Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi trong chăn nuôi bò sữa tại trang trại TH true milk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 89 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn
và các thông tin trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả

Phạm Tuấn Hiệp


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy cô, bạn bè, gia đình, nhờ đó tôi đã hoàn thành đúng thời hạn luận văn
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa sau đại học,
Khoa chăn nuôi thú y, các thầy, cô giáo khoa chăn nuôi thú y cũng như các
thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: GS.TS.
Từ Quang Hiển, PGS.TS. Hoàng Kim Giao đã không quản thời gian tận
tình giúp đỡ về phương hướng và phương pháp nghiên cứu cũng như
hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Công
ty Cổ phần thực phẩm sữa TH, các bạn động nghiệp đã tạo điều kiện thuận


lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ và tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn những giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, Tháng 09 năm 2017
Tác giả

Phạm Tuấn Hiệp


3

MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn.........................................................................................................ii
Mục lục..............................................................................................................iii
Một số từ viết tắt..............................................................................................vi
Danh mục các bảng..........................................................................................vii
Danh mục các hình..........................................................................................viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4
1.1. Khái quát lịch sử phát triển ngành chăn nuôi bò sữa........................................4
1.1.1. Thế giới....................................................................................................4
1.1.2. Việt Nam..................................................................................................6
1.2. Sơ lược tổng quan về sinh lý sinh sản của bò sữa....................................10
1.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục gia súc cái.....................................................10
1.2.2. Thành thục về tính.................................................................................14

1.2.3. Chu kỳ động dục....................................................................................15
1.2.4. Cơ chế chu kỳ động dục........................................................................ 15
1.2.5. Cơ chế sử dụng hormone gây động dục gây rụng trứng nhiều.............15
1.2.6. Sinh lý của phôi giai đoạn đầu...............................................................16
1.3.Nguyên lý của đông lạnh phôi, sử dụng phôi đông lạnh.................................17
1.3.1. Khái niệm...............................................................................................17
1.3.2. Lịch sử phát triển...................................................................................19


1.3.3. Phương pháp đông lạnh phôi................................................................20
1.4. Lịch sử phát triển công nghệ cấy truyền phôi.......................................... 22
1.4.1. Thế giới..................................................................................................22
1.4.2. Viêt Nam................................................................................................23
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................25
2.1. Địa điểm, Đối tượng, thời gian nghiên cứu...........................................25
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................25
2.3.1. Tạo phôi tươi từ đàn bò cái của trang trại bò sữa TH true milk............25
2.3.2. Chuẩn bị đàn bò cái nhận phôi..............................................................27
2.3.3. Cấy truyền phôi cho bò cái nhận phôi...................................................28
2.3.4. Xử lý số liệu.......................................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 31
3.1. Sản xuất phôi tươi tại trang trại bò sữa TH True milk............................31
3.1.1. Kết quả tạo phôi tươi ở bò cái tại trang trại bò sữa TH True milk.........31
3.1.2. Đánh giá chất lượng phôi thu được...................................................... 34
3.2. Chuẩn bị bò nhận phôi.......................................................................... 36
3.2.1. Kết quả tiêm tiêm PGF2α gây động duc cho bò nhận phôi....................36
3.2.2. Tỷ lệ bò cái đạt tiêu chuẩn nhận phôi từ số bò tiêm PGF2α.................38
3.2.3.Tỉ lệ bò đạt tiêu chuẩn cấy phôi so với số bò được tiêm PGF2α............40
3.3.Kết quả cấy truyền phôi bằng phôi tươi và phôi đông lạnh......................42

3.3.1. Tỉ lệ sẩy thai của bò cấy truyền phôi..................................................... 46
3.3.2. Số lượng bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi................................48
3.3.3. Tỉ lệ giới tính bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi........................ 50


3.4. Sinh trưởng của bê được sinh ra từ truyền cấy phôi.............................52
3.4.1. Khối lượng bê sơ sinh và 65 ngày tuổi...................................................52
3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bê được sinh ra từ truyền cấy phôi.............55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................... 58
1. Kết luận..................................................................................................58
2. Đề Nghị........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................60
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI......................................................................63


