Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác sử dụng đất xã trường sơn, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
======================

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ TÀI:
“ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC SỬ
DỤNG ĐẤT XÃ TRƯỜNG SƠN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH”

Mã số đề tài: SV.13.2013

Sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Ngành học:
Khóa học:
Khoa:

Trần Khánh Linh
Lâm Nghiệp
2012-2015
Nông - Lâm - Ngư.

Quảng Bình, năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
-------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN


ĐỀ TÀI:
“ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC SỬ
DỤNG ĐẤT XÃ TRƯỜNG SƠN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH”

Mã số đề tài: SV.13.2013

Thuộc nhóm ngành khoa học: Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Sinh viên thực hiện đề tài:

Chuyên ngành:
Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:

1. Trần Khánh Linh
2. Nguyễn Thị Hương
3. Nguyễn Minh Tuấn
4. Hồ Thái Sơn
5. Trần Đức Thọ
6. Trần Quốc Phương
Lâm Nghiệp.
2012-2015
Th.s Phan Thanh Quyết

Quảng Bình, năm 2014


MỤC LỤC

Mục
Trang

A. MỞ ĐẦU .................................................................. Error! Bookmark not defined.

1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................ Error! Bookmark not defined.
6. Phạm vi đề tài ........................................................ Error! Bookmark not defined.
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.
8. Đóng góp của đề tài ............................................... Error! Bookmark not defined.
9. Cấu trúc của đề tài ................................................. Error! Bookmark not defined.
B. NỘI DUNG ............................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội ...................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ ............. Error!
Bookmark not defined.
2.1. Tình hình sử dụng sử dụng đất ........................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn ............................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNError! Bookmark not defined.
THIẾT KẾ CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU BẰNG GIS ............ Error! Bookmark not
defined.
3.1. Cơ sở thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu .................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Điều tra, khảo sát và bổ sung cơ sở dữ liệu ....... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU SỬ DỤNG ĐẤT Error! Bookmark not
defined.
4.1. Cấu trúc dữ liệu thuộc tính hiện trạng sử dụng đất .......... Error! Bookmark not
defined.
4.2. Xử lý và biên tập cơ sở dữ liệu .......................... Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SỬ DỤNG ĐẤT Error! Bookmark not defined.
5.1.Kết quả tính toán dữ liệu hiện trạng sử dụng đất Error! Bookmark not defined.
5.2. Kết quả xây dựng bản đồ xã Trường Sơn .......... Error! Bookmark not defined.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................. Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận. ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2. Kiến nghị ............................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH.

Tên

Trang

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất .......................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng ... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính hiện trạng sử dụng đất .... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 5: Thống kê sử dụng đất theo loại đất, loại rừng ..... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 6. Thống kê sử dụng đất theo Tiểu khu ...... Error! Bookmark not defined.
Hình 1: Vị trí khu vực nghiên cứu ......................................................................... 7
Hình 2: Bản đồ thủy văn khu vực nghiên cứu .... Error! Bookmark not defined.
Hình 3. Thiết kế cấu trúc trường dữ liệu trên Mapinfo ..... Error! Bookmark not
defined.
Hình 4: Khảo sát, bổ sung cơ sở dữ liệu ............. Error! Bookmark not defined.
Hình 5: Kết quả điều tra bổ sung cơ sơ dữ liệu .. Error! Bookmark not defined.

Hình 6: Bình sai khống chế diện tích trên GIS ... Error! Bookmark not defined.
Hình 7: Cập nhật dữ liệu..................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 8: Tìm kiếm thông tin về hiện trạng sử dụng đất. ..... Error! Bookmark not
defined.
Hình 9: Kết xuất dữ liệu ...................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 10. Bản đồ sử dụng đất xã Trường Sơn ..... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.

Từ viết tắt
HCM
NĐ-CP
GIS
UBND
VQG PN-KB

Giải Nghĩa
Hồ Chí Minh
Nghị Định Chính Phủ
Geographi Iformation System
Ủy ban nhân dân
Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng



THÔNG TIN SINH VIÊN CHIU TRÁCH NHIỆM CHÍNH.

Họ và tên:
Sinh ngày:
Nơi sinh:
Ngành học:
Lớp:
Khóa:
Khoa:
Địa chỉ liên hệ:

Trần Khánh Linh
26-10-1993
Quảng Trạch – Quảng Bình
Lâm Nghiệp
Cao Đẳng Lâm Nghiệp
2012 - 2015
Nông – Lâm – Ngư.
Tiểu khu Quyết Tiến – TTNT Việt Trung
Bố Trạch – Quảng Bình.

