Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích tố chất và khả năng lãnh đạo ông trần đình long chủ tịch tập đoàn hòa phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.31 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH TỐ CHẤT VÀKHẢ NĂNG LÃNH DẠO - ÔNG TRẦN
ĐÌNH LONG CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

* Lãnh đạo là gì?
Có nhiều định nghĩa về lãnh đạo:
- Lãnh đạo là hành vi của một cá nhân chỉ đạo các hoạt động của một nhóm
người thực hiện một mục tiêu chung.
- Lãnh đạo là sự vượt trội về quyền lực áp đặt nhằm đảm bảo sự tuân thủ về
cơ học những chỉ đạo mang tính thủ tục của một tổ chức.
- Lãnh đạo được thực hiện khi mọi người huy động các nguồn lực về thể chế,
chính trị, tâm lý và các nguồn lực khác để đánh thức, lôi kéo sự tham gia và làm
hài lòng động cơ của những người cấp dưới.
- Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của một
nhóm người có tổ chức để thực hiện một mục tiêu chung.
- Lãnh đạo là một quá trình chỉ đạo có ý nghĩa đối với nỗ lực của tập thể và
huy động nỗ lực sẵn sàng để đạt được mục đích.
- Lãnh đạo là khả năng bước ra khỏi nền văn hóa để bắt đầu những quy trình
thay đổi mang tính cách mạng dễ được chấp nhận hơn.
- Lãnh đạo là một quá trình làm cho những gì mà mọi người chung sức làm
cùng nhau trở nên có ý nghĩa nhờ đó mọi người có thể hiểu và quyết tâm.
- Lãnh đạo là việc truyền đạt các tầm nhìn, thể hiện các giá trị và tạo ra môi
trường trong đó các mục tiêu có thể đạt được.
- Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân gây ảnh hưởng, thúc đẩy và khuyến
khích người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công chung của tổ chức.
1


Khái niệm "Nhà lãnh đạo" hay bị nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác. Người
ta thường đánh đồng nhà quản lý, hay chủ doanh nghiệp với nhà lãnh đạo. Thực
chất những đối tượng này là hoàn toàn khác nhau.
Khái niệm, chức năng của "Nhà lãnh đạo" và "Nhà quản lý":


- Khái niệm:
+ Nhà lãnh đạo được mô tả là người "tìm đường".
+ Nhà quản lý là người "đi đường".
- Chức năng:
+ Lãnh đạo là bức tranh lớn.
+ Chức năng quản lý lại hẹp hơn.
Trong doanh nghiệp, người đứng đầu thường giữ cả hai vai trò lãnh đạo và
quản lý, trong tình huống khác họ thực hiện công việc quản lý. Mọi người có thể
gọi họ là nhà lãnh đạo hoặc nhà quản lý của doanh nghiệp, và điều này dẫn tới
những nhầm lẫn giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo. Phải chú ý rằng, một nhà lãnh
đạo cũng là một nhà quản lý chuyên nghiệp, nhưng một nhà quản lý giỏi chưa chắc
đã là một nhà lãnh đạo. Điểm khác biệt thứ hai giữa một nhà lãnh đạo và một nhà
quản lý là khả năng tạo ra tầm nhìn. Nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra tầm nhìn cho
tổ chức, hướng tới mục tiêu tương lai của tổ chức, còn nhà quản lý thì chỉ tập trung
vào mục tiêu hiện tại của tổ chức. Nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp: Chủ doanh
nghiệp là người bỏ vốn vào công ty để kinh doanh và bỏ tiền ra để thuê người khác
làm việc cho mình. Họ có thể thuê giám đốc lãnh đạo công ty mình. Vì vậy, chủ
doanh nghiệp có quyền quyết định nhiều vấn đề đối với doanh nghiệp. Ngoài ra,
chủ doanh nghiệp trong nhiều trường hợp cũng chính là người điều hành doanh
nghiệp. Điều này cũng làm người ta nhầm lẫn giữa chủ doanh nghiệp và nhà lãnh
đạo. Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp cũng chính là sự ảnh
2


