Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ vận DỤNG lý LUẬN mác lê NIN về sở hữu tư LIỆU sản XUẤT vào xây DỰNG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.39 KB, 29 trang )

Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu t liệu sản
xuất vào xây dựng nền kinh tế thị trờng định hớng xã
hội chủ nghĩa ở nớc ta
===========================

1. Mt s lun im ch yu v s hu theo quan im ca ch ngha
Mỏc - Lờnin
1.1. Quan im ca C.Mỏc v s hu
S hu luụn l mt vn c cỏc nh sỏng lp ch ngha Mỏc Lờnin quan tõm c bit. Trong hu ht cỏc tỏc phm t Tuyờn ngụn ca ng
cng sn n b T bn, dự khụng dnh riờng mt phn no núi v s
hu, v ch s hu trong ch ngha xó hi, nhng khi bn v cuc cỏch
mng xó hi ch ngha v s nghip xõy dng ch ngha xó hi, cỏc ụng luụn
t s hu lờn v trớ hng u v coi ú l vn c bn m cỏc cuc cỏch
mng xó hi phi gii quyt.
Qua nghiờn cu nhng t tng ó c nờu lờn trong cỏc tỏc phm
ca cỏc nh kinh in xoay quanh cỏc vn v s hu, cú th rỳt ra nhng
lun im ch yu v s hu nh sau:
Mt l, s hu trc ht l quan h xó hi gia ngi vi ngi trong
vic chim hu sn phm t nhiờn v ca ci do con ngi to ra. S hu
chớnh l phng thc chim hu mang tớnh xó hi trong nhng iu kin lch
s c th i vi nhng ca ci vt cht v tinh thn c s dng trong quỏ
trỡnh sn xut ra ca ci vt cht y, hoc tha món mi nhu cu sinh hot
ca con ngi. Theo Mỏc: Khoa kinh t chớnh tr khụng nghiờn cu cỏc vt
phm, m nghiờn cu mi quan h gia ngi vi ngi, xột cho n cựng l
gia giai cp vi giai cp, nhng cỏc quan h ú bao gi cng gn vi cỏc vt
phm v biu hin ra nh l nhng vt phm 1. Cho nờn, núi n s hu l
núi n quan h xó hi gia ngi v ngi i vi vt.
1

C.Mỏc - Ph.ngghen (1993), Ton tp, tp 13, Nxb Chớnh tr quc gia, H Ni. tr.615.



2
Hai là, sở hữu được coi là điều kiện của nền sản xuất xã hội. Mác viết:
“Bất cứ nền sản xuất nào cũng đều là việc con người chiếm hữu những vật phẩm
của tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định và thông qua hình thái
đó. Theo ý nghĩa đó, nói rằng sở hữu (sự chiếm hữu) là một điều kiện của sản
xuất...”2 . Mác lại nói “Nhưng khi người ta nói rằng, nơi nào không có một hình
thái sở hữu nào cả thì ở đó cũng không thể có một nền sản xuất nào cả, do đó cũng
không có một xã hội nào cả, thì đấy chỉ là một điều lắp lại”3.
Trên thực tế, sản xuất xã hội lại là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội
loài người, vì thế sở hữu là vấn đề trọng yếu trong lịch sử nhân loại.
Ba là, quan hệ sở hữu luôn luôn biến đổi, không có một hình thức sở
hữu nào tồn tại vĩnh viễn. Nguyên nhân của sự biến đổi đó là sự phát triển của
lực lượng sản xuất mới, đòi hỏi phải có quan hệ sở hữu mới phù hợp.
F.Ăngghen viết: “Bất cứ một sự thay đổi nào của chế độ xã hội, bất cứ một sự
cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo
nên những lực lượng sản xuất mới, không còn phù hợp với các quan hệ sở
hữu cũ nữa”4. C.Mác cũng đã nói về sự chuyển biến liên tục của quan hệ sở
hữu từ thấp đến cao: “Quan hệ sở hữu “cổ đại” đã bị quan hệ sở hữu “phong
kiến” tiêu diệt, và quan hệ sở hữu phong kiến đã bị quan hệ sở hữu “tư sản”
tiêu diệt. Như vậy, chính lịch sử đã phê phán những quan hệ sở hữu đã qua” .
C.Mác cũng đã chỉ ra cơ sở khách quan quyết định sự tồn tại của một
hình thức sở hữu nhất định nào đó chính là sự phát triển của lực lượng sản
xuất: Sự chiếm hữu đó nhất thiết phải có một tính chất phổ biến, phù hợp với
những lực lượng sản xuất và sự giao tiếp.
Bốn là, sự vận động, phát triển của quan hệ sở hữu là một quá trình lịch
sử tự nhiên. Một hình thái xã hội - với một hình thức sở hữu nhất định chỉ mất
2
3


4

Sdd, Toàn tập, tập 12,tr 860
Sdd, Toàn tập, tập 12,tr 860
C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4 , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội., tr 467


3
đi, một hình thái xã hội mới với một hình thức sở hữu mới chỉ ra đời trong
những điều kiện nhất định nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Bởi vì,
theo C.Mác: “Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những
lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, và
những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi
những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng
bản thân xã hội cũ”5.
Năm là, quan hệ sở hữu tư bản chủ nghĩa chuyển biến theo hướng xã
hội hóa, quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng. C.Mác chỉ ra rằng, chủ nghĩa
tư bản trong quá trình sản xuất, theo đuổi giá trị thặng dư đã tạo ra những
nhân tố kinh tế mang tính chất quá độ sang phương thức sản xuất mới là các
công ty cổ phần và nhà máy hợp tác của công nhân, “ Những xí nghiệp cổ phần
tư bản chủ nghĩa, cũng như nhà máy hợp tác, đều phải được coi là những hình thái
quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức sản xuất tập
thể, nhưng chỉ có điểm khác nhau là: trong những xí nghiệp cổ phần tư bản chủ
nghĩa, mâu thuẫn được giải quyết một cách tiêu cực, còn trong những nhà máy
hợp tác, mâu thuẫn được giải quyết một cách tích cực”6 .
Điều đáng chú ý là, khi nghiên cứu công ty cổ phần, C.Mác đã thấy “chức
năng tư bản tách rời với quyền sở hữu tư bản”, và Người cho rằng “đó là kết quả
của sự phát triển cao nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa” 7. Sự tách rời đó
chính là sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng (quyền quản lý và
quyền kinh doanh). Điều này cũng được C.Mác đề cập rất kỹ khi nghiên cứu

về tư bản cho vay và địa tô. Với sự tách rời này cho phép huy động được
nguồn vốn to lớn trong xã hội cho sự phát triển sản xuất.
Sáu là, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc xóa bỏ chế độ tư
hữu phải là một quá trình lâu dài. Tư tưởng này được F.Ăngghen nêu rõ: “
5
6
7

