Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 33 trang )

Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
MỤC LỤC
TT

Nội dung

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang
1

1

Tên đề tài

1

2

Lý do chọn đề tài

1

3

Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

2

4


Phương pháp nghiên cứu

2

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2

1

Cơ sở lý luận

2

2

Thực trạng vấn đề

3

2.1

Thuận lợi

4

2.2

Khó khăn


5

2.3

Số liệu điều tra trước khi thực hiện

6

Các biện pháp đã tiến hành

6
6

3.5

Biện pháp 1: Tự học và tự bồi dưỡng.
Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức khi
giáo dục lòng yêu thương cho trẻ.
Biện pháp 3: Giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện
lòng yêu thương ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp với các hoạt
động trong trường mầm non.
Biện pháp 4: Sưu tầm các câu chuyện, bài hát có nội dung ý
nghĩa giáo dục lòng yêu thương để dạy trẻ.
Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập.

3.6

Biện pháp 6: Trao đổi, phối hợp với phụ huynh.

24


Hiệu quả SKKN

26

3
3.1
3.2

3.3

3.4

4

PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

7

11

19
22

28

1.

Kết luận


28

2.

Khuyến nghị, đề xuất

29

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/30

30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Tên đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 – 5 tuổi”.
2. Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Một tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong
cách, lối sống, tư tưởng của dân tộc Việt Nam và các nước trên thế giới. Người
luôn sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Lúc sinh thời,
Người đã dành tình cảm và lòng yêu thương vô hạn đặc biệt cho các em nhỏ,
những mầm non tương lai của đất nước. Sự quan tâm, yêu thương đặc biệt của
Người dành cho các em nhỏ còn bắt nguồn từ tận sâu trong đáy lòng, từ sự nhìn
xa trông rộng: “Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em như những mầm chồi non
nớt, đang trong độ tuổi ăn, tuổi ngủ cần được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển
cả thể chất và tâm hồn bằng tất cả lòng yêu thương nhất của con người. “Trẻ em
hôm nay - Thế giới ngày mai”. Vì mai sau các em là chủ nhân tương lai của đất

nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất
nước. Phải vun trồng cho các em có đạo đức, thói quen đoàn kết và tập thể, giúp
cho các em phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức - trí - lao - thể - mỹ, dần hình
thành nhân cách cho trẻ.
Đặc biệt lòng yêu thương là một trong những tình cảm quý báu không thể
thiếu đối với tâm hồn trẻ thơ. Ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, các em đã biết đến
lòng yêu thương. Lòng yêu thương là chất men nuôi dưỡng tâm hồn cùng với sự
phát triển của trẻ em đến hết cuộc đời. Khi thiếu hoặc không có lòng yêu
thương, các em nhỏ sẽ trở nên buồn chán, không có niềm vui và sức mạnh, thậm
chí còn trở nên thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, không có niềm tin vào
cuộc sống, có những hành vi, hành động làm tổn thương và nguy hiểm đến
những người xung quanh như bạn bè, các em bé, người thân, sống lệch lạc về
chuẩn mực đạo đức gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.
Mọi người trong chúng ta, với vai trò là ông bà, cha mẹ đều có mong
muốn và hy vọng con cháu mình là người tốt; có đạo đức, có lòng yêu thương
với mọi người; ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Một đứa trẻ khi
được dành nhiều tình yêu thương ngay từ nhỏ, được học và biết cách thể hiện
lòng yêu thương với mọi người, mọi vật xung quanh sẽ có nền tảng để trở thành
người có nhân cách tốt trong tương lai.
Việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ em cũng chính là hình thành ở trẻ
những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ; ý thức, tự tin, tự lực
2/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
về bản thân, kính yêu Bác Hồ, lòng yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên
nhiên cỏ cây, hoa lá, con vật; lòng kính trọng, yêu thương gần gũi, quan tâm,
chăm sóc và giúp đỡ người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, anh chị em,
bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh; có kỹ năng xử lý các tình huống
thường xảy ra hằng ngày bằng lòng yêu thương. Giúp trẻ phát triển năng lực

nhận biết và bày tỏ những tình cảm, cảm xúc của mình; hiểu và đáp lại tình cảm,
cảm xúc của người khác, nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp làm
người khác vui vẻ, hạnh phúc.
Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, bản thân tôi luôn trăn trở cần nâng cao
khả năng giáo dục lòng yêu thương cho trẻ. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 – 5 tuổi”.
3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Thời gian nghiên cứu: Từ 9/2016 đến 4/2017.
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 4 – 5 tuổi
- Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) ở trường mầm non
nơi tôi đang công tác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hành vi ứng xử của trẻ để đánh giá thực trạng.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích nguyên nhân của những tồn tại để
có biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp thực hành trải nghiệm: Dựa vào cách xử lý tình huống của trẻ để
đánh giá.
+ Phương pháp trò chuyện, đàm thoại, dùng lời nói: Để hiểu được tâm sinh lý,
tính cách, sự khác biệt của trẻ từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê: Sử dụng phương pháp để tính tỷ lệ %
cháu đạt và chưa đạt theo các tiêu chí đánh giá.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận:
Theo Bác sĩ, nhà Giáo dục học, Tâm lý học nổi tiếng người Ý - Maria
Montessori, trẻ em ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi có những đặc điểm phát triển đặc
thù: Trẻ có bộ óc và tâm thức thấm hút, mẫn cảm với các kích thích giác quan, luôn
hành động dưới sự hướng dẫn của những thôi thúc nội tại mãnh liệt. Đây là giai
3/30



Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
đoạn trưởng thành nhanh cả về thể lực và trí lực. Trẻ củng cố những ấn tượng, kinh
nghiệm và ngôn ngữ đã hấp thụ ở giai từ 0 đến 3 tuổi, hướng tới sự độc lập về vận
động, chức năng để tự định hình trí tuệ và nhân cách của bản thân.
Tác giả Tôn Thụy Tuyết đã dựa trên những triết lý giáo dục Montessori và
một số học giả tâm lý để dịch ra cuốn sách: “Tự do và yêu thương”, trong đó có
viết: “Yêu thương không phải là từ trên đầu môi chót lưỡi, trong phương pháp
giáo dục đó, người lớn không phải là người chỉ huy mà là kẻ kiên nhẫn quan sát,
tôn trọng nhịp điệu và tốc độ phát triển của trẻ”.
Trẻ em được thực hành phong cách ứng xử trang nhã và lịch thiệp. Trẻ lớn
có thể chỉ dẫn thêm cho trẻ nhỏ, trẻ nhỏ quan sát và học thêm từ trẻ lớn. Trong
cái xã hội thu nhỏ này, các em học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Điều này xảy ra tự
nhiên, không do người lớn sai bảo hay yêu cầu. Trong môi trường ấy, sự cộng
tác được khuyến khích, phần thưởng và sự cạnh tranh bị vắng bóng, cách hành
xử với bạo lực, làm tổn thương người khác hay thiệt hại đến môi trường là
những điều không được chấp nhận.
Vì vậy, các trường mầm non đã đưa nhiệm vụ giáo dục lòng yêu thương
cho trẻ lên hàng đầu trong việc giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Khả năng là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực nhận thức,
ngôn ngữ tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi giáo dục lòng yêu thương cho trẻ đòi
hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo để lựa chọn các hoạt động
có nội dung và ý nghĩa giáo dục lòng yêu thương hay, phù hợp với lứa tuổi để
từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ có khả
năng nhận biết tốt và biết cách thể hiện lòng yêu thương với mọi người mọi vật
xung quanh.
2. Thực trạng vấn đề:
Trong quá trình chăm sóc và giảng dạy tôi thấy việc giáo dục lòng yêu
thương cho trẻ còn bị xem nhẹ, nhiều trẻ thích và có mong muốn thể hiện lòng
yêu thương với các bạn, cô giáo, ông bà cha mẹ và mọi người xung quanh

nhưng lại chưa biết cách thể hiện. Trẻ còn lóng ngóng trong các hành vi, hành
động hoặc có thái độ chưa đúng khi được các bạn và mọi người quan tâm, yêu
thương; không biết nói các câu nói yêu thương làm người khác vui lòng. Nhiều
trẻ khác vẫn chưa hiểu được lòng yêu thương là gì và vì sao mỗi chúng ta cần
phải có lòng yêu thương. Trẻ chưa có khả năng tư duy, tưởng tượng, chưa phát
triển ngôn ngữ một cách hoàn thiện để thể hiện lòng yêu thương. Trẻ còn chưa

4/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
biết tự lập trong các hoạt động vệ sinh cá nhân hay kỷ luật, nội quy của nhóm
chơi, của lớp.
Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo vấn đề giáo dục lòng yêu thương là vô cùng
quan trọng. Trẻ em chưa thể hiểu hết được ý nghĩa tiềm ẩn trong mỗi câu
chuyện, bài hát, hoạt động mà cô đưa đến, thế nhưng trẻ rất thích được nghe
người lớn hát, kể các câu chuyện hoặc tổ chức các hoạt động để bày tỏ, thể hiện
lòng yêu thương.
Mục đích giáo dục lòng yêu thương cho trẻ là giúp cho trẻ hiểu và nhận
thức được rằng: “Mình thật đáng yêu và mình có tình yêu từ bên trong, yêu
thương là quan tâm, chia sẻ, tốt bụng; yêu thương làm mình cảm thấy an toàn,
khi có nhiều tình yêu thương bên trong sẽ không còn tức giận; yêu thương là khi
em muốn đem đến những điều tốt đẹp cho người khác”.
Giáo dục lòng yêu thương cho trẻ bằng tình yêu thương chính là con
đường hữu hiệu nhất để hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy, tôi thường xuyên
quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, trò chuyện với trẻ, tạo ra các tình huống để trẻ giải
quyết. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó
khăn sau:
2.1 Thuận lợi:
* Về giáo viên:

Giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ,
nắm được phương pháp tổ chức các hoạt động, xây dựng môi trường đúng kế
hoạch, có đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ hoạt động giáo dục. Bản thân giáo
viên tôi đã được tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, được dự
giờ chéo nhau để học hỏi đồng nghiệp và được nhà trường bồi dưỡng dạy kiến
tập, được dự chuyên đề, tham khảo tài liệu chuyên đề nên có kinh nghiệm, nắm
được phương pháp và hình thức tổ chức theo hướng tích hợp, biết ứng dụng
công nghệ thông tin, biết thiết kế giáo án điện tử, biết vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức.
* Về nhà trường:
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, có kế hoạch thực hiện bồi dưỡng giáo
viên, tạo điều kiện giúp đỡ về chuyên môn, động viên, khuyến khích chị em có
nhiều sáng tạo trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức xây dựng chuyên đề về giáo
dục tình yêu thương cho trẻ mầm non để toàn bộ giáo viên học hỏi và thực hiện.
* Về trẻ:
5/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Đa số trẻ đã qua lớp 3 - 4 tuổi các cháu ngoan ngoãn, khoẻ mạnh, nhanh
nhẹn, có nề nếp học tập, biết quan tâm, chia sẻ, chơi đoàn kết, hứng thú tham gia
các hoạt động. Các cháu đi học đều, tỷ lệ chuyên cần đạt từ 92 (%) trở lên.
* Về phụ huynh:
Một số phụ huynh nhận thức được việc chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi này
rất quan trọng và cần thiết, phụ huynh rất quan tâm đến chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non, động viên trẻ đến lớp thường xuyên, phối hợp tốt với
giáo viên khi tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động lễ hội, trải nghiệm. Nhiệt
tình giúp đỡ hỗ trợ giáo viên trong việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ.
2.2 Khó khăn :
* Đối với cô :

Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm về việc giáo dục lòng yêu thương
cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày, các hoạt động lễ hội, trải nghiệm
thực tế, cũng như giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong việc giáo dục lòng yêu
thương cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, thông qua nhiều hình thức tổ chức.
Không có tài liệu hướng dẫn giáo viên cách thể hiện và dạy trẻ lòng yêu
thương. Cả năm giáo viên mới được dự 2 - 3 tiết chuyên đề và số lượng giáo
viên được lĩnh hội trược tiếp các chuyên đề giáo dục lòng yêu thương còn ít.
Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo khi tổ chức dẫn đến hoạt động còn khô
khan, giáo viên chưa vận dụng nhiều trò chơi vào hoạt động khiến trẻ gò bó không
hứng thú trong khi học bài cho nên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.
Khi giáo dục lòng yêu thương cho trẻ, giáo viên chưa vận dụng tích hợp
vào các môn học khác và chưa đầu tư sưu tầm các nội dung cũng như hoạt động
để giáo dục.
* Đối với trẻ :
Trong năm học 2016 -2017 tôi được phân công phụ trách: 30 cháu, khả
năng nhận thức của trẻ không đồng đều, có trẻ nhanh nhẹn hoạt bát, có trẻ còn
chậm và nhút nhát, ngôn ngữ chậm phát triển, được gia đình bao bọc, nuông
chiều. Một số trẻ quá hiếu động, còn chưa chú ý, hứng thú trong hoạt động. Một
số trẻ còn chưa hiểu được nội dung mà các hoạt động giáo dục lòng yêu thương
đem đến. Có ít trẻ thể hiện được lòng yêu thương mà cô giáo dạy.
* Đối với phụ huynh:
Một số phụ huynh chưa coi trọng việc giáo dục lòng yêu thương cho con
em mình, cho con đi học không đúng giờ, còn hay nghỉ học tuỳ tiện. Một số phụ
huynh khác mặc dù rất quan tâm nhưng do đặc điểm của công việc mà không có
6/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
nhiều thời gian dành cho con, chủ yếu nhờ ông bà chăm sóc, đưa đón nên việc
gặp gỡ trao đổi, phối hợp để thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ còn

gặp nhiều khó khăn. Nhiều bậc phụ huynh còn quan niệm yêu thương con là bao
bọc, nuông chiều con. Từ đó dẫn đến thực trạng:
2.3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện:

