạng cháy đất và/hoặc cháy rừng và khói bụi ô nhiễm,
CƯƠNG QUYẾT tiến hành Kế hoạch hành động về ô nhiễm khói bụi trong khu vực năm 1997 và
Kế hoạch hành động Hà Nội, trong đó kêu gọi việc thực hiện đầy đủ Kế hoạch hợp tác về Ô
nhiễm xuyên biên giới của ASEAN năm 1995 và tập trung tối đa hoàn thành Kế hoạch hành động
về ô nhiễm khói bụi trong khu vực cho đến năm 2001,
CÔNG NHẬN những tác hại tiềm ẩn của tình trạng ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới,
QUAN NGẠI về sự gia tăng mức độ thải các chất gây ô nhiễm khói bụi trong khu vực mà theo dự
đoán là sự gia tăng các chất gây ra tình trạng ô nhiễm này có thể khiến cho các tác hại nói trên
càng trở nên nghiêm trọng hơn,
THỪA NHẬN nhu cầu phải nghiên cứu nguồn gốc và hậu quả tiềm ẩn của vấn đề ô nhiễm không
khí xuyên biên giới và nhu cầu phải tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề này,
KHẲNG ĐỊNH quyết tâm thúc đẩy tiến trình hợp tác quốc tế để triển khai các chính sách quốc
gia đối với việc ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng ô nhiễm khói bụi xuyên quốc gia,
ĐỒNG THỜI KHẲNG ĐỊNH quyết tâm điều phối hành động quốc gia để ngăn chặn và kiểm soát
tình trạng ô nhiễm khói bụi xuyên quốc gia thông qua công tác trao đổi thông tin, tham vấn,
nghiên cứu và giám sát,
MONG MUỐN tiến hành thực hiện các giải pháp độc lập và phối hợp để đánh giá nguồn gốc,
nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng cháy đất và/hoặc cháy rừng cũng như tình


trạng khói bụi phát sinh; ngăn chặn và kiểm soát các nguồn sinh ra cháy đất và/hoặc cháy rừng
và khói bụi phát sinh bằng cách áp dụng các chính sách, biện pháp và công nghệ thích hợp; và
củng cố năng lực và sự hợp tác quốc gia và khu vực trong việc đánh giá, ngăn chặn, khắc phục
và kiểm soát tình trạng cháy đất và/hoặc cháy rừng cùng với tình trạng khói bụi phát sinh,
TIN TƯỞNG việc ký kết và thực hiện một cách có hiệu quả Hiệp định này là điều cần thiết để đạt
được các giải pháp mang tính tập thể này,
Đã thỏa thuận như sau:
PHẦN I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1. Sử dụng từ ngữ
Trong Hiệp định này,
1. “Bên hỗ trợ” là nhà nước của một quốc gia, tổ chức quốc tế, pháp nhân hoặc thể nhân khác
dành và/hoặc thực hiện chính sách hỗ trợ cho Bên yêu cầu hoặc Bên nhận hỗ trợ trong trường
hợp phát sinh tình trạng cháy đất và/hoặc cháy rừng hoặc tình trạng ô nhiễm khói bụi.


2. “Cơ quan có thẩm quyền” là một hoặc một vài đối tượng được mỗi Bên cho phép thay mặt cho
Bên đó để thực hiện Hiệp định này.
3. “Cháy có kiểm soát” là bất kỳ vụ cháy, vụ đốt lửa hoặc vụ cháy âm ỉ xảy ra ngoài trời nào mà
phải tuân thủ theo các quy định, luật lệ, chuẩn mực hoặc hướng dẫn của quốc gia và không bùng
phát thành hỏa hoạn và gây ra tình trạng ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới.
4. “Khu vực có thể bị hỏa hoạn” là khu vực được các cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia
quy định là các khu vực có nguy cơ cao hoặc dễ phát sinh hỏa hoạn.
5. “Điểm đầu mối” là một thực thể được mỗi Bên giao nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển giao các
thông tin và dữ liệu theo quy định của Hiệp định này.
6. “Ô nhiễm khói bụi” là tình trạng khói mù phát sinh từ đám cháy đất và/hoặc cháy rừng mà có
thể gây ra những tác hại nghiêm trọng như đe dọa sức khỏe con người, làm tổn hại các nguồn
tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái, tài sản vật chất, gây khó khăn, trở ngại cho cuộc sống con
người cũng như cản trở các hoạt động khai thác môi trường hợp pháp.
7. “Cháy đất và/hoặc cháy rừng” là các đám cháy phát sinh từ các vỉa than, lớp than bùn và các

