Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tìm hiểu về những giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.3 KB, 37 trang )

MỞ ĐẦU
Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em. Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn
sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thửa ban đầu, có những dân
tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận
lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc
xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, chủ yếu từ Bắc xuống, rồi định cư trên lãnh thổ
nước ta. Những đợt di cư nói trên kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng Tháng
Tám năm 1945, thậm chí có bộ phận dân cư còn chuyển đến nước ta sau năm 1945.
Ðây là những đợt di cư lẻ tẻ, bao gồm một số hộ gia đình đồng tộc.
Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc
anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Cùng với nền văn hoá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá mang bản sắc
riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc
văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ
viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán,
tín ngưỡng, được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Sự phát
triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hoá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Thống nhất trong đa dạng là nét riêng, độc đáo của nền
văn hoá các dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam
trong thời kỳ mới phải hướng vào việc củng cố và tăng cường sự thống nhất, nhân
lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc. Ðồng thời phải khai thác và phát
triển mọi sắc thái và giá trị văn hoá của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh
thần ngày càng cao và nhu cầu phát triển từng dân tộc
Dân tộc Hoa là một ví dụ sinh động về bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số
ở nước ta. Ở bài viết này tôi xin ‘Tìm hiểu về những giá trị văn nghệ dân gian của
dân tộc Hoa’.
Là sinh viên chuyên nghành quản lý văn hóa, trong quá trình học học phần
“Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”. Tôi đã được trang bị những kiến thức
chuyên sâu và hiểu rõ các vấn đề của các dân tộc thiểu số như: kinh tế, tín ngưỡng,
văn nghệ dân gian, ẩm thực…. Từ đó cho thấy mỗi dân tộc mỗi vùng miền lại có
một nét văn hóa đặc trưng riêng, giúp tôi hiểu được văn hóa tinh thần và đời sống


vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số. Và đó cũng là vốn nền tảng kiến thức
để tôi tìm hiểu, nghiêm cứu sâu hơn về giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc Hoa
sống ở thành phố Hồ Chí Minh.


NỘI DUNG
Chương 1. Khái chung về tộc người Hoa
1 Khái quát chung về thành phố Hồ Chí Minh và tộc người Hoa
1.1Khái quát về Thành Phố Hồ Chí Minh
Thành Phố Hồ Chí Minh (vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành
phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích, đồng thời
cũng là một trong những trung tâm kinh tế và văn hóa, giáo dục quan trọng nhất
của nước này. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung
ương được xếp loại đô thị loại đặc biệt của Việt Nam (cùng với thủ đô Hà Nội).
Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ
công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho
lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương,
để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và
nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam.
Cùng với Phnom Penh của Campuchia. Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là
"Hòn ngọc Viễn Đông" trong số những thuộc địa của họ. Sài Gòn cũng là thủ đô
của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901 (về sau Pháp chuyển thủ đô Liên
bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia
Việt Nam - một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương và sau này là thủ đô
của Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị
quan trọng của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự
kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2
tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn
thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành
phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích
2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng
4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt
Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011 dân số thành phố tăng
lên 7.521.138 người. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014 thì dân số
thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú
không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là 14 triệu
người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả
nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu
mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường


bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng
3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh
vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai
trò quan trọng bậc nhất.
Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một
đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá
tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi
trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công
trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.
1.1.1 Dân Cư
Dân số năm 1929 là 123.890 người trong số đó có 12.100 người Pháp. Gần 40
năm sau, năm 1967 thành phố đã tăng gấp 10 lần với dân số là 1.485.295.
Kể từ sau 1975, dân số Sài Gòn gia tăng nhanh, nhất là dân nhập cư không kiểm
soát được, nên nhà cửa xây cất bừa bãi. Theo thống kê chính thức, dân số Sài Gòn
năm 1975 là 3.498.120 người. Tính đến năm 2012, dân số toàn thành phố Hồ Chí
Minh đạt gần 7.750.900 người, với diện tích 2095,6 km2, mật độ dân số đạt 3699

người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 6.433.200 người, dân số
sống tại nông thôn đạt 1.317.700 người. Dân số nam đạt 3.585.000 người, trong
khi đó nữ đạt 3.936.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương
tăng 7,4 ‰ Trong các thập niên gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh luôn có tỷ số
giới tính thấp nhất Việt Nam, luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào Thành phố Hồ
Chí Minh luôn có số nữ nhiều hơn số nam. Năm 2015, Thành phố có 8.224.000
triệu người
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một
số quận như 4, 5, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện
ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km². Về mức độ gia tăng
dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới
2,5%. Những năm gần đây dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong
khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm
chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống. Theo ước tính năm 2005,
trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn thành phố có 13 Tôn giáo khác nhau
đạt 1.983.048 người, nhiều nhất là Phật giáo có 1.164.930 người, tiếp theo là Công
giáo đạt 745.283 người, đạo Cao Đài chiếm 31.633 người, Đạo Tin lành có 27.016
người, Hồi giáo chiếm 6.580 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 4.894 người, Tịnh độ
cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.387 người. Còn lại các tôn giáo khác như Ấn giáo có


395 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 298 người, Minh Sư Đạo có 283 người
đạo Bahá'í có 192 người, Bửu Sơn Kỳ Hương 89 người và 67 người theo Minh Lý
Đạo.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng người
nước ngoài sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124 người, các
dân tộc khác như người Hoa có 414.045 người, người Khmer có 24.268 người,

người Chăm 7.819 người, người Tày có 4.514 người, người Mường 3.462 người, ít
nhất là người la hủ chỉ có một người.
1.1.2 Kinh Tế
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đi đầu trong kinh tế của Việt Nam. Thành
phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,5%
tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước
ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.966.400 lao động có độ tuổi
từ 15 trở lên, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang
tham gia làm việc. Năm 2008, lực tượng lao động có độ tuổi từ 15 trở lên trên địa
bàn thành phố gồm có 3.856.500 người, năm 2009 là 3.868.500 người, năm 2010
đạt 3.909.100 người, nhưng đến 2011 còn số này đạt 4.000.900 người. Tính chung
trong 9 tháng đầu năm 2012, GDP đạt 404.720 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7%. Năm
2012, GDP đạt khoảng 9,2%, trong đó khu vực dịch vụ đạt khoảng 10,8%, công
nghiệp và xây dựng đạt khoảng 9,2%, nông lâm và thủy sản đạt 5%. GDP bình
quân đầu người đạt 3.700 USD. Thu ngân sách năm 2012 ước đạt 215.975 tỷ đồng,
nếu không tính ghi thu chi là 207.000 tỷ đồng, đạt 92,42% dự toán, bằng 105,40%
so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 109.500 tỷ đồng, bằng 88,81% dự toán,
thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 70.000 tỷ đồng, bằng 88,72% dự toán…
Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã trình Hội đồng
nhân dân Thành phố 29 chỉ tiêu về kinh tế và xã hội trong năm 2013, đặt mục
tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2013. Trong đó có một số chỉ tiêu kinh
tế gồm có GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.000 USD/người/năm, tổng sản
phẩm trong nước (GDP) dự kiến tăng 9,5-10%, tốc độ kim ngạch xuất khẩu là
13%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến khoảng 248.500-255.000 tỷ
đồng, bằng 36-37% GDP, chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng của cả nước.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác
mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính...
Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh
chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành
kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây

dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.


Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư
nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố
cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự
án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành
phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị
trí thứ 20/63 tỉnh thành.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm,
siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa
xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần
đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade
Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn
nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được
thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị
trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với
tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ
hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68
cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa,
5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở
hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành
chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành
phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.1.3 Văn Hóa

Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa dạng
về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân
tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm... Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài
Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những
hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.
Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư
viện. Hoạt động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ
thành phố nào ở Việt Nam. Hầu hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện
nay, như Phước Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim... đều có trụ sở chính ở
Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60-70%


doanh thu chiếu phim của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sở hữu những
sân khấu đa dạng. Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3 với những vở kịch thử
nghiệm, những vở thư giãn ở Sân khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF
với những vở lấy từ tuồng tích cổ hoặc tái hiện các danh tác trên thế giới. Lĩnh vực
ca nhạc, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần
lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát
Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống Đồng... hoạt động âm nhạc hoạt
động âm nhạc ở thành phố ở những phòng trà, quán cà phê đa dạng: Tiếng Tơ
Đồng, M&T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen..
1.2 Khái quát về tộc người Hoa
1.2.1 Dân số, Nguồn gốc lịch sử, Phân bố dân cư
Người dân tộc Hoa tại Việt Nam
Người dân tộc Hoa tại Việt Nam là những người gốc Trung Quốc định cư
ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam. Họ còn có các tên gọi khác
là Khách, Hán, Tàu và có các nhóm dân khác nhau như Quảng Ðông, Quảng Tây,
Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh
Hương, Hẹ... Dân tộc Hoa sử dụng tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán, ngữ hệ

Hán-Tạng. Nếu xếp theo phân loại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ
được gọi là dân tộc Hán. Đây là một trong hai dân tộc duy nhất tại Việt Nam có
dân số giảm trong vòng 10 năm, từ năm 1999 đến năm 2009 theo số liệu của Tổng
cục Thống kê Việt Nam.
Lịch sử, người dân tộc Hoa tại Việt
Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công
nguyên. Trong 2 thiên niên kỷ kể từ đó, nhiều làn sóng người Trung Quốc gồm
lính, quan, dân... đã đến định cư tại Việt Nam. Nhiều người Hoa kết hôn với người
Việt và con cháu họ trở thành người Việt Nam. Nói chung người dân tộc Hoa di cư
đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ 16 và sau này vào cuối
thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ 20.
Tuy thu lợi từ những người Hoa định cư tại Việt Nam, nhưng các vị vua chúa
Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy yên tâm về lòng trung thành của họ. Tại thời
điểm xấu nhất của quan hệ giữa hai bên, 10 ngàn người Hoa vùng cù lao Phố đã bị
quân Tây Sơn tàn sát vào thế kỷ 18. Những khi khác, người Hoa rất có khiếu làm
ăn, được hưởng tự do và sự giàu có nhưng họ luôn bị người Việt kỳ thị.
Sau khi nhà Nguyễn ban hành qui chế thành lập các Bang Hoa Kiều, người
Hoa sinh sống ở Việt Nam có tất cả là 7 bang: Quảng Triệu (còn gọi là


Bang Quảng Đông), Khách gia, Triều Châu, Phước Kiến, Phước Châu, Hải
Nam và Quỳnh Châu. Trụ sở của 7 Bang (giống như Văn phòng Đại diện) thường
được gọi là "Thất Phủ công sở" hoặc "Thất Phủ hội quán".
Đến thế kỷ 19, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài
Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ
phu đồn điền của người Pháp. Tháng Giêng năm 1885, Pháp ra lệnh sát nhập Bang
Phước Châu vào trong Bang Phước Kiến; sát nhập Bang Quỳnh Châu vào trong
Bang Hải Nam. Vì vậy mà từ đó về sau, người Hoa chỉ còn 5 bang.
Ngoài ra, riêng đối với Bang Khách gia ở Việt Nam thì không chỉ có người Hẹ.
Theo lệnh của Thực dân Pháp, những người Trung Quốc sinh sống ở Việt

Nam nhưng có nguyên quán (Tổ tịch) không thuộc 4 Bang kia, tất cả đều phải chịu
sự quản lý của Bang Khách gia. Vì vậy mà trong Bang Khách gia Việt Nam có
những người gốc Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam...
Khoảng thời gian từ 1939-1945, có một số lượng người Hoa từ Quảng Đông
chạy sang Việt Nam lánh nạn khi đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Trung Hoa lục địa
Năm 1949, lại thêm một số người Hoa chạy sang Việt Nam khi Trung Quốc
Quốc dân Đảng thua ở lục địa.
Thế kỷ 20
Trước 1945, tại Việt Nam, chính quyền thuộc địa Pháp giảnh độc quyền buôn
bán 3 mặt hàng quan trọng nhất là gạo, muối và rượu. Đặc biệt là thuốc phiện được
Pháp công khai buôn bán, khuyến khích người Việt sử dụng chứ không bị cấm như
ở chính quốc. Lợi nhuận từ thuốc phiện đã đóng góp tới 25% vào ngân sách của
Pháp Đông Dương. Tổng ngân sách năm 1905 là 32 triệu đồng Đông Dương, trong
số này nguồn thu từ độc quyền bán thuốc phiện là 8,1 triệu. Tính đến năm 1900 thì
lợi nhuận Pháp thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn
Liên bang Đông Dương. Việc phân phối bán lẻ thuốc phiện được Pháp dành cho tư
nhân, đa số là người Hoa Người Hoa thu được những món lợi lớn từ việc buôn
thuốc phiện cho Pháp trong thời kỳ này, từ đó tạo nguồn lực cho việc họ khống chế
kinh tế miền Nam cho tới thập niên 1980.
Từ trước năm 1949, người Hoa ở Việt Nam vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc,
chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên bố rằng tất cả người Hoa ở nước ngoài đều
là công dân Trung Quốc, rằng Trung Quốc có quyền ngoài lãnh thổ: quyền can
thiệp vào các quốc gia khác để bảo vệ công dân của mình. Đến thập kỉ 1950, Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa mới chính thức thu hồi lời tuyên bố trên.
Ở miền Bắc, năm 1955, hai chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa thống nhất rằng người Hoa ở Việt Nam do chính quyền
Việt Nam quản lý và được hưởng đầy đủ quyền lợi của công dân Việt Nam, quá


trình bỏ dần quốc tịch Trung Quốc để thành công dân chính thức của Việt Nam sẽ

kéo dài nhiều năm. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, người Hoa ở miền Bắc
được hưởng tất cả các quyền của công dân Việt Nam, kể cả quyền bầu cử, nhưng
lại không phải chịu nghĩa vụ quân sự. Thập kỉ 1960, do ảnh hưởng của Cách mạng
Văn hóa ở Trung Quốc khi một số người Hoa bắt đầu các hoạt động "Hồng Vệ
binh" của mình và tố cáo Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa xét lại, áp lực
của chính quyền tăng lên đối với việc chuyển đổi quốc tịch của người Hoa sang
quốc tịch Việt Nam. Năm 1970, để giảm khả năng thao túng tiềm tàng của Trung
Quốc đối với người Hoa, chính phủ bắt đầu giảm các bài học lịch sử và ngôn ngữ
tại các trường học của người Hoa. Từ vài năm trước đó, các biển hiệu bằng tiếng
Trung bắt đầu biến mất tại các thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
Ở miền Nam từ 1956 chính phủ Ngô Đình Diệm đề ra chính sách buộc tất cả
người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc bị trục xuất. Tháng 5 năm 1957,
Bắc Kinh phản đối rằng đây là "sự xâm phạm tàn nhẫn các quyền hợp pháp của
người Hoa". Đến năm 1961, theo một báo cáo của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa,
hơn 1 triệu người Hoa sống ở miền Nam chỉ còn chừng 2.000 người là không chịu
đổi quốc tịch, phần lớn là những người đã già.
Thời điểm năm 1965, có khoảng 200 nghìn người Hoa, phần lớn sống tập trung
ở quanh Sài Gòn, chia thành 5 bang, gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ
(hay còn gọi là Khách gia, Hà Cá) và Hải Nam. Đa số các xưởng cơ khí, chế tạo
máy móc, dệt may ở Chợ Lớn đều do người Quảng Đông làm chủ. Người Phúc
Kiến giỏi về giao thương với hàng loạt các công ty vận tải đường thủy, đường bộ.
Người Triều Châu làm ăn nhỏ lẻ bằng cách mở tiệm ăn, tiệm tạp hóa, người Hẹ
chuyên về tiểu thủ công nghiệp như lập lò rèn, nhà máy nước đá, đóng giày, làm
bánh. Người Hải Nam chuyên kinh doanh thủy hải sản. Trong một bản tường trình
gửi Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ có đoạn: "Họ (những con buôn người Hoa) chi
phối giá cả từ trên xuống dưới. Vàng chẳng hạn, cứ mỗi tối họ điện thoại sang
Hồng Kông để nắm giá rồi sáng hôm sau, họ thông báo giá vàng trong ngày cho
tất cả những đầu mối ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây. Phân bón cũng
vậy, qua tin mật báo của cảm tình viên Tổng đoàn, trong 6 kho ở bến Chương
Dương, bến Hàm Tử, bến Bình Đông hiện vẫn còn trên dưới 50 nghìn tấn nhưng

trên thị trường, họ ra lệnh cho các đại lý chỉ bán nhỏ giọt vì họ nắm được thông
tin là phân sẽ lên giá…".
Trong khi ở miền Bắc, Hoa kiều không đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế
nhà nước quản lý tập trung, thì ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ
các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất,
phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản
xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện...và
gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90%


xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát gần như toàn
bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản
xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở
sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim,
điện...và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán
lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá
cả thị trường. Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, khoảng 4% dân số Việt
Nam là người Việt gốc Hoa, trong đó có hơn 1,5 triệu Hoa kiều sinh sống chủ yếu
ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn, và chỉ có khoảng 300.000 người Việt gốc Hoa sống ở
miền Bắc.
Vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kỳ Trung
Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn, làm chính phủ Việt Nam nghi
ngờ lòng trung thành của họ. Tháng 1 năm 1976, chính phủ lệnh cho người Hoa ở
miền Nam đăng ký quốc tịch. Đa số đăng ký là quốc tịch Trung Quốc mặc dù họ đã
chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ những năm 1956-1957. Tháng 2 năm đó, người
Hoa được lệnh đăng ký lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt Nam Cộng hòa. Những
người vẫn tiếp tục đăng ký là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị mất việc và giảm tiêu
chuẩn lương thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng Trung bị đóng cửa, tiếp
theo là các trường học của người Hoa. Với những hành động này, chính phủ Việt
Nam đã lờ đi thỏa thuận rằng sau khi thống nhất sẽ tham khảo ý kiến của Trung

Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Chính sách của Việt Nam năm 1976 (đánh
tư sản những người Hoa và tịch thu tài sản của họ) đã bị ảnh hưởng bởi thay đổi
nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng
Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của
mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ
quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản.
Năm 1977, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn
đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các
mục tiêu của Trung Quốc. Kèm theo đó là sự ngừng trệ nghiêm trọng của các vùng
kinh tế phía Tây Nam do các xung đột tại biên giới với Campuchia. Người Hoa ở
Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho
chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ
bên ngoài và coi Hoa kiều là một lực lượng ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tay với
Trung Quốc để phá hoại. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể về các hoạt động
phá hoại, nhưng sự giàu có của cộng đồng Hoa kiều bị xem là mối đe dọa đối với
chính quyền Việt Nam. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh
nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa
kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế.


Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng làm tăng thêm số
người Hoa rời Việt Nam. Phía Trung Quốc tố cáo Việt Nam đã xua đuổi người Hoa
sống ở phía Bắc về Trung Quốc. Đầu tiên là những vụ di cư nhỏ lẻ, sau đó là trào
lưu ồ ạt người di tản đi đến những bờ biển của các nước láng giềng. Kết quả là
số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979, trong những
người di tản trong những năm 1978-1979, Hoa kiều chiếm số lượng rất lớn. Cộng
thêm vào đó là khoảng 250.000 Hoa kiều sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc
từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979. Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề "nạn
kiều". Đến năm 1982, do khó khăn kinh tế và quan hệ chính trị thù địch giữa Việt
Nam với Trung Quốc, người Hoa ở miền Nam đã vượt biên qua đường biển, đường

bộ để trốn qua nước thứ ba. Khoảng 2/3 trong số nửa triệu người vượt biên từ Việt
Nam là người gốc Hoa.
Đến năm 1989, số người gốc Hoa tại Việt Nam đã giảm từ 1,8 triệu năm 1975
xuống còn 900.000. Người gốc Hoa không còn kiểm soát nền kinh tế Việt Nam
như trước nữa, và các phong tục, ngôn ngữ gốc Hoa của họ về mặt hình thức không
còn phổ biến như trước. Đây là một ngoại lệ hiếm hoi so với những nước khác:
người gốc Hoa về mặt hình thức (không phải bản chất) đã gần giống như bị đồng
hóa bởi người Việt Nam. Và cũng khó phân biệt giữa một người gốc Hoa và một
người Việt về mặt hình thức nhưng họ vẫn giữ nguyên phong tục tập quán của tổ
tiên mình. Mặc dù người Việt có thể phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển
Đông hoặc các chính sách ngang ngược của chính quyền Trung Quốc, nhưng
không ai nghĩ đến việc trả thù những gia đình người gốc Hoa ở địa phương họ sinh
sống.
Từ năm 1986 đến nay
Sau khi Nguyễn Văn Linh thực thi chính sách Đổi mới vào năm 1986, sự kỳ thị
chống người Hoa đã giảm rõ rệt, và kéo theo đó là chính sách khoan hòa với người
Hoa để giảm xung đột với Trung Quốc. Đi kèm theo đó, chính phủ Việt Nam đã bắt
đầu chính sách hỗ trợ và đảm bảo văn hóa của người Hoa tại Việt Nam được giữ
gìn. Cùng với đó, người Hoa cũng dần lấy lại ảnh hưởng kinh tế ở Việt Nam.
Dân số, phân bố dân cư
Dân tộc Hoa tại Việt Nam sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, ở cả nông
thôn lẫn thành thị. Theo thống kê điều tra dân số năm 1999, tổng số dân
tộc Hoa tại Việt Nam là 862.371 người năm (1999), chiếm tỷ lệ 1,13% dân số ở
Việt Nam. Dân tộc Hoa được xếp hàng thứ tư, trong đó có khoảng 50% người Hoa
sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Họ tập trung đông nhất
ở các khu thương mại trong Quận 5, Quận 11 với khoảng 45% dân số của mỗi
quận; ngoài ra còn có một số người sống ở tại các Quận 6, Quận 8, Quận


10. Người dân tộc Hoa có 5 nhóm ngôn ngữ chính là Quảng Đông, Triều Châu,

Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakka, đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ). Số
người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh khác trên toàn quốc nhưng hầu hết là ở
nhiều tỉnh của miền Tây Việt Nam. Năm 2003, dân tộc Hoa ước tính có khoảng
913.250 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Hoa ở Việt
Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Họ cư trú tập
trung tại Thành phố Hồ Chí Minh 414.045 người, chiếm tỷ lệ 50,3% tổng số người
Hoa tại Việt Nam, tỉnh Đồng Nai 95.162 người, tỉnh Sóc Trăng 64.910 người, tỉnh
Kiên Giang 29.850 người, tỉnh Bạc Liêu 20.082 người, tỉnh Bình Dương 18.783
người, tỉnh Bắc Giang 18.539 người... Như vậy, người Hoa là một trong hai dân
tộc duy nhất tại Việt Nam có dân số giảm trong vòng 10 năm, từ năm 1999 đến
năm 2009; dân tộc còn lại là người dân tộc Ngái, một cộng đồng nói tiếng Hoa
được chính phủ Việt Nam tách ra từ người Hoa vào thập niên 1970.
1.2.2 Khái quát về đặc điểm văn hóa
Người Hoa có nền văn hóa rất phong phú và đa dạng, vì vậy cần được bảo tồn.
Phần lớn người Hoa sống chủ yếu ở Nam Bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.
Bởi vậy ảnh hưởng của văn hóa Hoa đối với văn hóa của các cư dân ở Nam Bộ
cũng thể hiện khá rõ nét và khá đa dạng, trước hết là trên phương diện văn hóa vật
chất như ăn, ở, mặc, có thể kể ra rất nhiều yếu tố văn hóa Hoa trong văn hóa Nam
Bộ. Đó là những phố cổ của người Hoa hiện đang tồn tại ở TPHCM trên địa bàn
quận 5, quận 6. Những khu phố của người Hoa với những sắc màu riêng trong
không gian của TPHCM giống như các “China Town” ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Đó là những kiến trúc các miếu đền của người Hoa với một phong cách riêng
ở TPHCM và nhiều tỉnh Nam Bộ. Những kiến trúc tôn giáo của người Hoa cũng đã
ảnh hưởng không ít đến kiến trúc các tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt và người
Khmer. Có thể thấy kiểu kiến trúc mái đình ở Cai Lậy (Mỹ Tho) với kiểu các mái
chồng xếp lên nhau “thiềm trùng điệp ốc”, hoặc kiến trúc kiểu chữ Tam của đình
Bình Thủy ở Cần Thơ là những phong cách kiến trúc đền miếu phổ biến của người
Hoa. Không ít chùa Khmer ở Nam Bộ như chùa Khleng ở thị xã Sóc Trăng, là ngôi
chùa cổ những cột chùa được sơn mài với những trang trí rút từ các chuyện tích
của người Hoa...

