Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tìm hiểu lễ hội chùa tây phương ở thạch thất hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.5 KB, 42 trang )

CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu lễ hội chùa Tây Phương
ở Thạch Thất - Hà Nội” là của cá nhân tôi.
Những nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực, đúng sự thật và
chưa được công bố. Mọi tham khảo dùng trong đề tài đều được trích dẫn rõ ràng.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung đề tài của mình.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới ban lãnh đạo trường Đại học Nội vụ Hà Nội đặc biệt là
Giảng viên – TS. Lê Thị Hiền dạy bộ môn “ Phương pháp nghiên cứu khoa học”
đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ văn hóa xã Thạch Xá , phòng văn
hóa- thông tin huyện Thạch Thất đã cung cấp những thông tin tài liệu quý giá để
tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu này .
Một lần nữa tôi xin chân thành cả ơn giảng viên – TS. Lê Thị Hiền cùng các
thầy,cô giáo và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn


thành bài nghiên cứu khoa học này. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô để bài nghiên cứu khoa học của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1,Lý do chọn đề tài
Lễ hội là hoạt động phản ánh rõ nét nhất sinh hoạt văn hóa của một cộng đồng cư
dân trong một không gian cụ thể và là môi trường tốt nhất để lưu giữ những giá trị
truyền thống qua các thời đại. Mỗi vùng quê ở Việt Nam đều nằm trong dòng chảy
văn hóa truyền thống nhưng nó vẫn mang nét gì đó riêng biệt, đặc trưng của con
người nơi đó tạo nên một bức tranh văn hóa lễ hội Việt Nam phong phú và đa
dạng.
Hà Tây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đã từng tồn tại
trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008. Tỉnh nằm bên bờ phải (bờ
Nam) sông Hồng và bờ trái (bờ Đông) sông Đà. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn
bộ địa giới của Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, và như vậy tỉnh này
không còn tồn tại nữa. Do vậy lễ hội nơi đây mang đậm nét văn hóa chung của
vùng và hòa quyện với những nét riêng của văn hóa cư dân nơi đây tạo nên một sắc
thái văn hóa riêng của văn hóa độc đáo. Nói đến lễ hội ở Thạch Xá – Thạch Thất –
Hà Nội ta không thể không nhắc đến lễ hội chùa Tây Phương như một trung tâm
hội tụ văn hóa tryên thống của cư dân vùng này .


Chùa Tây Phương có tên chữ là Sùng Phúc Tự, tọa lạc trên đỉnh đồi Tây Phương ,
hình cong như lưỡi câu ( xưa gọi là núi Câu Lậu) cao chừng 50m, thuộc núi Ngưu
Lĩnh (núi con trâu) xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây cũ, thành phố Hà
Nội nay, chùa cách trung tâm Hà Nội 40km về hướng Tây Bắc, cách thị xã Sơn
Tây 18km hướng Đông Nam. Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa nổi
tiếng ở Hà Nội cũng như đền chùa ở miền Bắc Việt Nam. Vì là một nơi danh thắng
nên lễ hội chùa Tây Phương và những hội khác trong vùng còn là nơi lưu giữ
những giá trị truyền thống, là dịp để con người gửi gắm bao ước mơ, khát vọng về
một cuộc sống bình an và hạnh phúc. Tìm đến chùa Tây Phương và lễ hội chùa Tây
Phương là chúng ta tìm đến chìa khóa để giải mã phần nào về con người và truyền
thống văn hóa nơi đây.

Nghiên cứu vê lễ hội chùa Tây Phương nhằm làm rõ vai trò và vị trí của nó trong
đời sống văn hóa của cư dân vùng này. Đây không chỉ là nơi để cho mọi người về
đây hành hương lễ Phật, nơi các con nhang đệ tử tìm về chốn đất tổ, mà còn là nơi
để du khách có thể tham quan cảnh chùa, tìm hiểu về di tích, lịch sử , lễ hội, chiêm
ngưỡng ngôi chùa bề thế thưởng thức vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên hòa
quyện với nơi đây.Có lẽ bạn khó tìm thấy lễ hội nào còn giữ được nhiều nét xưa
như ở các lễ hội khu vực Hà Tây cũ. Vẫn còn đó cụ già răng đen áo gấm bỏm bẻm
nhai trầu, những ngôi nhà ngói vẩy rồng khuất sau những tán cây. Và có đến chùa
Tây Phương, bạn mới thấy người dân nơi đây vẫn còn giữ nhiều nét sinh hoạt
truyền thống đặc trưng của người nông dân bắc bộ. Việc giữ gìn tài sản văn hóa
quý giá ấy và mở hội chùa hằng năm càng tạo thêm giá trị lịch sử cho vùng đất
này. Nhất là trong thời đại ngày nay, vai trò cảu các sinh hoạt văn hóa tôn giáo rõ
ràng có ảnh hưởng tới việc phát triển xã hội nước ta. Cho nên hội chùa với nội
dung và ý nghĩa ấy sẽ là một cách bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong nền kinh tế thời mở của vậy.
Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã
được Bộ VHTT&DL công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia, năm 2014
được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Như vậy chúng ta có thể thấy giá trị của
lễ hội Chùa Tây Phương chúa đựng trong mình.

Lý do của bản thân
Với chuyên ngành quản lý văn hóa, tôi yêu thích được tìm hiểu những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc. Và lễ hội chùa Tây Phương với những giá trị truyền


thống đã thôi thúc sự tò mò và dẫn tôi đến đây, dẫn tôi đến với bài nghiên cứu khoa
học về lễ hội Chùa Tây Phương này. Cùng với đó tôi còn là con của mảnh đất
Thạch Xá – Thạch Thất – Hà Nội, tôi yêu những gì nơi đây, sự giản dị, mộc mạc và
trân thành của người dân quê tôi. Tôi tự hào về những gì mà ông cha đã xây dựng
và bảo vệ. Vì lẽ đó tôi càng muốn tìm hiểu về lễ hội chùa Tây Phương, tìm hiểu về

Lễ hội vừa giúp tôi có thêm kiến thức vừa giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu khoa
học.
Với những lẽ trên tôi chọn lễ hội chùa Tây Phương – Thạch Xá – Thạch Thất – Hà
Nội để làm bài nghiên cứu khoa học.

2, Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội chùa Tây Phương
2.2 Phạm vi nghiên cứu: Tại quần thể di tích Chùa Tây Phương trực thuộc xã
Thạch Xá huyện Thạch Thất tỉnh Hà Nội.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến các mục tiêu sau:

3.2

-

Cung cấp những thông tin về công tác tổ chức hoạt động, phục vụ tại lễ hội
Chùa Tây Phương.

