Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một vài kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt tiết kể chuyện môn làm quen văn học ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.38 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt tiết kể
chuyện môn Làm quen văn học ở trường Mầm Non bán
công Đông Hồ Thị xã Hà Tiên.

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta biết rằng mục tiêu của ngành học Mầm non là hình thành cho
trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo
những tiền đề cần thiết về thể chất, tâm lý, trí tuệ, tình cảm xã hội … để chuẩn
bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. Một trong những môn học trong chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non góp phần hoàn thành mục tiêu
trên đó là dạy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Ở lứa tuổi mẫu giáo, việc
hình thành và phát triển hoạt động văn học là một hình thức quan trọng nhằm
phát huy tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ. Cuộc sống hiện đại
dù có nhiều phương tiện vui chơi giải trí và học tập hấp dẫn, nhưng ngay lập tức
chưa thể giúp trẻ định hướng và cảm nhận môi trường xung quanh để trẻ dần
phát huy tiềm năng của mình. Trong tình hình như vậy, những câu chuyện kể là
những bài học đầu tiên rất gắn bó và có tác dụng bồi dưỡng đời sống tinh thần
cho trẻ, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, trẻ cảm nhận được
vẽ đẹp của từ ngữ nghệ thuật góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ. Từ đó khơi dậy ở trẻ tình cảm yêu mến, trân trọng và giữ gìn tiếng
Việt.
Hoạt động cho trẻ làm quen văn học ở trường Mầm non rất đa dạng,
phong phú. Nếu như đọc thơ, ca dao, đồng dao, vè … giúp trẻ cảm nhận nhịp
điệu, âm điệu, khả năng ghi nhớ làm tăng thêm vốn từ, thì kể chuyện giúp trẻ
cảm nhận được tính cách, hành động, tâm trạng của các nhân vật, từ đó trẻ biểu
lộ thái độ, tình cảm của mình trước các nhân vật trong truyện. Còn dạy trẻ kể lại
1



chuyện giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển vốn từ, trẻ
biết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm thì hoạt động kể chuyện sáng tạo sẽ
giúp cho trẻ có cơ hội phát triển trí sáng tạo, biết diễn đạt theo hiểu biết và cảm
xúc của mình. Cuối cùng, dạy trẻ đóng kịch là hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ, trí thông minh, lòng tự tin và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. Có thể nói Làm
quen văn học là môn học giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Hiện nay việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen văn học theo hướng đổi
mới đã qua giai đoạn thử nghiệm và đang đi vào thực hiện đại trà. Thế nhưng
trong thực tế, vẫn còn không ít giáo viên mầm non gặp phải khó khăn, lúng túng
trong việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp, biện pháp dạy học
để tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Băn khoăn trước những điều
này, tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm giúp giáo viên dạy tốt tiết kể chuyện
môn làm quen văn học ở trường Mầm non bán công Đông Hồ Thị xã Hà Tiên.
Đề tài này trước đây có thể đã có người nghiên cứu, tuy nhiên, với đặc
điểm riêng của từng trường, từng thời điểm giáo viên mắc những nhược điểm
khác nhau, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này để có thêm một số kinh
nghiệm trong việc giúp giáo viên dạy tốt hơn môn Làm quen văn học ở trường
mầm non.
2. Phạm vi chọn đề tài
Như trên đã nói, hoạt động cho trẻ Làm quen văn học ở trường mầm non
rất đa dạng, bao gồm dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch
… nhưng ở phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến việc giúp giáo viên dạy tốt tiết
kể chuyện ở trường Mầm non bán công Đông Hồ, năm học 2008 – 2009.

THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Trường Mầm non bán công Đông Hồ gồm có 02 phân hiệu đều toạ lạc
trên phường Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên, là trường bán trú duy nhất trên địa bàn
Thị xã. Trường có 10 phòng học, nhưng trong đó có 08 phòng được cải tạo lại từ
các phòng của kho lương thực và Uỷ ban nhân dân cũ trước đây.Gồm có các
khối lớp sau:

2


+ Nhà trẻ: 02 lớp
+ Khối Mầm: 03 lớp
+ Khối Chồi: 03 lớp
+ Khối Lá: 02 lớp
Các phòng học tuy nhỏ hẹp nhưng được trang bị tương đối đầy đủ các
phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
*Về tình hình đội ngũ giáo viên:
Trong năm học 2008 – 2009 trường có 22 giáo viên bao gồm các trình
độ sau:
Bảng 1
Trình độ
Số liệu
Số lượng
Tỉ lệ

Trung

Trung

THCS

THPT

Sơ cấp

cấp


cấp

Cao đẳng

5
20%

18
80%

SPMN
2
9%

SPTH
2
9%

SPMN
13
59%

3
14%

Đại học
2
9%

Tổng số

22
100%

Qua đánh giá xếp loại hàng năm, thì năm học 2008 – 2009 đội ngũ giáo
viên được xếp loại như sau:
Bảng 2
Trình độ
Xếp loại
Đạt yêu cầu
Khá
Giỏi
Tổng cộng

Sơ cấp

Trung cấp

Trung cấp

Cao đẳng

2
0
0
2

SPTH
0
1
1

2

SPMN
0
5
8
13

0
2
1
3

Đạihọc Tổng số
0
1
1
2

2
9
11
22

Qua số liệu thống kê ở bảng 1 cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ
giáo viên ở trường Mầm non bán công Đông Hồ vẫn chưa đạt chuẩn (còn 02
giáo viên sơ cấp và 02 giáo viên trung cấp sư phạm Tiểu học). Còn số liệu ở
bảng 2 cho thấy khả năng tổ chức hoạt động cho trẻ ở giáo viên: 02 đạt yêu cầu;
09 khá; 11 giỏi.
* Về tình hình thực hiện môn học:

Chuyên đề Làm quen văn học - chữ viết đã kết thúc được 03 năm, nhưng
trường Mầm non bán công Đông Hồ vẫn tiếp tục thực hiện sau chuyên đề.
3


Không thể phủ nhận rằng, chuyên đề đã mang lại những thay đổi tích cực trong
việc tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non. Các tiết kể
chuyện giờ đây sinh động hơn, giáo viên tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ trải
nghiệm hơn như: phần đàm thoại, trẻ có thể tham gia giả giọng các nhân vật;
nhận ra các nhân vật qua hình ảnh; nhận xét tính cách các nhân vật; đặt tên câu
chuyện; làm quen với cách viết, cách đọc từ dưới tranh …
Tuy nhiên, việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học của một số
giáo viên ở trường Mầm non bán công Đông Hồ vẫn còn một vài hạn chế nhất
định, đó là:
- Khả năng kể diễn cảm của giáo viên phần lớn chỉ dừng lại ở mức thể
hiện ngữ điệu giọng của các nhân vật trong câu chuyện;
- Các tiết kể chuyện còn rập khuôn theo các tiết mẫu mà Sở giáo dục đã
tập huấn;
- Các trò chơi chuyển tiếp được sử dụng trong giờ kể chuyện còn đơn điệu
nghèo nàn;
- Khả năng sử dụng đồ dùng kết hợp với lời kể còn lúng túng …
Những hạn chế nêu trên chủ yếu bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Do trình độ đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, trong đó có 05 giáo viên
chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông, 04 giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ giáo
viên mầm non( xem bảng 1). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao.
- Đa số giáo viên có thói quen dạy học phải đi đúng các bước lên lớp một
cách rập khuôn, cứng nhắc. Chính thói quen này đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội dạy
học theo tình huống, cơ hội để trẻ khám phá, tự hoạt động để khẳng định mình.
Thay đổi thói quen nghề nghiệp này rất khó, đòi hỏi phải có thời gian và quá

trình rèn luyện của mỗi giáo viên.
- Một số giáo viên có tâm lý còn ỷ lại, trông chờ vào sự hướng dẫn, gợi ý
của tổ khối và chuyên môn, nếu được hướng dẫn tỉ mỉ, kỹ càng thì họ làm rất
tốt. Từ đó, có thể thấy rằng giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng các hình thức dạy
học đa dạng để giờ kể chuyện sinh động, phong phú hơn.
4