ST
T

Nội dung

Trẻ biết lễ phép, quan tâm, chia sẻ,
1
giúp đỡ mọi người (ông bà, bố mẹ,
cô giáo, bạn bè, em nhỏ,...).
Trẻ biết cách thể hiện lòng yêu
2
thương với mọi người qua ngôn ngữ,
cử chỉ, hành động.
Trẻ biết chơi đoàn kết, nhường nhịn,
3
giúp đỡ bạn bè.
Trẻ biêt kiềm chế tức giận, cáu gắt,
4
giải quyết xung đột.
5
Trẻ biết giải quyết vấn đề.
Trẻ biết bảo vệ và giữ gìn đồ dùng
6
đồ chơi, lấy và cất đúng nơi qui định
gọn gàng, ngăn nắp.
Trẻ có thói quen văn minh khi ở nơi

7
công cộng.
.
3. Các biện pháp đã tiến hành:

Kết quả
Số trẻ
Tỷ lệ (%)
9/30

30

8/30

26,6

11/30

36,6

6/30

20

7/30

23,3

10/30


33,3

11/30

36,6

3.1 Biện pháp 1: Tự học và tự bồi dưỡng.
Mỗi chúng ta ai cũng hiểu khi làm một việc gì đó muốn đạt được kết quả
cao mà chỉ dựa vào sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp thì chưa đủ. Điều quan
trọng nhất là phải tự bản thân mình luôn cố gắng phấn đấu để nâng cao trình độ
chuyên môn. Tôi luôn trau rồi kiến thức học qua chị em đồng nghiệp, học qua
các tập san, sách báo, nghiên cứu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non.
Tích cực tham gia vào các chuyên đề, dự giờ các hoạt động mẫu, qua các buổi
thao giảng kiến tập do trường, phòng giáo dục và các trường điểm tổ chức, các
buổi dự giờ của ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn nhận xét đóng góp ý
kiến. Tôi đã rút kinh nghiệm cho bản thân vào những hoạt động dạy trẻ kỹ năng
sống, giá trị sống.
7/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Tôi đã tìm đọc và tham khảo các cuốn tài liệu: Tâm lý học trẻ em của tác
giả Nguyễn Ánh Tuyết, những giá trị sống dành cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi của tác
giả DIANE TILLMAN DIANA HSU, tự do và yêu thương của tác giả Tôn Thụy
Tuyết, phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của tác giả Nguyễn
Công Khanh,...và tìm hiểu trên các kênh giáo dục, trên mạng Internet.
Trước đây, tôi chưa nắm rõ về nội dung cũng như các hình thức giáo dục
kỹ năng sống, lòng yêu thương cho trẻ. Nay tôi đã hiểu hơn về giáo dục lòng
yêu thương, trang bị được các kiến thức cơ bản để từ đó hiểu tâm lý trẻ, có thể tổ
chức các hoạt động giúp trẻ thể hiện lòng yêu thương với mọi người mọi vật

xung quanh.
Tôi hiểu rằng muốn giáo dục lòng yêu thương cho trẻ, là giáo viên mầm
non, chúng ta cần:
 Lắng nghe và hiểu tâm lý trẻ.
 Tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện lòng yêu thương với mọi người, mọi vật






xung quanh (những người thân trong gia đình, những người hàng xóm, cô
giáo, bạn bè, đặc biệt là bạn có hoàn cảnh khó khăn, em nhỏ, bác bảo vệ,
cô cấp dưỡng, cây cối, động vật,...).
Tôn trọng sự khác biệt của trẻ, hoàn cảnh gia đình, đồ đạc.
Dạy trẻ biết cách giải quyết xung đột - Nghĩ bằng trái tim - Cư xử bằng
trái tim.
Là tấm gương sáng giàu lòng yêu thương trẻ em.
Giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, tích hợp vào mọi hoạt động.

3.2 Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức khi giáo dục lòng
yêu thương cho trẻ.
Để giáo dục lòng yêu thương cho trẻ đạt kết quả cao thì điều quan trọng
đầu tiên trong việc lôi cuốn, thu hút trẻ chú ý vào hoạt động giáo dục đó là giáo
viên phải sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức.
a. Hình thức 1: Thường xuyên trò chuyện để hiểu trẻ hơn, tạo bầu không khí
yêu thương, ấm áp, vui vẻ khi trẻ đến lớp.
Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ, nhất là trẻ mới đến lớp như một
người bạn về sở thích, thói quen như: Con thích đồ chơi (món ăn, đồ đạc, trò
chơi, hoạt động...) gì? Hỏi về đặc điểm của các thành viên trong gia đình, công

việc của họ, địa chỉ gia đình,... Hỏi trẻ: “Gia đình con có mấy người? Gồm có
những ai? Họ làm công việc gì?” Sau đó cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”,
8/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
điều này có tác dụng giúp trẻ bớt lo lắng, sợ hãi khi phải xa bố mẹ và gặp gỡ
người lạ.

Hình ảnh: Cô gần gũi, trò chuyện cùng trẻ
Tôi mang đến cho lớp học không khí tràn ngập yêu thương và tiếng cười, ở
đây cô giáo vừa là mẹ, vừa là bạn của trẻ, trẻ cảm thấy thực sự an tâm để chia sẻ
những mong muốn, bức xúc của mình. Trong những lúc cùng trẻ tỉ tê tâm sự, tôi
luôn giải thích để trẻ hiểu rằng người con ngoan là người biết lễ phép, hiếu thảo,
vâng lời ông bà, cha mẹ, cô giáo... con người biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi,
biết giúp đỡ các bạn, đặc biệt là bạn cùng lứa tuổi có hoàn cảnh khó khăn, các
em nhỏ, biết chơi đoàn kết... chính là người bạn tốt.
Tôi gần gũi lắng nghe những lời tâm sự, chia sẻ của trẻ để hiểu hơn về đặc
điểm tâm sinh lý, tâm tư, nguyện vọng, niềm vui, nỗi buồn,... Từ đó có cách giáo
dục phù hợp hơn với từng cháu. Quá trình giáo dục trẻ một quá trình lâu dài, vì
vậy trong lúc trò chuyện với trẻ, cô phải biết kiên nhẫn, biết lắng nghe, biết chia
sẻ, chăm sóc và dìu dắt các em bằng tất cả lòng yêu thương, quan tâm như người
mẹ thứ hai của trẻ.
Qua thời gian thực hiện, tôi cảm thấy các cháu gần gũi và yêu thích đến
trường, mạnh dạn, tự tin, rất thích giao tiếp và đặc biệt là các cháu biết quan
9/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
tâm, chia sẻ bằng lời nói thân thiết, bày tỏ, thể hiện lòng yêu thương với bạn bè,

