Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Hoàn thiện quản trị cung ứng tại Công ty Cổ phần Dược Phẩm Thiên Ân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.63 KB, 47 trang )

GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Đề tài:
Hoàn thiện quản trị cung ứng tại Công ty Cổ phần Dược Phẩm Thiên Ân

Họ tên sinh viên
Lớp
Mã sinh viên
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:

Phạm Trung Kiên
QTKD Tổng hợp K46
TC460481
PGS.TS Trần Việt Lâm

Hà Nội/2017

SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN



Page 1


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................4
Danh mục biểu đồ......................................................................................................5
Chương 1...............Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Dược Phẩm Thiên Ân6
1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty...........................................6

1.1.1

Thông tin chung về Công ty...............................................................6

1.1.2

Giai đoạn phát triển của Công ty........................................................6

1.1.3

Ngành nghề kinh doanh của Công ty.................................................6

1.2

Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản xuất kinh doanh................6

1.2.1


Đặc điểm về cơ cấu tổ chức................................................................6

1.2.2

Đặc điểm về đội ngũ lao động..........................................................10

1.2.3

Đặc điểm về tình hình tài chính........................................................11

1.2.4

Đặc điểm về cơ sở vật chất...............................................................12

1.3

Kết quả hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2013 – 2016................12

1.3.1

Kết quả cung cấp sản phẩm dịch vụ.................................................12

1.3.2

Kết quả về mở rộng khách hàng thị trường......................................13

1.3.3

Kết quả về doanh thu và lợi nhuận...................................................14


1.3.4 Kết quả về nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân của người
lao động.........................................................................................................16
Chương 2........Thực trạng quản trị cung ứng tại Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên
Ân
18
2.1

Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị cung ứng.........................................18

2.1.1

Các nhân tố bên trong.......................................................................18

2.2.1.1 Môi trường vĩ mô.........................................................................................18
2.2.1.2Môi trường vi mô............................................................................19
2.1.2

Các nhân tố bên ngoài......................................................................20

2.1.2.1Tình hình nguồn nhân lực.............................................................................20
2.2.2.2Năng lực sản xuất...........................................................................21
2.2.2.3Năng lực nghiên cứu và phát triển..................................................22
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 2


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
2.2


Phân tích thực trạng quản trị cung ứng tại Công ty................................22

2.2.1

Xây dựng kế hoạch cung ứng tại Công ty........................................22

2.2.1.1 Xây dựng kế hoạch ngắn hạn.........................................................23
2.2.2.2 Xây dựng kế hoạch dài hạn............................................................24
2.2.2.3 Dự báo sự biến động của thị trường...............................................27
2.2.2

Lựa chọn nhà cung ứng....................................................................27

2.2.3

Tổ chức hoạt động mua sắm.............................................................29

2.2.4

Tổ chức thanh toán và vận chuyển...................................................30

2.2.5

Tổ chức lưu kho................................................................................30

2.3

Đánh giá chung về quản trị cung ứng tại Công ty..................................31


Chương 3........Một số giải pháp hoàn thiện quản trị cung tại Công ty Cổ phần Dược
Phẩm Thiên Ân........................................................................................................35
3.1

Tổng quan...............................................................................................35

3.1.1

Định hướng về hoạt động cung ứng.................................................35

3.1.2

Các mục tiêu chủ yếu của Công ty...................................................36

3.2

Các giải pháp chủ yếu.............................................................................37

3.2.1

Hoàn thiện công tác dự báo và lập kế hoạch...................................37

3.2.2
ứng.

Thực hiện chế độ khuyến khích vật chất trong công tác quản trị cung
39

3.2.3


Tổ chức lại công tác vận chuyển......................................................41

3.2.4

Nâng cao trình độ đội ngũ các bộ quản trị cung ứng........................41

3.2.5
tàng

Nâng cao chất lượng công tác thống kê,kiểm kê đối với hệ thống kho
43

3.3

Kiến nghị.................................................................................................44

Kết luận 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................47
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................48

SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 3


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, em đã được các thầy cô giáo tận
tình hướng dẫn và truyền đạt cho những kiến thức về kinh tế và quản lý kinh tế.

