Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng tại xã duy ninh,huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG TẠI XÃ DUY
NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Mã số đề tài:

Họ, tên sinh viên chịu trách nhiệm chính: Trần Thị Lộc
Ngành học: Đại học Nuôi trồng thủy sản
Khoa:

Nông - Lâm - Ngư

Quảng Bình, năm 2016
i

Khóa học: 55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG TẠI XÃ DUY
NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Mã só đề tài :



Thuộc nhóm ngành khoa học: Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Họ và tên, ngành học, khóa học nhóm sinh viên thực hiện đề tài:
1. Trần Thị Lộc

- Đại học Nuôi trồng thủy sản - K55

2. Nguyễn Hữu Luân

- Đại học Nuôi trồng thủy sản - K55

3. Phan Thị Thanh Nhàn

- Đại học Nuôi trồng thủy sản - K55

4. Phan Trường Thọ

- Đại học Nuôi trồng thủy sản - K55

Chức danh khoa học, học vị, họ và tên của giảng viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Quang Hùng

Quảng Bình, năm 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học của riêng nhóm

chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Chúng tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề
tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Đồng Hới, tháng 4 năm 2016

iii


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Quảng
Bình, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông – Lâm – Ngư đã tạo điều kiện học tập và tham
gia nghiên cứu đề tài khoa học.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy: Th.S Nguyễn
Quang Hùng, khoa Nông – Lâm - Ngư, trường Đại học Quảng Bình đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báu trong
suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài.
Qua đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Duy Ninh cùng các
anh chị: Vũ Hồng Sự, Nguyễn Xuân Khá, Nguyễn Thị Biên Thùy, Nguyễn Văn
Khanh, Nguyễn Thị Niên đã hỗ trợ trong quá trình điều tra và thu mẫu.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức
trong suốt thời gian học tập, cảm ơn các cán bộ giảng viên khoa Nông –Lâm –
Ngư, Trường Đại học Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp Đại học
Nuôi trồng Thủy sản K55 và tất cả mọi người đã động viên, giúp đỡ, đóng
góp ý kiến để nhóm chúng em hoàn thành chương trình học tập và đề tài nghiên
cứu.
Xin chân thành cảm ơn!


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................................................. ix
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 3
2.1. Lịch sử nghề nuôi cá lồng .............................................................................. 3
2.2. Tình hình nuôi cá lồng bè ở Việt Nam và Quảng Bình .................................. 4
2.2.1. Tình hình nuôi cá lồng bè ở Việt Nam ........................................................ 4
2.2.2. Tình hình nuôi cá lồng bè ở Quảng Bình .................................................... 6
2.3. Hệ thống lồng nuôi cá .................................................................................... 9
2.3.1. Hệ thống khung lồng cá bằng thép ............................................................. 9
2.3.2. Hệ thống khung lồng bằng tre ................................................................... 10
2.3.3. Hệ thống khung lồng bằng gỗ ................................................................... 11
2.4. Quy trình kỹ thuật nuôi cá lồng nước ngọt .................................................. 12
2.4.1. Lựa chọn địa điểm nuôi ............................................................................. 12
2.4.2. Chọn giống và thả giống ........................................................................... 13
2.4.3. Cho ăn ....................................................................................................... 13
2.4.4. Quản lý lồng bè nuôi cá ............................................................................ 15
2.4.5. Thu hoạch .................................................................................................. 15
CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 16
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu .............................................. 16
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 16
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: ..................................................... 16

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ........................................................ 16
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................... 17
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 18
4.1. Thực trạng nghề nuôi cá lồng tại Duy Ninh ................................................ 18
4.1.1. Các thông tin về chủ hộ ............................................................................. 18
4.1.2. Quy mô sản xuất ........................................................................................ 22
4.1.3. Con giống và thức ăn ................................................................................ 23
4.1.4. Vốn đầu tư cho một vụ nuôi ...................................................................... 25
4.1.5. Sản lượng, năng suất và thị trường tiêu thụ ............................................. 26
4.1.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế ......................................................................... 27
v


4.2. Giải pháp phát triển mô hình ....................................................................... 28
4.2.1. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 28
4.2.2. Giải pháp về lồng nuôi .............................................................................. 29
4.2.3. Giải pháp về con giống ............................................................................. 29
4.2.4. Giải pháp về kỹ thuật ................................................................................ 29
4.2.5. Giải pháp về thị trường ............................................................................. 29
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 31
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 31
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 32
Phụ lục 1. Phiếu điều tra..................................................................................... 33
Phụ lục 2. Chi phí cho một vụ nuôi của các hộ được điều tra ............................ 36
Phụ lục 3. Sản lượng và năng suất từng hộ nuôi ................................................ 37
Phụ lục 4. Một số hình ảnh thu được trong quá trình điều tra ........................... 38