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
CIDR

Controlled internal drug release

CTP

Cấy truyền phôi

ET

Embryo transfer

FCS


Fetal calf serum

FSH

Follicle stimulation hormone

GNTR

Gây rụng trứng nhiều

HMG

Human

HTNC

Huyết thanh ngựa chửa

PGF2α

Prostaglandin F2α

PMSG

Pregnant Mare’s serum gonadotropin

SL

Số Lượng


ST

Sexing technology

TC

Tiêu chuẩn

TTNT

Thụ tinh nhân tạo

VN

Việt Nam


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Số lượng bò sữa, sản lượng sữa tươi sản xuất tại một số vùng ở
Việt Nam............................................................................................2
Bảng 1.2. Lượng cung và cầu sữa nguyên liệu dạng lỏng của thế giới năm
2007 - 2015 và dự báo năm 2016 (nghìn tấn)..................................5
Bảng 1.3. Số lượng bò sữa thế giới năm 2007-2016 và dự báo năm 2016.......5
Bảng 1.4. Số lượng bò sữa và sản lượng sữa tươi nguyên liệu được sản
xuất phân theo Quốc gia năm 2014, 2015........................................ 6
Bảng 1.5. Số lượng bò sữa, sản lượng sữa tươi sản xuất tại một số vùng ở
Việt Nam, (Tổng Cục Thống kê, 01/10/2015).................................... 9

Bảng 1.6. Sản xuất và tiêu thụ sữa ở Việt Nam............................................... 10
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm bò cái cho phôi (con)........................................... 26
Bảng 2.2a. Quy trình tiêm hormone gây siêu bài noãn...................................26
Bảng 2.2b. Bố trí thí nghiệm trên đàn bò cái nhận phôi................................. 28
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm bò cái được truyền cấy phôi................................29
Bảng 3.1. Kết quả tạo phôi tươi ở bò cái TH True milk....................................31
Bảng 3.2. Tỷ lệ phôi đạt chất lượng qua các đợt giội rửa................................34
Bảng 3.3. Kết quả gây kích thích động dục cho bò nhận phôi bằng PGF2α .. 37
Bảng 3.4. Tỉ lệ bò cái đạt tiêu chuẩn cấy phôi từ bò động dục....................... 39
Bảng 3.5. Tỷ lệ bò đủ tiêu chuẩn cấy phôi so vơi số bò được tiêm PGF2α ... 41
Bảng 3.6. Số lượng bò cái đậu thai sau cấy truyền phôi..................................42
Bảng 3.7. Tỉ lệ sẩy thai trong quá trình mang thai của bò cấy truyền phôi.....47
Bảng 3.8. Số lượng bê sinh ra còn sống sau 24 giờ từ cấy truyền phôi...........49
Bảng 3.9. Tỉ lệ giới tính của bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi.............51
Bảng 3.10. Khối lượng của bê cái sơ sinh và 65 ngày tuổi..............................53
Bảng 3.11. Tăng khối lượng của bê từ sơ sinh đến 65 ngày tuổi.....................56


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình1.1. Hình ảnh cấu tạo buồng trứng ở gia súc cái......................................11
Hình 3.1. Biểu đồ số lượng phôi thu được qua các lần giội rửa......................32
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ phôi đạt chất lượng tốt qua các đợt giội rửa..............35
Hình 3.3. Biểu đồ tỉ lệ động dục sau 2-4 ngày tiêm PGF2α............................. 38
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ bò cái đạt tiêu chuẩn cấy phôi từ bò động dục..........40
Hình 3.5. Biều đồ tỷ lệ bò đủ TC cấy phôi so với số bò được tiêm PGF2α ... 41
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ cấy đậu phôi của phôi tươi và đông lạnh....................45
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ sẩy thai trong quá trình mang thai ở bò cấy phôi.......48

Hình 3.8. Biểu đồTỷ lệ bê sống sau 24h...........................................................50
Hình 3.9. Biểu đồ tỉ lệ bê cái sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi................52
Hình 3.10. Tăng khối lượng của bê (g/con/ngày).............................................57