Việc được trang bị một cách bài bản các kiến thức lý thuyết đã giúp em có được
cách nhìn sát hơn đối với công tác quản trị kinh doanh doanh nghiệp. Tuy nhiên
việc chưa được tiếp xúc nhiều với thực tiễn quản lý kinh tế ở một doanh nghiệp
cụ thể làm cho em chưa thể thực hành và vận dụng được nhiều các kiến thức
được học trên ghế giảng đường. Chính vì thế, đợt thực tập tốt nghiệp này là cơ
hội rất tốt và rất ý nghĩa để em có thể vận dụng, trau dồi kiến thức, tác phong
làm việc của mình.
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, việc tìm hiểu và nắm bắt các
mặt hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết đối với
một sinh viên ngành quản trị kinh doanh sắp tốt nghiệp như em trong việc trang
bị một cách đầy đủ hơn các kiến thức thực tế. Qua tìm hiểu và được giới thiệu,
em đã chọn thực tập tại Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Ân. Đây là một công
ty có sự phát triển lớn cùng với đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm. Lĩnh vực hoạt
động của Công ty rất hấp dẫn em và môi trường làm việc ở đây rất chuyên
nghiệp. Chính vì thế, việc thực tập tại Công ty là rất thuận lợi đối với em trong
việc tìm hiểu hoạt động và thu thập số liệu.
Với những kiến thức đã học tại trường cùng sự hướng dẫn tận tình của giảng
viên PGS.TS Trần Việt Lâm và các anh chị trong Công ty cổ phần dược phẩm
Thiên Ân đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp.
Do thời gian thực tập có hạn cùng với vốn kiến thức còn hạn chế nên
trong báo cáo này của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý của giảng viên PGS.TS Trần Việt Lâm và các anh chị trong
Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Ân để giúp em hoàn thành bài báo cáo này
tốt hơn.

SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 4



GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017

Danh mục biểu đồ
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty
Bảng1 : Thu nhập bình quân hàng năm của người lao động
Bảng 2: Kết quả số lượng người lao động 2012-2016
Bảng 3.Kết quả HĐKD của Công ty giai đoạn 2012 - 2016
Hình 1.Biểu đồ doanh thu bán hàng của Công ty
Hình 2 Biểu đồ chi phí của Công ty
Hình 3Biểu đồ lợi nhuận của Công ty
Bảng 4:Tình hình nộp NSNN của Công ty giai đoạn 2012 - 2016
Hình 4: Tình hình nộp NSNN của Công ty giai đoạn 2012-2016

SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 5


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017

Chương 1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Dược Phẩm Thiên Ân
1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

1.1.1 Thông tin chung về Công ty
-Địa chỉ: Số 19 ngõ 331 Trần Khát Chân, Phường Thanh Nhàn, Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội .
-Mã số thuế: 0102719770 (10/04/2008).
-Người ĐDPL: Phùng Ngọc Khánh.

-Ngày hoạt động: 16/04/2008.
-Giấy phép kinh doanh: 0102719770.
-Lĩnh vực: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.
1.1.2 Giai đoạn phát triển của Công ty
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dược phẩm thiên Ân
là công ty mới thành lập năm 2008. Là một công ty mới nhưng đã có những
đóng góp cho nền kinh tế đất nước.
Với việc kinh doanh hiệu quả các mặt hàng thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm
và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh … làm tăng giá trị xuất
khẩu các mặt hàng kinh doanh trong nền kinh tế trong nước.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn đóng góp vai trò nhập khẩu các mặt hàng
thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên
doanh.
1.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa
hàng chuyên doanh( mã ngành G4772)
1.2 Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản xuất kinh doanh
1.2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Sơ đồ bộ máy Công ty
( Xem ở dưới)
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 6


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty
Đại hội đồng
cổ đông


Chủ tịch HĐQT

Ban kiểm soát

Ban Giám đốc

Phòng
KT-TC

Phòng
Kinh doanh

Xưởng

Phòng quản lý sản xuất

Xưởng

Văn phòng

Xưởng

(Nguồn: Phòng Hành chính)
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
*Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN


Page 7


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
 Hội đồng quản trị: Là cơ quan thực hiện các quyết định của hội đồng
cổ đông, hoạt động tuân thủ mọi quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty.
Hội đồng quản trị gồm 6 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc thay mặt cho hội đồng quản trị quản lý điều hành hoạt động của
Công ty.
 Ban giám đốc:bao gồm Tổng Giám đốc và 3 phó Tổng Giám đốc
- Tổng giám đốc: Là người phụ trách chung, quản lý công ty về mọi mặt
hoạt động, ra các quyết định quản lý sản xuất, là người chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các hoạt động của công ty mình. Tổng Giám đốc không chỉ quản lý
các phòng ban của Công ty thông qua các phó Tổng Giám đốc mà còn có thể
xem xét trực tiếp từng nơi làm việc khi cần thiết. Tổng Giám đốc có các phó
Tổng Giám đốc và các trưởng phòng giúp đỡ trong việc điều hành của công ty.
- Phó Tổng Giám đốc: là người được bổ nhiệm nhằm giúp việc cho Tổng
Giám đốc trong việc quản lý công ty.
+ Phó TGĐ phụ trách kinh doanh: phụ trách mặt kinh doanh của công ty,chịu
trách nhiệm về kế hoạch sản xuất,tiêu thụ sản phẩm của công ty.
+ Phó TGĐ phụ trách dự án: giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm
bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, đảm bảo chất lượng, đạt được mục
tiêu cụ thể của dự án.
+ Phó TGĐ phụ trách kỹ thuật: là người chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật
và chất lượng của sản phẩm.
 Ban kiểm soát: do đại hội đồng cổ đông bầu ra.Ban kiểm soát có nhiệm
vụ kiểm tra tính trung thực,hợp lý,hợp pháp trong hoạt động quản lý điều hành
hoạt động kinh doanh,trong ghi chép, lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán và báo
cáo tài chính của công ty.
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN


Page 8


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
 Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh,thực hiện và
quản lý việc thực hiện kế hoạch,thực hiện việc giới thiệu sản phẩm,tiêu thụ sản
phẩm,tiếp xúc với khách hàng, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng và đối
tác.Tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch phù hợp. Tổ
chức việc tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp cho đầu vào, tức là tổ chức mua các
nguyên vật liệu, CCDC, TSCĐ… cần thiết phục vụ cho sản xuất và quản lý dựa
trên cơ sở kế hoạch sản xuất sản phẩm và định mức kĩ thuật đã xác định.
 Phòng kế toán- tài chính: có nhiệm vụ thực hiện các công tác kế toán,
tài chính của công ty theo quy chế hoạt động của Công ty và quy định của pháp
luật nhà nước Việt Nam.Xử lý các nghiệp vụ kế toán trong quá trình kinh
doanh,quản lý vốn,định giá,quản lý các nguồn thu thuộc phòng kinh doanh,phản
ánh tình hinh sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty.
 Phòng quản lý sản xuất: Tổ chức tính toán các định mức kỹ thuật,
nghiên cứu đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm các loại và đưa ra các biện
pháp kỹ thuật góp phần giảm chi phí sản xuất sản phẩm, quản lý chất lượng sản
phẩm và lắp đặt, sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của công ty.
 Văn Phòng (Phòng Tổ chức Hành chính) : Tổ chức cán bộ quản lý
trong công ty, điều động - tuyển dụng lao động cho các bộ phận, phòng ban, tính
lương, thưởng, các chế độ khác cho lao động trong công ty, xây dựng mức tiền
lương.
Có nhiệm vụ soạn thảo, nhận gửi, lưu trữ các công văn, giấy tờ cần thiết,
giúp công ty thực hiện các hoạt động trong quan hệ giao dịch.Bao gồm cả các
công tác y tế, nhà ăn của CBCNV, Bảo vể tài sản của Công ty – các bộ phận này
đều thuộc Văn Phòng Công ty quản lý.
 Xưởng sản xuất: sản xuất các loại sản phẩm của Công ty.


SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 9


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
1.2.2 Đặc điểm về đội ngũ lao động
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2013-2016
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

Số lao động

35

41

43

45

30

5
3
10
8
7
7

34
7
3
11
9
7
11

34
9
4
12
10
9
10

36
9
4
15
10
9
12


1.Theo giới
tính
2.Theo trình
độ

-Nam
-Nữ
-Quản lý
-Đại học
-Cao đẳng
-Trung cấp
-Phổ thông

Với mục tiêu lấy con người làm đầu, là cơ sở phát triển Công ty một cách
bền vững, Công ty luôn luôn đầu tư phát triển con người, tổ chức đào tạo để phát
triển nguồn nhân lực. Hiện nay Công ty Cổ phần Dược Phẩm Thiên Ân có tổng
cộng 47 lao động, trong đó, số lượng lao động được phân loại như trên.
Tổng quỹ lương và số lên và tiền lương trung bình của công nhân viên
công ty cũng đang được tăng lên đáng kể, cho thấy đời sống của người lao động
đang tăng lên và luôn được quan tâm đúng mực.
Bảng 2 Quỹ lương và tiền lương trung bình tại Công ty giai đoạn 20122016
Chỉ tiêu
Tổng thu
nhập
Thu nhập
trung
bình