hưởng. Chủ doanh nghiệp thuê người khác làm việc cho mình, nhưng không có
nghĩa là họ có ảnh hưởng với những người đó. Họ chỉ trả tiền để thuê người lao
động thực hiện những công việc yêu cầu. Nhà lãnh đạo bằng ảnh hưởng của mình
để cuốn hút, lôi kéo người khác, khiến họ làm việc tốt hơn. Thực chất công việc
lãnh đạo là khả năng tạo ra tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng trong tổ chức. Ba
nhiệm vụ này kết hợp với nhau, tạo nên sự khác biệt của một nhà lãnh đạo với bất

kỳ ai. Người nhìn xa trông rộng không phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể
truyền cảm hứng. Người tạo ra và duy trì được ảnh hưởng không phải là người
lãnh đạo nếu anh ta không thể tạo ra một tầm nhìn. Tầm nhìn, cảm hứng và ảnh
hưởng cần phải được thực hiện một cách khéo léo và bài bản, đòi hỏi nhà lãnh đạo
phải có những phẩm chất và kỹ năng riêng biệt. Vì vậy, công việc lãnh đạo vừa
mang tính nghệ thuật, vừa mang tính chất khoa học. Phẩm chất chính là những yếu
tố tạo nên giá trị của nhà lãnh đạo. Một số nhà nghiên cứu coi phẩm chất cá nhân là
yếu tố quyết định đối với một nhà lãnh đạo. Học thuyết về năng lực lãnh đạo của
Bass (công bố vào năm 1989 & 1990) đưa ra 3 học thuyết để chúng ta trở thành
nhà lãnh đạo, trong đó có một thuyết tính cách (Trait Theory) cho rằng: Khi có một
vài đặc điểm tính cách cá nhân đặc biệt thì người ta có thể đảm nhận vai trò lãnh
đạo một cách tự nhiên. Chúng ta nên dựa vào bản chất công việc lãnh đạo để xác
định phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo.
- Để tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khả năng
thích ứng với môi trường, nhạy bén, linh hoạt và sáng tạo. Tầm nhìn của nhà lãnh
đạo phải dựa trên những thế mạnh của doanh nghiệp và phải vượt qua được những
giới hạn của những suy nghĩ thông thường, có khả năng dự đoán những biến động
để tận dụng chúng làm bàn đạp cho doanh nghiệp tiến lên. Vì vậy, khả năng thích
nghi, nhạy bén và linh hoạt cho phép nhà lãnh đạo nắm bắt được sự thay đổi nhanh
chóng của môi trường kinh doanh, phán đoán được những xu hướng phát triển thị

3


trường, sản phẩm trong tương lai. Sáng tạo là khả năng tư duy tạo ra cái mới, cái
khác lạ có giá trị đối với bản thân và xã hội, cải tạo cái cũ cái lạc hậu để gia tăng giá
trị. Sáng tạo có thể xuất phát chính từ niềm đam mê muốn khám phá, chinh phục cái
mới. Tầm nhìn là một sự tưởng tượng về tương lai dựa trên thực tế, vì vậy nhà lãnh
đạo phải có sự sáng tạo, phải có niềm đam mê.
- Để truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng với người khác, bản thân nhà lãnh

đạo phải gây dựng được niềm tin cho bản thân mình. Mọi người theo họ là vì tin
vào khả năng của họ trước khi tin vào tầm nhìn của họ đưa ra. Để tạo được niềm
tin cho mình, phẩm chất quan trọng nhất mà nhà lãnh đạo cần phải có đó là tính
nhất quán. Peter Drucker, tác giả của nhiều cuốn sách quản lý đã kết luận: “Yếu tố
cần thiết cuối cùng để lãnh đạo hiệu quả là sự tín nhiệm. Nếu không, sẽ không có
người theo bạn. Tín nhiệm nghĩa là tin chắc nhà lãnh đạo đó và những gì anh ta nói
là một, chính là tin tưởng sự nhất quán trong con người anh ta”. Một người có tính
nhất quán nghĩa là người ấy không bao giờ sống hai mặt, hay giả dối với chính
mình cũng như với người khác. Hành động của nhà lãnh đạo phải tương đồng, phù
hợp với hệ thống niềm tin, với mục tiêu mà mình theo đuổi và hướng mọi người
thực hiện.
Một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn có
mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Thế nhưng,
nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi
cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi mình vì sao những người
khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của
bạn. Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho mình
để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Những tố chất này ảnh hưởng
trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công của doanh nghiệp.

