Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO GẮN VỚI CHỦ ĐỀ VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN – NGỮ VĂN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.49 KB, 12 trang )

PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS NINH HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 15/KH-THCSNH

Ninh Hòa, ngày 03 tháng 8 năm 2016

KẾ HOẠCH
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO GẮN VỚI CHỦ ĐỀ VẺ ĐẸP HÌNH
TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN – NGỮ VĂN 8
Thực hiện mục tiêu của nhà trường nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và
giáo dục.
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, nhóm Ngữ Văn 8
xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề vẻ đẹp hình
tượng người nông dân như sau:
I.

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Thông qua việc tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm củng cố
các kiến thức lý thuyết đã học trong chủ đề, giáo dục cho các em những kỹ năng sống
cơ bản, cần thiết nhất.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải thiết thực, học sinh tự mình bộc lộ khả
năng của bản thân dưới sự hướng dẫn của thầy cô.
- Huy động được các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường cùng tham gia.
II.



NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình được thiết kế với 3 phần
Phần I. Khởi động
- Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu.
- Văn nghệ khởi động:
Hát tập thể ca khúc: Dân ca đi cấy, Đi Cắt lúa
Khởi động để gây hứng thú cho các em bằng việc hát tập thể.
Phần II. Báo cáo sản phẩm:
1


1.Em làm thi sỹ :
- GV: chuẩn bị các gói câu hỏi, Chuẩn bị hai cây hoa dân chủ
+ Một cây hoa: câu hỏi.
+ Một cây hoa: phần thưởng.
- Học sinh hái hoa dân chủ, tìm câu hỏi, sau khi trả lời đúng thì sẽ làm cho cây nở
hoa, được chọn quà ở cây hoa bên cạnh, quà tặng rất đơn giản chỉ là: cây bút, quyển
vở, tràng pháo tay, được chỉ định bạn hát, múa theo yêu cầu....
Câu hỏi:
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau và ngâm bài ca dao sau?
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi............................như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt ...........muôn phần.
Câu 2: Ngâm hai câu ca dao sau và cho biết ý nghĩa của bài ca dao ấy?
Trên đồng cạn dưới đồng sâu.
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Câu 3: Đọc 3 câu tục ngữ nói về công việc của nhà nông?

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào bài ca dao sau:
Lúa chiêm ......đầu bờ.
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Hai câu ca dao có sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của BPTT ấy?
Câu 5: Đọc diễn cảm hoặc ngâm một bài thơ có chủ đề viết về người nông dân
và nông thôn Việt Nam?
Câu 6: Hát một bài hát về đề tài: nông thôn, nông dân Việt Nam?
Câu 7: Đọc một bài thơ, hoặc một vài câu thơ do em sáng tác (ngẫu hứng) về
hình ảnh người nông dân Việt Nam?
HS lên hái hoa dân chủ câu hỏi và chọn quà trên cây.
Trong qúa trình bắt thăm trả lời nếu HS không trả lời được thì nhường quyền
cho bạn khác trả lời.
2. Sân khấu hóa tác phẩm văn học:
2


Học sinh ba nhóm sẽ đóng 3 tiểu phẩm:
+ Tiểu phẩm : “Lão Hạc kể chuyện bán chó”.
+ Tiểu phẩm: “ Chị Dậu bán con”.
+ Tiểu phẩm: “Tức nước vỡ bờ”.
3.Em làm phóng viên nhỏ:
Học sinh các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm theo các nội dung học tập chủ
đề cụ thể như sau:
+ Nhóm I: Phóng sự “ Tấm gương người nông dân làm kinh tế giỏi”
HS trình chiếu sản phẩm, kết quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thăm mô
hình trang trại, trò chuyện, phỏng vấn bác nông dân: Phạm Văn Diện.
+ Nhóm II: Phóng sự ảnh “Quê em ngày càng đổi mới”
HS trong nhóm trình chiếu phóng sự ảnh, kèm theo thuyết minh chùm ảnh về
diện mạo nông thôn mới ở địa phương, bộ mặt nông thôn “thay da đổi thịt” hiện nay.
+ Nhóm III: Phóng sự ảnh tài liệu: “ Nông thôn, nông dân Việt Nam xưa”

