Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tìm hiểu, mô tả, đánh giá và đề xuất bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của người churu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.42 KB, 40 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có một bản
sắc văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng cho văn hóa Việt Nam.
Tại nghị quyết TW 5 khóa VIII, Đảng ta đã đề ra mục tiêu xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là kim chỉ nam cho con
đường văn hóa Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế thể hiện được tính cấp thiết
của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em.
Hiện nay, bên cạnh dân tộc Kinh chiếm hơn 86% dân số còn rất nhiều dân
tộc thiểu số ít người chủ yếu sống ở miền núi,vùng sâu vùng xa. Mỗi một tỉnh miền
núi đều có nhiều dân tộc cư trú khác nhau, có bản sắc văn hóa khác nhau tạo nên
những nét đặc thù trong việc tiếp nhận chính sách mới phát triển kinh tế – xã hội.
Vì vậy việc nghiên cứu văn hoá các dân tộc thiểu số là một vấn đề cấp thiết để bảo
vệ giữ gìn di sản văn hoá các dân tộc và đáp ứng sự đòi hỏi cần thiết trong việc
thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc và xây dựng "nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc" của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại ngày nay.
Churu là một trong những dân tộc thiểu số tại Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ
Nam Đảo, với hơn 20.000 nhân khẩu. Họ có tiếng nói riêng, sống chủ yếu bằng lối
sống canh tác của cư dân nông nghiệp lâu đời. Các thế hệ người Churu định cư chủ
yếu ở tỉnh Lâm Đồng đã gìn giữ và xây dựng được một nền văn hóa tín ngưỡng lâu
đời. Đến nay họ đã có một nền văn hóa đặc biệt là văn nghệ dân gian rất đặc sắc và
nổi bật với những điệu múa, điệu hát, nhạc cụ dân tộc, truyện cổ…vô cùng đồ sộ.
Tuy nhiên hiện nay những nghiên cứu về văn hóa của tộc người này chưa nhiều.
Là một nhà quản lý văn hóa trong tương lai, tôi hiểu việc nghiên cứu về văn
hóa các dân tộc thiểu số thuộc chuyên ngành của mình. Bộ môn Văn hóa các dân
tộc thiểu số đã trang bị cho tôi vốn hiểu biết chung về văn hóa của các tộc người
thiểu số ở Việt Nam. Nó đã trở thành nền tảng giúp tôi nghiên cứu sâu hơn về văn
nghệ dân tộc Churu. Với những lí do trên cùng với sự yêu thích nền văn hóa các
dân tộc từ lâu nên tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu, mô tả, đánh giá và đề xuất
bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của người Churu” làm đề tài thi hết môn
của mình.


1


NỘI DUNG
1.

KHÁI QUÁT VỀ CÁC XÃ NGƯỜI CHURU SINH SỐNG VÀ NGƯỜI
CHURU Ở TỈNH LÂM ĐỒNG
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở các xã người Churu
sinh sống
1.1.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương,
tỉnh Lâm Đồng

Tu Tra là một xã thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng Xã Tu Tra có
diện tích 73,54 km², mật độ dân số đạt 131 người/km²với trên 2.700 hộ dân, trên 12
nghìn nhân khẩu, sinh sống ở 14 thôn trong xã. Hơn 2/3 dân số trong đó là người
K’Ho, Churu, Chil… Người dân ở xã Tu Tra sinh sống bằng nhiều nghành nghề
khác nhau như trồng hoa, trồng cà phê, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn, sản xuất
gạch ngói…Từ một xã nghèo của huyện Đơn Dương đến nay kinh tế của xã Tu Tra
đã vuơn lên mạnh mẽ.
Ngay từ tháng 4 năm 2015 người dân xã Tu Tra đã hoàn thành 19/19 tiêu chí
về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đến nay,cộng đồng dân cư của xã đã
đóng góp trên 14 tỷ đồng cùng hàng nghìn ngày công lao động để làm các công
trình dân sinh như đường giao thông, nhà văn hóa, lắp đặt hệ thống chiếu sáng
công cộng. Số hộ nghèo của xã đã giảm nhanh, hiện chỉ còn trên 3%, trong đó số
hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chỉ còn 3.72%. Thu nhập bình quân đầu người
cũng tăng lên theo từng năm như năm 2014 khoảng 25 triệu đồng/người/năm đến
nay đã đạt được mức thu nhập khoảng 40 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất
cũng tăng cao, thu nhập trên cùng một diện tích đạt trung bình 170 triệu đồng/ha
Người Churu ở xã Tu Tra hiện nay vẫn mặc trang phục truyền thống và tổ

chức các lễ hội đặc sắc cổ truyền. Nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa, các điệu
múa, điệu hát vẫn còn được người dân lưu giữ và phổ biến trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày.
1.1.2.Điều

kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Phú Hội, huyện Đức Trọng,
tỉnh Lâm Đồng

2


Phú Hội là một xã thuộc huyện Đức Trong, tỉnh Lâm Đồng, có diện tích 108
ki-lô-mét vuông. Xã cách Đà Lạt khoảng 35 km về hướng Đông Bắc và cách thị xã
Bảo Lộc 80km về hướng Tây – Tây Nam. Xã Phú Hội có độ cao từ 600 – 1000 m
so với mực nước biển. Địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên, một số nơi có núi cao
và dốc. Hiện nay có hơn 1.300 người đồng bào dân tộc Churu sinh sống tại xã Phú
Hội .
Xã Phú Hội trong tiến trình xây dựng nông thôn mới đã đầu tư xây dựng
được khu chợ LIFSAP với 2 tỷ đồng để buôn bán các thực phẩm tươi sống và đưa
vào sử dụng từ năm 2014. Khi mới khánh thành, chợ có 32 quầy nhưng có đến 40
hộ đăng kí. Tại xã có khu công nghiệp Phú Hội có tổng diện tích quy hoạch 147 ha
và tổng vốn đầu tư vào khoảng 425 tỷ đồng đã đáp ứng được nhu cầu việc làm cho
hàng nghìn người dân. Người dân ở xã Phú Hội sinh sống bằng nghề chăn nuôi,
trồng trọt và buôn bán là chu yếu.
1.1.3.Điều

kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Đà Loan, huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Xã Đà Loan có tổng số diện tích 54.9 km², dân số trên 1000 người,mật độ

dân số là182 người/km².
Cuối tháng 10/2014, sau 37 năm hình thành, Đà Loan đã được công nhận xã
đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Với dân số trên 10.000 nhân khẩu trong gần
2.500 hộ, phần lớn là dân Đà Lạt đi xây dựng vùng kinh tế mới từ những ngày đầu
cùng với 3 thôn đồng bào dân tộc tại chỗ và một số hộ dân từ các nơi khác hội tụ
về vùng đất lành này. Hiện nay, ngoài 80% dân làm nông nghiệp mà chủ yếu là cây
công nghiệp dài ngày, toàn xã có 20% hộ dân sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ. Có 9 doanh nghiệp trên địa bàn bao gồm cả doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu, vàng bạc, chế biến gỗ, xây dựng, vận tải, kinh doanh hàng hóa công
nghiệp và hàng nông sản... Thu nhập bình quân của người dân trong năm 2014 là
35 triệu đồng/người. Nhiều hộ có thu nhập từ 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm,
đời sống cư dân ổn định, không có hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo chỉ ở mức 2,03%. Xã có 4
trường học ở 4 cấp học từ mẫu giáo đến cấp III, đáp ứng nhu cầu học tập của con
em địa phương; một trung tâm văn hóa thể thao, một nhà văn hóa xã, một trung
tâm học tập cộng đồng đã thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động học tập, vui chơi,
rèn luyện và thi đấu khá sôi nổi…
3


1.2.

