Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

TÌM HIỂU LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.42 KB, 55 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC



VŨ THỊ THOA



TÌM HIỂU LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




VŨ THỊ THOA



TÌM HIỂU LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á


CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. Điêu Thị Vân Anh




SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Sử - Địa, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình
của cô giáo, Th.S Điêu Thị Vân Anh.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thư viện trường Đại học
Tây Bắc cùng toàn thể các bạn trong lớp K50 ĐHSP Lịch Sử đã giúp đỡ và
đóng góp ý kiến cho em trong quá trình sưu tầm tài liệu và cung cấp nhiều
thông tin quan trọng.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện:

Vũ Thị Thoa















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Bố cục của đề tài 3
CHƯƠNG 1. CÁC LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG
NAM Á 4
1.1. Hoàn cảnh, đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á với sự ra đời của các lễ
hội cổ truyền 4

1.2. Các loại hình lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á 7
1.2.1. Lễ hội nông nghiệp 7
1.2.2. Lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng 18
1.2.3. Lễ hội tôn vinh các vị thánh, anh hùng dân tộc 28
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC LỄ
HỘI CỔ TRUYỀN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á 31
2.1. Đặc điểm chung của các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á 31
2.2. Giá trị của các lễ hội cổ truyền trong đời sống văn hóa ở Đông Nam Á
35
2.2.1. Giá trị giải tỏa tinh thần 35
2.2.2. Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng 37
2.2.3. Giá trị hướng về cội nguồn 38
2.2.4. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa 39
2.2.5. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa 41
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….46
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ thế kỉ XV - XVI, phương Đông nói chung, khu vực Đông Nam Á nói
riêng đã trở thành thiên đường đầy hấp dẫn đối với các nhà thám hiểm và
thương nhân nước ngoài. Đông Nam Á được biết đến là một mảnh đất nhiều
điều kì lạ của nguồn hương liệu và tài nguyên quý giá.
Ngày nay, Đông Nam Á nổi lên không chỉ là một khu vực địa lí - chính trị
quan trọng trên thế giới mà còn nổi tiếng với các loại hình văn hóa dân gian cổ
truyền độc đáo còn tồn tại đến tận ngày nay.
Nhắc tới văn hóa Đông Nam Á không thể không nhắc đến một vấn đề rất

hấp dẫn. Đó là lễ hội cổ truyền của cộng đồng các dân tộc trong khu vực.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, ra đời và phát triển
trong xã hội loài người. Lễ hội là một trong những “hoạt động văn hóa cao”, là
“hoạt động văn hóa nổi trội” trong đời sống con người nói chung, cư dân Đông
Nam Á nói riêng. Hoạt động trong lễ hội là hoạt động của cộng đồng hướng tới
“xử lí” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó, được diễn ra với những hình
thức và cấp độ khác nhau nhằm thỏa mãn và phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt
và lâu dài của các tầng lớp người, thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân và tập thể
trong môi trường mà họ sinh sống. Lễ hội là môi trường thuận lợi để các yếu tố
văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát triển. Đây chính là tinh hoa được
đúc rút, kiểm chứng và hoàn thiện trong dọc dài lịch sử của bất cứ cộng đồng
cư dân nào.
Lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á là một loại hình văn hóa chứa đựng những
đặc điểm chung của bộ mặt văn hóa khu vực. Đó là màu sắc của văn minh nông
nghiệp trồng lúa nước, của khí hậu gió mùa nóng ẩm và đặc biệt là sự kết hợp
hài hòa giữa màu sắc của tín ngưỡng tôn giáo trong văn hóa bản địa với văn hóa
du nhập ngoại lai. Nhưng nổi lên trên hết là sự thể hiện phong tục tập quán lành
mạnh và đời sống tinh thần phong phú của cư dân. Lễ hội cũng là dịp để con
người gần gũi nhau, cảm thấy được sống giữa không khí chan hòa, đùm bọc
nhau. Trong khi cùng cúi đầu dâng hương trước một bàn thờ, rước một pho
tượng, hay cùng nhau hát một bài hát, chơi một trò chơi, người ta đã nói với
nhau lời giao ước vì một sự gắn bó bền lâu. Nhà Việt Nam học người Pháp
G.Dumoutier, sau khi dự một lễ hội Phù Đổng ở miền Bắc Việt Nam, đã viết:
“ Cái cảnh mà chúng tôi đã chứng kiến sẽ mãi mãi in trong tâm trí như một
trong những cảnh đáng ngạc nhiên nhất mà chúng tôi đã thấy được Tại châu
Âu cổ kính của chúng ta có dân tộc nào có thể tự hào là hằng nǎm còn kỷ niệm

2
một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình xảy ra cách ngày nay hàng hai
nghìn ba trǎm nǎm như thế…”.

Lễ hội cổ truyền đang phục hưng và đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của
con người. Vì thế, việc tìm hiểu lễ hội cổ truyền, chọn lọc, phát huy, nâng cao
các giá trị văn hóa tiêu biểu của nó nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa
dạng của con người thời đại mới, là một việc làm rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi quyết định chọn vấn đề: “Tìm hiểu lễ hội cổ
truyền ở một số quốc gia Đông Nam Á” làm khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận
hoàn thành sẽ tổng hợp đầy đủ về toàn cảnh của lễ hội ở khu vực Đông Nam Á,
là tài liệu quý báu cho các bạn học sinh, sinh viên trong việc tìm hiểu về các lễ
hội ở đây.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á có vị thế quan trọng và to lớn trong đời
sống văn hóa người dân ở khu vực này trước đây cũng như ngày nay. Có lẽ vì
thế mà lễ hội cổ truyền được giới nghiên cứu rất quan tâm và dành sự ưu ái rất
lớn. Các tác phẩm viết về lễ hội ở khu vực Đông Nam Á ra đời ngày càng nhiều
vô cùng đa dạng và phong phú. Sự đa dạng và phong phú biểu hiện không chỉ ở
số lượng sưu tập mà còn ở cách tiếp cận, mô tả, hệ thống hóa tư liệu. Từ lâu, lễ
hội cổ truyền ở Đông Nam Á được các nhà nghiên cứu bàn luận ở nhiều góc độ,
khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến một số tác phẩm sau:
- Tác phẩm “Văn hóa Đông Nam Á” của Mai Ngọc Chừ, (Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Hà Nội, 1999) đã giới thiệu các loại hình lễ hội cổ truyền ở
Đông Nam Á. Tuy nhiên, các lễ hội chỉ được nhắc đến ở mức độ khái quát, sơ
lược, thậm chí chỉ được gọi tên.
- Tác phẩm “Văn hóa Đông Nam Á” của giáo sư Nguyễn Tấn Đắc (Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 2003) cũng trình bày một cách khái quát về các lễ hội
ở khu vực Đông Nam Á.
- Cuốn sách “Đối thoại với các nền văn hóa: Inđônêxia, Thái Lan, Lào…”
(Trịnh Huy Hóa (biên dịch), Nhà xuất bản Trẻ, 2001) cũng nhắc đến các lễ hội
truyền thống của các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á nhưng còn rất sơ lược.
- Lễ hội truyền thống của đất nước Việt Nam cũng được giáo sư Hoàng
Lương nghiên cứu trong tác phẩm “Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt

Nam” (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002).

3
- Tác phẩm “Tập quán và lễ hội cổ truyền các dân tộc Lào” của Nguyễn
Văn Vinh (NXB TP Hồ Chí Minh) cũng giới thiệu khá chi tiết về các lễ hội
truyền thống của Lào.
Các tác phẩm trên đã khái quát được khung cảnh các lễ hội cổ truyền ở khu
vực Đông Nam Á nhưng chưa nghiên cứu kĩ càng và phân loại các loại hình lễ
hội trong tổng thể lễ hội ở khu vực này. Do đó, tôi chọn vấn đề “Tìm hiểu lễ hội
cổ truyền ở một số quốc gia Đông Nam Á” làm vấn đề nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các lễ hội cổ truyền ở một số quốc
gia Đông Nam Á.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong phạm vi là nghiên cứu về nguồn gốc, nội dung,
các đặc điểm chung và giá trị của các lễ hội cổ truyền trong đời sống văn hóa ở
khu vực Đông Nam Á.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á với
sự ra đời các lễ hội cổ truyền.
- Tìm hiểu một cách có hệ thống các loại hình lễ hội cổ truyền ở Đông Nam
Á, từ đó rút ra đặc điểm chung cũng như giá trị của các lễ hội này đối với đời
sống văn hóa trong khu vực.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp truyền thống là phương
pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra, tôi cũng sử dụng các phương pháp
khác như phân tích, tổng hợp, liệt kê… để nghiên cứu vấn đề đã đặt ra.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có 2 chương:

Chương 1. Các lễ hội cổ truyền ở một số quốc gia Đông Nam Á
Chương 2. Những đặc điểm chung và giá trị của các lễ hội cổ truyền
trong đời sống văn hóa ở Đông Nam Á
Ngoài ra, đề tài còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục.


