Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU THÔNG

Sự chuyển biến phong cách tạo hình
trong tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60210102
Khóa: 2015 - 2017

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG

HÀ NỘI - 2017


1

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

GS

Giáo sư

PGS



Phó giáo sư

TS

Tiến sĩ

NXB

Nhà xuất bản

Tr

Trang

Tk

Thế kỉ


2

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Bảng chữ cái viết tắt
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 6
3. Mục đích của luận văn .................................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9

4.1.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 9
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 10
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ MANG TÍNH LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...11
1.1. Khái niệm sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh ................... 11
1.1.1 Khái niệm về sự chuyển biến ................................................................. 11
1.1.2 Sự chuyển biến phong cách tạo hình ..................................................... 12
1.1.3. Sự chuyển biến về phong cách tạo hình................................................ 14
1.1. Khái niệm về tranh tĩnh vật ...................................................................... 15
1.2 Khái quát về cuộc đời và quá trình sáng tác của họa sĩ Vicent Van
Gogh ................................................................................................................ 17
CHƯƠNG 2: TRANH TĨNH VẬT CỦA VAN GOGH SỰ CHUYỂN BIẾN
TỪ PHONG CÁCH HỘI HỌA CỔ ĐIỂN ĐẾN ẤN TƯỢNG VÀ HẬU ẤN
TƯỢNG ........................................................................................................... 23
2.1 Phong cách cổ điển giai đoạn từ 1880 đến 1885 ...................................... 23
2.3 Phong cách hậu ấn tượng giai đoạn từ 1888 đến 1890 ............................. 36


3

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH
TẠO HÌNH TRANH TĨNH VẬT CỦA VAN GOGH QUA CÁC THỜI KỲ
CHỦ ĐỀ LUẬN VĂN .................................................................................... 45
3.1 Nhận xét về sự biến chuyển phong cách tạo hình của Van Gogh qua các
tác phẩm tranh tĩnh vật .................................................................................... 45
3.2 Bài học về giá trị nghệ thuật của sự chuyển biến phong cách tạo hình sáng
tác tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh .......................................................... 49
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 58


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vicent Van Gogh là một họa sĩ vĩ đại của nền hội họa Hà Lan. Ông được
coi là người tiên phong của trường phái Biểu hiện và có phong cách nghệ
thuật ảnh hưởng rất lớn đến trường phái Dã thú. Van Gogh đã để lại cho nền
nghệ thuật thế giới những tác phẩm hội họa bất tử bởi phong cách tạo hình và
thủ pháp nghệ thuật trong việc thể hiện cảm xúc cá nhân của mình. Sinh ra và
lớn lên trong một gia đình có truyền thống buôn bán tranh và làm việc liên
quan đến nghệ thuật, trải qua những thất bại thời trẻ, những đau khổ của hai
cuộc tình chóng vánh ở thời niên thiếu, Van Gogh đến với con đường hội họa
như một sự cứu rỗi tâm hồn, thể xác của bản thân. Trong 10 năm cuối đời,
ông để lại hơn 2100 tác phẩm, bao gồm 860 bức tranh sơn dầu và hơn 1300
bức vẽ, phác thảo. Đề tài các tác phẩm của ông thường là chân dung tự họa,
phong cảnh, tĩnh vật và sinh hoạt. Chúng mang vẻ đẹp thô sơ, chân thật về
cảm xúc hàm chứa những nội tâm dữ dội sâu kín bên trong, từng gam màu
đều mang đến ấn tượng mạnh, như chứa đựng nỗi đau khổ của một nghệ sĩ tài
hoa nhưng lại phải sống nghèo túng, cô độc và bệnh tật cả đời.
Là một trong những họa sĩ tiêu biểu của trường phái Hậu ấn tượng cùng
với Seurat, Paul Cézanne và Paul Gauguin...Van Gogh cho thấy một con
đường nghệ thuật riêng, dấu ấn phong cách mà ông để lại qua các tác phẩm có
sự biến chuyển phong cách rõ rệt theo thời gian và dần định hình vào những
năm cuối đời. Ông đã khẳng định phong cách cá nhân qua bút pháp tạo hình
riêng biệt là những sự trăn trở qua các nét bút cuộn xoáy biểu hiện sức mạnh
cảm xúc và nội tâm bên trong.

Ông thường mô tả những khung cảnh sinh hoạt con người, tĩnh vật và
phong cảnh xung quanh mình. Thời kì đầu sáng tác khi ở Nuenen, gam màu
chủ yếu của ông là tông nâu tối ảm đạm, buồn bã, ảnh hưởng của phong cách


5

cổ điển của người thầy Willem Roelofs. Đến thời kì sau khi ông chuyển đến
Antwep và nghiên cứu thêm lý thuyết về màu sắc và các bức tranh của Peter
Paul Ruben, bảng màu của ông đã có sự biến đổi cách kết hợp những màu bổ
túc giữa cam nâu và xanh cobant với nhau tạo ra sự tương phản mạnh trong
một các tác phẩm ảnh hưởng của chủ nghĩa Ấn tượng và Baroque. Cùng thời
gian đó, ông thu thập rất nhiều các tác phẩm tranh khắc gỗ Nhật Bản và sử
dụng phong cách, đường nét trong tranh khắc gỗ Nhật Bản để tạo nền cho
tranh của mình. Đó là một trong những bước ngoặt quan trọng để làm nên
phong cách tạo hình riêng của Vangogh sau này. Thời điểm khi ông bệnh
nặng, đã có không ít những cao trào sáng tác với nhiều đề tài nổi bật như: Hoa
diênvĩ (1887), hoa hướng dương (1888), đêm đầy sao(1889) hay bác sĩ
Gachet(1890), cánh đồng lúa mì(1890)… Những tác phẩm đỉnh cao của ông
được sáng tác vào những năm cuối đời từ 1886 đến 1890 đã khẳng định
phong cách sáng tạo mới mang tính cá nhân và có sự đột phá so với Hậu ấn
tượng lúc bấy giờ.
Đặc biệt gây ấn tượng mạnh là các tác phẩm tĩnh vật mang đậm dấu ấn
cá nhân của Vangogh thông qua việc miêu tả trạng thái động của các vật thể
tĩnh xung quanh ông. Các đồ vật gắn với cuộc sống tưởng trừng vô tri vô giác,
nhưng qua bút pháp tài năng của ông mà chúng trở thành những hình tượng
bất tử trong lịch sử hội họa thế giới. Các tĩnh vật được ông xem xét tỉ mỉ, lật
đi lật lại và vẽ từ nhiều hướng nhìn, vẽ góc độ khác nhau và vẽ rất nhiều lần.
Từ những chuỗi seri đôi giày sáng tác từ năm 1886 đến năm 1889, hay các
tĩnh vật về hoa quả… đã cho thấy sự chuyển biến về biểu hiện nội tâm qua