Sdd, T 13, tr 15- 16
Sdd, T 25 PI, tr673
Sdd,T 25 P1, tr670, 668


4
Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không? Trả lời: Không,
không thể được, cũng như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng
lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu.
Cho nên, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu
chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và
chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc
cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu”8 .
Khi bàn về cải tạo chế dộ tư hữu, Ph.Ăngghen còn nói rõ thêm: “Đặc
trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà
là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản”9 , và “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai
cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước
bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”10.
Vận dụng quan điểm này, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
chúng ta phải tuân theo di huấn của các nhà kinh điển: không nôn nóng xóa
bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sử dụng các thành phần kinh tế dựa trên
tiền đề sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đang phù hợp với yêu cầu phát triển

lực lượng sản xuất nhưng phải tìm cách hạn chế và ngăn cấm lợi dụng quyền
sở hữu tư liệu sản xuất để nô dịch người lao động.
Bảy là, sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Trong một giai đoạn nào đó của sự phát triển xã hội, bên cạnh
một phương thức sản xuất chủ đạo còn phải kế thừa những tàn dư của các
phương thức sản xuất tàn dư, điều đó khiến cho trong cùng một thời gian,
trong một nước có thể cùng tồn tại nhiều hình thức sở hữu. C.Mác viết:
“Chúng ta đau khổ không những vì sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, mà còn đau khổ vì nó phát triển chưa đầy đủ. Ngoài những tai họa của
8
9

Sdd, T4, tr469
Sdd, T4, tr 615

10

Ba mươi năm phát triển kinh tế - văn hóa của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1976), Nxb Sự thật, Hà Nội.


5
thời đại hiện nay ra, chúng ta còn phải chịu đựng cả một loạt những tai họa kế
thừa do chỗ các phương thức sản xuất cổ xưa lỗi thời vẫn tiếp tục sống dai
dẳng với những quan hệ chính trị và xã hội trái mùa do chúng đẻ ra”11 .
Sau này, V.I.Lênin đã khẳng định sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu và
nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ: “Vận dụng vào kinh tế, có phải
nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận,
những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai
cũng đều thừa nhận là có”12 .
1.2. Những luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Ăngghen về giải

quyết vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình xây dựng xã hội xã
hội chủ nghĩa
Luận điểm cơ bản của Mác - Ăngghen về giải quyết vấn đề sở hữu tư
liệu sản xuất trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là: xóa bỏ chế
độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, cho nên thủ tiêu chế
độ tư hữu là một cách nói vắn tắt nhất và tổng quát nhất về việc cải tạo toàn
bộ chế độ xã hội, do đó: “Những người cộng sản hoàn toàn đúng khi đề ra
việc thủ tiêu chế độ tư hữu thành yêu cầu chủ yếu của mình” và “Những
người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành thành một luận điểm
duy nhất này là: xóa bỏ chế độ tư hữu”13 .
Trong “Bản thảo kinh tế - triết học” năm 1844, C.Mác đã đề cập đến
những quan niệm khác nhau của một số trào lưu tư tưởng cộng sản chủ nghĩa
trước đây về vấn đề xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân. Trên quan điểm khách
quan khoa học, ông đã xem xét sự diệt vong của chế độ tư hữu do tính tất yếu
lịch sử của nó và vì thế, ông đã phê phán gay gắt “chủ nghĩa cộng sản thô lỗ”
khi họ chủ trương xóa bỏ tư hữu bằng chủ nghĩa bình quân. Theo C.Mác: với
11

C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 19

12

V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb CTQG, tr 362.

13

C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 447, 616


6

chủ nghĩa bình quân, “chủ nghĩa cộng sản thô lỗ” chỉ là “hình thức biểu hiện
của sự ty tiện” của chế độ tư hữu. “Người ta thấy rõ điều đó chính là sự phủ
định một cách trừu tượng toàn bộ thế giới văn hóa và văn minh”. Bằng cách
đó, “con người không những không vượt lên trên trình độ của chế độ tư hữu
mà còn chưa đạt tới chế độ đó”14.
Khuyết tật lớn nhất của chế độ tư hữu đối với con người, theo cách lập
luận của C.Mác, là nó đã làm tha hóa con người. “Chế độ tư hữu đã làm cho
chúng ta ngu xuẩn và phiến diện đến nỗi một đối tượng nào đó chỉ là của
chúng ta khi nào chúng ta chiếm hữu nó, nghĩa là khi nó tồn tại đối với
chúng ta như là tư bản hoặc khi chúng ta trực tiếp chiếm hữu nó, ăn nó, uống
nó, mặc vào ta hay cư trú ở trong đó v.v.. nói tóm lại khi chúng ta tiêu dùng
nó”. Do vậy, “xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu…là sự xóa bỏ một
cách tích cực sự tha hóa”. Đó là sứ mệnh lịch sử của chủ nghĩa cộng sản mới
- chủ nghĩa cộng sản với tính cách là “chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị”, “chủ
nghĩa nhân đạo hoàn bị”
Không chỉ dừng lại ở việc đưa ra mục đích, nhiệm vụ của chủ nghĩa
cộng sản là xóa bỏ chế độ tư hữu, C.Mác còn vạch ra con đường, cách thức để
hiện thực hóa lý tưởng ấy. C.Mác viết: “Muốn xóa bỏ tư tưởng về chế độ tư
hữu, thì tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản là hoàn toàn đủ rồi. Còn muốn xóa bỏ
chế độ tư hữu trong hiện thực thực tế thì đòi hỏi phải có hành động cộng sản
chủ nghĩa, hiện thực
Chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa, cũng như tất cả các chế độ sở hữu
trước đó, chỉ là “những quan hệ lịch sử, mang tính nhất thời của quá trình
phát triển của sản xuất, chứ không phải là những quy luật vĩnh cửu của tự
nhiên và của lý trí ”. Việc xóa bỏ, thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất
yếu khách quan, một kết quả đương nhiên trong quá trình phát triển của lịch
14