4


Theo đúc kết của nhiều chuyên gia, người lãnh đạo tài năng phải có những
tố chất và kỹ năng dưới đây.
* Về tố chất:
1.Niềm say mê. Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm
được điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê,
thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
2. Sự hiểu biết và tính ham học hỏi. Điều chắc chắn là, người lãnh đạo

không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ.
Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, nguời lãnh đạo
còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến
thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới.
3. Nhìn xa trông rộng. Tố chất này khác với niềm say mê, song ở khía cạnh
nào đó, nó lại không tách biệt khỏi niềm say mê. Nếu một người không quan tâm
đến một đối tượng, một vấn đề, một hệ thống nào đó, thì người đó sẽ không chú
tâm dành thời gian tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, người lãnh đạo, ngoài niềm
say mê, còn phải có tầm nhìn, cách nhìn nhận và những ý tưởng nhất định trước
những thay đổi, để từ đó vạch ra những biện pháp phù hợp.
4. Óc sáng tạo. Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra những
chiến lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ cong việc nào,
cũng cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất,
chất lượng đảm bảo nhất.
5. Khả năng truyền đạt thông tin. Người lãnh đạo phải có khả năng diễn thuyết
và truyền đạt thông tin để thuyết phục những người khác tin tưởng, nghe theo và làm
theo.

5


6. Khả năng lập Kế hoạch và tổ chức. Người lãnh đạo là người luôn nhìn thấy
những việc cần làm và có khả năng giúp tập thể lập kế hoạch và tổ chức việc thực
hiện.
7. Khả năng làm việc theo nhóm. Người lãnh đạo cần phải có khả năng hoạt
động cùng những người khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp
xếp và bố trí công việc cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết cách giải
quyết và dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ.
8. Tài xoay xở. Người lãnh đạo càn có nghị lực rất lớn. Khi khó khắn, họ
không nản chí. Khi công việc xem ra quá khó, họ sẽ tìm cách tiếp cận khác. Họ

luôn tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, đẻ từ đó lựa chọn hướng đi tối ưu.
9. Lòng dũng cảm. Người lãnh đạo là người có một trong những công việc
khắc nghiệt nhất. Giám đốc điều hành phải luôn xác định rõ, họ là đại diện cho ai
và cần phải làm gì. Họ phải dũng cảm và cương quyết trong các vấn đề liên quan
đến sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm, sa thải…
10. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Người lãnh đạo tài năng là người không trốn
tránh trước thực tế giảm sút, biết lường trước những kịch bản xấu nhất có thể xảy
ra với doanh nghiệp. Khi đó, họ cần có kế hoạch hỗ trợ.
* Về kỹ năng:
1. Kỹ năng lãnh đạo:
Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý. Lãnh đạo giỏi
được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Thuật
ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của
người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản lý cần phải
lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động.

6


Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao
cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó.
2. Kỹ năng lập kế hoạch:
Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành
động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới
vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu
quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà
quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc
theo mục tiêu của kế hoạch đã định.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau: nhận

diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn
giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khoé léo
và hiệu quả
4. Kỹ năng giao tiếp tốt:
Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một
chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ
không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay
lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để
khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có được
bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện
nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ
một nhân viên tốt.
Để minh chứng cho những điều trên tôi xin nêu và phân tích những tố chất
và kỹ năng của một nhà lãnh đạo mà tôi cho là thành công. Ông Trần Đình Long
7


sinh năm 1961 tại Hải Dương, thường trú tại Hà Nội. Ông là một trong 6 cổ đông
sáng lập nên Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Giữ chức vụ cao cấp từ khi vào công ty,
hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trước khi đến đầu tư ở Hà Nam, ông đã thực
hiện nhiều dự án tại Hưng Yên, Hải Dương, Hà Giang…. Ông là người rất nổi
tiếng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có thời điểm ông đã là một trong 10
người giàu nhất chứng khoán Việt Nam.
1. Niềm say mê.
Ông là người thích làm cái mới, đam mê kinh doanh, do vậy ông đã quyết
định đầu tư nhà máy sản xuất xi măng có công suất 2.500tấn/Clinker/ngày, công
nghệ thiết bị hiện đại của cộng hòa liên bang Đức tại xã Thanh Thủy huyện Thanh
Liêm tỉnh Hà Nam, tạo nhiều việc làm cho người lao động địa phương, góp phần
tích cực ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy chuyển dịch nhanh mạnh cơ cấu kinh tế
thời CNH-HĐH của của huyện Thanh Liêm và địa bàn tỉnh Hà Nam. Nếu không