những yếu tố tạo hình và phong cách tạo hình qua mỗi thời kì. Khi bắt đầu vẽ
đến cuối đời, mỗi giai đoạn sáng tác lại có những tác phẩm tĩnh vật đánh dấu
nét mới thể hiện những bứt phá mới trong phong cách tạo hình của Vangogh.
Bên cạnh đó, những biến chuyển trong phong cách tạo hình được thể hiện
qua các tác phẩm tĩnh vật chính là sự những động thái của tình hình hội họa


6

thế giới đương đại từ chủ nghĩa cổ điển đến Ấn tượng và Hậu Ấn tượng đã tác
động đến tư duy tạo hình và hình thành nên phong cách các giai đoạn sáng tác
của ông. Thông qua các tác phẩm tĩnh vật của Vangogh có thể đọc được tình
cảm tâm hồn, cá tính luôn ẩn chứa những suy nghĩ bên trong người họa sĩ tài
năng này.
Qua những tác phẩm ở mỗi thời kì về phong cách tạo hình như thủ pháp
kĩ thuật, màu sắc, chất cảm cho thấy rõ sự biến chuyển trong tranh tĩnh vật
của Vicent Van Gogh. Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về tác giả
Vangogh và tranh tĩnh vật nhưng sự chuyển biến phong cách tạo hình trong
tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh thì chưa có tài liệu nào. Vì vậy tôi chọn
đó làm đề tài.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật thế giới, phong cách nghệ
thuật của V. Van Gogh luôn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, do vậy, các
công trình viết về cuộc đời, sự nghiệp cũng như các tác phẩm của ông dường
như chưa bao giờ cạn, bởi nhiều lý do khác nhau, một trong những lý do có
thể kể đến, có lẽ bởi các sáng tác của Van Gogh đóng một vài trò lớn trong
trường phái Hậu Ấn tượng và cũng là đi đầu cho trường phái Biểu hiện sau
này. Từ đó, Các công trình nghiên cứu hầu hết đều hướng tới việc xác định
rằng: những quan điểm sáng tác và quan điểm thẩm mỹ luôn song hành với
nhau làm nên sự đa dạng trong nghiên cứu ngôn ngữ của nghệ thuật hội họa.

Công trình nghiên cứu về Van Gogh cũng được nhiều nhà nghiên cứu
trong nước quan tâm đến, bắt đầu từ cuốn “Lịch sử mỹ thuật thế giới” của
Nguyễn Phi Hoanh (1990), Nxb mỹ thuật có viết chung về các giai đoạn nghệ
thuật ở phương tây. Trong sách đã đề cập sơ qua về tiểu sử và những tác
phẩm tiêu biểu của Vicent Vangogh.
Cuốn “ 70 danh họa bậc thầy thế giới” của Phạm Khải – Phạm Cao
Hoàn, (2010) Nxb mỹ thuật có nói về phong cách và bút pháp của Van Gogh.


7

Cuốn “ Câu chuyện nghệ thuật hội họa – Từ tiền sử đến Hiện đại”, của
Sister Wendy Beckett trình bày chuyên sâu về tư tưởng thẩm mỹ, lịch sử tạo
hình phương tây, có nghiên cứu sơ hàm về một số tác phẩm nổi tiếng của
Vicent Vangogh.
Tiêu biểu có cuốn sách “ Vicent Van Gogh” của Victoria Charles (1999),
Nxb mỹ thuật, là cuốn nói rất nhiều về cuộc đời, sự nghiệp và những tác
phẩm tiêu biểu của Vangogh.
Luận văn: “Trạng thái tình cảm trong hội họa Van Gogh” của Trần
Tuyến (2011), thuộc trường Đại học mỹ thuật Việt Nam có phân tích khá rõ
về trạng thái tâm trạng của Van gogh qua những yếu tố tạo hình là đường nét
cuộn xoáy và màu sắc trong các tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn cuối đời của
ông.
Luận văn: “Nghệ thuật tạo hình trong tranh tĩnh vật của Cézanne và
Vangogh” của Đặng Nhật Tân (2010) tại Đại học mỹ thuật Việt Nam, trình
bày những yếu tố tạo hình như đường nét, màu sắc, ánh sáng trong tranh
của hai họa sĩ Cézanne và Vangogh để làm nổi bật những đặc điểm tạo
hình, phong cách tạo hình khác nhau của hai tác giả này.
Luận văn: “Vangogh với hội họa Hậu ấn tượng” của Phạm Tống
(2013), có nêu rõ những nét về cuộc đời của Vangogh và những đóng góp của

ông đối với hội họa Hậu ấn tượng.
Khóa luận: “Mối liên hệ giữa số phận và nghệ thuật của Vangogh” của
Nguyễn Thế Long (2014) có tập trung khai thác về cuộc đời và yếu tố nội tâm
trong tranh của họa sĩ Van Gogh.
Báo Đại Biểu Nhân Dân: “ Van Gogh và chân dung tự họa” của Trang
Thanh Hiền nói về những bức chân dung tự họa của Vangogh những năm
cuối đời. Trong bài viết có nhắc đến phong cách nghệ thuật của ở những giai
đoạn cuối của sự nghiệp.


