Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

sang kien kinh nghiem hướng dẫn học sinh ôn thi trắc nghiệm quy luật DT sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.52 KB, 179 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀ BÌNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯƠNG SƠN

GIẢI PHÁP

“PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG GIẢI BÀI
TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 – TÍNH
QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN”

NĂM 2014

1


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan rằng, giải pháp: “ Phương pháp giải bài
tập trắc nghiệm - chương 2: tính quy luật của hiện tượng di
truyền”. Là công trình nghiên cứu của cô giáo Đinh Thị Thu Hà và cô
giáo Trần Thị Duyền, được rút ra rừ kinh nghiệm dạy học trong năm
học 2013 - 2014, trong đề tài này có tham khảo các thông tin trong:
Sách giáo khoa sinh học lớp 12 cơ bản; Sách giáo khoa sinh học lớp
12 nâng cao; Sách giáo viên sinh học cơ bản và nâng cao; Cuốn chuẩn
kiến thức, chuẩn kĩ năng; Cuốn Tư liệu sinh học 12; Phương pháp và
kĩ năng giải 1206 bài tập trác nghiệm sinh học tập 12; cuốn kiểm tra
đánh giá thường xuyên và định kì môn sinh học lớp 12; Mạng giáo
dục và một số thông tin, tư liệu trên các báo và tạp chí. Các tài liệu
được trích dẫn trong đề tài có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trung thực.
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm
sáng kiến kinh nghiệm về toàn bộ nội dung đề tài này của mình.


2


LỜI CẢM ƠN
Có được sáng kiến kinh nghiệm này trước hết là nhờ sự quan
tâm, sự chỉ đạo của sở giáo dục đào tạo Hòa Bình, của chi bộ Đảng ban giám hiệu trường trung học phổ thông Lương Sơn, sự hỗ trợ đắc
lực của phụ huynh học sinh, sự cộng tác của tập thể cán bộ, giáo viên,
công nhân viên trường trung học phổ thông Lương Sơn, sự đóng góp
chân thành của đồng nghiệp đi trước, bên cạnh đó là tinh thần vượt
khó, cùng với sự nỗ lực của bản thân, để hoàn thành được sáng kiến
kinh nghiệm và từng bước áp dụng có hiệu quả.
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cấp: sở giáo
dục đào tạo Hòa Bình, chi bộ Đảng - ban giám hiệu trường trung học
pho thông Lương Sơn cùng đội ngũ tập thể cán bộ, giáo viên, công
nhân viên, phụ huynh học sinh trường trung học phổ thông Lương
Sơn, đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
Trong quá trình hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các
cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, anh chị và bạn bè đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

3


Lời cam đoan…………………………………………………………1
Lời cảm ơn……………………………………………………………2
Mục lục……………………………………………………………….3

Danh mục…………………………………………………………......4
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề…………………………………………….6
1.1 Lý do đề xuất giải pháp…………….…………………………6
1.2 Mục đích nghiên cứu………………………………………...13
1.3 Phương pháp nghiên cứu…………………………………….14
1.4 Giới hạn nghiên cứu…………………………….....................15
Phần thứ hai: Nội dung …………………..………….……………...16
Chương 1 …………………………………………….………….16
Chương 2…….……………………………….……....................17
Hiệu quả giải pháp…….………………………………………...73
Phần thứ ba: Kết luận chung và đề xuất…………………………….78
3.1 Kết luận chung……………………………………………….78
3.2 Đề xuất………………………………………………………78
Tài liệu tham khảo………………………………………………….80

4


DANH MỤC
Biểu bảng:
- Bảng: Công thức tổng quát:
Sự di truyền độc lập của n cặp gen dị hợp do Menđen khái quát.
- Bảng 1: Kết quả đối chứng