có sự say mê, thì ông sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết
như vậy bởi trước khi đầu tư nơi đây là khu đất ao đầm sình lầy heo hút .
Hiện là ông chủ Công ty CP tập đoàn Hòa Phát tiền thân là công ty CP Thép
Hòa Phát, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở KH và ĐT
tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 26/10/2001. Sau đó công ty CP thép Hòa Phát lại
6 doanh nghiệp độc lập mang thương hiệu Hòa Phát khác và lập thành Công ty CP
tập đoàn Hòa Phát. Hiện nay công ty CP tập đoàn Hòa Phát gồm 9 công ty con:
- Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Hòa Phát
- Công ty CP Nội thất Hòa Phát
- Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
- Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát
- Công ty CP XD và PT đô thị Hòa Phát
8


- Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát
- Công ty CP thép Hòa Phát
- Công ty CP Thép cán tấm Kinh Môn
- Công ty TNHH Hòa Phát Lào được thành lập và được nước CHDC ND
Lào cấp giấy phép đầu tư vào ngày 28/01/2008
Ngoài ra công ty còn liên kết với 3 công ty khác là:
- Công ty CP Xi măng Hòa
- Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát
- Công ty CP Khai khoáng Hòa Phát
2. Sự hiểu biết và tính ham học hỏi.
Trước khi đầu tư nhà máy sản xuất xi măng có công suất 2.500 tấn/Clinker/ngày
tại Hà Nam ông gần như không biết gì về công nghệ vật liệu xây dựng, ngành nghề
kinh doanh chủ yếu của ông trước đây là thương mại trong lĩnh vực nội thất, thép,
ống thép. Tuy nhiên khi bắt tay vào triển khai dự án ông đã tìm tòi học hỏi qua bạn
bè, sách vở. Trước đây khi xây dựng nhà máy và vận hành thử ông phải nhờ đến sự

trợ giúp của chuyên gia Đức, Trung Quốc, giờ đây nhà máy đã hoàn thành đi vào
sản xuất ông cũng đã nắm bắt và chủ động trong việc quản lý điều hành sản xuất.
3. Nhìn xa trông rộng.
Tố chất này khác với niềm say mê, song ở khía cạnh nào đó, nó lại không tách
biệt khỏi niềm say mê. Ông Long là người say mê kinh doanh, say mê đầu tư, ông
đã chuyển qua nhiều nghành nghề kinh doanh. Ông nhận thấy những khối đá vô
tận tại nơi đây - nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất xi măng, chính những điều
đó đưa chân ông đến vùng núi đá ven sông Đáy tại Hà Nam này. Trải qua biết bao
ngày đêm công trường nắng mưa, bây giờ trên khu đất ao đầm sình lầy heo hút ấy,
9


dưới bàn tay của ông Long đã mọc lên nhà máy sản xuất xi măng bề thế có công
suất 2.500 tấn/Clinker/ngày
4. Óc sáng tạo.
Ông Long luôn suy nghĩ để làm sao đưa ra những chiến lược tiêu thụ sản ph ẩm
xi măng mang thương hiệu Hòa Phát đến tận tay người tiêu dùng một cách hiệu
quả nhất như các sản phẩm khác mà tập đoàn này đã chinh phục người tiêu dùng.
Chưa dừng lại ở đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường,
cải tiến phương pháp sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu vào nâng cao năng xuất từ đó
nâng cao thu nhập cho người lao động mới là điều mà ông trăn trở.
5. Khả năng truyền đạt thông tin.
Ông là người có khả năng diễn thuyết và truyền đạt thông tin để thuyết phục
những người khác tin tưởng, nghe theo và làm theo. Có như vậy ông mới tuyển
dụng được đội ngũ chuyên gia, cán bộ công nhân viên đầy năng lực để phục vụ sản
xuất ổn định tại nhà máy như hiện nay cũng như mạng lưới nhà máy trải rộng trên
khắp lãnh thổ Việt Nam và nước bạn Lào.
6. Khả năng lập kế hoạch và tổ chức.
Ông là người luôn nhìn thấy những việc cần làm và có khả năng giúp tập thể lập
kế hoạch và tổ chức việc thực hiện. Từ giai đoạn triển khai đầu tư dự án ông là

người tổng chỉ huy trực tiếp các công việc từ văn phòng đến công trường. Ông lên
kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng bộ phận, đôn đốc nhà thầu thi công để hoàn thành
từng công trình, hạng mục công trình theo tiến độ. Trong giai đoạn sản xuất ông
lên kế hoạch và giao nhiệm vụ cho từng bộ phận: kế hoạch, sản xuất, tiêu thụ, tài
chính….
7. Khả năng làm việc theo nhóm.