Đơn vị

Nghìn đồng
Nghìn đồng/
người/ tháng

2012
150.00

2013
160.00

0

0

3.900

4.160

2014

2015

2016

165.000 180.000 195.000

4.290

4.680


5.070

Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự
Ta thấy, mức lương trung bình của công nhân viên Công ty tăng đều qua
các năm, đặc biệt là trong giai đoạn 2014-2015: Năm 2015 là 4,680 triệu
đồng/người/tháng, năm 2016 là 5,070 triệu đồng/người/tháng.
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 10


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
1.2.3 Đặc điểm về tình hình tài chính
Nhìn vào báo cáo tài chính và kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty
năm 2016 cho ta thấy tình hình tài chính cũng như khả năng thu, chi, tiềm năng
kinh tế của Công ty, từ đó cho thấy Công ty có thể đứng vững trên thị trường
được hay không đòi hỏi công ty phải có một nguồn vốn đủ mạnh nhất là ngày
nay trong cơ chế thị trường càng đòi hỏi phải huy động được nhiều vốn, nhằm
thúc đẩy phát triển đầu tư thêm thiết bị máy móc, mở rộng quy mô… Tăng hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì đó nguồn vốn của Công ty được
huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn tự có, vốn vay tín dụng, vốn từ
huy động tiền nhàn rỗi trong công nhân viên...
Vì vậy trong những năm gần đây, nguồn vốn của Công ty đã có những
chuyển biến về lượng cụ thể là, vốn điều lệ của Công ty được tăng lên nhanh
chóng chỉ sau mấy năm hình thành phát triển và chúng ta có thể thấy rõ hơn qua
bảng số liệu sau;
Bảng 2Nguồn vốn SXKD của công ty giai đoạn 2013 đến 2016
(Đơn vị : triệu đồng )
CHỈ TIÊU


2013

2014

2015

2016

VỐN CĐ

1.500

2.500

2.900

3.800

VỐN LĐ

8.100

13.000

25.000

31.200

TỔNG VỐN


9.600

15.500

27.900

35.000

%

15,6

16,6

10,04

10,85

84,4

83,4

89,96

89,15

VCĐ/TÔNG
%VLĐ/TỔN
G VỐN


( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Cụ thể là vốn cố định của Công ty năm 2013 là 1 tỷ 500 triệu đồng;

tăng lên 2 tỷ 500 triệu đồng năm 2014; được tăng lên 3 tỷ 800 triêu đồng năm
2015; vốn lưu động cũng tăng mạnh từ 8 tỷ 100 triệu đồng năm 2013 tăng lên 31

SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 11


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
tỷ 200 triệu đồng năm 2016; điều đó cho ta thấy tốc độ tăng trưởng về vốn của
Công ty trong những năm qua là đáng kích lệ.
1.2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất
Về cơ sở vật chất của Công ty Cổ phần Dược Phẩm Thiên Ân phần nào còn
hạn chế, diện tích mặt bằng của Công ty còn hạn hẹp, vốn cố định cũng như vốn
lưu động còn thấp, vì thế số vốn đầu tư vào tài sản cố định cũng như vốn lưu
động có giới hạn, đó cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của Công ty nhất là trong giai đoạn khó khăn về kinh tế
như hiện nay đỏi hỏi các doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế đủ mạnh.
Và sự đoàn kết, nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân
viên trong toàn Công ty.
1.3

Kết quả hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2013 – 2016

1.3.1 Kết quả cung cấp sản phẩm dịch vụ
Bảng kết quả thực hiện một số nhóm sản phẩm chủ yếu giai đoạn 20132016( xem ở dưới).
Năm 2014 nhiều sản phẩm kinh doanh đạt doanh số cao hơn so với năm