-

Tìm hiểu về các phong tuc tập quán của người dân nơi đây

-

Lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống đã có từ lâu đời, bảo vệ
những giá trị ấy không cho nó bị mai một đi.


-

Tìm hiểu sâu hơn về thực trang công tác tổ chức, hoạt động tại lễ hội chùa
Tây Phương.

-

Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, nhằm bảo tồn
và phát huy giá trị lễ hội công tác tổ chức, phục vụ lễ hội truyền thống của
quần thể di tích lịch sử Chùa Tây Phương môt lễ hội lớn một danh thắng
đẹp, hấp dẫn ở Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu


Đề tài hướng tới những nhiệm vụ sau:

4

-

Việc tổ chức lễ hội truyền thống Chùa Tây Phương nhằm khơi dậy và nêu
cao lòng tự hào dân tộc.

-

Nhằm tiếp tục giáo dục các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau biết giữ
gìn những nét văn hóa giá trị truyền thống của quê hương Thạch Xá- Thạch
Thất thân thương.


-

Phải phát huy giá trị di tích, giá trị truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.
Lễ hội chùa Tây Phương cũng sẽ là một không gian văn hóa đặc sắc để cho
đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện được vui chơi, hòa mình vào không
khí lễ hội, và được tìm hiểu về những nghệ thuật truyền thống của vùng quê
nơi đây.

-

Nhằm tuyên truyền cho nhân dân cả nước về truyền thống văn hóa nơi đây,
giúp họ hiểu hơn về lịch sử truyền thống của quê hương Thạch Xá-Thạch
Thất.

Lịch sử Nghiên cứu

Lễ hội chùa Tây Phương là một phần rất quan trọng trong những nét giá trị văn hóa
tâm linh của người dân Việt Nam. Nó giống như cội nguồn để những người con xa
quê có thể tụ họp về đây để tham dự lễ hội. Là nơi để các phật tử ở mọi nơi có thể
đến đây thắp một nén hương cho Đức Phật, đồng thời cũng để cho họ được hiểu
hơn về những nét truyền thống riêng biệt của người dân nơi đây. Để họ có thể hòa
mình vào thiên nhiên và không khí lễ hội vui mừng cùng những con người thật thà
và chân chất nơi đây. Bởi vậy lễ hội Chùa Tây Phương không những được các nhà
văn hóa học đặt tâm đến mà con thu hút được sự quan tâm của những người con
luôn hướng tới văn hóa truyền thống Việt
5

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ khoa học của đề tài đặt ra, luận văn áp dụng các phương

pháp sau:


Phương pháp nghiên cứu tư liệu:

Sưu tầm tài liệu từ ban quản lý khu di tích danh thắng lễ hội Chùa Tây Phương,
Ủy ban nhân dân xã Thạch Xá và các nguồn sách tài liệu tham khảo khác.


6



Phương pháp khảo sát thực tế:

-

Sử dụng phương pháp điền dã khảo sát thực tế tại xã Thạch Xá , huyện
Thạch Thất , thành phố Hà Nội để thu thập được thông tin chính xác cho đề
tài về lễ hội.

-

Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tư liệu liên quan của các tài liệu
tham khảo, dùng phương pháp so sánh , đói chiếu các tài liệu đã thực địa, rút
ra những kết luận của đề tài.

-

Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành như văn hóa học ,

văn học dân gian, văn sử địa, nghệ thuật học và nhiều phương pháp khoa học
cần thiết khác để phục vụ cho việc nghiên cứu.

Đóng góp của khóa luận:

Vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín
gưỡng tôn giáo và các phương pháp khoa học đã nêu trên , tiếp thu và bổ sung sáng
tạo các tài liệu tra cứu , luận văn đã tiếp cận một cách toàn diện và tổng thể lễ hội
Chùa Tây Phương tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Từ đó
có thể cung cấp được nhiều tư liệu chính xác cụ thể, tỉ mỉ và chi tiết cho các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu và những người làm công tác văn hóa, tôn giáo quan tâm
đến lĩnh vực này.
Từ góc độ nghiên cứu lý luận , khảo sát thực tiễn tác giả luận văn bước đầu đã đưa
ra được những giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằ phát huy những giá trị tích cực
và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với lễ hội chùa Tây Phương xã Thạch Xá ,
huyện Thạch Thất.
7

Bố cục của khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục , nội dung chính của
đề tài được kết cấu làm ba chương:
Chương 1:Những vấn đề chung về lễ hội và văn hóa tâm linh
Chương 2: Lễ hội Chùa Tây Phương và những nét văn hóa truyền thống của
những người con nơi đây.
Chương 3: Thực trạng, giải pháp bảo tồn, phát triển du lịch của lễ hội Chùa Tây
Phương.


MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA TÂM LINH
1.1

Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng và rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Hiện nay có tới
hơn 300 định nghĩa về văn hoá. Trong đó quen thuộc thường hay nhắc đến đó là
khái niệm văn hoá của Taylor – nhà dân tộc học người Anh nêu ra năm 1871: “Văn
hoá là những tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật lệ, phong tục , tất cả những khả năng và thói quen con người đạt được
với tư cách là thành viên trong xã hội”. Hoặc theo Paulmush: “Văn hoá là toàn bộ
những hình ảnh đã nắm bắt được, soi sáng và chuyển dịch các hình ảnh ấy vào
trong tập quán cá nhân và tập thể”. Theo Các Pốp – nhà văn Liên Xô trước đây thì:
“ Văn hoá là toàn bộ những của cải vật chất và tinh thần, kết quả của những hoạt
động có tính chất xã hội và lịch sử của loài người (…) Văn hoá là một hiên tượng


nhiều mặt phức tạp có liên quan đến nền sản xuất và chế độ kinh tế của đời sống xã
hội – văn hoá biểu hiện trong mội mặt của đời sống xã hội”.
Mới đây nhân dịp phát động thập kỉ thế giới phát triển văn hoá (1988 – 1997),
tổ chức văn hoá thế giới Unessco đã công bố định nghĩa mới về văn hoá: “Văn hoá
là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh
thần của xã hội. Nó không thuần tuý bó hẹp trong các sáng tác nghệ thuật mà bao
gồm cả phương thức sống, những quyền con người cơ bản, truyền thống, tín
ngưỡng.”
Còn trong bách khoa toàn thư “Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh
học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (Homo sapiens).
Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi

loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính
mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là
văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn
bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng
để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình
thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn
hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng
có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành
viên”.