4
CHƯƠNG 1. CÁC LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
ĐÔNG NAM Á
1.1. Hoàn cảnh, đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á với sự ra đời của các lễ
hội cổ truyền
Con người luôn gắn bó với tự nhiên. Từ lúc sinh ra và lớn lên, con người
được tự nhiên nuôi dưỡng, chở che. Không có tự nhiên, con người không thể tồn
tại được bởi thức ăn, nước uống và không khí là những thứ không thể thiếu đối
với con người đều được lấy từ tự nhiên. Chính vì thế, “mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên cũng là một mặt cơ bản của đời sống văn hóa” [16,17]. Có thể
nói rằng điều kiện tự nhiên, môi trường tự nhiên của một khu vực chắc chắn có
ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa của những con người sống trong khu
vực đó. Đây là lí do giải thích vì sao trước khi đi vào các mặt khác của đời sống
văn hóa một khu vực, ta lại bắt đầu từ môi trường tự nhiên của nó.
Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ khoảng 92
0
đến
140
0
kinh Đông, và từ khoảng 28
0
vĩ Bắc, chạy qua xích đạo đến 15
0
vĩ Nam.

Tổng diện tích Đông Nam Á hiện nay khoảng trên 4,5 triệu km
2
, bao gồm một
quần thể các đảo, bán đảo và quần đảo, các vịnh và biển chạy dài suốt từ Thái
Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Xét về mặt địa lí hành chính, Đông Nam Á gồm
11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xingapo,
Inđônêxia, Philippin, Brunây và Đôngtimo. Khu vực Đông Nam Á còn là nơi
giao nhau của các mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Đông
Nam Á cũng có thể chia làm hai nhóm chính: Mianma, Thái Lan, Campuchia,
Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi là bán đảo Trung Ấn,
trong khi đó các nước còn lại tạo nên nhóm Đông Nam Á hải đảo. Nhóm Đông
Nam Á hải đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về vành đai núi
lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh
nhất thế giới.
Dân số hiện nay khoảng gần sáu triệu người với nhiều sự khác biệt về diện
tích, dân số, mức sống giữa các nước.
Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là một khu vực có ý nghĩa quan trọng
trong toàn bộ lịch sử thế giới từ những bước đi đầu tiên của loài người và trong
từng chặng đường lịch sử. Song trước đây, người ta thường hiểu tầm quan trọng
của lịch sử Đông Nam Á chủ yếu ở vị trí địa lí của nó. Khu vực này từ xa xưa
vẫn được coi là “ngã tư đường”, là hành lang, cầu nối giữa thế giới với Trung
Quốc, Nhật Bản, với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải. Vì thế, không phải ngẫu
nhiên mà mối liên hệ khu vực này với thế giới đã được xác lập ngay từ thời cổ

5
đại. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở đây từ lâu đã có mặt những nhà địa lí hay
du lịch, nhà truyền giáo hay ngoại giao của cả phương Đông và phương Tây như
Ptôlêmê, Khang Thái, Nghĩa Tĩnh, Pháp Hiển… Họ đến đây xem xét, ghi chép
và để lại những tài liệu quý giá cho đời sau.
Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng

với thế giới, khái niệm này ngày càng hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn.
“Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ “Nam Dương” để chỉ những nước
nằm trong vùng biển phía Nam. Người Nhật gọi vùng đất này là “NanYo”. Người
A Rập xưa gọi vùng này là “Qumr” rồi lại gọi là “Waq - Waq” và sau này chỉ gọi
là “Zabag”. Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là “Suvarnabhumi” (đất
vàng) hay “Suvarnadvipa” (đảo vàng)” [9,6]. Tuy nhiên, đối với các lái buôn thời
bấy giờ, “Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương
liệu, gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con
người thành thạo và can đảm” [9,7].
Như vậy, đến cuối thế kỷ XIX, Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ
rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt.
Tính khu vực của Đông Nam Á được nhận thức rõ rệt và đầy đủ khi nước
Anh lập ra bộ chỉ huy Đông Nam Á (South East Asia Command, viết tắt là
SEAC) trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ hai. Họ cố gắng hợp nhất các
nước thuộc địa tách biệt của đế quốc Anh, Hà Lan, Pháp, Mỹ lại thành một khu
vực chung.
Như thế có thể thấy rằng, từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai, từ “Đông
Nam Á” mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt
và có tầm quan trọng đặc biệt. Bằng nhiều cứ liệu của các môn chuyên ngành
khác nhau, ngày nay, khoa học đã xác định được một khu vực lịch sử - văn hóa
Đông Nam Á bên cạnh các nền văn hóa của châu Á. Nền văn hóa này phân bố
trên một địa bàn rộng lớn, phía Bắc đến bờ sông Dương Tử, phía Tây tới Đông
Bắc Ấn Độ, phía Đông và phía Nam là cả thế giới bán đảo và hải đảo bên cạnh
Châu Đại Dương. Do đó, nếu coi Đông Nam Á như một khu vực địa lí - lịch sử -
văn hóa thì phạm vi của nó còn rộng lớn hơn nhiều so với ranh giới địa lí - hành
chính hiện nay.
Đông Nam Á có một vị trí đặc biệt quan trọng trên đường giao lưu quốc tế.
Nó là cầu nối giữa lục địa Á, Âu với châu Úc, là phần ngăn cách giữa Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương. Hơn nữa, Đông Nam Á còn nằm gần Trung Quốc và
Ấn Độ là 2 quốc gia có nền văn hóa độc đáo, tạo điều kiện cho sự giao lưu tiếp

xúc văn hóa giữa các quốc gia. Đồng thời, do vị trí nằm trên vành đai sinh

6
khoáng nên Đông Nam Á là vùng khá giàu có về khoáng sản: sắt, niken, đồng,
thiếc, kẽm, chì… Thiếc ở Đông Nam Á chiếm 70% trữ lượng thế giới (khoảng
3,6 triệu tấn) và có hàm lượng cao, Malaixia đứng hàng đầu (1,5 triệu tấn), sau
đó là Inđônêxia (gần 1 triệu tấn). Đồng có ở tất cả các nước nhưng nhiều nhất là
Philippin với trữ lượng 6 triệu tấn, rồi đến Inđônêxia (gần 1 triệu tấn), Malaixia
(80 vạn tấn). Quặng mangan có trữ lượng chung khoảng 25 triệu tấn. Trong đó
Inđônêxia khoảng 10 triệu tấn, Thái Lan 7 triệu tấn. Quặng sắt ở Inđônêxia (1,7
tỉ tấn), Philippin, Lào gần 1 tỉ tấn [11,74]. Trữ lượng dầu mỏ ở Đông Nam Á
khá lớn, tạo thành vành đai dọc bờ biển Sarawak, Sabah (Malaixia), Brunây cho
đến tận Nam Việt Nam.
Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây là một nguồn lợi lớn về
kinh tế, trước hết là về mặt giao thông vận tải. Các con sông lớn có giá trị kinh
tế cao phần lớn đều nằm ở bán đảo Trung Ấn: sông Mê Công (dài 4500km, đoạn
chảy vào khu vực Đông Nam Á dài 2600km), sông Hồng, sông Saluen
(3200km), sông Iraoadi (2150km), sông Mê Nam (1200km). Các sông ở khu
vực hải đảo thường ngắn, dốc, có giá trị thủy điện cao. Hệ thống sông ngòi dày
đặc chính là một trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống của
người dân Đông Nam Á ngay từ buổi đầu tiền sử của họ.
Điều đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á nằm trong vùng nội
chí tuyến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa. Vì thế, Đông Nam Á còn được
mệnh danh là khu vực “Châu Á gió mùa”. Gió mùa đã điều hòa bớt những điều
kiện thông thường, giảm bớt sự không thuần nhất, sự gay gắt về khí hậu đáng lẽ
phải có và tạo nên hai mùa rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối
nóng, ẩm. Khí hậu biển cũng là một đặc điểm quan trọng đối với tuyệt đại đa số
các quốc gia Đông Nam Á. Tuy có đường xích đạo chạy qua nhưng chỉ có khu
vực Đông Nam Á nằm trên biển. Đường bờ biển của Đông Nam Á rất dài. Đây
chính là nguyên nhân gây mưa nhiều, khiến cho lượng nước luôn dư thừa trên