10


Ông có khả năng hoạt động cùng những người khác, biết lắng nghe, sống trung
thực và cởi mở, biết sắp xếp và bố trí công việc cho nhân viên một cách khoa học
và hợp lý, biết cách giải quyết và dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ.
8. Tài xoay xở.
Ông là người có nghị lực rất lớn, khi khó khăn không nản chí. Khi công việc
xem ra quá khó, ông tìm cách tiếp cận khác. Ông luôn tìm kiếm các giải pháp cho
vấn đề, để từ đó lựa chọn hướng đi tối ưu. Trong quá trình đầu tư dự án gặp khó
khăn về nguồn vốn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, có những lúc tưởng
như ông buông suôi tất cả bởi ngân hàng thắt chặt tín dụng, cổ đông thoái vốn
không tham gia góp vốn theo cam kết, nhà thầu thi công đình thi công đòi ứng vốn
trước…. Tuy nhiên ông đã vượt qua bởi ông biết cách động viên mọi người, tranh
thủ sự ủng hộ từ anh em bạn bè, người thân, đồng nghiệp.
9. Lòng dũng cảm.
Ông cũng là người dũng cảm và cương quyết trong các vấn đề liên quan đến sự
sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp, cũng như việc bổ nhiệm, sa thải… Nếu
không có sự dũng cảm cương quyết chắc chắn ông sẽ thất bại trong việc đầu tư nhà
máy xi măng tại Hà Nam bởi đã có biết bao sóng gió ập đến trong quá trình đầu tư,
sau đó khi đi vào sản xuất thì việc tìm kiếm thị trường cũng là một vấn đề.
10. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Ông là người không trốn tránh trước thực tế giảm sút, biết lường trước những

kịch bản xấu nhất có thể xảy ra với doanh nghiệp. Ông đã tính toán rất kỹ lưỡng
khi quyết định đầu tư nhà máy xi măng tại Hà Nam, bởi Hà Nam đã có rất nhiều
nhà máy xi măng, thị trường tiêu thụ sản phẩm là bài toán rất khó giải đặc biệt
trong giai đoạn đầu đi vào sản xuất, hệ thống máy móc chưa hoàn chỉnh… Tuy
nhiên ông đã đưa ra một kế hoạch để khắc phục các vấn đề trên.

11


Ngoài ra ông Long còn là người có kỹ năng lãnh đạo rất tốt.
Kỹ năng này được ông thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và
con người. Quan điểm của ông là đào tạo nhân viên giỏi một nghề, biết nhiều nghề.
Hiện nay con số lao động trong tập đoàn do ông quản lý lên đến hàng vạn người kể
cả lao động phổ thông, tuy nhiên ai vào việc nấy, công việc được phân công rõ
ràng rành mạch.
Kỹ năng lập kế hoạch:
Trong tập đoàn ông Long là người ra quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến
của cổ đông và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Các
quyết định của ông ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Ông nhận
thức được rằng một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó
lường.Vì vậy ông rất quan trọng việc lập kế hoạch để đảm bảo cho những kế hoạch
hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định.
Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Ông luôn giải quyết vấn đề qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên
cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu.
Kỹ năng giao tiếp tốt:
Ông là người có khả năng giao tiếp, diễn thuyết để thuyết phục những người
khác tin tưởng, nghe theo và làm theo. Chính như vậy ông mới điều hành được cả
tập đoàn lớn, tuyển dụng được đội ngũ chuyên gia, cán bộ công nhân viên đầy
năng lực để phục vụ sản xuất ổn định tại các nhà máy trải rộng trên khắp lãnh thổ

Việt Nam và nước bạn Lào. Ông cho rằng tiền có thể mua được thời gian chứ
không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay
lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để
khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động. Bên cạnh đó ông
12


rất quan tâm đến mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi để có thể giữ
nhân viên tốt.

13



×