Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ-ĐA TỐT NGHIỆP Sinh Quảng Nam (02)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.5 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG QUẾ SƠN
Tổ: Sinh - Thể dục – ANQP
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH ( 32 câu ).
Câu 1: Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là:
A. Tấc cả các loài đều dùng chung một mã di truyền.
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axitamin.
C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axitamin.
D. Tấc cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
Câu 2: Vùng mã hóa của gen là vùng:
A. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
C. Mang thông tin mã hóa các axit amin.
D. Mang bộ ba mã mở đầu, các bộ ba mã hóa và bộ ba mã kết thúc.
Câu 3: Một gen có chiều dài 0,408 micromet .Gen này quy định tổng hợp một phân tử
protein. Vậy số axit amin của phân tử prôtein này là:
A. 398. B. 400. C. 399. D. 798.
Câu 4: Tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có bộ NST 2n=16. Trong tế bào sinh
dưỡng của thể 3 nhiễm , bộ NST là:
A. 48 NST. B. 17 NST. C. 19 NST. D. 18 NST.
Câu 5: Dạng đột biến làm biến đổi nhiều nhất đến cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng
do gen đó tổng hợp là:
A. Thêm 1 cặp nu vào phía cuối của gen.
B. Mất 1 cặp nu ở phía đầu của gen.
C. Thay thế 1 cặp nu ỏ giữa gen .
D. Đảo vị trí của cặp nu này với cặp nu khác ở giữa gen.
Câu 6: Bệnh ở người do đột biến cấu trúc NST là:
A. Bệnh Đao. B. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.
C. Bệnh ung thư máu. D. Bệnh mù màu đỏ - lục.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thể đa bội?
A. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội.
B. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là 2n+2.


C. Những giống cây ăn quả không hạt thường là đa bộ lẽ.
D. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, khỏe, chống chịu tốt.
Câu 8:Cơ sở tế bào học cuả quy luật Menđen là:
A. Sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của
quá trình giảm phân.
B. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng ( dẫn tới sự phân li độc lập của các gen
tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh.
C. Sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
D. Sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân.

Câu 9: Trong trường hợp trội hoàn toàn, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P:Aa x Aa
lần lượt là:
A. 1:2:1 và 3:1. B. 1:2:1 và 1:2:1.
C. 3:1 và 1:2:1. D. 3:1 và 3:1.
Câu 10: Sự mềm dẻo kiểu hình( thường biến) là:
A. Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển
cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
B. những biến đổi ở kiểu gen của cùng một kiểu hình phát sinh trong quá trình phát triển
cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
C. Những biến đổi ở môi trường của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát
triển cá thể dưới ảnh hưởng của kiểu hình.
D. Những biến đổi giống nhau ở kiểu hình của nhiều kiểu gen phát sinh trong quá trình
phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Câu 11: Để xác định 1 tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ở tế bào chất quy định,
người ta sử dụng phương pháp:
A. Lai gần. B. Lai xa. C. Lai phân tích. D. Lai thuận nghịch.
Câu 12: Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh, gen B quy định
hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cây mọc từ
hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn, đời con thu được hai loại kiểu hình
hạt vàng, trơn và hạt xanh trơn với tỉ lệ 1:1. Kiểu gen của 2 cây bố mẹ là:

A. AAbb x aaBB. B. Aabb x aaBb.
C. Aabb x aaBB. D. Aabb x aabb .
Câu 13: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:
A. Sự phân li độc lập của các tính trạng.
B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1.
C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong quá trình giảm phân.
Câu 14:Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen tạo ra nhiều loại Marn.
B. Gen điều khiển hoạt động của các gen khác.
C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác.
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Câu 15: Máu khó đông là bệnh do gen lặn liên kết với NST giới tính X quy định , không
có alen tương ứng trên Y . Người phụ nữ bình thường có bố mắc bệnh lấy chồng bình
thường. Xác xuất để cặp vợ chồng này sinh một đứa con trai bị bệnh là:
A. 50%. B. 25%. C.12.5%. D. 0%.
Câu 16: Một quần thể cây tự thụ phấn, ở thế hệ thứ nhất có 50% các cá thể có kiểu gen Aa.
Ở thế hệ tiếp theo, số cá thể mang kiểu gen Aa sẽ là:
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%.
Câu 17: Một cá thể có kiểu gen AaBb sau một thời gian giao phối gần, số dòng thuần xuất
hiện là:
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 18: Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là:
A. Tạo các giống cây ăn quả không hạt. B. Tạo ưu thế lai.
C. Sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn. D. Nhân bản vô tính.
Câu 19: Điều nào dưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây
đột biến?
A. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến.
B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
C. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

D. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.
Câu 20: Trong kĩ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là:
A. Thực khuẩn thể và vi khuẩn. B. Plasmit và nấm men.
C. Plasmit và vi khuẩn. D. Thực khuẩn thể và vi khuẩn.
Câu 21: Biểu hiện nào dưới đây là đặc điểm của người mang bệnh phêninkêtô niệu?
A. Mù màu. B. Tiểu đường. C. Mất trí. D. Máu khó đông.
Câu 22: Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt là hai cơ quan gì?
A. Tương đồng. B. Tương tự. C. Thoái hoá. D. Đồng dạng.
Câu 23: Di - nhập gen là gì ?
A. Trường hợp một gen bị đột biến thành alen mới.
B. Sự di chuyển gen từ cá thể bố mẹ sang thế hệ con trong phép lai hữu tính.
C. Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
D. Kĩ thuật chuyển gen từ loài này sang loài khác.
Câu 24: Biến động di truyền là hiện tượng:
A. Kiểu gen của một cá thể nào đó đột ngột biến đổi.
B. Tần số tương đối các alen trong một quần thể vì nguyên nhân nào đó mà biến đổi một
cách đột ngột.
C. Rối loạn cơ chế phân li NST trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
D. Xảy ra đột biến gen với tần số cao trong một quần thể nào đó.
Câu 25: Tuy có tần số thấp, nhưng đột biến gen thường xuyên xuất hiện trong quần thể vì:
A. Gen ít có độ bền so với NST.
B. Số lượng gen trong quần thể quá lớn.
C. Qua nguyên phân thường xuyên xuất hiện đột biến gen.
D. Đột biến gen hay xuất hiện trong cơ chế tái sinh ADN.
Câu 26: Cách li có vai trò nào sau đây trong tiến hoá?
A. Ngăn cản sự giao phối tự do, tăng cường sự phân hoá kiểu gen so với quần thể gốc.
B. Ổn định thành phần kiểu gen trong quần thể.
C. Làm cho tần số tương đối các alen trong quần thể duy trì không đổi.
D. Làm cho tần số kiểu hình của quần thể được ổn định.
Câu 27: Chim và thú được phát sinh ở kỉ và đại nào?

A. Kỉ Jura, đại Trung sinh. B. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh.
C. Kỉ Phấn trắng, đại Trung sinh. D. Kỉ Đệ tam, đại Tân sinh.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Động vật đẳng nhiệt ở vùng nhiệt đới có tai, đuôi và các chi thường lớn hơn so với
vùng ôn đới.
B. Động vật đẳng nhiệt sống ở môi trường có khí hậu lạnh, có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt
cơ thể với thể tích cơ thể nhỏ hơn so với động vật xứ nóng.
C. Động vật đẳng nhiệt xứ lạnh thường có lông xoăn, dài, rậm, da và mỡ dày hơn so với
xứ nóng.
D. Tai và đuôi của thỏ vùng nhiệt đới nhỏ hơn tai và đuôi của vùng ôn đới lạnh.
Câu 29: Đặc trưng nào quan trọng nhất, đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều
kiện môi trường thay đổi?
A. Mật độ cá thể của quần thể. B. Tỉ lệ giới tính.
C. Sự phân bố cá thể của quần thể. D. Tỉ lệ giữa các nhóm tuổi.
Câu 30: Tập hợp nào dưới đây không phải là quần xã sinh vật?
A. Hồ nuôi thuỷ sản. B. Các cây phi lao ven biển.
C. Ruộng hoa màu. D. Khu rừng nhiệt đới.
Câu 31: Vai trò của nhóm loài ưu thế trong quần xã là gì?
A. Quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
B. Kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
C. Làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
D. Thể hiện dấu hiệu đặc trưng cho từng quần xã.
Câu 32: Trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao
liền kề, thì trung bình năng lượng mất đi bao nhiêu phần trăm?
A. 10%. B. 50%. C. 80%. D. 90%.
II. PHẦN RIÊNG.
1. Theo chương trình nâng cao (8 câu).
Câu 33: Đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác nhưng trình tự axit amin lại không
bị thay đổi . Nguyên nhân là do:
A. Một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau.