8

Bài đăng trong tạp chí Thông tin Mỹ thuật số 11-12, của Trường Đại
học mỹ thuật TPHCM: “Nét, nhịp điệu trong tranh Van Gogh” nêu nên
những ý kiến tổng quát về cuộc đời, phong cách và phân tích đánh giá những
tác phẩm tiêu biểu của ông trong Cuộc triển lãm ”Vincent Van Gogh: The
Drawing” do Viện Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và Viện bảo tàng Nghệ
thuật Metropolitan ở New York tổ chức.
Ngoài ra nghiên cứu về đề tài này ở Việt Nam hiện nay tuy rất nhiều
nhưng nghiên cứu chuyên biệt về phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật ở
các giai đoạn thì chưa có. Do đó việc chọn đề tài này tôi hy vọng có thể tổng
kết, hệ thống lại các tác phẩm có chung chủ đề để thấy được sự chuyển biến
trong phong cách sáng tạo nghệ thuật qua các giai đoạn sáng tác các tác phẩm
tĩnh vật của ông.
3. Mục đích của luận văn
- Nghiên cứu các tác phẩm tranh tĩnh vật qua từng thời kì của Vangogh
để thấy được sự chuyển biến từ tư tưởng thẩm mỹ, ngôn ngữ tạo hình đến kĩ
thuật qua các giai đoạn sáng tác của ông.
- Đánh giá về sự chuyển biến phong cách tạo hình tĩnh vật của Vicent
Vangogh

- Nghiên cứu tư tưởng và lý tưởng thẩm mỹ của các giai đoạn nghệ thuật
Vicent Van Gogh sáng tác.
- Thông qua hình thức biểu đạt, ngôn ngữ tạo hình, nghệ thuật bố cục
qua các tranh tĩnh vật để thấy được giá trị thẩm mỹ riêng trong mỗi tác phẩm
của Vicent Van Gogh.
- Đánh giá về những đóng góp của các tác phẩm tranh tĩnh vật Vangogh
đối với nền hội họa Hà Lan và nền nghệ thuật hội họa thế giới.


9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
- Sự chuyển biến phong cách tạo hình của Van Gogh qua các tác phẩm
tĩnh vật
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Các tác phẩm tranh tĩnh vật của
Van Gogh
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: một số tác phẩm tĩnh vật tiêu biểu giai
đoạn 1880-1890
- Phân tích đặc điểm phong cách một số tác phẩm tĩnh vật của Vicent
Van Gogh qua mỗi thời kì sáng tác.
-Trường phái ấn tượng
- Cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Vicent Van Gogh.
- Các ấn phẩm sách, tư liệu dịch trong nước viết về những vấn đề liên
quan đến Van gogh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này cần sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp văn bản văn học: nghiên cứu, thu thâp tư liệu từ sách,

luận văn viết về các tác phẩm của Van Gogh để tìm ra sự chuyển biến.
- Phương pháp mỹ thuật học phân tích so sánh để làm nổi bật đặc điểm
đặc trưng, phong cách trong tranh của các tác giả Van Gogh ở từng giai đoạn
sáng tác.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nghệ thuật học, mỹ học, tâm lý
học, lịch sử để tìm hiểu bối cảnh lịch sử xã hội xung quanh cuộc đời Vangogh
và lịch sử hội họa thế giới để tìm ra đặc điểm riêng trong phong cách sáng tác
của Van Gogh.


10

- Phương pháp quy nạp: từ thông tin thu thập được, phân tích và hệ
thống lại để tìm ra sự chuyển biến phong cách tạo hình trong các tác phẩm
tĩnh vật của Van Gogh.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề tranh tĩnh vật của Van
Gogh.Vì vậy, luận văn có những đóng góp mới như sau:
Bước đầu thống kê, phân loại, xác định phong cách qua từng giai đoạn,
căn cứ vào thời điểm ra đời các tranh tĩnh vật của họa sĩ Van Gogh.
Qua đó thấy được giá trị biểu đạt trong ngôn ngữ tạo hình: màu sắc,
đường nét, bút pháp, bố cục… của phong cách tạo hình về: tạo hình, nghệ
thuật bố cục trong các tác phẩm tĩnh vật Vangogh.
Tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về tranh Van Gogh và tranh Hậu Ấn
tượng sau này.
Là tài liệu nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu, đóng góp thêm
cho nghiên cứu về nghệ thuật hội họa Hà Lan nói chung, tạo tiền đề cho
những việc nghiên cứu về tranh Van Gogh và tranh Hậu Ấn tượng sau này.
Đồng thời, đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà
nghiên cứu, học viên, sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này.

7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (01 trang) và
Phụ lục ( trang), Tài liệu tham khảo (02 trang), nội dung chính được chia làm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở mang tính lý luận để nghiên cứu đề tài(11 trang)
Chương 2 : Tranh tĩnh vật Van Gogh : Sự chuyển biến từ phong cách
hội họa cổ điển đến ấn tượng và hậu ấn tượng (21 trang)
Chương 3: Những điều rút ra từ nghiên cứu đề tài luận văn(10 trang)


11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ MANG TÍNH LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nhằm làm rõ những vấn đề nghiên cứu trong chương 1, luận văn nghiên
cứu các khái niệm và khái quát tác giả liên quan đến nội dung nghiên cứu để
làm cơ sở lý luận nghiên cứu các vấn đề của đề tài
1.1. Khái niệm sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh
1.1.1 Khái niệm về sự chuyển biến
Theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng” của Hoàng Phê, chuyển biến là:
“Biến đổi sang trạng thái khác trước” [18; tr 144].
Theo “Từ điển tiếng Việt 1994” – Nxb Khoa học xã hội, giải thích
đơn giản chuyển biến là: “Bắt đầu thay đổi tích cực” [26; tr. 191]. Tuy
nhiên, trong hội họa, sự chuyển biến có thể là tích cực hoặc tiêu cực và
thường là tích cực.
Sách “Từ điển tiếng Việt phổ thông” – Nxb Khoa học xã hội giải thích
chuyển biến là: “Biến đổi sang trạng thái khác với trước, thường nói về
lĩnh vực tư tưởng, hoạt động của con người và thường theo hướng tích cực”
[27; tr 252]
Sách “Đại từ điển Tiếng Việt (1999”) của tác giả Nguyễn Như Ý, theo

sách này: “Chuyển biến là những biến đổi theo chiều hướng tích cực của tư
tưởng và hoạt động của con người: những chuyển biến đáng mừng, tạo ra sự
chuyển biến căn bản” [32; tr 407]
Trong sách “Từ điển tiếng Việt”(26; tr 134) có nêu nên định nghĩa ngắn
gọn: “chuyển biến là biến chuyển, đổi sang trạng thái khác”
Qua các định nghĩa ở các từ điển trên xác định ngắn gọn về khái niệm
của “ Sự chuyển biến là biến chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác
thường sẽ chuyển sang trạng thái tích cực”.