5


PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 LÝ DO ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP
Hiện nay hình thức thi trắc nghiệm bộ môn sinh học được áp

dụng trong các các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào cao đẳng đại
học. Vì thế yêu cầu để nhận dạng, giải nhanh và tối ưu các câu trắc
nghiệm, đặc biệt là các câu trắc nghiệm định lượng là rất cần thiết để
có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi. Trong đề thi tốt nghiệp và thi
đại học những năm gần đây. Môn Sinh học có những câu trắc nghiệm
định lượng khá khó mà các đề thi trước đó, nếu chưa gặp và chưa giải
qua lần nào thì thí sinh khó mà giải nhanh và chính xác.
Vấn đề đặt ra là với số lượng lớn các công thức sinh học trong
chương trình THPTT làm sao nhớ hết để vận dụng, trả lời các câu hỏi
trong khi đề thi trắc nghiệm phủ hết chương trình, không trọng tâm,
thời gian trả lời mỗi câu hỏi quá ngắn, (không quá 1,5 phút) nên việc
suy luận và chứng minh các công thức cần vận dụng là bất khả thi.
Vì vậy, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng
cao chất lượng dạy và học Sinh học ở trường phổ thông, chúng tôi
chọn giải pháp: “phương pháp và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm
chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền”
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Khắc phục tình trạng học thụ động theo kiểu thuộc lòng kiến
thức mà không biết vận dụng kiến thức. Đồng thời thay đổi cách thức
học trên lớp và học ở nhà của học sinh, loại bỏ lối học tủ, học lệch
- Xây dựng hệ thống bài tập và phân loại dạng bài tập chương 2:
Tính quy luật của hiện tượng di truyền

6


- Hướng dẫn phương pháp giải giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp
và ôn thi đại học chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Đảm bảo tính toàn diện, độ tin cậy, đảm bảo tính khả thi, yêu
cầu phân hoá và hiệu quả cao của giải pháp.

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Chúng tôi đã đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo: Sách giáo
khoa sinh học lớp 12 cơ bản; Sách giáo khoa sinh học lớp 12 nâng
cao; Sách giáo viên sinh học cơ bản và nâng cao; Cuốn chuẩn kiến
thức, chuẩn kĩ năng; Cuốn Tư liệu sinh học 12; Phương pháp và kĩ
năng giải 1206 bài tập trác nghiệm sinh học tập 12; cuốn kiểm tra
đánh giá thường xuyên và định kì môn sinh học lớp 12; Các tài liệu
được trích dẫn trong đề tài có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trung thực.
Tham khảo công nghệ thông tin… Sau đó chúng tôi phân tích, so sánh
tổng hợp để xây dựng giải pháp.
- Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương
pháp: Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp thống kê, tổng
hợp, so sánh; Phương pháp mô tả, liệt kê; Phương pháp thực nghiệm
1.4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Trong phạm vi và trách nhiệm của mình. Chúng tôi vận dụng
kiến thức, thu thập thông tin để viết giải pháp “ Phương pháp giải
bài tập trắc nghiệm - chương 2: tính quy luật của hiện tượng di
truyền”. Nhằm áp dụng trong giảng dạy tại trường trung học phổ
thông Lương Sơn.

7


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VỀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
1.1. Cơ sở l ý luận của giải pháp
1.1.1.Hoạt động nhận thức của học sinh.
1.1.1.1.Khái niệm nhận thức.

- Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con
người (nhận thức, tình cảm và hành động), nó là tiền đề của hai mặt
kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng
tâm lí khác. Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau,
có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn:
1.1.1.2. Dạy học Sinh học theo hướng tích cực.
* Phương pháp dạy học tích cực.
* Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
1.2.2. Lý luận về bài tập Sinh học
Bài tập sinh học là một yêu cầu học tập đặt ra cho học sinh,
được học sinh giải quyết dưạ trên cơ sở các lập luận lôgic, nhờ các
phép tính toán, các thí nghiệm dựa trên những kiến thức về khái niệm,
định luật và quy luật Sinh học
Trong quá trình dạy học Sinh học, việc giảng dạy Sinh học phải
gắn liền với việc rèn luyện cho học sinh giải bài tập. Đó cũng là một
đặc điểm của các môn khoa học tự nhiên.
1.2.3. Vai trò và tác dụng của bài tập Sinh học
Nghiên cứu sự di truyền ở sinh vật.

8


Bài tập Sinh học là phương tiện để phát triển tư duy của học sinh.
1.3. Phân loại bài tập Sinh Học
1.3. 1. Bài tập Sinh học câu hỏi lý thuyết.
- Là bài tập mà học sinh không cần phải tính toán (Hay chỉ có
các phép toán đơn giản) mà chỉ vận dụng các định luật, cơ chế, qui
luật để giải tích hiện tượng thông qua các lập luận có căn cứ, có logic.
- Nội dung của các câu hỏi khá phong phú, và đòi hỏi phải vận
dụng rất nhiều các kiến thức Sinh học.