Những khái niệm văn hoá trên đã cho ta hiểu hơn phần nào về văn hóa. Cũng
như cho ta thấy được những giá trị vật chất và tinh thần và nó đã đem lại cho
chúng ta. Cho ta hiểu rằng văn hóa thể hiện một cách sâu sắc và đậm nét bản chất
cũng như tâm tư tình cảm của con người.
Khái niệm tâm linh
Như đã nói ở trên, xung quanh vấn đề tâm linh còn nhiều ý kiến chưa được
thống nhất. Điều đó được thể hiện ngay ở khái niệm tâm linh.Theo sách “Văn hoá
gia đình Việt Nam và sự phát triển viết”: “Trong đời sống con người, ngoài mặt
hiện hữu còn có mặt tâm linh. Về mặt cá nhân đã như vậy, mà mặt cộng đồng (gia
đình, làng xã, dân tộc) cũng như vậy. Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có
thể nhận thức qua những tiêu chuẩn cụ thể sờ mó được, đánh giá được qua những
cụ thể nhất định thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trừu tượng,
rất mông lung, nhưng lại không thể thiếu được ở con người. Con người sở dĩ trở
thành con người, một phần căn bản là do nó có đời sồng tâm linh. Nghĩa là tuân
1.2


theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành
đời sống tâm linh của nó”.
Sách “Các lạt ma hoá thân” - bản dich, viện Văn hoá nghệ thuật xuất bản, có

bản viết:“ Tâm linh có nghĩa là thanh khiết thoát khỏi mọi biểu hiện kể cả thời gian
sáng tạo, ý nghĩa của điều này chỉ có thể nhận biết khi nào trí tuệ hay tâm thức
hướng ngoại quay về với chất tâm linh”
Còn theo tác giả Nguyễn Đăng Duy thì:“ Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả
trong cuộc sống đời thường. Là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng
tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những
biểu tượng, hình ảnh, ý niệm.
Từ những ý kiến trên, chúng ta có thể tổng kết như sau: Tâm linh là một hình
thái ý thức của con người. Nói đến tâm linh là nói đến những gì trừu tượng, cao
cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liền với niềm tin thiêng
liêng trong cuộc sống.
Như vậy:Tâm linh là một hình thái ý thức của con người - tức là tâm linh gắn
liền với ý thức con người và chỉ có ở con người. Trong đời sống của các loài vật
không có sự tồn tại của tâm linh.
Vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường: trong cuộc sống có những sự
vượt quá khả năng cảm nhận của tư duy thông thường, những điều khác thường mà
không dễ gì giải thích nổi với nhận thức của trí não. Tâm linh huyền bí một phần
được thêu dệt nên từ những sự vật hiện tượng đó.
Niềm tin thiêng liêng: niềm tin là sự tín nhiệm, khâm phục ở con người với
một con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo,… được thể hiện ra bằng
hành động theo một lẽ sống. Niềm tin là hạt nhân quyết định trong việc xác lập các
mối quan hệ xã hội. Niềm tin được thể hiện ra ở những cấp độ khác nhau. Thứ
nhất, niềm tin trao đổi, niềm tin đầy đủ giữa cả hai đối tượng, mỗi bên tìm thấy ở
nhau những nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu về lợi nhuận, kiến thức, kinh nghiệm,
tình cảm…Thứ hai, niềm tin lí tưởng, không có sự trao đổi ngang bằng, được tìm
kiếm và gửi gắm ở những đối tượng gương mẫu về đạo đức, tài năng, những thuyết
phục của một học thuyết…Thứ ba, là niềm tin tâm thức. Đây mới là niềm tin
thiêng liêng mà chúng ta đang nói đến. Nó là sự hoa quện của cả tình cảm và lí trí,
dẫn đến sự say đắm, say sưa tự nguyện hành động theo niềm tin ấy. Niềm tin tâm
thức đễ dàng dẫn đến tử vì đạo, nó gắn liền với tâm linh.

1.3 Khái niệm về văn hóa tâm linh
Tương tự như văn hoá thể thao, văn hoá du lịch,…văn hoá tâm linh là một
mặt hoạt động văn hoá của xã hội con người, được biểu hiện ra những khía cạnh
vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống thường
ngày và trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè,sợ
hãi hay huyền diệu) của con người.


Văn hoá tâm linh đã để lại biết bao giá trị văn hoá vật chất. Đó là những kiến
trúc nghệ thuật, những không gian thiêng liêng như đền đài, đình chùa, miếu mạo,
nhà thờ,...Những giá trị văn hoá tinh thần đó là những nghi lễ, những ý niệm thiêng
liêng trong tâm thức con người. Từ đó ta thấy văn hoá tâm linh bao gồm cả văn hoá
hữu hình và văn hoá vô hình. Những pho tượng Phật là hữu hình, nhưng những ý
niệm thiêng liêng về đức Phật là vô hình trong đầu con người. Mồ mả, bát hương là
hữu hình nhưng những quan niệm, ý thức, niềm thành kính thiêng liêng của con
cháu khi nhớ về nguồn cội lại vô hình. Những ý niệm thiêng liêng về trời đất cũng
tồn tại vô hình trong đầu óc con người. Đồng thời văn hoá tâm linh cũng bao gồm
cả văn hoá hành động bởi nó là sự thể hiện, hữu hình hoá những ý niệm vô hình.
Văn hóa tâm linh của người con xứ Đoài
Văn hóa tâm linh có những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong đời
sống của người Việt. Phổ biến nhất là phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ,
người thân trong mỗi gia đình. “Con người có tổ có tông-Như cây có cội, như sông
có nguồn”.
Ở phạm vi cộng đồng là tục thờ cúng thành hoàng, các vị thần, các vị tổ sư,
các vị anh hùng đã có công với nước, các danh nhân văn hóa…Do ảnh hưởng của
các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ, giáo đường…và
thực hành các nghi lễ cầu cúng. Nhiều công trình, hiện vật liên quan đến văn hóa
tâm linh đã trở thành những di sản văn hóa, lịch sử quý giá, nhiều công trình văn
hóa tâm linh được xây dựng ở những địa điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ,
kì thú trở thành những điểm du lịch hấp dẫn...Nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn

hóa vùng miền, dân tộc.Văn hóa tâm linh là sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ
truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, vị tha, ý thức hướng thượng, hướng thiện.Văn
hóa tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương mất mát, đem
lại niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, giúp con người chiến
thắng nỗi sợ hãi trước cái chết, đem lại sự thanh thản, cân bằng cho tâm hồn. Có
thể hình dung yếu tố tâm linh tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hóa cộng
đồng, dân tộc. Đối với con người Việt Nam cũng vậy, trải qua bao thế kỷ thăng
trầm, văn hóa tâm linh của người Việt vẫn ẩn hiện đâu đó với những giá trị diệu kỳ.
Không chỉ từ xa xưa, mà ngay cả trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học –
công nghệ, thời đại của tri thức và văn minh, những vấn đề của thế giới tâm linh,
văn hóa tâm linh vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, vẫn tiếp tục được đặt ra với
không biết bao nhiêu bí ẩn, khêu gợi trí tò mò và cả những thách đố lớn lao đối với
khoa học chân chính.
1.3