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, ngành chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh mẽ trong
sản xuất nông nghiệp của nước ta, quy mô chăn nuôi bò lấy sữa không chỉ
dừng lại ở các hộ nông dân nhỏ lẻ, phát triển manh mún mang lại lợi ích
kinh tế không cao cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, làm giảm
uy tín sản phẩm đối với người tiêu dùng mà còn phát triển ở quy mô công
nghiệp kể cả sản xuất chăn nuôi cũng như chế biến sản phẩm. Trước tình
hình đó sự vào cuộc của các doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực về kinh tế
với sự đầu tư khoa học quy mô lớn, áp dụng các mô hình chăn nuôi tiên
tiến trên thế giới vào chăn nuôi bò sữa như các tập đoàn kinh tế lớn TH true
milk, Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai,... đã làm cho ngành chăn nuôi bò sữa
phát triển lớn mạnh mang tính cạnh tranh cao. Chính sự đầu tư mạnh mẽ có
chiều sâu này đã làm cho bộ mặt của ngành chăn nuôi bò sữa nước ta thay
đổi rõ rệt. Số lượng đàn bò sữa không những tăng lên nhanh chóng mà còn
tổng sản phẩm sữa tươi sản xuất ra cũng tăng rất ấn tượng.
Theo số liệu thống kê chăn nuôi bò sữa của Việt nam luôn tăng
trưởng mạnh, đặc biệt sau khi có Quyết định 167/2001/QĐ/TTg ngày
26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ (Hoàng Kim Giao và Hoàng Thiên
Hương, 2015) [9]. Theo Tổng cục Thống kê 01/10/2015 (Hiệp hội chăn
nuôi gia súc lớn Viêt Nam,2017) [11], tổng đàn bò sữa của Việt Nam là
275.328 con, tăng 20.96% so với năm 2014. Sản lượng sữa tươi sản xuất đạt
723.153 tấn, tăng hơn năm 2015 là 31,59%. Đàn bò sữa Việt Nam có trên

40% là bò thuần Holstein Frisian (HF), còn lại bò lai giữa HF với bò vàng Việt
Nam cải tiến với độ máu HF từ 50 - 93,75% hoặc cao hơn (Hiệp hội gia súc
lớn Việt Nam, 2017) [11]. Đàn bò được phân bổ không đều giữa các
vùng miền, giữa các tỉnh với phương thức, quy mô chăn nuôi không


10

giống nhau nên năng suất sữa trung bình ở bò cũng khác nhau. Những nơi
bò HF nhiều, điều kiện, kỹ thuật chăn


nuôi tốt năng suất bò sẽ cao hơn. Ví dụ Mộc Châu - Sơn La (miền núi, Trung
du), Nghệ An (Bắc Bộ và Duyên Hải miền Trung) khí hậu nóng, ẩm nhưng
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bò thuần nhiều nên năng suất sữa của bò
ở đây cao hơn các vùng khác. Ngược lại, Sóc Trăng (Đồng bằng sông
Cửu Long) hoặc một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng bò lai nhiều, trình độ kỹ
thuật và kinh nghiệm chăn nuôi không đồng đều đã hạn chế đến năng suất
sữa của bò. Cụ thể được minh họa qua bảng 1.1 dưới đây :
Bảng 1.1. Số lượng bò sữa, sản lượng sữa tươi sản xuất tại một số vùng ở
Việt Nam
TT

S.L bò sữa

Vùng

Con

S.L sữa

%

Tấn

Ghi
%

1

Cả nước

275.328

100,00 723.153 100,00

2

Đồng bằng S.Hồng

27.475

9,98

59.534

8,23

3

Miền núi và Trung du


20.973

7,62

77.568

10,73

4

Bắc bộ và DHMT

64.819

23,54

203.837 28,19

5

Tây Nguyên

22.475

8,16

59.991

6


Đông Nam Bộ

111.838

40,42

289.936 40,09

7

Đồng bằng S.Cửu Long

27.802

10,08

32.289

chú

8,30
4,46

(Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Viêt Nam,2017) [11]
Tốc độ tăng trưởng của đàn bò và tổng sản lượng sữa tươi sản
xuất trong nước đã kéo thị phần sữa sản trong nước tăng mạnh, đáp ứng
trên 38% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Để có được thành tích như hiện
nay là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, người nông dân và doanh nghiệp
cùng làm, chưa dừng lại ở đó để phát triển ngành bò sữa có chiều sâu gia

tăng về chất lượng, số lượng cũng như nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản
phẩm nội trước thời cơ gia nhập TPP, các nhà đầu tư đã manh dạn đẩy
mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào chăn
nuôi, một trong những công nghệ đó là công nghệ cấy truyền phôi trên đàn
bò sữa. Trang trại chăn nuôi bò


sữa TH true milk đã nhập phôi đông lạnh để cấy cho đàn bò cái của trang trại
tuy nhiên nếu tự túc sản xuất được phôi thì giá thành sẽ rẻ hơn. Vì vậy việc
nghiên cứu sản xuất phôi tươi và truyền cấy phôi đang được đặt ra cho trang
trại.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ cấy truyền phôi trong chăn nuôi bò sữa tại trang trại TH true
milk“
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao số lượng và chất lượng đàn bò sữa bằng công nghệ phôi tại
trang trại bò sữa TH true milk
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nắm vững nguyên lý và thực hiện sản xuất được phôi tươi trên đàn bò tại
trang trại TH true milk.
- Nắm vững nguyên lý và thực hiện thành công gây động dục đồng pha trên
đàn bò cái của trang trại TH True milk.
- Nắm vững kỹ thuật và thưc hiện được việc truyền cấy phôi tươi và phôi
đông lạnh cấy cho đàn bò tại trang trại TH true milk.
- Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của bê sinh ra từ cấy truyền
phôi từ sơ sinh đến cai sữa.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng

trong viêc nghiên cứu về công nghệ sinh sản trên bò.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Mở đường cho việc ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi vào ngành chăn
nuôi bò sữa tại việt nam trên diện rộng.
- Tạo ra đàn bò có chất lượng cao, mang lại tối đa hóa lợi nhuận cũng như
mang đến chất lượng sản phẩm đẳng cấp quốc tế đến tay người tiêu dùng.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát lịch sử phát triển ngành chăn nuôi bò sữa
1.1.1. Thế giới
Chăn nuôi gia súc lấy sữa mà đặc biệt là chăn nuôi bò sữa là một phần
của nông nghiệp từ lâu đời. Trong lịch sử nó đã được một phần nhỏ trong
các trang trại. Chăn nuôi bò sữa quy mô lớn chỉ khả thi khi mà một trong hai
một lượng lớn sữa là cần thiết cho sản xuất các sản phẩm sữa lâu bền hơn
như pho mát bơ, hoặc có một thị trường đáng kể của những người có đủ
tiền để mua sữa. Chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu phát triển xung
quanh làng mạc và thành phố, nơi mà người dân không thể có con bò của
mình do thiếu đất chăn thả gia súc. Ở những vùng thảo nguyên, nhiều dân
tộc du mục đã có các hình thức lấy sữa cừu để cung cấp nguồn thực phẩm
bổ dưỡng.
Ở châu Âu, bắt đầu từ thời kỳ phong kiến cho đến thời kỳ tiền tư
bản, những người nông dân chăn nuôi bò sữa sẽ lấy đầy thùng sữa vào
buổi sáng và mang đến thị trường trên một toa xe. Cho đến cuối thế kỷ 19,
vắt sữa của bò được thực hiện bằng tay. Tại Hoa Kỳ, một số hoạt động chăn
nuôi bò sữa lớn tồn tại ở một số bang miền đông bắc và ở phía tây, mà liên
quan đến nhiều như hàng trăm con bò, nhưng một cá nhân không thể vắt
sữa được hơn một chục con bò mỗi ngày, việc vắt sữa diễn ra trong
nhà hai lần một ngày (Betteridge, 2006) [18]

Trong hầu hết thiên niên kỷ thứ hai sau Công nguyên, sữa chỉ được sản
xuất cho tiêu thụ trong gia đình ở các làng quê và một số bò được nuôi
trong các thành phố để cung cấp sữa tươi cho nhu cầu tiêu thụ của dân
cư đô thị. Chỉ sau khi có sự ra đời của ngành đường sắt thì chăn nuôi bò
sữa mới phát triển mạnh ở các vùng được công nghiệp hoá. Tổng sản
lượng sữa tiêu thụ trên toàn thế giới không ngừng tăng lên trong


những thập kỷ gần đây. Ngày nay, các nước phát triển có tống lượng
sữa tiêu thụ cũng như


lượng sữa tiêu thụ bình quân ổn định (Barr, J. S., Huffman, D. C., &
Godke, R. A,1986) [15].
Bảng 1.2. Lượng cung và cầu sữa nguyên liệu dạng lỏng của thế giới năm
2007 - 2015 và năm 2016 (nghìn tấn).
Sản
Năm

lượng
sữa bò

Sản
lượng
sữa

Lượng

Lượng


Lượng

sữa tiêu

bán cho

dùng

dùng trực

các Công

mục đích

507.541

tiếp
169.965

ty
331.054

khác
6.446

Tổng sản
lượng
sữa

2007


438.951

khác
68.590

2008

437.762

67.709

505.471

167.050

333.026

5.222

2009

435.053

69.470

504.523

168.087


331.065

5.199

2010

441.971

72.408

514.379

171.459

337.729

5.060

2011

453.769

75.948

529.717

173.275

351.303


5.004

2012

464.564

800.87

544.651

174.262

365.286

5.007

2013

468.064

83.674

551.738

176.437

370.165

5.119


2014

483.633

86.736

570.369

181.548

383.941

4.976

2015

491.204

89.365

580.569

179.838

394.991

5.190

2016


498.820

92.395

591.215

182.569

402.959

5.140

(Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Viêt Nam,(2017) [11])
Bảng 1.3. Số lượng bò sữa thế giới năm 2007-2016 và năm 2016
(nghìn con)
Năm
Số lượng bò
Năm
Số lượng bò