Người Hoa đã đến Nam Bộ với một hành trang của các sinh hoạt tín ngưỡng,
tôn giáo, nếp sống truyền thống của văn hóa Trung Hoa, và đã có những ảnh hưởng
nhất định đến đời sống của văn hóa các cộng đồng cư dân ở Nam Bộ. Tuy nhiên,
cũng phải thấy rằng việc truyền bá Nho giáo như kiểu của họ Mạc ở Hà Tiên là
một thí dụ, đó là một thứ Nho giáo đã địa phương hóa, hoặc Nam Bộ hóa. Đó là
văn hóa truyền thống của một số địa phương vốn từ Trung Hoa đã có những thay


đổi và chọn lựa cho thích ứng với vùng đất và cư dân Nam Bộ. Cũng vậy, người
Hoa đã đem đến vùng đất Nam Bộ tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu, Ngũ Hành nương
nương, v.v... đã được các cộng đồng cư dân Việt, Khmer, Chăm dễ dàng chấp nhận
và bổ sung vào các vị nữ thần vốn có của mình như bà Chúa Xứ, Bà Đen, v.v...
Những thương nhân người Việt cũng đã chấp nhận việc thờ cúng thần tài, ông địa
của người Hoa, với niềm hy vọng cho công cuộc kinh doanh, sản xuất của mình.
Bàn thờ Thiên của người Hoa, nay đã phổ biến trong các gia đình của người Việt ở
đồng bằng sông Cửu Long...
Quá trình cộng cư với các cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Nam Bộ, văn
hóa Hoa đã có sự thẩm thấu, hội nhập, tiếp nhận và giao lưu với các văn hóa của
cộng đồng các dân tộc Việt, Khmer và các dân tộc anh em khác. Quá trình đó đã
giúp các dân tộc hiểu hơn về người Hoa và người Hoa hiểu thêm về các cộng đồng
cộng cư. Từ đó mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa người Hoa với các dân tộc ở
Nam Bộ ngày càng mật thiết, bền chặt hơn. Văn hóa của người Hoa ở Nam Bộ là
một phần trong tài sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
Ngày nay, bà con người Hoa cùng các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân
tộc chung sống trên đất nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa đang bước vào một thời
kỳ lịch sử mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn hóa của
người Hoa đang được bảo tồn và phát huy, là sự góp vào nguồn lực phát triển vùng
đất Nam Bộ trong hiện tại cũng như trong tương lai.



Chương 2. Những Giá Trị Văn Nghệ Dân Gian Của Tộc Người Hoa
Văn nghệ dân gian của dân tộc Hoa luôn được biết đến với sự phong phú, đa
dạng của những loại hình nghệ thuật như nhạc âm nhạc, múa dân vũ, dân ca và một
số các loại hình khác. Nó góp phần làm phong phú nền văn nghệ dân gian của dân
tộc Việt Nam tô đâm bản sắc văn hóa dân tộc.
2 Những giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc Hoa
2.1 Múa lân-sư-rồng (Dân Vũ)
Múa lân-sư-rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc
từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên
Đám và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt,
hạnh phúc, thành công... Là nét văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác và
được truyền bá đi nhiều nơi.
Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự
tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý
nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù
hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể
loại với nhau.
Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người
bụng phệ (do độn vải) mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ
ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua
vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc
nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành
người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di
Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn
và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa
lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái
ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà
nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường
treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh.
Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, ông Địa không cùng

trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh
thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình


cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí
thanh bình, hoan lạc.
Múa Lân sư rồng là một môn nghệ thuật dân gian có nguồn gốc từ Trung Hoa,
ra đời từ cách đây hơn 1.500 năm. Theo dấu chân của những người Hoa lập nghiệp
trên vùng đất mới trong đó có Việt Nam. Nghệ thuật biểu diễn múa lân sư
rồng thường xuất hiện trong những dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên tiêu, tết
Trung Thu và Tết Nguyên đán hàng năm. Vì theo quan niệm chung của người Á
Đông, Lân con vật này tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và
mọi việc trong năm được thuận lợi, vì thế hàng năm vào khoảng tháng chạp âm
lịch, không khí lễ tết đã bắt đầu bao trùm khắp nơi. Người người nhà nhà đều bận
rộn, hân hoan chuẩn bị đón tết. Mỗi nhà, mỗi hộ đều tất bật ngược xuôi sắm sửa đồ
đạc, trang hoàng lại nhà cửa. Có người thì sắm con gà, bán con vịt, nhà thì sơn sửa
phòng ốc, có gia đình thì dán câu đối đỏ, cặp liễn. Khắp nơi như cùng hòa quyện
vào không khí tấp nập, náo nhiệt đó nhưng với tâm trạng vô cùng háo hức, đợi chờ.
Nhất là tại khu người Hoa ở Q.5, Chợ Lớn, TP.HCM. Không khí lễ tết kéo dài
từ cuối tháng 11 âm lịch cho đến hết tháng giêng năm sau mới dứt hẳn. Vào mỗi
dịp tết đến, người Hoa có những phong tục, tập tục rất đặc trưng, mang phong cách
rất riêng và độc đáo. Thí dụ như múa lân sư rồng của người Hoa, người Hoa luôn
quan niệm “Lân sẽ mang tài lộc cũng như may mắn đến cho gia đình”. Vì vậy
trong ngày lễ tết của người Hoa không thể thiếu được múa Lân.
Múa lân là một môn nghệ thuật có từ lâu đời, nó gắn liền với phong tục, tập
quán và các ngày lễ hội lớn của người Trung Hoa. Nhất là vào mỗi khi tết đến, múa
lân là món đặc sản không thể thiếu của người Hoa. Múa lân được chia ra làm 2
loại: Nam sư và Bắc sư. Nam sư tức là con lân chúng ta thường hay gọi – thịnh
hành ở miền Nam, Trung Quốc nhất là tại Quảng Đông. Bắc sư còn gọi là múa sư
tử thì được người miền Bắc Trung Quốc ưa chuộng có xuất xứ tại Bắc Kinh.

Múa lân được phân ra thành 2 trường phái chính: Phật Sơn và Hạt Sơn. Lân
múa theo phái Phật Sơn thuộc hổ báo hình, được múa mô phỏng theo cử chỉ, điệu
bộ của loài hổ, loài báo động tác mạnh mẽ, oai phong thích hợp cho múa dưới đất
hơn. Còn lân múa theo phái Hạt Sơn thuộc Long hình, được mô phỏng theo hình
dáng và hành động của loài mèo động tác nhanh nhẹn, nhẹ nhàng thích hợp cho
múa trên cao hơn ví dụ như lân lên mai hoa thung chẳng hạn.
Trước mắt, nam sư có chia ra làm 7 màu chính. Có năm loại lân sử dụng hình
ảnh và màu sắc khác nhau tượng trưng cho 5 vị danh tướng thời Tam Quốc là Lưu
Bị, Quan vũ, trương Phi, Hoàng Trung và Triệu Vân.


1. Lân biểu trưng Lưu Bị: nền vàng, lông mày trắng, râu dài và đen, trên đỉnh đầu
có treo “hồng anh” (thông thường sẽ là bông vải đỏ), sau ót vẽ 3 đồng tiền tượng
trưng ý nghĩa “hòa khí hữu thiện”, đuôi 7 màu
2. Lân biểu trưng Quan Vũ: nền đỏ, lông mày đen, râu dài và đen, mũi xanh lá,
sừng tím, sau ót vẽ 2 đồng tiền mang ý nghĩa “trung và nghĩa”, đuôi đỏ pha xanh lá
3. Lân biểu trưng Trương Phi: nền đen, lông màu đen, râu ngắn và đen, mũi xanh
lục, sừng sắt, mắt đỏ, lỗ tai cụp vào, sau ót vẽ 1 đồng tiền, đuôi trắng đen, vằn tam
giác
4. Lân biểu trưng Hoàng Trung: Nền vàng hoa mai, râu bạc
5. Lân biểu trưng Triệu Vân: nền vàng, lông mày trắng, mũi xanh lá
Thông thường, 2 con lân đại biểu cho Quan Vũ và Trương Phi sẽ được sử dụng
trong những trường họp 2 lân giao đấu với nhau – sẽ được nói chi tiết ở phần bên
dưới. Ngoài 5 con lân kể trên ra, còn phải nhắc đến Kim sư và Ngân sư. Lân vàng
tượng trưng cho lân đực và lân bạc tượng trưng cho lân cái – 2 loại này thích hợp
biểu diễn trong các nơi liên quan đến thương mại nhiều hơn.
Vào những năm thập niên 20 của thế kỷ trước, các vị lão sư phụ bắt đầu thành
lập đoàn lân, mở võ quán. Vào lúc sơ khai, mỗi đoàn lân chỉ có duy nhất một con
lân đại diện cho võ quán của mình. Người múa đầu lân đòi hỏi phải có một trình độ
võ thuật nhất định mới được phép đại diện võ phái múa lân, thông thường sẽ từ cấp