Xứ Đoài trầm tích của một cùng văn hóa tâm linh Lạc Việt. Đền Và, chùa Mía,
chùa Thầy, chùa Tây Phương đình làng Tây Đằng, những truyền thuyết, huyền
thoại Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích thần Tản Viên- một trong tứ vị thần bất tử cảu
Việt Nam...những bài văn tế Thần, lễ nghi cúng bái, lễ hội đền chùa, các lễ hội về
Thánh Tản tràn đầy khí thiêng địa hình, nhân kiệt.
Văn hóa tâm linh Xứ Đoài đã sống trong tâm thức nhiều thế hệ với bao nhiêu
ấn tượng và ký ức độc đáo không phai mờ. Núi Tản sông Đà với thần Tản Viên
đứng đầu Tứ bất tử của Việt Nam; đất trăm nghề với địa sanh nổi tiếng: lụa Vạn
Phúc, nề mộc làng Chàng; đất của những dân ca nghi lễ như hát Dô và hát chèo
Tàu; hay đất của những ngôi chùa ngôi đình nổi tiếng như chùa Thầy, chùa Mía,
chùa Tây Phương...tất cả tạo nên ấn tượng mạnh về vùng đất xứ Đoài đậm chất
văn hóa tâm linh trong tâm khảm bao người Việt.
Từ xa xưa, trong các hoạt động văn hóa truyền thống dân tộc, được con người
hun đúc và xây dựng nên các hoạt động văn hóa tâm linh, hoặc do nhà nước Trung

Ương tổ chức, hoặc do làng, xã tổ chức theo những lễ nghi trang trọng, uy linh với
sự tham gia một cách thành kính, tự nguyện của nhân dân. Đó là lễ hội chùa Thầy,
lễ hội chùa Hương, lễ tế Trời, Đất,tế Thần, Thánh, tế Tổ tiên nhằm mục đích cầu
cho quốc thái dân an,cho con cháu hạnh phúc. Trong phạm vi làng xã, một gia
đinhg cũng có các sinh hoạt văn hóa tâm linh. Đó là việc tưởng nhớ đến các vị thần
thánh đã có công với làng hay thờ cúng tổ tiên, sửa sang đền miếu, xây đắp mồ mả
vào các dịp tết Nguyên Đán các ngày giỗ tổ, giỗ ông, bà, cha, mẹ. Thông qua
những hoạt động văn hóa tâm linh đó, con người ta tự tu tâm, tích đức để trởi nên
tốt đẹp hơn, đoàn kết hơn, hướng thiện hơn, bớt đi cái ác, cái xấu trong lòng. Ý
nghĩa tích cực của các hoạt động văn hóa tâm linh được người Việt khai thác rất có
hiệu quả vào việc giáo dục thế hệ con cháu, cố kết cộng đồng, gữi gìn bản sắc,
truyền thống.
Hoạt động văn hóa tâm linh đã trở thành một nhu cầu văn hóa lành mạnh, đầy
tính nhân văn của người dân Xứ Đoài nói riêng và cộng đồng dân tộc Việt Nam nói
chung. Ta sẽ lấy việc tổ chức lễ hội Chùa Tây Phương làm một minh chứng điển
hình và đặc trưng nhất của vùng đất xứ Đoài.
Người xưa có câu :”Nhớ ngày 6 tháng 3, ăn cơm với cả đi hội chùa Tây” – Câu
ca ấy đã in sâu vào tâm hồn bao người dân xứ Đoài và một thời tuổi thơ những đứa
trẻ cùng bạn bè trang lứa có may mắn sinh ra và lớn lên bên chân núi Câu Lậu


Đến thăm chùa Tây Phương, ấn tượng đầu tiên đối với du khách là kiến trúc cổ
kính và đồ sộ của ngôi chùa. Người ta tự hỏi rằng, nhờ đâu mà trải qua bao tháng
năm thăng trầm của lịch sử, của thời tiết như chiến tranh, mưa bão…ngôi chùa nổi
tiếng này vẫn còn tồn tại?
Có lẽ bạn sẽ khó mà tìm thấy được một lễ hội nào mà còn giữ được nhiều nét
xưa như lễ hội nơi đây. Khi cuộc sống ngày càng hối hả khiến bạn đôi lúc không
kịp thích ứng với nó, bạn sẽ khao khắt được đến một chốn bình yên để tưởng nhớ
một thời ký ức đã qua. Chùa Tây Phương chính là một nơi như thế , là một nơi
thanh tịnh để bạn có thể hòa mình vào những làn sương khói huyền ảo để bạn có

thể thanh tịnh hơn và có thể thoái mái hơn sau những ngày bộn bề của công việc.
Không những thế khi bạn đến vào ngày tổ chức lễ hội bạn như được lạc vào thế
giới tuổi thơ mà bạn đã từng đi qua , nó gợi lại bao nhiêu kí ức ùa về. Một thời mà
bạn cùng với bố mẹ, hay với các bạn của mình háo hức đi xem hội. Bạn có thể thấy
những bà cụ nhuộm ăng đen hay ăn những món đặc sản mà chỉ có nơi đây mới có.
Và có đến chùa Tây Phương, bạn mới thấy người dân nơi đây vẫn còn giữ nhiều
nét sinh hoạt truyền thống đặc trưng của người nông dân bắc bộ. Việc giữ gìn tài
sản văn hóa quý giá ấy và mở hội chùa hằng năm càng tạo thêm giá trị lịch sử cho
vùng đất này. Nhất là trong thời đại ngày nay, vai trò của các sinh hoạt văn hóa tôn
giáo rõ ràng có ảnh hưởng tới việc phát triển xã hội nước ta. Cho nên hội chùa với
nội dung và ý nghĩa ấy sẽ là một cách bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong nền kinh tế thời mở của vậy.
Chùa Tây Phương được coi là đại diện tiêu biểu cho văn hóa xứ Đoài , không
giống với những ngôi chùa khác.Chùa Tây Phương với một lối kiến trúc vô cùng
độc đáo và cổ kính. Từ chân núi, qua 237 bậc lát đá ong thì đến đỉnh núi và cổng
chùa. Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính điện và hậu
cung. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát
Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc, điểm những
của sổ tròn với biểu tượng sắc và không; các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong
khắc hình cánh sen. Mái lợp hai lớp ngói: mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp
dưới là ngói lót, còn gọi là ngói chiếu, hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà
sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn. Xung quanh diềm
mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều
con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên
hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm. Cột chùa kê
trên những tảng đá chạm hình cánh sen. Toàn bộ ngôi chùa toát ra một tính hoành
tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lý "sắc sắc không không" của nhà Phật.


Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc

tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có
chạm trổ. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... đều có chạm trổ đề tài
trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng,
phượng, hổ phù... rất tinh xảo được tạo ra dưới bàn tay thợ tài hoa của các nghệ
nhân làng mộc ngay trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn Làng
nghề mộc lâu đời và nổi tiếng của xứ Đoài.Trong chùa có 64 pho tượng cùng với
các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng được tạc bằng gỗ mít
sơn son thếp vàng. Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim
Cương và Hộ pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. Hệ thống tượng ở chùa
Tây Phương gồm:


Bộ tượng Tam Thế Phật với ba pho tượng Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai
(còn gọi là Tam thân: Pháp thân, Ứng thân và Hóa thân) ngồi ở tư thế tọa thiền,
y phục gập nếp đơn giản phủ kín cơ thể, được coi là có niên đại đầu thế kỷ 17.



Bộ tượng Di-đà Tam Tôn: gồm tượng đức Phật A-di-đà, đứng hai bên
là Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.



Tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích ca trong thời kỳ tu khổ hạnh: mỗi
ngày ăn một hạt kê, một hạt vừng, tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần
sáng láng. Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu,
xương nổi lên trước ngực. Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng, mắt trũng sâu,
hướng về nội tâm.




Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca Diếp đứng hầu.



Tượng đức Phật Di lặc tượng trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương
lai. Người mập mạp, ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát ra sự thỏa mãn,
sung sướng.



Tượng Văn thù Bồ Tát: đứng chắp tay, chân đi đất, các ngón chân bấm móng
xuống mặt bệ.



Tượng Phổ Hiền Bồ Tát: chắp tay trước ngực, khuôn mặt sáng rộng nổi lên
trên tấm thân phủ đầy y phục.



Tượng Bát bộ Kim Cương, thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật lắp ghép
gỗ và cách bố cục, chuyển động của một thân thể mang giáp trụ trong các thế
võ.




Mười sáu pho tượng Tổ với phong cách hiện thực: Đó là Ưu-ba-cầu-đa, Đêđa-ca, Di-trà-ca, Bà-tu-mật, Phật-đà Nan-đề, Phục-đa-mật-đa, Hiếp Tôn giả,
Thương Na Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la, Long Thụ Tôn giả, La-hầu-la-đa,

Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Cưu-ma-la-đa, Chà-dạ-đa. Theo một danh
sách tên các nhân vật được tạc tượng trong một tài liệu còn lưu truyền ở chùa
thì đây là tượng các vị tổ Ấn Độ trong quan niệm của Thiền tông Trung
Quốc (xem thêm Nhị thập bát tổ).

Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói,
pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa
tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn
trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân
bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.Tượng La Hầu La đúng là chân dung một
cụ già Việt Nam, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa phải.
Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như
thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông
thấy rõ từng đốt xương bên trong. Những người thợ mộc của làng nghề mộc truyền
thống Chàng Sơn là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt
Nam.Chùa Tây Phương đã là một công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc tiêu biểu
cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18). Hàng năm chùa cổ Tây
Phương tổ chức lễ hội vào ngày 6 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp để du khách vừa là đi
lễ chùa vừa là để thăm quan những công trình nghệ thuật nguy nga và tráng lệ của
mảnh đất xứ Đoài. Đến với chùa Tây Phương bạn như lạc vào chốn huyền diệu cực
lạc, cho chúng ta như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm có lẽ đây chính là chứng tích , minh chứng cho
tinh thần bảo tồn giá trị truyền thống của người dân nơi đây, nó còn đọng lại mãi
dấu ấn nghìn năm văn hiến trong việc bảo tồn văn hóa tâm linh của cha ông ta?...
Những nét đẹp đó như viên ngọc sáng lung linh huyền ảo làm rạng rỡ văn hóa
Thăng Long – Hà Nội.
1.4

Văn hóa tâm linh trong đời sống hiện nay


Với sự du nhậpcủa các tôn giáo, dẫn đến việc con người tổ chức xây đền, chùa,
miếu mạo, nhà thờ, giáo đường…và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Nhiều công
trình, hiện vật liên quan đến văn hóa tâm linh đã trở thành những di sản văn hóa,
lịch sử quý giá. Các công trình văn hóa tâm linh được xây dựng ở những địa điểm
có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kỳ thú trở thành những điểm du lịch hấp dẫn…
nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, dân tộc. Thế giới văn hóa tâm
linh của con người được xây dựng theo mô hình “dương sao, âm vậy – trần sao, âm


vậy”. Vì vậy, nên coi đây là quan niệm xuất phát để tìm hiểu về mô hình thế giới
tâm linh của người Việt.
Hầu như mọi cá nhân trong cuộc đời tồn tại của mình ai cũng có một đời
sống tâm linh, cũng đã có ý niệm tham gia vào các hoạt động tâm linh nào đó. Đời
sống tâm linh không ở đâu xa lạ mà ở trong niềm tin thiêng liêng của mỗi con
người. Đời sống tâm linh không phải lúc nào cũng bộc lộ ra, nó chỉ biểu hiện rõ
rang khi gặp thời gian thiêng , không gian thiêng. Văn hóa tâm linh thể hiện trong
nhiều mặt của đời sống tinh thần nhưng đậm đặc, tiêu biểu nhất là trong tín ngưỡng
tôn giáo. Văn hóa tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương
mất mát, đem lại niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, giúp con
người chiến thắng nỗi sợ hãi trước cái chết, đem lại sự thanh thản, cân bằng cho
tâm hồn. Có thể hình dung yếu tố tâm linh tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn
hóa cộng đồng, dân tộc.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chăm lo đến việc giữ
gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, trong đó có các giá trị
văn hóa tâm linh. Nhà nước và các địa phương đã đầu tư nhiều công sức, tiền của
để xây dựng các công trình văn hóa tâm linh như tu tạo lại các đền, đình, chùa, các
nghĩa trang liệt sĩ, các tượng đài kỷ niệm, các di tích lịch sử, các di tích văn hóa; tổ
chức các lễ hội, các nghi lễ tri ân các anh hùng dân tộc, các liệt sỹ; tổ chức nhiều
đoàn quy tập mồ mả và hài cốt liệt sĩ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống
đế quốc xâm lược. Nhân dân các địa phương cũng chung sức đóng góp tiền của để