C.Mác (1962), Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Nxb Sự thật.tr 126- 127



7
sử loài người. Trong tác phẩm “Tư bản” C.Mác khẳng định: “Sự độc quyền
của tư bản trở thành những xiềng xích ràng buộc cái phương thức sản xuất đã
thịnh vượng lên cùng với độc quyền đó và dưới độc quyền đó. Sự tập trung tư
liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt tới cái điểm mà chúng không còn
thích hợp với cái vỏ tư bản của chúng nữa”15 .
Khi đó, chính giai cấp tư sản chứ không phải là ai khác, với chế độ sở
hữu của mình, ngoài ý muốn chủ quan của giai cấp đó, đã không những “rèn
những vũ khí sẽ giết mình”, mà còn “tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy”
-đó là những công nhân hiện đại, giai cấp vô sản.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là thực hiện cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu
cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, giai cấp vô sản sẽ thực hiện sứ
mệnh lịch sử của mình như thế nào, đặc biệt là trong vấn đề giải quyết vấn đề sở
hữu - một trong những nội dung cơ bản của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C.Mác nhấn mạnh rằng, giải quyết vấn đề sở hữu phải nhằm mục đích
tạo điều kiện để giai cấp vô sản giành lấy toàn bộ lực lượng sản xuất, xóa bỏ
sự tách rời người lao động khỏi những điều kiện lao động, thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn nữa, bảo đảm cung cấp đầy đủ các sản phẩm
thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
C.Mác cũng chỉ ra rằng, quá trình xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa không phải là quá trình phủ định sạch trơn sở hữu, mà là quá trình
xóa bỏ sự đối lập gay gắt giữa hai cực Tư bản và Lao động. Đối với tư bản, đó
là quá trình chuyển biến tính chất xã hội của sở hữu, xóa bỏ tính chất tư sản
của sở hữu, xóa bỏ quyền dùng chiếm hữu để nô dịch người khác. Đối với lao
động, đó là quá trình xóa bỏ tính chất bi thảm của phương thức chiếm hữu tư
bản chủ nghĩa, “cái phương thức khiến cho người công nhân chỉ sống để làm
15


C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4 , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 317- 318


8
tăng thêm tư bản, và chỉ sống trong chừng mực mà những lợi ích của giai cấp
thống trị đòi hỏi”16 .
C.Mác khẳng định, giải quyết vấn đề sở hữu trong quá trình xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa bao hàm hai mặt: xóa bỏ chế độ sở hữu tư
bản chủ nghĩa và xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa là một quá
trình lâu dài, phải dựa trên những điều kiện hiện thực và là kết quả của
hoạt động hiện thực.
Bước đầu tiên là, giai cấp vô sản phải làm “nổ tung tất cả cái
thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội quan
phương”, giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền, trở thành giai cấp nắm
quyền tối cao. Sau đó, với công cụ chính quyền nhà nước trong tay, giai cấp
vô sản sẽ “từng bước một” thực hiện quá trình thay đổi tính chất của sở hữu,
chuyển sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sang công hữu xã hội chủ nghĩa.
Nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành sự chuyển biến sở hữu “từng
bước một”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập đến những điều kiện vật chất
khách quan đảm bảo cho sự chuyển biến này. C.Mác viết: “Không một hình
thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã
hội đó tạo địa bàn cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất
mới cao hơn cũng không bao giờ xuất hiện trước những điều kiện vật chất của
những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ”17.
Điều kiện vật chất đó chính là sự phát triển của công nghiệp, hay nói
khác đi, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Đúng như
Ph.Ăngghen đã chỉ ra: “Thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất và
tổng quát nhất về việc cải tạo toàn bộ chế độ xã hội. Việc cải tạo này là kết
quả tất yếu của sự phát triển của công nghiệp”.
16

17

Sdd, T4, tr 617
Sdd, T 13, tr15- 16


9
1.3Những luận điểm chủ yếu về giải quyết vấn đề sở hữu tư liệu sản
xuất thông qua chính sách kinh tế mới của Lênin
Kế thừa những luận điểm khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng chủ nghĩa cộng sản là sự xóa bỏ chế độ tư hữu
những đó là quá trình được thực hiện từng bước một và bằng những hình thức
hết sức đa dạng, phong phú, tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước,
nhất là đối với những nước mà nền kinh tế chưa phát triển cao. Thông qua các
tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết (1918), bàn về
thuế lương thực (4 -1921), bàn về chế độ hợp tác (1923)…”, V.I.Lênin đã luận
chứng cho tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó được khẳng định trong việc thực hiện chính
sách kinh tế mới (NEP) với nội dung cơ bản là phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần trên cơ sở thừa nhận sự đa dạng trong chế độ sở hữu.
V.I.Lênin nhận định rằng, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội có
một thời kỳ quá độ, thời kỳ này dài hoặc ngắn, có ít hoặc nhiều khó khăn tùy
vào chỗ: ở điểm xuất phát trong nền kinh tế, địa vị thống trị thuộc về chế độ
canh tác quy mô lớn. Ở một nước trong đó những người tiểu nông chiếm tuyệt
đại đa số dân cư thì chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một
loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những
nước tư bản phát triển - nơi công nhân làm thuê trong công nghiệp. Khi chúng
ta đang chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cần nhận rõ “chúng
ta” là những ai; cần nhớ tất cả những danh sách các bộ phận tổ thành, những
chế độ kinh tế khác nhau đã hợp thành nền kinh tế quốc dân. Người viết:

“Chúng ta” tức là đội tiên phong, là đội tiên tiến của giai cấp vô sản, chúng ta
trực tiếp chuyển lên chủ nghĩa xã hội; nhưng đội ngũ tiên tiến chỉ là một bộ
phận nhỏ của giai cấp vô sản và giai cấp vô sản lại cũng chỉ là một bộ phận
nhỏ trong quần chúng nhân dân. Và để “ Chúng ta có thể làm tròn một cách