1.3.2. Bài tập Sinh học định lượng
Đó là loại bài tập Sinh học mà muốn giải quyết nó ta phải thực
hiện một loạt các phép tính. Dựa vào mục đích dạy học ta có thể phân
loại bài tập dạng này thành 2 loại:
1.3.2.1. Bài tập tập dượt
Là bài tập đơn giản được sử dụng ngay khi nghiên cứu một khái
niệm hay một định luật nào đó để học sinh vật dụng kiến thức vừa
mới tiếp thu.
1.3.2.2.Bài tập tổng hợp
Là những bài tập phức tạp mà muốn giải nó học sinh vận dụng
nhiều kiến thức ở nhiều phần, nhiều chương, nhiều cấp học và thuộc
nhiều lĩnh vực
Đặc biệt, khi các câu hỏi loại này được nêu dưới dạng trắc
nghiệm khách quan thì yêu cầu học sinh phải nhớ kết quả cuối cùng
đã được chứng minh trước đó để giải nó một cách nhanh chóng. Vì
vậy yêu cầu học sinh phải hiểu bài một cách sâu sắc để vận dụng kiến
thức ở mức độ cao .

9


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 –
TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN.
2.1. Nhận định chung về chương 2 – Tính quy luật của hiện tượng
di truyền
Theo chương trình Sinh học 12 cơ bản tên của chương 2 là “ Tính
quy luật của hiện tượng di truyền”. Theo chương trình cơ bản gồm 8 bài:
- Quy luật MenĐen : Quy luật phân li.
- Quy luật MenĐen : Quy luật phân li độc lập.

- Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Liên kết gen và hoán vị gen
- Di truyền liên kết với giới tính và di tryền ngoài nhân
- Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Thực hành: Lai giống
- Bài tập chương 1 và chương 2
Toàn bộ chương được dạy trong 06 tiết lý thuyết, 01 tiết thực
hành và 01 tiết bài tập. Tuy nhiên để thực hiện phương pháp giải bài
tập, chúng tôi đi sâu vào việc đưa ra các công thức và hệ thống bài
tập trong 5 bài chương 2 “ Tính quy luật của hiện tượng di truyền”:
- Quy luật MenĐen : Quy luật phân li.
- Quy luật MenĐen : Quy luật phân li độc lập.
- Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Liên kết gen và hoán vị gen
- Di truyền liên kết với giới tính

10


Các kiến thức trong chương để đáp ứng được đề thi tốt nghiệp
và Đại học trong những năm gần đây là tương đối khó. Hơn nữa với
sự phân bố thời gian như vậy học sinh không được củng cố kiến thức
sẽ không hiểu sâu kiến thức, dễ mắc phải sai lầm về các kiến thức đã
được học trong chương này. Việc hệ thống hóa được kiến thức của
chương và phân loại bài tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di
truyền” sẽ giúp các em có một kiến thức sâu tự tin làm bài.
2. 2. Nội dung chương 2 – Tính quy luật của hiện tượng di truyền
2.2.1. Quy luật MenĐen : Quy luật phân li.
2.2.1.1. Một số khái niệm
- Tính trạng: Là những biểu hiện trong đặc điểm của cơ thể sinh

vật (sinh lí, sinh hóa, hình thái…).
- Tính trạng tương ứng: Là những biểu hiện khác nhau của cùng
một loại tính trạng.
- Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái khác nhau của
cùng một loại tính trạng.
- Lai một cặp tính trạng: Là phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần
chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản.
- Loocut: Là vị trí của một gen trên nhiễm sắc thể
- Alen: Là các trạng thái khác nhau của một gen (A,a) trên cùng
một loocut.
- Cặp alen: Là hai alen có thể giống nhau hay khác nhau quy
định một tính trạng.
- Các gen không alen : Thường quy định các tính trạng khác
nhau hoặc cùng tác động qua lại hình thành một tính trạng.