đồn điền trồng.
8. “Quốc gia thành viên” là Quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
9. “Cháy tự do” là bất cứ vụ cháy, sự đốt cháy hoặc chấy âm ỉ nào xảy ra ngoài trời.
10. “Bên” là Quốc gia thành viên của ASEAN đã đồng ý tham gia Hiệp định này và tuân thủ theo
hiệu lực thi hành của Hiệp định này.
11. “Bên nhận hỗ trợ” là một Bên nhận chính sách hỗ trợ từ Bên hỗ trợ hoặc các Bên khác tham
gia Hiệp định này trong trường hợp phát sinh tình trạng cháy đất và/hoặc cháy rừng hoặc tình
trạng ô nhiễm khói bụi.
12. “Bên yêu cầu” là một Bên yêu cầu một Bên khác hoặc các Bên tham gia Hiệp định này đưa ra
các chính sách hỗ trợ trong trường hợp phát sinh tình trạng cháy đất và/hoặc cháy rừng hoặc
tình trạng ô nhiễm khói bụi.
13. “Ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới” là tình trạng ô nhiễm khói bụi mà nguồn gốc phát sinh ra
tình trạng này nằm toàn bộ hoặc một phần trong khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia của một
quốc gia thành viên Hiệp định và lan sang khu vực thuộc quyền tài phán của quốc gia thành viên
khác.
14. “Chính sách không cháy” là một chính sách cấm không làm phát sinh tình trạng cháy tự do
nhưng có thể cho phép một số hình thức cháy có kiểm soát.
Điều 2. Mục tiêu
Mục tiêu của Hiệp định này là ngăn chặn và theo dõi ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới xuất phát
từ các vụ cháy đất và/hoặc rừng mà cần phải được giảm bớt thông qua các nỗ lực phối hợp giữa
các quốc gia và tăng cường hợp tác trong khu vực và quốc tế. Mục tiêu này nên được kiên trì
theo đuổi trong bối cảnh chung của sự phát triển bền vững và theo đúng các điều khoản thỏa
thuận trong Hiệp nghị này.
Điều 3. Các nguyên tắc
Trong việc thi hành Hiệp định này, các bên phải thực hiện đúng theo các nguyên tắc sau đây:
1. Theo đúng Hiến chương Liên hiệp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các Bên có
quyền chủ quyền khai thác nguồn lực của mình theo đúng các chính sách môi trường và phát
triển của mình, và có trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động được tiến hành dưới sự quản lý
hoặc kiểm soát của họ không làm hại đến môi trường và sức khoẻ con người của các quốc gia
khác hoặc các vùng nằm ngoài ranh giới quản lý quốc gia của mình.

2. Trên tinh thần đoàn kết và quan hệ đối tác và thể theo nhu cầu, khả năng và tình hình riêng
của mình, các Bên sẽ tăng cường hợp tác và phối hợp để ngăn chăn và theo dõi ô nhiễm


khói bụi xuyên biên giới xuất phát từ các vụ cháy đất hoặc/và cháy rừng mà cần phải được khắc
phục.
3. Các Bên cần có những biện pháp đề phòng để dự đoán, ngăn chặn và theo dõi tình trạng ô
nhiễm khói bụi xuyên biên giới xuất phát từ các vụ cháy đất hoặc/và cháy rừng mà cần phải
được khắc phục và để hạn chế đến mức tối thiểu các tác động có hại. Nơi nào có nguy cơ gây
hại nghiêm trọng hoặc không thể cứu vãn được do ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới thì dù chưa
có chứng cứ khoa học đáng tin cậy nhưng các bên hữu quan vẫn cần thực thi những biện pháp
đề phòng.
4. Các Bên cần quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của mình, kể cả nguồn lợi rừng và đất,
một cách phù hợp và bền vững về sinh thái.
5. Trong quá trình tìm giải pháp cho tình trạng ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới, nếu cần thiết thì
các bên nên vận động tất cả các đối tượng như các cộng đồng địa phương, các tổ chức phi
chính phủ, nông dân và các xí nghiệp tư nhân cùng tham gia.
Điều 4. Nghĩa vụ chung
Để theo đuổi mục tiêu của Hiệp định này, các Bên phải:
1. Hợp tác trong việc xây dựng và thực thi các biện pháp để ngăn chăn và theo dõi tình trạng ô
nhiễm khói bụi xuyên biên giới là hậu quả của các vụ cháy đất hoặc/và cháy rừng mà cần phải
được khắc phục, và kiểm soát các nguồn gốc sinh ra các vụ cháy, kể cả việc nhận dạng và xác
định các vụ cháy, xây dựng các hệ thống theo dõi, đánh giá và cảnh báo sớm, trao đổi thông tin
và công nghệ, và việc áp dụng chính sách hỗ trợ lẫn nhau.
2. Trường hợp ô nhiễm khói mù xuyên biên giới xuất phát ngay trên lãnh thổ của mình thì các
Bên cần nhanh chóng đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin liên quan hoặc tiến hành tham vấn do
một Quốc gia hoặc các Quốc gia bị tác động hoặc có khả năng chịu sự tác động của tình trạng ô
nhiễm khói bụi xuyên biên giới đó, nhằm hạn chế đến mức tối thiểu hậu quả của tình trạng ô
nhiễm khói bụi xuyên biên giới này gây ra.
3. Tiến hành những biện pháp lập pháp, hành chính và/hoặc các biện pháp khác để thực thi