10
thắng lợi nhiệm vụ của chúng ta, tức là chuyển thẳng lên chủ nghĩa xã hội, chúng
ta phải hiểu những đường lối, thể thức, thủ đoạn và phương sách trung gian cần
thiết để chuyển từ những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Đó
là mấu chốt của vấn đề”18 .
Lênin cũng chỉ ra rằng, các bộ phận tổ thành, hay các thành phần kinh
tế thuộc những kết cấu kinh tế - xã hội khác nhau trong nền kinh tế quốc dân
ở Nga khi thực hiện chính sách kinh tế mới gồm 5 bậc thuộc 5 kết cấu, từ kết
cấu gia trưởng là nửa dã man đến kết cấu xã hội chủ nghĩa, trong đó chiếm ưu
thế là kết cấu tiểu nông, tức là kết cấu một phần có tính chất gia trưởng, một
phần có tính chất tiểu tư sản. Trong tình trạng trên, không ai có thể phủ nhận
tính chất quá độ của nền kinh tế ở nước Nga. Danh từ “nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Xô-viết” có nghĩa là chính quyền Xô-viết quyết tâm thực hiện bước
chuyển lên chủ nghĩa xã hội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là chế độ kinh tế
hiện thời là chế độ xã hội chủ nghĩa. Vận dụng vào kinh tế, danh từ quá độ có
nghĩa là trong chế độ hiện thời có những thành phần, những bộ phận, những
mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Các thành phần thuộc các kết
cấu kinh tế - xã hội khác nhau thời đó ở Nga gồm:
1) Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất
tự nhiên;
2) Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì);
3) Chủ nghĩa tư bản tư nhân;
4) Chủ nghĩa tư bản nhà nước
5) Chủ nghĩa xã hội

Các loại hình khác nhau của kết cấu kinh tế - xã hội nói trên xen kẽ với nhau
Ở đây, Lênin sắp xếp các thành phần kinh tế theo trình tự từ thấp đến
cao, kinh tế gia trưởng bị phá vỡ sẽ chuyển lên kinh tế hàng hóa nhỏ; sản xuất
18

V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 43, Nxb CTQG, tr 274


11
hàng hóa nhỏ phát triển, dưới tác động của quy luật giá trị, sẽ phân hóa thành
hai cực và chuyển thành sản xuất hàng hóa tư bản tư nhân; tư bản tư nhân
phát triển đến trình độ cao sẽ hình thành chủ nghĩa tư bản nhà nước; và chủ
nghĩa tư bản nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã
hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, giữa nó và chủ nghĩa xã hội không
còn bức tường ngăn cách nào, vì chủ nghĩa xã hội là một bước tiến liền ngay
sau chế độ độc quyền tư bản nhà nước.
Thành phần kinh tế hàng hóa nhỏ bao gồm nông dân, thợ thủ công và
những người làm dịch vụ cá thể, nhưng ở một nước tiểu nông thì nông dân
chiếm đại đa số. Nông dân, cũng như những người sản xuất hàng hóa nhỏ nói
chung - vừa là người lao động, vừa là người tiểu tư hữu, vừa là người đầu cơ.
Bởi vậy, lịch sử đã dậy chúng ta rằng: “nông dân nếu không đi theo công nhân
thì đi theo tư bản, không thể khác được”. Một trong những điều kiện cơ bản để
cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể thắng lợi triệt để là: “sự thoả thuận giữa giai
cấp vô sản đang thực hiện sự chuyên chính của mình hoặc đang nắm chính
quyền nhà nước, với đại đa số nông dân. Thỏa thuận là một khái niệm rất
rộng, nó bao hàm cả một loạt biện pháp và bước quá độ”19 .
Nhưng nông dân chỉ tin vào hành động, vào kinh nghiệm thực tiễn.
Phải làm cho nông dân tin rằng, giai cấp vô sản tạo ra cho họ những điều kiện
sinh sống tốt hơn các điều kiện mà giai cấp tư sản đã tạo ra cho họ. Chính vì
thế vấn đề đầu tiên khi bắt đầu thực hiện chính sách kinh tế mới ở Nga là dùng

những biện pháp cấp bách để nâng cao lực lượng sản xuất của nông dân và cải
thiện đời sống của họ. Muốn cải thiện đời sống của công dân thì phải có bánh
mì, nên phải bắt đầu từ nông dân. Chỉ có bằng con đường này mới tăng cường
được liên minh của công nông, củng cố được chuyên chính vô sản.
19

V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 43, Nxb CTQG, 69.


12
Khi việc nâng cao lực lượng sản xuất của nông dân đi đôi với việc
khuyến khích tự do buôn bán thì nhiều người nông dân nghèo sẽ trở thành
trung nông, sẽ phục hồi giai cấp tiểu tư sản và chủ nghĩa tư bản, thành thử thế
lực tự phát tiểu tư hữu, tiểu tư sản sẽ tăng lên. Đặc điểm cơ bản trong quan
điểm tiểu tư hữu là cốt vơ vét được phần hơn còn thì “sống chết mặc bay”. Vì
thế những điều kiện kinh tế tiểu tư sản và tính tự phát tiểu tư sản là kẻ thù
chính và nguy hiểm nhất của chủ nghĩa xã hội. Chính tầng lớp những người
tiểu tư hữu vô cùng rộng rãi ở nước Nga là cơ sở kinh tế của tệ đầu cơ. Chủ
nghĩa tư bản tư nhân có đại diện của mình ở trong mỗi người tiểu tư sản.
Hàng triệu cái vòi của con thuồng luồng tiểu tư sản đang quấn lấy một số tầng
lớp của công nhân; nạn đầu cơ đang chui vào mọi chân lông, kẽ tóc của đời
sống kinh tế - xã hội nước Nga, phá hoại bằng nhiều cách chống lại sự kiểm
kê, kiểm soát của nhà nước. Chừng nào giai cấp công nhân biết cách giữ gìn
trật tự nhà nước, chống tình trạng vô chính phủ tiểu tư hữu, chừng nào giai
cấp công nhân học được cách sắp đặt tổ chức sản xuất với quy mô lớn toàn
quốc, trên cơ sở chủ nghĩa tư bản nhà nước, thì khi ấy mới đảm bảo cho chủ
nghĩa xã hội được củng cố. Chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thành công nếu kỷ
luật tự giác của giai cấp vô sản không thắng tình trạng vô chính phủ tự phát
của giai cấp tiểu tư sản.
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân có đặc trưng cơ bản là dựa trên sở hữu

tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất và sử dụng sức lao động làm thuê. Đương
nhiên, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của chính
quyền Xô-viết, kinh tế tư bản tư nhân không hoàn toàn giống với kinh tế tư bản
tư nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Người khẳng định vị trí, vai trò của kinh
tế tư bản tư nhân: “ Chủ nghĩa tư bản là xấu so với chủ nghĩa xã hội. Chủ
nghĩa tư bản lại là tốt so với thời trung cổ, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghĩa
quan liêu do tình trạng phân tán của những người sản xuất tạo nên. Vì chúng