2013 như: Sản phẩm về xương, khớp tăng 4,88%, Sản phẩm về gan tăng 5,5%,
Sản phẩm về phổi tăng 3,51%...
Bên cạnh đó một số sản phẩm sản lượng giảm như: Sản phẩm về tiêu hóa
giảm 7,91%. Năm 2014 có một số thay đổi so với năm 2013 Sản phẩm về tim
mạch và não lại giảm, còn lại các sản phẩm đều tăng.
Nhìn chung doanh số của các sản phẩm có tăng nhưng đều ở mức khá
khiêm tốn có thể do Công ty chưa phát huy tốt việc xây dựng chiến lược kinh
doanh, trong những năm tiếp theo nhiệm vụ của Công ty là phải đẩy mạnh hoạt
động này bằng các biện pháp và chiến lược cụ thể.
Bảng 3 Kết quả thực hiện KD một số nhóm sản phẩm chủ yếu
giai đoạn 2013 – 2016

SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 12


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017

Sản
phẩm

Năm
2013

%

Năm

tăng so với


2014

năm 2015

%
Năm
2016

tăng so
với năm
2014

Sản
phẩm về
xương, khớp
Sản
phẩm về gan
Sản
phẩm về phổi
Sản
phẩm về tiêu

23125

24253

4,88

24650


1,64

18128

19125

5,5

20256

5,91

2051

2123

3,51

2012

-5.23

20125

20520

1,96

20235


-1,39

556

512

-7,91

536

4,69

hóa
Sản
phẩm về tim
mạch và não
( Theo số liệu của phòng kinh doanh)
1.3.2 Kết quả về mở rộng khách hàng thị trường
Qua mười năm xây dựng và phát triển với sự nỗ lực của ban lãnh đạo cùng
với tập thể đội ngũ cán bộ và nhân viên trong toàn Công ty đến nay đã dần
khẳng định được vị thế, uy tín của mình trong nghàn, một mặt công ty đã chủ
động đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới tư duy, linh động trong công tác phân phối,
chủ động tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ cho đến nay Công ty đã có mạng
lưới tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Thái Bình, Nam
Định, Vĩnh Phúc… với doanh số bán hàng và doanh thu tăng theo từng năm và
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 6 Kết kết quả kinh doanh năm 2013 – 2016

SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN


Page 13


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017

S
TT

Chỉ tiêu
1

Giá trị tổng

1

sản lượng
1
Tổng

2

doanh thu
3
Nộp ngân

3

sách
4


4

Năm

Năm

Lợi nhuận

2014

2013

Năm

Năm

2016

2015

120.590

160.800

190.540

220.900

45.000


75.000

86.000

98.000

545

820

960

1.100

4.100

5.850

6.940

8.950

(Đơn vị: Triệu đồng.)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Dựa vào bảng cáo kết quả kinh doanh trên cho ta thấy các chỉ tiêu đều tăng
mạnh vào giai đoạn 2013 – 2016; Công ty có những bước thay đổi rõ rệt trong 3
năm gần đây .
1.3.3 Kết quả về doanh thu và lợi nhuận
Trong nhiều năm hoạt động tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

đã đạt được những kết quả hết sức khả quan, thể hiện trong giai đoạn 2013 –
2016 như sau:
(Xem ở dưới)

SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 14


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
Bảng 5. Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng

ST
T
1

2

Chỉ tiêu

Doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán

Năm

Năm

Năm


Năm

2013

2014

2015

2016

182.152,

189.156,

186.645,

193.622,

3

6

8

7

169.569,

175.389,


173.752,

180.247,

3

8

4

4

12.583,0

13.766,8

12.893,4

13.375,3

138,9

137,6

348,6

436,7

3


Lợi nhuận gộp

4

Doanh thu từ HĐTC

5

Chi phí tài chính

3.104,1

1.908,2

2.453,8

1.088,5

6

Chi phí QLDN

7.033,8

8.624,1

7.821,5

8.901,4


7

LN thuần từ HĐKD

2.854,0

3.372,1

2.966,7

3.822,1

8

Thu nhập khác

567,1

851,8

771,3

913,2

9

Chi phí khác

768,5


469,4

683,4

594,8

10

Lợi nhuận khác

(201,4)