- GV yêu cầu nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên cùng thực hiện, thảo luận,
chọn các bức ảnh đẹp tổng hợp về GV.
HS cùng thảo luận nhóm các nội dung sau:
? Nguyên nhân nào dẫn đến những đổi thay của nông thôn Việt Nam hiện nay?
- Ánh sáng của Đảng, Bác soi rọi, đường lối lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu với
rất nhiều cơ chế chính sách mới, tiến bộ, quan tâm đến đời sống người nông dân.
- Sự cố gắng nỗ lực vươn lên từ chính giai cấp nông dân
? Đời sống của người nông dân ngày nay đổi mới, con em họ đã được học hành,
có tri thức. Trong niềm vui lớn ấy, chúng ta nhớ đến ai? Chúng ta phải làm gì để
thể hiện lòng biết ơn Đảng, Bác?
- Nhớ đến Bác kính yêu - Người đã xây dựng nên nước Việt Nam mới, lãnh tụ vĩ đại
của Đảng và của dân tộc, người suốt đời quan tâm và gần gũi với nông dân và nông
thôn Việt Nam.
- Bác Hồ sẽ sống mãi trong lòng dân tộc, trong trái tim của những người nông dân
cần cù, chất phác, thuỷ chung...

3


-Và tư tưởng “Tam nông” của Bác đã được Đảng và nhà nước ta kế thừa và phát huy
cao độ nhất là trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương .
Phần III. Tổng kết, đánh giá:
- Giáo viên giảng dạy chủ đề sẽ nhận xét, đánh giá về ý thức, thái độ học tập chủ
đề của các em học sinh.
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
1. Thời gian vào 10/9
2. Địa điểm: Phòng học bộ môn nhà trường
IV. THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG
1. Khách mời:
- Ban giám hiệu nhà trường.

- Đại diện BCH Phụ huynh học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn.
2. Dẫn chương trình:
Em: Đoàn Thị Khánh Linh .
V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ dề Vẻ
đẹp hình tượng người nông dân Việt Nam- Ngữ Văn 8:
- Trưởng ban: Đ/c Nguyễn Thị Thanh Thêu
- Phó ban: Đ/c Đinh Thị Phong Thu
- Các ủy viên: Đ/c Phạm Thị Kim Thoa, GVCN, Đại diện PHHS
2. Phân công nhiệm vụ:
a) Trưởng ban lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban
tổ chức và phụ trách điều hành mọi hoạt động .
b) Phó ban:
- Đồng chí Thu phụ trách điều hành mọi hoạt động của lớp chuẩn bị trà nước,
hoa, văn phòng phẩm phục vụ cho buổi trải nghiệm, phần thưởng…
c, Ủy viên:
- Đồng chí Thoa phụ trách điều hành sân khấu, trang phục, đạo cụ, máy móc,
trang thiết bị khác….
4


- Hội phụ huynh chuẩn bị một số cơ sở vật chất phục vụ hoạt động trải nghiệm
sáng tạo.
- Giáo viên chủ nhiệm :Tập duyệt chuẩn bị các nội dung trải nghiệm cùng giáo
viên bộ môn.
3. Trang trí khánh tiết:
- Sân khấu
- Làm tuýp chữ.
- Kê bàn ghế, đạo cụ phục vụ kịch bản.

- Kê bàn ghế cho khách mời và cho phụ huynh
Ninh Hòa ngày 3 tháng 8 năm 2016
Ban giám hiệu duyệt

Người lập kế hoạch

Nguyễn Thị Thanh Thêu

Phạm Thị Kim Thoa

Đinh Thị Phong Thu

5


KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
6


Ngày soạn: từ 1/8/2016 đến 3/9/216
Ngày dạy: Dạy thí điểm hai buổi chiều 7/9/2016; 10/9/2016
Tiết: từ tiết…9.. đến tiết 13
BGH ký duyệt:

Tên chủ đề:

VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN QUA HAI
VĂN BẢN: “LÃO HẠC” VÀ “TỨC NƯỚC VỠ BỜ”
Tiết 12, 13:


Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Em tập làm phóng viên:
NÔNG DÂN, NÔNG THÔN VIỆT NAM XƯA VÀ NAY
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
- Giúp học sinh tìm tòi, vận dụng và luyện tập, so sánh tìm hiểu thêm các tác phẩm
cùng chủ đề.
- Gắn văn học với thực tiễn cuộc sống ươm mầm và phát khả năng sáng tác, sáng tạo
cho HS.
* Tích hợp kiến thức nội môn:
- Sâu chuỗi các tác phẩm cùng đề tài viết về người nông dân Việt Nam, nông nghiệp
và nông thôn.
*Tích hợp môn Âm Nhạc:
- Tích hợp âm Nhạc 6 tiết 13,14,15- Học và ôn bài hát dân ca : Đi cấy.
- Tích hợp Âm nhạc 7 - Tiết 20,21 Đi cắt lúa (Dân ca Tây Nguyên)
- Tích hợp chùm các bài hát viết về nông thôn, công việc của người nông dân.
* Tích hợp kiến thức môn GDCD:
- Môn GDCD 8- Bài : Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
7