13
ta chưa có điều kiện chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã
hội, bởi vậy, trong một mức độ nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể tránh
khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy chúng ta
phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường
chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và
chủ nghĩa xã hội, làm con đường, phương tiện, phương pháp, phương thức để
tăng lực lượng sản xuất lên”20 .
Với ý nghĩa ấy, chủ nghĩa tư bản tư nhân hay sở hữu tư nhân tư
bản đóng vai trò trợ thủ cho chủ nghĩa xã hội. Điều đó không có gì
là ngược đời, mà là một sự thật kinh tế hoàn toàn không thể chối cãi
được.
Lênin cũng lưu ý, phải phân biệt những nhà tư bản văn minh với bọn tư
bản không văn minh. Những nhà tư bản văn minh chấp nhận chủ nghĩa tư bản
nhà nước, là những người tổ chức thông minh và có kinh nghiệm trong xí
nghiệp lớn, thật sự đảm nhiệm cung cấp sản phẩm cho hàng chục triệu người,
tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Còn bọn tư bản không văn minh - tức bọn tư
bản không chịu chấp nhận bất cứ chủ nghĩa tư bản nhà nước nào - dùng
những hành động đầu cơ, mua chuộc dân nghèo…để phá hoại các biện pháp
của chính quyền Xô-viết. Đối với những nhà tư bản văn minh, buôn bán chính
đáng, thì chúng ta hết sức ủng hộ, còn đối với mọi hành vi ăn cắp, mọi mưu

toan - trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc lén lút - lẩn tránh sự kiểm tra,
kiểm soát, kiểm kê của nhà nước thì phải trừng phạt nghiêm khắc. Có như vậy
mới có thể hướng được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đi vào con đường
phát triển của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Lênin là người Mác-xít đầu tiên đã xây dựng nên những nền tảng lý
luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước và chỉ đạo việc thực hiện chủ trương
20

Sdd, T 43, tr276


14
này trong thực tiễn. Lênin đã vạch ra được một số hình thức cụ thể áp
dụng trong những năm đầu thực hiện chính sách kinh tế mới ở nước Nga
Xô-viết. Những hình thức kinh tế cơ bản trong việc thực hiện chủ nghĩa tư
bản nhà nước là:
- Tô nhượng
- Hình thức hợp tác xã:
- Hình thức công ty hợp doanh:
- Hình thức cho tư bản tư nhân thuê tài sản của nhà nước:
- Hình thức gia công, đặt hàng, đại lý
Nhưng theo Lênin, chủ nghĩa tư bản nhà nước không chỉ bó hẹp
trong những hình thức cụ thể đó, mà: ở chỗ nào có những thành phần tự
do buôn bán và những thành phần tư bản chủ nghĩa nói chung, thì ở đó có
chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới những hình thức và trình độ khác nhau.
Những quan điểm cơ bản của Lênin về chuyển sở hữu tư nhân sang sở
hữu công cộng được thể hiện trong NEP là sự kế thừa, phát triển và vận
dụng những nguyên lý kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác vào việc phân
định các thành phần kinh tế ở nước Nga khi bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội và mỗi thành phần kinh tế đều được xem xét trong tiến

trình vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những tư tưởng cơ bản của Lênin về NEP nói chung, quan niệm của
ông về giải quyết vấn đề sở hữu thông qua việc sử dụng chủ nghĩa tư bản
nhà nước, thi hành chế độ hợp tác xã, cho phép tự do buôn bán, tự do trao
đổi hàng hóa, kinh doanh tư nhân trên cơ sở điều tiết của nhà nước trong
chính sách kinh tế mới vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa lớn lao của nó
trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.


15
2. Thực trạng vận dụng lý luận Mác- Lênin về sở hữu tư liệu sản
xuất và một số biện pháp trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
* Đa dạng hóa các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Nhận thức được nguyên nhân sâu xa sự trì trệ của nền kinh tế nước ta,
trong đó có những vấn đề quan hệ sản xuất, nên ngay từ những năm cuối thập
niên 70, đầu thập niên 80, Đảng ta đã có những chủ trương nhằm thay đổi
từng bước nội dung quan hệ sản xuất. Nhưng những giải pháp ban đầu mới
chỉ tác động vào quan hệ tổ chức, quản lý, quan hệ phân phối mà chưa có tác
động vào quan hệ sở hữu.
Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định những thành tựu đã đạt được
trong những năm trước, đồng thời chỉ rõ: Mười năm qua chúng ta đã phạm
nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Quá nóng vội cải
tạo, muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, muốn tổ
chức ngay các hợp tác xã quy mô lớn, không tính đến khả năng trang bị kỹ
thuật, trình độ quản lý và năng lực cán bộ, thường nhấn mạnh việc thay đổi
quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mà không coi trọng việc giải quyết các vấn

đề tổ chức quản lý và chế độ phân phối. Cách làm thường theo kiểu chiến
dịch, gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả. Trong nhận
thức cũng như hành động, chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững
và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất.
Từ việc nhận định đó, ở Đại hội VI Đảng ta chủ trương:
- Xây dựng quan hệ sản xuất là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong
suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bao gồm cả ba mặt: xây dựng chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối.