đất liền. Chính gió mùa và khí hậu biển đã làm cho những địa điểm như Hà Nội,
Manđalây, Cancútta đáng lẽ có thể khô cằn đã trở nên xanh tốt, trù phú hoặc làm
cho các khu vực gần xích đạo đáng lẽ chỉ có rừng cây rậm rạp, dân cư thưa vắng
và lạc hậu như châu Phi xích đạo lại có những đô thị đông đúc, thịnh vượng như
Kuala Lămpơ, Singapo, Giacácta…
Biển, gió mùa, khí hậu nóng ẩm đã biến Đông Nam Á thành thiên đường
của thế giới động - thực vật. Quả thực, trên thế giới, hiếm có một khu vực rộng
lớn nào mà thảm thực vật lại trở nên xanh tốt và trù phú như ở nơi đây. Đông
Nam Á nổi tiếng với những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim

7
muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị,
hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế…và cây lương
thực đặc trưng là cây lúa nước.
Chính do những điều kiện thuận lợi đó mà ở Đông Nam Á cách đây khoảng
18000 năm đã là một trong những trung tâm nông nghiệp sơ khai đầu tiên của
thế giới và cũng là nơi con người lần đầu tiên phát hiện ra cây lúa nước. Văn hóa
Hòa Bình đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật
khác nhau như các loại cây có củ và bầu, bí, các loại cây họ đậu ở vùng thung
lũng chân núi. Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng “Đông Nam Á đã có một
cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới. Bước sang thời đại đồ đồng,
trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang thời kì
kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ.
Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở các thung lũng hệ chân núi dần dần được
chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng
lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu, bò làm sức kéo” [9,19]. Từ đó, kinh tế
nông nghiệp trồng lúa nước đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế chủ đạo
trong đời sống vật chất của cư dân Đông Nam Á. Và chính nó đã đóng vai trò
quyết định, là cội nguồn cho mọi hoạt động văn hóa, đời sống tinh thần độc đáo
của con người nơi đây, đặc biệt là lễ hội. Đây cũng là yếu tố chính tạo nên tính

bản địa của nền văn hóa Đông Nam Á, một đặc trưng rất nổi bật so với các
vùng, miền khác trên thế giới.
Lễ hội dân gian Đông Nam Á thể hiện rõ những đặc trưng trên, nó mang
đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước và chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn
giáo bản địa lẫn ngoại lai. Cho nên có thể khẳng định rằng, điều kiện tự nhiên,
điều kiện xã hội là cơ sở quan trọng cho việc hình thành các lễ hội dân gian với
những đặc trưng về nội dung và phong phú về thể loại, hình thức.
Không ai có thể đưa ra một bảng thống kê đầy đủ tất cả các lễ hội ở khu
vực Đông Nam Á bởi số lượng của nó quá nhiều. Có lễ hội của chung cho cả các
quốc gia dân tộc, có lễ hội cho một vùng và cũng có những lễ hội chỉ diễn ra
trong một làng, một bản. Về đại thể, lễ hội ở Đông Nam Á có thể chia thành 3
loại hình chính: lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo và lễ hội tưởng niệm các vị
danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, thành hoàng…
1.2. Các loại hình lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á
1.2.1. Lễ hội nông nghiệp
Nông nghiệp trồng lúa mà chủ yếu là lúa nước đã trở thành đặc trưng kinh
tế của khu vực Đông Nam Á. Lúa được coi là linh hồn trong lao động sản xuất

8
và sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân khu vực này. Có thể nói, chính nghề
nông trồng lúa nước đã nảy sinh các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á.
Do cây lúa được coi là cây trồng quan trọng nhất nên cư dân Đông Nam Á
rất quan tâm đến yếu tố tự nhiên, thời tiết,… Trong dân gian Việt Nam lưu
truyền rộng rãi những câu ca dao như:
“Người ta đi cấy lấy công
Tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển nặng mới yên tấm lòng.”

Chính vì coi trọng yếu tố tự nhiên, sợ bị ảnh hưởng đến mùa màng đã dẫn
đến việc cư dân làm nông ở Đông Nam Á tôn thờ các vị thần tự nhiên. Trong đó,
“thần Lúa” được coi là vị thần thiêng liêng nhất. Người dân Đông Nam Á có
niềm tin mãnh liệt vào hồn lúa. Hồn sẽ mang lại sinh khí, giúp cho cây lúa tươi
tốt, đâm bông, trổ hạt. Cây lúa sẽ chết nếu phần hồn rời bỏ nó. Trong con mắt
của người dân Đông Nam Á, hồn lúa rất đẹp. “Với người Malaysia, hồn lúa
(tiếng Malaysia là Semangat padi) được gọi một cách âu yếm là “chú bé chín
tháng”, “công chúa mặt trời” hoặc “công chúa pha lê”. Người ta luôn phải cầu
khấn để hồn lúa ở lại với cây lúa và ở lại với xóm làng của họ. Còn ở Java
(Inđônêxia) thì cây lúa được coi là hiện thân của nữ thần Dewi Sri. Do đó, nó
thuộc “đẳng cấp” cao hơn hẳn các cây lương thực khác. Ở Thái Lan, thần Lúa
được rước vào kho và giữ “ngài” đến tận mùa sau” [2,126].
Truyền thuyết cổ của các nước Đông Nam Á đã nhắc đến sự thần kì của hạt
lúa buổi đầu khi đến với con người.
Người Malaixia kể rằng: “Ngày xưa, những người nông dân không phải
gặt lúa ở ngoài đồng. Hàng ngày, vào buổi sáng, hạt lúa tự lăn vào nhà, chui
vào nồi và người ta chỉ việc nấu thành cơm. Theo nguyên tắc, người chồng
không được nấu cơm (vì lúa gạo là con gái, cấm kị với đàn ông). Việc nấu cơm
chỉ dành cho vợ, mẹ hoặc con gái. Khi nấu cơm thì không được mở vung, tự
khắc cơm sẽ chín. Việc mở vung trong quá trình nấu là một điều cấm kị. Thế rồi
một hôm, người mẹ phải đi làm và nhắc nhở con ở nhà về những điều cấm kị khi
nấu cơm. Tuy nhiên, do tò mò nên người con đã không thực hiện lời dặn dò của
mẹ. Khi vung nồi mở ra, một cô bé rất xinh đẹp xuất hiện rồi biến mất ngay lập

9
tức, chỉ để lại một hạt gạo nhỏ. Từ ngày hôm đó, tất cả công việc đồng áng vất
vả, nặng nhọc bao gồm cày cấy, gieo hạt, gặt hái, phơi thóc, quạt sạch và mang
vào nhà, con người đều phải tự làm [2,126].
Truyền thuyết về thần Lúa của người Khơ me thì kể rằng: “ Ngày xưa khi
lúa chín, thóc tự bay về kho, con người không phải gặt hái. Một hôm, có hai vợ

chồng nhà nọ, sống cạnh kho thóc cãi nhau, gây tiếng ồn ào khó chịu, làm phiền
đến thần Lúa. Thần Lúa bỏ đi ẩn náu ở một khe núi. Thế là nạn đói xảy ra ở
vùng đó. Người Khơ me tìm mọi cách mời Thần về nhưng đều bị Thần từ chối.
Cuối cùng, một người có tín nhiệm được cử đến mời mọc mãi, Thần mới chịu trở
về. Nhưng từ đó trở đi, thóc không tự bay về nữa mà người dân phải mất công
gặt hái để mang thóc lúa về nhà” [2,127].
Nhiều truyền thuyết khác ở các nước Đông Nam Á cũng có cốt truyện
tương tự như hai truyền thuyết trên. Với nội dung như thế, con người muốn răn
dạy thế hệ sau phải biết quý trọng thành quả lao động của mình, sống thủy
chung, có trước, có sau. Và khi đã tin rằng cây lúa có hồn như vạn vật khác, con
người đã nảy sinh tư tưởng sùng bái. Do vậy, lễ hội nông nghiệp quan trọng nhất
là lễ hội gắn với cây lúa và vòng đời của nó, những nghi lễ phức tạp diễn ra
trong chu trình trồng lúa như một quy luật tuần hoàn, bất kì tháng nào, mùa nào
ở Đông Nam Á cũng có lễ hội như một nét văn hóa, tập tục không thể thiếu
được trong đời sống tinh thần và sản xuất của cư dân. Đi cùng với lễ hội nông
nghiệp về lúa còn là sự biểu hiện đa dạng của tín ngưỡng phồn thực - tín ngưỡng
bản địa, nó là niềm mơ ước về sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật, mùa màng.
Gắn với đời sống sinh hoạt, tập quán canh tác mà ở mỗi nước, lễ hội lúa lại
được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Quy trình trồng lúa
đầu tiên là cày, bừa, gieo hạt, đã được phản ánh trong nhiều lễ hội khác nhau ở
các quốc gia Đông Nam Á.
Đầu tiên có thể kể đến lễ dựng chòi cày. Đây là lễ mở đầu cho công việc
đồng áng hàng năm của người Chăm. Trước khi khởi đầu công việc gieo cấy,
người Chăm thường dựng lên một cái chòi nhỏ ở gần ruộng của mình để trú ngụ
tránh mưa, nắng và để dụng cụ lao động trong thời gian cày cấy. Lễ này được
thực hiện trên thửa ruộng của từng gia đình. Thầy cúng lễ là ông “cai mương”
(Hamu ia) hoặc “Ong từ” (Camưney). Ngày cúng lễ là ngày thứ tư hay thứ bảy
trong tuần. Lễ vật gồm có một cặp gà, năm mâm cơm, rượu, trứng, trầu, cau…
Mục đích của lễ này là cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, công việc cày cấy
được suôn sẻ, mùa màng tốt tươi…


