Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích phong cách quản lý của các lãnh đạo ngân hàng vietinbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.34 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH PHONG CÁCH QUẢN LÝ CỦA CÁC LÃNH ĐẠO
NGÂN HÀNG VIETINBANK

Bài làm : Hiện nay tôi đang công tác tại Ngân hàng TMCP công thương
Viêt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội. Do đặc thù VietinBank là một trong bốn
ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam và đồng thời được thực hiện trực
tiếp tác nghiệp trong môi trường công tác tín dụng nên tôi có điều kiện tiếp xúc
trực tiếp với các doanh nghiệp và tổ chức nhằm hướng tới mục đích đầu tư tín
dụng cho khách hàng. Các quyết định tín dụng được đưa ra sau đã được phân
tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp, tổ chức theo các tiêu chí của ngân hàng với
mục đích phát triển cho tất cả các bên. Trong các tiêu chí để đánh giá các doanh
nghiệp, tổ chức này có cả các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu về định lượng.
Và điều không thể thiếu được trong các chỉ tiêu định tính đó là việc đánh giá
người đứng đầu. Việc quyết định thành bại trong hoạt động của doanh nghiệp, tổ
chức phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng một trong những yếu tố rất quan
trọng nhất là trong môi trường kinh tế Việt Nam đang thời kỳ toàn cầu hóa hội
nhập và phát triển hiện nay đó là người lãnh đạo. Thành công của doanh nghiệp,
tổ chức và cũng là thành công của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo.
Trong khuôn khổ bài tập này tôi không có ý định chỉ ra một trường hợp cụ thể
nào vì nếu như thế nó có thể rơi vào một trong các tình huống đặc thù và có đặc
trưng riêng nào đó của một doanh nghiệp một tổ chức với bối cảnh cụ thể. Tôi
chỉ mong muốn với góc nhìn và khả năng hạn hẹp của bản thân trình bày những
nhận thức của mình về các tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo được coi là
1

GaMBA.M0410 ---


thành công tại thời điểm thị trường Việt Nam hiện nay mà thôi. Vì có thể các tố
chất này kỹ năng này tại thời điểm này là phù hợp nhưng khi xã hội phát triển
thêm nhiều bước nữa người lãnh đạo lại phải cần thêm hoặc thay đổi bổ sung


một số tố chất kỹ năng để phù hợp thích nghi với xu hướng phát triển của nền
kinh tế và của xã hội.
Stogdill (1974) đã từng viết rằng “gần như là có bao nhiêu người cố gắng
định nghĩa sự lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa về nó” 1. Quả thực vậy,
thuật ngữ lãnh đạo là một từ có nghĩa từ vựng thông thường là chỉ người đứng
đầu một tổ chức một tập hợp các cá thể nhưng lại chưa được định nghĩa một
cách chính xác. Đó là một khái niệm luôn làm chúng ta bối rối vì tính chất khó
định hình và quá linh hoạt của nó. Xuất phát từ quan điểm trên, thật khó chỉ ra
những tố chất, kỹ năng cần thiết mà một người lãnh đạo phải có để lãnh đạo
hiệu quả trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
Giống như các định nghĩa về lãnh đạo, các khái niệm về hiệu quả lãnh
đạo cũng khác nhau tùy theo nhà nghiên cứu. Có nhà nghiên cứu đánh giá hiệu
quả lãnh đạo trên phương diện kết quả hành động của người lãnh đạo đối với
cấp dưới và những người liên quan trong tổ chức trong khi nhà nghiên cứu khác
lại cho rằng sự hiệu quả của một nhà lãnh đạo thể hiện ở hiệu quả hoạt động và
sự tăng trưởng của nhóm hoặc tổ chức đó, sự sẵn sàng của tổ chức trong việc
đối mặt với những thách thức và rủi ro mới, sự hài lòng của cấp dưới người lãnh
đạo, sự quyết tâm và cam kết của cấp dưới trong việc thực hiện mục tiêu
chung.... Chính vì có quá nhiều tiêu chí và phương pháp đánh giá nên khó có thể
đánh giá được sự hiệu quả của một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên theo quan điểm của
1

