Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Rủi ro trong việc nhận chuyển nhượng vốn tại công ty TNHH và công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.53 KB, 5 trang )

Rủi ro trong việc nhận chuyển nhượng vốn tại công ty TNHH và công ty cổ
phần
Xu hướng mua bán phần vốn góp trong công ty TNHH và cổ phần của cổ đông
sáng lập trong công ty cổ phần ngày càng hiện hữu tại nước ta đặc biệt trong hoàn
cảnh nền kinh tế hiện nay đang gặp khó khăn và hàng loạt các doanh nghiệp do
thiếu vốn, thiếu nhân lực, kinh nghiệm lâm vào tình trạng phá sản hoặc bị thôn
tính. Chính vì thế đây là cơ hội cho một số nhà đầu tư có tiềm lực mua lại được
phần vốn góp hoặc cổ phần tại các doanh nghiệp tiềm năng mà trong điều kiện
bình thường họ khó có thể tiếp cận được.
Việc mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần doanh nghiệp diễn ra nhiều cấp độ, từ các
doanh nghiệp có quy mô lớn cho đến những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong
bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công
ty TNHH và cổ phần của các cổ đông sáng lập chưa được tự do chuyển nhượng,
không bàn tới cổ phần đã được tự do chuyển nhượng hoặc các cổ phần của các
doanh nghiệp đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Vậy làm thế nào để tiến hành thương vụ được suôn sẻ tránh được những rủi ro
pháp lý dẫn tới tranh chấp không đáng có và sẽ thua thiệt về tài chính, cơ hội kinh
doanh và thời gian quý báu.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi nhận thấy một số tình huống sau đây có thể
xảy ra khiến cho hoạt động nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong các
công ty gặp khó khăn hoặc không đạt được những mong đợi của nhà đầu tư:
1. Rủi ro đến từ nội bộ công ty được đầu tư
Thông thường khi bán đi một phần vốn góp/cổ phần của mình tại một doanh
nghiệp thì người chuyển nhượng thường thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-

Người chuyển nhượng muốn có một khoản tiền/lợi ích khác;

Người chuyển nhượng và những cổ đông/thành viên công ty còn lại có mâu
thuẫn không thể giải quyết;
vốn.



Tình hình làm ăn của công ty không tốt, các nhà đầu tư cũ muốn thu hồi

Khi xác định muốn nhận chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần từ một chủ
thể các nhà đầu tư mới cần tìm hiểu rõ tình hình của công ty mà mình muốn đầu tư
vào vì nếu công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn thì bài toán lợi nhuận sẽ
không có kết quả tốt. Do đó việc tìm hiểu rõ tình hình của công ty sẽ giúp nhà đầu


tư mới xác định được giá trị thật của phần vốn góp, cơ hội sinh lợi và xác định
chiến lược kinh doanh.
Bên cạnh đó nếu nội bộ công ty có mâu thuẫn thì việc nhà đầu tư mới vào công ty
liệu có thể khống chế được tình hình hay không cũng là một vấn đề mà người mua
phần vốn góp/cổ phần cần cân nhắc. Vì nếu trường hợp xấu đó là thành viên
mới/cổ đông mới không hòa hợp được với các thành viên/cổ đông khác thì quyền
lợi của họ trong công ty cũng rất dễ ảnh hưởng.
1. Rủi ro đến từ trình tự chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần
Việc chào bán phần vốn góp/cổ phần được quy định tản mạn trong nhiều văn bản
(luật doanh nghiệp, nghị định 43/2010/NĐ-CP) và cần phải có cái nhìn tổng hợp về
vấn đề để có thể thực hiện đúng trình tự pháp luật yêu cầu. Nếu không cẩn trọng
thì các bên chuyển nhượng sẽ có thể bỏ qua một hoặc vài bước trong trình tự thủ
tục chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần và điều đó có thể dẫn đến việc hợp đồng
chuyển nhượng bị vô hiệu.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại điều 44 chuyển nhượng phần vốn góp và
điều 84.5 hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm của cổ đông sáng lập, và
nghị định 43/2010 theo các điều 42, 43 thì thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp và
cổ phần của cổ đông sáng lập về cơ bản bao gồm các bước như sau:
Thông báo chào bán cho thành viên khác theo tỷ lệ vốn với cùng điều
kiện trong thời hạn 30 ngày mà không có thành viên nào mua (phải có thông
báo chào bán phần vốn góp/cổ phần);