10
Ở Thái Lan có nghi lễ “hạ điền”. Lễ này được tổ chức vào tháng tư hàng
năm, vào dịp năm mới của Thái Lan để báo hiệu một mùa gieo cấy mới, gọi là
Rekna. Lễ hội này có từ thời Ayuthaya (thế kỉ XIV, XV). Trong buổi lễ, nhà vua
đích thân sẽ cày vài luống cày đầu tiên tượng trưng.
Tương tự như vậy, ở Myanma, lễ “đường cày hạnh phúc” cũng được tổ
chức rất linh đình. Ngày giờ của lễ hội cũng được các nhà chiêm tinh tính toán
rất kĩ càng, cẩn thận. Nhà vua được rước từ hoàng thành ra một vùng đất cách
đó nửa dặm. Trước sự cổ vũ của dân chúng, nhà vua thực hiện vài “đường cày”
đầu tiên, sau đó đến các hoàng tử, quan lại, quý tộc.
Người Việt cũng tổ chức lễ cày “tịch điền”. Mùa xuân năm 1038, “vua Lý
Thái Tổ đã ngự ra Bố Hải Khải cày ruộng tịch điền, sai hữu ti dọn cỏ, đắp đàn.
Vua thân tế thần nông, tế xong tự cầm cày. Các quan tả, hữu có nhiều người can
rằng: - Đó là công việc của nông phu, bệ hạ việc gì làm thế !. Vua nói: - Trẫm
không tự mình cày cấy thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo. Nói
xong, cày 3 lần rồi thôi” [8,267].
Nghi thức đường cày đầu tiên này dù được gọi bằng các tên khác nhau
nhưng nó đều nhằm mục đích khuyến khích sản xuất nông nghiệp, phản ánh tư
tưởng trọng nông.
Cũng với mục đích cầu mong cho vụ mùa mới bội thu, ở giai đoạn đầu gieo
hạt, các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam lại có lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống
đồng). Đây là lễ hội lớn và đặc trưng nhất của người Tày, Nùng. Lễ hội bắt đầu
từ mồng hai Tết kéo dài đến hết tháng giêng với các phần lễ, phần hội rất sôi
nổi. Sau khi dâng hương lên kính cáo các vị thần, chủ lễ vạch một đường cày
đầu năm, bắt đầu cho cuộc sống cày bừa, cấy hái. Trong lễ hội, mỗi sản vật được
dâng cúng đều mang một ý nghĩa thể hiện sự giao hòa của trời đất, thành quả lao
động. Chẳng hạn như xôi đỏ tượng trưng cho mặt trời, xôi vàng tượng trưng cho
mặt trăng… Đặc biệt, các mâm cỗ cúng của các gia đình còn có thêm đôi quả
được trang trí tua rua nhiều màu sắc rực rỡ đẹp mắt. Tất cả đều là những biểu

hiện của sự sinh sôi, nảy nở và gửi gắm những ước mơ, khát khao về cuộc sống
ấm no, an lành. Một hồi chiêng vang lên, thầy mo thắp hương, đọc lời khấn và
bắt đầu những nghi lễ. Thầy mo tay cầm nậm nước làm bằng vỏ bầu khô (do
những thiếu nữ đẹp nhất, còn trinh trắng của các bản mường lấy về từ đầu
nguồn) ngửa mặt lên trời cầu khấn rồi vẩy nước ra khắp bốn phương. Đó là thứ
nước tượng trưng cho nước thiêng từ Mường trời tưới xuống nhân gian, cho cây
cối tươi tốt, mùa màng sinh sôi, cuộc sống ấm no.

11
Lễ hội xuống đồng của người Mường (Thanh Sơn - Phú Thọ) cũng diễn ra
rất sôi động. Ngay từ sáng sớm các gia đình trong bản đã dậy để làm lễ khai
canh. Nhà nhà rong trâu ra ruộng, cày hai đến ba đường gọi là “làm phép”
những thửa ruộng của mình và cầu khấn quanh năm thóc lúa đầy đụn (bồ đựng
thóc quây tròn, không có đáy).
Còn nhân dân làng Ngà (Quế Võ - Bắc Ninh) có hình thức lễ hội xuống
đồng mang đậm tín ngưỡng phồn thực. Lễ hội này đã biến thành “hội Chen” -
nam và nữ xô chen nhau xuống bờ ruộng. Đây là hành động cầu mong cho vạn
vật sinh sôi, nảy nở.
Trong khi đó, nhân dân Campuchia lại có lễ hội ban phát giống lúa thiêng
về cho các địa phương rất độc đáo. Trong lễ hội, người đón vua Mâkh châm lửa
vào lúa. Nhân dân té nước dập lửa. Lúa đã qua lửa đỏ và nước lạnh được phân
phát cho người đứng đầu các tỉnh để mang về làm giống cho các địa phương.
Trong nông nghiệp, muốn được mùa màng bội thu ngoài yếu tố giống còn
có các yếu tố khác như đất, nước, ánh sáng… Cho nên mùa gieo hạt cũng là mùa
của các lễ hội cầu mưa, lễ hội tế thần đất, nước, mặt trời và các lực lượng siêu
nhiên khác được diễn ra khắp nơi.
Nước là yếu tố cực kì quan trọng, thiết yếu cho sự sống của con người và
sinh vật. Đối với nông nghiệp, nước lại càng cần thiết hơn. Có đủ nước thì cây
cối mới sinh trưởng và phát triển tốt được. Do đó, ở khu vực Đông Nam Á cũng
có nhiều lễ hội liên quan đến việc cầu nước, cầu mưa.

Ở Tây Nam Bộ (Việt Nam) ngày trước nông dân gọi lễ cầu mưa là “đi bơi”.
Lễ hội này được diễn ra trong ba ngày. Người ta làm con rồng bằng rơm để
mang đi múa trong đám rước vì họ quan niệm rằng rồng là con vật chuyên làm
mưa. Sách “Đại Nam nhất thống chí” còn ghi rằng “nhà vua nghe tiếng sấm nổi
tất có rồng”. Đoàn người đi dọc theo các kênh rạch, làm điệu bộ như bơi thuyền
và hát các điệp khúc hò khoan, hò bơi… đến chỗ có vũng nước thì dìm rồng
xuống nước để hút nước làm mưa cho làng.
“Tết té nước” của Campuchia, Lào, Thái Lan được tiến hành vào tháng tư
dương lịch cũng nhằm cầu mong mưa, theo mục đích của nghi lễ phồn thực để
xin nước cho cây cối.
Theo người Thái Lan và người Lào, lễ hội té nước được tổ chức hàng năm
bắt nguồn từ câu chuyện sau: “Xưa kia, sự thông thái đặc biệt và khả năng phi
thường (có thể hiểu được ngôn ngữ các loài chim) của một chàng trai tên là
Thammabane đã khiến cho Kabinlaphom, vị vua được coi như là thần của bầu

12
trời, ghen tỵ. Bởi vậy, ông đã xuống trần gian gặp Thammabane và đưa lời
thách đố bằng 3 câu hỏi. Nếu không trả lời được, chàng trai sẽ phải dâng đầu
của mình và ngược lại, vị thần sẵn sàng mất đầu nếu sự hiểu biết của mình kém
hơn một người thường dân. Ba câu hỏi đó là: Thần sắc con người tập trung ở
đâu vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối. Thời hạn 7 ngày phải đưa ra câu trả
lời chính xác đã nhanh chóng trôi qua song Thammabane ra sức suy nghĩ mà
vẫn không tìm ra đáp án. Trong lúc mệt mỏi với tâm trạng thất vọng tràn trề,
chàng trai đã dừng chân nghỉ dưới một gốc cây to và vô tình nghe thấy câu
chuyện của đôi vợ chồng đại bàng rằng ngày mai chúng ta sẽ có bữa ăn thịnh
soạn cho lũ con bởi Thammabane không thể trả lời được 3 câu hỏi của
Kabinlaphom và sẽ bị giết. Đồng thời đại bàng chồng cũng đưa ra ba câu trả
lời. Đó là: Thần sắc con người vào buổi sáng tập trung ở khuôn mặt, vì vậy buổi
sáng con người phải rửa mặt; buổi chiều tập trung ở ngực, vì vậy con người
thường tắm vào buổi chiều và buổi tối tập trung ở chân, vì vậy con người