Khái quát về đặc điểm văn hóa của người Churu ở tỉnh Lâm Đồng
1.2.1. Vài nét về người Churu tại Việt Nam
 Nguồn gốc lịch sử

Từ thời rất xa xưa, người Churu và người Chăm rất có thể chung một nguồn
gốc. Bởi, thứ nhất, nếu xét về mặt ngôn ngữ: tiếng Churu và tiếng Chăm đều
thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa Đảo, giữa ngữ âm và những từ vựng cơ bản của hai
ngôn ngữ đó cũng có một mối quan hệ hết sức gần gũi. Thứ hai, về mặt nhân
chủng, người Churu và người Chăm cùng có những đặc điểm nhân chủng giống

nhau. Thứ ba, về mặt tín ngưỡng cổ truyền và văn học dân gian, chúng ta càng
thấy được nhiều mối quan hệ thân thuộc.
Theo số đông các cụ già làng (tha plơi) người Churu ở Lâm Đồng, thì trước
đây người Churu vốn là một nhóm con cháu thân thuộc của người Chăm đã từng
sinh sống ở vùng duyên hải Trung Bộ nước ta hiện nay. Nhưng khi các vua chúa
Chăm gây chiến tranh với người Khơme và người Việt, để phục vụ cho các cuộc
chiến tranh với người Khơme và người Việt để phục vụ cho các cuộc chiến tranh
liên miên đó, tầng lớp quý tộc Chăm đã tiến hành bóc lột những người nông dân
lao động đồng tộc của mình hết sức thậm tệ. Chúng buộc họ phải vào rừng sâu
tìm ngà voi (bla), sừng tê giác (b'san) và các lâm sản quý nộp cho chúng - hoặc
bắt họ xuống sông đãi cát tìm vàng... Lại thêm nạn bắt phu, bắt lính liên miên làm
cho đời sống của người nông dân lao động Chăm hết sức cực khổ. Để có thể tránh
được sự áp bức bóc lột nặng nề đó, một số người buộc lòng phải rời bỏ quê
hương để tìm nơi đất mới. Và chính những người di dân đầu tiên đó đã tự đặt cho
mình tên gọi Churu như ngày nay. Họ là những người đã mang theo nghề làm
ruộng và nghề làm đồ gốm của người Chăm. Tại những địa bàn cư trú chính của
người Churu hiện nay thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng vẫn còn lưu tồn
nhiều địa danh chứng tỏ điều đó. Ví dụ như những làng cổ truyền của người
Churu: Krang gõ , Krang chớ , B'Kăn... là những làng Churu biết làm ruộng và
làm đồ gốm... Như vậy, người Churu có nguồn gốc từ người Chăm.
 Dân số và phân bố dân cư

Theo số liệu năm1979, toàn Quốc có 8.000 người Churru
4


Đến cuộc Tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 1999 của Việt Nam,
người dân tộc Chu Ru có 14.978 nhân khẩu với tỷ lệ nam giới là 48,5% và nữ giới
là 51,5%. Người dân tộc Chu Ru có mặt tại một số địa phương thuộc tỉnh Lâm
Đồng và một số ít ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Gia Lai.

Trong cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,người Chu Ru ở Việt
Nam đã tăng lên 19.314 người, cư trú tại 27 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người
Chu Ru cư trú tập trung mở rộng tại các tỉnh Lâm Đồng 18.631 người, chiếm tỷ lệ
96,5% tổng số người Chu Ru tại Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận 521 người, Thành phố
Hồ Chí Minh 58 người.
Ở Lâm Đồng, dân số Churu có khoảng 8.000 người cư trú, tập trung ở xã
Tutra (huyện Đơn Dương), một số xã như Phú Hội, Đà Loan (huyện Đức Trọng)
và một số ít sống rải rác ở một số xã, ấp thuộc huyện Di Linh. Ngoài ra còn có
khoảng 2.000 người sống trong hai huyện An Sơn và Đức Linh.
 Đặc điểm kinh tế

Người Chu Ru định canh định cư làm ruộng lúa từ rất sớm. Trồng trọt chiếm
vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế, lúa là cây lương thực chủ yếu nhất. Có hai
loại ruộng để đồng bào sớm biết làm thủy lợi nhỏ như mương, phai, đê, đập để đảo
nước từ sông suối vào đồng ruộng. Để phụ trợ cho vụ lúa nước, đồng bào còn làm
thêm nương rẫy, vườn tược với các cây trồng ngô, khoai, lạc, bí, rau màu. Đồng
bào Chu Ru chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, ngựa,…Trâu bò là gia súc chủ yếu làm sức
kéo trong nông nghiệp và làm vật hiến sinh trong các dịp lễ tế tín ngưỡng truyền
thống, làm vật mua bán trao đổi ngang giá trị thay cho tiền tệ khi cần thiết.
Săn bắn hái lượm là hoạt động thường xuyên đóng vai trò phụ trợ sau canh
tác nông nghiệp. Săn bắn thường kết hợp chặt chẽ với khâu sản xuất để chống chim
thú phá hoại mùa màng đồng thời cũng bổ sung thêm nguồn thực phẩm. Hầu hết
đàn ông Chu Ru đến tuổi trưởng thành đều biết săn bắn, vui thú việc săn bắn, gia
đình nào cũng có lao, có nỏ, có bẫy. Đánh cá là nghề phụ khi đồng bào cư trú ven
sông suối. Hái lượm bổ sung thêm rawu, măng, nấm tươi và một số hoa quả rừng
có giá trị thực phẩm, dược liệu

5



Sản phẩm thủ công chủ yếu của người Chu Ru là đồ gia dụng và công cụ sản
xuất. mặc dù còn khá đơn giản và thô sơ nhưng làm gốm vẫn là một nghề thủ công
nổi tiếng của người Chu Ru, sự khéo tay hơn hết vẫn là ở người phụ nữ. Nghề rèn
của người Chu Ru đã cung cấp được những công cụ lao động giản đơn như liềm
cuốn, nạo cỏ, dao, rựa. Nghề mây tre đan làm được đồ gia dụng,tự tức được dụng
cụ sinh hoạt. Nghệ dệt không mấy phát triển, sản phẩm văn hóa mặc chủ yếu nhờ
trao đồi vật phẩm với các dân tộc láng giềng trong vùng. Nền kinh tế cổ truyền của
người Chu Ru là lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên mang nặng tính chất tự cung
tự cấp,bó hẹp trong khuôn khổ làng xã, dòng họ và gia đình.

 Đặc điểm xã hội

Xã hội cổ truyền Chu ru dựa trên cơ sở làng (plei). Phạm vi của làng là một
khoảng đất rộng ba, bốn kilômét vuông, gồm: thổ cư, đất trồng trọt, các công
trình thủy lợi cùng với rừng núi, sông suối..., có ranh giới tự nhiên như con sông,
dòng suối hoặc quả đồi, do các chủ làng (pô plei nay pô plơi) quy ước với nhau
và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một làng người Churu bao gồm nhiều
dòng họ hoặc gồm cả những người khác tộc cùng cư trú.
Về mặt xã hội, làng Churu thường là một đơn vị cư trú, gồm nhiều dòng họ.
Chủ làng do tất cả thành viên lựa chọn trong số những đàn ông cao tuổi nhất của
làng ( tha plơi). Chủ làng là người có uy tín tuyệt đối và làm chủ việc cúng tế của
làng. Chủ làng thường là trưởng tộc dòng họ lớn nhất trong làng. Người có uy tín
tinh thần sau chủ làng là thầy cúng (yuh, pơ đô hoặc gru). Các làng Churu đều có
1-3 người trông nom việc tưới tiêu cho các khu ruộng( trưởng thủy), 1-3 bà ( mọ
boai, mọ luạy) lo việc hỗ trợ cho phụ nữ khi sinh đẻ. Cho đến trước 1975, các
làng Churu đã có sự phân hóa giàu (mdagơnơp)/nghèo (rơiah) khá sâu sâc. Những
người giàu có nhiều chè (sơtôk), ngà voi (bla), trống (sơgơn), chiêng (sar), sừng
tê (bơ san)…[5;312].
1.2.2. Khái quát đặc điểm văn hóa của dân tộc Churu ở Lâm Đồng



Văn hóa vật chất

6


Ăn: Lương thực chính là gạo tẻ được nấu trong những nồi đất nung tự tạo.
Lương thực phụ có ngô, khoai, sắn. Thức ăn có măng rừng, rau đậu, cá suối, chim
thú săn bắn được. Thức uống có rượu cần và rượu cất. Nam nữ đều thích hút thuốc
lá sợi bằng tẩu.
Mặc: Nghề dệt không phát triển nên những sản phẩm của y phục như: váy,
áo, khố, mền, địu... có được đều do trao đổi với các tộc láng giềng như: Chăm, Cơ
Ho, Raglai, Mạ... Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều mặc khăn choàng. Trang phục truyền
thống dành cho nam giới trong các sự kiện quan trọng là chiếc áo choàng vai và
quần đeo sau vai trắng.
Mặc hàng ngày của họ là quần trắng và áo sơ mi dài trắng. Phụ nữ mặc áo
cánh và váy hải quân, được bao phủ bởi một chiếc áo choàng trắng trong các lễ hội
và một chiếc áo choàng đen trong suốt phần còn lại của năm.
Ở: Hiện tại, họ sống ở hai xã Ðơn và Loan thuộc huyện Ðơn Dương, một số
khác ở huyện Ðức Trọng và Di Linh tỉnh Lâm Ðồng.. Người Chu Ru ở Lâm Đồng
ở nhà sàn làm bằng tre, gỗ, bương, mai, lợp bằng cỏ tranh. Họ cư trú theo đơn vị
làng (plei) và những gia đình thân thuộc thường xây cất nhà cửa gần gũi nhau.
Phương tiện vận chuyển: Chiếc gùi nan cõng trên lưng vẫn là phương tiện
vận chuyển được sử dụng thường xuyên cho mọi người.
Như vậy, có thể thấy:
Lương thực chính của người Churu là gạo tẻ, nấu bằng nồi đất nung. Người
Churu thích uống rượu cần, hút thuốc lá bằng tẩu.
Phụ nữ mặc váy, đàn ông đóng khố. Phương tiện vận chuyển chủ yếu bằng
gùi trên lưng. Người Churu theo chế độ mẫu hệ. Người kế thừa gia đình thuộc
dòng họ mẹ.