tu sửa, xây cất các nghĩa trang, các di tích lịch sử văn hóa của địa phương. Có
những địa phương biết kết hợp giữa xây dựng các quần thể văn hóa tâm linh với
xây dựng các cảnh quan du lịch, thu hút khách thập phương, kết hợp tổ chức nhiều
lễ hội văn hóa – du lịch khá ấn tượng. Đó là những việc làm có ý nghĩa tích cực,
cao đẹp, có tính giáo dục truyền thống rất cao, được lòng dân, đáp ứng một phần
nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân. Tuy nhiên, văn hóa tâm linh và các hoạt
động văn hóa tâm linh sẽ không đạt được mục đích cao đẹp và ý nghĩa thiêng liêng
của nó nếu bị lợi dụng vào các mục đích thương mại, hoặc bị tuyệt đối hóa đến
mức mê tín, dị đoan của một bộ phận, tổ chức cá nhân nào đó. Trong thực tế, hiện
tượng lợi dụng các hoạt động văn hóa tâm linh để kiếm lợi,để “buôn thần”, “bán
thánh” ở một số nơi, một số người không phải không xảy ra, và báo chí cũng đã
phản ánh nhiều về hiện tượng này.


Bên cạnh đó thì còn nhiều mặt hạn chế, và ở đây có một vấn đề đặt ra là văn
hóa tâm linh và hoạt động văn hóa tâm linh ở nước ta hiện nay cần phải được nhận
thức và hành động như thế nào cho đúng. Về mặt nhận thức, văn hóa tâm linh là
một bộ phận của văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đã tồn tịa hàng mấy
nghìn năm, gắn vơi quá trình hình thành, phát triển của văn hóa dân tộc, góp phần
tạo ra nét văn hóa đặc sắc cho dân tộc Việt Nam, có nhiều mặt tích cực không thể
phủ nhận trên các bình diện: quốc gia (nhà nước), địa phương (làng, xã), gia đình,
dòng họ. Do vậy, cần thừa nhận có đời sống tâm lý tâm linh, có văn hóa tâm linh,
có các hoạt động văn hóa tâm linh cảu cộng đồng, cá nhân đang tồn tại và phát
triển cùng với xu thế chung của đất nước.
Điều cần lưu ý ở đây là, bản chất văn hóa tâm linh, hoạt động văn hóa tâm
linh là tích cực, hướng thiện và nhân văn; nó không thừa nhận mọi suy nghĩ, hành
vi, hành động trục lợi vị kỷ xấu xa, phản nhân văn. Chúng ta khuyến khich các
hoạt động văn hóa tâm linh mang ý nghĩa tích cực, có ích cho việc xây dựng và
phát triẻn các giá trị văn hóa tinh thần, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam,
đồng thời kiên quyết phản đối các hành vi xuyên tạc ý nghĩa cao cả vì con người

của văn hóa tâm linh. Mặt khác, chúng ta không nên tuyệt đối hóa tâm lý tâm linh,
đời sống văn hóa tâm linh đến mức địa phương nào cũng cố tạo ra những hoạt
động văn hóa gắn với hoạt động tâm linh để thu hút người tham gia với mục đích
kinh tế. Có người còn tin tưởng mù quáng, thiếu cơ sở khoa học vào các hiện
tượng tâm linh, say mê các sinh hoạt tâm linh không lành mạnh đến nỗi bỏ bê sự
nghiệp, làm tổn hại thanh danh; có dòng họ, có gia đình vì muốn tạo ra sự nổi tiếng
hơn người đã đổ không biết bao nhiêu tiền của để xây lăng, mộ, làm nhà thờ, làm
giỗ, gây lãng phí rất lớn trong lúc đời sống bà con còn khó khăn nhiều bề. Đó là
các hành vi có thể coi là “phản văn hóa tâm linh”, cần phê phán. Là hiện tượng
khách quan trong xã hội ta, văn hóa tâm linh , hoạt động văn hóa tâm linh, hoạt
động ngoại cảm tâm linh phản ánh một nhu cầu tinh thần chính đáng của nhân dân
và việc thỏa mãn phần nào nhu cầu đó của nhân dân, trong khi Nhà nước chưa có
điều kiện thỏa mãn đầy đủ. Nhà nước ta cần có những định hướng và quản lý chặt
chẽ hơn nữa các hoạt động này sao cho phát huy được mặt tích cực, mặt tốt của
văn hóa tâm linh, của các hoạt động văn hóa tâm linh và các hoạt động tâm linh
ngoại cảm; lập lại trật tự, kỷ cương trong các hoạt động văn hóa tâm linh; đồng
thời kiên quyết đấu tranh loại trừ mặt tiêu cực, mặt xấu, các hành vi lợi dụng các
hoạt động văn hóa tâm linh, hoạt động ngoại cảm tâm linh để mưu đồ vì lợi ích cá


nhân hoặc các mục đích phản văn hóa khác nhau, trái với ý nghĩa cao đẹp của văn
hóa tâm linh người Việt, kể cả các thế lực xấu lợi dụng để chống phá Nhà nước ta.

CHƯƠNG 2
LỄ HỘI CHÙA TÂY PHƯƠNG VÀ NHỮNG NÉT VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG CỦA CON NGƯỜI NƠI ĐÂY
2.1 Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ
thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần
linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản



thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ
thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện
tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô
trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng
trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang
nặng tính văn hóa.
Trong “Từ điển tiếng Việt”lại có định nghĩa về “ Lễ hội ” như sau:
“ Lễ” là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con
người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước
cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.
Lễ ở Việt Nam chủ yếu tập trung trong các nghi thức, nghi lễ liên quan đến sự
cầu mùa, người an, vật thịnh. Có thể nói, lễ là phần đạo, tâm linh của cộng đồng,
đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và đảm bảo nền nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện
hơn.
“ Hội” là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu
cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá
nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi
nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ
ước chung vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh".
Trong cuốn “ Hội hè Việt Nam ”các tác giả cho rằng “ Hội và lễ là một sinh
hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốc các
tầng lớp trong xã hội cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của
nhân dân trong nhiều thập kỷ.
Trong cuốn “ Lễ hội cổ truyền” Phan Đăng Nhật cho rằng “ Lễ hội là một pho
lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ
thuật và cả các sự kiện xãhội –lịch sử quan trọng của dân tộc....Lễ hội còn là nơi

bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ
dồn nén lại cho tương lai”.Như vậy ta thấy “Lễ hội”là một thể thống nhất không
thể tách rời. Lễ là phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xatrong mỗi con


người.Hội là các trò diễnmangtính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh
cuộc sống thường nhậtcủa người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm
một sự kiện quan trọngvới cả cộng đồng.
Lễ hội ở Việt Nam rất độc đáo ,nó mang đậm bản sắc dân tộc , nó thể hiện
những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Lễ hội Việt Nam gắn liền với
đời sống của mỗi người dân , với các di tích lịch sử, với những trò chơi dân gian đã
ăn sâu vào tiền thức của mỗi người dân, khiến cho những người con xa quê hương
luôn cảm thấy bâng khuâng khi nhớ về quê cha đất tổ. Không chỉ vậy thông qua lễ
hội cũng có thể giúp người dân Việt Nam giới thiệu với bạn bè thế giới về những
tinh hoa văn hóa của đất nước mình, để cho mỗi người con Việt Nam luôn tự hào
rằng mình là “con cháu Rồng Tiên , con cháu Lạc Hồng”
Hơn thế, từ thế kỷ 16, 17 nền kinh tế ở nước ta không chỉ dừng lại ở nền kinh
tế nông nghiệp mà đã phát triển thành nền kinh tế thương mại hay thủ công nghiệp
vv… sự thay đổi về chất của nền kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội, song
mặt trái của nó lại ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa con người với con
người. Lễ hội có vai trò kéo con người ta quay lại mối quan hệ hàng xóm láng
giềng theo kiểu “bán anh em xa, mua láng giềng gần” láng giềng ở đây được quy
định bằng hương ước. Lễ hội với những hương ước của nó, là dịp để người ta trở
thành một cộng đồng thống nhất.
2.2 Lễ hội chùa Tây Phương
Hàng năm cứ đến ngày mùng 6 tháng 3 âm lịch là những người con, du khách ,
thiện tín ở thập phương lại cùng trở về mảnh đất này để có thể tham dự lễ hội chùa
Tây Phương , có câu thơ là:
Ấy ngày mùng sáu tháng ba
Ăn cơm với cà, đi hội chùa Tây.

Ý nghĩa của câu thơ là:
Nhịn ăn nhịn mặc (ăn cơm với cà) để dành tiền đi xem hội chùa Tây một lần
kẻo tiếc. Dự hội chùa vừa được hưởng một ngày vui, vừa được chiêm ngưỡng kiến
trúc và điêu khắc tuyệt vời của ngôi cổ tự.
Chùa dựng theo hình chữ tam rất độc đáo. Cả ba dãy nhà đều thiết kế kiểu mái
hai tầng, ở bốn góc chái đều có mái đao cong vút lên nền trời trông rất mạnh, lại có
đắp rồng ngắn ở đầu góc, tạo nét uyển chuyển hài hòa. Về nghệ thuật điêu khắc,
chùa có tất cả 77 pho tượng lớn nhỏ bằng gỗ mít, son thếp nhiều màu rất công phu.
Đáng kể nhất là tượng Tuyết Sơn, nét nhẫn nại trầm tư nhưng cương quyết hiện rõ


trên khuôn mặt gầy gò của người tu khổ hạnh. Các tượng La Hán lớn bằng người
thật, mỗi vị mang một dáng điệu, một nét mặt, biểu lộ trạng thái tâm tư khác nhau.
Chùa Tây Phương là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn của xứ Đoài,
mỗi năm thu hút được hàng chục vạn khách đến thăm du lịch vãn cảnh.Chùa Tây
Phương là ngôi chùa nổi tiếng với những kiến trúc cổ kính và đã có từ lâu đời Năm
1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung
cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc
lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm 1794 dưới thời nhà
Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là “Tây Phương Cổ Tự” và
hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay . Chùa được xây dựng theo lối kiến
trúc kiểu chữ Tam với ba tòa cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao
thành ba ngôi chùa song song với nhau gồm có chùa: Chùa Hạ, chùa Trung, Chù Từ
chân núi, phải trải qua 239 bậc lát đá ong thì mới đến đỉnh núi và cổng chùa

Thượng. Mỗi tòa đều có kiến trúc riêng rẽ nhưng lại kết hợp thành một quần thể.
Từ chân núi, phải trải qua 239 bậc lát đá ong thì mới đến đỉnh núi và cổng chùa.
Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính điện và hậu cung.
Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng
nung đỏ, để trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc, điểm những của sổ

tròn với biểu tượng sắc và không; các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc
hình cánh sen. Mái chùa Tây Phương rất đặc biệt có những góc đao cong vút lên,
cấu tạo theo kiểu hai lớp, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng. Mái lợp
hai lớp ngói: mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn
ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều
đặn.Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện
cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất
nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng
truyền cảm.Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật
điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có
gỗ là có chạm trổ. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long… đều có chạm trổ
đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc,
rồng, phượng, hổ phù… rất tinh xảo được tạo ra dưới bàn tay thợ tài hoa của các
nghệ nhân làng mộc ngay trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn
Làng nghề mộc lâu đời và nổi tiếng của xứ Đoài. Chùa không chỉ nổi tiếng với
kiến trúc cổ kính mà còn nổi tiếng với những pho tượng La Hán rất đẹp và sinh
động được tạc vào thế kỉ 18. Tổng cộng trong chùa có khoảng 72 pho tượng gỗ
theo kiểu tượng tròn được đánh giá vào loại bậc nhất về nghệ thuật tạc tượng cổ
nước ta. Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng . Nhiều pho được tạc
cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3 m, trang
nghiêm phúc hậu. Các bộ tượng gồm Tam thế Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai), tượng


Di đà tam tôn, tượng Tuyết sơn miêu tả đức phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ
hạnh. Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca diếp đứng hầu; tượng đức
phật Di Lặc tượng trưng cho vị phật của thế giới cực lạc tương lai, người mập mạp
ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát lên sự hoan hỉ, đại lượng; tượng Văn Thù
Bồ Tát; tượng phổ hiền Bồ Tát; tượng Bát bộ Kim cương…Đặc biệt hơn cả là 16
pho tượng La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau ở hai bên tường
lâu của thượng điện.Vì thế khi đến thăm ngôi chùa nhà thơ Huy Cận đã làm thơ về

những vị La Hán trong ngôi chùa Tây Phương.
Các
Tôi



vị
đến
chẳng
sao

Đây

Trầm
Tự

vị
chi
ngâm
bấy


Trán
Môi
Gân

vị


Tròn

Nhưng
Cả

vị
xoe
đôi
cuộc

Các

Như
Bóng

vị
nghe
từ
tối

Mỗi
Cuồn
Cuộc
Tượng
Mặt

La
thăm
phải
ai

người

cuộn
họp
không
cúi

nổi
chua
bàn
chân
từa
tai
đời

chùa
lòng
đây



nấy

xương
thiêu
đau
ngồi
mắt

như
cong
vặn


Hán
về

mặt

Tây
vấn
xứ
đau

Phương
vương.
Phật,
thương?