thường rửa chân tay trước khi đi ngủ. Nhờ khả năng hiểu ngôn ngữ của loài
chim, Thammabane đã có được đáp án chính xác giúp chàng trai chiến thắng
được cuộc đấu trí với các vị thần. Theo cam kết Kabinlaphom phải chặt đầu của
mình. Với khả năng phi thường của một vị thần và biết trước được những tai
họa sẽ xảy ra nên ngài đã dặn dò lại 7 người con gái yêu của mình phải giữ gìn
đầu của ngài cẩn thận vì nếu đầu của ngài rơi xuống đất sẽ khiến cho vạn vật bị
thiêu cháy, ném xuống biển nước sẽ ngay lập tức bị khô cạn, còn tung lên trời sẽ
gây ra hạn hán. Nghe lời cha, những người con gái của vị thần đã đặt đầu của
ngài lên một cái đĩa vàng và cất giữ ở đỉnh núi thiêng. Hàng năm, 7 người con
gái cùng với chư tiên có nhiệm vụ rước đầu vị thần đi diễu hành 3 vòng quanh
núi và ngày đó được xem là ngày đầu năm của Phật lịch [13,45].
Tại đất nước Mianma, câu chuyện được lưu truyền lại trong dân gian là sự
đấu trí giữa vị thần Indra và thần Brahma. “Theo cách kể của Mianma, thần
Indra và thần Brahma tranh cãi nhau về chiêm tinh học. Không ai chịu thua
cuộc nên họ ra điều kiện kẻ nào thua cuộc sẽ bị mất đầu. Kết cục, dù thắng cuộc
nhưng Indra không đành vứt đầu Brahma xuống biển vì sẽ làm biển cạn hết
nước, cũng không thể vứt xuống đất vì trái đất sẽ nổ tung. Thần Indra quyết để
giao cho các Nat (các vị thần bảo hộ của người Miến) thay phiên nhau bưng cái
đầu đó. Tết năm mới được tổ chức vào dịp đầu của Brahma được chuyển từ Nat
này sang Nat kia. Trong khi đó người dân Campuchia tin rằng mỗi năm có vị
thần trên trời (Tê Vô Đa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con
người, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới” [6,43].

13
Lễ hội té nước này được người Campuchia gọi là Chôn Chơnam Thơmây,
người Lào gọi là Bun Pimày, là lễ mở đầu cho vụ lúa chính trong năm. Lễ hội
gắn liền với đạo Phật Tiểu thừa và đạo Bàlamôn, kéo dài hai, ba tuần đến cuối
tháng tư thông qua tục té nước tắm Phật. Vào thời gian này, người dân đều
chuẩn bị nước thơm dùng để té trong ngày năm mới. Đây là thứ nước hỗn hợp
gồm nước, nghệ, bồ kết nướng, hoa và dầu thơm. Đôi khi nước đã được ướp sẵn

hương hoa hoặc hương liệu thiên nhiên. Tại các ngôi chùa, nhà sư cùng người
làng sẽ rước tượng Phật ra một gian riêng để người dân có thể dễ dàng thực hiện
nghi lễ tắm nước cho Phật trong những ngày Tết. Họ thường xếp tượng Phật
thành từng nhóm trong gian chính của Phật điện, ngoài sân chùa hay đặt trong
các am nhỏ. Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người dân trong làng từ già đến trẻ
tập trung tại ngôi chùa làng mình để cúng đồ lễ cho các vị sư. Tại nhiều ngôi
chùa của Thái Lan, những dãy bàn dài được chuẩn bị ngoài sân chùa để các Phật
tử có thể đặt đồ lễ, thức ăn, vật phẩm… biếu sư tăng và nhà chùa.
Ở Lào và Mianma, việc làm từ thiện phần lớn vẫn được thực hiện dưới hình
thức đi khất thực. Vào sáng sớm, người dân ngồi theo hàng trên những dãy phố
chính đợi những đoàn sư khất thực đi ngang qua để nhận đồ ăn, hoa quả…
Lễ tắm Phật được tổ chức tại tất cả các ngôi chùa với sự tham gia của đông
đảo Phật tử. Sau một hồi trống chùa ngân vang, mọi người tập trung tại điện
chính trong ngôi chùa của làng mình dự lễ tắm Phật. Khi các tín đồ đến đông đủ,
các tăng lữ bắt đầu đọc kinh. Mọi người ngồi nghiêm trang, hai tay chắp trước
ngực lắng nghe lời cầu nguyện. Lễ tắm tượng Phật bắt đầu bởi các vị sư trụ trì
của ngôi chùa. Nước thơm được tưới trực tiếp hoặc qua máng hình rồng đặt sẵn
để có thể tưới cho tượng Phật đặt trong am. Mọi phật tử đến thăm chùa đều có
thể tiến hành nghi lễ trên. Các tín đồ đạo Phật tại Lào cho rằng trong cuộc sống,
mỗi người không thể không có “môn thing” (điều dở), sang năm mới cần được
tẩy rửa cho trong sạch. Bởi vậy, các pho tượng Phật trong chùa cũng cần rửa
sạch “môn thing”. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật được coi như
nước thiêng, được hứng lại, đem về nhà để xức vào người. Người ta còn té nước
vào cây cối xung quanh chùa, nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật… để gột rửa điều
xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, mạnh khỏe, hạnh phúc.
Cùng với tục té nước, người dân Đông Nam Á còn xây núi cát, cầu may
mắn. Tại Lào, tục xây núi cát tượng trưng cho ngọn núi nơi bảy người con gái
của Kabinlaphom thờ đầu cha mình và được người dân cúng để cầu sức khỏe,
hạnh phúc trong năm mới. Cũng có quan niệm cho rằng núi cát sau khi được xây
và làm lễ bởi các vị sư tăng thì trong năm mới họ sẽ gặp nhiều điều may mắn


14
như số hạt cát trên núi của mình. Tại Thái Lan, tập tục này mang đậm màu sắc
triết lí Phật giáo. Mỗi hạt cát biểu trưng cho một lời cầu nguyện cứu rỗi linh
hồn. Núi cát còn biểu hiện cho ngọn núi Tudi, nơi tu hành của đức Phật và là
ngọn núi ngăn không cho mây bay đi. Do vậy, con người có mưa mà trồng lúa.
Cũng như vậy, người Campuchia và Mianma coi phong tục này là sự biểu lộ ước
vọng cầu mưa, cầu phúc của con người. Ngoài ra, trong lễ hội còn diễn ra rất
nhiều trò chơi có nội dung gắn với nông nghiệp, ẩn giấu ý nghĩa cầu mùa như
tục té nước, trò kéo co, đá cầu chuyền, đánh phết…
Còn ở Việt Nam, người dân gửi những ước vọng cầu mưa, cầu nước của
mình thông qua những tục - trò dân gian như tục ném pháo đất ở chùa Keo (Vũ
Thư - Thái Bình), giả làm tiếng sấm. Theo kinh nghiệm lâu đời của những người
làm nông nghiệp, tiếng sấm đầu mùa còn có thêm ý nghĩa để chiêm nghiệm mùa
màng của một năm, nếu tiếng sấm xuất hiện trong lúc mọi người no bụng hay
đang đói sẽ là biểu hiện của một năm mùa màng bội thu hay thất bát. Hay tục
đua thuyền với những tay chèo khoẻ mạnh, tập trung sức lực làm khuấy động cả
một vùng sông nước càng mạnh càng tốt khiến cho thần Nước giận dữ mà làm
mưa xuống.
Nước quan trọng là vậy nhưng khi thừa nước cũng mang lại những tai ương
cho con người và sản xuất. Do đó, khi thừa nước, người ta lại cầu tạnh như lễ chặn
nguồn nước (Kap kraung Halau) của người Chăm, cầu nguyện thánh Ala xin đừng
mưa nhiều gây lũ lụt phá hoại mùa màng, nhà cửa, xóm làng. Thả diều ở một số địa
phương của Thái Bình (Việt Nam) cũng là một hình thức phổ biến của lễ cầu tạnh.
Bởi muốn thả được diều thì thời tiết phải tốt: không mưa, có gió, độ ẩm thấp. Thả
diều là sự cầu mong thời tiết khô ráo, một bầu trời quang tạnh. Diều lên được là
báo hiệu cho mọi người biết sẽ có thời tiết tốt lành, mưa lũ sẽ qua đi.
Ở Campuchia vào tháng mười một, mười hai, người dân có mùa làm ruộng
khô. Vào thời điểm này, mùa mưa đã kết thúc, người dân đã tổ chức những hoạt
động đón Mặt trời, đón Ánh sáng, thần Khô ráo và tống tiễn Trăng.