nghĩa vụ của mình theo đúng Hiệp nghị này.
PHẦN II
THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ, NGĂN CHẶN VÀ ỨNG PHÓ
Điều 5. Trung tâm Điều Phối ASEAN về Kiểm soát ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới
1. Nay thiết lập Trung tâm Điều Phối ASEAN về Kiểm soát ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới (sau
đây gọi là “Trung tâm ASEAN”) nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác và phối hợp giữa các Bên trong
việc quản lý tác động của các vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm
khói bụi xuyên biên giới phát sinh.
2. Trung tâm ASEAN sẽ hoạt động theo nguyên tắc là cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia
phải là đối tượng đầu tiên tiến hành dập tắt các đám cháy. Khi nhà chức trách của một quốc gia
tuyên bố tình trạng khẩn cấp thì nhà chức trách đó có thể yêu cầu Trung Tâm ASEAN trợ giúp.
3. Một Ủy ban gồm đại diện của các cơ quan nhà nước của các Bên sẽ thực hiện vai trò giám sát
hoạt động của Trung tâm ASEAN.
4. Trung tâm ASEAN sẽ thực thi chức năng như đã được nêu trong phần Phụ Lục và bất cứ
chức năng nào khác mà Hội nghị của các Bên nêu ra.
Điều 6. Các cơ quan có thẩm quyền và các điểm đầu mối
1. Mỗi bên sẽ chỉ định một hoặc một vài cơ quan có thẩm quyền và một điểm đầu mối mà sẽ
được uỷ quyền hành động nhân danh mình để thực thi các chức năng hành chính theo yêu cầu
được Hiệp định này đưa ra.


2. Mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác và Trung tâm ASEAN biết về các cơ quan có thẩm
quyền và điểm đầu mối liên hệ của mình cũng như về bất kỳ các thay đổi nào sau đó về các
chức danh công việc của nhân viên của họ.
3. Trung tâm ASEAN sẽ định kỳ và khẩn trương cung cấp các thông tin được nêu trong mục 2 ở
trên cho các Bên và các tổ chức quốc tế liên quan.
Điều 7. Theo dõi
1. Mỗi bên sẽ có những biện pháp phù hợp để theo dõi:
a. mọi khu vực dễ bị hỏa hoạn,
b. các đám cháy đất và/hoặc cháy rừng,

c. tình trạng môi trường có thể dẫn đến các vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng đó, và
d. ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới phát sinh từ các vụ cháy đất hoặc/và cháy rừng đó.
2. Mỗi Bên sẽ chỉ định một hoặc nhiều cơ quan có chức năng như các Trung tâm Quan trắc
Quốc gia để tiến hành việc theo dõi như đã nêu trong chương l ở trên theo đúng các thủ tục quốc
gia của mình.
3. Trong trường hợp có cháy, các Bên sẽ có hành động ngay để kiểm soát hoặc dập tắt các vụ
cháy.
Điều 8. Đánh giá
1. Mỗi bên sẽ đảm bảo rằng Trung tâm Quan trắc Quốc gia của mình sẽ thông báo, theo định kỳ
đã thoả thuận, cho Trung Tâm ASEAN, một cách trực tiếp hay thông qua đầu mối của mình,
những dữ liệu thu nhận được về các vùng dễ xảy ra cháy, về các vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng,
các tình trạng môi trường có thể dẫn đến những vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng, và ô nhiễm
khói bụi xuyên biên giới xuất phát từ các vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng đó.
2. Trung tâm ASEAN sẽ nhận, tổng kết và phân tích các dữ liệu do các Trung tâm Quan trắc
Quốc gia hoặc các điểm đầu mối cung cấp.
Trên cơ sở phân tích các dữ liệu nhân được, nếu có thể, Trung Tâm ASEAN cung cấp cho mỗi
Bên, thông qua đầu mối của nó, một đánh giá về những rủi ro mà những vụ cháy đất và/hoặc
cháy rừng gây cho sức khoẻ con người hoặc môi trường và ô nhiễm khói mù xuyên biên giới
phát sinh.
Điều 9. Ngăn chặn
Mỗi Bên phải cam kết thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chăn và kiểm soát những hoạt
động liên quan đến các vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng mà có thể dẫn đến ô nhiễm khói bụi
xuyên biên giới, bao gồm:
a. xây dựng và thực thi các biện pháp pháp lý và điều hành cũng như các chương trình và chiến
lược để thúc đẩy chính sách không đốt nhằm đối phó với các vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng gây
ra tình trạng ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới;
b. Xây dựng các chính sách phù hợp khác để hạn chế các hoạt động mà sẽ dẫn đến các vụ cháy
đất và/hoặc cháy rừng;
c. Xác định và theo dõi các khu vực dễ phát sinh tình trạng cháy đất và/hoặc cháy rừng;
d. Tăng cường công tác quản lý cháy và khả năng chữa cháy và công tác phối hợp nhằm ngăn

ngừa nguy cơ cháy đất và/hoặc cháy rừng;
e. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục công cộng và xây dựng nhận thức và khuyến
khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý cháy để ngăn chặn các vụ cháy đất
và/hoặc cháy rừng và tình trạng ô nhiễm khói bụi phát sinh từ những vụ cháy đó;
f. Thúc đẩy và sử dụng tri thức và cách làm truyền thống trong việc ngăn chặn và kiểm soát hỏa
hoạn, và