vi



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Các yếu tố môi trường thích hợp cho nuôi cá lồng thương phẩm ..... 12
Bảng 2.2. Phối hợp thành phần thức ăn của cá chẽm ........................................ 14
Bảng 4.1: Cơ cấu độ tuổi lao động ..................................................................... 18
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu điều tra về kỹ thuật .................................................... 19
Bảng 4.3: Quy mô sản xuất của các thôn ........................................................... 22
Bảng 4.4: Quy mô sản xuất giữa các hộ được điều tra ...................................... 22
Bảng 4.5: Các đối tượng nuôi chính……………………………………………23
Bảng 4.6: Chi phí vốn đầu tư trung bình của hai thôn( đồng/ lồng)……..……..25
Bảng 4.7. Bảng sản lượng và năng suất trung bình giữa hai thôn ..................... 26
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế.................................................................................. 27
Hình 4.1. Biểu đồ về cơ cấu độ tuổi lao động……………………………………...18
Hình 4.2. Biểu đồ về các đối tượng nuôi……………………………………………23

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Thiết kế lồng nuôi cá trên hồ chứa .......................................................... 9
Hình 2. Thiết kế lồng nuôi cá bằng tre ............................................................... 10
Hình 3. Thiết kế khung lồng bằng gỗ .................................................................. 11
Hình 4: Địa điểm nuôi lồng bè (Ảnh chụp) ......................................................... 12
Hình 5: Chế biến thức ăn bằng máy đùn viên (Ảnh chụp).................................. 14

viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
UBND


Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TT

Thứ tự

HND

Hội nông dân

THCS

Trung học cơ sở

ix



CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi cá lồng là một loại hình nuôi trồng thủy sản có từ lâu ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ở Quảng Bình đây là một mô hình mới phát triển trong vài năm trở
lại đây. Nuôi cá lồng có nhiều ưu điểm như: Nước thường xuyên được thay đổi
nên có thể nuôi cá ở mật độ cao; môi trường nuôi cá sạch, không bị ô nhiễm bởi
các chất thải nên cá lớn nhanh; hao hụt ít, hạn chế được dịch hại; chăm sóc, quản
lý, thu hoạch thuận lợi, và đặc biệt thịt cá thơm ngon nên được khách hàng ưa
chuộng.
Duy Ninh là một địa phương thuộc huyện Quảng Ninh, nơi có sông Kiến
Giang chảy qua trước khi đổ về sông Nhật Lệ, đây chính là điều kiện thuận lợi
để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng trên sông. Thực tế
trong vài năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Trung tâm Khuyến nông
– Khuyến ngư tỉnh và Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Quảng Ninh đã
có nhiều hộ gia đình mạnh dạn phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông với các
đối tượng nuôi như cá chẽm, cá trắm cỏ... Những mô hình này bước đầu mang
lại hiệu quả kinh tế cho nhiều gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ
phận lao động nhàn rỗi. [9]
Đối với xã Duy Ninh nói riêng và huyện Quảng Ninh nói chung thì đây là
mô hình nuôi khá mới, bởi nông dân chưa quen với cách nuôi này trước đây.
Các hộ thường nuôi theo hình thức tự phát, ít kinh nghiệm, chưa đầu tư nhiều
nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng về quy mô, diện tích mặt nước, quy
trình kỹ thuật, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế của mô hình , từ đó đề xuất
các giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng bè tại địa phương là một việc làm cần
thiết hiện nay. Với những lý do trên, được sự cho phép của Nhà trường, Lãnh
đạo Khoa Nông – Lâm – Ngư và giảng viên hướng dẫn, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nghề
nuôi cá lồng tại xã Duy Ninh,huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

1



Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng nghề nuôi cá lồng trên sồng Kiến Giang chảy qua
xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; từ đó đánh giá và đề xuất
các giải pháp phát triên nghề nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình,
địa phương.
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu quy mô sản xuất, đối tượng nuôi, vốn đầu tư, kỹ thuật, năng
suất, sản lượng và đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển nhân rộng mô hình
- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.

2


CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lịch sử nghề nuôi cá lồng
Cũng như hầu hết các nghề nuôi thuỷ sản khác, nghề nuôi cá lồng có
nguồn gốc từ các nước Nam Á. Theo các loại tài liệu ghi chép, nghề nuôi cá
lồng được phát triển độc lập ít nhất ở 2 nước khác nhau. Pantule(1979) đã ghi
được những phương pháp cổ điển nhất ở Campuchia, mà ở đó người dân ở vùng
biển hồ Tollesap đã nhốt giữ các loài cá trên (Clarias), cá nheo và các loại cá
khác trong lồng hoặc trong những rổ bằng tre cho đến khi chúng được mang ra
chợ bán. Trong khi nhốt cá vẫn được cho ăn bằng các loại thực phẩm thừa của
nhà bếp, hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến, và người ta
thấy cá vẫn phát triển tốt. [5]
Hơn 70 năm trước đây biện pháp nuôi này lần đầu tiên được xuất hiện
trên các tạp chí chuyên ngành và cũng kể từ đó nó đã được tiếp nhận và phát