11


- Cặp gen tương ứng: Là cặp gen nàm ở vị trí tương ứng trên
cặp nhiễm sắc thể tương đồng và quy định một loại tính trạng tương
ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng
- Kiểu gen: Tổ hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể
sinh vật.
- Kiểu hình: Tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc điểm của cơ
thể.
- Giao tử thuần khiết: Hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi
giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền
tương ứng của bố hoặc mẹ.
2.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu của menđen
Menđen đã dung phương pháp lai giống và phương pháp phân

tích di truyền của giống lai khi lai giữa các dạng bố, mẹ thuần chủng
khác nhau về các tính trạng tương phản để theo dõi sự xuất hiện các
tính trạng, phân tích sự di truyền các tính trạng đã chọn lọc ở các thế
hệ sau.
Phương pháp trên có nội dung và đặc điểm:
- Chọn đối tượng nghiên cứu là các loại rau, đậu Hà Lan, ong,
chuột, bắp,… trong đó đối tượng đặc biệt là đậu Hà Lan vì chúng có
các ưu điểm như:
+ Là loại tự thụ phấn rất chặt chẽ, có chu kỳ sinh sản ngắn.
+ Mang các cặp tính trạng tương phản rõ rệt như: thân cao –
thân thấp; hạt vàng – hạt xanh; hạt trơn – hạt nhăn…
+ Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ liên tiếp F1 → F2 → F3 …… Fn
+ Chọn dòng thuận chủng Menđen chọn lọc và kiểm tra tính
thuần chủng của các thứ đậu Hà Lan về các tính trạng nghiên cứu, ví

12


dụ thứ đậu hạt vàng, thứ đậu hạt xanh… bằng cách trồng riêng và để
tự thụ phấn, nếu đời con hoàn toàn giống bố,mẹ thì thứ đậu đó thuần
chủng về các tính trạng nghiên cứu.Còn ở động vật, ông cho giao phối
cận huyết liên tục qua nhiều thế hệ.
Phân tích tính di truyền rất phức tạp của sinh vật hình thành
những tính trạng tương đối đơn giản: Lúc đầu ông chỉ nghiên cứu
những thứ đậu khác nhau về một cặp tính trạng sau đó ông nghiên cứu
những đậu khác nhau về nhiều tính trạng.
Đối với mỗi thí nghiệm, Menđen lặp đi, lặp lại nhiều lần và trên
nhiều đối tượng khác nhau, nhờ đó kết quả tìm được rất chính xác.
Ông sử dụng phép lai thuận nghịch thay đổi vai trò làm bố, mẹ.
Các thí nghiệm được tiên hành qua nhiều thế hệ và số lượng cá

thể thu được trong mỗi thế hệ là rất lớn.
Menđen dùng toán thống kê để xử lí số liệu thu được trong các thí
nghiệm, để tìm hiểu quy luật di truyền của bố mẹ cho thế hệ sau.
Đặc biệt, Menđen dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen
của những cá thể mang kiểu hình trội ở các cá thể lai: Muốn tìm hiểu
kiểu gen của những cá thể mang tính trạng trội, ông cho các cá thể đó
lai với cá thế mang tính trạng lặn tương ứng, rồi dựa vào kết quả F B để
xác định được kiểu gen.
Nếu kết quả F B đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu
gen đồng hợp AA. P: AA x aa → 100% ANếu kết quả FB phân li 1 trội : 1 lặn thì cá thể có kiểu hình trội
sẽ có kiểu gen dị hợp: Aa. P: Aa x aa → 1A- : 1aa
Với các phương pháp đúng đắn và khoa học nói trên, Menđen
đã tìm ra được các quy luật di truyền căn bản.

13


Thí nghiệm lai một cặp tính trạng: Bố mẹ thuần chủng về một
cặp tính trạng tương phản được F1 100% trội. F1 tự thụ phấn được F2
có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
PT/c: đỏ x trắng
F1 :

100% đỏ
F1 x F1 → F2 : 3 đỏ : 1 trắng

- Giải thích thí nghiệm của Menđen:
o Là sự phân li và tổ hợp tự do của cặp nhân tố di truyền
+ Các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp có nguồn gốc khác
nhau