Điện thoại:
Email:

0163.631.3393



A. MỞ ĐẦU

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Ứng dụng GIS trong quy hoạch sử dụng đất:
Một trong những ứng dụng quan trọng của GIS trong sản xuất nông lâm nghiệp
là quy hoạch sử dụng đất. Trong suốt 20 năm qua, các nước công nghiệp phát triển và
các tổ chức quốc tế đã sử dụng kỹ thuật GIS chủ yếu trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ
môi trường. Và gần đây công tác ứng dụng GIS vào việc quy hoạch sử dụng đất có
nhiều thành công nhất định.
Ứng dụng trong quy hoạch và quản lý sản xuất
Trong sản xuất nông nghiệp, GIS có thể được sử dụng để dự đoán vụ mùa cho
từng cây trồng. Nó có thể dự đoán bằng cách không chỉ xem xét khí hậu của vùng mà
còn bằng cách theo dõi sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, và bởi vậy sẽ dự đoán
được sự thành công của mùa vụ. GIS có thể giúp tìm và thể hiện những thay đổi của cây
trồng trong từng giai đoạn. Ví dụ, nếu năm trước số liệu cho thấy cây trồng A phát triển
rộng và cây trồng đã thành công trong nhiều năm trước đó, những số liệu này có thể
được lưu trữ. Nếu trong một vài mùa vụ cây trồng không phát triển tốt như trước, bằng
cách sử dụng GIS có thể phân tích số liệu và tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đó.
Khi đã có những bản đồ thích nghi, việc quyết định phương án quy hoạch tổng
thể sẽ chuyển đến các nhà hoạch định chính sách.
Ứng dụng GIS trong quản lý bảo vệ thực vật
Ở một số nơi GIS đang được ứng dụng để theo dõi sự lan tràn của cỏ dại. Với
việc kết hợp ứng dụng viễn thám với GIS sẽ cung cấp một cách nhanh chóng, chính
xác bản đồ cỏ dại ở các thời kỳ . Điều này là rất quan trọng đối với các nhà nông học.
Họ có thể sử dụng các thông tin thu thập được để ngăn ngừa sự lan tràn của các loài cỏ
dại phá hoại mùa màng.
Ứng dụng trong công tác phòng chống cháy và bảo vệ rừng
Trong ngành Kiểm lâm Việt Nam, công nghệ GIS đã được ứng dụng để: cảnh
báo cháy rừng; phân vùng trọng điểm cháy rừng; ứng dụng ảnh viễn thám MODIS để
phát hiện sớm cháy rừng.
Trong công tác Kiểm lâm, 2 CSDL liên quan đến công nghệ GIS đang được hoạt
động có hiệu quả nhiều năm nay là:

CSDL cảnh báo cháy rừng: Thực tiễn quản lý chỉ đạo công tác phòng cháy,
chữa cháy rừng những năm qua, đặc biệt qua hai vụ cháy rừng lớn, tập trung ở Kiên

1


Giang và Cà Mau tháng 3 và 4/2002 cho thấy cháy rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi,
mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra rất nghiêm trọng. Lý do là khi cháy rừng xảy
ra, mặc dù huy động một lực lượng rất đông để chữa cháy nhưng hiệu quả thấp vì
do thiếu lực lượng thường trực chữa cháy rừng chuyên nghiệp, trang thiết bị,
phương tiện chữa cháy nghèo nàn, thô sơ; việc chỉ huy, tổ chức chữa cháy còn rất
lúng túng… Vấn đề đặt ra là cần dự báo trước nguy cơ xảy ra cháy rừng và phát
hiện sớm các điểm cháy để có phương pháp phòng cháy, chữa cháy rừng luôn là
vấn đề cấp thiết và là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quản
lý bảo vệ rừng nói chung.
CSDL theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp: Mục đích theo dõi diễn biến
rừng và đất lâm nghiệp là nắm vững diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có
được phân chia theo chức năng sử dụng rừng và loại chủ quản lý; lập bản đồ hiện trạng
rừng cấp xã tỷ lệ 1/25.000 hay 1/10.000 nhằm giúp hoạch định chính sách lâm nghiệp
ở địa phương và trung ương phục công tác bảo vệ và phát triển rừng.
GIS và công tác quản lý và hoạch định chính sách
GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các nhà
hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hoá và quan trắc. Trung
tâm tích hợp dữ liệu, quản lý các cơ sở dữ liệu cơ bản trên nền GIS và có thể tích hợp
vào các không gian của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác là nơi cung cấp thông tin
tổng hợp nhất phục vụ các nhà hoạch định chính sách.
Trong quản lý và qui hoạch lưu vực sông
Việc phân tích và quy hoạch nguồn nước trước kia rất mất nhiều thời gian và
công sức, nhưng ngày nay công nghệ GIS đã giúp khắc phục các nhược điểm đó. Khái

niệm quy hoạch nguồn nước đã được mở rộng không chỉ là quy hoạch mà còn dự báo,
quản lý hiệu quả và đáp ứng nhanh với sự thay đổi nhu cầu của các ngành dùng nước
cũng như sự biến đổi của nguồn tự nhiên này.
Dự báo xói lở, biến đổi lòng dẫn trong sông
Công nghệ viễn thám - GIS đã được ứng dụng nhiều trong dự báo sạt lở bờ sông
biển hiện nay ở Việt Nam. Như công nghệ GIS - Viễn thám được ứng dụng để đánh
giá tình hình biến động lòng dẫn hạ lưu sông Thu Bồn do trường Đại học thuỷ lợi thực
hiện. Thông qua phần mền xử lý ảnh và hệ thống thông tin địa lý GIS, ảnh máy bay,
ảnh vệ tinh, bản đồ địa hình và các tài liệu liên quan khác được giải đoán thông tin.
Bản đồ địa hình, ảnh vệ tinh chụp hiện trạng đoạn hạ lưu sông Thu Bồn ở những thời