12

1.1.2 Sự chuyển biến phong cách tạo hình
Theo “Từ điển tiếng Việt” – Nxb Từ điển Bách Khoa, tạo hình là: “Tạo
ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối.” [25 ; tr.860].
Trong “Từ điển tiếng Việt 1994” – Nxb Khoa học xã hội có ghi: “ Nói
nghệ thuật biểu hiện bằng cách ghi lại, tạo nên những hình thể với những bức
họa, pho tượng” [ 26; tr.716]
Về cơ bản, các từ điển trên giải thích khái niệm tạo hình là nghệ thuật
được biểu hiện bằng hình thể thông qua các yếu tố tạo hình cơ bản.
Trong đó các yếu tố tạo hình được định nghĩa như sau:
Ở cuốn: “ Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông”, định nghĩa mảng là
một lượng màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một
mảng riêng, phân biệt rõ rệt với các mảng màu xung quanh nó… thì đó được
gọi là mảng màu. Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu
sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh. Khi nói đến mảng màu, người ta
thường chỉ các mảng màu lớn. Tuy nhiên, trong các mảng màu lớn, có chứa
đựng các mảng màu nhỏ hơn. Trong tranh đen trắng thì đó là những mảng
màu mang các sắc độ khác nhau của đen và trắng. Các nét, hình và điểm, khi
được tổ chức, sắp xếp một cách có ý thức, sẽ tạo nên một hình hoặc một khối.

Như vậy, trong một mảng có thể có một hoặc nhiều hình, tập hợp của các nét
và điểm và ngược lại, hình hoặc khối có thể là tập hợp của một hoặc nhiều
mảng. [16; tr 129]
Theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật” có xác định về “Hình dạng là
một vùng nổi bật từ không gian kề cận hoặc không gian bao quanh nó do nó
được xác định hoặc có liên quan đến một đường biên hoặc do những khác
biệt về sắc độ, màu sắc, cấu trúc cơ bản.” [22; tr 115]
Trong “Những nền tảng của mỹ thuật” thì: “Đường nét là con đường
của một điểm chuyển động được tạo ra bởi công cụ, khi nó chuyển động
ngang qua một vùng. Một đường nét thường có vẻ rõ ràng vì nó tương phản


13

với những sắc độ quanh nó. Các đường nét ba chiều có thể được thực hiện
bằng một sợi dây, những cái ống, các que cứng, dây kim loại và nhiều thứ
tương tự”. [22; tr96]
Không gian theo “Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông” là khoảng
cách giữa các vật thể trong tranh theo chiều ngang, dọc và sâu. Trên mặt
phẳng của tranh, người xem dễ dàng thấy khoảng cách giữa các vật thể
theo chiều ngang và dọc, còn để nhận biết được vị trí trước sau của các vật
thể, người xem chỉ có thể thấy rõ ở tranh vận dụng luật xa gần hoặc độ đậm
nhạt rõ ràng. [16; tr.96]
Theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật”, không gian là khoảng cách
hoặc tầm xa có thể đo được giữa các điểm hoặc những hình ảnh. [22; tr 217]
Trong “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông” màu sắc là các màu
khác nhau trong thiên nhiên hay màu bản thân của từng vật thể. Màu sắc nhờ
ánh sáng rọi vào nên chúng có nhiều sắc độ phong phú mà người họa sĩ phải
quan sát và khám phá. Màu sắc phối hợp với nhau trên tranh tạo thành hòa
sắc. Ngày nay, khoa học phân tích màu sắc vẫn đang được nghiên cứu. Nhiều

nhà bác học đã thấy được bản chất của một số màu. Tuy thế, khái niệm màu
sắc chưa được xác định rõ về nội dung và ranh giới của nó. Vì vậy, thuật ngữ
màu sắc chỉ được mang ý nghĩa tương đối [16; tr.104]
Màu sắc theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật” là đáp ứng của thị
giác đối với những bước sóng của ánh sáng mặt trời được xác định như đỏ,
lục, lam…, những phẩm chất có tính vật lý của cường độ, sắc độ và sự
chuyển màu. [22;tr.175]
Chất cảm theo “Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông” là cảm xúc được
tạo nên thông qua các phương tiện tạo hình (hay ngôn ngữ nghệ thuật) hoặc
cấu tạo vật chất của một bức tranh, tượng... Chất cảm của phương tiện tạo
hình đã tác động trực tiếp lên mắt (cơ quan của thị giác). Người ta nhận biết
một vật thể không chỉ ở kích thước, tỉ lệ, màu sắc mà còn ở cảm nhận cấu tạo


14

vật chất của nó nữa. Từ cấu tạo vật chất ấy mà nghệ thuật cần truyền đạt được
đến người xem cái cảm xúc về chất hay còn gọi là chất cảm. Cảm giác về vật
chất hay chất cảm là yếu tố không thể thiếu trong một bức tranh dù vẽ theo
trường phái nào. [16; tr.40]
Từ các định nghĩa trên cho thấy, tạo hình là nghệ thuật biểu hiện bằng
hình thể trong nghệ thuật tạo hình thông qua các yếu tố tạo hình cơ bản. Nghệ
thuật tạo hình gồm có hội họa, đồ họa, điêu khắc và kiến trúc. Những yếu tố
tạo hình nghệ thuật ở các thể loại tạo hình nghệ thuật là đường nét, màu sắc,
không gian, ánh sáng...
Theo “Từ điển tiếng Việt”- Hoàng Phê thì phong cách được chia ra làm
ba nghĩa chính. Theo nghĩa 1, phong cách là: “những lối, những cung cách
sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái tiêng của một người nào đó
(nói tổng quát). Theo nghĩa 2, phong cách là “những đặc điểm có tính chất hệ
thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay

trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại như phong cách văn học,
phong cách nghệ thuật… Theo nghĩa 3, phong cách là dạng của ngôn ngữ sử
dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng
văn khác về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ ấm… [ ;tr 782]
Vậy phong cách tạo hình là những đặc điểm riêng của nghệ sĩ mang tư
tưởng nghệ thuật được biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ thông qua các
yếu tố tạo hình cơ bản như đường nét, màu sắc, không gian ánh sáng.
Qua các lập luận trên về sự biến chuyển và phong cách tạo hình, có thể
rút ra khái niệm về sự biến chuyển phong cách tạo hình là những biến đổi về
tư tưởng nghệ thuật, yếu tố tạo hình của một người nghệ sĩ trong sáng tác, tạo
nên đặc điểm riêng cho các tác phẩm của họ.
1.1.3. Sự chuyển biến về phong cách tạo hình
Định nghĩa về sự chuyển biến về phong cách tạo hình căn cứ từ 3 khái
niệm đã nêu trên, luận văn này tập trung hướng tới sự chuyển biến phong