+ Bố mẹ chỉ truyền cho con một trong hai thành viên
+ Khi thụ tinh nhờ sự tổ hợp của các giao tử thì cặp nhân tố di truyền
được phục hồi
o Xác định tính trạng trội: Do Pt/c , F1 100% đỏ, vì vậy đỏ trộ hoàn
toàn so với trắng
o Quy ước gen:
Alen A quy định tính trạng hoa đỏ
Alen a quy định tính trạng hoa trắng
o Kiểu gen của P: Hoa đỏ (AA), hoa trắng (aa)
o Sơ đồ lai
Pt/c:

AA

GP:

A

F1 :

Kiểu gen:

x

aa
a

Aa

Kiểu hình: 100% đỏ

F1 x F1:

Aa

x

Aa

14


GF1:

1
1
A, a
2
2

1
1
A, a
2
2

F2 :


1
A

2
1
a
2

Kiểu gen :

1
A
2

1
a
2

1
AA
4
1
Aa
4

1
Aa
4
1
aa
4

1

2
1
AA: Aa : aa
4
4
4

Kiểu hình : 75% đỏ: 25 % trắng
2.2.1.3. Hình thành học thuyết khoa học
Quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một
có nguồn gôc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ
tồn tại trong cơ thể con một cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau.
Khi hình thành giao tủ, các thành viên của một cặp alen phân li đồng
đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử
chứa alen kia.
2.2.1.4. Cơ sở khoa học của quy luật phân li
- Sự phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm
phân và thụ tinh giống như sự vận động của các nhân tố di truyền mà
Menđen đã giả định.
- Trong tế bào lưỡng bội 2n nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp
tương đồng nên các gen trên chúng cũng tồn tại thành từng cặp.
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nhờ sự phân li của
nhiễm sắc thể hình thành bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) nên mỗi cặp
nhiễm sắc thể chỉ còn một trong hai.
15


- Qua quá trình thụ tinh, nhờ sự tổ hợp của các giao tử n, phục
hồi các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong các hợp tử, bộ nhiễm sắc
thể sẽ trở lại dạng lưỡng bội (2n)

- Cặp alen Aa ở F1 giảm phân cho hai loại giao tử A và a có tỉ lệ
bằng nhau, kết quả thị tinh cho tỉ lệ kiểu gen 1: 2: 1 và kiểu hình 3: 1.
- Vậy, sự phân li và tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình
giảm phân và thụ tinh sẽ dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các gen
trong cặp alen.
2.2.1.5. Trường hợp trội không hoàn toàn
- Là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 (dị
hợp tử) biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
- Ví dụ: Cho lai hai cây hoa đỏ và hoa trắng thuần chủng, F 1 thu
được 100% hoa hồng, F2 thu được 25% hoa đỏ: 50% hoa hồng : 25%
hoa trắng
- Quy ước gen: AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng
2.2.1.6. Lai phân tích
- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với
cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen
- Mục đích:
+ Nếu đời con thu được 100% kiểu hình thí cá thể đem lai phân
tích là đồng hợp.
+ Nếu đời con thu được bị phân tính thì kiểu hình thì cá thể
đem lai phân tích là dị hợp.
2.2.2. Quy luật Menđen : Quy luật phân li độc lập
2.2.2.1. Thí nghiệm và giải thích lai hai cặp tính trạng

16


- Thí nghiệm: Lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng: Hạt vàng,
vỏ trơn và hạt xanh, vỏ nhăn. Thu được F1 100% hạt vàng, vỏ trơn.
Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được ở F2 với tỉ lệ: 9/16 hạt vàng, trơn
(315 hạt)

3/16 hạt vàng, nhăn

(108 hạt)

3/16 hạt xanh, trơn

(101 hạt)

1/16 hạt xanh, nhăn

(32 hạt)

- Giải thích:
+ F1 đồng tính
+ F2 xuất hiện 4 kiểu hình với tỉ lệ 9: 3: 3: 1
+ Xét riêng từng cặp tính trạng:


Tính trạng màu sắc hạt:
Hạt vàng : Hạt xanh = (9+3): (3+1)= 3: 1



Tính trạng hình dạng vỏ hạt:
Vỏ trơn : Vỏ nhăn = (9+3) : (3+1) = 3:1
+ Từ kết quả này thấy rằng, các cặp tính trạng màu sắc hạt và

hình dạng vỏ hạt di truyền độc lập vơi nhau, nghĩa là chúng tuân theo
định luật xác suất của các sự kiện độc lập
- Nội dung định luật: Khi lai hai cá thể thuần chủng khác nhau

về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp
tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng
kia.
2.2.2.2. Cơ sở tế bào học
- Trong tế bào 2n, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương
đồng, mang các cặp gen alen

