ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
HỌC PHẦN: Cơ học đất
(Dành cho khóa 48K – KSXD – ĐH Vinh)
1. Cấu tạo đất gồm mấy thành phần, trong đó pha khí đóng vai trò như thế nào, cách đo
thể tích pha này?
2. Định nghĩa các chỉ tiêu vật lý cơ bản của đất? Chỉ tiêu nào phải xác định qua thí
nghiệm, chỉ tiêu nào xác định qua công thức liên hệ?
3. Cách phân loại đất theo tiêu chuẩn Việt Nam?
4. Các trạng thái của đất cát, chỉ tiêu đánh giá trạng thái của đất cát?
5. Các trạng thái đất dính, chỉ tiêu đánh giá trạng thái đất dính?
6. Trình bày các nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nén của đất ? So sánh tính nén
lún của đất rời và đất dính?
7. Định nghĩa độ rỗng, hệ số rỗng của đất? Giá trị các hệ số này cho ta dự báo đặc
điểm gì của đất?
8. Trình bày thí nghiệm nén đất bằng máy nén một trục Ocdometec? (Thí nghiệm nén,
đường cong nén và nhận xét đường cong nén)
9. Cách xác định hệ số nén lún từ đường cong nén lún và nêu định luật nén? Nêu
những đặc trưng cơ học về biến dạng thường dùng trong cơ học đất. Làm cách nào để
cải thiện giá trị của chúng có lợi cho việc xây dựng công trình?
10. Thế nào là áp lực tổng cộng, áp lực hiệu dụng, áp lực nước lỗ rỗng ? Trình bày mô
hình cố kết thấm và nêu định nghĩa cố kết thấm? Tăng nhanh tốc độ cố kết của nền có
tác dụng gì?
11.Trình bày các nguyên nhân gây ra phá hoại cắt trong đất bằng thí nghiệm bàn nén?
( Thí nghiệm nén một trục cho phép nở hông )
12.Trình nội dung thí nghiệm cắt đất trực tiếp bằng máy cắt ứng biến? (Sơ đồ cắt, định
luật cắt đối với đất rời và đất dính). Nêu những điểm không hợp lý của định luật
Coloumb?
13.Trong thực tế xây dựng có những loại ứng suất nào xuất hiện trong đất? Để xác
định ứng suất trong đất ta chấp nhận những giả thiết cơ bản gì? Thế nào là trường hợp
bài toán không gian, trường hợp bài toán phẳng? Cho ví dụ.
14.Kết quả bài toán Butxinet tính ứng suất trong nền dưới tác dụng của lực tập trung
thẳng đứng và hệ quả của nó?
15.Phương pháp đồ thị biễu diễn ứng suất trong nền đất? (Xây dựng biểu đồ ứng suất
theo phương thẳng đứng, ngang, ý nghĩa của chúng). So sánh biểu đồ ứng suất trong
trường hợp bài toán phẳng và bài toán không gian ?
16.Phân bố ứng suất trong trường hợp tải trọng phân bố đều hình chữ nhật? Phương
pháp điểm góc xác định ứng suất tại một điểm bất kỳ trong nền? (Tính toán và vẽ biểu
đồ ứng suất thành thạo)
17.Phân bố ứng suất trong nền trong trường hợp tải trọng phân bố đều hình băng? Xác
định các giá trị ứng suất chính về độ lớn và phương trong trương hợp này?
18.Phân bố ứng suất tiếp xúc dưới đáy móng? (trường hợp bài toán lực tác dụng phân
bố đều hình chữ nhật)
19.Sự phân bố ứng suất do trọng lượng bản thân của đất? Khi bơm hạ mực nước ngầm
ứng suất thay đổi như thế nào? vì sao?
20.Khái niệm trạng thái ứng suất giới hạn của đất? Trong đất có những trạng thái giới
hạn nào? Trình bày các pha trạng thái ứng suất của đất?
21.Thế nào là góc nghiêng lớn nhất của đất? Điều kiện cân bằng giới hạn của đất rời và
đất dính? Để có hệ phương trình vi phân cân bằng giới hạn của bài toán phẳng ta phải
kết hợp điều kiện cân bằng giới hạn với điều kiện gì của đất?Giải hệ phương trình vi
phân cân bằng giới hạn ta được các kết quả gi?
22.Thế nào là tải trọng giới hạn, tải trọng tới hạn của nền? Trình bày phương pháp
tính tải trọng tới hạn dựa trên cơ sở lý luận nền biến dạng tuyến tính? (Bản chất
phương pháp, phương pháp xác đinh vùng biến dạng dẻo, tính toán cụ thể bài toán
này). Viết công thức tính sức chịu tải của nền R
TC
theo quy phạm Việt Nam?
23.Tính toán tải trọng giới hạn theo phương pháp Xocolopxki? (Điều kiện áp dụng, sơ
đồ tính, công thức tính và dạng mặt trượt trong các trường hợp tải trọng tác dụng thẳng
đứng lệch tâm và xiên lệch tâm).
24.Tính toán tải trọng giới hạn theo phương pháp Berenzanxep? (Nguyên nhân hình
thành nêm đất, sơ đồ tính và kết quả trong các trường hợp bài toán phẳng và bài toán
không gian).
25.Tính toán tải trọng giới hạn theo phương pháp Terzaghi? Vì sao nói phương pháp
Terzaghi và phương pháp Berenzanxep chính xác và kinh tế hơn các phương pháp
khác?
26.Trình bày điều kiện ổn đinh mái dốc đất rời và đất dính lý tưởng?
27.Phương pháp mặt trượt trụ tròn để xác định điều kiện ổn định mái dốc đất dính?
28.Khái niệm về tường chắn, áp lực đất lên tường chắn và phân loại tường chắn theo
nguyên lý làm việc?
29.Khái niệm áp lực đất chủ động, áp lực đất bị động, áp lực đất tĩnh (áp lực đất
ngưng) và điều kiện xuất hiện các loại áp lực đó?
30.Trình bày các giả thiết Coloumb về áp lực đất lên tường chắn? ý nghĩa của chúng?
31.Phương pháp giải tích xác đinh áp lực đất lên tường chắn đối với đất rời trong
trường hợp mặt đất không có tải trọng tác dụng và trường hợp trên mặt đất có tải trọng
phân bố đều liên tục ?
32.Phương pháp giải tích xác định áp lực đất lên tường chắn đối với đất dính trong
trường hợp trên mặt đất không có tải trọng tác dụng?
33.Định nghĩa lún, độ lún ổn định, vùng hoạt động nén ép, áp lực gây lún? Các điều
kiện cần thiết khi thiết kế nền đất về phương diện lún?
34.Phương pháp tính lún sử dụng kết quả bài toán lún một chiều?
35.Những cơ sở lý thuyết về môi trường biến dạng tuyến tính trong tính lún của nền?
36.Phương pháp cộng lún từng lớp phân tố xác định độ lún của nền ?(Bản chất phương
pháp, nội dung phương pháp, các bước tính toán)
37.Phương pháp lớp tương đương xác định độ lún của nền trong trường hợp nền đồng
nhất? Nội dung phương pháp điểm góc để xác định độ lún nền? Áp dụng để tính lún có
xét đến ảnh hưởng của các móng lân cận?
38.Phương pháp lớp tương đương để xác định độ lún ổn định của nền không đồng
nhất?