16
- Nền kinh tế nước ta có cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và tồn tại
trong một thời gian tương đối dài là đặc trưng của thời kỳ quá độ.
- Mỗi thành phần kinh tế đều dựa trên một loại hình sở hữu nhất định.
Do đó, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phải thực hiện đa sở hữu.
- Sửa đổi, bổ sung những chính sách về ruộng đất để quản lý, sử dụng
có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất.
Thực hiện chủ trương đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ
hai, lần thứ ba, lần thứ sáu (khóa VI) đã cụ thể hóa những điểm sau đây:
- Một là, chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu
dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần
dân chủ về kinh tế, đảm bảo cho mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật.
- Hai là, các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất có bản chất riêng
nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không ngăn cách nhau mà có
nhiều loại hình hỗn hợp đan kết với nhau.
Trong nền kinh tế quốc dân thống nhất do Nhà nước hướng dẫn, kiểm
soát và điều tiết với kinh tế quốc doanh nắm những vị trí then chốt, các đơn vị
kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, vừa bổ sung

cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Cần
xóa bỏ những định kiến, phân biệt đối xử không đúng và các hình thức độc
quyền kìm hãm xu thế ấy…
- Ba là, kinh tế quốc doanh phải được củng cố và phát triển nắm vững
vị trí then chốt trong nền kinh tế, phát huy ưu thế về kỹ thuật, công nghệ,
không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, chủ động liên kết và
dẫn dắt các thành phần kinh tế khác để thực hiện tốt vai trò chủ đạo, bảo đảm
cho sự phát triển ổn định và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số cơ sở kinh tế quốc doanh có thể
dùng hình thức vốn cổ phần, chuyển thành xí nghiệp tư bản nhà nước để có


17
thêm điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế…,
các xí nghiệp mà thua lỗ kéo dài thì Nhà nước đấu thầu tài sản của xí nghiệp
đó cho các tổ chức kinh tế quốc doanh khác, hoặc cho tập thể, cá nhân thuê
hoặc mua…
- Bốn là, kinh tế hợp tác có nhiều hình thức từ thấp đến cao. Hộ gia
đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ…
- Năm là, trong điều kiện của nước ta, các hình thức tư nhân (cá thể,
tiểu chủ, tư bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ
cấu của nền kinh tế hàng hóa đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nghị quyết cũng nêu rõ kinh tế tư nhân được kinh doanh không hạn chế
về quy mô, địa bàn hoạt động trong những ngành nghề sản xuất, xây dựng,
vận tải, dịch vụ mà pháp luật không cấm. Tư bản thương nghiệp vẫn được tiếp
tục kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cho phép.
Từ tư duy kinh tế mới đó, sau Đại hội VI, chúng ta đã rà soát lại những
bất hợp lý về quan hệ sở hữu trong mọi lĩnh vực kinh tế, tiến hành sửa đổi với
tinh thần cách mạng sâu sắc. Những chuyển biến thực sự về mặt quan hệ sở
hữu lúc này được thể hiện tập trung ở mấy điểm như sau:

Thứ nhất, trong nông nghiệp, kiên quyết khắc phục hiện tượng gò ép
nông dân vào hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, đưa hợp tác xã lên quy mô lớn;
tập thể hóa triệt để tư liệu sản xuất khi chưa có đủ điều kiện; áp dụng máy
móc những hình thức tổ chức và quản lý giống nhau vào những vùng có điều
kiện giống nhau; thiếu chính sách khuyến khích kinh tế gia đình; chưa có
chính sách sử dụng đúng đắn kinh tế tư nhân; duy trì quá lâu cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp và chế độ phân phối bình quân.
Ngày 5 tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp để
đánh giá tình hình và ra Nghị quyết về “đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”
(gọi tắt là Nghị quyết 10). Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã đưa ra


18
những quan điểm mới: Hợp tác xã là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản; hộ gia
đình xã viên là đơn vị nhận khoán với hợp tác xã (thực chất là hộ xã viên
nhận quyền sử dụng đất đai để sản xuất có hiệu quả hơn).
Sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết 10, sản xuất nông nghiệp và đời
sống của nông dân đã có những chuyển biến rõ rệt. Hộ gia đình xã viên đã trở
thành đơn vị kinh tế tự chủ - một đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn. Ngoài
việc nhận khoán, sử dụng ruộng đất lâu dài của Nhà nước, các hộ gia đình tự
mua sắm nông cụ và trâu bò để canh tác. Quyền sở hữu các tư liệu sản xuất
của các hộ được xác lập để sử dụng vào việc thực hiện các hợp đồng khác với
hợp tác xã. Nếu hợp tác xã không được củng cố thì hộ xã viên trở thành hộ
nông dân kinh doanh độc lập.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tiến một bước dài trong tư duy lý
luận: tôn trọng nền kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, đánh giá
đúng vai trò, vị trí của kinh tế hộ gia đình, các loại hình sở hữu khác trong
nông nghiệp. Thực chất của khoán 10 là thực hiện đa dạng hóa sở hữu trong
nông nghiệp, thực hiện tổ chức kinh doanh mới với nhiều hình thức sở hữu
đan xen vào nhau: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân gắn kết

với nhau trong sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ở nông thôn đã diễn ra quá
trình phân rã mô hình hợp tác xã tập thể kiểu cũ và ra đời hộ tự chủ trong hợp
tác xã và hộ tư nhân với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Việc làm này đã
khắc phục được tình trạng khủng hoảng trong nông nghiệp nên đã được sự
đồng tình của các ngành, các cấp, đáp ứng trúng tâm lý, nguyện vọng của
đông đảo nông dân, tạo điều kiện cho nông dân có quyền chủ động tối đa
trong sản xuất kinh doanh, vì vậy đã khơi dậy một khí thế mới, cổ vũ hàng
triệu hộ nông dân bỏ vốn, bỏ sức ra để phát triển lực lượng sản xuất trong
nông nghiệp, tạo ra sự phát triển đột biến về sản xuất lương thực: Năm 1987


19
cả nước mới chỉ đạt 17,5 triệu tấn lương thực quy thóc, thì năm 1988 đạt
19,58 triệu tấn và đến năm 1989 đạt 20,5 triệu tấn. Đã có 6 tỉnh đạt sản lượng
trên 1 triệu tấn. Từ một quốc gia thiếu đói lương thực triền miên, đến cuối
thập kỷ 80 nước ta đã vươn lên hàng các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Liên
tục từ năm 1989 đến 1992, bình quân mỗi năm nước ta xuất khẩu trên 1,4 triệu
tấn gạo, trong đó năm 1992 xuất 1,95 triệu tấn gạo, 100.000 tấn ngô, sắn.
Trong quá trình đổi mới sở hữu nông nghiệp, do kết hợp được vốn đầu
tư của Nhà nước với việc huy động vốn nhàn rỗi trong các hộ dân, gắn sản
xuất của kinh tế quốc doanh - tập thể - hộ nông dân với thị trường tiêu thụ ở
trong nước và thị trường quốc tế…, tiềm năng nông nghiệp trên một số vùng
đã bước đầu được phát huy một cách hiệu quả: Vùng lúa ở tứ giác Long
Xuyên, Đồng Tháp Mười, vùng nuôi tôm ở tây nam Hậu Giang, Minh Hải,
vùng dâu tằm tơ ở Lâm Đồng, vùng chè ở miền núi phía Bắc, vùng mía đường
ở Lam Sơn - Thanh Hóa, vùng nguyên liệu giấy trên các vùng đất trống, đồi
núi trọc…, các trang trại vừa và nhỏ ở Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang,
Bình Dương, Bắc Giang, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên…đang
phát triển. Các vùng kinh tế đang định hình và có xu thế phát triển theo chiều