15

cách tạo hình là nghiên cứu sự thay đổi trong hình thức biểu đạt thông qua các
yếu tố ngôn ngữ tạo hình như: đường nét, màu sắc, bút pháp, chất cảm…
Sự chuyển biến phong cách tạo hình là là những biến đổi về
tư tưởng nghệ thuật và biến đổi các yếu tố tạo hình của một người nghệ
sĩ trong sáng tác, từ đó tạo nên đặc điểm riêng cho các tác phẩm của họ.
1.1 Khái niệm về tranh tĩnh vật
Theo cuốn “Từ điển tiếng Việt”- Hoàng Phê thì tĩnh vật là vật không có
khả năng tự chuyển động và tự dịch chuyển trong không gian, về mặt là đối
tượng thể hiện trong tác phẩm hội họa như vẽ tĩnh vật, tranh tĩnh vật [ ; tr
998]
Cuốn “Từ điển Bách khoa tập 4” có nếu tĩnh vật là loại hình hội họa
độc lập chuyên vẽ các vật bất động: Hoa quả, đồ dùng gia đình(lọ, đĩa, bình,

dao, cốc chén…) [ tr 426]
Qua các định nghĩa trên có thể thấy, các tác giả đã khái lược rằng tĩnh
vật thuộc một loại hình hội họa, vẽ những vật không dịch chuyển được. Tuy
vậy, định nghĩa này vẫn chưa khái quát được hết những tính chất và ý nghĩa
của thể loại tranh tĩnh vật.
Trong sách “Giáo trình mỹ thuật học” của Trần Tiểu Lâm – Phạm Thị
Chỉnh thì tĩnh vật là cuộc sống, thiên nhiên tĩnh lặng. Tranh tĩnh vật là một
thể loại tranh vẽ về một góc, một phần nhỏ của tự nhiên như hoa quả, cây cỏ,
hoa lá, đồ vật,.. con vật đã chết hoặc thú nhồi bông… Tất cả những thức kể
trên đều trong trạng thái tĩnh hoặc đã tách ra khỏi sự sống được họa sĩ chọn
lọc và sắp xếp trong một bố cục nhất định và là đối tượng diễn tả của một thể
loại tranh. Tĩnh vật được diễn tả trong tranh có thể là một mẫu vật được bày
sẵn hoặc được vẽ theo sắp xếp, tưởng tượng, phục vụ cho ý tưởng của họa sĩ.
Thông qua đó họa sĩ gửi gắm tình cảm, tư tưởng và thái độ của mình đối với
cuộc sống. [ ; tr73]


16

Định nghĩa trên đã khái quát khá đầy đủ về định nghĩa của thể loại
tranh tĩnh vật. Từ đó cho thấy, tranh tĩnh vật không đơn thuần chỉ là một thể
loại tranh giải trí, vô hồn mà trong đó chứa đựng tinh thần của người họa sĩ
gửi gắm.
Ngoài ra, trong sách “Con mắt nhìn cái đẹp” của Nguyễn Quân có nêu
ra một số nét sơ lược về lịch sử phát triển của dòng tranh tĩnh vật và ý nghĩa
của thể loại này như sau: “Trong các tranh thờ thời Trung cổ, Phục Hưng
người ta đã thấy những bức tranh nhỏ trong những bức tranh lớn. Thí dụ như
cảnh báo tin mừng cho Đức mẹ đồng trinh, hay sự tích thánh Hieronymus ta
thấy những bình hoa, những cuốn sách, các vật dụng trong nhà được mô tả
thành từng nhóm độc lập rất hoàn chỉnh. Song phải đến thế kỉ 16 ở Hà Lan

tranh tĩnh vật mới ra đời. Tranh mô tả những sản vật tự nhiên và các đồ vật
thường nhật. Có lẽ do nhu cầu thị dân muốn tôn vinh cuộc sống gia đinh, tôn
vinh ngôi nhà của họ, nơi đã sống xa với nghề nghiệp nông nghiệp và có cuộc
sống khá sung túc. Tính vật chất được đề cao. Và giới thị dân đã thắng thế
trong xã hội. Người ta gọi đó là cuộc sống thầm lặng – một cuộc sống thông
qua chiếm hữu của các sản vật và đồ vật mà cũng thể hiện những thiên hướng
tinh thần của chủ nhân. Có loại tĩnh vật hoa trái, loại tĩnh vật nhạc cụ, loại
tĩnh vật chai lọ, bình gốm đồ sứ dùng cho việc ẩm thực, có loại vẽ thực phẩm
như thịt các, gia cầm… Người Hà Lan ưa chi tiêt và thích mô tả chi tiết nên
giỏi thể loại này. Khuôn khổ tranh cũng nhỏ nhắn phù hợp với sự ấm cúng
trong các gia đình. Có hàng loạt các họa sĩ chuyên vẽ tĩnh vật ở Hà Lan thời
đó. Họ thuộc các bậc thầy chuyên vẽ tranh khổ nhỏ cho tầng lớp trung lưu đô
thị. Từ thời đó đến nay tĩnh vật tồn tại và phát triển mạnh ở châu Âu. Nó trở
thành một phương tiện để bộc lộ quan điểm, tình cảm và thiên hướng thẩm
mỹ của họa sĩ một cách khá thuần khiết vì hoàn toàn tách khỏi cốt truyện,
tích chuyện có tính văn học. Họa sĩ vĩ đại Cézanne từng cho rằng tĩnh vật là
mới thử thách tài năng rõ rệt nhất. Ông cũng là tác giả của những bức tĩnh vật