2


gian khác nhau 1965, 1981, 1988, 1996 được giải mã bằng các công cụ GIS và viễn
thám. Dựa trên kết quả này, tình hình diễn biến lòng sông qua các giai đoạn được phân
tích, so sánh. Từ đó, có thể đưa ra một số định hướng nhằm hạn chế xói lở và biến đổi
lòng dẫn.
Phòng chống bão
Mới đây, công nghệ GIS và Viễn thám đã giúp người Mỹ chủ động phòng chống
và đối phó khá hiệu quả với cơn bão thế kỷ Katrina. Nhờ các công nghệ này, tất cả
chúng ta đều có thể gần như tận mắt theo dõi quá trình hình thành và đường đi của các
cơn bão trên truyền hình. Công nghệ GIS và Viễn thám không chỉ được ứng dụng để
mô tả bản chất, dự báo đường đi, phạm vi ảnh hưởng của bão, mà nhờ một vài công cụ
bản đồ trực tuyến, internet và hệ thống định vị toàn cầu (GPS), chúng ta có thể quan
sát toàn bộ địa cầu một cách dễ dàng; đồng thời có thể dẫn đường cho các phương tiện
giao thông có thể đến bất kỳ nơi nào trên trái đất.
Cảnh báo lũ
Lũ là hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều vùng, nhiều
quốc gia từ năm này đến năm khác. Lũ gây thiệt hại về người, về của cũng như suy

giảm môi trường sinh thái. Lũ không thể tránh được hoàn toàn nhưng thiệt hại do lũ có
thể giảm thiểu. Hầu hết trong các vùng và quốc gia có nhiều lũ xuất hiện thì công tác
giảm thiệt hại được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các biện pháp thực
hiện bao gồm cả biện pháp công trình và phi công trình. Cảnh báo lũ là một biện pháp
phi công trình quan trọng nhằm giảm thiệt hạt về người, mùa màng và tài sản khi lũ
xuất hiện.
Phòng chống hạn hán
Viễn thám và GIS đã được coi là một công cụ phổ biến trong xây dựng các thông
tin về vùng bị hạn và sự xuất hiện của hạn. Ví dụ, trường đại học Khon Kaen, Thái
Lan đã ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám để mô hình hoá các khu vực hạn thuộc
vùng Đông Bắc của nước này. Vùng Đông Bắc Thái Lan có tổng diện tích tự nhiên
vào khoảng 170,000 km2, chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ. Mô hình này đã được phát
triển để xây dựng bản đồ hạn.
Cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý
Trong công tác quản lý công trình thuỷ lợi, GIS đã được sử dụng để xây dựng cơ
sở dữ liệu. Bản chất của cơ sở dữ liệu GIS là một nhóm xác định các dữ liệu được tổ
chức trong một cấu trúc của phần mềm quản lý, trong đó bao gồm các dữ liệu không
gian và phi không gian. Số liệu không gian dùng để diễn tả bản đồ trong khuôn dạng

3


hiểu được của máy tính. Đây là những thông tin mô tả đặc tính hình học của đối tượng
địa lý trong thế giới thực như vị trí, kích thước. Số liệu phi không gian là những mô tả
về đặc điểm, đặc tính và các hiện tượng xảy ra tại một vị trí địa lý xác định.

2. Lý do chọn đề tài
Xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh là một trong 13 xã vùng đệm với tổng
diện tích tự nhiên là 77.427,86 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 73.987 ha, chiếm
95,55% diện tích tự nhiên. Mặt khác, đây là khu vực sinh sống chủ yếu của trên 4000

dân tộc Kinh và Vân Kiều, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống
giao thông đường xá đi lại còn bị động, trình độ nhận thức của một số dân tộc còn
thấp, điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin còn hạn chế, dẫn đến sự phát triển
kinh tế vùng còn chậm, đời sống nhân dân còn phụ thuộc nhiều vào rừng.
Trong khi đó, công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất ở xã Trường Sơn vẫn còn
nhiều điều bất cập và hạn chế. Với diện tích tự nhiên của xã lớn, địa hình đi lại khó
khăn, nhưng công cụ và cách thức quản lý, quy hoạch sử dụng đất ở đây còn rất là thô
sơ và lạc hậu, không những độ chính xác của thông tin không được đảm bảo mà còn
tốn thời gian, tiền của và công sức của người làm công tác quản lý.
Công nghệ GIS là một ứng dụng khoa học, được sử dụng trong nhiều ngành nghề
khác nhau như; giao thông, môi trường, khí tượng thủy văn ...và đặc biệt trong công
tác quản lý tài nguyên ứng dụng GIS đã đem lại được nhiều thành công to lớn. Với
việc thực hiện các thao tác xây dựng và quản lý tài nguyên trên máy tính, ứng dụng
GIS đã khắc phục được những nhược điểm và tồn động mà công tác sử dụng, xây
dựng bản đồ giấy gặp phải như: không có khả năng thay đổi tỉ lệ bản đồ, khó khăn
trong việc cập nhật thông tin, hay tìm kiếm thông tin về các đối tượng trên bản đồ, tốn
kém trong cong tác sản xuất bản đồ..., bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ GIS còn
giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức cho công tác xây dựng bản đồ. Hiện nay
vấn đề nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào từng đơn vị cơ sở,
vùng miền trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là điều kiện cần thiết, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế của vùng và xu thế hội nhập quốc tế, góp phần vào công cuộc
công nghiệp hóa-hiện đại hóa của đất nước.
Từ tính cấp thiết đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng GIS xây
dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác sử dụng đất xã Trường Sơn, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình
3. Mục tiêu nghiên cứu