Đứng đầu trong làng là Pô Plây ( trưởng làng) do dân bầu, là người điều
khiển mọi việc, nhưng ông ta hành động theo ý của người vợ [4;90-91].


Văn hóa tinh thần

7


Phong tục: Đồng bào Chu ru còn bảo lưu nhiều phong tục tập quán như việc
thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần. Lễ cúng tổ tiên (pơ- khi- mô- cay) ở đây
khác hẳn với lễ cúng tổ tiên của người Kinh. Việc hành lễ không có ngày tháng
nào nhất định. Có thể hai, ba năm hay hai, ba mươi năm mới cúng một lần, tùy
theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Trong nhà người Chu ru
cũng không có bàn thờ hay bài vị. Họ chỉ lập bàn thờ và tiến hành nghi lễ vào một
dịp nào đó ngoài nghĩa địa (kốt - a- tâu).
Trong các lễ của người Churu bao giờ cũng có một quả trứng sống và một
quả trứng chín, đồng bào quan niệm trứng sống là để cúng thần cọp vì xưa kia
thầy đi cúng đêm thường được thần cọp bảo vệ, trứng chín là dâng cho thần đình
[1;236].
Tín ngưỡng: Việc tiến hành các nghi lễ nông nghiệp cổ truyền, như cúng thần
đập nước (Bơ mung), thần mương nước (Rơ bông), thần lúa khi gieo hạt (Mơ
nhum tô ốt đoồng hay khâu doông), ăn mừng lúa mới (ngay- yang- boong- kopa- tay), cúng sau mùa gặt (p'leiđâyru). Đáng chú ý nhất, là lễ cúng thần Bơ
mung. Trong mỗi vùng cư trú của người Chu ru, có một nơi dành riêng để thờ
cúng vị thần này. Hàng năm, khoảng tháng hai âm lịch, tất cả mọi người trong
làng đều đến đấy làm lễ cúng. Dân làng thường cúng bằng dê, còn chủ làng
thường phải cúng bằng ngựa. Tục truyền là vị thần này ưa cưỡi ngựa. Con ngựa
cúng thần cũng phải thắng yên cương và phủ lễ phục.
Cũng vào tháng hai hàng năm, người Chu ru còn cúng Yang Wer. Đó là một
cây cổ thụ gần làng và được coi là một nơi ngự trị của một vị thần

có nhiều quyền phép. Họ thường làm những hình nộm như đầu voi, đầu cọp, đầu
dê, đầu trâu... bằng gỗ hoặc bằng củ chuối, với đồ ăn, thức uống mang tới gốc
cây Yang Wer để cúng. Cúng xong, họ đặt một phần đồ cúng lên võng, rồi theo
đường chính khiêng đến một nơi cách gốc cây Yang Wer chừng l00m, rồi từ từ
hạ võng xuống, bày đồ ăn ra vệ đường với ngụ ý tiễn Yang Wer đi chơi. Sau đó,
tất cả mọi người tham gia hành lễ trở lại gốc cây cùng ăn uống vui vẻ. Trước khi
ra về, mỗi gia đình hái một nhánh cây cắm trước cửa nhà. Tiếp đó là cả làng
kiêng cữ trong 15 ngày, không được ai ra vào làng.Ngoài tín ngưỡng truyền
thống kể trên, hiện nay, Thiên chúa giáo và đạo Tin lành đang phát triển sâu rộng
trong vùng người Chu ru ở địa phương.

8


Chế độ hôn nhân của người Churu: Là chế độ hôn nhân một vợ một chồng
và cư trú bên vợ. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân mà họ
thường gọi là tục"bắt chồng". Hôn nhân con cô con cậu vân còn phổ biến ở người
Churu. Tiếng nói của ông cậu (anh em mẹ) có ý nghĩa quyết định trong hôn nhân
của cả bên nhà trai và nhà gái. Người Churu vẫn giữ tục tảo hôn: Trai gái 15,16
tuổi đã có thể tiến tới hôn nhân [2;423].
Đến tuổi trưởng thành (15-16 tuổi) khi chọn được người vừa ý, người con gái
về thưa với bố mẹ, nhờ người mai mối cùng với ông cậu hoặc người chị cả đem lễ
vật đến nhà trai làm lễ xem mắt. Nếu nhà trai bằng lòng thì hai bên sẽ quy định
ngày ăn hỏi. Đến ngày đã định, gia đình bên gái mang lễ vật đến nhà trai làm lễ
ăn hỏi. Sau một tiệc rượu giữa những người đại diện cho hai bên gia đình, hai
dòng họ, người mai mối nhà gái đeo nhẫn và vòng cườm cho chàng rể tương lai
để thực hiện việc đính hôn. Phái đoàn của hai họ nhà trai, nhà gái tiếp tục bàn bạc
về những nghi thức và ngày làm lễ thành hôn của đôi trai gái. Tiệc cưới thường
được tổ chức thật linh đình, kéo dài từ 3 đến 4 ngày, tuỳ theo mức độ giầu có của
gia đình người con gái. Sau lễ cưới, người con gái phải ở lại làm dâu độ mười lăm

ngày trong khi chờ đợi lễ rước rể về cư trú vĩnh viễn bên gia đình mình. Gần đây
những gia đình hiếm muộn (chỉ có một con trai) hoặc những gia đình giầu có
cũng đã có một ít trường hợp người con trai đi hỏi vợ và cư trú bên chồng. Nhưng
con cháu và mồ mả của họ sau này vẫn thuộc về dòng họ mẹ.
Trong xã hội Churu hiện tượng quan hệ nam nữ tiền hôn nhân không được
xem là hệ trọng và trinh tiết của người con gái không hề có ảnh hưởng gì tới cuộc
hôn nhân. Nhưng, ngoại tình được xem như là một trọng tội và bị luật tục trừng
phạt nặng nề. Những trường hợp ly hôn ít khi xảy ra, nhưng nếu có thì phải được
sự ưng thuận của chủ làng.
Tuy rằng chế độ một vợ một chồng đã được xác lập, song hiện tượng đa thê
vẫn có thể xảy ra, thông thường là ở những gia đình giầu có. Trước khi muốn
cưới thêm vợ thứ hai, người chồng phải được sự chấp thuận của người vợ cả.
Trường hợp chồng chết, người góa phụ có thể lấy em trai của chồng mình nếu
được hai bên cùng thỏa thuận. Nếu không, thì người phụ nữ đó phải để tang
chồng một năm sau mới được tái giá. Nhiều trường hợp để bảo vệ của cải của đại
gia đình, dòng họ, con cô, con cậu cả hai chiều có thể kết hôn với nhau... những
9


cuộc hôn nhân như vậy được phong tục tập quán cổ truyền của người Churu chấp
nhận.
Đám tang: Trước kia người Chu Ru có hủ tục khâm liệm người chết vào quan
tài khiêng ra nhà mồ trong rừng để thi thể tự thối rữa. Ngày nay,tang lễ chuyển
sang hình thức thổ táng, địa táng tại nghĩa địa chung của làng như các dân tộc khác
trong vùng.

2.

CÁC LOẠI HÌNH VĂN NGHỆ DÂN GIAN CHURU VÀ Ý NGHĨA CỦA


2.1.

Các loại hình văn nghệ dân gian của dân tộc Churu
2.1.1.Múa dân gian (Tamga)

Người Churu có nhiều điệu múa truyền thống thường được múa trong các lễ
hội, các nghi lễ…Người Churu gọi những điệu múa là Tamga [A1; Tr 36]. Vũ điệu
của người Chu Ru đều mang một sắc thái riêng. Đó là sự giao thoa giữa thế giới
hiện tại và thế giới siêu nhiên, giữa con người và thần linh. Là phương tiện giao
tiếp, là niềm khát vọng sống mãnh liệt, lạc quan yêu đời của tộc người Chu Ru…
nó vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa thể hiện tính nghệ thuật trong từng bước đi,
điệu nhảy. Chính vì lẽ đó, những vũ điệu Tamya luôn tạo cho người xem một ấn
tượng độc đáo.