Tài liệu Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo do ETC biên soạn

2

GaMBA.M0410 ---


tôi, một nhà lãnh đạo hiệu quả hay nhà lãnh đạo lý tưởng cần phải có những tố

chất và kỹ năng tối thiểu như sau:
Trước tiên, Theo các nghiên cứu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo của
Stogdill2 (1948 & 1974) thì tố chất đượt liệt kê ra là: Khả năng thích ứng tốt với
tình hình; Tỉnh táo trong môi trường xã hội; Tham vọng, luôn định hướng thưc
hiện mục tiêu; Quyết đoán; Hợp tác; Có thể tin cậy; Thể hiện quyền lực; Năng
động; Kiên trì; Tự tin; Chịu được áp lực căng thẳng; Sẵn sàng chịu trách
nhiệm. Các kỹ năng của một nhà lãnh đạo gồm: Thông minh; Có kỹ năng dựa
trên khái niệm; Sáng tạo; Giỏi ngoại giao và tế nhị; Nói năng lưu loát; Hiểu
biết về công việc; Có đầu óc tổ chức (có khả năng quản lý); Có sức thuyết
phục; Có kỹ năng giao tiếp…
Đầu tiên, sự đam mê công việc là yếu tố quan trọng đối với bất cứ nhà
lãnh đạo nào. Bởi lẽ, nếu không có sự đam mê công việc thì nhà lãnh đạo sẽ làm
việc không khác gì một nhân viên bình thường và vì vậy anh ta sẽ không quan
tâm nhiều đến kết quả của công việc và không có sự tư duy khám phá trong khi
thực hiện giải quyết công việc. Không có sự đam mê, thì một nhà lãnh đạo sẽ
không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết. Một người không
yêu công việc và không có đam mê với công việc của mình thì sẽ không bao giờ
trở thành nhà lãnh đạo giỏi được.
Thứ hai là sự tự tin. Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào
chính mình. Đó là tố chất bản lĩnh vững vàng của người lãnh đạo, tin vào công
viêc, tin vào đồng đội và tin vào chính mình, sẵn sàng giúp đỡ và truyền niềm
tin và nhiệt huyết cho mọi người, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vững vàng
2

Stogdill, 1974 (trang 259)

3

GaMBA.M0410 ---



trước mọi thử thách. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ việc bất cứ một
người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện trên những
cương vị công tác khác nhau nên họ có điều kiện tích lũy kiến thức và kinh
nghiệm, điều này cũng giúp cho họ tạo nên được sự tự tin cho chính mình trong
công việc.
Thứ ba là sự quyết đoán: Là người đứng đầu, người lãnh đạo luôn được
trông chờ trong việc lựa chọn và đưa ra những quyết định có tầm quan trọng
trong khi những người khác thường cố gắng đùn đẩy chối bỏ. Cho dù những
quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa người lãnh đạo và những người xung quanh mình thì người lãnh đạo cũng
phải chấp nhận điều đó. Sự cả nể, nhân nhượng trong khi đưa ra quyết định có
thể dẫn người lãnh đạo đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm
mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo. Đôi khi người lãnh đạo cũng cần
sự nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của
anh ta gây tác động và tổn hại lớn đến lợi ích của tập thể.
Thứ tư là dũng cảm, kiên trì và có tài xoay xở: Người lãnh đạo là người
có một trong những công việc khắc nghiệt nhất. Một nhà lãnh đạo tốt không bao
giờ đầu hàng khi gặp khó khăn, thất bại mà quan trọng là họ biết đối mặt và
dũng cảm, biết tìm ra cách làm mới cách tiếp cận mới để vượt qua sự khó khăn,
thất bại đó đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về
quản lý hay chiến lược kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng vì
vậy lãnh đạo là người đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách và khó khăn.Họ
phải kiên trì, giữ vững ý chí tìm mọi cách để thực hiện bằng được công việc. Sự

4

GaMBA.M0410 ---



dũng cảm, lòng kiên trì và tài xoay trở không ngại khó khăn là động lực lớn để
người lãnh đạo phát triển doanh nghiệp, phát triển tổ chức của mình.
Thứ năm là có óc sáng tạo: Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao
đưa ra những chiến lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất. Trong bất
cứ công việc nào, cũng cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh
nhất, hiệu quả nhất, chất lượng tốt nhất và bảo đảm thành công nhất.
Thứ sáu là có tầm nhìn xa trông rộng: Tố chất này của người lãnh đạo
khác với niềm say mê, song ở khía cạnh nào đó, nó lại không tách biệt khỏi
niềm say mê. Người lãnh đạo, ngoài niềm say mê, còn phải có tầm nhìn, cách
nhìn nhận và những ý tưởng nhất định trước những thay đổi để từ đó vạch ra
những biện pháp và những chiến lược phù hợp cho tổ chức của mình. Một nhà
lãnh đạo phải biết mình đang dẫn dắt tổ chức của mình đi tới đâu, phải hình
dung ra tương lai chung cho tổ chức do mình lãnh đạo. Xu thế phát triển đòi hỏi
nhà lãnh đạo luôn phải có tầm nhìn chiến lược, hoạch định rõ ràng các mục tiêu.
Đồng thời, phải lường trước được những thuận lợi và những khó khăn để đưa ra
kế hoạch thực hiện các mục tiêu của mình.
Thứ bảy là khả năng thích nghi cao và ham học hỏi, nâng cao trình độ:
Phương thức làm việc có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại
khác. Môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh, sự phát triển của khoa học thay đổi
mạnh mẽ và liên tục. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều
đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi trong công
việc và cũng là xu thế phát triển chung của xã hội. Ngoài ra chúng ta có thể chắc
chắn là, người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về
lĩnh vực hoạt động của họ. Vì vậy, ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực

5

GaMBA.M0410 ---



hoạt động của mình, người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần
ham mê học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật
những thông tin và tri thức mới, những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới
để thích nghi và thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
Thứ tám là biết chấp nhận mạo hiểm: Nhiều người không dám mạo hiểm
bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại, sợ trách nhiệm. Tuy nhiên, một lãnh đạo có
tham vọng phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó thực sự có đáng giá
hay không? Nếu cảm thấy sự mạo hiểm của mình là xứng đáng thì người lãnh
đạo cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với
thử thách. Nếu thử thách là phức tạp, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch,
càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống công việc càng
được giảm bớt hạn chế được nhiều rủi ro không đáng có hoặc có thể phòng
ngừa tiên lượng.
Thứ chín là tính thanh liêm: Khi làm việc mà tâm không sáng, luôn nghĩ
cho lợi ích của bản thân mình trước lợi ích của tập thể thì người lãnh đạo không
bao giờ có thể lãnh đạo tốt tổ chức của mình. Một nhà lãnh đạo không có tính
thanh liêm sẽ là tấm gương xấu cho cấp dưới, làm cấp dưới mất lòng tin vào nhà
lãnh đạo và như vậy tổ chức đó sẽ đi đến sự tàn lụi.
Thứ mười là biết im lặng và lắng nghe: Tại sao lại phải im lặng, vì im
lặng giúp nhà lãnh đạo sẽ nghe được nhiều hơn, sẽ thu nhận được nhiều thông
tin và kiến thức bổ ích hơn, giúp nhà lãnh đạo biết được những gì đang diễn ra,
đang xảy ra xung quanh công việc của mình. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho
công việc điều hành của nhà lãnh đạo. Theo chuyên gia Kristi Hedges: Lắng
nghe là một món quà bạn tặng cho những người khác. Còn đối với người lãnh

6

GaMBA.M0410 ---



đạo giỏi là khi họ lắng nghe là họ đang và sẽ nắm bắt được tình hình, biết được
vấn đề cần giải quyết đang vướng mắc ở chỗ nào, khâu nào...và họ chỉ nói khi
cần thiết hướng dẫn chỉ đạo thực hiện phương án kế hoạch mà họ đã lựa chọn
đưa ra để đạt mục đích thành công.
Thứ mười một là sự năng động: Yếu tố này vô cùng cần thiết. Nhà lãnh
đạo tài ba luôn cần phải năng động trong mọi công việc, mọi hoàn cảnh và mọi
tình huống, năng động từ trong suy nghĩ cho đến hành động. Tính năng động sẽ
giúp cho các nhà lãnh đạo phát triển và hoàn thiện các tố chất cần thiết khác của
mình.
Thứ mười hai là sự chịu đựng được áp lực, căng thẳng: Tố chất này giúp
người lãnh đạo bắt kịp được tốc độ làm việc khẩn trương, và có thể đối mặt với
các tình huống khó khăn trong công việc. Đặc biệt, ngày nay khi môi trường xã
hội và môi trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt hơn, khó
khăn hơn.
Và cuối cùng trong chuỗi tố chất là sự hợp tác: Đây là một tố chất rất
quan trọng. Một nhà lãnh đạo cần phải ý thức được và xây dựng cho mình phẩm
chất này. Hợp tác ở đây bao hàm hợp tác với cấp trên, với cấp dưới, và hợp tác
với đối tác trong và ngoài nước…. Nó thể hiện tính nhân văn trong kinh doanh,
chúng ta biết rằng, không ai có thể mình làm tất cả mọi việc, do vậy việc hợp
tác sẽ kéo mọi người gần lại nhau hơn, giúp cho hiệu quả của công việc cao hơn
và lợi ích thu được cũng cao hơn. Hợp tác sẽ giúp cho hiệu quả lãnh đạo cao
hơn và ngược lại. Ngay trên trường quốc tế các quốc gia cũng đặt tiêu chí hợp
tác để phát triển lên hàng đầu.