g. Đảm bảo rằng các biện pháp pháp lý, hành chính và/hoặc các biện pháp liên quan khác được
áp dụng để ngăn chặn hành động đốt rừng khai hoang.
Điều 10. Chuẩn bị sẵn sàng
1. Các bên sẽ có thể cùng nhau hoặc mỗi bên sẽ có thể tự lực xây dựng các chiến lược và kế
hoạch đáp ứng để xác định, quản lý và kiểm soát các rủi ro đối với sức khoẻ con người và môi
trường do các vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng và ô nhiễm khói bụi xuất phát từ các vụ cháy đó
gây ra.
2. Nếu phù hợp, các Bên phải chuẩn bị những thủ tục thực hành chuẩn cho các hành động có sự
hợp tác trong khu vực và giải pháp quốc gia theo yêu cầu trong Hiệp định này.
Điều 11. Biện pháp ứng phó khẩn cấp quốc gia
1. Mỗi bên đảm bảo sẽ thực thi những biện pháp pháp lý, hành chính và tài chính để huy động
thiết bị, vật tư, nhân lực và tài lực cần thiết để ứng phó và hạn chế tác động của các vụ cháy đất
và/hoặc cháy rừng và ô nhiễm khói bụi phát sinh từ các vụ cháy đó.
2. Mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác và Trung tâm ASEAN biết về những biện pháp đó.
Điều 12. Ứng phó khẩn cấp chung thông qua việc trao cho nhau sự hỗ trợ
1. Nếu một bên cần sự giúp đỡ trong trường hợp có cháy đất và/hoặc cháy rừng và ô nhiễm
khói bụi xuất phát từ các vụ cháy đó trên lãnh thổ của mình thì Bên đó có thể trực tiếp yêu cầu
sự giúp đỡ của bất cứ Bên nào khác, hoặc nêu yêu cầu giúp đỡ thông qua Trung Tâm ASEAN
hoặc, nếu phù hợp thì có thể yêu cầu sư giúp đỡ của các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế.
2. Chỉ có thể sử dụng sự giúp đỡ nếu có yêu cầu và sự đồng ý của Bên yêu cầu, hoặc nếu một
bên khác hoặc các Bên ngỏ ý sẵn lòng giúp đỡ với sự đồng ý của Bên nhận hỗ trợ.
3. Mỗi Bên, khi nhận được yêu cầu giúp đỡ, sẽ nhanh chóng quyết định và thông báo trực tiếp

cho Bên yêu cầu, hoặc thông báo thông qua Trung tâm ASEAN về việc liệu mình có sẵn sàng hỗ
trợ theo yêu cầu hay không và về quy mô và điều kiện thực hiện sự trợ giúp đó.
4. Mỗi bên, khi nhân được lời ngỏ ý sẵn lòng giúp đỡ, cần nhanh chóng quyết định và thông báo,
trực tiếp hay thông qua Trung tâm ASEAN, cho Bên giúp đỡ liệu mình đã sẵn sàng tiếp nhận sự
giúp đỡ theo lời ngỏ ý đó hay chưa, và quy mô và điều kiện của sự giúp đỡ đó.
5. Bên yêu cầu giúp đỡ sẽ nêu rõ phạm vi và thể loại của sự giúp đỡ được yêu cầu và, nếu có
thể được, cung cấp cho Bên giúp đỡ những thông tin cần thiết để Bên giúp đỡ xác định được
mức độ mà họ có thể đáp ứng yêu cầu giúp đỡ. Trong trường hợp Bên yêu cầu giúp đỡ không
thể nêu cụ thể quy mô và thể loại của sự giúp đỡ được yêu cầu thì Bên yêu cầu giúp đỡ và Bên
giúp đỡ sẽ bàn bạc cùng nhau để cùng đánh giá và quyết định quy mô và thể loại giúp đỡ được
yêu cầu.
6. Trong phạm vi năng lực của mình, các Bên sẽ xác định và thông báo cho Trung Tâm ASEAN
biết về những chuyên gia, thiết bị và vật tự mà họ có thể cung cấp để giúp đỡ cho các bên khác
trong trường hợp có cháy đất và/hoặc cháy rừng hoặc ô nhiễm khói bụi xuất phát từ những vụ
cháy đó cũng như các điều kiện, nhất là điều kiện tài chính, mà thể theo đó sự giúp đỡ có thể
được cung cấp.
Điều 13. Chỉ đạo và Kiểm soát sự hỗ trợ
Trừ phi có thoả thuận khác,
1. Bên yêu cầu hỗ trợ hoặc Bên nhận sự hỗ trợ sẽ chỉ đạo, kiểm soát, phối hợp và giám sát toàn
bộ sự giúp đỡ trên lãnh thổ của mình. Nếu sự hỗ trợ có kèm theo nhân viên hỗ trợ thì Bên giúp
đỡ cần, trên cơ sở tham khảo ý kiến Bên yêu cầu hoặc Bên nhận hỗ trợ, chỉ định thể nhân hoặc
pháp nhân phụ trách và trực tiếp giám sát về mặt vận hành các nhân viên và thiết bị do mình
cung cấp. Thể nhân hoặc pháp nhân được chỉ định cần thực hiện việc giám sát đó trên cơ sở
hợp tác với các cơ quan chức năng phù hợp của Bên yêu cầu hoặc Bên nhận hỗ trợ.