- Hơn nữa, Làm quen văn học là bộ môn mang tính nghệ thuật cao và khó
nên các giáo viên phải bỏ nhiều công sức để luyện tập. Bên cạnh đó, một số giáo
viên còn có tư tưởng “ việc đến đâu hay đến đấy ” chứ chưa chủ động rèn luyện
các kỹ năng để dạy tốt tiết kể chuyện trên lớp.
Từ những nguyên nhân và hạn chế nêu trên, tôi đã đề ra một số biện pháp
khắc phục như sau:

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1/ Giúp giáo viên rèn kỹ năng kể diễn cảm tác phẩm văn học:
Trẻ mẫu giáo chưa biết đọc nên việc tiếp nhận các thể loại văn học nghệ
thuật phải qua khâu trung gian là cô giáo - với tư cách là người đọc trực tiếp rồi
kể lại cho trẻ nghe. Với cách tiếp nhận gián tiếp như vậy, những cảm xúc và khả
năng cảm thụ trực giác cũng như tính chủ động ở trẻ sẽ phần nào bị mất đi. Do
đó, đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng mọi sắc thái của ngữ điệu giọng và các
phương pháp biểu cảm khác để đưa tác phẩm văn học đến với trẻ một cách hiệu
quả nhất.
Tuy nhiên, qua phân tích các tiết dự giờ môn Làm quen văn học của giáo
viên, tôi nhận thấy rằng: giáo viên thể hiện rất tốt các câu chuyện có nhiều đoạn
đối thoại; có thể lên giọng hoặc xuống giọng ở những câu đối đáp; thay đổi ngữ
điệu theo từng tính cách của nhân vật… Chẳng hạn: giọng dê trắng yếu ớt run
sợ, giọng dê đen mạnh mẽ đanh thép, giọng chó sói ồm ồm hung ác… (chuyện
Chú dê đen - chủ điểm Động vật). Nhưng đối với những câu chuyện không có

hoặc có rất ít những đoạn đối thoại như chuyện sự tích Cây vú sữa, Quả bầu tiên
… thì hầu như giáo viên chỉ thể hiện được cách ngắt giọng logic kết hợp điệu bộ
minh hoạ, còn các thủ thuật khác gần như không sử dụng đến, từ đó ảnh hưởng
rất lớn đến việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật mà tác phẩm
văn học mang đến cho trẻ.
Để khắc phục tình trạng này, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi
phân tích các ưu, nhược điểm giúp giáo viên biết được khả năng kể chuyện mình
cùng tìm biện pháp để nâng cao kỹ năng kể diễn cảm cho mỗi người. Muốn kể
5


diễn cảm một tác phẩm văn học, đòi hỏi người kể phải có sự chuẩn bị kỹ càng,
phải nghiên cứu tác phẩm, nắm chắc nội dung và hiểu thấu được chủ ý của tác
giả. Việc thông hiểu nội dung giúp giáo viên định ra được thái độ của mình đối
với các nhân vật và hành động của chúng, nhìn thấy rõ hơn các hình tượng và
bối cảnh hoạt động. Trong quá trình nghiên cứu tác phẩm, giáo viên phải vạch ra
những phương tiện truyền đạt nghệ thuật. Đó là tất cả những ngữ điệu muôn vẽ
và sắc thái trầm bổng phong phú của giọng kể, nhịp điệu phù hợp với nội dung
tác phẩm sẽ góp phần tạo ra bức tranh chân thực có sức thuyết phục đối với trẻ.
Điều này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững nghệ thuật đọc và kể diễn cảm tác
phẩm văn học. Để giúp giáo viên nắm được các thủ thuật cơ bản khi kể các tác
phẩm văn học, tôi tiến hành như sau:
Giúp giáo viên hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng các thủ thuật cơ bản:
xác định thanh điệu, nhịp điệu, các cách ngắt giọng, nhấn giọng, kết hợp nét
mặt, điệu bộ của người kể … Trong một câu chuyện kể, thanh điệu, nhịp điệu có
thể thay đổi theo từng tình tiết, sự kiện của câu chuyện. Ví dụ: trong câu chuyện
Cóc kiện trời - Chủ đề Động vật sống trong rừng. Đoạn đầu câu chuyện mang
thanh điệu buồn với nhịp điệu chậm rãi thể hiện sự buồn rầu của vạn vật trước
sự khắc nghiệt của thời tiết; đoạn giữa với nhịp điệu hơi nhanh, mạnh thể hiện
sự giao tranh giữa binh tướng nhà trời với các con vật dưới trần gian; đoạn cuối