4



Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng được cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng
đất để trợ giúp chính quyền đánh giá quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã, đồng thời rèn
luyện kỹ năng cho sinh viên, bao gồm; kĩ năng thực địa, kĩ năng sử dụng ứng dụng
GIS và kĩ năng thực hành nghề.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng đất ở
xã Trường Sơn, nhằm phục vụ công tác quản lý cho xã và các đơn vị lâm nghiệp trên
địa bàn xã được thuận lợi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đề tài tiến hành điều tra khảo sát tình hình sử dụng đất trên địa
bàn xã. Nhiệm vụ chính là cập nhật, khảo sát sự thay đổi của các hình thức sử dụng đất
qua thời gian, bổ sung và hoàn thiện hiện trạng sử dụng đất mới nhất trên địa bàn.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7. 1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập các dữ liệu không gian và thuộc tính về các mặt điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội, tình hình quản lí sử dụng đất, định hướng sử dụng đất .v..v từ các cơ
quan chính quyền xã với phương pháp kế thừa có tính chất chọn lọc.
Sau khi thu thập, sử dụng công cụ Excel để thống kê, xử lý các số liệu liên
quan. Đây là bước đầu tiên trong việc đưa ra những nhận xét cũng như đánh giá ban
đầu về hiện trạng sử dụng đất của xã Trường Sơn.
7.2. Phương pháp ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu:
Sử dụng các phần mềm GIS như Mapinfo, kết hợp với Excel để xây dựng, phân
tích cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, phục vụ công tác quản lý đất trên
địa bàn xã được thuân lợi và dễ dàng hơn.
Sử dụng các chức năng phân tích dữ liệu của phần mềm GIS để truy vấn, phân
tích dữ liệu, đồng thời kết hợp với một số phần mềm khác để phân tích, thống kê dữ liệu
7.3. Phương pháp điều tra thực địa
Nhóm thực hiện khảo sát thực địa để có những đánh giá khách quan về cơ sở

dữ liệu trên thực tế so với những thống đề tài tiến hành kê của địa phương, từ đó đưa
ra những bổ sung, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.

5


7.4. Phương pháp bản đồ
Trên cơ sở nguồn dữ liệu nền, ứng dụng công nghệ GIS để tiến hành xây dựng,
phân tích nguồn dữ liệu, thành lập bản đồ sử dụng đất của xã.
8. Đóng góp của đề tài
+ Về mặt khoa học
Đánh giá tính hiệu quả của hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ GIS;
Đưa ra được các số liệu và bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng các thuật toán và
dữ liệu đầu vào;
Đưa ra quy trình thực hiện công tác ứng dụng công nghệ GIS cho công tác quy
hoạch sử dụng đất.
+ Về mặt thực tiễn
Áp dụng số liệu và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho địa bàn xã Trường Sơn,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình;
Áp dụng công nghệ GIS cho các địa bàn khác bằng cách thu thập, bổ sung các
thông tin cần thiết để thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất.
9. Cấu trúc của đề tài
Gồm 5 chương
Chương 1: Điều kiện tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất cấp xã
Chương 3: Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu, quy hoạch sử dụng đất bằng GIS
Chương 4: Biên tập và xây dựng cơ sở dữ liệu sử dụng đất
Chương 5: Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã

6



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
- Trường Sơn là xã nằm ở phía Tây của huyện miền núi, huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình. Cách thành phố Đồng Hới về phía Đông-Bắc 70 km
- Tọa độ:
+ Từ 16o 00’ 57” đến 16o 26’ 59” vĩ độ Bắc
+ Từ 107o 00’ 51” đến 107o 31’ 39” kinh độ Đông
- Tứ giáp:
+ Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch.
+ Phía Đông giáp xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh.
+ Phía Tây giáp nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
+ Phía Nam giáp xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy.

Hình 1: Vị trí khu vực nghiên cứu

7


1.1.2. Địa hình
Xã Trường Sơn nằm ở phía Tây Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng, thuộc dãy
Trường Sơn có địa hình tương đối phức tạp. Căn cứ vào địa hình địa mạo của xã có thể
chia ra thành các dạng sau:
- Dạng địa hình núi đất: Địa hình vùng núi đất nằm ở phía Bắc và phía Đông Nam
của xã.