triển nhanh chóng thành hình thức nuôi lồng hiện nay. Đến nay kỹ thuật nuôi cá
lồng đã phát triển lên một trình độ mới cả về lượng cũng như về chất, và phát
triển trên qui mô toàn thế giới. Hiện nay, theo thống kê đã có trên 40 nước đã áp
dụng biện pháp nuôi này (Chiu Lao và Kwei Lin, 2000). Cocle (1978) đã liệt kê
được hơn 70 loài cá khác nhau đã được nuôi thương phẩm hoặc thực nghiệm
trong lồng. Mật độ cá nuôi thả lồng khi đầu rất thấp (4 - 10kg/m3) nay đã nâng
lên 70 - 100kg/m3 nước. [5]
Nuôi cá lồng, bè là mô hình không mới ở các nước khu vực Đông Nam Á
nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, ở các tỉnh miền Tây Nam bộ nuôi cá
lồng, bè phổ biến, phát triển từ rất lâu đã mang lại hiệu quả rất lớn về kinh tế
cho bà con nông dân miệt vườn. Hiện nay, mô hình nuôi cá lồng đã lan tỏa và
phát triển ở nhiều tỉnh phía Bắc, được nhiều người quan tâm, nghiên cứu ứng
dụng, đang phát triển khá nhanh, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho
nhân dân.
Các sông, ngòi, ao, hồ lớn nhỏ như sông Đà, sông Lô, Thái Bình... và các
hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Ba Bể, Đại Lải, Núi Cốc ...đã tạo
nên lợi thế tự nhiên ưu đãi nghề nuôi cá lồng ở các tỉnh phía Bắc có cơ hội phát
3


triển. Hơn nữa, mô hình nuôi cá lồng với ưu điểm là dễ chăm sóc, nuôi mật độ
cao, dễ thu hoạch, đầu tư ban đầu không cao, chi phí thức ăn thấp do tận dụng
thức ăn sẵn có ở địa phương như lá, củ sắn, lá, hạt ngô, cỏ, rau.. nên tổng chi phí
thường không cao, dễ được bà con nông dân hưởng ứng thực hiện.
Qua khảo sát ở một số mô hình nuôi cho thấy lợi nhuận của việc nuôi cá
lồng khá cao: trung bình thu được từ 20 đến 45 triệu đồng/lồng/vụ. Hơn nữa, cá
nuôi trong lồng được sống trong môi trường nước thoáng, sạch, lưu thông có
hàm lượng oxy cao, nước sạch, thức ăn phù hợp nên lớn nhanh, cho chất lượng
thịt tốt và được người tiêu dùng ưa thích. Các loại cá nuôi lồng chủ yếu là các
giống cá truyền thống như: trắm, chép, rô phi đơn tính và một vài đối tượng cá

có giá trị kinh tế khác như: cá lăng hoa, cá tầm, cá diêu hồng, cá nheo, cá anh
vũ... [2]
Khu vực đồng bằng sông Hồng trong 5 năm trở lại đây, phong trào nuôi
cá lồng phát triển rất mạnh với các đối tượng nuôi chính là cá rô phi, diêu hồng,
chép V1, lăng, nheo... tại một số hộ nuôi trên sông Kinh Thầy - Nam Sách (Hải
Dương), sông Đuống (Bắc Ninh), sông Trà Lý (Thái Bình), sông Hồng (Hà
Nam) sản lượng đạt được từ 6,0 đến 8,0 tấn cá/lồng/năm (với lồng có thể tích
khoảng 90 m3). [2]
Việc nuôi cá lồng bè trên sông, hồ, biển có nhiều điểm khác biệt so với
nuôi trong ao đất do diện tích mặt nước và khối lượng nước rất lớn, nguồn nước
luôn được lưu thông và đặc biệt là dòng chảy thích hợp cho những loài thủy sản
ưa nước chảy, có nhu cầu oxy cao. Do có những điều kiện thuận lợi về môi
trường nên nuôi cá lồng bè trên sông, hồ, biển có thể tăng mật độ khối lượng gấp
nhiều lần so với nuôi cá trong ao, dễ chăm sóc và thu hoạch. Nếu tính chi phí giá
thành cho một sản phẩm, các khoản tiết kiệm được so với nuôi cá trong ao như:
tiền thuê đất, tiền điện bơm cấp nước và tát ao, công lao động chăm sóc, chế
phẩm sinh học xử lý môi trường, phòng bệnh... là đáng kể.
2.2. Tình hình nuôi cá lồng bè ở Việt Nam và Quảng Bình
2.2.1. Tình hình nuôi cá lồng bè ở Việt Nam