2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện
thực.
- Vận dụng kiến thức về tự sự, kết hợp các phương thức biểu đạt văn bản tự sự để
phân tích văn bản tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Kỹ năng Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ , trao đổi
- Suy nghĩ sáng tạo : Phân tích, bình luận, đánh giá đối với nhân vật văn học.
- Tự nhận thức : xác định lối sống có nhân cách , tôn trọng mọi người, tôn trọng bản

thân.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, say mê, sáng tạo trong công việc và cuộc sống
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- SGK, SVG, thiết kế, sách tham khảo.
- Nghiên cứu soạn bài, sưu tầm các tài liệu có liên quan tới bài học.
- Soạn giáo án
- Máy tính, máy chiếu.
- Kế hoạch dạy trải nghiệm sáng tạo, thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
vừa sức với học sinh.
2. Học sinh:
- Đọc bài
- Trả lời câu hỏi trong sgk.
- Soạn các gói câu hỏi
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức ( 1’)
Cử 1em HS dẫn chương trình:
Phần I. Khởi động
Hát tập thể ca khúc: Dân ca đi cấy, Đi Cắt lúa
- Hoạt động này GV cho HS khởi động để gây hứng thú cho các em bằng việc hát
tập thể.
8


- Tích hợp âm Nhạc 6 tiết 13,14,15- Học và ôn bài hát dân ca : Đi cấy.
- Tích hợp Âm nhạc 7 - Tiết 20,21 Đi cắt lúa (Dân ca Tây Nguyên).
- Tích hợp chùm các bài hát viết về nông thôn, công việc của người nông dân.
- GV: tổ chức cho các em hát tập thể, mời cả lớp cùng hòa âm, hát bè, hát phối bài
dân ca “ Đi cấy” và “ Đi cắt lúa”.

Phần II. Báo cáo sản phẩm:
1.Em làm thi sỹ :
- GV: chuẩn bị các gói câu hỏi, Chuẩn bị hai cây hoa dân chủ
+ Một cây hoa: câu hỏi.
+ Một cây hoa: phần thưởng.
- Học sinh hái hoa dân chủ, tìm câu hỏi, sau khi trả lời đúng thì sẽ làm cho cây nở
hoa, được chọn quà ở cây hoa bên cạnh, quà tặng rất đơn giản chỉ là: cây bút, quyển
vở, tràng pháo tay, được chỉ định bạn hát, múa theo yêu cầu....
Câu hỏi:
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau và ngâm bài ca dao sau?
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi............................như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt ...........muôn phần.
Câu 2: Ngâm hai câu ca dao sau và cho biết ý nghĩa của bài ca dao ấy?
Trên đồng cạn dưới đồng sâu.
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Câu 3: Đọc 3 câu tục ngữ nói về công việc của nhà nông?
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào bài ca dao sau:
Lúa chiêm ......đầu bờ.
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Hai câu ca dao có sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của BPTT ấy?
Câu 5: Đọc diễn cảm hoặc ngâm một bài thơ có chủ đề viết về người nông dân và
nông thôn Việt Nam?
Câu 6: Hát một bài hát về đề tài: nông thôn, nông dân Việt Nam?
9


Câu 7: Đọc một bài thơ, hoặc một vài câu thơ do em sáng tác (ngẫu hứng) về hình
ảnh người nông dân Việt Nam?

