Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ NGỮ VĂN 7 KỲ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.79 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN
I.TRẮC NGHIỆM:
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng
nhất( khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu)
"....Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người ,trong tác phong,Hồ Chủ
Tịch cũng rất giản di trong lời nói và chữ viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân
hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí,những chân lí lớn của nhân
dân ta cũng như của thời đại là giản di: "không có gi quý hơn độc lập tự do", "Nước
Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song
chân lý ấy không bao giờ thay đổi..."Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm
nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con ngươì đang chờ đợi nó, thì đó là sức
mạnh vô địch, đó là chủ nghiã anh hùng cách mạngp2)." (NgữVăn 7,tập)
Câu1.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A.Đức tính giản dị của Bác Hồ. C.Sự giàu đẹp của tiếng Việt
B.Tinh thần yêu nước của nhân dân D.Những trò lố hay là Va-ren và
Phan Bôị Châu
Câu 2 Dòng nào thể hiện rỏ luận điểm của đoạn văn?
A.Sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người C.Sự giản dị của Bác trong tác
phong
B Sự giản dị của Bác trong đời sống D.Sự giản dị của Bác trong lời nói
và chữ viết
Câu 3.Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A.Nghị luận. B.Miêu tả C.Biểu cảm D.Tự sự.
Câu 4.Câu"Không có gì quý hơn đọc lập tự do" trong đoạn văn trên là:
A. Luận chứng. B.Luận cứ. C.Luận điểm. D. Lập luận.
Câu 5. Trong câu "Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta
cũng như của thời đại là giản dị ", dấu phẩy sau từ chân lý có thể thay bằng dấu gì?
A.Dấu chấm phẩy. B.Dấu ba chấm.. C.Dấu gạch ngang. D.Dấu hai chấm.
Câu6.Trong các từ sau đây từ nào là từ láy?
A.Giản dị. B. Sâu sắc. C.Chờ đợi. D.Thâm nhập.


Câu7.Dấu ba chấm trong đoạn văn trên( sau cụm từ" Không bao giờ thay
đổi...")dùng để:
A.Thể hiện sự ngập ngừng ngắt quảng.
B Làm giản nhịp điệu câu văn.
D.Tỏ ý còn nhiều trường hợp chưa liệt kê hết.
D.Thể hiện lời nói còn bỏ dỡ.
Câu8.Trong câu: Giản dị trong đời sống , trong quan hệ với mọi người, trong
tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết...,tác giả dùng biện
pháp tu từ nào?
A.Liệt kê. B.So sánh. C.Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
Câu9.Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?
A.Vô địch. B. Bộ óc. C.Chân lý. D.Nhân dân.
Câu 10.Trong câu (...) " Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết,
vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được,"bộ phận trạng
ngữ "Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ, được làm được " Có thể
đứng ở vị trí nào?
A.Có thể đứng cuối hoặc đầu câu. B.Chỉ đứng ở cuối câu.
C.Chỉ đứng ở giữa câu. D.Có thể đứng ở đầu câu.
II. TỰ LUẬN:
"Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân."
( Hồ Chí Minh)
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc
trồng cây trong muà xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của
đất nước?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×