- Dạng địa hình núi đá xen lẫn núi đất nằm ở giữa núi đất của phía Bắc và phía
Đông Nam của xã.
- Dạng địa đồng bằng: Chủ yếu nằm ở khu vực trung tâm của xã, và nằm sen kẽ
giữa núi đá, núi đất chủ yếu để sản xuất nông nghiệp.
1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Trường Sơn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng của
vùng Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh, mưa nhiều, mùa hè nóng ít mưa.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C.
- Nhiệt độ cao nhất là 33,80C
- Nhiệt độ thấp nhất là 150C
Xã Trường Sơn có một hồ đập giữ nước, nguồn nước lấy chủ yếu từ những con sông
chảy qua trên địa bàn xã, hệ sông chính là sông Long Đại. Các suối nhỏ bao gồm suối
Rào Tràng và một số con sông khác như Lồ Ô, Khe Cát chảy về sông Long Đại và nhiều
khe nhỏ đổ về Long Đại, dòng chảy lớn nhất là trong mùa mưa lũ, nước chảy dồn từ các
sườn núi xuống các thung lũng hẹp, thường gây ngập lụt, ngược lại trong mùa khô,
nước sông xuống thấp, dòng chảy trong tháng kiệt rất nhỏ. Sự phân bố dòng chảy đối
với các sông suối theo mùa rõ rệt.

8


Hình 2: Bản đồ thủy văn khu vực nghiên cứu
1.2. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội
1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Trường Sơn là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu theo báo cáo năm 2009
của UBND xã thì kết quả đạt được của các ngành sản xuất chớnh như sau:
- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây nông nghiệp 635,3 ha, bình quân lương
thực đầu người 149,1 kg. Cây lương thực 200,5 ha, cây ngô 151 ha, trong đó vụ đông
xuân 125 ha, vụ hè thu 26 ha.
- Chăn nuôi : Ngành chăn nuôi có bước phát triển khá về tổng đàn, cơ cấu đàn,

Đàn trâu tăng 1% 720 con, Đàn bò tăng 1,2% 1.736 con, 1.620 con lợn. Đàn gia cầm
hiện có 8.640 con. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đã được quan tâm
thường xuyên nên trong những năm qua không có dịch bệnh xảy ra. Công tác kiểm
soát vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì thường xuyên bảo đảm an toàn sức khoẻ
người tiêu dùng.
- Lâm nghiệp: Công tác quản lý bảo vệ rừng được nhân dân chú trọng, ý thức
trách nhiệm của các chủ rừng được nâng cao. Xã đã triển khai phương án PCCC rừng,
thành lập ban chỉ đạo PCCCR ở xã, ở các thôn đều thành lập các tiểu ban và bố trí lực
lượng sãn sàng chữa cháy khi có sự cố cháy rừng xảy ra.

9


1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số: Dân số chủ yếu là người Kinh và người Vân Kiều. Tính đến tháng 1
năm 2013 trong xã có 3824 khẩu, số người trong độ tuổi lao động là 2587 người. Tổng
số hộ trong toàn xã 881 hộ.
- Lao động: Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đã được quan tâm. Từ
những kết quả tổ chức thực hiện các đề án, dự án, tổ chức các lớp chuyển giao KHKT,
thông tin giới thiệu tìm việc làm cơ cấu lao động từng bước chuyển dịch theo hướng
tích cực.
- Thu nhập mức sống: So với các năm trước thu nhập đã được cải thiện đáng kể,
song thu nhập bình quân của nhân dân vẫn còn ở mức thấp, tỷ tệ khẩu nghèo còn cao
1222 khẩu, chiếm 31,9%.
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ
2.1. Tình hình sử dụng đất
Theo kết quả thống kê đất đai, tính đến 01/01/2012, tổng diện tích tự nhiên
của xã là 77.427,86 ha. Hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng gồm:

- Đất nông nghiệp có 74.538,54 ha chiếm 96,27% tổng diện tích tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp có 457,14 ha chiếm 0,59% tổng diện tích tự nhiên
- Đất chưa sử dụng có 2.432,27 ha chiếm 3,14% tổng diện tích tự nhiên
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên

77.427,86

100,00

+ Đất nông nghiệp

74.538,45

96,27

457,14

0,59

2.432,27

3,14


+ Đất phi nông nghiệp
+ Đất chưa sử dụng

10


(Nguồn UBND xã Trường Sơn, 2012)
Với diện tích tự nhiên của toàn xã là 77.427,86, trong đó đất nông nghiệp có tới
74,538,45 ha chiếm 96.27%. Qua đó ta thấy rằng đất nông nghiệp ở xã Trường Sơn
chiếm diện tích lớn hay nói cách khác nền nông nghiệp ở xã đã và đang chiếm phần
lớn trong cơ cấu đất ở xã và đâylà nền kinh tế mũi nhọn của xã, vì vậy cần có các
chính sách hỗ trợ trong việc phát triển nền nông nghiệp ở địa phương.
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp
Loại đất