Vũ điệu T’rumpô (Vũ điệu lễ thức trong các lễ hội)

Trong các vũ điệu của người Chu Ru, T’rumpô được coi là vũ điệu thiêng
(múa tín ngưỡng), trong các lễ cúng thần: thần Mương nước (Rơ Bông), thần Lúa
(Mơ Nhum), thần Đập nước (Bơ Mung), thần cây cổ thụ (YangWer) hoặc lễ cúng
tổ tiên (Pơ khi mô cay) và lễ xây mộ (Pơthiatơu)… thường sau những nghi thức
mang nội dung tín ngưỡng là vũ điệu T’rumpô, nó như một nghi thức mời gọi thần
linh về chứng giám và nhận lễ vật mà buôn làng hay dòng tộc đã dâng cúng. Người
múa phải dưới sự hướng dẫn của các thầy cúng. Các bài chiêng gọi thần linh là
nhịp đệm cho điệu múa được sắp xếp theo một trình tự nhất định với tiết tấu rất
chậm, dứt khoát từng tiếng một… Hòa cùng âm thanh và không gian linh thiêng
đó, các thiếu nữ sẽ hóa thân vào vũ điệu mang đầy màu sắc kỳ ảo, với những động
10



tác uyển chuyển và rất “thần”, biểu hiện thế giới tâm linh của họ (cầu mong sự che
chở, phù hộ của các đấng thần linh).


Vũ điệu Arya (Vũ điệu mời khách)

Arya theo tiếng Chu Ru nghĩa là nhịp chiêng, đồng thời là tên gọi của một
vũ điệu dân gian của người Chu Ru. Các cô gái giải thích Arya có nghĩa là múa cho
vui, các chàng trai lại gọi đó là điệu múa mời uống rượu. Còn già làng bảo rằng
Arya có nghĩa là múa cung đình.
Vũ điệu Arya [A2; Tr36], xuất hiện từ các lễ hội cúng bái trong đền, về sau
nó trở thành điệu múa dân gian mở đầu cho hội thi múa, lễ cắm nêu, lễ xây mộ, lễ
cầu mưa…
Vũ điệu dành cho các cuộc vui của hầu hết các lễ hội và những sự kiện trọng
đại của đời người từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh cho đến lễ bỏ mả. Arya là điệu múa
cơ bản, thể hiện tình đoàn kết dân tộc và thường được sử dụng trong các lễ hội, gặp
mặt cộng đồng bởi nó đơn giản, dễ thực hiện. Tamya Arya không mạnh mẽ, nóng
bỏng mà nhẹ nhàng, uyển chuyển, quyến rũ đến nao lòng.
Vũ điệu với ý nghĩa mời khách uống rượu cần và cùng nhảy múa. Khi phần
lễ kết thúc, âm thanh của chiêng ba (sar), của trống Păh gơnăng, trống Sơng gơr và
kèn bầu (Rơ kel) vang lên thì cũng là lúc mọi người bắt đầu hòa nhịp cùng điệu
Tamya Arya. Âm thanh của đồng la và trống làm nền cho vũ điệu này tiết tấu
chậm, dứt ra từng tiếng một… dưới ánh trăng các cô gái hóa thân vào vũ điệu và
âm thanh tạo cho người xem một niềm tôn kính thiêng liêng với quá khứ, hiện tại,
tương lai… Vũ điệu có động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, duyên dáng với những
bước di chuyển ngắn, nhịp nhàng. Đây là vũ điệu mang tính cộng đồng, động tác
có vẻ đơn giản nên ai cũng đều có thể hòa nhịp. Tuy nhiên, đôi tay của người múa
phải đưa lên đúng nhịp chiêng, đôi chân bước theo đúng nhịp trống. Vũ điệu mở
đầu và kết thúc không theo một khuôn định, có thể kéo dài và kết thúc tùy thuộc
vào không khí của lễ hội.

Tuy là điệu múa truyền thống nhưng suốt một thời gian dài, Arya đã bị lãng
quên. Vài năm trở lại đây, điệu dân vũ này được hồi sinh và trở thành điệu múa
không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết đến của người Chu Ru trong vùng.


Vũ điệu Đăm Tơ – ra (Vũ điệu giao duyên)
11


Vũ điệu Đămtơra cũng khá phổ biến dành riêng cho nam nữ thanh niên trong
buôn làng. Đăm có nghĩa là nam thanh niên, Tơra là thanh nữ. Người Chu Ru cứ
lớn lên là biết múa Đăm Tơ-ra. Trong những cuộc tụ họp đông vui hay ngay trong
những nếp nhà sàn, bên bếp lửa bập bùng, cũng có thể múa điệu Đămtơra. Vũ điệu
có tiết tấu nhạc đệm thôi thúc, rộn ràng, vui tươi và nhịp nhàng. Động tác múa
giống như vũ điệu Arya, nhưng nam đi nhanh hơn, nữ đi chậm hơn. Khi bắt đầu
vào điệu múa, chủ lễ dành hai ché rượu quý, một ché choàng sợi dây cườm, ché kia
để chiếc nhẫn bạc. Sau điệu múa dân làng bình chọn một chàng trai múa giỏi nhất
và một cô gái múa đẹp nhất, cặp đôi trong điệu múa Đăm Tơ-ra dị bản. Họ có
quyền được “chế” thêm những động tác trong một nhịp của tiết tấu và vũ điệu cổ
truyền. Ché rượu quý được thưởng cho thiếu nữ múa đẹp cùng với sợi dây cườm.
Sau điệu múa Đăm Tơ-ra, các chàng trai múa giỏi phải thi đấu vật, đấu sĩ nào giỏi
nhất, thông minh nhất sẽ được tặng ché rượu và chiếc nhẫn bạc từ tay chủ l ê. Đặc
biệt, cuộc vui càng về khuya, trong hương rượu nồng nàn, động tác múa của các
sơn nữ càng quyến rũ và gợi cảm. Và đây cũng là dịp để các chàng trai, cô gái Chu
Ru tìm người bạn đời của mình.


Vũ điệu Pahgơnăng (Vũ điệu chúc tụng và tiễn đưa khách)

Păhgơnăng là vũ điệu mang ý nghĩa chúc tụng và tiễn đưa những người

khách đã đến dự lễ cầu mưa, lễ cắm cây nêu, lễ xây mộ, hội đấu vật…. Nếu vũ
điệu T’rumpô và Arya người múa luôn dịch chuyển thành hình tròn ngược chiều
với kim đồng hồ, thì ở vũ điệu Păhgơnăng lại dàn thành hàng ngang, nhún chân,
đưa hai tay về phía trước,tiến và lùi rất đều đặn, trịnh trọng. Nhạc điệu đệm của vũ
điệu này lúc đầu sôi nổi, vui nhộn. Nhưng càng về sau, nhạc điệu có phần chậm
hơn. Lúc này, tiếng chiêng, trống trở về nốt trầm làm đệm cho bè của tiếng khèn
bầu nổi lên dìu dặt, quyến rũ, đầy ma lực, ý nhạc thể hiện sự bịn rịn để tiễn đưa
khách ra về.
2.1.2. Những điệu hát phổ biến


Điệu hát Hari

Ha Ri là điệu hát phổ biến nhất mà người Chu Ru nào cũng biết. Điệu hát
này dùng để hát đối giữa hai người. Nếu trong đám cưới, nhà chồng muốn gửi gắm
chàng trai về bên vợ, mẹ chồng sẽ hát điệu Ha Ri - Lời ca kể về những ngày xưa,
khi chàng trai còn là một cậu bé, kể về những ưu điểm, khuyết điểm của con mình
12


và nhờ nhà gái giúp đỡ con rể những lúc đau ốm, khó khăn… Mẹ vợ hoặc bà ngoại
sẽ đối đáp lại những điều mà nhà trai gửi gắm cũng bằng điệu Ha Ri. Người Chu
Ru cũng dùng điệu Ha Ri để khuyên bảo nhau trong trường hợp: Người chồng
(hoặc vợ) có ý nghi vợ (hoặc chồng) đi ngoại tình. Trong tình huống này, người
đàn ông (hoặc người đàn bà) sẽ dùng điệu Ha Ri để hát như một hình thức để báo
cho vợ hoặc chồng hãy nhớ về gia đình, để nếu người vợ hoặc chồng không từ bỏ
ngoại tình thì sẽ báo cho dòng họ, già làng. Dòng họ có trách nhiệm theo dõi để
phân tích và quyết định xem hai người sẽ ở với nhau hay bỏ nhau. Lời hát này như
sau: “Ngủ đêm nay, nằm mơ thấy con trăn nhỏ bằng bắp tay nằm ngang trên đầu
giường - Ngủ đêm nay, nằm mơ thấy con trăn bằng cối giã gạo trên đầu giường”.

Ha Ri là điệu hát không nhất thiết phải hát đối, vì thế già làng Chu Ru thường dùng
điệu Ha Ri để kể lại chuyện xưa.