HLV trở lên mới được phép múa. Lúc bấy giờ, các đoàn lân chỉ có duy nhất một
loại múa lân, chứ không phải lân sư rồng như bây giờ. Mỗi võ đường do những
bang hội người Hoa khác nhau thành lập sẽ múa theo những con vật đặc trưng của
bang hội ấy. Đơn cử như các đoàn lân do người Quảng Đông mở ra sẽ chỉ múa lân
(Nam sư) ví dụ như Liên Nghĩa, Nhơn Nghĩa, Thắng Nghĩa,…. Đông Phương của
người Triều Châu sẽ múa sư tử (Bắc sư). Rồng là đặc trưng của người Phước Kiến
với đoàn Kim Long Phước Kiến, ngoài ra người Phước Kiến tại Bình Dương thì
múa con Hẩu nhưng lại không múa rồng. Kỳ lân sẽ là biểu trưng cho các đoàn lân
người Khách Gia (Hẹ) như đoàn Quần Tân Đường – Đã ngưng hoạt động. Đặc biệt
hơn cả có thể kể đến các đoàn lân của người Hải Nam như Thanh Liên, Liên Hữu,
con vật họ chọn để biểu diễn là con hổ (con cọp). Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều
người không thích xem múa cọp vì cho rằng không may mắn vào ngày tết (cọp là
con vật ăn thịt người, không nên mời vào nhà) cho nên người Hải Nam đã chuyển
hóa hình dáng con cọp thành con lân nhưng không có sừng.
Trong văn hóa múa lân xưa của người Hoa cũng có những luật ngầm.


Trong giai đoạn sơ khai của các đoàn lân người Hoa ở Sài Gòn nói chung cũng
như vùng Q.5 nói riêng, mỗi đoàn lân đều chỉ có duy nhất một con lân để đi biểu
diễn vào các dịp lễ tết. Lúc bấy giờ, yêu cầu múa lân rất chặc chẻ, bài bản và đặc
biệt mỗi bài múa lân diễn trong thời gian rất dài. Một bài múa lân được xem là tiêu
chuẩn sẽ múa khoảng 1 giờ, có bài đặc biệt múa hơn 1 giờ thậm chí lâu hơn nữa.
Hơn nữa, đầu lân khi xưa không nhỏ gọn và nhẹ như hiện tại, đầu lân xưa rất to,
nặng và hết sức cồng kềnh. Do đó yêu cầu người múa phải có sức khỏe phi thường,
cộng thêm thời gian múa dài cũng như đòi hỏi người múa phải đúng bài bảng cũng
như mã bộ vững chắc cho nên đa phần người múa lân phải từ cấp huấn luyện viên
trở lên mới có khả năng đảm nhiệm được. Có nhiều trường hợp quan trọng, thậm
chí là sẽ do sư phụ đứng đầu đoàn lân đó đích thân biểu diễn.
Ngoài những yếu tố nêu trên ra, một lý do cũng vô cùng quan trọng là để bảo vệ
đầu lân cũng như danh tiếng của đoàn lân đó. Đầu lân và cái trống là 2 vật biểu

trưng cho mồi đoàn lân khi ấy, cho nên người múa đầu lân cũng như những người
đứng xung quanh cái trống đều là những vị sư phụ có võ nghệ cao cường. khi xưa,
xã hội còn loạn lạc, các đoàn lân rất hay gây gỗ đánh nhau. Mổi khi giáp mặt ngoài
đường, 2 đoàn lân sẽ đi song song ngược hướng nhau. Mỗi vị sư phụ múa đầu lân
sẽ kẹp tấm danh thiếp của đoàn lân mình vào trong miệng con lân rồi 2 bên giao
lưu trao đổi danh thiếp bằng cách múa lân. Sau khi trao đổi danh thiếp qua lại với
nhau, nhất định 2 bên phải đi thẳng không được quay đầu nhìn lại. Động tác quay
đầu nhìn lại sẽ mang ý ngầm như là “Kênh nhau” hoặc mang hàm ý muốn gây hấn.
Một khi cuộc chiến đã xảy ra thì cái đầu lân và trống là 2 vật được cả 2 bên đặc
biệt chú ý đến. Mỗi bên đều sẽ cố sức bảo vệ đầu lân và mặt trống của mình và
ngược lại sẽ tìm kiếm và tìm cách phá hoại lân và trống của đoàn lân đối địch.
Trong suốt cuộc chiến, môn sinh hai phía bị thương vô số, rất khó phân biệt được
bên nào là thắng, còn bên nào là bại. Cho nên trong giới võ lâm xưa, có một quy
luật được xem là luật bất thành văn, khi đội nào bị đối phương đâm thủng trống
cũng như hư hại đầu lân trước thì bị xem là kẻ thua trận, danh tiếng của đội đó sẽ
bị xuống cấp trầm trọng. Thông thường, các vị võ sư đứng 2 bên trống, tay sẽ cầm
cây “Thử Vĩ Côn” – cây có hình dáng giống đuôi chuột có một đầu lớn ở gốc và
nhỏ dần về ngọn. Cũng có võ sư sẽ sử dụng cặp uyên ương đao (2 cây đao ngắn,
nhét 2 bên eo) để bảo hộ trống và lân.
Có 5 điều cấm kỵ khi 2 đoàn lân đi vào thế đối đầu nhau, bao gồm:
1. Khi 2 con lân đối diện nhau không được đưa chân lên vuốt sừng. Hành động đó
thể hiện sự vô lễ, muốn thị oai và khiêu chiến.
2. Không được đưa chân lên vuốt râu. Hành động vuốt râu tỏ vẻ trịch thượng, bề


trên và kiêu ngạo, xem đối phương thấp hơn mình 1 bậc.
3. Không được có động tác rửa răng (đưa đầu lân ra phía trước và cuối xuống chân
cào qua cào lại). Hành động giống như chuẩn bị mài răng cho sắc bén để cắn và ăn
thịt đối thủ.
4. Không được mở to 1 bên mắt con lân nhưng 1 bên thì nhấp nháy liên tục thể

hiện thái độ cực kỳ khinh thường và xem nhẹ đối phương. Một khi có hành động
như vậy thì cơ hội đánh nhau sẽ rất cao.
5. Không được quay lại tự liếm hoặc cắn đuôi, mang ý nghĩa vô cùng sĩ nhục và
khinh bỉ đối phương. Sau khi hành động này diễn ra chắc chắn sẽ có một trận đánh
nhau quyết liệt.
Thêm một quy luật tuy không nói ra nhưng tất cả những ai muốn thành lập đoàn
lân đều phải làm theo, đó là đoàn lân mới thành lập nhất quyết không được có lân
trắng hoặc râu bạc. Nếu muốn có lân trắng, đoàn lân phải hoạt động ít nhất liên tục
trong 5 năm mới có quyền lên râu bạc. Đến lúc đó, đoàn lân mới được xem là đoàn
lân cũ, lão làng bằng không chỉ được xem là lân mới, lân trẻ mà thôi. Lân mới khi
gặp lân cũ phải lại 3 lại chào lân cũ trước, sau đó lân cũ cũng sẽ lại 3 lại đáp lễ lại.
Đó cũng là một trong những luật ngầm trong giới võ lâm xưa mà hiện tại đã mai
một thậm chí là biến mất.
Để tìm hiểu sâu sắc hơn về Lân sư rồng của người Hoa. Tôi sẽ đưa các bạn đến
với làng nghề làm Lân ở giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh của những người Hoa.
Cụm làng nghề lân sư rồng phát triển tại vùng giáp ranh 3 quận 5, 11 và 6. Từ
đường Lò Gốm chạy dọc xuống ngã tư Lãnh Binh Thăng, quận 11, có đến hàng
chục hộ chuyên sản xuất mặt hàng độc đáo này. Hàng trăm thợ làm lân sống khỏe
quanh năm dù múa lân sư rồng chỉ nở rộ vào dịp xuân. Ông Tám Quách, chủ lò lân
Bình Hòa, quận 6, nói với tôi: “Cách đây 20 năm, các đội lân chuyên nghiệp của
TPHCM phải mua lân sư rồng ở Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore...
với giá rất cao: Từ 1.200 USD đến 1.500 USD một con. Đến nay, TP đã có hơn 50
cơ sở sản xuất lân sư rồng đạt tiêu chuẩn quốc tế”.
Anh Lương Tấn Hằng, trưởng đoàn lân sư rồng Hằng Anh Đường, cho biết:
“Không chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước, Hằng Anh Đường còn
bán ra nước ngoài theo đường du lịch với giá phải chăng. Năm nay lò tôi nhận làm
hàng cho khách hàng ở Singapore và Campuchia, mỗi lô hàng gồm 10 đầu lân, 10
rồng dài
20 m. Giá nhích hơn một chút so với năm ngoái, nhưng vẫn rẻ hơn hàng của
nước ngoài... Bạn hàng các nước thích lân sư rồng VN vì màu sắc tươi tắn, tinh