Tổ chức cuộc họp hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông (phải được
ghi nhận tại Biên bản họp hội đồng thành viên chấp thuận về việc chuyển
nhượng phần vốn góp/Biên bản họp đại hội cổ đông chấp thuận chuyển
nhượng cổ phần và Quyết định của hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông
về việc chấp thuận việc chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần)
Ký kết Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần giữa thành
viên cũ và thành viên mới, giữa cổ đông cũ và ;
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh gửi tới Phòng đăng ký kinh doanh
–Sở kế hoạch và đầu tư;
Như vậy theo quy trình này nhà đầu tư (thành viên nhận chuyển nhượng) cần lưu ý
các vấn đề cụ thể:


2.1. Chào bán cho thành viên trong công ty TNHH hoặc cổ đông sáng lập
trong công ty cổ phần
Đối với hình thức công ty TNHH nên việc chuyển nhượng phần vốn góp bắt buộc
phải chào bán công khai cho các thành viên khác trong thời hạn 30 ngày với cùng
điều kiện ( điều 44 Luật Doanh nghiệp). Vậy ở đây cần lưu ý việc phải có văn bản
chào bán gửi cho các thành viên khác và gửi cho công ty thông báo về việc chào
bán phần vốn góp trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán. Vậy ngày chào bán là
ngày ghi trên Thông báo hay là ngày các thành viên khác nhận được, thông thường
chúng ta nên thực hiện và tránh tranh chấp sau này đó là sử dụng ngày gửi tới công
ty và niêm yết công khai tại công ty.
Riêng đối với công ty cổ phần Luật Doanh nghiệp có quy định tại điều 84 khoản 5
về việc trong thời hạn 3 năm các cổ đông sáng lập nếu có nhu cầu chuyển nhượng
cổ phần thì phải ưu tiên cho nhau kế tiếp rồi mới đến người ngoài, trong trường
hợp chuyển nhượng cho người ngoài phải thông qua Đại hội cổ đông.
2.2. Họp hội đồng thành viên, đại hội cổ đông
Luật doanh nghiệp 2005 không hướng dẫn thủ tục cụ thể việc chuyển nhượng phần
vốn góp trong doanh nghiệp tuy nhiên đến nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày

15/4/2010 của Chính phủ hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp đã cụ thể hóa hồ sơ
tại điều số 41 và điều 42.
Để cuộc họp Hội đồng thành viên(HĐTV) và Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) được hợp
pháp thì cần tuân thủ triệt để các quy trình về triệu tập, điều kiện thể thức tiến hành
và quyết định của HĐTV, Đại hội cổ đông để sao cho hợp pháp tránh có thể kết
quả sau này có thể bị khiếu nại, kiện tụng dẫn tới có thể bị hủy kết quả do vi phạm
về hình thức và quy trình.
Đối với công ty TNHH theo quy định của Luật doanh nghiệp cần chú ý điều 50 về
thẩm quyền triệu tập cuộc họp HĐTV; điều 51 về điều kiện, thể thức tiến hành họp
HĐTV (chú ý số thành viên đại diện phần vốn góp tham gia theo quy định của
Điều lệ ); điều 52 về quyết định của HĐTV (đại diện ít nhất theo tỷ lệ 65% số
thành viên dự họp quyết định hoặc tỷ lệ khác nếu điều lệ quy định).
Đối với công ty cổ phần, cần chú ý các điều khoản và quy định về thẩm quyền
triệu tập Đại hội cổ đông (điều 102), thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại đại
hội đồng cổ đông (điểu 103) và thông qua quyết định của Đại đồng cổ đông (điều
104).
2.3. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của cổ đông sáng lập