B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền có tính không đặc hiệu.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 34: Cơ thể sinh vật có số lượng NST trong nhân của tế bào sinh dưỡng tăng lên 1 số
nguyên lần bộ NST đơn bội của loài, đó là:
A. Thể lưỡng bội. B. Thể đơn bội.
C. Thể đa bội. D. Thể lệch bội.
Câu 35: Việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo
cho kết quả là:
A. Chỉ tạo được mô. B. Chỉ tạo được cơ thể hoàn chỉnh.
C. Chỉ tạo được cơ quan. D. Tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Câu 36: Hiện tượng tăng tỉ lệ cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng
công nghiệp không phụ thuộc vào:
A. Tác động của đột biến. B. Tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Tác động của giao phối. D. Ảnh hưởng của môi trường có bụi than.
Câu 37: Tính chất biểu hiện của đặc điểm thích nghi như thế nào?
A. Đặc trưng cho mỗi quần thể.
B. Luôn phù hợp với sự thay đổi của điều kiện sống.
C. Hợp lí một cách tuyệt đối.
D. Hợp lí ( hoàn hảo) một cách tương đối.
Câu 38: Cư dân ven biển Bắc bộ có câu “tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng 5” để nói đến
thời điểm:
A. Rươi có kích thước quần thể tăng vọt.
B. Tôm có kích thước quần thể tăng vọt.
C. Cáy có kích thước quần thể tăng vọt.
D. Cá khoai có kích thước quần thể tăng vọt.
Câu 39: Qua hệ giữa hai loài sinh vật diễn ra sự tranh giành nguồn sống là mối quan hệ
nào?
A. Ức chế - cảm nhiễm. B. Cạnh tranh.
C. Hợp tác. D. Hội sinh.

Câu 40: Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là:
A. Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Xây dựng các vườn quốc gia.
C. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
D. Bảo vệ các loài sinh vật.
2. Theo chương trình chuẩn (8 câu).
Câu 33: Dịch mã là quá trình tổng hợp tạo thành phân tử:
A . Prôtein. B. mARN. C. ADN. D. mARN và prôtein.
Câu 34 : Trường hợp 1 cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2 NST gọi là:
A. Thể 1. B. Thể 3. C. Thể bốn. D. Thể không.
Câu 35: Trong kỹ thuật di truyền, đối tượng thường được sử dụng làm “ nhà máy” sản xuất
các sản phẩm sinh học là:
A. Vi khuẩn E.coli. B. Tế bào thực vật.
C. Tế bào động vật. D. Tế bào người.
Câu 36: Tần số đột biến của một gen nào đó là 10
-6

nghĩa là:
A. Trong toàn bộ cơ thể có chứa 10
6
gen bị đột biến.
B. Cứ 10
6
tế bào sinh dưỡng trong cơ thể, có 1 gen bị đột biến.
C. Cứ 10
6
tế bào sinh dục trong cơ thể, có 1 gen bị đột biến.
D. Có 1/10
6
giao tử sinh ra mang đột biến.

Câu 37: Nhân tố nào sau đây quan trọng nhất đối với sự tiến hoá?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Các cơ chế cách li.
Câu 38: Trong thiên nhiên, kiểu phân bố nào của các cá thể trong quần thể xảy ra phổ biến
nhất?
A. Kiểu phân bố theo nhóm. B. Kiểu phân bố đặc trưng.
C. Kiểu phân bố ngẫu nhiên. D. Kiểu phân bố đồng đều.
Câu 39: Quan hệ nào sau đây là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác?
A. Giun sán sống trong cơ thể lợn.
B. Hải quỳ và tôm kí cư.
C. Linh miêu và thỏ trên thảo nguyên.
D. Cò và nhạn bể.
Câu 40: Trong các tài nguyên dưới đây, tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh?
A. Than đá. B. Dầu mỏ.
C. Năng lượng gió. D. Tài nguyên nước.
---------------- Hết--------------------

×