4


Nghề nuôi cá lồng ở Việt Nam đã có lịch sử hơn 40 năm, xuất hiện đầu
tiên ở Châu Đốc (An Giang). Về sau nhờ có những cải tiến bổ sung nay nghề
nuôi các lồng, bè đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và đã trở thành một trong
những trung tâm phát triển nuôi cá lồng lớn trong khu vực Đông Nam Á. [5]
Những năm trước đây, người dân tại một số tỉnh có sông, hồ đã phát triển
nghề nuôi cá lồng, bè bằng các nguyên vật liệu sẵn có làm lồng, bè như: gỗ, tre,
nứa. Các đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống thiên về ăn các loài

thực vật bậc cao như: Trắm cỏ, Bỗng...tuy nhiên năng suất, hiệu quả nuôi đang
còn ở mức thấp. Hiện nay, việc nuôi cá lồng bè được chú trọng bởi kỹ thuật làm
lồng, bè với các nguyên liệu được sử dụng thích hợp đảm bảo độ bền chắc, thích
ứng với các điều kiện thời tiết và an toàn trong suốt quá trình nuôi. Các khâu lựa
chọn đối tượng nuôi (cá nước ngọt có giá trị kinh tế như: cá Chép, Điêu Hồng,
Lăng, Nheo, Chẽm..., các đối tượng nuôi cá biển như: cá Giò, Tráp, Song…).
Mật độ, thức ăn cho cá thích hợp, áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, quản
lý tốt đàn cá, kết quả đạt năng suất cao, sản phẩm có chất lượng, mang lại hiệu
quả kinh tế cho chủ lồng, bè. Đây là một hướng đi tích cực, mang lại hiệu quả
cao, đã và đang xuất hiện nhiều tỷ phú nuôi cá lồng. Được phát triển ở nhiều hộ
nông dân trên địa bàn tỉnh của nước ta như: Bắc Ninh, Phú Thọ, Thừa Thiên
Huế, Kiên Giang; không những tận dụng diện tích mặt nước các lưu vực sông,
các đập thủy điện như Sơn La, Hòa Bình... mà còn triển khai các mô hình nuôi
cá lồng trên biển với quy mô lớn, nhằm góp phần tăng nguồn thu nhập cho
người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. [5]
Theo số liệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các tỉnh miền Bắc có
tiềm năng diện tích có thể phát triển nuôi thủy sản lồng, bè là hơn 200.000 ha
diện tích mặt nước. Tuy nhiên, các địa phương mới chỉ khai thác được một phần
rất nhỏ so với tiềm năng diện tích mặt nước của sông và hồ chứa. Cũng theo số
liệu mới nhất của trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tổng số lồng nuôi cá ở các
tỉnh miền Bắc ước khoảng gần 5.000 lồng (tương đương 400.000 m3) với sản
lượng đạt khoảng 2.000 tấn/năm. Trong đó, các tỉnh có số lồng nuôi cá nhiều
như Hòa Bình, Hải Dương, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Cạn, Tuyên Quang…Nhưng
5


so sánh với diện tích mặt nước hiện có thì có thể nói rằng: tiềm năng phát triển
nghề nuôi cá lồng còn rất lớn, thu hút đáng kể người lao động tham gia, hứa hẹn
mang lại hiệu quả cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong phong trào
xây dựng nông thôn mới. [2]

Các tỉnh phía bắc có nhiều thuận lợi để nuôi cá tại các hồ chứa như hồ
thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Núi Cốc… Riêng ở hồ thủy điện
Hòa Bình, số lồng nuôi có lúc lên tới hơn 800. Từ năm 2013, Trung tâm Khuyến
nông Quốc gia đã triển khai dự án mô hình nuôi cá lồng trên hồ chứa với ba đối
tượng là cá tầm, lăng và diêu hồng tại 12 tỉnh miền núi phía bắc là: Sơn La, Hòa
Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang, Quảng
Ninh, Bắc Giang, Bắc Cạn, Tuyên Quang. Sau ba năm triển khai dự án, đã xây
dựng được 31 mô hình tương ứng với 3.100 m3 (100 m3/mô hình) và hiệu quả
kinh tế mang lại rất tích cực. Các mô hình nuôi cá đều đạt hiệu quả kinh tế vượt
mức so với yêu cầu dự án. Trong điều kiện nuôi cá trong lồng bè, công tác chăm
sóc, quản lý tốt hơn cho nên tỷ lệ sống cao hơn, tốc độ tăng trưởng lớn nhanh
hơn, chất lượng thịt cá nuôi lồng bè thơm ngon, săn chắc, giá bán cao hơn nuôi
trong ao hoặc bể từ 1,2 - 1,5 lần. Lợi nhuận đem lại đối với mô hình nuôi cá tầm
trong lồng đạt 80 - 100 triệu đồng/100 m3 lồng; mô hình nuôi cá diêu hồng đạt từ
40 - 60 triệu đồng/100 m3 lồng; mô hình nuôi cá lăng từ 40 - 50 triệu/100 m3
lồng. Hiệu quả kinh tế của mô hình này cao hơn nhiều so với các mô hình nuôi
cá truyền thống, như trắm cỏ, cá chép, cá rô phi vằn trước đây chỉ thu được lợi
nhuận khoảng 10 - 15 triệu đồng/lồng 100 m3/vụ nuôi. Tuy nhiên, điều quan
trọng hơn là mô hình đã đem lại cho người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm,
bước đầu đã tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong việc nuôi trồng thủy sản, nhất
là nuôi cá trong lồng trên các hồ chứa. [4]
2.2.2. Tình hình nuôi cá lồng bè ở Quảng Bình
Vùng biển của tỉnh Quảng Bình được đánh giá là vùng biển có trữ lượng
lớn về thủy hải sản, vừa đa dạng và phong phú về chủng loài, ước tính có trên
1.000 loài, trong đó có những loài quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống,
mực nang, sò huyết, rắn biển... Đây là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao
6