cô giáo và người thân.
b. Hình thức 2: Tạo tình huống có vấn đề:
Trong mọi hoạt động diễn ra ở trường mầm non luôn có những tình huống
có vấn đề cần phải giải quyết. Muốn trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, chơi đoàn kết,
biết nhường nhịn, giúp đỡ, quan tâm mọi người,.. thì chúng ta - những cô giáo
mầm non cần dạy trẻ cách giải quyết vấn đề.
Việc giáo viên thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề nhằm thu hút sự
chú ý, tò mò của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ, hành động, giải quyết vấn đề
một cách linh hoạt và chuẩn đạo đức hành vi. Các tình huống được tạo ra cần
phải có vấn đề, có hoạt cảnh, gần gũi với đời sống của trẻ.
Cô cho trẻ quan sát tranh hoặc dựng cảnh các tình huống, cô và trẻ hỏi đáp
nhanh. Cho trẻ giải quyết tình huống. Cô chấp nhận hết các cách giải quyết của
trẻ. Sau đó cô cho trẻ biết đáp án, với những trẻ có cách giải quyết đúng, cô
khen ngợi trẻ: “Cô thấy con đã biết yêu thương..... Con giỏi lắm”. Những trẻ còn
lại chưa biết cách hoặc giải quyết chưa đúng, cô động viên, khuyến khích,
hướng dẫn để trẻ biết cách giải quyết các tình huống bằng lòng yêu thương.
Cô đưa ra tình huống sau và cùng trẻ thảo luận, giải quyết (qua tranh ảnh
hoặc dựng cảnh):
Tình huống 1: Trong giờ hoạt động góc, ở góc xây dựng con thấy bạn Nhật và
bạn Trung tranh giành đồ chơi lắp ghép.
- Hướng giải quyết: Trẻ chơi đoàn kết, biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi cho
bạn, hành động tranh giành đồ chơi với bạn là chưa ngoan.
Tình huống 2: Khi chơi các trò chơi ở ngoài trời con thấy bạn Khánh Ly trượt
chân và bị ngã.
- Hướng giải quyết: Trẻ biết nâng đỡ bạn đứng dậy, biết gọi cô giáo đến, hỏi
thăm, an ủi, động viên bạn ngã có đau không, khuyên bạn lần sau đi cẩn thận,
không nên chạy nhanh.
Tình huống 3: Bạn Bảo Khánh mới đi học, chưa quen các bạn nên còn khóc nhiều.
- Hướng giải quyết: Trẻ biết đến gần chơi cùng bạn như chơi đồ chơi, hát, đọc
thơ, vẽ tranh.... để bạn cảm thấy gần gũi, an tâm.

Tình huống 4: Khi ông bà, bố mẹ bị ốm.
- Hướng giải quyết: Trẻ biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ ví dụ: hỏi thăm
“Ông ơi ông có mệt lắm không ạ? Cháu đi lấy nước cho ông uống nhé! Mẹ bị
10/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
ốm ở đâu để bác sĩ Cún khám cho nào? Mẹ phải mặc áo ấm và ăn uống đủ chất
để mau khỏi nhé!”. Trẻ làm những món quà, vẽ tranh để tặng và chúc ông bà, bố
mẹ mau khỏi.

Hình ảnh: Trẻ thảo luận, giải quyết vấn đề qua tranh ảnh
Nhờ việc sử dụng các tình huống có vấn đề mà trẻ đã biết cách giải quyết
một cách linh hoạt, đúng quy tắc ứng xử, hành vi đạo đức, là tiền đề cho trẻ có
kỹ năng giải quyết vấn đề khi trở thành người lớn.
c. Hình thức 3: Trò chơi đóng kịch.
Đóng kịch là một hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non được trẻ em rất
yêu thích. Nó có ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trò chơi đóng kịch là
một nội dung của hoạt động vui chơi trong trường mầm non. Khi chơi, trẻ không
chỉ biến mình thành người lớn mà còn “hóa thân” thành các nhân vật với nội tâm
phong phú, phức tạp, với những tính cách khác biệt, với những hành động vừa
thực tế, vừa kỳ ảo trong các tác phẩm văn học. Trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu
hình ảnh, học được giọng nói diễn cảm, rõ ràng và trẻ hoàn thiện mình hơn về
đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, lòng yêu thương mọi
người, mọi vật, quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những
người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác... Đặc biệt trò chơi đóng kịch đã
phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo ở trường mầm non.
11/30



Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Kết quả của trò chơi đóng kịch có một ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp trẻ
tích lũy được kinh nghiệm sống qua việc trải nghiệm các nhân vật trong tác
phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ và xúc cảm, tình cảm
thẩm mỹ ở trẻ. Khi đóng kịch, trẻ vừa nhận thức được mối liên hệ giữa con
người với tự nhiên, xã hội vừa được thể hiện nghệ thuật. Quá trình đó làm cho
tâm hồn trẻ trở nên nhạy cảm, phong phú và sâu sắc, đem đến cho trẻ thơ niềm
hạnh phúc và lòng yêu thương.
Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ lớp tôi tham gia hoạt động đóng kịch,
đặc biệt các cháu rất hứng thú tham gia, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu vui chơi,
tính tò mò, khám phá cuộc sống người lớn, trẻ còn học được các bài học quý báu
để làm người tốt.
3.3 Biện pháp 3: Giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ được thể
hiện lòng yêu thương ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp với các
hoạt động trong trường mầm non.
a/ Giáo dục lòng yêu thương qua giờ đón - trả trẻ.
Trong giờ đón trả trẻ, tôi hướng dẫn, nhắc nhở các cháu biết khoanh tay,
cúi chào lễ phép ông bà, bố mẹ, cô giáo khi được bố mẹ, ông bà đưa đón.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ với ông bà, bố mẹ như: Bi của ba hôm nay
đi lớp không khóc đâu ạ! Hôm nay bố đi làm có mệt không ạ? Bà ơi hôm nay ở
lớp con được vẽ tranh, đọc thơ, hát múa. Con nhớ và yêu mẹ nhiều lắm! Ông ơi
hôm nay ở nhà em Bông có ngoan không ạ? Mẹ thích ăn món gì nhất?... Tôi
thường xuyên trò chuyện với trẻ về những việc đáng khen ngợi của mình cũng
như của bạn trong các hoạt động diễn ra hàng ngày, cuối tuần tôi tổ chức cho trẻ
bình bầu bé ngoan, những cháu có việc làm tốt, hành vi tốt được lên cắm hoa,
còn những cháu có hành vi chưa tốt sẽ cố gắng ở tuần tới. Và những bông hoa
đó được trẻ lớp tôi thảo luận và gọi là “Bông hoa của tình yêu thương”.
b/ Giáo dục lòng yêu thương cho trẻ trên hoạt động học.
Tôi thấy việc cố gắng lồng ghép những nội dung giáo dục lòng yêu thương
vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ còn chưa đạt kết quả cao, vì vậy tôi đã