Điệu hát Ơ Đó

Ơ Đó là một điệu hát có tiết tấu nhanh, vui vẻ; không kéo dài giọng như Ha
Ri. Lời ca của điệu Ơ Đó thường hát về tình yêu giữa con người, tình yêu sông
suối, núi rừng, cây cối và chim thú… Với tiết tấu nhanh, người Chu Ru thường vừa
đi vừa hát theo điệu Ơ Đó.


Điệu hát Arya

Arya là một giai điệu dân ca của người Churu. Những bài hát Arya thường
được những người già Churu hát trong những bữa tiệc : đám cưới, đám tang, cúng
vái... (thường phải có vài tô rượu, mới có cảm hứng để hát) để dạy con cháu những
điều tốt lành, hay để kể một câu truyện [A5 ; Tr38]..
Theo các "già làng" : Lối hát Arya của người Churu là một lối hát của người
Chăm. Vì thế, cách hát và những câu hát trong bài, ảnh hưởng người Chăm rất
nhiều.
Cách hát
Dựa theo âm nhạc Tây phương, ta có thể nói rằng : Lối hát Arya của người
Churu là một lối hát ngẫu hứng, tùy theo "bụng" người hát. Nhưng dựa trên 4 nốt
chính :
Nốt thứ nhất là nốt cơ bản
Nốt thứ hai cách nốt cơ bản quãng hai trưởng đi lên
Nốt thứ ba cách nốt cơ bản quãng bốn thứ đi lên
13



Nốt thứ tư cách nốt cơ bản quãng bốn thứ đi xuống.
Thường nốt cơ bản được sử dụng nhiều nhất
Như vậy : Nếu lấy nốt MI làm nốt cơ bản thì nốt thứ hai là FA thăng, nốt thứ
ba là LA, nốt thứ tư nốt SI. Thường thì nốt MI được sử dụng nhiều nhất.
Khi hát : mỗi chữ tương đương với một nốt đen ; thường ngắt ở cuối chữ,
cuối câu; thỉnh thoảng thêm chữ "ơ" cuối câu, để ngân nga, nhưng cuối chữ "ơ"
cũng ngắt...
Những bài hát Arya thường được kết thúc một cách nhẹ nhàng, cứ như chưa muốn
kết thúc, cứ lơ lửng, hay hay !
Câu hát
Những câu hát trong bài hát Aria là những câu tục ngữ (pơnuăi pơđik), có
cùng một chủ đề : Anh em sống yêu thương, hiệp nhất với nhau. Con cái hiếu thảo
kính trọng cha mẹ... Những câu hát trong bài hát Arya, cũng có thể là một câu
truyện dân gian.
Những câu hát này "quyện" lại với nhau một cách nhịp nhàng, bởi những
câu hát được lập lại, nhưng thay đổi chút ít : cũ mà mới, mới mà cũ như cách triển
khai dòng nhạc của âm nhạc Tây phương. Hoặc về hình thức (thay đổi từ) hoặc về
nội dung (thay đổi ý tưởng)
Chẳng hạn :
Bài hát "Arya" dạy dỗ con cháu :
Bài hát có chủ đề : Anh em sống chung với nhau. Người già Churu hát bài
hát "Arya" này, để dạy con cháu : sống yêu thương hiệp nhất với nhau.
Câu 1. Adêi sơng sơ-ai bơyiai sa lơtă
Em và anh suy nghĩ một hướng
Câu 2. Akàn juôi mă, ia juôi sơkơl.
Cá đừng bắt, nước khỏi đục
(đừng ham lợi lộc mất tình anh em)
Câu 3. Adêi sơng sơ-ai bơyiai sa h’tiàn
Em và anh suy nghĩ một bụng

Câu 4. Nau tơ jơlàn, juôi juă rơ-ia
14


Đi trên đường, chớ đạp cành khô
(trong cuộc sống, chớ làm thiệt hại đến anh em)
Câu 5. Bù sa kơtun le, ba
Một sợi tóc rơi xuống, hãy nhặt
(anh em có gì sai trái, hãy giúp nhau sửa sai)
Câu 6. Nau rim athua, sì jiơng kơjàng,
Đi khắp nơi, khâu cho đẹp
(đi đâu, cũng hãy đoàn kết yêu thương nhau)
Câu 7. Bù sa kơtun le, brêi,
Một sợi tóc rơi xuống, hãy cho
(anh em có gì sai trái, hãy tha thứ)
Câu 8. Nau rim pơlêi, sì jiơng kơjàng.
Đi khắp làng, khâu cho đẹp
(đi đâu, cũng hãy đoàn kết yêu thương nhau)
Câu 9. Klà aràng, rơnăm gơu drêi,
Bỏ người ta, thương anh em mình
Câu 10. Aràng sêi brơlêi, gơu drêi akhàn.
Ai chê cười, anh em mình sẽ nói lại
Câu 11. Kla gơu drêi, rơnăm aràng,
Bỏ anh em mình, thương người ta
Câu 12. Tơbiă mưng sàng, aràng klau brơlêi.
Ra khỏi nhà, người ta cười chê [7].
Trong bài hát Arya này : câu 1 quyện với câu 3. Câu 2 quyện với câu 4. Câu 5
quyện với câu 7. Câu 6 quyện với câu 8. Câu 9 quyện với câu 11. Câu 10 quyện
với
câu 12.



Điệu hát Ka Tha

Ka Tha là điệu hát về mùa màng, người Chu Ru không dùng điệu Ka Tha để
hát đối. Lời ca của điệu Ka Tha như đúc kết kinh nghiệm trong sản xuất. Các già

15


làng thường truyền miệng theo điệu Ka Tha để cho con cháu dễ ghi nhớ lịch của
mùa vụ: Tháng nào /gieo lúa, trồng cà, tra bắp…


Điệu hát Chó Hea

Người Chu Ru hát, múa trong tang lễ và trong lễ xây mộ. Khi có người chết,
người Chu Ru hát chia buồn theo điệu Chó Hea. Người Chu Ru gọi điệu Chó Hea
là điệu hát của âm phủ. Muốn hát theo điệu của âm phủ phải có Pa Sa đốt, tức bộ
đồng la bốn hoặc sáu chiếc và Kkoao, tức là khèn bầu (trong những lễ nghi khác
đồng la chỉ đánh hai chiếc). Khi hát điệu hát của âm phủ, những người đánh đồng
la đi chung quanh người chết. Âm thanh điệu hát như vọng về từ cõi âm làm nhiều
người trong buôn rợn tóc gáy.
2.1.3.

Nhạc cụ dân tộc

Người Churu có rất nhiều nhạc cụ độc đáo và nổi tiếng như trống (sơ gơn),
kèn bầu (rơkel), đồng la (sar),chiêng, r'tông, kwao, terlia…Song, độc đáo nhất là
kèn bầu (rơkel) và cồng chiêng. Trong những ngày vui, họ thường tấu nhạc với

điệu Tam-ga, một điệu vũ mang tính cộng đồng rất điêu luyện, mà hầu như người
nào cũng biết và ưa thích.


Kèn bầu (Rơkel)

Rơkel [A3; Tr 37] hay còn gọi là kèn bầu là nhạc cụ truyền thống không thể
thiếu trong các lễ hội và điệu thức của đồng bào dân tộc Churu
Về cách làm loại nhạc cụ này, trước hết, chọn quả bầu thật già, dày vỏ, kích
thước vừa phải và tròn đều, đem vùi vào đất nhão cho ruột rữa ra. Tiếp đến, loại bỏ
ruột qua lỗ cắt ở phía cuống, làm sạch bằng nước suối, mang đi phơi nắng. Phơi
xong, cho vỏ bầu vào luộc với lá hoặc vỏ cây rừng có chất đắng chát để tránh mối
mọt và co giãn sau này. Tiếp theo, gác quả bầu lên giàn bếp khoảng một tháng cho
da lên mầu nâu đỏ và săn, rồi lại phơi sương vài đêm nữa. Sau đó, khoét lỗ ở bên
hông, kiểm tra âm để lắp sáu ống nứa vào thành hai hàng: trên bốn ống, dưới hai
ống.
Bốn ống trên là nốt Ðộ, Rê, Mi, Fa; hai ống dưới là Son. Ống nứa phải thon
gióng, mỏng vừa độ. Ống ngắn cho lượng âm cao, ống dài cho lượng âm thấp. Sáu
ống dùi sáu lỗ phía bên ngoài hộp âm (quả bầu); ngoài ra, mỗi ống nứa lại gắn
16


thêm một cái lưỡi gà bằng i-nốc dài khoảng 2 cm ở phía trong hộp âm để tạo độ
rung. Khâu này rất quan trọng và cũng là khâu khó nhất. Bởi nó quyết định âm sắc.
Cuối cùng mới gắn đường âm (sáu ống nứa) vào hộp âm (quả bầu), và dùng sáp
của con ong muỗi hàn kín lại. Chiếc rơkel hình thành. Tất nhiên, để âm chuẩn, có
hồn, còn phải tháo lắp, chỉnh sửa nhiều lần.
Cách thức sử dụng kèn bầu sáu ống là thổi (hít) hơi vào cuống bầu. Các
ngón cái, trỏ, giữa và áp bàn tay trái giữ lỗ thoát hơi của bốn ống nứa hàng trên.
Ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải giữ lỗ thoát hơi của hai ống nứa hàng dưới.