trần
đốt
khổ
y

chân
tấm
sâu
cho

với
thân
vòm
đến


tay
gầy
mắt
nay.

giương,
sóng
chát,
tay

mày
biển
tâm
mạch

nhíu
luân
hồn
máu

xệch
hồi
héo
sôi.

tay
thể
rộng
nghe


co
chiếc
dài

xếp
thai
ngang
chuyện

lại
non
gối
buồn....

ngồi
giông
vực
đùn
một
đau
lạ
khóc
nghiêng,

đủ

đây
bão
thẳm

ra

trong
nổ
đời
trận

vẻ,
thương
lùng
cũng
mặt

mặt
cháy
trăm
đổ

lặng
trăm
nhân
gió

yên
miền
loại
đen.

con
dưới

vật
mồ

người
trời

hôi.

ngoảnh

sau


Quay
Một
Cho

theo
câu
đến

tám
hỏi
bây


Trần
Bấy
Các


thực
gian
nhiêu
vị

trên
tìm
quằn
đau

Nào
Sống
Bác
Thật

đâu,
lại
tạc
chăng

Hay
Bấy

Đã

bấy
nhiêu
cha
khổ,


bác
cho
bấy
chuyện
nhiêu
tâm
ông
không

hướng
lớn.
giờ
đường
cởi
quại
theo
thợ
tôi
nhiêu
Phật
hồn
sự,
đó
yên

hỏi
Không
mặt

trời

lời
vẫn

sâu
đáp
chau.

tu
áo
run
lòng

đến
trầm
lần
chúng

Phật
luân
chót
nhân?

cả
hỏi
hình
kể

xưa
một
khô

cho

đâu?
câu:
hạnh
nhau?

gió
nhiêu
xương
đứng

bão
đời
máu
ngồi.

trong
bấy
bằng
cả

Cha
Những
Nung
Đau

ông
bạn
nấu

đời

năm
đương
tâm


tháng
thời
can
cứu

đè
của

được

lưng
Nguyễn

đời

Đứt
Cuộc
Bao
Héo

ruột
sống
nhiêu

tựa

cha
giậm
hi
mầm

ông
chân
vọng
non

trong
hoài
thúc
thiếu

cái
một
bên
ánh

thuở
chỗ
sườn
dương.

Hoàng
Sờ


Nửa

hôn
soạng,
phải
như

thế
cha
thế
khói

kỷ
ông

phủ
tìm
trên
nửa

bao
lối

la
ra
tượng
tà.

Các
Hôm

Tôi
Xua

vị
nay
nhìn
bóng

Cha

ông

La


ám,
Hán


mặt
hoàng
yêu

hội
tượng
hôn,
mến

chùa
đã

dường
tản
thời

mặt
sương
Tây
lên

nặng
Du
trán
đâu.

tươi
khói

Phương!
đường
lại
sương.

xưa




Trần
trụi
đau

Những
bước
mất
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.

thương
đi

bỗng
trong

hoá
thớ

gần!
gỗ

Có thể nói danh thắng chùa Tây Phương không những là đại diện cho xứ Đoài ,
một vùng đất với nhiều danh thắng , địa linh nhân kiệt. Mà chùa Tây Phương còn
là nơi du lịch tâm linh của những người con yêu nước trên khắp mọi miền tổ quốc.
2.2.1 Lễ
Từ xưa đến nay người Việt Nam đã có truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”,
dù có đi đến đâu thì chúng ta vẫn nhớ về quê hương Việt Nam nói chung người dân
xứ Đoài nói riêng. Trong tiềm thức mỗi con người đều hoài niệm tới những điều gì
đó trong quá khứ đó là luôn hướng về cội nguồn, hướng tới những điều gì thân
thuộc nhất, thiêng liêng nhất của đời người. Ngày nay con người đã và đang bảo
vệ, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống , giá trị tâm linh . Gìn giữ truyền thống
đó những hình thức sinh hoạt dân gian ra đời đáp ứng nhu cầu về mặt tâm linh. Để
trải nghiệm một không gian văn hóa mới thì lễ hội chùa Tây Phương là nơi mà các
tăng ni Phật tử và cư dân thập phương có thể gửi gắm những suy nghĩ, những tâm

tư vào cõi Phật. Du khách đến đây với một tâm hồn thanh tịnh, thoát ra khỏi lối
sống nơi thành thị tấp nập, để cầu cho cuộc sống được “nhân khang thịnh vật”.
2.2.1.1 Các nghi thức hành lễ
Thạch Thất là địa danh cổ, vùng đất văn hiến ở phía Tây của Thủ đô đã được
định danh.Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hiến, vốn đã là vùng đất giàu đẹp,
người dân nơi đây không chỉ nói đến “đồng tiền bát gạo” thông thường mà còn là
cả bề dầy truyền thống văn hóa tinh thần trong cuộc sống của đông đảo các tầng
lớp nhân dân – những người trực tiếp sáng tạo và hưởng thụ những thành quả do
chính họ tạo ra, hiển hiện là những công trình tôn giáo tâm linh, những chùa chiền,
miếu mạo, đền đài…đã tồn tại và vận động hưng suy cùng lịch sử. Đó là những
dịp lễ trọng, hội hè, đình đám…, những hương ước lề luật chặt chẽ trong mối quan
hệ tổng trên thôn dưới… và cả những quy định “bất thành văn” trong sự giao
lưu “tối lửa tắt đèn” của bà con chòm xóm. Tất cả đã thành quen thuộc thành
thông lệ trong sự giao hảo của tình làng nghĩa xóm, và trở nên cần thiết hơn bất cứ
nhu cầu mới nào khác. Người dân cần nó như cần miếng cơm manh áo . Đây là
nhu cầu nội sinh của cuộc sống xã hội, là sự áp đặt ngoại ép của cả cộng đồng
người đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng. Trong môi cảnh ấy, lễ hội ở các địa
phương vui nhộn, đậm đà hương sắc quê hương là chất tiêu tương phiền muộn,


×