rộng, thâm canh theo chiều sâu.
Việc khẳng định dứt khoát phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
trao quyền tự chủ cho hộ nông dân, đã tạo ra một phong trào nông dân tận
dụng đất đai, phát triển vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng, nuôi các loại thủy sản
và các loại chim thú cho giá trị kinh tế cao. Xu thế xây dựng, phát triển kinh
tế nông trại với nhiều hình thức, quy mô, cấp độ khác nhau đang xuất hiện
rầm rộ, rộng khắp trên cả nước.
Từ thực tiễn sản xuất đã nảy sinh những nhân tố mới: ở nhiều nơi, các
hộ nông dân bắt đầu tự nguyện góp vốn, góp sức xây dựng các đơn vị kinh tế
hợp tác mới theo đúng nghĩa của tự nguyện, tự chủ, hình thức rất đa dạng và


20
phong phú như hợp tác cung ứng dịch vụ kỹ thuật, cung ứng vật tư sản xuất,
hợp tác mở mang thủ công nghiệp, ngành nghề, hợp tác cung ứng vốn, hợp
tác chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm…
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII họp
vào tháng 6 năm 1996 đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn. Chính sách kinh tế nhiều thành phần vẫn được thực hiện
nhất quán và lâu dài. Đại hội đã xác định chủ trương chính sách lớn đối với
các thành phần kinh tế. Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà
nước để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Phát triển kinh tế hợp tác
(mà nòng cốt là hợp tác xã) với nhiều hình thức đa dạng phát triển từ thấp đến
cao, từ tổ nhóm hợp tác xã đến các hợp tác xã; tuân thủ nguyên tắc tự nguyện,
bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ.
Đến Đại hội IX đã xác định ba hình thức sở hữu cơ bản trong nền kinh
tế bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể. Nhà nước chú
trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình
thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài
nước, phát triển mạnh mẽ hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động

và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hôi21
Ðại hội IX, Ðại hội X đã có những đổi mới khá cơ bản về chính sách
đối với các thành phần kinh tế nhằm tiếp tục giải phóng mạnh mẽ sức sản
xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển.
Trong đó, điều quan trọng nhất là đã khẳng định các thành phần kinh tế đều là
bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh
và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp. Kinh tế nhà nước có vai
21

Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tr 95- 96


21
trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí
then chốt; kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó
kinh tế hợp tác xã là nòng cốt; kinh tế tư nhân là một trong những động lực phát
triển của nền kinh tế. Khuyến khích phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu
mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần (ngày càng phát triển, trở thành hình
thức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa kinh doanh và sở hữu).
Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các
thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, bảo hộ các quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc về các hình thức sở hữu, các loại hình
doanh nghiệp trong nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối
với các loại tài sản mới, như sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên
nước,... quy định rõ quyền, trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với xã hội.
Đại hội cũng đưa ra chủ trương: khuyến khích phát triển các hình thức

tổ chức sản xuất, kinh doanh với sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh
nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế,
thúc đẩy xã hội hóa sản xuất, kinh doanh và sở hữu. Đẩy mạnh cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời đổi mới, hoàn thiện luật pháp, cơ chế,
chính sách về sở hữu đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các loại tài sản công
khác để tài nguyên, vốn và các tài sản công được quản lý, sử dụng có hiệu
quả, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí. Đất đai, tài nguyên, vốn, tài sản
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu được giao cho các chủ thể thuộc mọi thành
phần kinh tế sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả. Các chủ thể có quyền và
nghĩa vụ như nhau trong sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước.
Điều đó có nghĩa là Nhà nước chỉ nắm quyền sở hữu pháp lý về đất đai, tài
nguyên, vốn, tài sản công..., còn quyền sử dụng (đáng lẽ phải thêm cụm từ


22
"và quyền chiếm hữu thực tế") được giao cho các chủ thể (kể cả doanh nghiệp
hay cơ quan nhà nước, hợp tác xã, tư nhân...). Tiêu thức quan trọng là phải sử
dụng có hiệu quả.
* Thông qua nhiều hình thức để chuyển sở hữu tư nhân thành sở
hữu công cộng về tư liệu sản xuất
Quan niệm về sở hữu công cộng ở Việt Nam cho đến nay luôn nhất
quán với quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đều xác định rõ: “Chế độ sở hữu công cộng
(công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu
thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản”.
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, sở hữu toàn dân cùng với sở hữu tập thể phải trở thành nền tảng của
nền kinh tế quốc dân. Quá trình chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu công
cộng ở nước ta được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hình thức chuyển sở hữu tư nhân của những người sản xuất
nhỏ sang sở hữu công cộng thông qua việc thành lập các hợp tác xã kiểu mới.
Nhìn chung, mô hình hợp tác xã sau chuyển đổi thường gồm hai loại:
Một là, hợp tác xã có đông xã viên. Hầu hết xã viên hợp tác xã mới là
xã viên hợp tác xã cũ chuyển sang theo phương thức đăng ký danh sách. Vốn
góp của xã viên là phần giá trị vốn quỹ còn lại của hợp tác xã cũ được phân
bổ cho từng xã viên và chuyển sang hợp tác xã mới. Một số hợp tác xã còn
quy định mức góp vốn tối thiểu lớn hơn mức vốn đã được phân bổ từ hợp tác
xã cũ chuyển sang nên mỗi xã viên phải góp thêm từ 20.000 đến 50.000 đồng.
Tài sản đang sử dụng là tài sản từ hợp tác xã cũ chuyển sang. Việc phân phối
lãi của hợp tác xã thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã, chủ yếu là
phân phối theo cổ phần.