2007

2008

2009

2010

2011


131.669

129.476

129.570

129.743

132.357

2012

2013

2014

2015

2016

135.031

137.364

140.393

139.876

141.926


(Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, (2017)[11])


Bảng 1.4. Số lượng bò sữa và sản lượng sữa tươi nguyên liệu được sản
xuất phân theo Quốc gia năm 2014, 2015
Quốc gia

Số lượng bò sữa

Sản lượng sữa

(nghìn con)

(nghìn tấn)

2014

2015

2014

2015

EU

23.500

23.557

146.700


148.100

Mỹ

9.256

9.310

93.531

94.480

Ấn Độ

50.500

52.500

60.500

64.000

Trung Quốc

8.710

8.400

36.000


37.250

Brazil

20.680

17.330

33.350

26.300

Nga

8.050

7.750

29.900

30.025

New Zealand

5.092

5.200

21.742


21.391

Mexico

6.350

6.400

11.442

11.750

Khác

8.255

9.429

50.468

57.908

(Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Viêt Nam,2017) [11]
1.1.2. Việt
Nam
Việt Nam vốn dĩ không có ngành chăn nuôi bò sữa truyền thống nên
không có các giống bò sữa đặc thù. Ngành chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt
Nam từ những đầu thế kỷ XX trải qua những tháng năm khó khăn của
đất nước ngành chăn nuôi bò sữa đã đóng góp đáng kể trong việc đảm

bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho sự phát triển của đất nước, tuy
nhiên ngành bò sữa mới chỉ thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hóa từ
những năm 1990 trở lại đây (Đinh Văn Cải, 2009) [1].
1920-1923 nước pháp đã đưa những giống bò chịu nóng bò Red Sindhi
(Thường gọi là bò sin) và bò Ongle (Thường gọi là bò bô) vào Tân Sơn Nhất ,
Sài Gòn, Hà Nội để nuôi thử và lấy sữa phục vụ người Pháp ở Việt Nam, Tuy
nhiên số lượng thời đó còn ít (Khoảng 300 con) và năng suất sữa thấp (2-3
Kg/Ngày/Con) (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004) [14].


1937-1942 ở miền nam đã hình thành một số trại chăn nuôi bò sữa ở Sài Gòn
- Chợ Lớn, mỗi ngày sản xuất được hàng nghìn lít sữa với tổng sản lượng sữa
đạt trên 360 tấn/Năm, có sáu giống bò sữa đã được nhập vào miền nam
Việt Nam là Jersey, Ongole, Red shindhi, Tharpara và Haryana, cũng ở miền
nam trong giai đoạn này, chính phủ Astralia đã giúp đỡ xây dựng trung tâm
bò sữa thuần jersey tại Bến Cát với số lượng 80 bò cái, nhưng do điều
kiện chiến tranh trung tâm này sau đó đã giải thể bò lai hướng sữa và bò sữa
nhiệt đới về sau được nuôi tại Tân Bình, Gò Vấp, Thủ Đức tại những trang
trại bò sữa do tư nhân quản lý với quy mô nhỏ từ 10-20 con, sản xuất sữa
tươi cung cấp cho các nhà hàng và trực tiếp cho người tiêu dùng là chính.
Dưới đây là những mốc lịch sử đáng nhớ của ngành chăn nuôi bò sữa Việt
Nam (Nguyễn Hữu Hoàng, Lương Xuân Lâm, 2010) [10].
1954-1960 ở miền bắc nhà nước bắt đầu quan tâm đến phát triển
chăn nuôi trong đó có bò sữa. Các nông trường quốc doanh được xây dựng
như Ba Vì (Hà Tây), Mộc Châu (Sơn La ), Than Uyên (Nghĩa Lộ), Tam Đường
(Lào Cai), Hữu Nghị (Quảng Ninh), Hà Trung (Thanh Hóa) cùng với các
trạm nghiên cứu về giống và chăn nuôi bò sữa. Năm 1960 giống bò sữa lang
trắng đen Bắc Kinh lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam nuôi thử nghiệm tại
Ba Vì, Sapa và Mộc Châu. Đến thập kỷ 70, Việt Nam được chính phủ Cu Ba
viện trợ 1000 con bò sữa Holstein Friesian (HF) về nuôi thử nghiệm tại