HS lên hái hoa dân chủ câu hỏi và chọn quà trên cây.
Trong qúa trình bắt thăm trả lời nếu HS không trả lời được thì nhường quyền
cho bạn khác trả lời.
2. Sân khấu hóa:
Học sinh ba nhóm sẽ đóng 3 tiểu phẩm, lần lượt trình bày trên sân khấu:
+ Tiểu phẩm : “Lão Hạc kể chuyện bán chó”.
+ Tiểu phẩm: “ Chị Dậu bán con”.
+ Tiểu phẩm “Tức nước vỡ bờ”.
3.Em làm phóng viên nhỏ:
Học sinh các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm theo các nội dung học tập chủ
đề cụ thể như sau:
+ Nhóm I: Phóng sự “ Tấm gương người nông dân làm kinh tế giỏi”
HS trình chiếu sản phẩm, kết quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thăm mô
hình trang trại, trò chuyện, phỏng vấn bác nông dân: Phạm Văn Diện.
+ Nhóm II: Phóng sự ảnh “Quê em ngày càng đổi mới”
HS trong nhóm trình chiếu phóng sự ảnh, kèm theo thuyết minh chùm ảnh về
diện mạo nông thôn mới ở địa phương, bộ mặt nông thôn “thay da đổi thịt” hiện nay.
+ Nhóm III: Phóng sự ảnh tài liệu - “ Nông thôn, nông dân Việt Nam xưa”
- GV yêu cầu nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên cùng thực hiện, thảo luận,
chọn các bức ảnh đẹp tổng hợp về GV.
HS thảo luận nhóm, trình bày theo nội dung câu hỏi sau:
? Nguyên nhân nào dẫn đến những đổi thay của nông thôn Việt Nam hiện nay?
- Ánh sáng của Đảng, Bác soi rọi, đường lối lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu
với rất nhiều cơ chế chính sách mới, tiến bộ, quan tâm đến đời sống người nông dân.
- Sự cố gắng nỗ lực vươn lên từ chính giai cấp nông dân
? Đời sống của người nông dân ngày nay đổi mới, con em họ đã được học hành,
có tri thức. Trong niềm vui lớn ấy, chúng ta nhớ đến ai? Chúng ta phải làm gì để
thể hiện lòng biết ơn Đảng, Bác?
10



- Nhớ đến Bác kính yêu - Người đã xây dựng nên nước Việt Nam mới, lãnh tụ vĩ đại
của Đảng và của dân tộc, người suốt đời quan tâm và gần gũi với nông dân và nông
thôn Việt Nam.
- Bác Hồ sẽ sống mãi trong lòng dân tộc, trong trái tim của những người nông dân
cần cù, chất phác, thuỷ chung...
-Và tư tưởng “Tam nông” của Bác đã được Đảng và nhà nước ta kế thừa và phát huy
cao độ nhất là trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương .
- Nhớ công ơn Đảng,Bác kính yêu chúng ta sẽ ra sức học tập, rèn luyện, xây dựng
nếp sống văn hóa ở công đồng dân cư nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đem
kiến thức ,tri thức của mình xây dựng đất nước giầu đẹp, văn minh
Luyện tập, vận dụng sau chủ đề:
Giáo viênđưa ra các dạng bài tập:
1. Bài tập luyện tập:
GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu sau:
1. Vẽ sơ đồ tư duy đặc điểm văn học Việt Nam những năm 1930-1945?
2. Vẽ sơ đồ khái quát chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng của hình
tượng người nông dân Việt Nam?
2. Bài tập vận dụng:
GV hướng dẫn HS làm ở nhà :
1.Bằng kiến thức và hiểu biết về lịch sử, viết một đoạn văn ngắn nêu đặc điểm, bối
cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930-1945?
2. Bằng những hiểu biết xã hội, kết hợp với những câu chuyện kể, viết một đoạn văn
ngắn về sự gắn bó của Bác Hồ kính yêu với những người nông dân Việt Nam?
3.Qua hai văn bản “Tức nước vỡ bờ” và “ Lão Hạc” phân tích vẻ đẹp của hình tượng
người nông dân Việt Nam?
3. Bài tập tìm tòi mở rộng:
1.Em hãy sưu tầm hình ảnh và tư liệu về người nông dân Việt Nam xưa và nay?
2. Tìm đọc tuyển tập truyện ngắn chọn lọc của Nam Cao, các tác phẩm: “Chí Phèo”,
“Giăng sáng”, “Đời thừa”?

3. Tìm đọc các tác phẩm của Ngô Tất Tố như: “Lều chõng”, phóng sự “Việc làng”?
11


4. Tìm đọc các tác phẩm cùng viết về vẻ đẹp hình tượng người nông dân Việt Nam:
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ Nhặt của Kim Lân, Chí Phèo của Nam Cao...?
* Củng cố, Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ,
- Hoàn chỉnh các bài tập của chủ đề.
- Làm bài thu hoạch.
- Soạn bài: Cô bé bán diêm.
D.RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………................................................
...............................................................................................................................................................

12



×