Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng của cà chua việt á tại bắc kạn vụ xuân hè 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.3 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGUYỄN THỊ NGA
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA GIỐNG
CÀ CHUA VIỆT Á TẠI BẮC KẠN VỤ XUÂN HÈ 2017 ’’

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: CNSXRHQ

Khoa

: Nông học

Khoá

: 2013 - 2017

Thái Nguyên – năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGUYỄN THỊ NGA
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA GIỐNG
CÀ CHUA VIỆT Á TẠI BẮC KẠN VỤ XUÂN HÈ 2017’’

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: CNSXRHQ

Khoa

: Nông học

Khoá

: 2013 - 2017

Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Hà Duy Trƣờng


Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng mỗi sinh viên đều
phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trƣớc khi ra trƣờng. Thực tập là
khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ
những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trƣờng vào thực tiễn sản
xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Xuất phát từ những cơ sở trên, đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, khoa
Nông học và Bộ môn Rau hoa quả - trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ
hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng của cà
chua Việt Á tại Bắc Kạn vụ xuân hè 2017’’
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình
và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hƣớng dẫn tận tình của thầy
giáo TS.Hà Duy Trƣờng đã giúp tôi vƣợt qua những khó khăn trong suốt thời
gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài
của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Nga



ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, sản lƣợng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2014
......................................................................................................... 7
Bảng 2.2: Những nƣớc có sản lƣợng cà chua cao nhất thế giới năm 2014....... 8
Bảng 2.3: Những nƣớc có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới năm
2014................................................................................................. 9
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cà chua của Việt Nam .................. 10
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cà chua trên địa bàn thị xã Bắc Kạn trong giai
đoạn 2013 - 2015 .......................................................................... 11
Bảng 4.1 Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây cà chua vụ xuân hè
năm 2017 ....................................................................................... 24
Bảng 4.2 : Động thái tăng trƣởng chiều cao thân chính của cà chua ở các CT
....................................................................................................... 27
Bảng 4.3. Động thái ra lá trên thân chính của giống cà chua Việt Á qua cac
công thức bón phân ....................................................................... 31
Bảng 4.4: Tình hình sâu bệnh hại cà chua trong các công thức thí nghiệm
trong vụ Xuân Hè 2017 ................................................................. 33
Bảng 4.5 : Ảnh hƣởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống cà chua vụ Xuân Hè 2017 ........................... 36
Bảng 4.6 : Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất....................................... 37
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hiệu quả kinh tế của giống cà
chua trong vụ Xuân Hè 2017 ........................................................ 40
Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu chất lƣợng quả vụ Xuân Hè 2017.......................... 41



iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Biểu đồ biểu diễn động thái tăng trƣởng chiều cao thân chính của cà
chua ............................................................................................... 28
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn động thái tăng trƣởng số lá qua các công thức bón
phân của giống cà chua ................................................................. 32
Hình 4.3: Năng suất lý thuyết ......................................................................... 38
Hình 4.4 : Năng suất thực thu ......................................................................... 39


iv

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CT

: Công thức

CV

: Hệ số biến động

Đ/C


: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

KLTB/quả

: Khối lƣợng trung bình/quả

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NLTT

: Năng suất thực thu

TB

: Trung bình


TLB

: Tỷ lệ bệnh

TLH

: Tỷ lệ hại

TL đậu quả

: Tỷ lệ đậu quả

VTM C

: Vitamin C


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT ...................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu .................................................................................................... 2

1.2.2 Yêu cầu..................................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn ...................................................................................................... 4
2.2.1. Điều kiện tự nhiên: .................................................................................. 4
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: ........................................................................ 5
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới và trong nƣớc ........... 6
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà trên thế giới ........................................ 6
2.3.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam ................................................ 9
2.3.3. Tình hình sản xuất cà chua trên địa bàn thị xã Bắc Kạn ....................... 11
2.3.4. Kinh nghiệm rút ra ................................................................................ 12
2.4. Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam ............ 13
2.4.1 Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới................................ 13
2.4.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam............................ 14
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................... 18


vi

3.1.Vật liệu thực hiện và địa điểm, thời gian thực hiện .................................. 18
3.1.1. Vật liệu thực hiện .................................................................................. 18
3.1.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ............................................................ 18
3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 18
3.3. Phƣơng pháp thực hiện............................................................................. 18
3.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm .............................................................. 18
3.3.2. Các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc ........................................................ 19
3.3.3 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi .................................................... 20
3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu ......................................................................... 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN ............................. 24

4.1. Đánh giá ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu sinh
trƣởng. ............................................................................................................. 24
4.1.1. Ảnh hƣởng phân bón đến chiều cao cây cà chua .................................. 26
4.1.2. Động thái tăng trƣởng số lá trên thân chính ......................................... 30
4.2. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại cà chua trong các công thức bón phân .... 33
4.3. Đánh giá ảnh hƣởng của phân bón đến tỷ lệ đậu quả, các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất và một số chỉ tiêu chất lƣợng quả cà chua ........................ 36
4.3.1. Tỷ lệ ra hoa đậu quả .............................................................................. 36
4.3.2 Ảnh hƣởng của phân bón đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
của cà chua ...................................................................................................... 37
4.4. Một số chỉ tiêu chất lƣợng quả ................................................................. 41
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 47