mà các tỉnh khác ít có hoặc không có. Trong bối cảnh hiện nay, các hộ nuôi

trồng thủy sản của tỉnh Quảng Bình có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
trên 3 mặt nước như nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Diện tích tiềm năng mặt
nước nuôi trồng thủy sản trên ba mặt nước khoảng 15.000 ha, trong đó diện
tích có khả năng nuôi trồng thủy sản mặt nước mặn và nước lợ là 4.000 ha,
nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 11.000 ha. [7]
Mô hình nuôi cá lồng ở Quảng Bình cũng đang được nhân rộng với tổng
cộng: 345 hộ nuôi cá lồng/435 lồng cá, đem lại nguồn thu nhập cho người dân
của xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch). Đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá
truyền thống như cá mè, trắm cỏ, cá rô phi...ngoài ra còn thử nghiệm nuôi các
loại cá có giá trị kinh tế như cá Chình, cá Chẽm. Theo báo cáo của UBND huyện
Quảng Ninh, hiện nay, toàn huyện có 1.069 ha nuôi trồng thủy sản; trong đó
diện tích nuôi nước lợ 120 ha, nước ngọt 949 ha (có 550 ha thực hiện theo mô
hình cá lúa kết hợp). Sản lượng thu hoạch thủy sản nuôi trồng từ đầu năm 2015
đến nay đạt 683 tấn, tăng gân 39% so cùng kỳ; trong đó, nuôi nước lợ 407 tấn,
tăng 47%; nuôi nước ngọt 276 tấn, tăng 28%. [7]
Một trong những loại hình nuôi trồng góp phần đáng kể vào việc tăng sản
lượng nuôi trồng thủy sản của huyện là mô hình chuyển đổi nuôi cá ao, hồ
chuyên canh vùng đầm, hói và nuôi cá lồng. Đến thời điểm này, toàn huyện
Quảng Ninh phát triển được 106 lồng cá trên sông Long Đại, Kiến Giang, Nhật
Lệ và vùng đầm hói, tăng 71 lồng cá so với cùng kỳ năm 2014, tập trung chủ
yếu ở xã Duy Ninh và xã Võ Ninh. Giống cá nuôi trong lồng chủ yếu là cá chẽm
và cá trắm cỏ.
Theo tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình - Thôn Phú
Ninh, Duy Ninh, Quảng Ninh có 172 hộ với 700 khẩu nhưng lại không có đất
nông nghiệp để canh tác, nên người dân chủ yếu sống bằng nghề đi rừng và khai
thác đánh bắt thủy sản trên sông Kiến Giang. Năm 2013, ông Hoàng Vũ Thuật ở
thôn Phú Ninh nuôi thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá chẽm lồng ( người
dân gọi là cá trồi) trên sông, mở ra hướng đi mới trong việc đa dạng hóa đối
tượng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy hiệu quả mô hình, năm
7