xảo. Mùa lễ hội Ngày hội Văn hóa người Hoa tại TPHCM, cơ sở của tôi hút hàng


một cách bất ngờ. Trước ngày khai mạc đã bán hết 100 đầu lân cho các tỉnh, thành
có đơn vị tham dự. Vui như mở cờ trong bụng!”.
Thâm nhập vào làng nghề nói trên, tôi được biết một công nghệ làm lân sư rồng
hết sức tinh tế và khoa học. Gia đình ông Tư Nhứt trên đường Lão Tử, quận 5 có
ba đời theo nghề. Ông được người trong nghề gọi là nghệ nhân, có tài làm đầu lân
ngày càng nhẹ, từ 14 kg xuống còn khoảng 6 kg. Cách phối màu của ông để đầu
lân sư rồng giữ nguyên nét tươi tắn và tinh xảo, có thể chỉ có trong gia tộc mới biết
được bí quyết đó. Ông Tư Nhứt khoe: “Tôi đố bạn nhìn mà biết được đâu là màu
gốc của mũi lân. Cái mũi đỏ có cái sừng nhìn dữ tợn nhưng rất ngộ nghĩnh là
“công trình” pha chế 7 loại màu để ra được mẫu màu đỏ có sắc thắm không sợ
nắng, mưa, sương, gió. Khi pha cũng phải biết canh nước, xếp thứ tự theo bảy sắc
cầu vồng của thiên nhiên, lệch một màu sẽ hỏng ngay”.
Cô Á Mùi cũng có cách pha màu hết sức độc đáo. Cô không dùng nước mà
dùng xăng pha với giấm, rồi sau đó trộn với một dung dịch hỗn hợp có nhiều màu
sắc, tạo cho màu mắt, tai lân sắc thái kỳ lạ. Anh Ký, bà Tám Nhiều (quận 6)... cũng
thuộc đại gia đình sản xuất lân sư rồng mà ngày nay các gia tộc đã kết hợp lại để
hợp đồng sản xuất lân theo công đoạn. Trong “đại gia đình” đó gia đình anh Ký bồi
giấy, đan nan tre, bà Tám Nhiều đổ khuôn, tô màu, gắn kim sa, mắt gà, lông tu...
khi “hàng thô” đã hoàn tất. Gia đình cô Á Mùi đóng gói, xuất khẩu.
Đến lò làm lân của họ Từ trên đường Lãnh Binh Thăng, quận 11, tôi nhìn thấy
hệ thống sản xuất dây chuyền ở đây rất hiện đại, làm ra hàng trăm đầu lân sư rồng
mỗi ngày. Anh Lương Tấn Cường tâm sự: “Ba tôi họ Từ nhưng tôi phải mang họ
mẹ. Năm nay dòng họ Từ quyết định giao cho tôi 1.000 m2 đất tại Tân Tạo để xây
dựng thêm xưởng sản xuất lân sư rồng. Nhân công đã lên tới 120 người. Phải yêu
nghề lắm mới có thể gắn bó lâu dài với nghề này. Nhà tôi ba đời sống bằng nghề
làm con lân”. Theo các nghệ nhân: Lân làm bằng giấy bồi. Nhờ có khuôn sẵn, giấy
nhúng nước ấm đắp lên, nên mỗi công nhân có thể bồi mỗi ngày 20 đầu lân. Ở cơ

sở vót sườn tre, người thợ cần sự tỉ mỉ để uốn cong những thanh tre cứng. Sau khi
hoàn tất phần sườn, dùng dây sa (loại dây làm bằng giấy tim pháo trước đây) kết
nối lại. Sau đó dán một lớp giấy xi măng hoặc vải mùng, rồi tô vẽ cho lân theo
từng kiểu dáng của mỗi năm. Bà Tám Nhiều nhấn mạnh: “Lân cũng như thời trang,
mỗi năm mỗi kiểu. Phải nương theo thị hiếu để tồn tại. Hơn nữa, ngày nay người
yêu thích lân luôn đòi hỏi lân sư rồng phải giống trong phim. Do đó, “mốt” năm
Hợi là phải vẽ màu dạ quang, trộn thêm dầu bóng để tránh mưa nắng làm phai
màu. Đầu ông Địa cũng phải duyên hơn, phải có thêm nốt ruồi son ở miệng, vì
quan niệm cái duyên ăn nói sẽ giúp chủ nhà gặt hái thành công”.
Từ câu chuyện khi thâm nhập vào làng nghề làm Lâm của người Hoa ở thàng
phố Hồ Chí Minh, tôi thấy để làm ra một con Lân phải bỏ ra rất nhiều công sức vì


nó có rất nhiều công đoạn, chiều dài và độ nặng của Lân phụ thuộc vào nhu cầu
của những người đặt. Và đặc biệt phải làm theo truyền thống của người xưa để lại.
2.2 Đạo Cụ Âm Nhạc
Đàn Tỳ Bà được bắt nguồn từ nước Trung Hoa vào thế kỷ thứ 3 thời nhà Tần,
dân tộc Hoa đã sang Việt Nam du nhập họ mang theo đàn Tỳ Bà. Loại đàn họ
mang thường là loại đàn có 4 hoặc 5 dây cấu tạo đặc biệt. Đây là loại đàn mang
đậm nét văn hóa truyền thống của người Hoa.Tuy người Hoa du nhập vào Việt
Nam nhưng họ luôn gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đàn Tỳ Bà là loại nhạc cụ dây gảy có hình trái lê đây là loại đàn phổ biến nhất
trong các triều đại đặc biệt là thời nhà tống. Loại đàn này chủ yếu dùng để trình
diễn ở trong cung đình cho các các tầng lớp quý tộc thưởng thức. Được hòa tấu
cùng nhạc nhạc cụ khác nhau tạo ra các bản nhạc tuyệt vời mang âm hưởng trong
trẻo, thanh thót, mang cho người thưởng thức cảm giác thoải mái thư thái. Ở những
khu vực khác nhau đàn tỳ bà lại có nhưng tên gọi và tạo hình khác nhau nhưng
phần lớn vẫn là hình trái lê là phổ biến và lan rộng ra khắp nơi. Đối với dân tộc
Hoa sống tại Việt Nam thì đàn tỳ bà là một nhạc cụ truyền thống mang đậm bản
sắc văn hóa của dân tộc, vì vậy người Hoa rất yêu thích loại nhạc cụ này.

Bên cạnh loại tỳ bà thông thường còn có một loại khác gọi là Nam âm tỳ bà hay
Nam quản tỳ bà, gọi dân dã là “tỳ bà miền nam” hoặc “tỳ bà nằm ngang”. Nhạc cụ
này có nguồn gốc ở khu vực trung tâm Trung Quốc, về sau được đưa tới tỉnh Phúc
Kiến rồi được dùng chủ yếu ở tỉnh này. Nam âm có thân đàn khá giống loại tì bà
thông thường, những khác biệt chính nằm ở chỗ phím đàn, trục đàn và mặt thân
đàn sơn màu đen. Cần và thân đàn được làm từ một khối gỗ duy nhất (thường là gỗ
thông, không nặng bằng tỳ bà thông thường) tuy nhiên có trường hợp mặt thân đàn
lại làm từ gỗ quý. Phần đầu trục cong ngược ra phía sau, phần này và chốt chỉnh
được làm riêng. Mỗi bên hông thân đàn có một lỗ thoát âm hình trăng lưỡi liềm.
Dưới ngựa đàn có một lỗ nhỏ hình thoi. Nam âm tỳ bà chỉ có 4 phím đàn chính
(thay vì 6 như tì bà thông thường, không có phím trên cùng và phím dưới cùng),
làm từ những miếng gỗ hình tam giác, phù ngoài bằng vỏ rùa biển. Ngoài ra còn 910 phím thấp và mỏng cũng làm từ một loại gỗ theo thang âm diatonic. Phần bàn
phím ở hai bên hông những phím tam giác được khảm xà cừ. Nam âm tỳ bà có 4
dây nilon, chỉnh giọng giống tỳ bà thông thường, nhưng nhạc cụ này được chơi ở
tư thế nằm ngang giống guitar chứ không dựng đứng tựa trên đùi như tì bà thông
thường. Khi diễn tấu người ta thường dùng miếng gảy hơn là sử dụng ngón tay
hoặc móng giả.