17


- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, các cặp nhiễm sắc thể
tương đồng phân li độc lập với các nhiễm sắc thể khác, hình thành các
giao tử mang bộ đơn bội n.
- Các giao tử n kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh,
khôi phục bộ nhiễm sắc thể 2n cho các hợp tử.
- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể
tương đồng khác nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh, dẫn đến
sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen nằm trên các cặp
đồng dạng khác nhau trong quá trình di truyền.
- Sơ đồ lai:
+ Quy ước:
Alen A quy định tính trạng màu sắc hạt vàng
Alen a quy định tính trạng màu sắc hạt xanh
Alen B quy định tính trạng vỏ hạt trơn
Alen b quy định tính trạng màu sắc vỏ hạt nhăn
+ Sơ đồ lai:
P t/c: AABB
GP:

x


AB

F1 :

aabb
ab

Kiểu gen AaBb
Kiểu hình 100% Vàng – trơn

F1 x F1:

AaBb

x

GF1: AB,Ab,aB,ab

AaBb
AB,Ab,aB,ab

F2 :


♂ AB

Ab

aB


ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB


aaBb
18


Ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

Kiểu gen: 1AABB: 1 AAbb: 1aaBB: 1 aabb: 2Aabb: 2AaBB: 2aaBb:
2AABb: 4AaBb
Kiểu hình: 9 A – B- : Vàng – trơn
3 A- bb: Vàng – nhăn
3 aaB- : Xanh – trơn
1 aabb: Xanh – nhăn
- Bảng: Công thức tổng quát: Sự di truyền độc lập của n cặp
gen dị hợp do Menđen khái quát được thể hiện như sau:
Số
cặp
gen
dị hợp
F1
1


Số

Số loại

loại

kiểu

giao

hình

tử F1

F2

21

Tỉ

lệ

phân li

Số loại Tỉ lệ

kiểu

kiểu


hình

gen ở F2 gen ở F2

21

ở F2
(3+1)1

31

(1+2+1)1



phân li kiểu

2

22

22

(3+1)2

32

(1+2+1)2

3


23

23

(3+1)3

33

(1+2+1)3













n

2n

2n

(3+1)n


3n

(1+2+1)n

2.2.2.3. Ý nghĩa của các quy luật Menđen
- Góp phần giải thích tính đa dạng của sinh giới là do xuất hiện biến dị
tổ hợp (là biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các gen sẵn có ở bố
mẹ)
- Giải thích được vì sao không tìm được hai người có kiểu gen hoàn
toàn giống nhau (trừ khi sinh đôi cùng trứng)

19


- Qua lai giống, con người có thể tổ hợp lại các gen tạo giống mới có
năng suất cao, phẩm chất tốt.
2.2.3. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
2.2.3.1. Tương tác gen
- Khái niệm: Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen không
alen trong quá trình hình thành một kiểu hình. Hai hoặc nhiều gen có
thể tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. Do sự tác động
qua lại của gen mà trong thế hệ tương lai xuất hiện những tính trạng
đó mới, khác với bố mẹ. Tùy tác động qua lại của gen mà tỉ lệ phân li
là một biến dạng của công thức phân li cơ bản.
- Phân loại: Tác động qua lại giữa các gen không alen, chủ yếu theo
ba kiểu: Tương tác bổ sung, tương tác át chế, tương tác cộng gộp.
* Tương tác bổ sung (bổ trợ):
- Khái niệm: Tương tác bổ sung là kiểu tác động qua lại của hai hay
nhiều gen không alen làm xuất hiện một tính trạng mới.