2014 UBND huyện Quảng Ninh đã hỗ trợ 1.200 con cá giống, 30% giá trị thức
ăn cho 3 hộ tham gia nuôi. Trong quá trình nuôi các hộ đã đầu tư phát triển thêm
mô hình, được sự hỗ trợ trực tiếp kỹ thuật của cán bộ khuyến nông huyện. [7]
Theo khảo sát, thì môi trường nuôi ở sông Kiến Giang, đoạn chảy qua
huyện Quảng Ninh rất phù hợp với việc nuôi cá Chẽm lồng mang lại kinh tế cao,
với đặc thù người dân địa phương, có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản. Nên việc phát triển mô hình nuôi cá lồng đã giải quyết được việc làm cho
lao động trong xã, đảm bảo kinh tế cho người dân bởi bà con ở đây không có đất
nông nghiệp, chủ yếu sống bằng nghề sông nước. Vì vậy, có thể xem đây là
nghề chính để bà con xóa đói giảm nghèo.
Trong năm 2014, theo đánh giá của các hộ dân thì mô hình nuôi các chẽm
lồng trên sông Kiến Giang, đoạn qua sông Phú Ninh đã giúp bà con thoát nghèo.
Đã có thêm 30 hộ nuôi ở Phú Ninh, 7 hộ ở Phú Vinh, 5 hộ ở Hàm Ninh. Một số
mô hình nuôi đạt hiệu quả và được người dân chú trọng phát triển rất tốt, nhưng
nếu nuôi với số lượng nhiều thì đầu ra là vấn đề mà người dân trăn trở nhất, bên
cạnh đó còn có yếu tố nguồn vốn, bởi chi phí thức ăn tương đối cao. Kỹ thuật
nuôi, vốn, đặc biệt là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm là điều cần giải quyết để
phát triển lâu dài cho mô hình nuôi này. [7]
Trước đây người dân thôn Phú Ninh, Phú Vinh chủ yếu sống bằng nghề
chài lưới đánh bắt, khai thác thủy sản trên sông Kiến Giang. Nhưng thực tế,
nguồn lợi thủy sản ngày càng khan hiếm. Để đảm bảo cuộc sống, việc xây dựng,
đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản là tất yếu. Sau vụ nuôi đầu tiên, các
gia đình đã đầu tư nuôi cá lồng với số lượng lớn với nhiều loại cá khác nhau
như: cá chẽm, cá dìa, cá hồng Nam Mỹ... Và hiệu quả từ mô hình nuôi cá chẽm
trong lồng của người dân nơi đây sau 3 năm thực hiện, mở ra hướng làm ăn mới
khá ổn định.
Cá chẽm còn được gọi là cá vược, là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt cá
thơm ngon và bổ dưỡng. Chúng sống được trong 3 môi trường nước mặn, nước

lợ và nước ngọt; nguồn thức ăn duy nhất cho cá chẽm là các loại cá tạp. Nghề
nuôi cá chẽm trong lồng trên sông khá thuận lợi, bởi nguồn nước sông thường
8


xuyên được thay do sự điều tiết nước; chỗ đặt lồng rộng rãi nên rất đảm bảo về
yếu tố môi trường, cá không bị dịch bệnh.
Thành công bước đầu từ một số hộ nuôi thử nghiệm cá lồng ở thôn Phú
Ninh, xã Duy Ninh đã mở ra hướng phát triển kinh tế khá thuận lợi cho người
dân sống dọc các bờ sông. Hiện nay, mô hình này đã được nhận rộng ra 3 thôn
trên địa bàn xã là Phú Ninh, Phú Vinh và Hiển Vinh với tổng số 26 hộ nuôi. Duy
Ninh cũng đã thành lập được 2 Tổ hợp nuôi trồng thủy sản Vinh Nhất, Phú
Nhuận nhằm giúp các hộ nuôi trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trồng vv... [7]
Mối quan tâm lớn nhất của các hộ nuôi cá lồng là việc tìm đầu ra cho sản
phẩm. Người dân Duy Ninh mong muốn rằng, các cấp các ngành tiếp tục quan
tâm tạo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Quyết định thành lập các tổ hợp nuôi trồng
thủy sản cũng là để có được tiếng nói chung bảo vệ lợi ích chính đáng cho người
nông dân khi tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá", đem lại
hiệu quả kinh tế.
2.3. Hệ thống lồng nuôi cá
2.3.1. Hệ thống khung lồng cá bằng thép
a. Vật liệu
Toàn bộ khung lồng làm bằng ống tiếp thép Φ34, mỗi cây dài 6m và ống
nối thép Φ34. Thùng phuy sắt 200 lít hoặc thùng phuy nhựa lớn, dây thép để liên
kết thùng phuy với khung lồng. Ngoài ra còn có dây neo cố định khung lồng.[6