Những ngày hội này diễn ra ở Campuchia, Lào, Thái Lan như một nhịp
điệu, vòng quay tuần hoàn của trời đất, của đời sống sản xuất nông nghiệp. Nó
là hoạt động tiêu biểu cho các quốc gia Đông Nam Á lục địa có khí hậu oi bức
và chịu ảnh hưởng của đạo Phật Tiểu thừa.
Ngoài nước thì đất cũng là một yếu tố không thể thiếu của sản xuất nông
nghiệp. Vì vậy, nhà nông rất quý trọng đất đai và đã thực hiện rất nhiều nghi lễ,
tín ngưỡng cầu mong đất đai phù hộ cho mình trong quá trình làm ăn. Trước hết
là tín ngưỡng thờ Thổ Thần. Với quan niệm “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”,

15
xưa kia các làng trên mọi miền đất nước Việt Nam đều lập miếu thờ thần đất
quanh nơi ở của mình gọi là miếu “Thổ Thần”. Thần Đất có nhiệm vụ che chở,
bảo vệ cho mọi người sống trên địa vực mình cai quản, đồng thời có quyền điều
phối “chất đất”. Do vậy muốn dễ làm ăn, sống yên ổn, đất đai màu mỡ thì phải
tôn kính thần linh. Lễ động thổ cũng tương tự như lễ khai canh, lễ hạ điền,
thượng điền, tịch điền, xuống đồng, cúng đất. Nó là sự mở đầu một năm sản
xuất, một vụ sản xuất, là một dịp động chạm đến đất nên phải có nghi lễ trình
báo với thổ thần.
Nếu như gieo hạt đầu mùa, người dân có những tập tục đón mừng mùa
mới, cầu mưa, cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở thì đến giai đoạn lúa chửa, người
ta lại tiếp tục tổ chức lễ hội cầu cho các lực lượng siêu nhiên bảo vệ lúa để lúa
phát triển tốt.
Lễ hội nông nghiệp ở Đông Nam Á gắn với thời kì lúa đang phát triển có
thể kể đến lễ hội Đônta ở Campuchia. Trong lễ hội này, người ta mang cơm,
bánh cúng tổ tiên và thần Đất, thần Lúa, cầu mong tổ tiên và các vị thần phù hộ
độ trì cho cây lúa phát triển tươi tốt, mùa màng bội thu. Đồng thời với việc tế lễ
là các trò chơi giải trí như thả đèn trên sông, bơi thuyền… đặc biệt là nghi thức
nhét chuối chín và cốm vào miệng một vài đứa trẻ, biểu hiện ước muốn về cuộc
sống no ấm, đủ đầy.
Ở tỉnh Ayuthay ở Thái Lan lại tổ chức lễ cầu chúc cho Nữ thần lúa với

những nét riêng theo quan niệm tín ngưỡng hồn lúa của mình. Lễ hội diễn ra rất
tưng bừng, náo nhiệt, được tổ chức khá công phu ở ngoài đồng. “Người ta lấy
rơm, kết lại thành hình một người phụ nữ rồi đặt ở ngoài đồng cùng lụa là, các
lễ vật khác: bánh chuối, trứng và một nắm cơm; ngoài ra còn có thêm bộ quần
áo mới may cho vừa người rơm. Họ cầu mong Nữ thần lúa sản sinh nhiều lúa,
sao cho thóc đầy vựa, cơm đầy nồi” [6,34].
Gắn với giai đoạn lúa ngậm đòng này còn có các hình thức lễ hội phong
phú như lễ hội Êu Bhum, lễ Padai Dok Tan… của người Chăm. Lễ Êu Po Bhum
là lễ cúng thần ruộng lúa lúc lúa phát triển. Lễ vật cúng cho lễ này gồm một cặp
gà, năm mâm cơm, rượu… giống như lễ cúng dựng chòi cày. Lễ Dok Tian - lễ
cúng lúa trổ đòng tức là đang dậy thì con gái. Họ cho rằng đây là giai đoạn quyết
định và ảnh hưởng đến năng suất cây lúa. Lễ vật này khác với lễ trước là lễ vật
cúng một con dê, năm mâm cơm, rượu, trứng, trầu cau… Chủ tế lễ là thầy
Kadhar kéo đàn Rabap (đàn tương tự như đàn nhị người Kinh), ông Cai mương
(Hamu ia) hoặc ông Camưney. Các vị thần linh được mời về dự lễ cũng tương tự
như lễ vừa nêu trên nhưng nội dung hành lễ này phong phú hơn. Thầy Kadhar

16
vừa kéo đàn Rabap vừa mời các vị thần và hát về những bài thánh ca, ca ngợi
công đức của các vị thần Mẹ (Po Inư Nưgar) đã dạy người trồng lúa, cày cấy
đem lại lúa gạo cho người Chăm và hát ngợi ca các vị thần thủy lợi như Po
Kluang Garai, Po Rame đã đem nước về cho dân làng tưới tiêu, trồng lúa.
Giai đoạn thu hoạch lúa chín là khoảng thời gian hạnh phúc và vui sướng
nhất của người dân. Hàng loạt các lễ hội được tổ chức để mừng mùa lúa chín, tạ
ơn tổ tiên, thần linh. Có thể nói đây là giai đoạn có nhiều lễ hội với nhiều hình
thức và hoạt động cầu kì nhất. Lúc đó, ngày gặt đầu tiên đã trở thành ngày hội
lớn đối với nhân dân khu vực Đông Nam Á.
Ở Malaixia, Java, Bali, trong nghi lễ gặt đầu tiên, người chủ lễ Pawang sẽ
dùng chiếc liềm nhỏ bằng lòng bàn tay cắt thật nhẹ nhàng những nhánh lúa đầu
mùa tránh làm phật lòng hồn lúa. Bảy nhánh lúa tốt nhất sẽ được các Pawang bó

lại, xếp vào giỏ, gọi là “cái nôi” của hồn lúa và giữ đến mùa sau. Nghi lễ này
thực hiện việc mời hồn lúa về nhà.
Ngoài ra, còn có một số lễ hội khác như lễ xuống gặt (Trun Yuak) của
người Chăm. Lễ này được tổ chức vào một ngày tốt trong tháng mười lịch
Chăm. Buổi lễ kết thúc thì họ tiến hành gặt luôn. Hay lễ thượng điền của người
Mường (Phú Thọ - Việt Nam) cũng rất độc đáo. Vào buổi lễ, các bà chủ gia đình
hay con dâu đi lấy “vía lúa” trước để hôm sau gặt. Họ chọn chín bông lúa nếp
và chín bông lúa tẻ nhiều hạt nhất để lên gác bếp trong một thời gian dài, có khi
đến ba năm. Khi gác lúa lên họ khấn rằng: “Hôm nay là ngày tốt, lấy lúa ngày lẻ
cho gạo nảy nở, làm ăn cho nảy nở…”. Đồng bào quan niệm nếu lấy lúa ngày
chẵn thì hai hột vẫn là hai hột, bốn hột vẫn là bốn hột, không nảy sinh sôi được.
Họ cho rằng phải cúng “vía lúa” rồi mới được gặt. Khi đó có ai hỏi cũng không
trả lời sợ nát gạo. Khi lúa bắt đầu chín thì kiêng không ai được bước vào ruộng
lúa, sợ làm “vía lúa” nổi giận. Nếu thiếu đói mà nhà chưa lấy “vía lúa” thì cũng
không được gặt dù chỉ một bông. Đồng bào làm lễ lấy vía lúa xong, tối mới
được ăn, hôm sau gặt chính thức và từ đó được thổi gạo cơm mới.
Ở Thái Lan, đến mùa thu hoạch, lễ hội được tổ chức ở cả sân đập và kho
chứa lúa. Sau khi cúng, người ta đặt đồ cúng cùng người rơm trên đống lúa vừa
gặt. Khi lúa đã được chuyển hết về sân đập, người nông dân còn ùa đi tìm nhặt
những bông lúa rơi vãi hay còn sót lại ở ngoài đồng. Các nhà nghiên cứu về văn
hóa Thái Lan cho rằng, “sở dĩ người dân Thái có hành động như vậy vì sợ chính
những bông lúa rơi vãi ấy có chứa thần Lúa của họ và nếu không tìm, người sẽ
lạc đường. Nếu thần Lúa lạc đường thì năm sau, vị thần này sẽ không đến phù
hộ cho cây lúa của họ đâm bông, trổ hạt nữa” [6,30]. Vừa nhặt thóc rơi, họ vừa

17
khấn: “Cầu mong thần Lúa đừng đi lạc, mong người hãy về nhà kho, nơi sung
sướng, hãy nuôi sống con cháu của người”.
Các nghi lễ ở sân đập lúa cũng giống như ngoài đồng. Tại đây, người ta khẩn
cầu thần Lúa tha thứ cho những hành động, mà theo họ đã làm cho Thần đau đớn.