- Tỉ lệ thường gặp : 9: 7 và 9 : 6 :1
- Ví dụ và giải thích tỉ lệ kiểu hình 9: 6: 1
+ Ví dụ: Cho lai hai thứ bí thuần chủng quả tròn với quả tròn thu được
F1 chứa hai cặp gen dị hợp, có kiểu hình bí dẹt. Cho các cây bí F 1 tự
thụ phấn thu được thế hệ F 2 có tỉ lệ kiểu hình 9 bí dẹt: 6 bí tròn: 1 bí
dài.
+ Giải thích
F1 dị hợp tử hai cặp gen, F2 có 16 kiểu tổ hợp giao tử là tích các loại
giao tử của F1. Chứng tỏ, mỗi bên F1 cho 4 loại giao tử. Nếu các gen
tác động riêng rẽ trong việc quy định tính trạng hình dạng quả thì sự
phân li kiểu hình ở thế hệ F2 phải là 9: 3: 3: 1. Tuy nhiên, trong thực tế

20


thu được tỉ lệ 9: 6: 1, kết quả này ta có thể khẳng định tính trạng hình
dạng quả di truyền theo kiểu tương tác bổ trợ của hai gen không alen.
Quy ước gen:

A – B - : Bí quả dẹt
A – bb = aaB- : Bí quả tròn
aabb: Bí quả dài

Sơ đồ lai
Pt/c:

AAbb

x


GP:

Ab

F1 :

Kiểu gen AaBb

aaBB
aB

Kiểu hình : 100% bí quả dẹt
F1 x F1 :

AaBb

x

AaBb

GF1: AB, Ab,aB,ab

AB, Ab,aB,ab

F2 :


AB
Ab
aB

ab

AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb

Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb

aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb

Kiểu gen: 1AABB: 1 AAbb: 1aaBB: 1 aabb: 2Aabb: 2AaBB: 2aaBb:
2AABb: 4AaBb
Kiểu hình: 9 A – B- : Bí quả dẹt
3 A- bb = 3 aaB- : Bí quả tròn

1 aabb: Bí quả dài
* Tương tác át chế
- Khái niệm: Là trường hợp gen này có vai trò át chế, không cho gen
kia biểu hiện ra kiểu hình của nó. Tương tác át chế làm giảm xuất hiện
biến dị tổ hợp.

21


- Tỉ lệ thường gặp: 13 : 3
- Ví dụ và giải thích tỉ lệ 13: 3
+ Ví dụ: Cho lai nòi thỏ lông trắng thuần chủng với nòi thỏ lông xám
thuần chủng, được F1 đều là thỏ lông trắng. Để cho các thỏ lông trắng
F1 tạp giao với nhau thì ở F2 nhận được : 81,25% thỏ lông trắng :
18,75% thỏ lông xám.
81,25%

13

+ Giải thích: F2 có tỉ lệ 18,75% = 3 gồm 16 kiểu tổ hợp về số
giao tử đực và cái của F 1. Vì vậy mỗi thỏ F1 phải tạo ra bốn kiểu giao
tử với số lượng tương đương nhau ứng với kiểu gen có hai cặp dị hợp
phân ly độc lập (AaBb)
Quy ước gen:
A- B- = A- bb = aabb : Lông trắng ; aaB- : Lông xám
Hoặc A- B- = aaB- = aabb : Lông trắng; A- bb: Lông xám
Vậy tính trạng màu lông thỏ do hai cặp gen phân li độc lập, tác động
qua lại theo kiểu át chế: gen trội át gen trội
Sơ đồ lai (quy ước gen 1)
Pt/c:


AAbb

x

GP:

Ab

F1 :

Kiểu gen AaBb

aaBB
aB

Kiểu hình : 100% Thỏ trắng
F1 x F1 :

AaBb

GF1: AB, Ab,aB,ab

x

AaBb
AB, Ab,aB,ab

F2 :