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của Việt
Nam, là nền tảng của nền kinh tế trong thời kỳ xây dựng đất nƣớc.
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum. Mill) là cây thực phẩm ngắn
ngày có khả năng trồng trọt đƣợc ở nhiều vùng tại Việt Nam. Cà chua là loại
rau ăn quả có giá trị dinh dƣỡng và có nhiều cách sử dụng. Có thể dùng ăn
tƣơi thay hoa quả, trộn salat, nấu canh, xào, nấu sốt vang và cũng có thể chế
biến thành các sản phẩm nhƣ cà chua cô đặc, tƣơng cà chua, nƣớc sốt nấm, cà
chua đóng hộp, mứt hay nƣớc ép. Ngoài ra, có thể chiết tách hạt cà chua để

lấy dầu.
Theo Đỗ Tất Lợi (1999), cà chua có thể giúp bảo vệ những ngƣời
nghiện thuốc lá khỏi nguy cơ bị bệnh phổi. Đặc biệt lycopen trong quả cà
chua có tác động mạnh đến việc giảm sự phát triển nhiều loại ung thƣ nhƣ ung
thƣ tiền liệt tuyến, ung thƣ ruột kết, ung thƣ trực tràng và nhồi máu cơ
tim,...[2].
Cà chua là sản phẩm đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng và có giá trị kinh tế
cao cho ngƣời sản xuất. Vậy mà vẫn còn những trƣờng hợp cà chua bị đổ bỏ đi
rất nhiều mà không đƣợc thu mua, đơn giản vì kém chất lƣợng, các thành phần
dƣ lƣợng thƣờng vƣợt ngƣỡng cho phép nông sản an toàn. Ngƣời nông dân
thƣờng sử dụng phân không cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, có nhiều
nơi họ không còn sử dụng phân hữu cơ nữa mà chủ yếu dùng phân vô cơ.
Sử dụng nhiều phân vô cơ cho rau đặc biệt là phân đạm với liều lƣợng
ngày càng cao, do vậy mà nền nông nghiệp nƣớc ta đang phải đối mặt với
những khó khăn nhƣ: chất lƣợng nông sản ngày càng giảm sút, nhiều loại


2
nông sản không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều loại rau quả bị dƣ thừa
nitrat, gây độc và không bảo quản chế biến đƣợc.
Hiện nay nƣớc ta gia nhập vào WTO nhà nƣớc càng quan tâm đến
chất lƣợng sản phẩm nhiều hơn, đặc biệt là chất lƣợng rau. Do vậy nhà nƣớc
đã kêu gọi sự đầu tƣ từ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài về vốn, giống, khoa
học kỹ thuật. Để cây cà chua sinh trƣởng phát triển tốt, đạt năng suất cao nhất,
đòi hỏi phải cung cấp nguồn dinh dƣỡng đầy đủ hợp lý, cần phải có nhiều nghiên
cứu về dinh dƣỡng cho cây rau nói chung và cây cà chua nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành đề tài: ‘‘Nghiên cứu
ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
chất lượng của cà chua Việt Á tại Bắc Kạn vụ xuân hè 2017’’
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu
Xác định đƣợc tổ hợp phân bón hợp lý đối với giống cà chua Việt Á đạt
năng suất cao, đảm bảo an toàn sản phẩm tại Bắc Kạn
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của cà chua ở các lƣợng
phân bón khác nhau trong vụ Xuân Hè 2017.
- Đánh giá ảnh hƣởng của lƣợng phân bón khác nhau đến tình hình sâu
bệnh hại cà chua trong vụ Xuân Hè 2017.
- Đánh giá ảnh hƣởng của lƣợng phân bón khác nhau đến năng suất và
chất lƣợng của cà chua vụ Xuân Hè 2017.
- Hạch toán hiệu quả kinh tế.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Cà chua là cây có giá trị dinh dƣỡng và giá trị kinh tế cao là cây trồng có
thể trồng trên vùng rau chuyên canh hoặc có thể trồng trong cơ cấu cây vụ
đông trên đất lúa mà không ảnh hƣởng đến 2 vụ lúa.
Trên cơ sở yêu cầu sinh thái của cây cà chua, với điều kiện đất đai và khí hậu
của tỉnh Bắc Kạn, những giống cà chua mới có thể sinh trƣởng phát triển tốt
và cho năng suất cao.
Hiện nay một số giống cà chua mới cho năng suất chất lƣợng cao đã đƣợc
công nhận giống quốc gia đang đƣợc trồng trên một số vùng chuyên canh ở
nƣớc ta nhƣ: Công ty Hoa Sen có giống VL 2910, VL 2922, VL 2000, VL
2004, GS 1200, Việt Á. Giống cà chua Việt Á là dạng cây sinh trƣởng vô hạn,
kháng bệnh tốt, trồng quanh năm. Trái tròn vuông, thịt dày cứng, chín đỏ đẹp,
chắc, thích hợp cho vận chuyển xa. Trái nặng 80 - 100 g, năng suất có thể đạt
4 – 5 kg trái/cây nếu trồng chính vụ và chăm sóc tốt.