17

hoa trái nổi tiếng nhất của Pháp. Ở các tranh này quan niệm không gian, cách
tạo hình, biểu chất, sử dụng ánh sáng và nguyên lý bố cục của ông rõ hơn bao
giờ hết. Van gogh cũng cực nổi tiếng với các tĩnh vật hoa hướng dương và
mầu vàng u buồn khắc khoải của mình. Người ta cũng có thể coi những tượng
hiện đại với các đồ vật, không có người là những tượng tĩnh vật.” [, tr101]
Vậy tranh tĩnh vật là một trong những thể loại sáng tạo của hội họa.
Trong đó thường đặc tả về những đồ vật trong trạng thái tĩnh hoặc đã
tách ra khỏi sự sống như hoa quả, cây cỏ, hoa lá, đồ vật,.. con vật đã chết
hoặc thú nhồi bông… được họa sĩ chọn lọc và sắp xếp thành bố cục theo

ý tưởng của họa sĩ. Thông qua đó họa sĩ gửi gắm tình cảm, tư tưởng và
thái độ của mình đối với cuộc sống
1.2 Khái quát về cuộc đời và quá trình sáng tác của họa sĩ Vicent Van Gogh
Vicen Van Gogh sinh ngày 30/3/1853 tại làng Zundert – Hà Lan. Thời
gian thanh niên làm rất nhiều nghề từ buôn tranh, giáo viên và nhà truyền giáo
đến năm 1880 (27 tuổi) ông mới trở thành họa sĩ. Ông đã để lại cho hậu thế
những thành tựu lớn trong phong cách tạo hình và một số lượng lớn với hơn
2100 tác phẩm có 860 bức sơn dầu và 1300 bức kí họa và phác thảo.
Trong những năm 1874 đến 1880, Van Gogh trở thành nhà truyền giáo
và đến với những người nông nhân, công nhân mỏ than ở nhiều địa điểm
thuộc Anh, Bỉ, Hà Lan, Pháp… Những chuyến đi đã để lại ấn tượng và sự
cảm thông sâu sắc về cuộc sống của người lao động nghèo khổ. Điều này đã
làm nên những đề tài trăn trở trong tranh của ông sau này.
Từ 1881 – 1882, sau một cơn khủng hoảng về sự bất đồng về hội giáo,
tiếp đó là loạt những chuỗi thất bại tình yêu với người chị họ, gái điếm Sien
và sự giày vò bởi bệnh tật khiến ông muốn xa rời cuộc sống thực tại bằng hội
họa. Năm 1880, Ông đến Bruxelles theo học họa sĩ Hà Lan nổi tiếng Willem
Roelofs và được người thầy đầu tiên của ông hướng vào học ở trường nghệ
thuật hoàng gia.


18

Họa sĩ Willem Roelofs (1822 – 1897) - là một trong những tiền nhân
của nghệ thuật Hà Lan. Ông còn là họa sĩ màu nước và khắc in thạch bản.
Trong thời gian theo học Willem Roelofs, Van Gogh đã đã được học nghiên
cứu giải phẫu và học quy tắc dựng hình, phối cảnh. Bên cạnh đó ông còn bị
ảnh hưởng bởi lối vẽ của người thầy theo của chủ nghĩa hiện thực, tác phẩm
thường vẽ về phong cảnh, màu sắc tương đối ảm đạm.
Năm 1883 - 1885, ông ở Nuenen, năm 1885 cha Van Gogh qua đời,

Cũng trong thời gian này ông hoàn thành tác phẩm : “Những người ăn khoai”,
tông màu ưa thích của ông là tông màu nâu đất mang phong cách của chủ
nghĩa cổ điển.
Năm 1885 - 1886, ông chuyển đến Antwep. Ở đây Van Gogh nghiên
cứu thêm lý thuyết về màu sắc và các bức tranh của Peter Paul Ruben. Ông đã
tiếp thu và mở rộng bảng màu thêm màu đỏ son, xanh cobat và xanh lục ngọc
bảo. Bên cạnh đó, ông có sự yêu thích và giành thời gian nghiên cứu với tranh
khắc gỗ Nhật Bản. Điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến việc Van Gogh sử
dụng những đường nét trong tranh khắc gỗ Nhật Bản để tạo nên phong cách
đặc biệt cho tranh của mình sau này. Giai đoạn này, ông bắt đầu đi theo các
họa sĩ Ấn tượng trong việc học tập các bảng màu bổ túc.
Vào tháng 3 – 1886, Van Gogh chuyển đến Paris và theo học tại xưởng
vẽ của họa sĩ Fernand Cormon (1845 -1924). Fernand Cormon là họa sĩ vẽ
tranh lịch sử khổ lớn người Pháp. Thường sử dụng tông màu đất xám. Tại
xưởng vẽ của Fernand Cormon, Vangogh được gặp gỡ: Henri de Touse –
Lautree (1864 – 1901) , John Peter Pussell.. là những họa sĩ thuộc trường phái
ấn tượng. Ở xưởng họa này, Van Gogh được học hỏi và chiêm ngưỡng cách
làm việc và các tác phẩm của họa sĩ ấn tượng và dần tiếp thu những kiến thức
hội họa vào trong các tác phẩm của mình.
Năm 1887, Ông đến Asnieres gặp và trao đổi nghệ thuật với họa sĩ
Paul Signac (1863 – 1935) thuộc trường phái Tân Ấn tượng Pháp, người phát


19

triển ra nghệ thuật chấm màu. Đây là phương pháp không pha màu trực tiếp
mà đem các nét điểm màu đặt cạnh nhau tạo nên hiệu quả tổng hợp màu. Sau
đó Van Gogh đã cùng bạn là họa sĩ Emile Bermard thử nghiệm vẽ theo trường
phái điểm họa.
Vào tháng 11 – 1887, ông gặp và kết bạn với Paul Gauguin ( 1848 –