AB
Ab
aB

AB
AABB
AABb
AaBB

Ab
AABb
AAbb
AaBb

aB
AaBB
AaBb
aaBB

ab
AaBb
Aabb
aaBb
22


ab

AaBb


Aabb

aaBb

aabb

Kiểu gen: 1AABB: 1 AAbb: 1aaBB: 1 aabb: 2Aabb: 2AaBB: 2aaBb:
2AABb: 4AaBb
Kiểu hình: 9 A – B- : 3 aaB- : 1 aabb: Lông trắng
3 A- bb : Lông xám
* Tương tác cộng gộp
- Khái niệm: Tương tác cộng gộp là kiểu tác động của nhiều gen trong
đó mỗi gen đóng góp một phần như nhau vào sự phát triển của cùng
một tính trạng.
- Tỉ lệ thường gặp : 15 : 1 và 1 : 4: 6: 4: 1
- Ví dụ và giải thích tỉ lệ 1: 4: 6: 4: 1.
+ Ví dụ: Lai hai thứ lúa mì thuần chủng có hạt đỏ thẫm với thứ
lúa mì thuần chủng có hạt trắng thì được F 1 toàn là lúa mì có hạt đỏ
vừa vừa. Cho các cây F1 giao phấn với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ:
1 cây có hạt đỏ thẫm: 4 cây có hạt đỏ tươi : 6 cây có hạt đỏ vừa : 4 cây
có hạt đỏ nhạt : 1 cây có hạt trắng.
+ Giải thích: F2 có tỉ lệ 1 : 4 : 6 : 4 : 1 gồm 16 kiểu tổ hợp về
giao tử đực và cái của F1, vậy mỗi cây F1 phải tạo 4 kiểu giao tử tương
ứng với kiểu gen có 2 cặp gen dị hợp phân ly độc lập.
Quy ước gen:
aabb :

Cây hạt trắng


Aabb = aaBb :

Cây hạt đỏ nhạt

AAbb = aaBB = AaBb : Cây hạt đỏ vừa
AABb = AaBB :

Cây hạt đỏ tươi

AABB :

Cây hạt đỏ thẫm

23


Vậy tính trạng màu hạt tuân theo quy luật tác động qua lại của hai cặp
gen phân li độc lập theo kiểu cộng gộp, mà mỗi gen trội góp phần như
nhau vào việc hình thành sắc tố đỏ cho hạt.
Sơ đồ lai
Pt/c:

AABB

x

GP:

AB


F1 :

Kiểu gen AaBb

aabb
ab

Kiểu hình : 100% Thỏ trắng
F1 x F1 :

AaBb

GF1: AB, Ab,aB,ab

x

AaBb
AB, Ab,aB,ab

F2 :




AB

Ab

aB


ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

Aabb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB


aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

Kiểu gen: 1AABB: 1 AAbb: 1aaBB: 1 aabb: 2Aabb: 2AaBB: 2aaBb:
2AABb: 4AaBb
Kiểu hình:

1 Cây hạt đỏ thẫm : 4 cây hạt đỏ tươi : 6 cây hạt đỏ vừa :

4 cây hạt đỏ nhạt : 1 cây hạt trắng.
2.2.3.2. Tác động đa hiệu của gen
- Ví dụ:


Ở đậu: Thứ có hoa tím thì hạt màu nâu, nách lá có một chấm đen;

thứ có hoa trắng thì hạt màu nhạt, nách lá không có chấm.

24





Ở ruồi giấm: Ruồi có cánh ngắn thì đốt thân ngắn, lông cứng, đẻ

ít...
- Khái niệm: Gen đa hiệu (tính đa hiệu của gen) là một cơ sở giải
thích hiện tượng biến dị tương quan. Khi một gen đa hiệu bị đột biến
sẽ kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối.
2.2.4. Liên kết gen và hoán vị gen
2.2.4.1. Liên kết gen
- Khái niệm: Liên kết gen là hiện tượng một số gen không alen cùng
nằm trên một nhiễm sắc thể, cùng phân li và tổ hợp trong quá trình
giảm phân và thụ tinh, dẫn đến một số tính trạng của cơ thể cùng di
truyền với nhau.
- Thí nghiệm và giải thích của Morgan về liên kết gen hoàn toàn


Thí nghiệm:

Morgan tiến hành thí nghiệm với ruồi giấm:
P : Thân xám, cánh dài ( thuần chủng) x thân đen, cánh cụt (thuần
chủng)
F1: 100% thân xám, cánh dài
♂ F1 thân xám, cánh dài x ♀ thân đen, cánh cụt → F B xuất hiện 1
thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.


Giải thích:

o


Biện luật về quy luật di truyền:



F1 đồng loạt thân xám, cánh dài chứng tỏ thân xám, cánh dài là

các tính trạng trội so với thân đen, cánh cụt.


Quy ước: B: Thân xám, b: Thân đen; V: Cánh dài, v : Cánh cụt.

25


×