sưu tầm và thiết kế một số giáo án nhằm giáo dục lòng yêu thương cho trẻ.
Giáo án 1: Khám phá: Mình thật đáng yêu (Tiến hành trong 20 phút)
* Mục tiêu:
Học xong bài này trẻ học được cách tin tưởng vào bản thân của mình, trẻ
chấp nhận và hài lòng với bản thân, trẻ sẽ có được tình bạn phù hợp với tính
cách của chúng.
12/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
* Chuẩn bị:
- Gương soi, máy ảnh, máy ghi âm, băng nhạc, hình vẽ tô viền cơ thể,
tranh tô màu quần áo,...
- Bài hát: "Bạn có biết tên tôi", nhạc Paul Read và lời việt của Lê Đức Thu Hiền.
* Tiến hành:
- Ổn định: Cho trẻ hát: "Bạn có biết tên tôi".
Hỏi trẻ: Bài hát nói lên điều gì?
- Bài hát nói về bản thân chúng ta ai cũng có một cái tên? Cái tên đó thật
tuyệt vời và nó gắn liền với bản thân chúng ta. Hỏi trẻ: Con hãy giới thiệu tên
của mình cho cô và các bạn cùng nghe nào? Con thấy con đáng yêu như thế
nào? Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bản thân xem mình đáng
yêu như thế nào nhé!
- Hoạt động 1: Soi gương
Giáo viên cho trẻ soi gương
Hỏi trẻ: + Con thấy ai trong gương?
+ Người trong gương trông có đáng yêu không?
+ Và đáng yêu ở điểm nào?
+ Tại sao con lại đáng yêu? (Cô chấp nhận tất cả các câu trả lời của trẻ và
nói thêm: “Tất cả các con đều đáng yêu, đơn giản vì các con là chính mình”.
- Hoạt động 2: Chụp ảnh

+Cô chụp những hình ảnh có ý nghĩa đối với trẻ (hoàn thành công việc,
xây xong tòa nhà, đóng vai...), hình ảnh giúp trẻ nhận ra mình trông như thế nào
khi học bài, khi chơi.
+ Cô lần lượt hỏi từng trẻ: Đây là ai? Đang làm gì? Trông con như thế nào?
- Hoạt động 3: Máy ghi âm
Cô trò chuyện với từng trẻ hoặc các nhóm về tên, sở thích, gia đình... , ghi
âm giọng nói của từng em hoặc cả nhóm, sau đó phát lại rồi thảo luận với trẻ. Cô
hỏi: + Đây là giọng của ai? Nghe như thế nào? Con có thích không?
Cô yêu cầu mỗi trẻ hãy kể về một điểm tốt của mình và một điểm tốt của
bạn mình. Sau đó cô hỏi:
+ Khi được khen con cảm thấy như thế nào?
+ Ai cũng có những điểm tốt đáng yêu, hãy thể hiện cho mọi người biết về
điểm tốt đáng yêu của mình.
- Hoạt động 4: Trò chơi gọi tên và dấu hiệu cơ thể
13/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Cô cho trẻ chơi đổi chỗ theo dấu hiệu, đặc điểm trên cơ thể (màu áo, tóc
dài, tóc ngắn, cặp nơ, đeo vòng,...)
- Hoạt động 5: Vẽ tranh
Cô cho trẻ vẽ tranh sáng tạo, vẽ tranh chân dung về trẻ ,... sau đó cô ghi
tên của trẻ và viết bên dưới sản phẩm: “Mình thật đáng yêu bởi vì.....”
Gửi đến trẻ thông điệp: “Tất cả các con đều đáng yêu, đơn giản vì các
con là chính mình”.
Giáo án 2: Yêu thương là quan tâm, chia sẻ, lắng nghe (Tiến hành
trong 20 phút)
* Mục tiêu:
Học xong bài này trẻ học được cách lắng nghe, quan tâm, chia sẻ với
người khác.

* Chuẩn bị:
- Hai ống bơ bằng giấy có nối dây ở hai đầu.
- Bài hát "Lớp chúng ta đoàn kết".
* Tiến hành:
- Ổn định: Cho trẻ chơi trò chơi “Reng, reng, reng”.
- Hoạt động 1: Điện thoại bạn bè
Cô hỏi trẻ:
+ Khi hai người cùng nói thì con có nghe thấy gì không?
+ Khi nào con nghe thấy tiếng bạn?
+ Con cảm thấy thế nào khi nghe được?
+ Khi không nghe được con cảm thấy như thế nào?
Cách chơi: Sử dụng hai ống bơ bằng giấy và một sợi dây để mô phỏng một
chiếc điện thoại. Cho trẻ chơi thành từng cặp và cùng nhau trang trí cho những
chiếc ống nghe bằng giấy đó.
Giải thích cho trẻ cách nối sợi dây với hai ống giấy để có thể nói và nghe được.
Hỏi trẻ xem điều gì sẽ xảy ra nếu:
+ Cả hai người cùng nói vào ống nghe
+ Chỉ một người nói
+ Một người ngừng nói
+ Cả hai người ngừng nói
Gửi đến trẻ thông điệp: Hãy lắng nghe khi người khác nói.
- Hoạt động 2: Kết bạn
14/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
+ Một vài trẻ mới đi học không biết làm thế nào để kết bạn với những trẻ
khác, chúng không nhận ra rằng mình cần phải gặp gỡ và bắt đầu một cuộc nói
chuyện để làm bạn với nhau. Tổ chức một buổi giao lưu dạy trẻ cách bắt tay và
gặp gỡ nhau.