Ở nƣớc ta việc phát triển trồng cà chua cũng có ý nghĩa quan trọng về mặt
luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là
loại rau đƣợc khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chƣa
đƣợc phát triển mạnh theo mong muốn vì cà chua trồng trong điều kiện nóng
ẩm ở nƣớc ta dễ mắc nhiều sâu bệnh hại, đáng kể nhƣ sâu ăn lá, sâu đục quả,
bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá do virus khó phòng trừ.
Sử dụng lƣợng phân bón quá nhiều không phải lúc nào cũng có kết quả
hữu hiệu. Sử dụng nhiều không những làm ô nhiễm môi trƣờng sống để lại dƣ
lƣợng độc tố trong quả, ảnh hƣởng không ít đến sức khỏe của con ngƣời.


4

Vì vậy, việc tìm ra đƣợc lƣợng phân bón hợp lí để đạt đƣợc năng suất và đảm
báo đƣợc chất lƣợng là điều vô cùng cần thiết.
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Sỹ Bình, huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn
2.2.1. Điều kiện tự nhiên:
* Vị trí địa lý: xã Sỹ Bình nằm ở phía đông bắc của huyện Bạch Thông
cách trung tâm huyện 10km
+ Phía Đông giáp xã Vũ Muộn huyện Bạch Thông
+ Phía Tây giáp xã Tân Tiến, Thị trấn Phủ Thông huyện Bạch Thông
+ Phía Nam giáp xã Nguyên Phúc, xã Cao Sơn huyện Bạch Thông
+ Phía Bắc giáp xã Hƣơng Nê và xã Lãng Ngâm huyện Ngân Sơn.
* Địa hình:
Địa hình của xã Sỹ Bình là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh
cung, bị chia cắt bởi hệ thống Sông, Suối, núi đồi trùng điệp thung lũng sâu
tạo thành các kiểu hình khác nhau tƣơng đối phức tạp, địa hình núi cao, độ
dốc lớn bình quân 26 - 30 o , diện tích núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự
nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 10%, thôn xa nhất cách trung tâm xã

10 km, giao thông di lại đƣợc đầu tƣ loại đƣờng cấp 5 qua trung tâm xã.
Thủy văn chủ yếu là suối nhỏ, nguồn nƣớc phục vụ sản xuất khó khăn, mùa
khô gây ra hạn hán, mùa mƣa gây nƣớc lũ cục bộ.
* Khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều, mùa đông rét
và ít mƣa. Có thể chia thành hai mùa rõ rệt.
+ Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 có mƣa nhiều
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau


5

* Thủy văn:
Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã chủ yếu là các con suối đƣợc phân
bố khá dày đặc, song hầu hết đều ngắn lƣu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn.
Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn xã đƣợc chi phối trực tiếp bởi cấu
tạo địa hình. Về mùa mƣa địa hình dốc lớn gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sản
xuất và sinh hoạt của ngƣời dân.
Chế độ thủy văn của xã phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông suối, hồ
đập trong khu vực của toàn xã và khu vực phụ cận, các khe nhỏ có độ dốc
dọc, thủy văn lớn vì thế sau các trận mƣa thƣờng xảy ra lũ quét.
* Đất đai:
-Tổng diện tích tự nhiên của xã: 2751,56 ha
Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 2505,37 ha chiếm 91,05%
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 397,21 ha chiếm 14,44%
+ Đất lâm nghiệp: 2106,17 ha chiếm 76,54 %
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 1,99 ha chiếm 0,072%
+ Đất phi nông nghiệp: 84,89 ha chiếm 3,09%
+ Đất chƣa sử dụng: 161,3 ha chiếm 5,86%

* Tài nguyên: Có nhiều diện tích rừng, núi đá, mỏ quặng sắt, khai thác
tận thu gỗ phục vụ cho chế biến lâm sản đồ dân dụng bàn, ghế, giƣờng tủ
phục vụ cho nhu cầu nhân dân trong xã và ngoài xã.
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Về dân cư: xã Sỹ Bình có 394 hộ gồm 5 dân tộc (Tày, Nùng, Dao,
Kinh, Hoa), tổng dân số 1784 ngƣời, tổng số lao động 1300 ngƣời chiếm
72%. Lao động tuổi từ 16 đền 30 chiếm 25%, lao động từ 31 đến 50 tuổi
chiếm 65%, lao động từ 51 đến 60 tuổi chiếm 10%.