Hình 1. Thiết kế lồng nuôi cá trên hồ chứa
9



b. Thiết kế khung lồng
– Khung lồng có kích thướt 24 x 12m, gồm 2 dãy mỗi dãy 5 ô để mắc lưới
lồng nuôi, mỗi ô kích thướt 4,5 x 4m. Phao làm bằng thùng phuy 200 lít và được
cố định với khung lồng.
– Các tiếp sắt Φ34, mỗi cây có chiều dài 6m được nối thẳng với nhau
bằng tiếp nối Φ34. Toàn bộ các tiếp sắt dọc và ngang được hàn gắn chặt với
nhau tạo thành khung lồng như hình 1, các phuy sắt làm phao được liên kết với
khung lồng bằng dây thép. Lồng làm bằng lưới dệt có kích thướt 4,5 x 4x 3m có
kích thướt mắc lưới (2a) 1,5cm, đáy lưới lồng được cố định dây giềng nối với đá
chẻ. [6]
2.3.2. Hệ thống khung lồng bằng tre
a. Vật liệu
Khung lồng làm bằng tre đặc thẳng mỗi cây dài khoảng 4m đến 5m, liên
kết nhau bằng dây thép. Phao bằng phuy sắt 200lít. Toàn bộ khung lồng được cố
định bằng dây neo 4 góc. [6]

Hình 2. Thiết kế lồng nuôi cá bằng tre
b. Thiết kế khung lồng
Khung lồng có kích thướt 16 x 10m làm thành 2 dãy, mỗi dãy 3 ô nuôi,
mỗi ô thướt 5 x 4m để mắc lưới lồng. Các cạnh của khung lồng gồm 5 cây tre
ghép sát nhau rộng khoảng 0,6m bằng dây thép. Phao được làm bằng thùng
10


phuy sắt và liên kết với khung lồng bằng dây thép. Lồng lưới có chiều sâu 2,5m,
chiều sâu mức nước thả nuôi là 2,0m. [6]
2.3.3. Hệ thống khung lồng bằng gỗ
a. Vật liệu
Thanh gỗ 5 x10cm có chiều dài từ 4 – 6m, ốc10 dài 20cm. Phao bằng
thùng phuy sắt 200lít và dây thép.


Hình 3. Thiết kế khung lồng bằng gỗ
b. Thiết kế khung lồng
– Các thanh gỗ 5×10cm có chiều dài từ 4 – 6m được liên kết bằng ốc10
dài 20cm. Phao bằng thùng phuy sắt 200 lít, được liên kết với khung lồng bằng
dây thép. Khung lồng có kích thước 14×10,5m được chia làm 2 dãy, mỗi dãy 3 ô
nuôi, ô kích thướt 4,5 x 4m. Khung lồng nhìn trên xuống chưa lắp ván đi có hình
như sau:
– Lồng lưới có chiều sâu 3m, chiều sâu mức nước thả nuôi là 2,5m. Như
vậy kích thước mỗi lồng nuôi là 4,5x4x3m.
– Tất cả các lồng dù thiết kế bằng vật liệu gì trên các mặt của thành lồng
đều có lớp lưới chắn cao 0,5 m để ngăn thức ăn trôi ra ngoài. [6]

11


2.4. Quy trình kỹ thuật nuôi cá lồng nước ngọt
2.4.1. Lựa chọn địa điểm nuôi

Hình 4: Địa điểm nuôi lồng bè (Ảnh chụp)
– Địa điểm đặt lồng bè phải có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi
nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.
– Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau:
Bảng 2.1: Các yếu tố môi trường thích hợp cho nuôi cá lồng thương phẩm
Các yếu tố môi trường

Khoảng thích hợp

Độ mặn


10-30 ‰

Nhiệt độ nước

26-32 độ C

Hàm lượng ôxy

4-9 mg/l

pH

7,5-8,5

NH3

< 1mg/l

H2S

< 0,3mg/l

Chất đáy : cát bùn, bùn cát, bùn pha sét
Mỗi cụm lồng không quá nhiều lồng tốt nhất khoảng mỗi cụm nuôi
khoảng 10 – 15 lồng. Các cụm lồng cách nhau 10 – 15 m. Tại hồ chứa tổng diện
tích lồng không quá 0,2% diện tích khu vực đặt lồng. Cụ thể là 1 ha mặt thoáng
12


hồ chứa chỉ được nuôi 1 lồng 20m2. Nuôi nhiều hơn sẽ bị ô nhiễm không tốt.