1903). Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới trong phong cách
nghệ thuật của Van Gogh. Bởi sự ảnh hưởng tư tưởng màu đơn sắc bổ túc và
thử vẽ lại từ trí tưởng tượng của Gauguin.
Paul Gauguin là một họa sĩ ấn tượng người Pháp có phong cách nghệ
thuật đặc biệt bởi những tác phẩm nổi tiếng với mảng màu đơn sắc đối lập
trong tranh. Những cuộc bàn cãi nghệ thuật với Gauguin đã làm khơi dậy
trong Van Gogh cái ước mơ thành lập một hiệp hội họa sĩ để trong tinh
thần tương trợ, các hội viên sẽ có thể cùng chia sẻ với nhau những vật chất
và tư tưởng. Thời kì này Vangogh đã bị ảnh hưởng bởi các họa sĩ Tân Ấn
tượng, ông thay đổi kĩ thuật truyền thống và thay vào đó sử dụng các gạch
màu tương phản để làm nổi bật hình tượng trong tác phẩm.
Cuối năm 1887, Van Gogh đã tổ chức một buổi triển lãm chung với
Bernard, Anquetin và Toulouse-Lautrec ở nhà hàng Restaurant du Chalet trên
đồi Montmartre. Tại buổi triển lãm này, Bernard và Anquetin đã bán được các
tác phẩm đầu tiên, còn Vincent thì trao đổi được tác phẩm với Gauguin, người
ngay sau đó đã rời đi Pont-Aven. Triển lãm thất bại.
Vào tháng 2 năm 1888, Van Gogh rời Paris sau khi đã hoàn thành hơn
200 bức họa trong 2 năm ở đây. Trong thời gian ở Paris, Van Gogh đã có
những bước tiến triển về bút pháp và màu sắc, ông đã ảnh hưởng một phần
bởi họa sĩ Serat, Van Gogh đã dùng tới bút pháp với các nét kế cận mang các
màu sắc của quang phổ thuần chất . Lúc này ông đã bắt đầu định hình phong
cách của mình.


20

Ngày 21 tháng 2 năm 1888, Van Gogh đến Arles. Trong hai tháng ở
đây, ông làm việc cùng họa sĩ người Đan Mạch Christian Mourier-Petersen.
Ngày 1 tháng 5, họa sĩ ký hợp đồng thuê một căn hộ bốn buồng với giá
15 franc một tháng nằm bên phải của Nhà Vàng tại số 2 Quảng trường

Lamartine. Tháng 6, Van Gogh đi thăm thị trấn ven biển Saintes-Maries-dela-Mer. Tại đây ông nhận dạy vẽ cho một sĩ quan tên là Paul-Eugène Milliet,
người sau đó cũng trở thành bạn của họa sĩ.
Từ tháng 8 - 1888, ông bắt đầu sáng tác về các đề tài tĩnh vật như hoa
hướng dương, hoa diên vĩ, ....
Ngày 23 tháng 10 - 1888, Gauguin đến Arles theo lời mời của Van
Gogh. Trong suốt tháng 11 hai họa sĩ làm việc cùng nhau, cũng trong tháng
này Van Gogh đã sáng tác bức tranh nổi tiếng Cánh đồng nho đỏ. Tháng 12
cả hai họa sĩ đi thăm Montpellier và chiêm ngưỡng các tác phẩm
của Courbet và Delacroix trong bảo tàng Museé Fabre.
Tuy nhiên sau đó tình bạn của hai người trở nên xấu đi vì những
xung đột, tranh cãi về những quan điểm nghệ thuật trái ngược. Vào ngày 23
tháng 12 năm 1888 khi Vincent đuổi theo Gauguin với một lưỡi dao cạo
trong tay và sau đó lại tự cắt phần dưới tai trái của chính mình, gói nó vào
một tờ báo, đưa cho cô gái điếm Rachel ở nhà thổ trong vùng và yêu cầu cô
này giữ cẩn thận. Cuối cùng thì Gauguin vẫn rời Arles và không bao giờ
gặp lại Van Gogh.
Tháng 1 năm 1889, Van Gogh trở lại ngôi nhà vàng ở Arles nhưng liên
tục phải đến bệnh viện vì gặp ảo giác, ông còn mắc chứng hoang tưởng khi
nghĩ mình bị đầu độc.
Ngày 8 tháng 5 năm 1889 Van Gogh phải nhập viện tại bệnh viện tâm
thần Saint-Paul-de-Mausole nằm trong một tu viện cũ ở Saint Rémy de
Provence không xa Arles. Tu viện nằm cách biệt với thị trấn và ở giữa
những cánh đồng ngô, nho và ô liu. Trong thời gian chữa trị tại đây, phòng


21

khám và khu vườn của bệnh viện đã trở thành những đề tài chính của họa sĩ.
Các tác phẩm của Van Gogh trong thời kỳ này có đặc trưng là các đường
chạy xoáy ốc, tiêu biểu là bức tranh nổi tiếng đêm đầy sao, hoa diên vỹ, hoa

hướng dương...
Tháng 5 năm 1890, Van Gogh rời bệnh viện và đến trị liệu với bác
sĩ Paul Gachet ở Auvers-sur-Oise, nằm gần Paris. Bác sĩ Gachet được Camille
Pissarro giới thiệu cho anh em Van Gogh vì trước đó ông này đã từng chữa
cho một số họa sĩ và bản thân cũng là một họa sĩ nghiệp dư.Sau đó Van Gogh
đã vẽbức chân dung bác sĩ bằng màu dầu miêu tả Gachet trong một tư thế u
sầu. Tác phẩm này sau này trở thành một tuyệt tác ghi lại ấn tượng phong
cách đỉnh cao của Vicent Van Gogh giai đoạn này.
Tình trạng bệnh lý của Van Gogh ngày càng trầm trọng, ngày 27 tháng
7 năm 1890, ở tuổi 37, người họa sĩ đã bước ra cánh đồng và tự bắn vào ngực
bằng một khẩu súng lục. Không nhận ra rằng mình đã bị thương nặng,
Vincent quay trở lại hoàn thành bức tranh Chân dung Adeline Ravoux.
Vicent Van Gogh Được xem là danh họa kiệt xuất của thế kỷ 19, song
Van Gogh có một cuộc đời ngắn ngủi và bi thảm. Ông chỉ bán được vẻn vẹn
một bức tranh trong suốt đời. Ông được tôn vinh là người họa sĩ tiêu biểu
nhất của trường phái Hậu Ấn tượng (Post Impressionnisme) mở đầu cho
trường phái Dã thú (Fauvisme) và Biểu hiện (Expressionnisme). Van Gogh là
người tiên phong cho nền hội họa hiện đại đầu thế kỷ XX.
Qua các giai đoạn sáng tác, có thể thấy rõ những tác động gây nên các
chuyển biến phong cách sáng tác của ông từ cổ điển, ấn tượng và hậu ấn
tượng


22

Tiểu kết
Nội dung chương 1 nghiên cứu và nêu nên khái niệm về “Sự chuyển
biến phong cách tạo hình trong tranh”, “khái niệm về tranh tĩnh vật” và
“Khái quát về cuộc đời của họa sĩ Vangogh. Qua những nét khái lược về
cuộc đời và quá trình sáng tác của ông có thể thấy được những điều tâm