7

GaMBA.M0410 ---


Như vậy, những tố chất để trở thành một người lãnh đạo lý tưởng không

phải chỉ bó hẹp trong 13 tố chất kể trên mà còn rất nhiều. Tuy nhiên tôi không
có tham vọng liệt kê hết tất cả các tố chất đó mà chỉ điểm qua một vài tố chất
cần thiết giúp cho mọi người có thể trở thành những nhà lãnh đạo lý tưởng.
Tuy nhiên có những tố chất tốt của một nhà lãnh đạo giỏi chưa phải là tất
cả. Mà nhà lãnh đạo cần có những kỹ năng như sau để những tố chất đó được
bộc lộ ra ngoài:
Đầu tiên, nhà lãnh đạo thì phải có kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng
không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự
thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo”
đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý
vì chức năng của lãnh đạo là xử lý và thay đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo
giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động. Nhà lãnh
đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho
nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền
lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác khả năng của những
người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá trình đó hoạt
động.
Thứ hai là khả năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng cần phải
có của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho tổ chức, đồng thời
cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà tổ chức cần đạt tới, là
người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của tổ chức sẽ hành động theo quyết
định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh
của tổ chức. Một quyết định một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những

8

GaMBA.M0410 ---


hậu quả nặng nề khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm

bảo cho nhà lãnh đạo có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ
nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn
thành, nhà lãnh đạo phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới
để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, nhà lãnh đạo sẽ
cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các
quyết định trong quyền hạn của mình. Nhà lãnh đạo có khả năng quản lý và lập
kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm
nhìn chiến lược khi cần thiết.
Thứ ba là kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể
được tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn
đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Một nhà
lãnh đạo giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khéo léo và hiệu quả nhất.
Thứ tư là kỹ năng giao tiếp: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh
của các mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Nhà lãnh đạo
phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết vì điều đó sẽ bộc lộ được
khả năng nhiều mặt của nhà lãnh đạo và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành
công của tổ chức. Nhà lãnh đạo phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói,
ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp
đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả
năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự, vì muốn thuyết
phục được nhân viên tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt
thông tin. Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải
biết cách khuyến khích, động viên nhân viên của mình.

9

GaMBA.M0410 ---


Thứ năm là kỹ năng truyền cảm hứng: Khi biết cách truyền cảm hứng cho

người khác nhà lãnh đạo sẽ nhận được những điều mong đợi khi nhà lãnh đạo
quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi cần phải hiểu nhân
viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra
lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để
từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý. Một chuyên gia về nhân sự đã từng
kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo
hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại
phụ thuộc vào khả năng tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên, vì để
khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có
được bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy
đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý
có thể giữ một nhân viên tốt.
Thứ sáu là khả năng làm việc theo nhóm: Nhà lãnh đạo cần phải có khả
năng hoạt động cùng những người khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi
mở, biết sắp xếp và bố trí công việc cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý,
biết cách giải quyết và dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ trong tổ chức của mình,
để làm sao nhóm làm việc đạt được sự liên kết và hỗ trợ tốt nhất từ các thành
viên.
Thứ bảy là kỹ năng giao quyền: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài
– người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của mình thay vì biết cách
khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh
đó, nhà lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người
giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để

10

GaMBA.M0410 ---


thực hiện nó. Làm lãnh đạo không phải là thấu tóm hết quyền lực về tay mình

mà cần biết phân bổ quyền lực trong công việc để làm sao đạt được hiệu quả
công việc cao nhất bằng kết quả của sức mạnh tập thể.
Không ai sinh ra đã có sẵn trong mình những tố chất lãnh đạo, để trở
thành một người lãnh đạo đòi hỏi bạn phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các tố
chất, kỹ năng sẵn có, đồng thời biết sử dụng linh hoạt đúng lúc đúng chỗ và phải
thường xuyên, tích lũy kinh nghiệm, không ngừng học tập rèn luyện và nâng
cao trình độ chuyên môn của bản thân.
Trên đây là một số tố chất và kỹ năng của một nhà lãnh đạo mà theo tôi
nhận định và được thấy trong thực tế họ đã thành công trên con đường lãnh đạo
các doanh nghiệp và tổ chức đạt được những mục tiêu mà họ đặt ra cho doanh
nghiệp cho tổ chức mà họ là người lãnh đạo.
Hết
Tài liệu tham khảo :





Tài liệu bài giảng;
Tài liệu Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo của trường GRIGGS;
Kristi Hedges – Entrepreneur


11

GaMBA.M0410 ---




×