6

Tổng số có 11 thôn bản, xã thuộc xã đặc biệt khó khăn thuộc chƣơng
trình 135 CP giai đoạn II của Chính Phủ. Các dân tộc Tày, Nùng, Dao chiếm
đa số:
- Dân tộc Tày chiếm 54%
- Dân tộc Dao chiếm 23 %
- Dân tộc Nùng chiếm 15%
- Dân tộc Kinh, Hoa chiếm 8%
Cơ sở hạ tầng thiết yếu:
- Toàn xã có 95% hộ dân đƣợc sử dụng điện sinh hoạt, có đƣờng ô tô
đến trung tâm xã, các thôn có đƣờng liên thôn, đƣờng mòn, có chợ trung tâm
cụm xã, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, có 11 phòng học của 2 cấp học tiểu học
và trung học cơ sở, có 01 phân trƣờng gồm 03 phòng học, 02 trƣờng mầm
non. Hệ thống thủy lợi đƣợc đầu tƣ các kênh mƣơng phục vụ cho 80% diện
tích trồng lúa, trồng màu, 60% hộ đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt tập trung, có
trạm phát thanh truyền hình địa phƣơng, cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản đã đáp
ứng đƣợc yêu cầu phục vụ cho phát triển kinh tế .
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới và trong nƣớc
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà trên thế giới

Cà chua đƣợc phát triển trên toàn Thế giới do sự tăng trƣởng tối ƣu của
nó trong nhiều điều kiện phát triển khác nhau. Các loại cà chua đƣợc trồng
trọt phổ biến nhất là loại quả đƣờng kính khoảng 5 - 6 cm. Hầu hết các
giống đƣợc trồng đề cho ra trái cây màu đỏ, nhƣng một số giống cho quả
vàng, cam, hồng, tím, xanh lá cây, đen hoặc màu trắng. Đặc biệt có loại cà
chua nhiều màu và có sọc.
Cà chua là loại cây trồng tuy đƣợc chấp nhận nhƣ một loại thực phẩm
và có lịch sử phát triển tƣơng đối muộn nhƣng do nó có khả năng thích ứng
rộng và hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng cao.


7

Trên thế giới đã có nhiều giống mới đƣợc ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của con ngƣời cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Khoảng 150 triệu tấn cà chua đã đƣợc sản xuất ra trên Thế giới trong
năm 2011, Trung Quốc là nƣớc sản xuất cà chua lớn nhất, chiếm khoảng một
phần tƣ sản lƣợng toàn cầu, tiếp theo là Hoa Kỳ và Ấn Độ. Các khu vực chế
biến tại California chiếm 90% lƣợng sản xuất ở Mỹ và 35% lƣợng sản xuất
thế giới.
Theo FAO, trên thế giới có 158 nƣớc trồng cà chua. Diện tích, sản
lƣợng, năng suất cà chua trên thế giới nhƣ sau:
Theo FAO, 2014:

Diện tích

4.980,42 (1000ha)

Năng suất


2030,63 (tạ/ha)

Sản lƣợng

141400,63 (1000 tấn)

Bảng 2.1: Diện tích, sản lƣợng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2014
Tên châu lục

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(1000ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

Châu Phi

860,74

200,2

17.236,03

Châu Mỹ


479,07

508,6

24.365,66

Châu Á

2.436,49

335,8

81.812,01

Châu Âu

553,4

393,2

21.760,15

Châu Úc

9,13

632,8

577,66


Nguồn: FAO Database Static 2017
Trong 11 năm (từ năm 2003 đến năm 2014) diện tích cà chua thế giới
tăng 1,09 lần (từ 3.990,30 nghìn ha lên 4.335,83 nghìn ha), sản lƣợng 1,35 lần
(từ 107.977,76 nghìn tấn lên 45.751,51 nghìn tấn).
Theo bảng 2.1 thì năm 2014, châu Á có diện tích trồng cà chua
(2.436,49 nghìn ha) và sản lƣợng (81.812,01 nghìn tấn) lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, châu Úc và châu Mỹ có năng suất lớn nhất: châu Úc là


8

63,28 tấn/ha; châu Mỹ là 50,86 tấn/ha.
Bảng 2.2: Những nƣớc có sản lƣợng cà chua cao nhất thế giới năm 2014
Stt

Tên nƣớc

Sản lƣợng (nghìn tấn)

1

Trung Quốc

41.879,68

2

Mỹ


12.902,00

3

Ấn Độ

11.979,70

4

Thổ Nhĩ Kỳ

10.052,00

5

Ai Cập

8.544,99

6

Italia

6.024,80

7

Iran


5.256,11

8

Tây Ban Nha

4.312,70

9

Brazil

3.691,32

10

Nga

2.000,00

Nguồn: FAO Database Static 2017[15]
Cà chua là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu
quan trọng của nhiều nƣớc ở cả hai dạng ăn tƣơi và chế biến. Đứng đầu về
tiêu thụ là nƣớc Mỹ, sau đó là các nƣớc châu Âu.
Lƣợng cà chua trao đổi trên thị trƣờng thế giới năm 1999 là 36,7 triệu
tấn, trong đó cà chua dùng ở dạng ăn tƣơi chỉ chiến 5 - 7%. Điều đó cho thấy,
cà chua đƣợc sử dụng chủ yếu ở dạng đã qua chế biến.