Mộc Châu. Đồng thời chính phủ Cu Ba cũng giúp chúng ta xây dựng trung
tâm bò đực giống Moncada để sản xuất tinh bò đông lạnh.
Từ năm 1976 một số bò sữa HF được chuyển vào nuôi tại Đức Trọng
(Lâm Đồng). Bên cạch đó phong trào lại tạo và chăn nuôi bò sữa cũng được
phát triển mạnh thêm ở các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí
Minh tuy nhiên cho đến đầu những thập kỷ 1980 đàn bò sữa của Việt Nam
chỉ được nuôi tại các nông trường quốc doanh và các cơ sở trực thuộc quản
lý nhà nước. Quy mô của các nông trường quốc doanh thời đó phổ biến là
vài trăm


con quy mô lớn nhất là ở nông trường Mộc Châu với hơn 1000 con. Do còn
nhiều hạn chế về kinh nghiệm chăn nuôi, cơ chế quản lý không phù hợp,
điều kiện chế biến và tiêu thụ sữa khó khăn nên nhiều nông trường đã phải
giải thể do chăn nuôi bò sữa không có hiệu quả. Đàn bò sữa vì thế mà
cũng giảm đi nhanh chóng.
1985-1987 Đồng thời với việc nuôi bò thuần nhập nội chương trình lai
tạo bò sữa Hà -Ấn cũng được triển khai song song với chương trình Sin hóa
đàn bò vàng nuôi. Trong thời gian 1975-1985 Việt Nam nhập bò sin từ
Pakistan về nuôi ở nông trường hữu nghị Việt Nam –Mông Cổ và trung tâm
tinh đông lạnh Moncada (Ba vì –Hà Tây). Đồng thời năm 1987 bò Sahiwal
cũng được nhập về từ Pakistan nuôi tại trung tâm tinh đông lanh moncada
và nông trường bò giống miền trung (Ninh Hóa, Khánh Hòa) những bò Sin và
bò Sahiwal dùng để tham gia chương trình Sin hóa đàn bò vàng Việt Nam
nhằm tạo ra đàn bò Lai sin làm nền cho việc gây HF khác nhau tùy theo thế
hệ lai.
Trong thời gian trên Việt Nam cũng nhập tinh đông lạnh bò Jersey và nâu
Thụy Sỹ để lai với bò cái lai sin, bò vàng cà bò cái lai. Tuy nhiên do năng suất
của con lai kém xa với bò lai HF, màu lông không hợp với thị hiếu người nuôi
nên việc lai tạo của bò này không có hướng phát triển thêm.

1986- 1999 Từ năm 1986 Viêt Nam bắt đầu phong trào đổi mới và chỉ
sau 3 năm từ một nước thiếu lương thực Việt Nam đã có lương thực
xuất khẩu. Kinh tế phát triển đã tạo ra nhu cầu người dùng sữa ngày càng
tăng do vậy đàn bò sữa tại Thành phố Hồ Chí Minh các tỉnh phụ cận
như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân
cận cũng tăng nhanh về số lượng. Từ năm 1986 đến năm 1999 đàn bò sữa
tăng trưởng trung bình 11%. Phong trào chăn nuôi bò sữa tư nhân đã hình
thành và tỏ ra có hiệu quả


2001 chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa
Việt Nam với việc thông qua quyết định 167/2001/QD/TTG về chính sách
phát


triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2001-2010, theo chủ trương này từ năm
2001 đến năm 2004 một số địa phương (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, An Giang, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Sơn La,. ..) đã nhập một số
lượng khá lớn (Trên 10000 con) bò HF thuần từ Mỹ Australia, Newzealand
về nuôi. Nhìn chung ngành bò sữa phát triển mạnh từ sau nghị định 167
được ban hành (Hoàng Kim Giao, 2003) [8].
Từ 2008 đến nay có nhiều dự án đầu tư vào xây dựng trang trại quy
mô chăn nuôi tập trung quy mô lớn và áp dụng khoa học công nghệ từ nước
ngoài mà điển hình là trang trại bò sữa tập đoàn TH true milk tại Nghệ An.
Theo số liệu thống kê gần đây tổng đàn bò và sản lượng sữa tại Việt Nam
phân bố theo các vùng như sau trong bảng 1.5 :
Bảng 1.5. Số lượng bò sữa, sản lượng sữa tươi sản xuất tại một số vùng ở
Việt Nam, (Tổng Cục Thống kê, 01/10/2015)
S.L bò sữa
TT