Diện tích (ha)

Đất nông nghiệp

Tỉ lệ (%)

74,538.45

100.00

Đất sản xuất nông nghiệp

551.45

0.74


+ Đất trồng cây hàng năm

330.44

0.44

+ Đất trồng cây lâu năm

221.01

0.30

Đất lâm nghiệp

73,987.00

99.26

+ Đất rừng sản xuất

32,647.07

43.80

+ Đất rừng phòng hộ

41,339.93

55.46


(Nguồn UBND xã Trường Sơn, 2012)
Qua bảng 2 ta thấy rằng, đất lâm nghiệp chiếm số lượng lớn nhất ( 99,26% )
trong tình hình sử dụng các loại đất. Với đặc điểm; diện tích rừng tự nhiên chiếm
lượng lớn, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng, thì việc đầu tư trong công
tác bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng là hết sức cần thiết. Đồng thời với diện tích đất
Lâm nghiệp lớn ( đất rừng phòng hộ 55.46%, đất rừng sản xuất 43.8%) đã tạo điều
kiện để xã phát triển kinh tế dựa vào rừng và với đặc điểm như vậy đã cho thấy được
tầm quan trọng của xã Trường Sơn trong bảo tồn và phát triển rừng
Với phong tục tập quán canh tác lạc hậu, kĩ thuật trồng trọt chưa cao, cộng với
đặc điểm địa hình có độ giốc cao, khó đi lại, nhiều khu vực là núi đá đã dẫn đến: diện
tích các loại cây trồng hàng năm và lâu năm đều chiếm số lượng nhỏ, 0.44% và 0.3%,
vì vậy cần khuyến khích, hỗ trợ người dân trong vấn đề sản xuất nông nghiệp, trồng
rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

11


Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng
Loại đất

Diện tích (ha)

Đất chưa sử dụng
+ Đất bằng chưa sử dụng
+ Đất đồi núi chưa sử dụng

Tỉ lệ (%)

2,432.27


100.00

6.57

0.27

2,425.70

99.73

( Nguồn UBND xã Trường Sơn, 2012)
Chiếm 3.14% trong diện tích của toàn xã, diện tích đất chưa sử dụng đang là vấn
đề mà các nhà quản lý và chính quyền xã cần phải giải quyết. Với diện tích đất chưa sử
dụng chủ yếu là đất đồi núi, chiếm tới 99,73% trong tổng số diện tích đất chưa sử
dụng, nhưng điều kiện đi lại và công tác trồng, thu hoạch gặp nhiều khó khăn nên
người dân không mặn mà với công tác trồng rừng trên đất đồi núi.
2.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn
2.2.1. Thuận lợi
- Điều kiện khí hậu của xã thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp.
- Lực lượng lao động địa phương dồi dào, người dân cần cù chịu khó, thuận lợi
cho công tác trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Sự nhiệt tình của dân bản, tham gia và đồng tình ủng hộ dự án, được thể hiện
thông qua các cuộc họp thôn bản, đây là tiền đề để thu hút các dự án thực hiện ở xã.
- Được chính quyền địa phương hưởng ứng, nhiệt tình tham gia công tác triển khai
thực hiện dự án cũng như phát triển kinh tế vùng.
2.2.2. Khó khăn
- Vấn đề quản lý đất đồi núi còn nhiều bất cập, chưa thật sự tạo mối quan hệ gắn
bó giữa quản lý nhà nước và quản lý sản xuất.

- Nhiều diện tích nằm ở khu vực khá xa có độ dốc cao rất khó khăn trong công
tác quản lý và quy hoạch của cán bộ quản lý đất đai cũng như nhóm thực hiện đề tài.
- Một số thôn, bản còn có điều kiện giao thông khó khăn, nên việc triển khai điều
tra cũng như thực hiện các dự án, tuyên truyền gặp nhiều trở ngại.

12


CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU
SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG GIS
3.1. Cơ sở thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu
Hệ thống thông tin đất và cơ sở dữ liệu để phục vụ đánh giá đất và quy hoạch
sử dụng đất trong nghiên cứu này đã được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp
đầy đủ, chính xác và thuận tiện cho quá trình phân tích bao gồm cả yếu tố tự
nhiên, kinh tế và xã hội. Các dữ liệu dẫn xuất từ quá trình tổng hợp, phân tích
thông tin về đánh giá đất và qui hoạch sử dụng đất gồm bản đồ đơn vị đất đai, yêu
cầu sử dụng đất và đánh giá phân hạng thích nghi và hiện trạng sử dụng đất. Việc
định khuôn dạng hệ thống thông tin đất đai của xã nghiên cứu được xây dựng dựa
vào các chỉ tiêu sau:
- Việc định dạng cơ sở dữ liệu phải thống nhất để thuận lợi cho việc truy
cập, cập nhật và truy xuất số liệu từ cấp xã ra các phần mềm chuyên dụng khác nhau
và in ấn cũng được thuận lợi.
- Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác nhằm đánh giá được thực trạng, xu
hướng thay đổi sử dụng đất của xã nghiên cứu.
- Khuôn dạng thông tin đầu vào gồm thông tin bản đồ và thông tin số liệu
thuộc tính. Việc định dạng thông tin đầu vào đã tuân thủ một số yêu cầu sau: đối với
thông tin bản đồ phải xác định được hệ chiếu, toạ độ, tỷ lệ bản đồ và chú giải cũng
như các thuộc tính thống nhất trên từng loại bản đồ chuyên đề nhằm phục vụ cho
xây dựng cơ sở dữ liệu, đối với số liệu thuộc tính thiết kế biểu mẫu, khuôn dạng