2. Trong phạm vi có thể, Bên yêu cầu hoặc Bên nhận hỗ trợ cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất
và dịch vụ tại địa phương để phục vụ cho việc quản lý sự trợ giúp đó một cách phù hợp và hiệu
quả. Bên yêu cầu hoặc bên nhận giúp đỡ cũng phải đảm bảo an toàn cho các nhân viên, thiết bị
và vật tư phục vụ mục đích hỗ trợ được đưa vào lãnh thổ mình bởi Bên hỗ trợ hoặc đại diện của

Bên hỗ trợ.
3. Để đáp ứng một yêu cầu hỗ trợ như được nêu trong khoản (1) ở trên, Bên hỗ trợ hoặc Bên
nhận hỗ trợ phải cùng phối hợp triển khai công tác hỗ trợ đó trong lãnh thổ của mình.
Điều 14. Các chế độ miễn trừ và ưu đãi đối với việc cung cấp sự hỗ trợ
1. Bên yêu cầu hoặc Bên nhận hỗ trợ sẽ cung cấp cho các nhân viên của Bên hỗ trợ và các nhân
viên làm việc nhân danh Bên hỗ trợ những miễn trừ và ưu đãi cần thiết để họ có thể thực thi
chức năng của mình.
2. Bên yêu cầu hoặc Bên nhận hỗ trợ sẽ cung cấp cho Bên hỗ trợ những chính sách miễn trừ về
thuế, thuế nhập khẩu và các khoản lệ phí khác đối với những thiết bị và vật tư phục vụ mục đích
hỗ trợ được đưa vào lãnh thổ của Bên yêu cầu hoặc Bên nhận hỗ trợ.
3. Bên yêu cầu hoặc Bên nhận hỗ trợ phải tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục nhập cảnh, lưu
trú và xuất cảnh của các nhân viên và thiết bị, vật tư có liên quan hoặc được sử dụng trong quá
trình thực hiện hỗ trợ từ lãnh thổ của mình.
Điều 15. Thủ tục chuyển các nhân viên, vận chuyển thiết bị và vật tư liên quan đến quá
trình hỗ trợ
Theo yêu cầu của Bên hữu quan, mỗi Bên phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của
các nhân viên, vận chuyển thiết bị và vật tư có liên quan hoặc được sử dụng trong quá trình thực
hiện việc hỗ trợ mà đã được thông báo theo đúng quy định sang Bên yêu cầu hoặc Bên nhận hỗ
trợ.
PHẦN III
HỢP TÁC VỀ KỸ THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Điều 16. Hợp tác kỹ thuật
1. Để tăng khả năng chuẩn bị sẵn sàng và để hạn chế rủi ro đối với sức khoẻ con người và môi
trường phát sinh từ các vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng hoặc ô nhiễm khói bụi từ các vụ cháy đó,
các Bên cần phải tiến hành hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực này. Nội dung hợp tác bao gồm:
a. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình huy động nguồn lực phù hợp bên trong và bên ngoài các
Bên tham gia Hiệp định;
b. Thúc đẩy quá trình chuẩn hóa hình thức báo cáo dữ liệu và thông tin;
c. Tăng cường việc trao đổi các thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, công nghệ, kỹ thuật và cách
thức thực hiện liên quan;

d. Thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, giáo dục và tuyên truyền nâng
cao nhận thức phù hợp, đặc biệt là các chương trình liên quan đến việc thúc đẩy các biện pháp
không để xảy ra cháy và tác động của ô nhiễm khói bụi đối với sức khoẻ con người và môi
trường;
e. Phát triển hoặc thiết lập các quy trình thao tác kỹ thuật về “cháy có kiểm soát” đặc biệt đối với
nông dân du canh và nông dân sản xuất nhỏ, và trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp đốt lửa
có kiểm soát.
f. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm và thông tin liên quan giữa các cơ quan
thực thi pháp luật của các Bên;
g. Phát triển nhiều thị trường sử dụng sinh khối (biomas) và các biện pháp phù hợp về xử lý chất
thải nông nghiệp;


g. Xây dựng các chương trình đào tạo để đào tạo, tập huấn cho các nhân viên cứu hoả và các
huấn luyện viên ở các cấp địa phương, quốc gia và khu vực, và
h. Tăng cường và nâng cao khả năng kỹ thuật của các Bên để thực thi Hiệp định này.
Điều 17. Nghiên cứu khoa học
Trung tâm ASEAN phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kỹ thuật được xác định
trong khoản 1 nêu trên. Từng Bên hoặc các Bên sẽ cùng hợp tác, kể cả hợp tác với các tổ chức
quốc tế phù hợp, để thúc đẩy và, bất cứ khi nào có thể, hỗ trợ các chương trình nghiên cứu khoa
học và kỹ thuật liên quan đến những căn nguyên và hậu quả của tình trạng ô nhiễm khói bụi
xuyên biên giới và phương tiện, biện pháp, kỹ thuật và thiết bị về quản lý các vụ cháy đất
và/hoặc cháy rừng, kể cả việc chữa cháy.
PHẦN IV
CÁCH THỨC TỔ CHỨC
Điều 18. Hội nghị các bên
1. Hội nghị của các Bên được hình thành thông qua Hiệp định này. Ban thư ký sẽ triệu tập cuộc
họp đầu tiên của Hội nghị các Bên không chậm hơn một năm sau ngày Hiệp định này có hiệu
lực. Sau đó, các cuộc họp bình thường của Hội nghị các Bên sẽ được tiến hành ít nhất mỗi năm
một lần, và nếu có thể thì sẽ kết hợp tổ chức các cuộc họp phù hợp của ASEAN.