Vùng

S.L sữa

Con

%

Tấn

%

1

Cả nước

275.328

100,00

723.153

100,00

2

Đồng bằng S.Hồng

27.475


9,98

59.534

8,23

3

Miền núi và Trung du

20.973

7,62

77.568

10,73

4

Bắc bộ và DHMT

64.819

23,54

203.837

28,19


5

Tây Nguyên

22.475

8,16

59.991

8,30

6

Đông Nam Bộ

111.838

40,42

289.936

40,09

7

Đồng bằng S.Cửu Long

27.802


10,08

32.289

4,46

(Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam,2017)[11]


Và sản lượng sữa sản xuất và tiêu thụ qua các năm như bảng 1.6 dưới đây :
Bảng 1.6. Sản xuất và tiêu thụ sữa ở Việt Nam
TT
1
2

Chỉ tiêu
Sản xuất trong
nước(tấn)
BQ sữa quy đổi
tiêu thụ/người
BQ
(kg)sữa tươi sản

3

xuất trong
nước/người(kg)

4


Sữa nhập khẩu
để tiêu thụ

2013

2014

2015

456.392,0 549.533,0 723.153,0
17

18

21

5,0 =

6,1 =

7,9 =

29%

34%

37,8%

71%


66%

62,2%

Tổng giá trị sữa
5

nhập khẩu để

1.096,13

1.096,48

tiêu thụ

900,69

Nguồn
TCTK
01.10/201
5 HHS,
HH.GSL,2016
HH.GSL,2016

HH.GSL,2016
Tổng cục Hải
quan, 2016

(Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam,2017)[11]

(triệu,USD)
1.2. Sơ lược tổng quan về sinh lý sinh sản của bò sữa
1.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục gia súc cái
Hệ thống sinh sản của bò cái gồm hai buồng trứng và hệ thống ống sinh
dục cái. Hệ thống ống vòi dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo và âm
hộ. Nguồn gốc phôi thai của buồng trứng là những thừng giới tính thứ cấp
của mào sinh dục. Mào sinh dục xuất hiện đầu tiên trong phôi là một lớp
hơi dày nằm cạnh các quả thận. Hệ thống ống bắt nguồn từ các ống Muller
là đôi ống xuất hiện vào đầu thời kỳ phát triển phôi (Sổ tay thụ tinh nhân
tạo cho bò, 1992) [6].
1.2.1.1. Buồng trứng
Buồng trứng là những cơ quan sinh sản nguyên thủy vì chúng sinh sản
giao tử cái (Trứng) và các hormone sinh dục (Các estrogen và các progestine).


Buồng trứng nằm ở cuối mỗi ống tử cung. Buồng trứng trông giống quả
hạnh nhưng hình dạng của chúng có thể thay đổi khi các nang trứng hoặc
thể vàng bắt đầu phát triển. Kích thước trung bình củ mỗi buồng trứng
khoảng 35x25x15 mm. Kích thước này có biến động giữa các bò cái và
buồng trứng hoạt động thì lớn hơn buồng trứng không hoạt động.
Người ta cho rằng tất cả những nang trứng nguyên thủy được
hình thành trong thời kỳ trước khi con vật cái được sinh ra, có khoảng 75.000
nang trứng nguyên thủy được hình thành trong các buồng trứng của bê con.
Khi xoang nang được hình thành, nang trứng được xếp loại bậc 3, khi
nang trứng bậc 3 chín (nó sóng sánh, đầy nước, giống một bọc nước trên
bề mặt buồng trứng), được gọi là nang Graaf. Chất dịch trong nang Graaf
giàu estrogen và được gọi là dịch nang. Những tế bào lớp vỏ trong và tế
bào hạt tham gia vào việc sản sinh estrogen. Tế bào hạt là tế bào chế tiết
progesterone trong thể vàng. Khi rụng trứng, nang trứng rách vào khoảng 30
giờ sau khi bắt đầu động dục khoảng 12 giờ sau khi kết thúc động dục (Rụng

trứng).