Một loại tỳ bà khác có tên là Đồng tỳ bà, trông không giống lắm loại tì bà thông
thường, vì nó có thân đàn hình trái tim chứ không phải quả lê. Đồng tỳ bà là đàn tỳ
bà của tộc người Đồng. Đồng tỳ bà được làm từ một khối gỗ khoét rỗng, có một
lớp gỗ mỏng dán keo ở mặt trước thân đàn, cần và trục đàn làm từ một khối gỗ
khác, thường thì trông khá giống cần đàn Tam huyền hay cần đàn Tam vị tuyến của
Nhật Bản. Đồng tì bà có 2 hoặc 3 phím đàn và 4 dây đàn chỉnh bằng 4 trục tròn
dài. Các dây này chạy căng trên một ngựa đàn gỗ nhỏ tới một chốt dây nhỏ ở cuối
thân đàn. Người ta thường sử dụng Đồng tì bà để đệm hát và khiêu vũ bằng cách
đánh chập (strumming).
Nhìn chung, đến triều đại nhà Tống thì loại tỳ bà hình quả lê có 5 dây đã mai một,
không còn được sử dụng nữa. Vào đầu thế kỷ 21 người Trung Quốc đã cố khôi

phục lại loại đàn này, tạo ra loại tỳ bà 5 dây hiện đại mô phỏng từ loại đời nhà
Đường, ngoài ra họ còn chế tạo tì bà điện. Trên thực tế, đây là loại tỳ bà thông
thường, được gắn thêm những pickup nam châm kiểu guitar điện để khuếch đại âm
thanh thông qua một amplifier hay PA system.
Cấu trúc cơ bản của đàn tỳ bà
Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ
nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa
đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi
là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây. Tỳ bà có nhiều loại, song
hầu như tất cả đều có thân đàn hình quả lê, mặt đàn thường làm từ gỗ bào đồng hay
gỗ phượng hoàng, phần lưng thân đàn làm từ gỗ hồng sắc, gỗ gụ hoặc gỗ đàn
hương đỏ. Cần đàn cong hoặc thẳng tùy theo loại. Đầu cần chạm khắc những biểu
tượng lạc quan theo quan điểm của người Hoa, có thể gắn thêm những hạt đá chất
lượng tốt. Loại ở đây dài 94,2 cm; thân đàn rộng 22,5 cm, dầy 4,7 cm.
Ban đầu, tỳ bà có cần đàn 4 phím (gọi là tương) nhưng đến đầu nhà Minh nhạc cụ
này có thêm những phím bằng tre (gọi là phẩm) trên miếng gỗ tăng âm, giúp mở
rộng âm vực. Số phím đàn tăng dần từ 10, 14 hay 16 trong thời nhà Thanh, sau đó
tăng lên 19, 24, 29 và 30 trong thế kỷ 20. Những phím đàn hình nêm trên cần đàn
ban đầu là 4, sau đó được nâng lên là 6 cũng trong thế kỷ 20. Loại tì bà 14 hoặc 26
phím đàn được bố trí gần như tương ứng với quãng một cung và nửa cung trong
nhạc phương Tây. Tính từ chốt nâng dây (nut) trên cần đàn, cao độ sẽ là 1 cung
-1/2 cung - 1/2 cung -1/2 cung -1/2 cung -1 cung - 1/2 cung -1/2 cung -1/2 cung -1
cung -1 cung - 3/4 cung- 3/4 cung -1 cung - 1 cung - 3/4 cung - 3/4 cung, (vài phím
có giọng 3/4 cung hoặc “giọng không rõ ràng”).
Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 – 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4
hoặc 5 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm
bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn


se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, hoặc sử dụng gân bò, ngày nay

người ta thay dây tơ bằng dây nilon hoặc thép.
Loại tỳ bà truyền thống có 16 phím trở nên kém phổ biến dần, mặc dù nó vẫn được
dùng trong vài loại nhạc địa phương, thí dụ như thể loại Nam Quản. Loại tỳ bà
hiện đại dài khoảng 96 cm, có 4 dây, được gắn thêm 6 phím phụ, kết hợp với 18,
24, 25 hoặc 28 phím chuẩn, bố trí khoảng cách 12 âm nửa cung. Bốn dây đàn chỉnh
giọng A, d, e, a, với âm vực rộng từ A đến g3. Ngày xưa dây đàn làm bằng tơ se.
Trong triều đại nhà Đường, nghệ sĩ chơi đàn bằng các ngón của bàn tay phải, về
sau mới thay bằng miếng gảy lớn. Trong thập niên 1950, dây thường được làm
bằng thép bọc nilon hoặc dây kim loại, giúp giọng tỳ bà tươi sáng và sôi nổi hơn,
có vẻ tương tự giọng mandolin. Tuy nhiên, dây kim loại gây trở ngại là khó gảy
bằng móng tay hơn, vì thế người ta thường sử dụng móng giả để chơi đàn. Móng
giả thường làm bằng làm bằng nhựa hoặc mai rùa. Tỳ bà có khả năng diễn tả được
tâm trạng của người Hoa hay đệm cho nhạc kịch. Ngày nay người ta còn sử dụng
loại đàn này trong cả nhạc pop và rock. Đàn có bốn dây lên theo 2 quãng 4, mỗi
quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đô - Fa - Sol - Đô1 hoặc Sol -Đô1 - Rê1 - Sol1.
Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa
Theo cách tính và quan niệm của người Hoa, đàn tỳ bà dài 36 thốn (đơn vị đo), số
3 tượng trưng cho Thiên-Địa-Nhân, số 5 tượng trưng cho Ngũ Hành, 4 dây tượng
trưng cho 4 mùa.
Cách gảy đàn Tỳ Bà
Ngón phi: ngón phi của đàn tỳ bà có thể đánh trên cả bốn dây hoặc phi trên từng
cặp dây (dây1+2; dây2+3 và 3+4) hoặc phi trên từng dây 1 hoặc 4 dễ dàng hơn.
Ngón nhấn: các phím đàn gắn cách nhau không xa lắm, mỗi phím lại không cao
như đàn nguyệt nên các loại ngón nhấn (nhấn, nhấn luyến lên, nhấn láy...) đều có
những hạn chế, thường chỉ nhấn từ nửa cung đến một cung liền bậc, hiệu quả ngón
nhấn tốt nhất là khoảng âm trầm và một phần khoảng âm giữa.
Ngón vuốt: được sử dụng nhiều ở đàn tỳ bà, trong các tác phẩm cổ truyền ngón
vuốt được sử dụng nhiều như ngón nhấn của đàn nguyệt. Ký hiệu ngón vuốt không
vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt. Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt
đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì

gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.
Vuốt xuống: là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không
gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ,
yếu nhưng không thể dùng trong hòa tấu. Do vậy các âm vuốt thường


xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của
các âm ấy.
Vuốt nhiều dây: có thể vuốt hai, ba dây một lúc trong khi tay phải
gảy, vê hay phi, kỹ thuật nầy ít sử dụng trong diễn tấu nhạc cổ truyền.
Ngón chụp: tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm
thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền
bậc cao hoặc thấp) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn.
Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón
tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động. Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở
những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng. (Ký hiệu ngón
chụp: dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc).
Ngón mổ: gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay
trái cứ mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ,
yếu và có màu âm riêng biệt. Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc có tốc
độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ. Ký hiệu ngón mổ ghi
như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc.
Ngón vỗ: một ngón tay đang bấm trong khi ngón khác vỗ lên dây đàn.
Ngón chồng, hợp âm: đàn tỳ bà có thể cách đánh chồng âm dễ dàng và hiệu quả
nhất là sử dụng bằng miếng gảy, khi đánh chồng âm, hợp âm có thể đánh bằng
móng tay hoặc phím gảy trên 4 dây, hai hoặc ba dây không khó khăn và giữ tính
chất đệm trong hòa tấu. Ðiểm độc đáo nhất của đàn tỳ bà là đánh hợp âm rãi, kỹ
thuật đánh hợp âm rãi của Ðàn tỳ bà có hiệu quả đặc biệt và độc đáo như tiếng Á
của đàn tranh.
Đàn Tỳ Bà một loại nhạc cụ không thể thiếu trong các ngày lễ hội của tộc người