2. Các cuộc họp bất thường sẽ được tiến hành vào bất cứ thời gian nào theo đề nghị của một
Bên với điều kiện đề nghị đó ít nhất được sự ủng hộ của ít nhất một Bên khác.
3. Hội nghị các Bên sẽ liên tục kiểm điểm và đánh giá việc thực thi Hiệp định này, và cũng nhằm
phục vụ mục đích thực thi Hiệp định thì Hội nghị sẽ:
a. Tiến hành những hành động cần thiết để đảm bảo việc thực thi hiệu quả Hiệp định này;
b. Xem xét các báo cáo và các thông tin khác mà có thể do một Bên đệ trình trực tiếp hoặc thông
qua Ban Thư ký;
c. Xem xét và thông qua các nghị định thư tuân thủ theo Điều 21 của Hiệp định này;
d. Xem xét và thông qua bất cứ sửa đổi, bổ sung nào đối với Hiệp định này;
e. Thông qua, rà soát và bổ sung, nếu được yêu cầu, bất cứ Phụ lục nào của Hiệp định này;
f. Thiết lập các cơ quan trực thuộc nếu thấy cần thiết cho việc thực thi Hiệp định này, và
g. Xem xét và cam kết thực hiện bất cứ hành động bổ sung nào cần thiết để thực hiện mục tiêu
của Hiệp định này.
Điều 19. Ban thư ký
1. Nay thành lập một Ban Thư ký thông qua Hiệp định này.
2. Chức năng của Ban Thư ký bao gồm:
a. Sắp xếp và phục vụ cho các cuộc họp của Hội nghị của các Bên và của các cơ quan khác
được thiết lập thể theo Hiệp định này;
b. Gửi cho các Bên các văn bản thông báo, báo cáo và thông tin khác mà Ban Thư ký đã nhận
được thể theo Hiệp định này;
c. Xem xét các thắc mắc của và thông tin từ các Bên, và các thông tin của các Bên, và tham
khảo ý kiến các Bên về những vấn đề liên quan đến Hiệp định này;
d. Đảm bảo sự phối hợp cần thiết với các tổ chức quốc tế liên quan và đặc biệt là tham gia các
thỏa thuận quản lý hành chính cần thiết để thi hành một cách hiệu quả các chức năng của Ban
Thư ký, và
e. Thực thi các chức năng khác nêu trên theo sự phân công của các Bên.


3. Ban Thư ký ASEAN cũng là Ban Thư ký của Hiệp định này.
Điều 20. Thỏa thuận tài chính

1. Thành lập một Quỹ để thực thi Hiệp định này.
2. Quỹ sẽ được gọi là Quỹ ASEAN về Kiểm soát Ô nhiễm Khói bụi xuyên biên giới.
3. Quỹ này sẽ được Ban Thư ký quản lý dưới sự hướng dẫn của Hội nghị các Bên.
4. Căn cứ theo các quyết định của Hội nghị các Bên, các Bên được quyền đóng góp tự nguyện
cho Quỹ.
5. Quỹ này sẽ luôn rộng mở đón nhận các nguồn đóng góp khác cho Quỹ theo sự thỏa thuận
hoặc phê duyệt của các Bên.
6. Khi cần thiết, các Bên có thể huy động thêm nguồn lực cần thiết cho việc thực thi Hiệp định
này từ các tổ chức quốc tế liên quan, đặc biệt là các thể chế tài chính khu vực và cộng đồng các
nhà tài trợ quốc tế.
PHẦN V
TRÌNH TỰ THỦ TỤC
Điều 21. Các nghị định thư
1. Các Bên phải hợp tác trong việc soạn thảo và thông qua các nghị định thư của Hiệp nghị này,
trong đó quy định các biện pháp, thủ tục và chuẩn mực đã được thoả thuận về việc thi hành Hiệp
định này.
2. Tại các cuộc họp thường lệ, Hội nghị các Bên có thể thông qua các nghị định thư của Hiệp
định này bằng sự đồng thuận của tất cả các Bên.
3. Văn bản của bất cứ nghị định thư nào được đề nghị sẽ được Ban Thư ký trao cho các Bên
trong thời hạn ít nhất là 6 tháng trước mỗi phiên họp.
4. Các điều kiện để bất cứ nghị định thư nào có hiệu lực thi hành phải được nêu trong nghị định
thư đó.
Điều 22. Các sửa đổi, bổ sung về Hiệp nghị này
1. Bất cứ Bên nào đều có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiệp định này.
2. Văn bản chứa nội dung sửa đổi, bổ sung theo đề xuất sẽ được Ban Thư ký trao cho các Bên ít
nhất là 6 tháng trước Hội nghị các Bên mà tại đó các nội dung bổ sung, sửa đổi đó sẽ được trình
để thông qua. Ban Thư ký cũng sẽ thông báo các sửa đổi, bổ sung đề xuất cho các bên ký kết
Hiệp định này.
3. Các nội dung sửa đổi, bổ sung sẽ được thông qua trên cơ sở nhất trí giữa tất cả các Bên tại
phiên họp Hội nghị thường lệ của các Bên.