+ Cô chỉ ra cho trẻ cách chào hỏi lịch sự (bắt tay thật chặt, nhìn vào mắt
người nói chuyện,..)
+ Cho trẻ đứng thành hai vòng đồng tâm, xếp sao cho những trẻ ở vòng
tròn bên trong sẽ đứng đối diện với những trẻ ở vòng tròn bên ngoài.
+ Cho trẻ hát, vận động theo nhạc bài hát: “Lớp chúng ta đoàn hết”.
- Hoạt động 3: Chúc bạn chóng khỏe
Nếu trong lớp có một trẻ bị ốm và không thể đến lớp, cô cho trẻ làm một
tấm thiệp thăm hỏi và chúc bạn mau khỏe.
Gửi đến trẻ thông điệp: Yêu thương là quan tâm, chia sẻ.
c/ Thông qua các giờ cho trẻ khám phá khoa học, tôi dạy các con biết:
“Tình yêu là chăm sóc thiên nhiên - con vật”
Sau khi tìm hiểu về đặc điểm gia đình của các cháu, tôi thấy đa phần gia
đình các cháu ở nhà có diện tích chật hẹp, có gia đình thì đi thuê, hoặc là nhà
tầng không có sân vườn nên trẻ ít được tiếp xúc, khám phá môi trường xung
quanh. Vì vậy, khi ở lớp tôi luôn gieo cho trẻ tình yêu thương chăm sóc thiên
nhiên, con vật. Tôi tạo cho trẻ một góc thiên nhiên xanh, sạch, đẹp với các loại
nguyên vật liệu mở để trẻ có thỏa sức khám phá, thực hành kĩ năng gieo hạt,
trồng cây, chăm sóc cây xanh. Tôi luôn đặt ra các câu hỏi: Các con có biết cây
xanh lớn lên như thế nào không? Cây xanh dùng để làm gì? Cây xanh đem lại
lợi ích gì cho chúng ta và môi trường? Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải
làm gì? Chúng mình sẽ chăm sóc bảo vệ cây xanh như thế nào? Qua đó tôi giáo
dục trẻ tình yêu thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh như bắt sâu, nhổ cỏ,
tưới nước, chăm bón cho cây thường xuyên, không hái lá, ngắt hoa, bẻ cành để
cây cho nhiều bóng mát, những bông hoa thơm, những quả chín ngọt lành, giải
thích cho các con hiểu và biết trân trọng thành quả của người lao động.

15/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi


Hình ảnh: Trẻ chăm sóc vườn rau
Giờ đây trẻ lớp tôi đã thành thạo kỹ năng gieo hạt, chăm sóc cho cây mà
không cần cô giúp đỡ, các con cảm thấy rất vui khi thấy vườn rau của mình lớn
lên hằng ngày.
Không chỉ dạy trẻ biết yêu quí thiên nhiên, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, tôi còn
tạo cơ hội cho trẻ được chăm sóc các con vật gần gũi với trẻ như mèo con, chó con,
gà con, chim, con cá,... Kết quả là trẻ rất thích thú tham gia các hoạt động này, qua
đó trẻ biết yêu thương, chia sẻ, quan tâm đến những người xung quanh mình.
d/ Dạy trẻ biết “Giải quyết xung đột - Nghĩ bằng trái tim”
Trong khi tổ chức các hoạt động ở tại lớp, tôi thấy phần lớn những trẻ dễ
gặp xung đột là những trẻ không thể hòa đồng, nhút nhát hoặc không có khả
năng chia sẻ. Và trẻ thường hay tranh cãi, mách lẻo, đánh hoặc cắn bạn,... Khi
thấy cháu này đẩy cháu khác, tôi liền bảo cháu bị đẩy nói một cách cương quyết,
nhưng ôn tồn với bạn của mình những gì cháu không thích. Ví dụ: “Mình không
thích bạn xô đẩy mình như vậy. Cánh tay là để ôm nhau, không phải để đẩy
nhau”. Và sau đó, tôi thấy xung đột của trẻ được giảm đi đáng kể. Tôi thường
cho trẻ ngồi thành hai vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong vòng tròn lớn, và hai
trẻ của hai vòng tròn ngồi đối diện vào nhau lần lượt kể con thích (không thích)
bạn như thế nào với con. Có trẻ nói với bạn rằng: Mình thích bạn chia sẻ đồ chơi
cho mình hay mình không muốn bạn đẩy mình,...

16/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi

Hình ảnh: Trẻ trò chuyện với nhau
Cho trẻ thể hiện lòng yêu thương với các bạn trong lớp qua lời nói, lời
chúc, gắn kết tình bạn bằng những cái “ôm” thật chặt. Hoạt động này giúp trẻ

được cảm nhận lòng yêu thương của bạn dành cho mình và tình cảm của mình
dành cho bạn. Khi các con cho đi tình yêu thương thì các con cũng sẽ nhận lại
được tình yêu thương của mọi người.

Hình ảnh: Trẻ thực hành: “Cánh tay là để ôm nhau"
e/ Giáo dục lòng yêu thương qua giờ hoạt động góc.
Trong trường mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ
mẫu giáo, trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa đặc biệt. Trong quá
trình chơi trẻ được làm quen với xã hội người lớn. Ví dụ: Trẻ chơi “Trò chơi gia
đình” trẻ đóng giả làm bố, mẹ ru con (búp bê) ngủ, xúc cơm cho búp bê ăn, mặc
quần áo, chải tóc,..., trẻ nhận biết được mối quan hệ và thể hiện lòng yêu thương
17/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
đối với các thành viên trong gia đình. Khi chơi trẻ có tình cảm với bạn bè, có
tinh thần trách nhiệm trước nhóm chơi, đôi khi biết hy sinh ý muốn cá nhân vì
lợi ích chung của cả nhóm chơi. Tôi luôn nhắc nhở trẻ biết chơi đoàn kết,
nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè, biết bảo vệ và giữ gìn đồ dùng đồ chơi, lấy và cất
đúng nơi qui định gọn gàng, ngăn nắp.

Hình ảnh: Trẻ biết chia sẻ đồ chơi cho bạn
Ở góc yêu thương tôi tổ chức cho trẻ làm đầy mình bằng lòng yêu thương
thông qua các hoạt động: vẽ, xé - cắt dán, tô màu hình trái tim, làm những hộp
quà yêu thương,.. để tặng người mà bé yêu quý (bạn bè, cô giáo, em nhỏ, người
thân,..).

Hình ảnh: Trẻ vẽ, tô màu, xé dán những trái tim yêu thương .
18/30



Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Hay ở góc tạo hình tôi cho trẻ: ''Làm món quà tặng ông bà'', ''Trang trí bưu
thiếp”, “Vẽ tranh tặng mẹ ngày 8/3”,... kèm những lời chúc tốt đẹp để tặng ông
bà, bố mẹ, anh chị em. Qua đó, trẻ biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương những
người thân trong gia đình.