mang thanh điệu vui tươi thể hiện sự vui mừng, phấn khởi của các con vật khi
trời cho mưa xuống.
Riêng đối với ngắt giọng tâm lý, giáo viên phải biết được sử dụng thủ
thuật này nhằm làm cho câu chuyện có thêm sức sống, và gây được sự chú ý cho
người nghe. Ví dụ: trong câu chuyện Thần sắt – Chủ điểm Nghề nghiệp- “
Nhưng / lạ quá , / sáng hôm sau tỉnh dậy , / anh không thấy người ngủ trọ, /
cũng không thấy con ngựa đen đâu cả , / chỉ thấy / ở chổ người đó ngủ có / một
cục sắt đen sì ”. Những chổ ngắt giọng không có dấu câu là ngắt giọng tâm lý
nhằm gây cho người nghe sự tò mò, háu hức muốn biết xem điều gì sắp xuất
hiện. Những từ in đậm là những từ mang trọng âm khi kể cần nhấn giọng (có thể

6


lên giọng hoặc xuống giọng) vừa kìm tốc độ vừa ngắt giọng trước hoặc sau từ
mang trọng âm.
Khi sử dụng các thủ thuật nêu trên cần kết hợp với điệu bộ, nét mặt sẽ làm
tăng thêm cảm xúc cho tác phẩm. Nếu là câu chuyện vui, nét mặt người kể lộ vẽ
tươi cười, nếu câu chuyện buồn, người kể thể hiện vẽ u buồn trên nét mặt. Tuy
nhiên, việc sử dụng cử chỉ, nét mặt cần vừa phải, tránh lạm dụng sẽ gây phân sự
tán chú ý của trẻ đối câu chuyện kể.
Việc rèn luyện kỹ năng kể diễn cảm cần phải tiến hành thường xuyên, lâu
dài và có sự góp ý điều chỉnh thì kỹ năng này ở giáo viên ngày càng hoàn thiện
hơn.
2/ Khuyến khích, giúp đỡ giáo viên làm và sử dụng đồ dùng dạy học:
Ở trẻ mẫu giáo, tư duy phát triển chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng,
do đó, đồ dùng dạy học có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và
phát triển loại tư duy này. Các tiết học trong chương trình giáo dục trẻ mầm non
luôn luôn sử dụng đồ dùng trực quan và môn Làm quen văn học cũng không
phải là ngoại lệ. Bản thân các tác phẩm văn học vốn đã mang trong mình các

yếu trực quan thông qua các hình tượng nghệ thuật và sự diễn cảm của ngôn ngữ
nghệ thuật. Tác phẩm văn học không chỉ nêu ra các sự kiện trong cuộc sống mà
còn là thế giới đa dạng của các loài vật, con người với đủ mọi tính cách,các bức
tranh thiên nhiên với sự phong phú của màu sắc và âm thanh được vẽ lên bằng
ngôn ngữ nghệ thuật. Tuy nhiên, việc tiếp thu ngôn ngữ nghệ thuật ở trẻ còn hạn
chế nên đồ dùng dạy học chính là phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc cho trẻ
làm quen tác phẩm văn học.
Trong khi nghe kể chuyện và xem minh hoạ trẻ tiếp nhận thế giới của các
câu chuyện cả bằng tai và bằng mắt. Thế giới đó hiện ra trước mắt trẻ đa dạng và
đầy đủ các chi tiết. Đồ dùng trực quan giúp trẻ củng cố, khắc sâu những biểu
tượng mới được hình thành qua ngôn ngữ đọc, kể tác phẩm. Cho nên việc phối
hợp giữa ngôn ngữ diễn cảm với đồ dùng trực quan sẽ giúp cho trẻ cảm nhận tác
phẩm văn học đạt hiệu quả cao hơn.