Rơkel có thể dùng độc tấu, hoặc hợp tấu với các loại nhạc cụ khác như chiêng
(chinh sàrr), trống (sơgơk) và các điệu dân vũ Tamya Ariya, T’rum-pô, Dam dra…
huyền ảo. Trong giàn nhạc hợp tấu, rơkel đóng vai trò giữ nhịp, tâm sự dọc chiều lễ
nghi. Rơkel tấu trước, cồng chiêng theo sau tạo nên bản hòa âm uyên bác, đa
nghĩa.
Tín niệm người Chu Ru cho rằng, sự thông nối giữa kèn bầu và cồng chiêng
là sự thông nối giữa âm và dương, giữa vợ và chồng, giữa đực và cái. Không biết
cái nào vợ cái nào chồng, nhưng âm dương (vợ – chồng, đực – cái) thì phải ‘ăn’
nhau . Nhưng kèn bầu khác cồng chiêng ở chỗ: Nếu cồng chiêng chịu sự ràng buộc
nghiêm ngặt của tín ngưỡng đa thần, chỉ được sử dụng vào các dịp lễ hội đặc biệt;
và trước khi sử dụng, bao giờ chủ làng (pô plei) cũng phải tiến hành nghi lễ để xin
phép thần linh; thì ngược lại, rơkel đã được thế tục hóa, mặc dù vẫn nằm trong
quan niệm vạn vật hữu linh.
Do vậy, đồng bào Chu Ru sử dụng rơkel ở mọi lúc mọi nơi, với mọi trạng
thái tình cảm. Bài vui thì có cúng thần đập nước, mừng lúa mới, mừng nhà mới,
cưới hỏi,… tiết tấu nhanh, rộn ràng, linh thiêng. Với bài Lấy lửa (Mặ ơpui – lấy
lửa bằng cách cà vỏ cây nứa vào nhau) thì rơkel thủ thỉ tâm tình: “Con đói rồi vợ
ơi, chàng đang làm mỏi tay mới ra lửa, về thổi cơm cho con ăn…”. Bài Tập trung
(Tơri gùm) kêu gọi đoàn kết, rơkel lại nói: “Cùng nhau về bên ché rượu cần, ai
cũng ở nhà xa là chia rẽ, hãy tập trung một chỗ, cùng sống với nhau nhằm tránh
hoang mang, sợ hãi trước hiểm họa thiên nhiên, thú dữ”, rơkel ngân, cuốn, du
dương, gọi mời. Bài Giao duyên lại tha thiết, quấn quyện, ngọt ngào: “Tôi yêu
đằng ấy, đằng ấy có yêu tôi không? Tôi thương đằng ấy, đằng ấy thương tôi chứ?”.

17


Nam thanh nữ tú Chu Ru thích những điệu rơkel nhanh, mạnh, kiêu hãnh, vui tươi.
Còn những người già yêu các điệu trầm, man mác, nhuốm màu hoài niệm [6].
Mỗi thông điệp gắn liền với một điệu thức, một bài bản riêng, không hề lẫn

lộn. Người thổi rơkel hay là người biết phân biệt ở chỗ rơkel có đủ điệu thức hay
không, âm sắc có chuẩn, đầy đủ hồn vía không.


Chiêng

Người Churu cho rằng muốn thẩm được cái hồn của chiêng Churu [A4; Tr
37]] phải lên núi thiêng K’ Lơl, ra dòng suối khóc Đa Nhim huyền thoại hoặc đến
thác nước kêu ở bản K’Băm. Bởi khi dòng Đa Nhim chảy đến buôn làng của người
Churu thì êm đềm, nỉ non như tiếng khóc chứ không tuôn đổ dữ dội như những nơi
khác. Còn thác nước kêu ở bản K’Băm thì dòng nước lớn dội xuống ghềnh đá tung
bọt trắng xóa nhưng chỉ phát ra âm thanh rì rào êm tai mà không thác nước nào có
được. Khi ấy, tiếng chiêng mới thức sự có hồn và Giàng mới nghe thấy những ý
nguyện của họ.
Ở cộng đồng người Churu cồng chiêng được chia thành 3 loại chủ yếu: sạr
rngăm (chiêng sáu) sạr atâu (chiêng ba) và sạr dâu (chiêng hai). Bộ chiêng ba – sạr
atâu (chiêng dành cho người chết), bộ chiêng sáu (sạr rngăm) sáu chiếc của người
Churu vẫn chỉ dùng để diễn tấu những bài bản gần gũi với giàn chiêng arạp –
chiêng gốc của người Chăm tộc người gốc của người Churu. Đây là các nhạc cụ
không thể thiếu trong giai điệu cuả các bài múa, hát truyền thống.
Chiêng thường được treo lên dàn, chỉ có một người đánh và đánh bằng dùi.
Khi đánh, chiêng phát ra tiếng kêu “bing beng”. Điệu chiêng khi tấu lên với trống
và các nhạc cụ khác nghe rất chặt chẽ,trong khúc thức, thẳm sâu, huyền bí. Người
Churu tin rằng cồng chiêng được trao sứ mạng tạo nên mối giao cảm giữa con
người với thần linh nên bất cứ lễ hội nào của người Churu cũng bắt đầu bằng điệu
chiêng này. Họ cũng cho rằng tiếng nói của dân làng nhiều khi không vọng tới tai
Giàng ( trời) nhưng qua tiếng chiêng thì Giàng nghe thấy hết. Cả nam và nữ dân
tộc Churu đều có thể đánh chiêng trong các dịp lễ, Cách cầm chiêng, gõ nhịp của
các sơn nữ vô cùng duyên dáng, uyển chuyển. Những cánh tay mềm mại đưa lên,
nhịp xuống, những động tác lắc hông gợi cảm truyền lửa đam mê đến cộng

đồng.Đường chiêng của nữ rõ ràng không mạnh mẽ bằng nam giới nhưng quan
18


trọng hơn là tiếng chiêng phải hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và tiếng lòng của
dân làng. Xứ sở của thác kêu, suối khóc, ruộng nương bát ngát, đồng cỏ mênh
mông thì tiếng chiêng phải trầm lắng, ngân xa mới đồng điệu. Ngày xưa, vì sự cai
trị hà khắc của nhiều quan lại vùng ven biển, một bộ phận người Chăm đã trốn lên
núi sinh sống cùng các tộc người Mạ, K’Ho ở nam Tây Nguyên và lấy tên là Chu
ru, nghĩa là chiếm đất. Tiếng chiêng của người Chu ru nghe thăm thẳm như hoài
nhớ, bày tỏ nỗi niềm là vì thế. Ngoài ra, người Chu Ru quan niệm, người chết đi
được một năm thì linh hồn sẽ được lên thiên đàng. Khi đó, người dân trong làng sẽ
mang chiêng ra đánh để giao lưu với các thần linh và làm cho hồn người chết siêu
thoát, cầu cho dòng tộc khỏe mạnh, nương rẫy được mùa, không bị ma làm hại.
Các đôi trai gái nắm tay nhau say sưa nhảy múa theo tiếng chiêng xung quanh ngôi
mộ. Các cụ già thi nhau vừa khóc vừa nói theo vần theo điệu, lên bổng xuống trầm
để kể lể nhớ thương, tâm sự với hồn người chết”.
2.1.4.

Truyện cổ

Người Churu có kho tàng truyện cổ hết sức phong phú thường được lưu
truyền qua hình thức truyền miệng. Đêm đêm bên ánh lửa bập bùng già làng
thường kể cho mọi người nghe.
Truyện cổ thường phản ánh cuộc đấu tranh bất khuất của người dân lao động
đối với thiên nhiên, đối với xã hội để dành lại cuộc sống trong lành và hạnh phúc.
Cốt truyện của người Churu thường có mô típ ngắn gọn, có nhiều câu truyện xoay
quanh những điển tích, những kì quan của họ. Họ cũng ca ngợi sức mạnh con
người. Nội dung thường phản ánh và đề cao sức mạnh con người, vẻ đẹp nội tâm
và tình yêu quê hương.