Thông thường pháp luật không quy định hợp đồng này phải có xác nhận của Công
ty, tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn nên có mục xác nhận việc chuyển nhượng
giữa hai thành viên cũ mới với nhau.
Về mặt nội dung cần hết sức chú ý tới điều khoản thanh toán và phương thức, điểu
kiện thanh toán. Đây là điều khoản mà tính rủi ro rất cao đối với việc mua lại phần
vốn góp trong công ty TNHH. Tại sao chúng tôi khẳng định điều khoản này quan
trọng, bởi vì nếu không quy định cách thức hoặc các biện pháp bảo đảm để cho nhà
đầu tư được bỏ tiền ra an toàn thì có thể họ sẽ phải đối mặt với các rủi ro sau:
Sau khi nhận được tiền vì một lý do nào đấy mà Phòng đăng ký kinh doanh
không chấp nhận hồ sơ thay đổi thành viên của Doanh nghiệp đưa lên hoặc trả lại
yêu cầu sửa đổi bổ sung mà lúc đó thành viên chuyển nhượn g (người bán) lại

không hợp tác để bổ sung các giấy tờ thủ tục thì hậu quả nhà đầu tư sẽ vướng vào
tình huống tiến thoái lưỡng nan đó là tiếp tục thì vướng vào thủ tục mà rút lui thì
không biết đến bao giờ người bán sẽ trả lại tiền cho mình;
Doanh nghiệp không hợp tác để làm thủ tục lên Phòng ĐKKD thay đổi
thành viên cho nhà đầu tư. Trường hợp này nhà đầu tư chỉ còn cách khởi kiện ra
tòa yêu cầu tòa án buộc Doanh nghiệp phải làm thủ tục chuyển tên cho nhà đầu tư
(thời gian theo đuổi tố tụng rất mất thời gian thường kéo dài từ 6 tháng cho đến 1
năm) hoặc rút lui hủy hợp đồng lấy lại tiền (cũng có thể dẫn tới tranh chấp hoặc rủi
ro thanh toán lại).
Vì vậy để hạn chế những rủi ro này và đảm bảo cho việc nhận chuyển nhượng
một cách an toàn nhà đầu tư cần thỏa thuận với người nhận chuyển nhượng
là khoản tiền thanh toán nên được phong tỏa tại ngân hàng và tài khoản này
được giải phóng khi ngân hàng nhận được bản sao ĐKKD mới có tên của nhà
đầu tư, như vậy sẽ đảm bảo cho nhà đầu tư thực hiện an toàn được thương vụ
mà người chuyển nhượng (người bán) cũng không lo lắng về vấn đề có nhận
được tiền không khi mà mình đã làm hết thủ tục giấy tờ sang tên cho bên mua
(nhà đầu tư).
2.4. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Việc thay đổi thành viên trong công ty TNHH; cổ đông sáng lập trong công ty cổ
phần(đối với công ty cổ phần chỉ bắt buộc trong thời hạn 3 năm kể từ khi thành
lập) là quy định bắt buộc. Nếu việc chuyển nhượng thiếu quy trình đăng ký này coi
như việc chuyển nhượng đó chưa hợp pháp và người nhận chuyển nhượng mới
chưa phải là thành viên hoặc cổ đông sáng lập mới trong công ty.


Vì vậy đối với bước thay đổi nội dung đăng ký này nhà đầu tư cần lưu ý các vấn đề
sau:
-

Hoàn thiện và sắp xếp các hồ sơ theo quy định một cách khoa học;


Rà soát kỹ các quy định về nội dung và hình thức của tất cả các công đoạn
trong quy trình;n
* Nếu thấy cần thiết thì có thể tham khảo trước ý kiến của cơ quan quản lý hoặc
luật sư để hồ sơ được chuẩn xác tránh phải thay đổi làm đi làm lại (nhiều khi
không thể làm làm lại được hồ sơ vì thuộc trường hợp bất khả kháng hoặc đối tác,
người liên quan không hợp tác…)
Trên đây là những rủi ro thực tế có thể xảy ra trong quá trình nhận chuyển nhượng
phần vốn góp và cổ phần của cổ đông sáng lập và những lưu ý đối với nhà đầu tư
nhận chuyển nhượng đối với công đoạn này.



×