7


Đồ dùng trực quan trong môn Làm quen văn học không chỉ là tranh minh
hoạ mà còn có rất nhiều loại khác như rối tay, rối que, rối dẹt, rối ống, rối dẹt
cắm que … Mỗi loại có cách sử dụng khác nhau: rối tay sử dụng với sân khấu
rối, rối dẹt gắn lên bảng nỉ hoặc bảng sắt, rối ống sử dụng trên mô hình … Trước
đây, đồ dùng trực quan được sử dụng chủ yếu là tranh liên hoàn để dạy trẻ làm
quen với tác phẩm văn học. Thế nhưng, sau chuyên đề Làm quen văn học - chữ
viết, nhà trường đã khuyến khích giáo viên làm và sử dụng nhiều loại đồ dùng
trực quan để giờ Làm quen văn học được sinh động hơn. Trẻ thích thú hơn khi
nghe kể chuyện với các con rối cử động và di chuyển một cách linh hoạt - điều
mà các bức tranh minh hoạ không làm được. Việc làm các con rối cũng không
thật sự dễ dàng, bởi không phải giáo viên nào cũng khéo tay như nhau. Với
những giáo viên khéo léo, có thể tự phác thảo và làm những con rối bằng
nguyên vật liệu, phế liệu khác nhau (vải, chai lọ, vỏ trứng, …) để làm nên các

con rối đẹp mắt. Riêng với những giáo viên khả năng vẽ chưa tốt có thể in hình
các nhân vật trong các câu chuyện hoặc lấy mẫu trên website Mầm non để làm
rối dẹt, rối ống…
Giúp giáo viên khai thác hiệu quả tính năng sử dụng các loại đồ dùng làm
được bằng cách chọn ra một số nhân vật trong các bộ con rối đã làm được tạo
thành những nhân vật mới trong câu chuyện khác. Ví dụ: Anh nông dân trong
câu chuyện Cây tre trăm đốt có thể làm anh nông dân trong chuyện Thần sắt,
người em trong chuyện Cây khế … Hoặc lấy 3 con rối trong chuyện Ba cô gái,
đội vương miện sẽ biến thành 3 cô tiên trong chuyện Ba cô tiên, công chúa Mỵ
Nương trong Sơn Tinh Thuỷ Tinh, nàng Tấm trong Tấm cám … Như vậy, có thể
tiết kiệm được thời gian và công sức cho giáo viên.
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là phủ nhận công dụng của các loại
tranh minh hoạ, tranh mô phỏng. Ở một số giờ Làm quen văn học vẫn sử dụng
những loại tranh này với có những dòng chữ to bên dưới bức tranh, hoặc sử
dụng tranh làm nền cho mô hình rối, hoặc dùng những bức tranh có các nhân vật
cử động cũng làm cho trẻ rất thích.

8


Trong thực tế, việc sử dụng đồ dùng dạy học phối hợp với giọng kể ở từng
giáo viên cũng con nhiều hạn chế. Giáo viên thường mắc các lỗi: chú ý vào động
tác rối thì quên lời, hoặc mãi kể chuyện nên quên diễn rối. Điều này đòi hỏi sự
luyện tập thường xuyên và lâu dài của mỗi giáo viên. Đối với những giáo viên
còn yếu về kỹ năng này tôi thường làm mẫu và góp ý chỉnh sửa để kỹ năng của
họ ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng cần
tránh lạm dụng phô trương về hình thức, bày ra cho đủ, cho đẹp nhưng thao tác
của giáo viên lại vụng về, lúng túng sẽ gây ra tác dụng ngược đối với trẻ.
3. Khuyến khích giáo viên sử dụng các trò chơi chuyển tiếp làm cho
giờ học thêm sinh động:

Chúng ta biết rằng hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Do đó, các tiết
học ở lớp mẫu giáo thường sử dụng các trò chơi chuyển tiếp để giờ học thêm
hấp dẫn, thu hút trẻ và làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn. Những trò
chơi chuyển tiếp sẽ giúp cho mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ gần gũi
nhau hơn. Trong thực tế, khi tổ chức các hoạt động giảng dạy, giáo viên cũng có
sử dụng trò chơi chuyển tiếp, nhưng hết sức đơn điệu, chủ yếu là các trò chơi “
Trời mưa”; “Con thỏ”; “Trời tối, trời sáng” … rất dễ nhàm chán. Để có thêm
nhiều trò chơi mới, khuyến khích giáo viên tìm tòi tạo ra các trò chơi ngay trong
các câu chuyện kể. Bản thân trong quá trình công tác đã xây dựng một số trò
chơi chuyển tiếp từ các tình tiết trong câu chuyện đang kể. Ví dụ:
* Trò chơi “Khắc nhập - Khắc xuất”: dùng để chuyển tiếp giữa phần kể
cho trẻ và phần đàm thoại khi dạy Cây tre trăm đốt: Cô hỏi:
- Các con có thích làm cây tre thật dài có nhiều đốt tre không? – Sau đó cô
đọc “ Khắc nhập, khắc nhập” từng trẻ lần lượt nối đuôi nhau làm một cây tre
thật dài (mỗi trẻ là một đốt tre), vừa đi vừa đọc:
Tôi là cây tre
Thân dài nhiều đốt
Tôi giúp cho người
Làm nhiều việc tốt
Khi cô đọc “Khắc xuất, khắc xuất” các đốt tre rời ra, trẻ về vị trí để đàm thoại.
9


*Trò chơi “Hái hoa giúp thỏ em”: trò chơi chuyển tiếp khi kể chuyện Ai
đáng khen nhiều hơn: Cô và cả lớp vừa làm động tác hái hoa vừa hát vừa nhảy
theo nhịp bài hát:
Ta đi vào rừng
Ta tìm bông hoa
Bông nào tươi nhất
Ta mang về nhà

*Trò chơi “Kéo lưới”: - Chơi chuyển tiếp khi kể chuyện Sự tích Hồ
Gươm, được mô phỏng từ chi tiết các binh sĩ cuả vua Lê kéo lưới trên hồ, trẻ
vừa làm động tác kéo lưới vừa hát “Dô ta nào! Kéo lưới nhanh tay nào!”
Các trò chơi chuyển tiếp nêu trên vừa giúp trẻ luyện phát âm, vừa làm cho
giờ học thêm sinh động và vui nhộn hẳn lên khi cả lớp tham gia chơi cùng cô
giáo. Bên cạnh các trò chơi chuyển tiếp, giáo viên có thể sử dụng các nhân vật,
các tình tiết trong câu chuỵên để xây dựng nên các trò chơi luyện tập hoặc lồng
ghép tích hợp để giờ Làm quen văn học đa dạng phong phú hơn:
* Trò chơi “Mô phỏng hành động các nhân vật”: Ví dụ khi kể chuyện
Cô bé quàng khăn đỏ, cô làm động tác mô phỏng hành động các nhân vật trong
câu chuyện cho trẻ đoán.
* Trò chơi “Tạo dáng các con vật” : yêu cầu trẻ tạo dáng các con vật có
trong câu chuyện mà trẻ vừa được nghe.
* Trò chơi “Nhặt thóc giúp cô Tấm”: Cô đưa ra các rỗ thóc (thóc làm
bằng bitis, trên mỗi hạt có gắn chữ v, r để lẫn lộn với nhau). Yêu cầu các chú
chim nhặt thóc rồi để đúng vào rỗ có chữ cái tương ứng với chữ cái trên hạt thóc
(r hoặc v), sau đó trẻ kiểm tra lẫn nhau …
Tương tự như vậy, trong mỗi câu chuyện nếu giáo viên chịu khó tìm tòi,
xây dựng nên những trò chơi mới,thì các câu chuyện kể chính là kho tàng mặc
sức cho giáo viên sáng tạo
4. Tổ chức thao, hội giảng môn Làm quen văn học;
Thao, hội giảng là biện pháp bồi dưỡng giáo viên qua hoạt động thực tiễn.
Thông qua biện pháp hoạt động này, giúp giáo viên dễ nắm bắt được cái hay, cái
10


mới từ bạn đồng nghiệp về cách vận dụng các phương pháp, biện pháp một cách
linh hoạt để tổ chức tốt giờ hoạt động cho trẻ. Để chuẩn bị một tiết hội giảng,
giáo viên phải đầu tư nhiều công sức để soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học, lựa
chọn những hình thức phù hợp để bài giảng thêm sinh động …