điểm của từng tác phẩm tĩnh vật. Trong đó là sự thấu hiểu cũng như chia
sẻ của ông với tầng lớp lao động nhân dân, tầng lớp tận cùng của xã hội tư
bản. Với ông, hội họa chính là nơi ông bộc lộ tất cả những nội tâm sâu kín
bên trong con người mình sau những thất bại, những dằn vặt trong quá
khứ.
Thể loại tranh tĩnh vật trong tranh Van Gogh là một chủ đề lớn
xuyên suốt trong quá trình sáng tác của ông. Ở mỗi quá trình học tập và
thực hành, tư duy và nhận thức của Vangogh ngày càng được phát triển
được phản ánh rất rõ qua các tác phẩm tĩnh vật. Vì vậy, sự thay đổi các
yếu tố tạo hình trong tranh tĩnh vật và cho thấy những biến chuyển trong
phong cách tạo hình của ông qua mỗi thời kì. Từ đó cũng làm rõ những
đặc điểm của phong cách tạo hình của ông thông qua các tác phẩm..


23

CHƯƠNG 2
TRANH TĨNH VẬT CỦA VAN GOGH :
SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ PHONG CÁCH HỘI HỌA CỔ ĐIỂN
ĐẾN ẤN TƯỢNG VÀ HẬU ẤN TƯỢNG
Trong một tác phẩm hội họa, phong cách tạo hình được quyết định bởi
nhiều yếu tố tác động trong đời sống họa sĩ. Ở mỗi thời kì sáng tác, việc nhận
thức phát triển định hình và khẳng định phong cách cá nhân là điều mỗi họa sĩ
hướng tới. Điều đó một phần được thể hiện qua những yếu tố tạo hình bao
gồm hình mảng, đường nét, ánh sáng, không gian, chất cảm và màu sắc là
những yếu tố không thể thiếu làm sáng rõ chủ đề và thành công cho một bức
tranh. Bên cạnh đó, ở mỗi tác giả đều có những biểu hiện và duy mỹ nghệ
thuật khác nhau tạo nên phong cách nghệ thuật cho riêng mình. Để hiểu rõ
hơn về những chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật Van
Gogh, chương 2 sẽ tập trung nghiên cứu về những chuyển biến phong cách và

các biểu hiện qua yếu tố tạo hình trong các tác phẩm tĩnh vật của ông qua các
thời kì sáng tác.
2.1 Phong cách cổ điển giai đoạn từ 1880 đến 1885
Sau khi xoay vần với nghề môi giới tranh, dạy học và giảng đạo, Vicent
Van Gogh đến với hội họa vào năm 1880, khi ông 27 tuổi. Năm đầu vẽ tranh
ở quê nhà, ông đến Bruxelles theo học họa sĩ Hà Lan nổi tiếng Họa sĩ Willem
Roelofs (1822 – 1897) - là một trong những họa sĩ cổ điển của nghệ thuật Hà
Lan. Nổi tiếng với các tác phẩm tranh phong cảnh về biển Hà Lan. Willem
Roelofs là người đã thuyết phục Van Gogh theo học tại trường Mỹ thuật
hoàng gia. Trong thời gian theo học tại trường mỹ thuật, Van Gogh đã được
học nghiên cứu giải phẫu, quy tắc dựng hình, phối cảnh và những quan điểm
về nghệ thuật cổ điển.


24

Sau đó, ông đi học và tự thực hành một thời gian ngắn năm 1883 ở
Hagne và Nuenen, tại nơi này, Van Gogh bắt đầu vẽ một vài nhóm tĩnh
vật vào năm 1885. Trong thời gian hai năm nghỉ của mình ở Nuenen, ông
hoàn thành một số lượng lớn các tác phẩm gồm bản vẽ và màu nước, và gần
200 bức tranh sơn dầu. Con đường nghệ thuật cổ điển đã dẫn dắt ông đến với
lối tạo hình hàn lâm vững chắc. Bảng màu của ông giai đoạn này chủ yếu sử
dụng các tông màu nâu - vàng đất ảm đạm quen thuộc của lối vẽ cổ điển.
Không gian trong tranh tuân theo luật phối cảnh xa gần, và việc nghiên cứu
thể hiện nguồn ánh sáng chiếu vào tĩnh vật theo luật sáng tối để làm nổi rõ
hiện vật trên nền không gian u tối bằng thứ ánh sáng trắng, vàng mở ảo. Hình
khối trong tranh được vờn sáng để tạo nên các sắc độ chuyển. Bề mặt tranh
thường được miết trơn láng, mịn màng. Giai đoạn đầu, khi chịu ảnh hưởng rất
mạnh của các bậc thầy cổ điển và các họa sĩ hiện thực Hà Lan đã khiến phong
cách cổ điển của Van Gogh chỉ dùng một tông màu, một kiểu cách cổ điển đã

cũ so với hội họa Ấn tượng đương thời.
Trong loạt chuỗi các tranh tĩnh vật về thiên nhiên, chai lọ, rau củ vào
năm 1884 của ông, có thể thấy những bước đi đầu tiên trong phong cách tạo
hình cổ điển Van Gogh, ở đó các tĩnh vật được đặt giữa không gian nền tối
đen đặc, ánh sáng thường hắt về một phía tạo nên sự trầm lắng đến u tịch của
màu ánh sáng vàng được đặc tả trên nền tối. Các mẫu tĩnh vật hàng ngày được
thể hiện trong tranh với những màu sắc ảm đạm, u tối, tĩnh lặng.
Trong seri tĩnh vật “Những chiếc lọ”sáng tác năm 1884, lấy chủ đề
chính là những chiếc lọ ở hình dạng, mẫu mã khác nhau được đặt bên cạnh
nhau. Với các mẫu vật này, Van Gogh đã nghiên cứu và vẽ đi vẽ lại nhiều lần
với nhiều bố cục, sắp xếp mẫu vật khác nhau ở nhiều góc nhìn. Ánh sáng
trong tranh hầu như chỉ được le lói đủ để nhận thấy hình dạng và vị trí của
những mẫu vật tĩnh lặng. Lúc này, với ông, việc khám phá màu nâu trầm
trong tranh tĩnh vật là một nguồn cảm hứng sáng tạo, dù thời gian đó, việc sử


×