23
Hai là, hợp tác xã có ít xã viên. Người tham gia hợp tác xã mới phải
viết đơn tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã. Số lượng xã viện hợp tác xã
chiếm từ 1 - 5% tổng số lao động nông thôn trên địa bàn, thường là những cán
bộ của hợp tác xã cũ và những hộ có điều kiện kinh tế khá. Phần lớn tài sản
hợp tác xã mới đang sử dụng như: hệ thống điện, hệ thống thủy nông, máy
móc các loại,v.v.. là tài sản của hợp tác xã cũ được Uỷ ban nhân dân xã giao
khoán, cho thuê theo định mức đã định. Hầu hết các hợp tác xã loại này thực
hiện phân phối lãi theo mức vốn đóng góp.
Ưu điểm của hợp tác xã mới thành lập là tính tự nguyện cao. Cơ sở của
sự tự nguyện là xã viên nhận thức được sự khác nhau về bản chất giữa hợp tác
xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới, thấy được lợi ích và vai trò của hợp tác xã.
Chính vì vậy, xã viên tự nguyện góp vốn và tham gia tích cực vào các hoạt
động của hợp tác xã. Đại hội xã viên đảm bảo thực hiện các nguyên tắc tập
trung dân chủ, vì vậy bộ máy quản lý được xã viên bầu lên có năng lực thực
sự, nội dung hoạt động có tính khả thi cao.

Nét nổi bật ở các hợp tác xã mới là đã áp dụng phương thức phân phối
lãi cho vốn góp dưới dạng cổ phần (lợi nhuận sau khi được trích lập quỹ, trả
thù lao, phần còn lại được chia lãi cổ phần). Bên cạnh đó, hợp tác xã mới đã
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì lợi ích thiết thân của mỗi
xã viên và sự sống còn của hợp tác xã. Ở những nơi hợp tác xã xây dựng mới
hình thành và đi vào hoạt động đã bước đầu giải quyết được những vấn đề xã
hội. Một số hợp tác xã đã phát triển ngành nghề phụ, tuy chưa nhiều nhưng đã
giải quyết được công ăn việc làm, giảm hộ nghèo, xóa hộ đói thông qua việc
giúp người nghèo vay vốn, tạo cho hộ nghèo có nguồn thu nhập và từng bước
ổn định cuộc sống.
Thứ hai, thực hiện các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước - một hình
thức kinh tế quan trọng và phổ biến để chuyển sở hữu tư nhân về tư liệu sản


24
xuất ở nước ta sang sở hữu công cộng. Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt
Nam được hình thành và phát triển thông qua các hình thức:
Một là, kinh tế nhà nước hợp tác liên doanh với kinh tế tư bản tư nhân
trong nước.
Trong hình thức này, tổ chức kinh tế nhà nước liên doanh với các chủ
thể kinh tế tư bản tư nhân hình thành pháp nhân kinh tế mới có tên gọi là
Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần.Thực tế cho thấy, hình
thức tổ chức doanh nghiệp dưới dạng công ty, đặc biệt là công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn cho phép dịch chuyển vốn của các nhà kinh
doanh, thay đổi cơ cấu sở hữu, sáp nhập, liên doanh, tập trung và huy động
vốn…thuận lợi dễ dàng và linh hoạt hơn các hình thức tổ chức doanh nghiệp
khác nhằm đáp ứng được những nhu cầu của thị trường và nền kinh tế thị
trường. Đặc biệt nhờ liên kết với kinh tế tư nhân mà Nhà nước có thể kiểm soát
và định hướng được sự phát triển của kinh tế tư nhân, đồng thời hỗ trợ và thúc
đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế này. Tuy nhiên không thể phủ nhận ở

nước ta hiện nay, sự phát triển của hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà
nước và kinh tế tư bản tư nhân còn chậm chạp và với quy mô còn rất nhỏ bé, chỉ
chiếm chưa tới một phần nghìn số vốn liên doanh với tư bản nước ngoài.
Hai là, kinh tế nhà nước hợp tác liên doanh với kinh tế tư bản nước ngoài.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước ta trong thời gian
qua chủ yếu là sự kết hợp kinh tế nhà nước với các nhà đầu tư nước ngoài
thông qua các hình thức sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong thời gian qua ở nước ta, hình
thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và
trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Hai lĩnh vực này chỉ chiếm 30% số dự
án nhưng chiếm tới 90% tổng số vốn cam kết thực hiện. Phần còn lại thuộc về
các lĩnh vực công nghiệp gia công và dịch vụ.


25
- Xí nghiệp liên doanh. Đây là loại hình doanh nghiệp do hai hoặc
nhiều bên thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp
định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc là xí
nghiệp mới do Việt Nam liên doanh hợp tác với tổ chức, cá nhân người nước
ngoài thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Thực chất xí nghiệp liên doanh với tư bản nước ngoài là xí nghiệp dựa
trên sở hữu hỗn hợp do hai bên hoặc nhiều bên đóng góp vốn, tài sản dưới
hình thức tiền mặt, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đất đai, cùng tham gia quản
lý, cùng chia xẻ rủi ro, cùng hưởng lợi nhuận theo giá trị tài sản và vốn đóng
góp. Các xí nghiệp liên doanh thường được tổ chức dưới dạng các Công ty cổ
phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Về cơ bản, có thể coi đây là một dạng đặc biệt của hình thức “tô
nhượng”. Theo đó, Nhà nước cho tư bản nước ngoài thuê đất để xây dựng
doanh nghiệp. Hình thức này cho đến nay đã chiếm một tỷ trọng lớn trong các

dự án đầu tư ở nước ta, chỉ đứng sau hình thức liên doanh và ngày càng tỏ ra
là hình thức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.
- Hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)
- Khu chế xuất, khu công nghiệp
Thực trạng phát triển của khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta
trong thời gian qua đã thực sự tạo ra một thay đổi lớn về kết cấu hạ tầng công
nghiệp ở các địa phương nói riêng và trong cả nước nói chung, tạo điều kiện
thuận lợi về môi trường đầu tư trong và ngoài nước vì mục tiêu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tóm lại, bức tranh toàn cảnh của chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt
Nam cho đến nay, dù còn nhiều mảng sáng tối khác nhau với những xu hướng
thuận và không thuận, nhưng suy cho cùng những hiện tượng đó là khó tránh


×