Hoa là nét văn nghệ dân gian cần được bảo tồn và phát huy. Đây là một loại nhạc
cụ có âm thanh trong sáng, vui tươi thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình của tộc
người Hoa sinh sông tại nước ta. Mặc dù đàn Tỳ Bà là nhạc cụ được du nhập vào
cùng với người Hoa nhưng nó cũng đã góp phần làm phong phú thêm vào nhạc cụ
của dân tộc Việt Nam. Ngoài đàn tỳ bà dân tộc Hoa còn có nhiều loại nhạc cụ khác
cũng khá phổ biến như Tiêu, Sáo, …Vì vậy nhạc cụ của người Hoa rất phong phú
và đa dạng, tạo lên sự phong phú cho nền văn hóa của nước ta.
2.3 Dân ca
Dân ca là một thể loại âm nhạc cổ truyền, qua việc truyền khẩu, truyền ngón các
bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phần sáng tạo của


mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn. Do vậy họ gần như là “đồng tác giả”
với những người sáng tác, mà người sáng tác ban đầu không rõ là ai. Một bài dân
ca thường tồn tại với một bản coi như bản gốc, gọi là lòng bản và nhiều bản được
ứng tấu thêm hay sửa đổi gọi là dị bản. Những bài dân ca được nhiều người yêu
thích sẽ được truyền bá đi khắp nơi.
2.3.1 Hát sơn ca (sán cố)
Cũng như người Hoa ở các nơi khác, người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có một
nền văn hóa dân gian khá phong phú, trong đó đáng chú ý là các làn điệu dân ca.
Một hình thức sinh hoạt nghệ thuật được nhiều người ưa chuộng, nhất là đối với
nam nữ thanh niên thường hát sơn ca (sán cố). Đây không chỉ gồm các bài hát
ghẹo, hát ví thể hiện tình yêu nam, nữ, tình yêu quê hương, mà còn đề cao tinh
thần đấu tranh chống cường quyền, chống tôn ti trật tự, lề thói lạc hậu của xã hội
cũ và đấu tranh với thiên nhiên của nhân dân lao động. Lời hát được ghi chép
thành sách hay truyền miêng lưu từ đời nọ đến đời kia, hoặc có khi được ứng khẩu
tại chỗ trong những lúc lao động mệt nhọc để động viên nhau. Hát sơn ca nhiều
nhất vào dịp hội mùa xuân, đám cưới, những buổi hát giao duyên kéo dài thâu đêm
suốt sáng giữa gái làng này với trai làng khác hoặc ngược lại. Ngoài làn điệu sơn
ca, đồng bào còn loại ca kịch, với nội dung và tính kịch phong phú, thu hút nhiều

người. Đây văn nghệ dân gian truyền thống mang tính nghiệp dư đã có từ lâu là các
“nhạc xã”. thể hiện tình cảm chân thành, trong trắng của lứa đôi, tình yêu quê
hương đất nước, tinh thần đấu tranh chống lại sự bóc lột, áp bức của cường hào.
Hát sơn ca(sán cố) được các thanh niên trai gái hát theo kiểu đối nhau, nói nên lỗi
lòng và tình cảm trai gái dành cho nhau. Ngoài ra hát sơn ca còn thể hiện tình yêu
quê hương đất nước của toàn thể nhân dân và nổi bật là tầng lớp thanh niên. Vì vậy
hát sơn ca rất được sự yêu thích của người Hoa, đặc biệt là tầng lớp thanh niên
người Hoa.
2.3.2 Hát Tiều
Hát Tiều là nghệ thuật ca kịch của đồng bào người Hoa gốc Triều Châu, thuộc tỉnh
Quảng Châu, Trung Quốc. Hát Tiều xuất hiện ở Nam Bộ những năm đầu thế kỉ xx
do những đìan Triều kịch lưu diễn ở các tỉnh Nam Trung Quốc rồi vào Chợ Lớn và
đi khắp đồng bằng Nam Bộ. Các đoàn hát Tiều thường biểu diễn ở các chùa, miếu
trong những ngày lễ hội.
Ngày nay, các ban nhạc Tiều tập chung chủ yếu ở thàng phố Hồ Chí Minh. Vào dịp
lễ hội, các chùa miếu người Hoa ở các tỉnh thành đều mời các đoàn nghê thuật


thành phố Hồ Chí minh tới biểu diễn. Nhạc công biểu diễn gồm cả nam và nữ hát
bằng tiếng Tiều phục vụ cho lễ hội. Hát Tiều gồm hai loại: Loại bình dân thì biểu
diễn ở sân chùa, loại sang hơn thì thuê rạp mà biểu diễn. Đặc điểm của hát Tiều là
diễn luôn một mạch từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau, diễn liên tục, không có
kéo màn hạ màn trong suốt buổi diễn đến nửa đêm. Dàn nhạc Triều Châu là có rất
nhiều nhạc cụ gõ gồm trống lớn, trống nhỏ, thanh la, chập chõa các cỡ khác nhau.
Nhạc cụ phục vụ cho dàn nhạc Triều Châu gọi là đại la cổ(la là thanh la, chập chõa,
còn cổ là trống) gồm có: trống lớn, trống nhỏ, chập chõa các cỡ khác nhau. Khi
biểu diễn mỗi lúc đén cao trào các thanh la và trống đánh hết cỡ, làm vang động cả
góc trời. Đây là đặc điểm để phân biệt với dàn nhạc Quảng Đông, chủ yếu gồm
nhạc cụ thổi, như kèn, sao, tiêu… nên người nghe âm thanh ò í e rõ hơn tiếng
trống.

Ban nhạc cổ truyền Triều Châu được mời về biểu diễn với những bài hát cổ truyền
thống của văn hóa Trung Hoa. Những nam nữ nghệ sĩ vừa hát vừa sử dụng các
nhạc cụ để phụ họa tạo nên sự hấp dẫn và sinh động cho lễ hội của người Hoa. Lờ
ca tiếng hát nhạc Tiều réo rắt đầy chất văn hóa Trung Hoa nhưng lại có nét riêng
của văn hóa người Hoa tại Việt Nam với nhiều cảm xúc đã góp phần tạo thêm
không khí tưng bừng và vui vẻ, thu hút nhiều người đến với lễ hội của người Hoa ở
thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.3 Hát Quảng
Trong những dịp lễ hội lớn, các bang hội của người Hoa thường có các đoàn hát
Quảng của người Hoa ở Chợ Lớn, thành phố Hồ Chí Minh hoặc từ Hồng
Kong(trước năm 1975) về biểu diễn. Những năm 2012 và 2013, Thất Phủ Cổ miếu
mời đoàn Ca kịch Thống Nhất Quảng Đông(Quận 5, TP Hồ Chí Minh) về biểu
diễn những tuồng tích cổ trung Hoa: như Hoa Mộc Lan, Lương Sơn Bá- Trúc Anh
Đài…phần biểu diễ được người xem hưởng ứng đông đảo và thích thú, tạo lên
không khí vui vẻ, nhộn nhịp của lễ hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.4 Hát Tuồng cổ
Ngoài các nghệ thuật dân ca truyền thống như Hát sơn ca, hát tiều, hát quảng người
Hoa còn hát tuồng để góp phần làm phong phú thêm văn hóa của người Hoa ở Việt
Nam. Những tuồng tích truyền thống của Trung Quốc được thể hiện liên quan đén
các nhân vật lịch sử anh hùng, khí tiết, cương trực, đề cao đạo đức, nhân nghĩa và
lòng thủy chung. Trong lễ hội phần diễn xướng ca kịch luôn thu hút đông đảo


người xem, họ đén lễ bái và xem văn nghệ, thưởng thức các tuồng tích do người
Hoa ở Việt Nam.
Trong các dịp lễ hội người Hoa, từ đêm đầu tiên đến đêm cuối đều có ca kịch
truyền thống. Các tuồng tích biểu diễn tuồng cổ thường là các vở: Hoạt cảnh cầu
phúc thọ, gia quan tấn tước (ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, tài lộc dồi dào, người
có tài được thăng quan tiến chức); tuồng Mộc Quế Anh dâng cây, Mộc Kỳ Hân
xuất thế hay Thất tình mai (bày bông mai trắng) ... Việc người Hoa ở Việt Nam thể

hiện các tác phẩm của cả người Hoa và người Việt ở các lễ hội người Hoa để thể
hiện sự giao lưu văn hóa giữa người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh và người việt
sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Những giá trị văn nghệ dân gian của tộc người Hoa sống tại Việt Nam nói chung
và sống tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đều đã góp phần làm phong phú
thêm cho nền văn nghệ dân gian của đất nước Việt Nam. Vì vậy cần duy trì, bảo
tồn và phát huy những giá trị văn nghệ đó của tộc người Hoa đồng thời đẩy mạnh
tuyên truyền, nâng cao trình độ và ý thức của người dân về việc giữ gìn những nét
văn hóa truyền thống lâu đời là cội nguồn hình thành nên bản sắc của chính tộc
người đó.


×