9


Bảng 2.3: Những nƣớc có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới
năm 2014
Stt

Tên nƣớc

1

Mỹ

2

Sản lƣợng(tấn)

Giá trị (1000 $)

$/tấn

1.116.340

1.431.590

12.823.960

Nga

673.894

628.923


9.332.670

3

Đức

654.966

1.293.840

19.754.310

4

Pháp

482.546

559,936

11.603.780

5

Anh

419.045

745.788


17.797.320

6

Canada

193.297

276.433

14.300.950

7

Tây Ban Nha

189.319

79.044

4.175.175

8

Hà Lan

156.280

285.068


18.240.850

9

Irắc

112.129

61.441

5.479.492

10

Ả-rập

103.498

58.049

5.608.707

Nguồn: FAO Database Static 2017
Cà chua chế biến đƣợc sản xuất ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣng
nhiều nhất là ở Mỹ và Italia. Ở Mỹ, năm 2014 sản lƣợng nhiều nhất ƣớc đạt
11,1 triệu tấn. Trong đó các sản phẩm cà chua chế biến chủ yếu là cà chua cô
đặc. Ở Italia, sản lƣợng cà chua chế biến ƣớc tính đạt đƣợc là 4,7 triệu tấn.
2.3.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam
Cà chua là cây đƣợc du nhập vào Việt Nam mới đƣợc hơn 100 năm

nhƣng đã trở thành một loại rau phổ biến và đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi.
Cà chua ở nƣớc ta đƣợc trồng chủ yếu vào vụ đông với diện tích khoảng
6.800 - 7.300 ha và thƣơng tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng trung du Bắc
Bộ (Hà Nội, Hải Dƣơng, Vĩnh Phúc...), còn ở miền Nam tập trung ở các tỉnh
An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng...[10].
Trong điều tra của TS Phạm Hồng Quảng và cs, hiện nay cả nƣớc có


10

khoảng 115 giống cà chua đƣợc gieo trồng, trong đó có 10 giống đƣợc gieo
trồng với diện tích lớn 6259 ha, chiếm 55% diện tích cả nƣớc. Giống M386
đƣợc trồng nhiều nhất (khoảng 1432 ha), tiếp theo là các giống cà chua Pháp,
VL200, TN002, Red Crown...[6].
Ở Việt Nam, giai đoạn từ 1996 - 2001, diện tích trồng cà chua tăng lên
trên 10.000 ha (từ 7.509 ha năm 1996 tăng lên 17.834 ha năm 2001). Đến
năm 2013 diện tích đã tăng lên 24.850 ha. Năng suất cà chua nƣớc ta trong
những năm gần đây tăng lên đáng kể. Năm 2009, năng suất cà chua cả nƣớc là
216 tạ/ha bằng 87,10% năng suất thế giới (247,996 tạ/ha). Vì vậy, sản
lƣợng cả nƣớc đã tăng lên rõ rệt (từ 118.523 tấn năm 1996 đến 535.438
tấn năm 2013).
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cà chua của Việt Nam
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Diện tích

(ha)
24.644
23.566
22.962
23.283
24.850

Năng suất

Sản lƣợng

(tạ/ha)
(tấn)
172
424.126
198
466.124
196
450.426
197
458.214
216
535.438
Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê 2016

Cà chua là một loại rau ăn trái đã và đang nắm giữ vị trí quan trọng và
là tâm điểm nghiên cứu của các nhà chọn tạo giống cây trồng trong tƣơng lai.
Nhờ vậy mà hàng loạt các giống cà chua mới, năng suất cao, phẩm chất tốt
đƣợc ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng. Để phục vụ
công tác đó cần sử dụng rất nhiều phƣơng pháp nhƣ lai tạo, chọn lọc, xử lý

đột biến, nuôi cấy invitro...
Tuy nhiên, so với sự phát triển chung của thế giới thì cả diện tích và
năng suất ở nƣớc ta còn rất thấp. Theo dự đoán của một số nhà chuyên môn


11

thì trong một vài năm tới diện tích và năng suất cà chua đều sẽ tăng nhanh do:
- Các nhà chọn giống trong những năm tới sẽ đƣa ra sản xuất hàng loạt
các giống có ƣu điểm cả về năng suất và chất lƣợng, phù hợp với từng vùng
sinh thái, từng mùa vụ nhất là các vụ trái mùa, giải quyết rau giáp vụ.
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới sẽ đƣợc hƣớng dẫn và phổ biến
cho nông dân các tỉnh.
- Nƣớc ta đã đƣa vào một nhà máy chế biến cà chua cô đặc theo dây
chuyền hiện đại tại Hải Phòng với công suất 10 tấn nguyên liệu/ngày. Vì vậy,
việc quy hoạch vùng trồng cà chua để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy
đang trở nên cấp thiết nhất là ở các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Hƣng Yên, Hải
Dƣơng, Thái Bình.
2.3.3. Tình hình sản xuất cà chua trên địa bàn thị xã Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, đời sống của ngƣời dân chủ yếu dựa vào sản
xuất nông - lâm nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do đó, áp dụng mô hình tăng
gia sản xuất, trồng trọt hiệu quả cao là điều cần thiết giúp ngƣời dân xóa đói,
giảm nghèo.
Dƣới đây là kết quả điều tra thống kê tình hình sản xuất cà chua trên
địa bàn thị xã Bắc Kạn trong 3 năm 2013 - 2015:
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cà chua trên địa bàn thị xã Bắc Kạn trong giai
đoạn 2013 - 2015
Năm
Chỉ tiêu