cho từng loại thông tin gồm nạp vào máy tính theo biểu mẫu qui chuẩn trên
Excel để kiểm tra và chỉnh lý số liệu, kết nạp những số liệu đã được kiểm tra,
chỉnh lý vào các trường thuộc tính trên Mapinfo.
Trên cơ sở chức năng của phần mềm hệ thống thông tin địa lí GIS, tiến hành
thiết kế cấu trúc của các trường dữ liệu đối với các bản đồ đơn tính và hệ thống
thông tin đất cho khu vực nghiên cứu cần phải đảm bảo:
Thứ nhất các lớp thông tin tùy theo cấu trúc phức tạp khác nhau có thể quản
lí trên cùng một lớp hay nhiều lớp. Tuy nhiên, để thuận tiện quản lí thường tồn tại
nhiều lớp (điểm, đường, vùng) giúp thực hiện tốt chức năng của cơ sở dữ liệu.
Thứ hai dữ liệu không gian (dạng vector, raster phải đựợc thiết kế cùng hệ
tọa độ, cùng tỉ lệ, hệ quy chiếu và các chú giải cần có sự đồng nhất trong các bản
đồ chuyên đề giúp thuận tiện trong công tác thiết kế cấu trúc dữ liệu).

13


Thứ ba dữ liệu thuộc tính tùy thuộc vào giá trị khác nhau, chúng có thể tồn
tại các giá trị nguyên, số thực, logic, xâu kí tự để tạo điều kiện thuận lợi trong
vấn đề chuyển đổi dữ liệu thuộc tính giữa Excel và các phần mềm ứng dụng GIS
được thể hiện chi tiết

Hình 3. Thiết kế cấu trúc trường dữ liệu trên Mapinfo
3.2. Điều tra, khảo sát và bổ sung cơ sở dữ liệu
Với mục đích là điều tra khảo sát các khu vực, địa điểm cố định ở ngoài thực tế,
để so sánh, bổ sung cho bản đồ cũ, nhằm xây dựng một bản đồ có tính khoa học, chính
xác và xác thực hơn. Cụ thể:
-Tiến hành khoanh vẽ một số khu vực, đánh dấu khoanh vẽ và bấm điểm tọa độ
của khu vực đó. Quan sát đặc điểm của khu vực khoanh vẽ, đưa ra những nhận xét,
đánh giá và bổ sung cho bản đồ gốc.


Hình 4: Khảo sát, bổ sung cơ sở dữ liệu

14


Trong quá trình điều tra, nhóm thực hiện đề tài đã khảo sát, khoanh vẽ, bổ sung
các trạng thái rừng trồng và rừng tự nhiên, dọc theo tuyến đường HCM Tây ở một số
thôn, bản như: bản Đá Chát, bản Chân Trộng, bản Cây Cà,bản Khe Cát, bản Rào
Rèng, bản Sắt, bản Cổ Tràng, bản Đìu Đo, thôn Xuân Sơn, thôn Hồng Sơn, thôn Tân
Sơn. Kết hợp phỏng vấn đối với người sử dụng đất, chính quyền địa phương và các
cấp quản lý đất đai, đã thu thập được một số thông tin về hiện trạng sử dụng đất của
xã. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng đã lập một số ô đo đếm ở cả rừng trồng và rừng
tự nhiên.
Qua quá trình khảo sát đã cho thấy được sự khác nhau về đặc điểm của các
khoảnh, các lô trên bản đồ so với ngoài thực địa, vì vậy thông qua quá trình khảo
sát đã bổ sung và cập nhật thêm những thông tin về cơ sở dữ liệu sử dụng đất ở
xã, tạo tính thống nhất và chính xác hơn về bản đồ, tài liệu.

