Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hệ thống thông tin quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.72 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP QUANG
Môn: Thực tập hệ thống viễn thông 2

Sinh viên: ĐOÀN VĂN TRUNG
MSSV: 13141391
MAI THANH TUẤN
MSSV: 13141406


1. Máy đo OTDR
Máy đo cáp quang OTDR là một thiết bị thường dùng trong việc đo kiểm
chất lượng mạng truyền dẫn thông tin quang. Máy đo cáp quang OTDR đo
được các thông số về cáp quang như: độ dài tuyến cáp, điểm đứt, về suy hao
điểm hàn, suy hao tại các điểm uốn cáp, suy hao tại các mối nối, nhận biết sợi
quang, đo thông mạch...

Hình 1: Máy đo OTDR OFL 200.
Nguyên lý đo OTDR: Người ta bơm vào sợi cáp quang cần kiểm tra một
dòng xung ánh sáng, xung ánh sáng này chạy dọc trong sợi quang khi gặp điểm
lỗi nó sẽ phản xạ trở lại. Năng lượng ánh sáng phản xạ được thu nhận, đổi ra
dạng điện, khuếch đại và cho thể hiện trên màn hình.


Hình 2: Kết quả đo được hiển thị trên màn hình dưới dạng đồ thị
Trục tung chia theo mức công suất phản xạ còn trục hồnh chia theo
chiều dài sợi quang thông qua thời gian trễ từ lúc phóng xung đến lúc nhận
xung.


2. Máy đo công suất quang
Máy đo công suất quang là thiết bị được dùng để đo công suất tín hiệu hay
độ mạnh yếu của tín hiệu, qua đó đánh giá được chất lượng đường truyền có đạt
yêu cầu hay không, từ đó có các hướng khắc phục nâng cao chất lượng tín hiệu
khi cần.

Hình 3: Máy đo công suất quang MW3204


Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại máy đo công suất quang, mỗi loại
sẽ có các phím chức năng khác nhau, tuy nhiên về cơ bản, một thiết bị dạng này
có các phím như:
- Phím On/Off: Dùng để tắt bật thiết bị
- Phím dB: Dùng để đo công suất tương đối hay dùng trong phép đo suy hao
(kết hợp với máy phát công suất)
- Phím λ: Dùng để lựa chọn bước sóng cần đo
- Phím Light: Để bật tắt đèn màn hình
- Phím Zero:Reset về 0
Các bước đo:
B1: Bật nguồn thiết bị bằng phím On/off
B2: Lựa chọn bước sóng cần đo, mặc định là bước sóng 1310nm
B3: Kết nối máy đo với nguồn tín hiệu cần đo
B4: Đọc giá trị công suất trên màn hình hiển thị theo đơn vị dBm, đây là giá
trị cần đo
3. Đo độ dài sợi quang bằng máy đo OTDR
Để đo độ dài sợi quang, chúng ta đặt điểm đánh dấu trên hai đoạn sợi quang
muốn kiểm tra. Máy đo OTDR cáp quang sẽ tính toán sự chênh lệch về khoảng
cách giữa hai điểm đánh dấu và cung cấp giá trị khoảng cách. Nó cũng sẽ đọc
sự khác biệt giữa các mức năng lượng của hai điểm đánh dấu và tính toán các
suy hao, sự khác biệt giữa hai mức công suất được tính bằng dB.



Hình 4: Đồ thị thể hiện độ dài sợi quang.
Trình tự đo:
- Nối ngõ ra của máy OTDR với sợi quang cần đo.

Hình 5: Sơ đồ đo độ dài sợi quang.
- Chọn Menu -> Full test -> Test.
- Máy đo sẽ hiển thị như sau:


Hình 6: Đồ thị trên máy OTDR. Sợi quang đang đo có độ dài là 50.9m.
- Cố định điểm A tại 0, di chuyển điểm B đến vị trí có xung dội lại. Đọc độ
dài sợi quang tại mục A -> B.
- Lặp lại với 2 sợi quang khác có độ dài là 500m và 1000m.

Hình 7: Đồ thị trên máy OTDR. Sợi quang đang đo có độ dài là 523.7m.

Hình 8: Đồ thị trên máy OTDR. Sợi quang đang đo có độ dài là 1031.4m.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×