Hình1.1. Hình ảnh cấu tạo buồng trứng ở gia súc cái


Cùng với sự rách của nang trứng, có xẩy ra chảy máu và có máu đông
đọng tại vị trí rụng trứng. Nang trứng bị rách cùng với máu đọng trong xoang
nang được gọi là thể xuất huyết. Thể xuất huyết được thay thế bằng thể
vàng (được hình thành nhanh chóng bằng quá trình tăng sinh của những tế
bào lớp vỏ ngoài, những tế bảo lớp vỏ trong và những tế bào hạt). Thể vàng
là một thể rắn, màu vàng, chế tiết progesterone và các progestin khác. ở
bò cái hậu bị Holstein, giữa ngày 1 và ngày 4 của chu kỳ, thể vàng có
đường kính trung bình 8mm. Giữa ngày 5 và ngày 9, nó lớn lên trung bình
đến 15mm. Thể vàng có thể đạt được kích thước tối đa trung bình 20,5mm
vào ngày 15-16 đối với bò cái hậu bị không thụ thai, sau đó nó thoái hóa và
có đường kính trung bình 12,5mm vào ngày 18-21. Nếu bò thụ thai, thể
vàng sẽ không thoái hóa cho đến cuối kỳ mang thai (Chung Anh Dũng, 2011)
[4].
1.2.1.2.Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng (Còn gọi là Fallop) là một đôi ống ngoằn ngoèo bắt đầu từ
cạnh buồng trứng kéo dài đến đỉnh của sừng tử cung. Chức năng của chúng
là để chuyển vận trứng và tinh trùng di chuyển ngược chiều nhau. Ngoài ra,
ống dẫn trứng còn là nơi thụ tinh của phân chia tế bào khi mới hình thành
phôi.
Ống dẫn trứng dài 20-30 cm, chia thành 3 tiểu phần (Phễu, phần, ống,
eo). Miệng phễu nằm cạnh buồng trứng. Qúa trình thụ tinh xẩy ra tại đoạn
nối này. Eo nối đỉnh của sừng tử cung tại đoạn nối tử cung - ống dẫn trứng.
Nói chung, hoạt động của ống dẫn trứng được kích thích bởi estrogen và
bị ức chế bởi progestin (Lê Xuân Cương, 2001) [3].
1.2.1.3.Tử cung

Tử cung kéo dài từ đoạn nối tử cung - ống dẫn trứng đến cổ tử cung.
Tử cung dài 35-50 cm. Chức năng chính của tử cung là lưu giữ và nuôi phôi
hoặc thai. Trước khi phôi gắn vào tử cung, dưỡng chất được nhận từ noãn
hoàng trong phôi hoặc từ sữa tử cung được tiết ra từ các tuyến trong lớp


niêm mạc tử cung. Sau khi gắn vào tử cung. Chất dinh dưỡng và chất thải
được trao đổi giữa máu mẹ và phôi hoặc thai thông qua nhau.


Sừng tử cung được treo trong xoang chậu nhờ dây chằng rộng, dây
chằng này một đầu dính vào vách ngoài của tử cung còn đầu kia dính vào
thành chậu. Estrogen làm tăng trương lực cơ trơn tử cung, làm cho tử cung
căng cứng ra. Progestin làm giảm trương lực tử cung, làm cho tử cung mềm
hơn.
Bò có kiểu nhau múi. Lông nhung màng đệm từ màng ngoài phôi
xuyên vào các núm (Những núm này giống như cái nút nhô trên nội mạc tử
cung). Sự kết nối này (Lông nhung màng đệm và núm) tạo nên u nhau (Còn
gọi là múi hoặc núm). Có đến 70-80 núm nhau vào cuối kỳ mang thai. Kiểu
dính nhau của bò cái được xếp vào loại nhau màng đệm – biểu mô (Sổ tay
thụ tinh nhân tạo cho bò, 1992) [6].
1.2.1.4.Cổ tử cung
Về mặt kỹ thuật, cổ tử cung là một bộ phận của tử cung, nhưng ở
đây, cổ tử cung sẽ được xem như một cơ quan tách biệt. Cổ tử cung có
thành dày và không đàn hồi. Đầu trước (Miệng trong) nối liền với thân tử
cung, còn phần sau (Miệng ngoài) nhô vào trong âm đạo. cổ tử cung dài
5-10 cm với đường kính ngoài 2-5 cm. (Chung Anh Dũng, 2011) [4].
1.2.1.5.Âm đạo
Âm đạo có hình ống, vách mỏng và rất đàn hổi, dài 25-30 cm. Khi
giao phối trực tiếp, tinh dịch được đổ vào đầu trước của âm đạo, gần

miệng cổ tử cung.
Vòm âm đạo là một cái túi mù vây quanh phần sau cổ tử cung nhô vào
âm đạo. Túi này có thể gây trở ngại cho những dẫn tinh viên ít kinh nghiệm
khi cố đưa dẫn tinh quản vào cổ tử cung (Sổ tay cấy truyền phôi bò, 2005) [6].
1.2.1.6.Âm hộ
Âm hộ, bộ phận sinh dục ngoài, gồm có tiền đình và những phần liên
quan của âm môn. Tiền đình là một bộ phận của hệ thống đường sinh dục
cái, nó chung cho hệ thống sinh dục và hệ tiết niệu, nó dài 10-12cm. Âm


×