Ví dụ như câu chuyện về một em bé mồ côi cha mẹ, lúc đầu cuộc đời sống
trong nghèo khó, nhưng sau đó được thần giúp đỡ trở nên giầu sang và có cuộc
sống an lành. Có những truyện cổ tích thật là ví von, có nhiều thiên trường ca
mà các cụ già làng thường ngồi bên bếp lửa của nhà sàn kể lại cho con cháu họ
nghe một cách rất say sưa, suốt đêm này qua đêm khác...
Nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường, kho tàng văn học và nghệ thuật dân
gian của đồng bào Churu không những chỉ có giá trị về văn học nghệ thuật mà
còn là một nguồn tư liệu dân tộc học có giá trị.
19


Một số câu truyện tiêu biểu đã được dịch ra tiếng Việt:


Truyện kể ngôi đền Maxara

Tục truyền rằng, ngày xưa, người Churu luôn bị người Col (một dân tộc nào
đó chưa rõ) sang cướp bóc, quấy nhiễu nên cuộc sống hết sức khổ cực. Ông Pa Ka
Răh đã dùng tài năng, sức mạnh của mình lãnh đaọ người Churu đánh đuổi giặc
ngoại xâm, giành lại đất đai núi rừng của tổ tiên. Sau khi đuổi xong giặc, ông đã
dạy bà con Churu cách làm thủy lợi, làm ruộng nước để có nhiều lúa gạo. Là người
có tài tiên tri và nghe hiểu được tiếng thú vật, ông đã dùng phép màu bắt trâu, bò
rừng về đóng lên lưng chúng những khuôn gỗ lớn để chở đồ đạc, thóc gạo và bảo
chúng kéo cày cho người Churu. Ông hái lá cây rừng hóa phép cho biến thành tiền
giúp những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Pa Ka Răh còn dạy cho ngừơi Churu
làm cái ná, cái bẫy và chỉ cho họ đi săn, bắt ở những nơi được nhiều thú rừng nhất.
Sau khi giúp dân đuổi giặc, dạy dân Churu làm lụng có cuộc sống đủ đầy, ông Pa
Ka Răh đã biến thành chim và hóa thân vào dãy núi cao Maxara.
Nhưng rồi đến một ngày bọn người Col quay lại tiếp tục xâm lược, chiếm
lấy đất đai, bắt người Churu phải đi phu, đi làm tôi tớ cho chúng. Thấy dân làng

lâm nạn, cơ cực, rên xiết dưới xiềng xích của bọn xâm lăng, ông Pa Ka Răh đã
quay trở lại đầu thai vào làm con trai của chính con gái mình là mộ (bà) Phúc Mà
và con rể là cay (ông) A.Bộ. Sau khi được sinh ra lần thứ hai, ông đã nói cho mọi
người biết mình là ai và vì để cứu giúp dân làng, ông đành phải đầu thai làm con
của con gái. Và Pa Ka Răh Con lớn nhanh như thổi, chẳng bao lâu đã trở thành một
thanh niên dũng mãnh, ông đã chế ra chiếc ná thần mỗi lần bắn ra bảy mũi tên diệt
bảy tên giặc. Ngoài ra, Pa Ka Răh Con còn biết nói chuyện với thú vật, sai khiến
chúng trở thành một đội quân giúp ông đánh giặc. Bọn giặc Col bị ông và dân làng
đuổi chạy qua vùng Đắc Lắc, chạy dạt qua tận đất Lào và Cao Miên. Từ đó, chúng
không dám quay trở lại cướp đất của người Churu nữa. Đuổi giặc xong, ông trở về
cùng bà con xây dựng lại buôn làng và đền thờ Maxara Chớc Long tức ông ngoại
(kiếp trước của mình). Đồng thời ông là người trực tiếp trông coi đền cho đến khi
mất.


Truyện chàng Churu và vua Chăm

20


Khi xưa, có một anh chàng người Churu đến xin ở chăn trâu cho vua Chăm.
Ngày nào cũng thế, anh làm việc rất chăm chỉ lại hiền lành. Thấy chàng trai
siêng năng chịu khó, cô công chúa Út của vua Chăm đem lòng yêu thương.
Ngày nào cũng vậy, cô đều lẻn ra đồng chăn trâu với chàng Churu, trong khi
đó bao nhiêu người trai trẻ, tài giỏi khắp nơi đến cầu hôn đều bị từ chối. Chàng
Churu và nàng công chúa Út chơi đùa với nhau như một cặp chim xanh. Họ hết
trèo me hái trái lại rủ nhau xuống suối mò cua bắt cá. Tối đến, cô lẻn xuống với
chàng Churu. Ngày qua tháng lại, họ càng gắn bó và yêu thương nhau hơn.
Một hôm, vua Chăm biết chuyện liền nổi giận đùng đùng, ông cho người gọi
con gái và chàng Churu đến hỏi tội. Trước mặt vua cha, cô công chúa Út không hề

sợ hãi và thú nhận với cha tất cả. Thấy con khờ dại từ chối lời cầu hôn của các bậc
công tử con của quan lại quý tộc để lấy chàng Churu dân thường, nay lại còn
ngoan cố và cả gan thú tội, vua cha giận dữ tột bậc. Ông sai người cậu của nàng Út
đưa cả hai vào rừng giết rồi mang tim, gan về cho ông. Vâng lời anh rể, người cậu
đưa hai cháu vào rừng sâu. Dọc đường, chàng Churu và nàng công chúa vẫn như
hai đứa trẻ hồn nhiên đùa nghịch với nhau mà không hề tỏ ý sợ chết. Thấy sự hồn
nhiên trong sáng của hai người, ông cậu không nỡ giết chết họ, ông bèn giết một
cặp thú hoang rồi đem tim, gan về cho vua Chăm.
Trong rừng, chàng Churu bắt đầu chặt cây dựng lều và phát hoang làm rẫy.
Nhưng hàng ngày phát được bao nhiêu đám, thì qua hôm sau cây cối đều mọc lại
như cũ. Một hôm, thấy chàng hiền lành chăm chỉ Vua khỉ mang tặng chàng chiêng
thần ước gì được nấy. Dù có được chiêng thần, nhưng chàng Churu vẫn không hề
nghĩ đến việc trả thù vua Chăm. Chàng chỉ có hai điều ước : thứ nhất là phát được
rẫy, trồng được lúa để có cái ăn và thứ hai là có được nhà để ở. Thế là chiêng thần
liền làm toại nguyện chàng Churu, thậm chí hai vợ chồng còn được ở trong một
ngôi nhà lớn tận trên đầu nguồn nước, có gia súc đầy đàn, tôi tớ hầu hạ, cùng vô số
đồ đạc sang trọng trong nhà. Từ đó, hai vợ chồng chàng Churu sống bên nhau hạnh
phúc.
Một hôm, quân lính của vua Chăm biết được chàng Churu và công chúa còn
sống sót và rất giàu có đang ở tận nơi rừng sâu. Nhà vua hay tin bèn sai người đến
ngôi nhà lớn trong rừng sâu tìm cách hãm hại họ. Khi biết quân lính vua kéo đến,
chàng Churu liền ra tiếp họ, anh nói : Chính tôi là chàng Churu chủ ngôi nhà này.
Tôi xin mời mọi người vào nhà nghỉ ngơi và ăn uống.
21


Chàng sai tôi tớ giết trâu bò làm tiệc thiết đãi quân lính rất linh đình. Ăn
uống xong, chàng tặng mỗi người nhiều trâu bò mang về. Chàng còn gởi biếu vua
Chăm một bầu nước thật trong thật sạch, như để chuộc lỗi : bấy lâu nay chàng ở
đầu nguồn nước bên trên đã làm bẩn nguồn nước bên dưới nơi nhà vua đang ở.

Quân lính trở về kể lại cho nhà vua nghe mọi chuyện. Nửa tin nửa ngờ, nhà
vua bèn đích thân đến nhà chàng Churu xem sự thể ra sao. Quả đúng như lời quan
quân báo. Gặp lại nhà vua, chàng Churu sai người làm tiệc thết đãi thật linh đình
và nồng hậu. Thấy chàng Churu nay có thừa sức mạnh và thừa uy quyền để trả thù
mình nhưng chàng lại không làm điều đó, vua Chăm thấy hổ thẹn và xin hai con
tha thứ. Sau đó, ông quyết định giao quyền kế nghiệp cho chàng Churu. Từ đó, họ
sống với nhau thật hoà thuận và hạnh phúc [3;93].