Sau khi xong xuôi, mọi người ăn uống, vui chơi ngay trên sân đập. Trước khi cất
thóc vào kho, người dân Thái còn dựng một chòi lễ bằng tre, lợp rơm, trên có cắm
một vài bông lúa. Trong chòi có bệ đặt tượng Phật, cùng đồ lễ và một bình chứa,
thóc rơi vãi ngoài đồng. Các vị sư được mời đến tụng kinh, vẩy nước thiêng vào
bình thóc và vào thóc giống để tăng sức sống cho thần Lúa. Sau cùng là lễ thức
đóng cửa kho chứa thóc. Nghi lễ tiến hành giống như lễ cất thóc.
Lễ mừng cơm mới được tổ chức ở Lào và một số địa phương ở Việt Nam
cũng mang ý nghĩa mừng vụ mùa thắng lợi, cầu chúc cho nhà nhà no đủ, bản
làng bình an.
Trong thời gian nhàn rỗi sau khi thu hoạch, cư dân Đông Nam Á tổ chức
rất nhiều lễ hội mừng lúa về nhà và tỏ lòng biết ơn các đấng thiêng liêng đã phù
hộ độ trì cho mùa.
Lễ hội Bun Khảu Chỉ Khảu Nay Lan - ngày hội vun thóc trên sân của Lào
là để mừng mùa mới được tổ chức vào tháng hai Phật lịch. Ngày hội vun thóc
còn là dịp để người ta làm phúc, làm việc thiện. Họ hi vọng những điều tốt làm
được sẽ giúp thần Lúa cảm động mà mang tới cho họ một mùa màng bội thu vào
năm sau, cho lúa trong kho múc ăn không vơi, đong ra không cạn. Khi mùa
màng đến, họ vun thóc thành đống lớn trên sân. Các tác giả cuốn lịch sử Lào cho
biết: Trong ngày hội này, các nhà chuẩn bị đồ cúng, dâng lên thần Lúa, như bún,
bánh, đồ xôi cùng hương hoa và vài âu nước lạnh. Gia chủ sẽ lấy chỉ trắng giăng
thành nhiều vòng quanh đống thóc, rồi mời các vị tăng sư và họ hàng tới dự.
Cũng giống như Thái Lan, các vị sư được mời đến đọc kinh và vẩy nước thiêng.
Nước còn lại sẽ được gia chủ đem vẩy ở ruộng, vẩy lên trâu, bò và các nông
cụ….Sau đó, gia đình sẽ làm lễ cúng tổ tiên và ăn uống vui vẻ và trò chuyện trên
sân đập lúa. Buổi tối, các nhà dâng hương lên chùa và nghe tụng kinh, còn ngoài
sân đập lúa, thanh niên vui đùa, ca hát.
Sau hội vun thóc trên sân, thóc được chuyển vào kho bằng một lễ rước rất
náo nhiệt. Trên chiếc xe đầu tiên, người ta chở một hình nhân bằng rơm cùng
các lễ vật, rồi tiếp theo là xe chở thóc. Khi tới kho, người ta người ta đặt hình
nhân vào kho. Đóng cửa kho xong, người ta treo các cành lá cầu may ở cửa kho

thóc. Lễ rước kết thúc bằng các bài hát vui nhộn.

18
Lễ hội Bun Khảu Chỉ - nghĩa là “hội xôi nướng” của Lào, tổ chức vào
tháng ba Phật lịch sau khi vụ mùa đã được thu hoạch, gắn với truyền thuyết
“Punna tha xỉ” (người con gái nô lệ) dùng xôi nướng dâng lên cho sư. Nhưng
thực tế thì cội nguồn của nó là hội cơm mới.
Cũng vào tháng ba, lễ tạ ơn hồn cây lúa được tổ chức ở Campuchia. Lễ hội
bao gồm: hội dâng lửa, hội vun đống thóc và hội rước thóc. Hội dâng lửa và vun
đống thóc được tổ chức ngay ngoài ruộng hoặc trong làng hay trên sân chùa.
Người ta vun một đống thóc to ở giữa ruộng hoặc bãi, sân, rồi đốt một đống lửa
để làm lễ và sau đó vui hội.
Ở Malaixia, lễ hội ngày mùa Peste Kamatan, được tổ chức vào tháng năm
hàng năm tại bang Sabah để mừng vụ mùa thắng lợi. Lễ hội như một dịp vui
chơi giải trí sau một vụ mùa bận rộn, vất vả.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều lễ hội khác như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn
(Việt Nam), hội mùa Tamnè Hto thi ở Mianma, lễ hội Bun sern Phawed ở Thái
Lan… cũng với mục đích mừng vụ mùa bội thu và cầu mong vụ sau tốt đẹp.
1.2.2. Lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng
Đông Nam Á nằm trên con đường giao lưu, là nơi hội tụ các dòng văn hóa
và các luồng di cư. Vì vậy nơi đây đã diễn ra sự hòa trộn, giao thoa giữa văn hóa
bản địa với văn hóa ngoại lai đặc biệt là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Các tôn
giáo, tín ngưỡng ở Đông Nam Á cũng mang tính đa dạng muôn màu, muôn vẻ
như vậy. Bức tranh tôn giáo phong phú hội tụ đầy đủ các hệ ý thức tư tưởng của
cả phương Đông và phương Tây với những tôn giáo chính là Phật giáo, Hồi
giáo, Kitô giáo… Nhưng điều quan trọng là với tinh thần, ý thức dân tộc của
mình mà khi các tôn giáo đó vào Đông Nam Á thì có sự hòa đồng, pha trộn với
nhau tạo nên nhiều loại hình tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần của nhân
dân. Ở Campuchia, mặc dù đạo Phật là quốc giáo nhưng vai trò của Bàlamôn
giáo vẫn được coi trọng và các lễ thức của Bàlamôn giáo vẫn tiếp tục tồn tại và

pha trộn với các lễ thức Phật giáo, hay tín ngưỡng Vua - Thần ở thời đại Ăngco.
Ở Việt Nam, các vua Lí - Trần đã từng coi Tam giáo (Nho giáo, Đạo giáo, Phật
giáo) đều có chung một nguồn gốc. Còn ở Thái Lan, người ta cho rằng Phật giáo
và Hinđu giáo đã hòa vào nhau. Trong một số chùa ở Đông Nam Á, tượng đức
Phật được đặt ngồi trên tòa sen có rắn thần Naga làm lọng che mưa nắng… Điều
này có lẽ “bắt nguồn từ tính dễ thích nghi, tính cởi mở và uyển chuyển của bản
thân con người Đông Nam Á” [2,136]. Đồng thời một điều nhận thấy rõ nữa là
các tôn giáo khi vào khu vực, chúng đã hòa nhập với các tín ngưỡng bản địa.
Điều này thể hiện rõ trong các lễ hội cổ truyền của khu vực giờ đây đã mang

19
màu sắc tôn giáo và ngược lại tác động của các tín ngưỡng bản địa ấy cũng làm
biến thể một chút trong hình thức của các ngày lễ tôn giáo.
Trước tiên là đạo Islam (đạo Hồi), đây là một tôn giáo được truyền vào
Đông Nam Á từ thế kỉ XIII. Cũng như Phật giáo và Hinđu giáo, Hồi giáo đến
Đông Nam Á không phải bằng con đường gươm giáo, bằng những cuộc chiến
tranh “thần thánh” như đã từng diễn ra ở Trung Cận Đông và Ấn Độ mà bằng
con đường hòa bình. Chính vì vậy, ngay từ đầu, nó dễ dàng được người dân địa
phương tiếp nhận và trên thực tế đã gây nhiều ảnh hưởng trong đời sống chính
trị, kinh tế, đặc biệt là văn hóa của cư dân Đông Nam Á. Các lễ hội Hồi giáo rất
phổ biến ở các quốc gia như Malaixia, Inđônêxia, Philippin…
Ở Inđônêxia, Islam là quốc giáo với gần 90% dân số là tín đồ nên phần lớn
những ngày lễ công cộng là những lễ hội của đạo này. Inđônêxia có 12 ngày lễ
Hồi giáo chính thức. Nổi bật nhất là lễ hội Lebaran (còn gọi là Idul Fitri) là một
lễ hội quan trọng nhất ở Inđônêxia được tổ chức vào cuối tháng ăn chay
Ramadam theo luật của đạo Islam với không khí rất sôi động, náo nhiệt. Ngày lễ
kéo dài từ một tuần đến một tháng. Trong thời gian này, mọi người mặc áo mới,
đốt pháo, đến thăm bạn bè, người thân, tặng nhau những chiếc bánh ngọt và món
ăn cầu kì, đặc biệt là món bánh ketupat làm từ gạo gói bằng lá dừa hấp chín. Lời
chúc Selaamt Indul Fitri: “Máân Labhir batin” (Chúc lễ Lebaran hạnh phúc và