ĐVT

So sánh

2013 2014 2015

2014/2013

2015/2014

BQ2013-2013

Diện tích

ha

3,2

4,7

6,2

+
%
+
%
1,5 146,9 1,50 131,9

%
139,4


Năng suất

tạ/ha

200

210

210

10

105,0 0,00 100,0

102,5

Sản lƣợng

tấn

64

987 1302 347 154,2 315 131,9

143,1

(Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bắc Kạn 2016)



12

Từ bảng 2.5 cho thấy sự biến động tăng dần về cả diện tích, năng suất
và cả sản lƣợng. Năm 2013 cả thị xã mới chỉ sản xuất với diện tích là 3,2 ha
đến năm 2014 tăng lên 4,7 ha và năm 2015 là 6,2 ha chỉ trong vòng 3 năm từ
2013 đến 2015 diện tích sản xuất cà chua đã tăng lên 193,75%. Diện tích ngày
một tăng nhanh là do nhu cầu của thị trƣờng những năm nay tăng cao đã đẩy
giá thành của cà chua lên cao và đem lại thu nhập cho ngƣời dân đáng kể, vì
vậy ngƣời dân đã phát triển sản xuất làm cho diện tích và sản lƣợng cà chua
không ngừng tăng. Tuy nhiên năng suất chỉ đạt 200 - 210 tạ/ha nguyên nhân
chủ yếu do ngƣời dân vẫn chỉ trồng một số giống cà chua địa phƣơng đã trồng
lâu năm trên địa bàn, và chƣa chú trọng đầu tƣ kỹ thuật cũng nhƣ chi phí. Mặt
khác, xét về quy mô thì sản xuất cà chua ở trên địa bàn thị xã còn nhỏ lẻ chƣa
có quy hoạch cụ thể, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của thị xã, sự tăng
trƣởng về cả diện tích, năng suất và sản lƣợng chỉ là một dấu hiệu rất khả
quan, cần có kế hoạch phát triển để cây cà chua trở thành thế mạnh của thị xã
là cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu cho ngƣời dân. Mà hiện tại giống cà
chua mà ngƣời dân đang trồng hiện nay đƣợc trồng chính vụ vào vụ đông, đây
là khoảng thời gian có rất nhiều rau xanh, vì vậy giá cả cho 1 kg cà chua cũng
rất thấp chỉ khoảng 3.000đ - 5.000đ
2.3.4. Kinh nghiệm rút ra
Qua tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Kạn nói
riêng ta thấy còn gặp nhiều hạn chế do năng suất và chất lƣợng cà chua còn
thấp, thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là nội địa. Nguyên nhân chính là do bộ giống
của chúng ta còn nghèo nàn, hiện nay chủ yếu là các giống nội địa có năng
suất thấp, nông dân tự để giống nên giống thƣờng nhanh bị thoái hóa, các
giống cà chua lai F1 có năng suất chất lƣợng cao trong nƣớc sản xuất ra còn ít
các giống F1 hiện nay chủ yếu là giống nhập nội có giá thành cao khó đƣợc
sản xuất chấp nhận và khi sản xuất còn sử dụng nhiều phân vô cơ dẫn đến sản



13

phẩm không đạt chất lƣợng là sản phẩm an toàn.
Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đƣợc nhu cầu và thị hiếu
ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng, phục vụ ăn tƣơi và chế biến, bổ sung
thêm vào nguồn giống trong địa bàn thị xã Bắc Kạn những giống cà chua cho
năng suất cao, chất lƣợng tốt, có khả năng chống chịu với các điều kiện bất
thuận của môi trƣờng, và đem lại hiệu quả kinh tế. Đảm bảo an toàn thực
phẩm, tôi đã tiến hành sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục để trồng cà chua tại
hợp tác xã Bình Sơn – hợp tác xã sản xuất nông sản an toàn cung cấp cho tỉnh
Bắc Kạn và nhiều tỉnh khác.
2.4. Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới
Phân bón có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Ngay từ thời cổ đại, ngƣời Trung Quốc và Hi lạp đã biết sử dụng tro đốt và
phân chăn nuôi để bón cho cây trồng.
Trên thế giới việc xử lý phế thải chăn nuôi đƣợc quan tâm đáng kể,
hiện nay phƣơng pháp khí sinh học sản xuất từ phế thải chăn nuôi đƣợc sử
dụng tƣơng đối rộng rãi tại các cơ sở chăn nuôi nhỏ ở các nƣớc nhƣ Trung
Quốc, Ấn Độ, Nêpan hoặc các trang trại tập trung ở Đức, Mỹ. Ƣu điểm của
phƣơng pháp là dễ làm, đầu tƣ ít ở quy mô nhỏ 9 (www. vnexpress.net) [17].
Trƣớc năm 1970, công ty Groeikraga Organic Fertilizea ở Nam Phi đã
sản xuất phân ủ (compost) từ nguồn nguyên liệu là phân chim và amoni
carbonat.
Năm 1982, Công ty Dickerson Composting Plant ở Mỹ đã sản xuất
100.000 tấn compost trị giá 7.000.000 USD. Theo T.C Juang, từ năm 1986 ở
Đài Loan đã phát triển sản xuất compost. Hàng chục loại compost đƣợc tung
ra thị trƣờng phục vụ cho sản xuất thuốc lá, chè, ngô...Cũng nhƣ Đài Loan,
các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippin, Indonesia...đã sản xuất