Hình ảnh: Trẻ vẽ tranh, trang trí thiệp tặng mẹ ngày 8/3
g/ Giáo dục lòng yêu thương qua giờ hoạt động ngoài trời.
Khi cho trẻ tham gia các giờ hoạt động ngoài trời, tôi luôn nhắc nhở các con
đi lại sao cho nhẹ nhàng, không xô đẩy các bạn, đi theo hàng lối, biết chờ đợi khi
đến lượt mình. Dạy bảo các con biết nhận ra lỗi sai và biết xin lỗi, khi người lớn
cho quà biết nói lời cảm ơn và đón nhận bằng hai tay, biết trân trọng món quà
được tặng, nếu là đồ ăn thì khi ăn phải từ tốn, chậm rãi, không nên vừa ăn vừa nói
sẽ mất lịch sự, ăn xong các con biết bỏ vỏ vào thùng rác, không vứt bừa bãi ra sân
trường và nơi công cộng. Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường trong và
ngoài lớp, biết đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. Ngoài ra tôi còn dạy các con biết
yêu thương những người lao động xung quanh mình như ông bảo vệ, bác lao
công, cô cấp dưỡng bằng những lời chào hỏi, lời chúc tốt đẹp.
h/ Giáo dục lòng yêu thương qua các hoạt động lễ hội.
Việc tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ ở trường mầm non là một trong
những hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, hoạt động này giúp trẻ

19/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
được trải nghiệm với các cảm xúc tích cực. Qua đó trẻ được học và chia sẻ các
kĩ năng sống với bạn bè, cô giáo và cha mẹ.
Hiểu biết sâu sắc vấn đề đó nên đầu năm học tôi cùng ban phụ huynh lớp

và cô giáo làm cùng thống nhất các kế hoạch hoạt động lễ hội cho các cháu như:
Ngày 20/10, Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3. Với mỗi ngày lễ
hội chúng tôi luôn sáng tạo và sử dụng linh hoạt các hình thức khi tổ chức để lôi
cuốn trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.

Hình ảnh: Trẻ khám phá ngày “Noel”

Hình ảnh: Trẻ gói bánh chưng, khám
phá ngày “Tết Nguyên Đán”

3.4 Biện pháp 4: Sưu tầm các câu chuyện, bài hát có nội dung ý nghĩa
giáo dục lòng yêu thương để dạy trẻ.
Ngoài những câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao, đồng dao có nội dung, ý
nghĩa giáo dục lòng yêu thương cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non, tôi đã
tìm hiểu tài liệu và sưu tầm thêm một số câu chuyện, bài hát về giáo dục lòng yêu
thương để giáo viên áp dụng, lồng ghép vào các hoạt động nhằm thu hút hứng thú
của trẻ và đạt kết quả cao hơn trong việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ.
* Câu chuyện:
Những miếng bọt biển hạnh phúc (Teresa Garcia Ramos)
Ngày xửa ngày xưa, ở một đại dương nọ, có những miếng bọt biển sống rất
hạnh phúc. Không phải là đại dương bình thường, mà là đại dương yêu thương. Vì
thế những miếng bọt biển này lúc nào cũng tràn đầy tình yêu thương.

20/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Một lần bọt biển quyết định vào bờ chơi, nó cuộn tròn trên sóng biển và
vào đến bờ lúc nào không hay. Nó thấy gì trên bãi biển? Đó là một cô bé đang
ngồi trên bờ cát.

Cô bé dường như không để ý gì đến đại dương xanh đẹp và cũng không
để ý tới bầu trời xanh trong. Cô bé chỉ cúi mặt xuống đất. Cô bé có vẻ không
hạnh phúc. Bọt biển ngạc nhiên khi nhìn vào khuôn mặt buồn bã của cô bé. Nó
không hiểu sao cô bé lại buồn chán dưới ánh nắng vàng đẹp như vậy. Bọt biển
lên tiếng: “Chào bạn, cô bé nhỏ! Sao vậy? Bạn có vẻ không vui. Mình thường
nghe nói đến những cô bé và cậu bé luôn cười cơ mà!”
Cô bé miễn cưỡng đáp: “Không đúng thế đâu. Ở đây có nhiều người buồn
lắm”. Cô ngước nhìn bọt biển một cách chăm chú và nói “ Mình rất ngạc nhiên
khi nhìn thấy một miếng bọt biển hạnh phúc như bạn. Mình chưa từng nhìn thấy
một khuôn mặt nào hạnh phúc như vậy. Sao bạn hạnh phúc thế?”.
Bọt biển mỉm cười: “Dễ lắm! Đây là đại dương tình yêu, nên những miếng bọt
biển chúng mình thường xuyên hút nước tình yêu vào. Sau đó chúng mình chia sẻ tình
yêu cho nhau. Có khi miếng bọt biển nào đó xao lãng và quên nhận tình yêu, thì cũng có
xảy ra một số tai nạn. Nghĩa là nó cũng cảm thấy buồn phiền hay cáu giận”.
Cô bé rướn người, háo hức hỏi: “Khi đó các bạn làm gì?”. Bọt biển nhìn
cô bé dịu dàng trả lời: “Chúng mình sẽ đến bên miếng bọt biển đó!”. Cô bé
càng tò mò: “Rồi làm gì nữa?”. “Tụi mình đã hút đầy nước yêu thương và vắt
nước yêu thương ấy cho bạn bọt biển buồn phiền hay cáu giận đó”. Bọt biển
nháy mắt: “Thế thôi, dễ lắm”.
Cô bé chân thành: “Bạn đúng là bạn của mình, Bọt biển ạ. Mình muốn
được như bạn. Những cậu bé và cô bé chúng mình có thể hấp thụ yêu thương và
sẽ hạnh phúc như bạn không?”.
Bọt biển chắc chắn: “Dĩ nhiên là được!”.
Cô bé chợt nhớ: “Mình không phải là bọt biển! Mình là một cô bé. Làm
sao mình có thể làm được?”.
Bọt biển tự tin: “Không sao! Chỉ cần bạn tin vào tình yêu. Bạn giống bọt
biển vì bạn có thể tự làm đầy mình bằng tình yêu thương, và bạn có thể cho đi
tình yêu đó”.
Cô gái thốt lên vui vẻ: “Thật tuyệt vời! mình sẽ thử!”. Cô bé bắt đầu hít
thở thật sâu. Cô bé để ý hít vào tình yêu thương và thở ra. Cô bé mỉm cười đồng

ý: “Đúng thật! Mình thấy hạnh phúc hơn rồi!”.
21/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Bọt biển nói: “Thấy không, rất dễ. Đối với tình yêu, tất cả chúng ta đều
như nhau”.
* Bài hát 1:
Tình yêu sẽ là gì đó, nếu được cho đi
Tình yêu sẽ là gì đó, nếu con cho đi.
Con cho đi, cho đi.
Tình yêu sẽ là gì đó, nếu con cho đi.
Và rồi, con sẽ nhận được nhiều hơn...
Tình yêu như một đồng xu có phép màu.
Càng giữ chặt thì càng không có.
Hãy cho mượn, chi sài và con sẽ được nhiều
Những đồng xu hơn nữa
* Bài hát 2:
Người bạn thân màu xanh
Điệp khúc:
Người bạn thân luôn biết quan tâm
Ngay lập tức xuất hiện khi cần
Người bạn thân ấy
Có màu xanh biếc
Là điều bé nghĩ cho bạn.
Người bạn của bé
Lời:
Những lúc bé buồn, người bạn ấy nói
Nói cho tớ biết
Nỗi buồn sẽ qua.