4. Các nội dung bổ sung, sửa đổi của Hiệp định này phải nhận được sự đồng ý. Cơ quan lưu
chiểu sẽ chuyển nội dung sửa đổi, bổ sung đã được thông qua cho tất cả các Bên để xác nhận
đồng ý với các nội dung đó. Nội dung sửa đổi, bổ sung này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 13 kể từ
đã nộp cho cơ quan lưu chiểu các văn bản xác nhận đồng ý với nội dung bổ sung, sửa đổi của
tất cả các Bên.
5. Sau khi một nội dung sửa đổi, bổ sung Hiệp định này đã có hiệu lực, bất cứ Bên nào mới tham
gia vào Hiệp định này sẽ trở thành một bên tham gia Hiệp định này theo đúng nội dung đã được
sửa đổi, bổ sung.
Điều 23. Phê chuẩn, bổ sung hoặc sửa đổi các Phụ lục
1. Các Phụ lục kèm theo Hiệp định này sẽ là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp
định này và, nếu như không có quy định cụ thể nào khác thì việc dẫn chiếu Hiệp định này đồng
thời cũng là việc dẫn chiếu các Phụ lục của Hiệp định này.


2. Các Phụ lục sẽ được thông qua bằng sự nhất trí của các Bên tại một Hội nghị thường lệ của
các Bên.
3. Bất cứ bên nào đều có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung Phụ lục.
4. Các nội dung sửa đổi, bổ sung cho một Phụ lục sẽ được thông qua bằng sự nhất trí của các
Bên trong Hội nghị thường lệ của các Bên.
5. Các Phụ lục của Hiệp định này và các nội dung sửa đổi, bổ sung của các Phụ lục cần phải
nhận được sự đồng ý của các Bên. Cơ quan lưu chiểu sẽ chuyển phần Phụ lục hoặc nội dung
sửa đổi, bổ sung đã được thông qua cho tất cả các Bên để xác nhận đồng ý với các nội dung đó.
Phụ lục hoặc nội dung sửa đổi, bổ sung Phụ lục này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 13 kể từ đã nộp
cho cơ quan lưu chiểu các văn bản xác nhận đồng ý với nội dung bổ sung, sửa đổi của tất cả các
Bên.
Điều 24. Quy định về trình tự thủ tục và quy tắc về tài chính
Hội nghị đầu tiên của các Bên sẽ thông qua trên cơ sở nhất trí của các Bên về các quy định về
trình tự thủ tục chính Hội nghị này và thông qua các quy tắc về tài chính cho Quỹ Kiểm soát ô
nhiễm khói bụi xuyên biên giới để có quyết định cụ thể về sự tham gia đóng góp tài chính của
các Bên của Hiệp định này.

Điều 25. Các báo cáo
Các Bên sẽ chuyển cho Ban thư ký các báo cáo về các biện pháp được tiến hành để thực thi
Hiệp định này theo hình thức và thời hạn do Hội nghị các Bên quy định.
Điều 26. Quan hệ với các Hiệp định khác
Các điều khoản của Hiệp nghị này sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của bất cứ Bên
nào đối với bất cứ hiệp ước, công ước hoặc hiệp định hiện hành nào mà họ là Bên tham gia ký
kết.
Điều 27. Giải quyết tranh chấp
Bất cứ tranh chấp nào giữa các Bên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng hoặc tuân thủ
Hiệp định này hoặc bất cứ nghị định thư nào của Hiệp định này, sẽ được giải quyết trên tinh thần
hữu nghị, hợp tác thông qua hiệp thương hoặc đàm phán.
PHẦN VI
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 28. Phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt và gia nhập
Hiệp nghị này sẽ được các Quốc gia Thành viên phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia
nhập. Hiệp định này sẽ công khai chào đón các quốc gia gia nhập kể từ sau ngày ký kết kín. Các
văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập sẽ được nộp cho Cơ quan lưu chiểu.
Điều 29. Hiệu lực thi hành
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 60 sau ngày nộp lưu chiểu văn kiện thứ 6 về phê
chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập.
2. Đối với mỗi Quốc gia Thành viên phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập Hiệp định
này sau khi nộp lưu chiểu văn kiện thứ 6 về phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập,
Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 60 sau khi Quốc gia Thành viên đó đã nộp lưu chiểu
văn kiện của mình về phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập.
Điều 30. Quy định riêng
Trừ trường hợp có quy định khác được nêu rõ trong Hiệp định này, các quy định riêng không áp
dụng đối với Hiệp định này.
Điều 31. Lưu chiểu



Hiệp định này phải được nộp cho Tổng thư ký ASEAN lưu giữ và được Tổng thư ký cung cấp
ngay bản sao có chứng thực gửi cho từng quốc gia thành viên ASEAN.
Điều 32. Bản chính
Bản Hiệp định này được viết bằng tiếng Anh và sẽ được xem là bản chính.
ĐỂ LÀM BẰNG, những người có tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp pháp của các Chính phủ
của mình, đã ký vào Hiệp định này.
Làm tại Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày Mười tháng Sáu năm Hai ngàn Lẻ Hai.
Thay mặt Chính phủ Brunây Daruxalam
Ngài DATO SERI PADUKA DR. AWANG HAJI AHMAD BIN HAJI JUMAT
Bộ trưởng Phát triển

Thay mặt Chính phủ Vương quốc Campuchia
Ngài KEO PUTH REASMEY
Đại sứ của Vương quốc Campuchia tại Malaysia

Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Indonesia
Bà LIANA BRATASIDA
Thứ trưởng Bảo vệ Môi trường, Bộ môi trường

Thay mặt Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Ngài BOUNTIEM PHISSAMAY
Bô trưởng Văn phòng Thủ tướng, Chủ tịch Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thay mặt Chính phủ Malaysia
Ngài DATO' SERI LAW HIENG DING
Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Thay mặt Chính phủ Liên bang Mianma
U THANE MYINT
Thư ký Ủy ban quốc gia về môi trường, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.


Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Philippines
Ngài MR. HEHERSON T. ALVAREZ
Thư ký Bộ Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên

Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Singapore


Ngài LIM SWEE SAY
Bộ trưởng Môi trường

Thay mặt Chính phủ Vương quốc Thái Lan
Ngài CHAISIRI ANAMARN
Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Malaysia

Thay mặt Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngài NGUYEN VAN DANG
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PHỤ LỤC
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU PHỐI KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÓI BỤI
XUYÊN BIÊN GIỚI CỦA ASEAN
Trung tâm ASEAN phải:
1. Thiết lập và giữ liên hệ thường xuyên với các Trung tâm Theo dõi Quốc gia về các dữ liệu của
từng quốc gia, kể cả những dữ liệu lấy từ hình ảnh vệ tinh và quan sát khí tượng có liên quan
đến:
a. Tình trạng cháy đất và/hoặc cháy rừng;
b. tình trạng môi trường có thể dẫn đến các vụ cháy nêu trên; và
c. Chất lượng không khí và mức độ ô nhiễm, đặc biệt là khói bụi phát ra từ những vụ cháy đó.
2. Nhận từ các Trung tâm Theo dõi Quốc gia hoặc các điểm đầu mối những dữ liệu nói trên, tổng

hợp, phân tích và xử lý chúng theo một hình thức có thể dễ hiểu và tiếp cận.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và phối hợp giữa các Bên để tăng tính chuẩn bị sẵn
sàng của họ và ứng phó với các vụ cháy đất và/hoặc cháy rừng hoặc ô nhiễm khói bụi xuất phát
từ những vụ cháy đó.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các Bên, các quốc gia và các tổ chức liên quan
khác trong việc thực thi những biên pháp hiệu quả để làm giảm bớt tác động của các vụ cháy đất
và/hoặc cháy rừng hoặc ô nhiễm khói bụi xuất phát từ những vụ cháy đó.
5. Lập và duy trì danh sách chuyên gia bên trong và bên ngoài khu vực ASEAN mà có thể được
sử dụng trong việc tiến hành các biện pháp nhằm làm giảm tác động của các vụ cháy đất
và/hoặc rừng hoặc ô nhiễm khói mù xuất phát từ những vụ cháy đó, và cung cấp danh sách đó
cho các Bên.
6. Lập và duy trì danh mục các thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật bên trong và bên ngoài khu vực
ASEAN mà có thể được cung cấp khi tiến hành các biện pháp nhằm làm giảm bớt tác động của
các vụ chay đất và/hoặc cháy rừng hoặc ô nhiễm khói bụi xuất phát từ các vụ cháy đó, và cung
cấp danh mục đó cho các Bên.
7. Lập và duy trì một danh sách các chuyên gia bên trong và bên ngoài khu vực ASEAN phục vụ
cho các chương trình đào tạo, huấn luyện, giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhân thức, và
cung cấp danh sách đó cho các Bên.


8. Thiết lập và duy trì mối liên hệ với các quốc gia và tổ chức tài trợ tiềm năng để huy động
nguồn lực tài chính và nguồn lực khác cần thiết cho việc ngăn chặn và giảm bớt các vụ cháy đất
và/hoặc rừng hoặc ô nhiễm khói bụi xuất phát từ những đám cháy đó và cần thiết để các Bên
luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình trạng đó, kể cả các chuẩn bị năng lực về
chữa cháy.
9. Lập và duy trì một danh sách các nước/tổ chức tài trợ và cung cấp danh sách cho các Bên.
10. Đáp ứng yêu cầu về giúp đỡ hoặc một ngỏ ý về giúp đỡ trong trường hợp xảy ra cháy đất
và/hoặc cháy rừng hoặc ô nhiễm khói bụi xuất phát từ các vụ cháy đó, bằng cách:
a. Chuyển đạt nhanh chóng yêu cầu giúp đỡ cho các quốc gia và tổ chức khác; và
b. Điều phối sự giúp đỡ đó nếu có yêu cầu như vậy từ phía Bên yêu cầu hỗ trợ hoặc từ Bên ngỏ

lời muốn hỗ trợ.
11. Lập và duy trì một hệ thống tham chiếu thông tin cho việc trao đổi các thông tin liên quan,
kinh nghiệm chuyên môn, công nghệ, kỹ thuật và kỹ năng, và cung cấp thông tin đó cho các Bên
dưới hình thức dễ tiếp cận.
12. Soạn thảo và phổ biến cho các bên những thông tin về kinh nghiệm của họ và bất cứ thông
tin thực tiễn nào có liên quan đến việc thực thi Hiệp định.
13. Hỗ trợ cho các Bên trong việc chuẩn bị các thủ tục vận hành chuẩn (SOP).



×