14

và sử dụng compost rộng rãi cho nhiều loại cây trồng: cọ dầu, cao su, mía,
lúa... Tại ấn Độ sản lƣợng phân hữu cơ từ các nguồn phế thải khác nhau là
1750 triệu tấn đạt giá trị hàng hoá 536 triệu USD. Tại Thái Lan số lƣợng phân
hữu cơ do các cơ sở nhà nƣớc sản xuất là 24.000 tấn cùng với 100.000 tấn do
các công ty tƣ nhân sản xuất (Phạm Văn Toản và cs, 2004 ) [7].
Công ty Farmatic Biotech Energy, Đức xây dựng nhà máy phân huỷ kỵ
khí, nhà máy khí sinh vật có công suất xử lý cao nhất 146.000 tấn phân trâu bò,
gia cầm, kể cả phế thải lƣơng thực hữu cơ (Trần Cẩm Vân và cs, 1995) [8].
2.4.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam
Trong những năm qua, phân bón vi sinh vật, phân bón hữu cơ đã thể
hiện vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên do hệ vi sinh vật rất đa dạng và mỗi vi sinh vật trong đất đều
chịu nhiều tác động qua lại của các vi sinh vật khác cũng nhƣ điều kiện môi
trƣờng nên hiệu quả của các sản phẩm vi sinh trong các điều kiện khác nhau
không giống nhau. Tại nhiều quốc gia nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Nhật,
Mỹ, Anh, Úc... ngƣời ta ngày càng chú ý nhiều đến các sản phẩm phân vi sinh
vật hỗn hợp bao gồm tập hợp các nhóm vi sinh vật cố định nitơ, phân giải.
lân, kích thích sinh trƣởng thực vật, đối kháng vi sinh vật gây bệnh vùng rễ
cây trồng do tác dụng tổng hợp của nó đối với đất, cây trồng và môi trƣờng
sinh thái. Các sản phẩm phân bón vi sinh vật chuyên tính nhƣ cố định nitơ hay
phân giải lân đang dần dần đƣợc thay bằng sản phẩm vi sinh vật hỗn hợp.
Thực tế sử dụng ở nhiều nơi cho thấy, phân vi sinh vật đa chủng trên nền hữu
cơ đang là nhân tố quan trọng trong sản xuất nông phẩm hữu cơ. Việt Nam là
đất nƣớc nông nghiệp có nhiều lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai, sự đa
dạng sinh học cũng nhƣ nhân lực sản xuất. Nông nghiệp Việt Nam đã có
nhiều phát triền vƣợt bậc, song lợi nhuận do sản xuất nông nghiệp mang lại

vẫn còn rất thấp.


15

Để phù hợp với cơ chế thị trƣờng nông sản Việt Nam cần nâng cao chất
lƣợng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng trong nƣớc và
quốc tế.
Nông sản hữu cơ đang là sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng ở các nƣớc
công nghiệp ƣa chuộng và có tiềm năng mở rộng thị trƣờng ngày càng lớn.
Quản lý dinh dƣỡng tổng hợp cây trồng kết hợp với quản lý dịch hại tổng hợp
là điều kiện tiên quyết cho sản xuất bền vững các nông sản an toàn. Kết hợp
các tiến bộ kỹ thuật về phân bón vi sinh vật, phân bón sinh học và kiểm soát
sinh học dịch hại cây trồng, tạo ra giải pháp tổng hợp chăm bón cây và đất
trồng là xu hƣớng phát triển chính của nền nông nghiệp hữu cơ bền vững,
trong đó phân vi sinh vật là yếu tố cơ sở quan trọng (Nguyễn Minh Hƣng và
cs, 2007) [9].
Sản phẩm phân bón hữu cơ sinh vật trong tƣơng lai không xa sẽ đƣợc
tạo ra từ tổ hợp các vi sinh vật nhiều hoạt tính. Khi đó vi sinh vật trong phân
bón vừa có nhiệm vụ cung cấp, chuyển hóa chất dinh dƣỡng, tạo điều kiện
cho cây trồng sử dụng dinh dƣỡng hiệu quả hơn, vừa có tác dụng nâng cao độ
phì của đất trồng, giảm thiểu các tác động sinh học và không sinh học bất lợi
đối với cây và đất trồng.
Mặt khác, môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay đang là vấn đề cấp thiết cần
đƣợc quan tâm, đặc biệt phế thải chăn nuôi, ngoài việc gây ô nhiễm môi
trƣờng thì việc giảm năng suất chăn nuôi là điều không tránh khỏi. Chính vì
vậy, các nghiên cứu của Viện Chăn nuôi, Viện Công nghệ Môi trƣờng kết hợp
Viện Thú y Quốc gia và chƣơng trình Asia ProEco của liên minh Châu Âu tại
Việt Nam đã tập trung vào việc đánh giá mức độ ô nhiễm trong chăn nuôi và
xác định hầu hết phế thải chăn nuôi của Việt Nam không đƣợc xử lý.