Hình 5: Kết quả điều tra bổ sung cơ sơ dữ liệu

15


CHƯƠNG 4
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU SỬ DỤNG ĐẤT
4.1. Cấu trúc dữ liệu thuộc tính hiện trạng sử dụng đất
Trên cơ sở nguồn dữ liệu không gian và thuộc tính của bản đồ đơn tính đã được xây
dựng tiến hành chồng ghép bản đồ, tiến hành tính toán, xử lý số liệu, diện tích khu vực
nghiên cứu là 77.427,86 ha; trong đó được phân chia theo các hiện trạng sử dụng đất
khác nhau. Nguồn dữ liệu không gian và thuộc tính của bản đồ sử dụng đất được quản lí

trên phần mềm Mapinfor.
Bảng 4: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính hiện trạng sử dụng đất
Tên thuộc tính

Tên trường

1

Tên tỉnh

Tinh

Char

30

2

Tên huyện

Huyen

Char

30

3

Tên xã


Xa

Char

30

4

Tiểu khu

Tieukhu

Char

30

5

Tên khoảnh

Khoanh

Inte

6

Tên lô

Shlo


Inte

7

Trạng thái

Trangthai

Char

30

8

Chức năng

Chucnang

Char

30

9

Chủ quản lý

Chuquanly

Char


30

10

Diện tích máy

Dientich_may

Dec

10;2

Dientich_binhsai

Dec

10;2

TT

11

Diện tích bình sai

Kiểu dữ liệu

Độ rộng

12


Tọa độ X

X

Dec

10;2

13

Tọa độ Y

Y

Dec

10;2

14

Ghi chú

Ghichu

Char

50

Ghi chú: Char: Character; Inte: Integer: Dec: Decimal
Đây là hệ thống thông tin về hiện trạng sử dụng đất xã Trường Sơn với cấu trúc

dữ liệu có khả năng cập nhật và chỉnh lí qua thời gian, nên đây được xem là nguồn

16


dữ liệu quan trọng nhất giúp hỗ trợ tốt trong quá trình đánh giá và qui hoạch sử dụng đất
trên địa bàn nghiên cứu.
4.2. Xử lý và biên tập cơ sở dữ liệu
4.2.1. Bình sai cơ sở dữ liệu
Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu sử dụng đất đòi hỏi độ chính xác và theo số liệu
đã thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, chính vì vậy công tác bình sai để đưa số liệu
điều tra, số liệu biên tập bản đồ theo số liệu khống chế là cần thiết.
Diện tích hiện trạng sử dụng đất xã Trường Sơn theo quy định là: 77.427,86 ha,
trong khi đó diện tích bản đồ sau khi xây dựng hoàn thành là 78.212,42 ha; do vậy cần
khống chế diện tích này đúng theo qui định.

Hình 6: Bình sai khống chế diện tích trên GIS
4.2.2. Cập nhật dữ liệu thuộc tính

Hình 7: Cập nhật dữ liệu

17


Sau khi khoanh vẽ ngoài thực tế, tiến hành cập nhật dữ liệu cho bản đồ. Bên cạnh
cập nhật những hiện trạng mới như các rừng giàu, rừng nghèo, cần cập nhật thêm các
thông tin hành chính của xã, các thông tin về lâm nghiệp, các khu vực thôn bản, các
chủ quản lý rừng…..
Với việc cập nhật thông tin sẽ tạo nên sự thuận lợi trong quản lý và quy hoạch
đất của toàn xã, các đặc điểm, trạng thái trên bản đồ sẽ đồng nhất với ngoài thực địa.

4.2.3. Tìm kiếm thông tin về hiện trạng sử dụng đất
Để phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ, quản lý sử dụng đất được thuận lợi
hoặc đơn giản hơn trong việc tìm kiếm các thông tin về , chúng ta sẽ dùng công cụ tìm
kiếm thông tin của phần mềm Mapinfo.
Với việc lựa chọn, tìm kiếm này sẽ giúp cho nhà nghiên cứu tiết kiệm thời gian
và công sức trong việc tìm kiếm các trường và các thuộc tính cơ sở dữ liệu liên quan.

Hình 8: Tìm kiếm thông tin về hiện trạng sử dụng đất.
Bên cạnh đó, khi thực hiện việc tìm kiếm kết hợp một số lệnh, ví dụ như lệnh
tính tổng thì chúng ta sẽ biết được tổng diện tích của toàn bộ các lô, các khoảnh thuộc
hiện trạng đó và việc này sẽ giúp cho công tác quản lý, sử dụng đất được thuận lợi và
dễ dàng hơn
4.2.4. Kết xuất dữ liệu thuộc tính
Việc thực hiện các phép tính, công thức trong việc tính diện tích, tính tổng là việc
làm cần thiết, trong khi đó phần mềm Exell lại là một phần mềm thông dụng trong việc
thống kê và tính toán, vì vậy việc áp dụng phần mềm Excel để tính toán việc lập bản
đồ và thống kê bản đồ là rất tiện dụng,. Vậy phải làm như thế nào để có thể lấy được
dữ liệu từ Mapinfo phần mềm qua phần mềm Excel? Chúng ta cần phải kết xuất dữ

18


liệu từ Mapinfo phần mềm qua phần mềm Excel và từ đó chúng ta có thể tính toán các
công thức, thực hiện việc thống kê một cách dễ dàng.

Hình 9: Kết xuất dữ liệu
Việc xuất dữ liệu từ Mapinfor qua Excel sẽ phục vụ cho công tác quy hoạch và
quản lý sử dụng đất được diễn ra dễ dàng hơn, bên cạnh đó việc thống kê, tính toán sẽ
nhanh và thuận tiện hơn so với việc tính toán thủ công trước đây.


19


×