Trên cơ sở những ý tưởng của giáo viên, tổ khối cùng bộ phận chuyên
môn góp ý, điều chỉnh hoặc đưa vào những ý tưởng mới để bài giảng được hoàn
thiện hơn. Sau đó dự giờ góp ý chỉnh sửa lần nữa mới tổ chức giờ hội giảng.
Cuối buổi hội giảng, những giáo viên dự giờ cùng trao đổi, thảo luận về giờ dạy
nhằm tìm ra những ý tưởng hay, những sáng kiến mới để phát huy và hạn chế
những khiếm khuyết mắc phải trong quá trình giảng dạy.
Tóm lại, các hoạt động thao giảng, hội giảng không chỉ giúp giáo viên phụ
trách tiết dạy có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy,mà những giáo viên dự
giờ cũng học hỏi những cái hay, cái mới của bạn đồng nghiệp. Biện pháp thao,
hội giảng tuy có thể giúp giáo viên nắm bắt nhanh các hình thức đổi mới môn
Làm quen văn học, nhưng cũng có nhược điểm đó là do phải dành thời gian đầu
tư cho giờ hội giảng nên các hoạt động khác của lớp hội giảng ít nhiều cũng bị
ảnh hưởng. Tốt nhất mỗi năm nên tổ chức một lần sau các đợt tập huấn chuyên
môn của Sở giáo dục.

KẾT QUẢ
Qua thời gian nghiên cứu và thực các biện pháp nêu trên, tôi đã nhận thấy
những kết quả như sau:
- Các kỹ năng kể diễn cảm kết hợp sử dụng rối, tranh minh hoạ ở giáo
viên đã tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ giáo viên sử dụng rối để minh hoạ cho câu chuyện
ngày càng nhiều hơn, thu hút được sự chú ý của trẻ trong giờ kể chuyện.
- Kỹ năng làm đồ dùng dạy học trong đội ngũ giáo viên cũng dần được
nâng lên: tranh ảnh, các loại con rối được làm từ những nguyên vật liệu khác
nhau như vỏ các loại chai nhựa (sữa, nước ngọt, nước suối, hủ sữa chua, rau
câu ..), vỏ trứng, các loại hột hạt, vỏ ốc … Trong năm học 2008 – 2009 nhà
trường đã vận 100% giáo viên làm đồ dùng dự thi đồ dùng dạy học, trường đã
11