Trong số các phế thải chăn nuôi chỉ có khoảng 50% đƣợc xử lý bằng các
biện pháp truyền thống, số còn lại đƣợc ngƣời dân sử dụng trực tiếp không qua


16

xử lý. Nồng độ khí H2S và NH3 tổng số vi sinh vật, bào tử nấm, vi trùng gây
bệnh cho gia súc và ngƣời... trong đất, nƣớc, không khí tại các khu vực chăn
nuôi và vùng phụ cận đều cao hơn mức cho phép từ vài lần đến hàng chục lần,
gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng (www. vnexpress.net) [17].
Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự bùng phát của các loại
dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong những năm qua và tác động tiêu cực đến
ngành chăn nuôi ở Việt Nam.
Các vấn đề về môi trƣờng ở các khu vực chăn nuôi đã và đang xuất
hiện với xu hƣớng ngày càng tăng về quy mô và mức độ nghiêm trọng. Phế
thải chăn nuôi, đặc biệt là các vùng chăn nuôi tập trung đã và đang là những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí, ảnh hƣởng đến
sức khoẻ cộng đồng.
Xử lý phế thải chăn nuôi chỉ đƣợc quan tâm trong thời gian gần đây,
khi chăn nuôi trang trại ở quy mô tập trung đƣợc hình thành và phát triển.
Công nghệ biogas đã đƣợc triển khai ứng dụng tại các hộ chăn nuôi mang lại
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng tƣơng đối rõ rệt. "Kỹ thuật hầm ủ
Biogas" của Hội làm vƣờn Việt Nam đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho áp dụng vào sản xuất từ tháng 10/2002 (QĐ
414-BNN-KHCN) (www.baohatay.com.vn) [16].
Tuy nhiên công nghệ này đƣợc xây dựng trên cơ sở công nghệ biogas
của Trung Quốc ở quy mô nhỏ nên vẫn còn một số hạn chế nhƣ hiệu suất thu
hồi khí chƣa cao và khả năng ô nhiễm từ chất lỏng và chất lắng cặn sau sản
xuất biogas vẫn còn tồn tại, trong đó phân bón hữu cơ vi sinh vật trên cơ sở bã
thải của hầm biogas đang là giải pháp xử lý bã cặn của hầm ủ biogas đƣợc

Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam nghiên cứu và triển khai vào sản xuất
(www.vnexpress.net) [17].
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm KC 04 -


17

DA11, năm 2005 Bộ môn Vi sinh vật - Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa đã sản
xuất thử nghiềm thành công 2500 kg chế phẩm Compost Maker phục vụ cho
sản xuất hàng nghìn tấn phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế thải chăn
nuôi (Phạm Văn Toản, 2004) [7].
Qua tình hình sản xuất sử dụng phân bón nông nghiệp ở Việt Nam và
các nƣớc trên thế giới, ta thấy việc sử dụng phân hữu cơ còn hạn chế chủ yếu
vẫn sử dụng phân vô cơ, có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều vấn đề khác nhau
đƣợc nhắc đến. Nếu nhƣ ở nƣớc ngoài, giá thể và dung dịch dinh dƣỡng, để
trồng cây theo công nghệ cao và giống cây đang là vấn đề đƣợc các nhà
nghiên cứu quan tâm thì ở Việt Nam vấn đề phân bón đang đƣợc quan tâm
nhiều nhất. Ở Việt Nam, việc sử dụng phân bón vƣợt mức cho phép, việc lạm
dụng phân vô cơ còn phổ biến dẫn đến đất bị thoái hóa, cây trồng không phát
triển, đặc biệt là năng suất và chất lƣợng giảm sút. Cũng nhƣ câu tục ngữ từ
muôn đời ông cha ta để lại „„Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống‟‟ phân bón
vẫn là quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
Nhƣng có rất nhiều loại phân bón, mỗi loại phân bón thích hợp cho từng
loại cây trồng, tỉ lệ bón phân thích hợp cho từng loại cây trồng… nhiều vấn đề
về phân bón đƣợc nhà sản xuất và nhà khoa học quan tâm, nhƣng quan tâm
nhiều nhất vẫn là vấn đề về phân hữu cơ trong trồng trọt, cải tạo đất và sản
xuất nông sản hữu cơ.
Đƣa ra đƣợc nhiều phƣơng pháp xử lý và ủ phân khác nhau để đảm bảo
đƣợc độ an toàn cho ngƣời sử dụng và không gây ô nhiễm môi trƣờng. Để
thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của phân hữu cơ trong việc sản xuất và chất

lƣợng của cây trồng, tôi có thử nghiệm việc sử dụng phân chuồng đƣợc ủ hoai
mục kết hợp với lƣợng phân vô cơ (đặc biệt là đạm) rất ít để trồng cà chua.


×