tha thứ cho những lỗi lầm của chúng tôi) được vang lên trong mọi ngôi nhà. Đây
cũng là dịp mà người Inđônêxia bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên, họ đi
thăm phần mộ của gia đình, cầu nguyện và tưởng nhớ đến người thân đã mất. Ở
Inđônêxia còn có lễ hội Isra Mí raj Nabi Muhamad được cử hành vào cái đêm
khi Tổng lãnh thiên thần Gabriel đưa tiên tri Môhammad lên trời gặp thượng đế.
Hay lễ hội hiến tế Idul Adha, Tết năm mới của đạo Islam Hegria… Đặc biệt, lễ
hội lớn nhất đối với không chỉ người Hồi giáo ở Inđônêxia mà còn ở trên toàn
thế giới là lễ hành hương rầm rộ về thánh địa Mecca hàng năm. Mecca là thành
phố thánh địa của đạo Hồi. Theo quy định của đạo Hồi, mỗi tín đồ phải ít nhất
một lần trong cuộc đời hành hương về thánh địa Mecca bằng chính kinh phí của
bản thân mình. Khoác lên mình những chiếc áo choàng trắng, những người hành
hương đi bộ hoặc dùng những phương tiện tự có đổ về Mina, cách thánh địa
Mecca 5 km về phía Nam để bắt đầu cuộc hành trình lần theo dấu vết của đấng
tiên tri Môhammed hơn 1400 năm trước. Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ
đạo Hồi sẽ có được danh hiệu là “Haj” hoặc “Haji” - danh hiệu mà tín đồ Hồi
giáo nào cũng cần đạt tới.

20
Lễ Ramadam là một lễ hội Hồi giáo lớn của người Chăm. Vào tháng ăn
chay Ramadan bắt đầu từ ngày 1/9 đến 30/9 theo Hồi lịch 1432 (tức lịch của
người theo Đạo Hồi), người ta tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi thức lễ nguyện
I’Sha, đọc kinh Qur’an, cầu nguyện hòa bình và nhiều hoạt động xã hội từ thiện,
hoạt động thể thao văn nghệ giao lưu truyền thống Đây là dịp để mọi người
Chăm tự kiểm điểm lại những hành vi đúng - sai của mình trong từng ngày, từng
tháng của năm qua, từ đó quyết tâm khắc phục, sửa chữa và sám hối. Trước
ngày vào lễ Ramadan, bà con trong xóm tụ họp lại bàn tính việc cùng nhau mua
sắm bánh trái hoặc bò (vì tuyệt đối không ăn thịt heo và chó, nên bà con không
nuôi những con vật này) để khi ra lễ sẽ cùng nhau liên hoan vui vẻ tại một căn
nhà rộng rãi hoặc tại Thánh đường. Những ngày trong tháng ăn chay, từ rạng
đông đến chạng vạng tối, mọi người phải tuyệt đối nhịn ăn, nhịn hút thuốc lá,

nhịn uống rượi bia, không gây gổ, cãi vã làm mất đoàn kết trong cộng đồng.
Trong thời gian thực hành tháng Thánh lễ, đồng bào không được tổ chức vui
chơi, hát xướng. Tháng Ramadan còn được biết đến là tháng của những điều tốt
lành, những hành vi và cử chỉ nghĩa hiệp, nhân ái, qua đó để mọi người càng yêu
thương, giúp đỡ người nghèo khó hơn mình. Trong tháng lễ Thánh linh thiêng
này, người Hồi giáo làm những việc thiện, hữu ích cho cộng đồng, tránh mọi
việc làm xấu, bất kính với thánh Ala. Ðây cũng là ngày “hẹn truyền thống” của
những thành viên trong cộng đồng đồng bào Chăm theo Hồi giáo. Tất cả những
người đi làm ăn phương xa đều trở về đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi bà con thân
thuộc, xóm giềng. Người Chăm ở An Giang xem đây là những ngày vui nhất,
nhà nào cũng sẵn sàng cơm nước, và chuẩn bị đầy đủ đặc sản để đãi khách, bất
kể thân, sơ, gọi là tết Roya, ngày này vui như người Việt ăn Tết Nguyên đán.
Các lễ hội Hồi giáo thường có tính chất truyền thống, tương đồng ở các nước
đạo Hồi ở Đông Nam Á và Trung Đông. Do vậy, lễ hội đạo Hồi ở Malaixia,
Inđônêxia, Philippin… dù tên gọi có khác nhau nhưng đều giống nhau về nội dung
như lễ hội Hari rây pura ở Malaixia để kết thúc tháng ăn chay Ramadam giống với
lễ hội Lebaran ở Inđônêxia và Aidifitri của thế giới đạo Hồi
Phật giáo là tôn giáo lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Hồi giáo. Phật giáo
vào Đông Nam Á khá sớm (từ những thế kỉ đầu Công nguyên) theo hai con
đường: Phật giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ theo đường biển phương Nam qua
Srilanca vào Thái Lan, Lào, Campuchia Con đường thứ hai qua Trung Hoa
vào Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác, chủ yếu là Phật giáo Đại thừa.
Phật giáo trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở
một số nước Đông Nam Á. Phật giáo giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong đời
sống tinh thần của người dân Đông Nam Á. Ở một số nước như Lào, Thái Lan,

21
Mianma người ta đều khẳng định rằng Phật giáo đã có những đóng góp nhất
định vào việc xây dựng một nền văn hóa thống nhất, trong nền văn hóa dân tộc
đều mang màu sắc Phật giáo. Chúng ta không cường điệu mà nói rằng, hầu như

quanh năm suốt tháng từ cộng đồng nhỏ bé ở bản làng đến cộng đồng rộng lớn
của cả nước luôn bị cuốn hút vào các lễ hội vừa mang tính tôn giáo của đạo Phật
vừa có tính thế tục đậm đà của mỗi dân tộc.
Hàng năm, có rất nhiều lễ hội của Phật giáo diễn ra ở khu vực Đông Nam
Á. Hầu hết những sự kiện đặc biệt này đều liên quan tới cuộc đời của đức Phật
hay chư vị Bồ tát, Tổ sư… Những lễ hội này đều được tổ chức theo lịch âm và
thường có sự khác nhau tùy thuộc văn hóa và truyền thống của mỗi nước.
Lễ Vu lan hay còn gọi là Tết Trung Nguyên, là một trong những ngày lễ
chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Xuất phát từ truyền thuyết về
Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi địa ngục. Vu Lan là
ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Đây là lễ hội của Phật giáo
nhưng người dân các tôn giáo khác thì không ai là không biết ngày lễ Vu lan báo
hiếu - ngày Xá tội vong nhân. Truyền thống hiếu đạo của Phật giáo qua ngày lễ
trọng đại này đã ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Những người con nghĩ đến
việc dâng quà, phụng dưỡng cha mẹ làm vui lòng cha mẹ. Các chùa riêng ở một
số nước Đông Nam Á thì tiến hành lễ Vu lan theo truyền thống bản sắc riêng.
Trong ngày thứ 15 của lễ Vu lan, người ta sẽ đi viếng các nghĩa trang và
cúng thức ăn cho tổ tiên ông bà, người thân đã mất. Ngày lễ Vu Lan, ngoài việc
báo hiếu cũng còn là ngày Tết của chư Tăng. Theo tinh thần giới luật của Phật,
người xuất gia đã vào trong hàng Tăng Bảo, không căn cứ vào năm tháng của
đời, không lấy ngày Tết của đời để tính thêm tuổi. Người xuất gia chỉ lấy ngày
tháng Kiết Hạ của mình, mà đánh giá mức tu hành của mình làm tuổi tác, thời
gian Kiết Hạ là từ rằm tháng ba đến rằm tháng bảy âm lịch. Rằm tháng bảy là
ngày Mãn Hạ, cũng là ngày Tết của chư Tăng, đánh dấu một đoạn đường tu học,
mỗi vị Tăng già thêm một tuổi Hạ, gọi là Hạ Lạp. Tuổi Hạ Lạp càng cao càng
được tôn kính, như vị Phật sống.
Nhiều nước tiểu thừa như Campuchia, Lào, Thái Lan cũng tổ chức lễ hội này.
Theo truyền thống của Phật giáo Miến Điện, đây là kỳ lễ để Phật tử tưởng
nhớ ngày đức Phật lên cung trời Đao Lợi giảng Thắng Pháp cho mẹ Ngài. Lễ
được cử hành trong bảy kỳ trăng theo lịch âm của người Miến Điện, bắt đầu từ

tháng tư cho đến kỳ trăng tròn của tháng mười.
Kandy là một thành phố đẹp của Sri Lan Ka. Trên một ngọn đồi nhỏ tại
thành phố này có một ngôi chùa rất lớn được xem là một thánh tích, vì ngôi chùa

×