[3], [8]
2.4.2. Chọn giống và thả giống
Đây là khâu hết sức quan trọng mà người nuôi cần chú ý, vì nó quyết định
tới năng suất, hiệu quả của vụ nuôi. Giống mua phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất
xứ, màu sắc tươi sáng, không dị hình dị tật, kích cỡ tối thiểu phải đạt từ 7 - 10
cm, không mua giống tại các cơ sở dùng các dụng cụ đánh bắt thô, ráp, sẽ làm
cho cá mất nhớt, rụng vảy, đứt vây.
– Mật độ thả: Nuôi lồng trên sông thả 11-14 con/m3.
– Mùa vụ thả giống: Tốt nhất nên thả giống nuôi vào tháng 2.
– Cá giống mới vận chuyển về thả chung một lồng kích cỡ mắt lưới 0.2
cm để lựa chọn đưa vào các lồng nuôi thương phẩm.
– Khi thả cá, cân bằng môi trường bằng cách ngâm bao chứa cá vào lồng
nuôi trong thời gian 10 – 15 phút, sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến
hành thả cá. [3]
2.4.3. Cho ăn
Thức ăn hiện nay là vấn đề lớn mà nghề nuôi cá chẽm đang phải đương
đầu, hiện tại cá tạp là nguồn thức ăn thường dùng cho nuôi cá chẽm.
Đối với nuôi đơn, nếu sử dụng cá tạp thường băm cá cho ăn từ từ, mỗi
ngày cho ăn 2 lần buổi sáng và chiều tối. Liều lượng: Hai tháng đầu cho ăn 10%
trọng lượng thân cá; sau đó cho ăn 5% trọng lượng thân cá
Đối với ao nuôi ghép, liều lượng cho ăn bằng 1/2 so với ao nuôi đơn và
điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo lượng cá ghép trong ao.
Do nguồn cá tạp ở một số nơi khan hiếm đặc biệt vào mùa mưa bão, có
thể dùng thêm bột cám gạo để giảm lượng cá tạp sử dụng với tỷ lệ cá tạp: 70%,
cám gạo: 30%.
Hiện nay, một số nước tiên tiến sử dụng thức ăn chế biến (nhiều thành
phần) cho quá trình nuôi cá chẽm. [3], [8]

13



Bảng 2.2. Phối hợp thành phần thức ăn của cá chẽm
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Bột cá

35

Bột cám

20

Bột đậu nành

15

Bột bắp (ngô)

10

Bột lá

3

Dầu mực (hoặc dầu cá)

7


Tinh bột khuấy hồ

8

Hỗn hợp vitamin

2

Đối với nguồn thức ăn là cá tạp, khi mua về cần băm nhỏ hoặc để qua
máy đùn viên để xay nhỏ thức ăn phù hợp với cỡ miệng của cá.

Hình 5: Chế biến thức ăn bằng máy đùn viên (Ảnh chụp)
– Trong quá trình nuôi cần theo dõi tăng trưởng của cá để điều chỉnh
lượng thức ăn cho phù hợp. Chu kỳ điều chỉnh thức ăn là 10 ngày/1 lần. Cứ 10
ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng cá 1 lần trên cơ sở đó ước lượng được khối
lượng cá trong ao. [3]

14


2.4.4. Quản lý lồng bè nuôi cá
– Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi, tình hình sử
dụng thức ăn và các hiện tượng bất thường khác xảy ra.
– Mỗi tuần vệ sinh lồng một lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên
lồng lưới. Việc vệ sinh lồng tiến hành trước các bữa ăn của cá.
– Trong quá trình vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các vết
rách, rạn nứt để kịp thời khắc phục các vết rách nhằm hạn chế cá đi mất.
– Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng vào khu bè nuôi.
– Vào mùa mưa lũ phải kiểm tra cá dây leo bè, di chuyển lồng vào vị trí
an tan khi có bão, lũ.

2.4.5. Thu hoạch
– Sau 4 – 5 tháng nuôi cá đạt kích cỡ cá thương phẩm có thể tiến hành thu
tỉa cá đạt kích thước lớn. Cá nhỏ hơn tiếp tục được nuôi cho đến cuối vụ thu
hoạch toàn bộ.
– Có thể nuôi đến 5 – 6 tháng toàn bộ cá đạt kích cỡ thương phẩm tiến
hành thu toàn bộ. Sản phẩm có thể được tiêu thụ ngay tại địa phương hay
chuyển các tỉnh lân cận.

15


CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng
4/2016
- Địa điểm: Tại xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Đối tượng: Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kiến Giang đoạn qua xã Duy
Ninh, huyện Quảng Ninh.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng nghề nuôi cá lồng tại địa bàn nghiên cứu:
+ Thông tin về hộ nuôi
+ Quy mô sản xuất; thể tích lồng nuôi;
+ Đối tượng nuôi;
+ Vốn đầu tư;
+ Kỹ thuật nuôi;
+ Sản lượng, năng suất;
+ Thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế.
- Đề xuất giải pháp phát triển mô hình nuôi
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Các số liệu và báo cáo về tình hình NTTS, quy hoạch phát triển thủy sản
được thu thập thông qua các tài liệu có liên quan, các đề tài, dự án có liên quan
trong khu vực nghiên cứu. Nội dung thu thập gồm các số liệu về năng suất, sản
lượng qua các năm của các địa phương, các thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và
trở ngại.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Các số liệu về kinh tế-xã hội và kỹ thuật được thu bằng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp 15 hộ tại Duy Ninh, Quảng Ninh,
Quảng Bình bằng bảng phỏng vấn soạn sẵn dựa trên danh sách các hộ nuôi cá
trong lồng do địa phương cung cấp. Các thông tin chính cần thu thập được trình

16


×