chọn 06 bộ dự thi đồ dùng dạy học cấp Thị xã, có 04 bộ được chọn tham gia thi

cấp tỉnh (trong đó có 03 bộ đồ dùng phục vụ môn làm quen văn học).
- Đã có sự chuyển biến tốt trong phương pháp dạy bộ môn Làm quen văn
học. Các giờ kể chuyện luôn lôi cuốn hấp, dẫn trẻ, đặc biệt các biện pháp nhằm
phát triển ngôn ngữ mạch lạc được giáo viên vận dụng sáng tạo và thường xuyên
hơn. Các nội dung cho trẻ hoạt động được mở rộng một cách linh hoạt, phù hợp
không còn rập khuôn như trước. Trong năm học 2008 – 2009 có 03 giáo viên dự
thi vòng Thị xã môn Làm quen văn học đều được xếp loại giỏi.
- Thông qua việc dự giờ các buổi thao giảng, hội giảng, giáo viên đã mạnh
dạn trao đổi, đóng góp nhiều ý tưởng hay cho môn học. Điều này đã góp phần
nâng cao chất lượng chuyên môn trong đội ngũ giáo viên.
- Khi chơi các trò chơi chuyển tiết được xây dựng từ các chi tiết trong câu
chuyện đã gây cho trẻ một sự hứng thú đặc biệt: trẻ có cảm giác như mình đang
được tham gia vào các câu chuyện làm cho trẻ càng yêu thích môn Làm quen
văn học hơn.
- Thông qua các câu chuyện trẻ được trải nghiệm nhiều loại cảm xúc khác
nhau như vui, buồn , tự hào, yêu ghét, cố gắng … Đó là những cảm xúc tích cực
và cần thiết cho cuộc sống của mỗi đứa trẻ. Trẻ dễ thông cảm, chia xẻ và quan
tâm đến mọi người xung quanh hơn. Khi thấy cô không vui, bé Yến Khanh – lớp
Lá - lân la đến hỏi: “Sao cô buồn vậy?”; hay bé Hoàng Triều – lớp Mầm - khi
thấy bạn bị ngã đau quá, khóc, bé đến xoa xoa vào lưng bạn rồi an ủi: “Nín đi
bạn, sẽ khỏi thôi mà”;có hôm, thấy cô có vẻ mệt nhiều trẻ xúm xít tranh nhau
hỏi thăm cô, có trẻ đi lấy nước mời cô uống …
- Khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói ở trẻ ngày càng được nâng cao, trẻ có
thể trả lời mạch lạc các câu hỏi đàm thoại mà cô đưa ra, nhiều trẻ có thể kể lại
rành mạch các câu chuyện mà trẻ đã được nghe. Đây là tiền đề để trẻ học tốt
môn Tiếng việt khi vào trường phổ thông.
Một số đồ dùng đạt giải trong hội thi đồ dùng cấp Thị xã xã năm học 2008
– 2009:

12



Thăm nhà bà

Rồi xinh

13


Cô bé quàng khăn đỏ

Đàn gà con

KẾT LUẬN
14


Làm quen văn học là một bộ môn mang tính nghệ thuật cao, đòi hỏi mỗi
giáo viên phải nỗ lực rèn luyện các kỹ năng kể diễn cảm, kỹ năng sử dụng đồ
dùng trực quan kết hợp với giọng kể, kỹ năng làm đồ dùng dạy học … Riêng
việc xây dựng các trò chơi chuyển tiếp, trò chơi luyện tập trong giờ kể chuyện,
đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu kỹ tác phẩm văn học, tìm ra được
những chi tiết, những nhân vật tâm đắc nhất để làm nên những trò chơi cho trẻ
hoạt động. Người phụ trách công tác chuyên môn phải gợi ý giúp giáo viên định
hướng nội dung, cách thức chơi các trò chơi trên cơ sở những chi tiết mà giáo
viên đã lựa chọn để tạo nên những trò chơi mà trẻ yêu thích.
- Người phụ trách công tác chuyên môn và giáo viên phải nắm vững các
phương pháp môn Làm quen văn học theo hướng đổi mới, biết vận dụng linh
hoạt các hình thức hoạt động để giờ học luôn hấp dẫn trẻ.
- Phải làm cho giáo viên có sự chuyển biến về mặt nhận thức, coi việc tự

bồi dưỡng và học tập là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao trình
độ chuyên môn.
- Phải xây dựng được một tập thể đội ngũ giáo viên có tay nghề vững
vàng, chuyên sâu để thực hiện nhiệm vụ được giao đạt yêu cầu.
- Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên đạt thành tích tốt trong
nuôi dạy, những giáo viên có đồ dùng dạy học được xếp loại trong các hội thi đồ
dùng cấp thị xã, cấp tỉnh.
- Phải thường xuyên thu thập thông tin về các hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên từ đó có những bổ
sung, điều chỉnh kịp thời nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của
nhà trường
- Phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện để thích ứng với sự thay đổi hàng
ngày của giáo viên, học sinh.
- Nghiêm túc phê và tự phê, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, có ý thức
sửa chữa những hạn chế, thiếu sót của mình.
Trên đây là một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt giờ kể chuyện môn
Làm quen văn học ở trường Mầm non bán công Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên.
15


Những biện pháp này không phải là mới ở nhiều nơi, nhưng cách làm và tổ chức
ở đây lại phù hợp với tình hình đội ngũ giáo viên của trường, góp phần nâng cao
chất lượng chuyên môn trong nhà trường.
Hà Tiên, ngày 21 tháng 05 năm 2009
Người viết

ĐOÀN THỊ PHƯỢNG

16




×