Sự tích suối Đa Nhim

Xưa, ở buôn Kon Đố (thuộc xã Đưng Knớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng ngày nay) có một tù trưởng trẻ tuổi tên là K’Lang được dân làng rất yếu
mến. Năm ấy, cả buôn trên làng dưới bị hạn hán gay gắt, dân làng dưới buôn trên
chết đói nhiều lắm. Vì thế, K’Lang đã rời khỏi buôn làng để tìm đường lên nhà trời
kiện trời. Tù trưởng cứ đi, đi mãi... Đến núi Jang Reo (nay thuộc huyện Đức
Trọng), tù trưởng trẻ tuổi K’Lang đã kiệt sức và chết trong đói khát. Đã một mùa
rẫy trôi qua mà không thấy chồng trở về, vợ của tù trưởng là nàng Hơ Biang lần
theo dấu vết của chồng (là những nhánh cây rừng được tù trưởng trẻ tuổi K’Lang
bẻ gãy trên đường để làm dấu) đi tìm chồng. Đến ngọn núi Jang Reo thì Hơ Biang
nhìn thấy xác chồng. Nàng khóc đến kiệt khô nước mắt. Nước mắt nàng Hơ Biang
chảy xuống đọng thành hồ nước lớn (nay là hồ Đa Nhim) và chảy thành sông (nay
là sông Đa Nhim). Trời động lòng nên đã sai các thần nhà trời trút nước xuống trần
gian cứu giúp buôn làng. Nhưng đã muộn, nàng Hơ Biang cứ thế khóc chồng đến
cạn khô nước mắt và cũng đã chết bên xác chồng của mình là tù trưởng K’Lang.
2.1.5. Tục ngữ
Có thể nói, tục ngữ của người Churu rất độc đáo và phong phú. Đề tài chủ
yếu xoay quanh việc đề cao vai trò người phụ nữ do họ theo chế độ mẫu hệ và
thường dùng biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ , so sánh, ví von..Đặc điểm quan
trọng nữa là những câu tục ngữ của người Churu đa phần là những câu tục ngữ của

22


người Chăm, được người Churu lấy lại và "Churu hoá". Vì thế, những câu tục ngữ
của người Churu, có những dấu vết của người Chăm qua ý tưởng cũng như qua
những chữ được dùng.
Một số tục ngữ tiêu biểu:


Tục ngữ 1:

Ngoài ý tưởng ra, những chữ được dùng trong câu tục ngữ này có mượn
một số từ của người Chăm.
Pơtu pơje. Ia blàn pơtài
Ngôi sao đến gần. Mặt trăng tránh xa
Pơtu ngă sơkrài. Bơngư harum
Ngôi sao làm điều xấu. Như hoa rau dền
Nghĩa bóng : Đàn ông đến gần. Đàn bà tránh xa. Đàn ông làm điều xấu.
Sẽ "đổ nợ" nhiều như hoa rau dền !
Thường người già dùng câu tục ngữ này để dạy con cái mình, nhắc nhở đàn
ông đã có vợ, đàn bà đã có chồng, đừng "léng phéng" với nhau.
Theo phong tục người Churu : một người đã có chồng có vợ mà bồ bịch với
một người khác cũng đã có vợ có chồng. Nếu sự việc bại lộ, người đó sẽ bị dòng
họ hai bên bắt bồi thường : cho chồng hay vợ của mình, cũng như cho chồng hay
vợ của tình nhân, là những người đã bị thiệt hại về tình cảm, danh dự... Thế nên rơi
vào trường hợp này rất là tốn kém ! phải bồi thường nhiều phía, tốn rất nhiều trâu,
có khi đến vài chục con trâu. Do đó phải bán nhà cửa, đất đai để trả nợ, thành ra sạt
nghiệp ! Đây là một sự răn đe của người Churu, giúp cho vợ chồng người Churu,
chỉ một vợ một chồng, không dám léng phéng, lung tung...[7].



Tục ngữ 2 (ý tưởng gần giống câu 1) :

Sơdiu aràng pleh sa tơpa
Vợ người ta tránh một sải tay
Dăm dra pleh sa hăn.
Trai gái tránh một cẳng tay
(từ cùi chỏ đến đầu ngón tay)

23


Nghĩa bóng : Thanh niên thanh nữ gần nhau không đến nỗi. Nhưng gặp vợ người ta
phải tránh thật xa”.
 Tục ngữ 3
Sa juh matay syo apuy abơng a sang
Pơ sang metay ayo a klang apa manuk
Có nghĩa là: Vợ chết như nhà cháy
Chồng chết như diều hâu bắt gà con.
2.2.

Ý nghĩa của văn nghệ dân gian Churu
2.2.1.

Đối với dân tộc Churu

Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa khác nhau làm nên bản sắc của dân tộc
đó. Dân tộc Churu cũng vậy, nền văn hóa Churu đặc biệt là văn nghệ dân gian của
họ đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng không pha lẫn với các dân tộc khác. Không thể
phủ nhận rằng văn nghệ dân gian có ý nghĩa cố kết cộng đồng người Churu rất sâu

sắc, qua những điệu múa tay cầm tay, qua những điệu hát trong các lễ hội rồi quây
quần bên nhau nghe già làng kể chuyện…là cơ hội để người Churu đoàn kết gắn bó
với nhau, chia sẻ với nhau và đề cao những tình cảm tốt đẹp. Đây cũng là những
dịp tốt để trai gái người Churu gắn bó và tìm hiểu lẫn nhau từ đó họ có thể tìm thấy
một nửa của cuộc đời mình.
Văn nghệ dân gian bồi dưỡng thêm tình yêu của người Churu đối với quê
hương và dân tộc mình. Khi tham gia vào các hoạt động văn nghệ dân gian, mọi
người sẽ được cảm thụ, trình diễn và sáng tạo các điệu múa, điệu hát… của dân tộc
mình, từ đó mà có niềm tự hào và tình yêu với truyền thống dân tộc. Mỗi tiếng hát,
mỗi điệu múa đều đòi hỏi niềm đam mê và kĩ thuật múa khác nhau do đó đến với
văn nghệ dân gian họ cần có tình yêu mạnh mẽ với dân tộc mình. Đó là ý thức của
mỗi người về nét đẹp trong văn hóa dân tộc.
Các tác phẩm của văn nghệ Churu phản ánh đời sống tinh thần của người
Churu. Đó là quan niệm sống, cách nhìn nhận thế giới,thể hiện cách ứng xử và tâm
hồn người Churu. Nó cũng phản ánh lịch sử, tài hoa và trí tuệ của người Churu với
sự sáng tạo các giá trị truyền thống, các động tác múa, những tích truyện cổ...
24


2.2.2.

Đối với nền văn hóa Việt Nam

Churu là một trong 53 dân tộc thiểu số tại Việt Nam, nền văn hóa văn nghệ
Churu chính là một thành tố góp phần làm đa dạng và phong phú hơn nền văn hóa
dân tộc. Nếu mỗi vùng đều có những điệu múa riêng chẳng hạn Tây Bắc có múa
xòe của dân tộc Thái thì người Churu cũng có múa Tamga có thể đại diện cho vùng
đất Tây Nguyên. Những điệu hát của người Churu cũng góp phần làm phong phú
nền âm nhạc Việt Nam, hòa chung vào hát ví dặm, hát xoan, hay hát then hát sli
của người Tày Nùng…Tuy nhiên nó vẫn mang nét độc đáo riêng biệt. Người

Churu có những nhạc cụ truyền thống, những truyện cổ hay và ý nghĩa… cũng đã
và đang góp phần làm phong phú và đa dạng hơn nền văn hóa văn nghệ Việt Nam.
Các giá trị văn hoá văn nghệ dân gian được sử dụng như những chất liệu để
xây dựng nên những tác phẩm văn hoá nghệ thuật mới. (Chẳng hạn các tác phẩm
phóng tác từ các nguyên mẫu trong văn hoá dân gian), vì vậy mảng văn hóa văn
nghệ dân gian Churu là một chất liệu độc đáo mới để xây dựng những tác phẩm
mới.
Những giá trị văn hóa văn nghệ là cơ sở, là bản sắc văn hóa của người Churu
so với các dân tộc khác. Đây là nét đặc sắc, là linh hồn của người Churu trong cộng
đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên,
người Chu Ru có bản sắc dân tộc độc đáo, có nhiều nét tương đồng với các dân tộc
trong vùng góp phần làm nên tính đa dạng, phong phú của vùng văn hóa Nam
Trường Sơn. Hơn nữa, nó góp phần làm phong phú và đa dạng hơn nền văn hóa
dân tộc với sự đóng góp về số lượng các tác phẩm, phong phú về nội dung và đa
dạng về đề tài lẫn thể loại.
Không chỉ dừng lại ở biên giới Việt Nam, văn nghệ dân gian còn được bạn
bè quốc tế quan tâm và biết đến như một nền văn hóa đặc sắc. Những điệu múa của
người Churu mang tính kết nối cao. Nhiều du khách nước ngoài được chiêm
ngưỡng và hòa mình vào các bài múa, họ được tiếp xúc với con người Churu thân
thiện và hiếu khách, họ được cảm nhận văn hóa của con người Tây Nguyên vì thế
mà vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam càng được nhân lên trong mắt bạn bè
quốc tế.

25


×