Bạn cho bánh ngọt, cả đồ chơi nữa
Không hay chút nào nếu làm bạn ngã
Không hay chút nào khi làm bạn buồn.
* Bài hát 3:
Chia sẻ
Điệp khúc:
Thật đẹp khi em biết
Chia sẻ, chia sẻ, và chia sẻ.
Thật hay khi em biết
Quan tâm, quan tâm và quan tâm.
Em có bạn khắp nơi
22/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Khi em biết chia sẻ.
Lời:
Em nhường búp bê đẹp?
Em đưa bạn đồ chơi
Cùng chơi và cùng chơi
Tự nhiên biến thành hai!
Ai kia, có phải Johnny?
Cùng chơi nào Johnny
Chúng ta cùng chơi nhé
Và có thêm bạn mới.
(Đóng góp của Max và Marcia Nass)
* Bài hát 4:
Ai đó nói: Mình yêu bạn
Ai đó nói: “Mình yêu bạn
Mình muốn là bạn của bạn”,

Thì trái tim mình hạnh phúc
Và hài lòng.
La, la, la, la, la.
La, la, la, la, la.
La, la, la, la, la.
La, la, la, la.
Ai đó nói: “Bạn là ngôi sao đáng yêu,
Mình muốn tỏa sáng như bạn”,
Thì trái tim mình hạnh phúc
Và hài lòng.
* Bài hát 5:
Những ngôi sao hạnh phúc
Em hạnh phúc, em hạnh phúc,
Em là một ngôi sao,
Em hạnh phúc, em hạnh phúc
Em là một ngôi sao,
Em hạnh phúc khi nhớ
Em luôn tỏa sáng,
Em hạnh phúc, em hạnh phúc
Em là một ngôi sao.
23/30


Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Em trao tình yêu thương
Cho mọi người từ trong tim
Em trao ánh sáng cho mọi người,
Làm họ cũng tỏa sáng.
3.5 Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập.
Xây dựng môi trường giáo dục với nhiều góc mở tạo cơ hội cho trẻ chủ

động học tập, rèn luyện kỹ năng theo trình độ, khả năng của mỗi cá nhân trẻ là
một trong những tiêu chí của đổi mới chương trình giáo dục hiện nay.
Chính vì vậy, xây dựng môi trường hoạt động tốt là nhằm tạo cơ hội cho
trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm củng cố những kiến thức đã lĩnh hội được
trong tiết học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Ngoài ra còn giúp trẻ
giảm bớt căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập và cung cấp nhiều vốn kinh
nghiệm trong cuộc sống cũng như ý thức tự lao động phục vụ. Xây dựng môi
trường hoạt động cho trẻ vui chơi còn hình thành ở trẻ những tình cảm đẹp đẽ,
tình yêu thương đối với trường lớp, cô giáo, bạn bè, ông bà, cha mẹ và những kỹ
năng cần thiết trong quá trình ứng xử giao tiếp với mọi người xung quanh.
Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi
được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt. Mỗi kệ góc tôi đều thay đổi
và làm mới để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn được sắp xếp
ngăn nắp. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản
phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé, nặn các sản phẩm để trang trí các góc.
Cô giáo là trung tâm hướng trẻ tới các giá trị sống, kỹ năng sống; qua các
tập thơ truyện, tạp chí, họa báo,... mở ra ý nghĩa, truyền cho thính giả nhỏ tuổi
những tình cảm, xúc cảm với mọi người, mọi vật xung quanh, hiểu và biết cách
thể hiện lòng yêu thương ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi
đã sưu tầm sách văn học, những tập thơ truyện, các hoạ báo, tạp chí, tranh rối
làm bằng bìa giấy màu (do trẻ và cô tự làm) có nội dung giáo dục lòng yêu
thương trưng bày ở góc "Yêu thương" để tạo môi trường học tập cho trẻ, để trẻ
được xem, được quan sát và được tìm tòi khám phá một cách có hiệu quả nhất.
a/ Xây dựng môi trường học tập cho trẻ thông qua việc bố trí góc chơi
phù hợp với lớp học.
Để hoạt động vui chơi của trẻ đạt kết quả tốt thì trước hết phải xây dựng
được góc chơi phù hợp.
Ví dụ: Khu vực góc chơi thiên nhiên tôi bố trí ngoài hành lang phía trước
của lớp, để tận dụng ánh sáng cho cây cối, vừa để tạo cảnh quan cho lớp. Tôi xây
24/30



Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
dựng góc“Yêu thương”, cho các cháu ngồi vào phía ngoài gần cửa sổ, tách riêng
các góc chơi khác, để các cháu được yên tĩnh xem sách, xem truyện, làm những
món quà, bưu thiếp, trái tim, nói những lời yêu thương mà không bị ảnh hưởng.
b/ Xây dựng môi trường học tập thông qua việc chọn tiêu đề, tranh ảnh
thu hút sự chú ý của trẻ.
Ví dụ : Ở góc yêu thương, tôi cho trẻ làm những trái tim đầy màu sắc bằng
bìa cứng để trang trí, có bàn học, trải chiếu, sách truyện và lấy tên góc là “Góc
yêu thương” để thu hút trẻ.

Hình ảnh: Góc yêu thương.
Ngoài việc lựa chọn tiêu đề ra, tôi còn chú ý tới tranh ảnh của mẫu gợi ý trong
góc chơi. Vì ở trẻ khả năng tư duy chưa bền, trẻ dễ nhớ, mau quên. Nên trong
mỗi chủ điểm, mỗi góc chơi cần có tranh mẫu gợi ý cung cấp kiến thức cho trẻ
quan sát. Những bức tranh mẫu đó phải có hình ảnh sinh động, màu sắc đẹp, thu
hút trẻ, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ

25/30


×