382,4

87,9

318,4

11

Lợi nhuận trước thuế

2.652,6

3.754,5

3.054,6

4.140,5


12

Chi phí thuế TNDN

530,52

825,99

672,012

828,1

2.122,08

2.928,51

2.382,58

3.321,4

13

Lợi nhuận sau thuế

8

Từ những con số thống kê sơ bộ trên cho thấy, Công ty cổ phần Dược phẩm
Thiên Ân chưa duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận liên tục
trong 4 năm gần đây, điều này chịu ảnh hưởng của thời kỳ khủng hoảng chính trị

lẫn sự hồi phục chậm của nền kinh tế. Nhưng với những kết quả trên cũng cho
thấy sự thành công nhất định trên lĩnh vực của mình, cũng như sự nhạy bén của
ban lãnh đạo trong quá trình quản lý đầu tư và điều hành hoạt động Công ty.
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 15


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
Đây là một trong những thế mạnh giúp Công ty giữ vững được vị trí của mình
trên thị trường; đồng thời bảo đảm về tài chính khi thực hiện chiến lược kinh
doanh mới.
Doanh thu hàng năm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Ân trong giai
đoạn 2013-2016 có sự tăng, giảm qua các năm và đạt giá trị cao nhất trong năm
2016 là 193.622,7 triệu đồng, đây là mức doanh thu tương đối cao đối với qua
mô hoạt động như Công ty, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty
ở mức khả quan, mức tăng trưởng hàng năm tuy cao nhưng không ổn định.
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hàng năm của Công ty Cổ phần Dược phẩm
Thiên Ân cho thấy, Lợi nhuận sau thuế của Công ty luôn đạt được mức cao và
liên tục tăng qua các năm, từ 2.122,08 triệu đồng đến 3.321,4 triệu đồng, trung
bình mỗi năm Công ty đạt được 2.688,64 triệu đồng, tốc tốc độ phat triển trung
bình là 14,9%, cao hơn so với mức tăng trưởng của ngành (13,8%). Cho thấy
Công ty có khả năng kinh doanh hiệu quả và quản lí vốn đầu tư tốt, bên cạnh
hoạt động xây dựng cơ bản, những hoạt động kinh doanh tài chính chưa mang
lại lợi nhuận cho Công ty.
1.3.4 Kết quả về nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân của người
lao động
Theo quy định của pháp luật, các đơn vị sản xuất kinh doanh có quyền tự
chủ kinh doanh có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của
Nhà nước. Dưới đây là tình hình nộp ngân sách Nhà nước của công ty:

( Xem ở dưới)
Các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay thường nộp ngân sách thông qua
thuế TNDN với tỷ lệ 25% sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, do đó khi doanh
thu tăng, lợi nhuận tăng thì nộp ngân sách sẽ tăng lên và thuế GTGT cho hoạt
động bán hàng và kinh doanh. Ngoài ra, công ty còn phải nộp thuế môn bài vào
đầu năm hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ.
Bảng 4:Tình hình nộp NSNN của Công ty giai đoạn năm 2012 - 2016
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 16


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thuế môn bài
Thuế TNDN
Tổng

Năm 2012
2
3.052
3.054

Năm 2013
2
3.190
3.192

Năm 2014

2
3.988
3.990

Năm 2015 Năm 2016
2
2
5.832
6.293
5.834
6.295
(Nguồn: Phòng Kế toán)

Mức nộp ngân sách của Công ty biến động qua từng năm. Năm 2012 do
doanh thu và chi phí còn ở mức khiêm tốn nên mức nộp ngân sách Nhà nước
của Công ty chỉ đạt 3.054 triệu đồng. Năm 2013 là 3.192 triệu đồng. Năm 2016
tổng doanh thu tăng, lợi nhuận trước thuế tăng đã làm cho thuế TNDN tăng và
làm tổng nộp ngân sách tăng 6.295 triệu đồng. Như vậy trong những năm qua
Công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước về nộp thuế góp phần cùng
thủ đô thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước.
Hình 4: Tình hình nộp NSNN của Công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
7000
6000
5000
4000
Nộ p NS NN

3000
2000

1000
0
2012

2013

2014

2015

2016

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Chương 2 Thực trạng quản trị cung ứng tại Công ty Cổ phần
dược phẩm Thiên Ân
2.1

Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị cung ứng

SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 17


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
2.1.1 Các nhân tố bên trong
2.2.1.1 Môi trường vĩ mô
Về chính sách pháp luật của Nhà nước:
Hiện tại, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động của ngành

dược là Luật Dược, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2005. Qua đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh
của các Công ty Dược nói chung và Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Ân nói
riêng sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Dược bắt đầu từ tháng 10/2005, điều này
góp phần tạo nên một khuôn khổ pháp lý ổn định, giảm thiểu các rủi ro về pháp
lý cho Công ty.
Tuy nhiên, do ngành nghề của Công ty là kinh doanh các mặt hàng có ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng nên chịu sự quản lý chặt chẽ từ Cục
Quản lý dược - Bộ Y tế. Cho đến nay, hoạt động kinh doanh của Công ty chịu sự
điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành dược cũng như
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là quy định thuế nhập khẩu mặt hàng
nguyên liệu dược và trang thiết bị y tế. Sự thay đổi của các văn bản, quy định
pháp luật sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến Công ty.
Về yếu tố văn hóa, xã hội:
Hiện nay, tâm lý của đa số người dân là ưa chuộng các mặt hàng dược
phẩm ngoại nhập, còn lo ngại khi sử dụng dược phẩm trong nước, mặt khác
ngành Dược Việt Nam chưa gây được tiếng vang lớn trên thị trường. Điều này là
trở ngại lớn và là nguyên nhân làm giảm một phần hiệu quả kinh doanh và sản
xuất thuốc của các Công ty dược trong nước nói chung và Công ty Cổ phần
Dược phẩm Thiên Ân nói riêng.
Về yếu tố kinh tế, chính trị:
Mặc dù lạm phát cơ bản đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô có dấu hiệu phục
hồi, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn được dự báo ở mức khiêm tốn.
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 18


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017

Bên cạnh đó tình hình chính trị xã hội thế giới vẫn còn nhiều biến động phức
tạp, tạo nhiều rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về yếu tố công nghệ:
Dược phẩm là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên
đòi hỏi rất cao về mặt công nghệ. Công nghệ luôn là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời còn ảnh hưởng đến chi phí của
chuỗi cung ứng. Hiện nay, ngành Dược Việt Nam nói chung mới chỉ đạt trình độ
sản xuất được thuốc thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất
được nguyên liệu hóa dược và chưa tự phát minh được thuốc. Do đó, Công ty
phải không ngừng cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
thiểu chi phí đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.2.1.2Môi trường vi mô
Nhà cung cấp:
Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất thuốc, sản xuất Capsule, sản xuất ống
bơm tiêm, dây truyền dịch dùng một lần của Công ty là nhập khẩu từ các nhà
sản xuất lớn, chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn GMP và ISO hoặc nhập khẩu từ các
Công ty Hóa Dược nổi tiếng thế giới ở Bắc Mỹ, Châu và các công ty hóa dược
Châu Á.
Ngoài ra còn có các nhà cung cấp bao bì, chai lọ, toa nhãn, giấy nhôm,
màng nhựa, thùng hộp đóng gói trong nước; đặc biệt đối với các loại bao bì cao
cấp, công ty chọn các công ty in ấn có kỹ thuật tối tân, có khả năng cung cấp
nhiều chủng loại với số lượng lớn, giá rẻ góp phần tạo ra những dòng sản phẩm
có nhiều kiểu dáng phong phú, đa dạng và đồng nhất, vừa quảng bá thương hiệu,
vừa tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Bên cạnh đó Công ty còn đầu tư xây dựng xưởng chiết xuất dược liệu và
xưởng bao bì nhựa để tự cung ứng một phần dược liệu, cung ứng các bao bì đặc
chủng theo yêu cầu riêng của mình, góp phần đáng kể vào việc hạ giá thành sản
phẩm chính, hình thành giá cả có tính cạnh tranh cao.
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN


Page 19


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
Đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Đến năm 2014, Việt Nam có 134 cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP,
130 đơn vị đạt tiêu chuẩn GLP, có trên 4.000 cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP, hầu hết
các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đều tập trung sản xuất các dòng
thuốc phổ biến thường, cho thấy sự cạnh tranh nội bộ ngành Dược tại Việt Nam
là rất cao. Đối thủ cạnh tranh của Công ty là tất cả các doanh nghiệp đang hoạt
động trong ngành dược, trong đó đối thủ cạnh tranh chính là Công ty Cổ phần
Dược phẩm Hậu Giang (DHG Pharma), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế
Domesco, Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (Bepharco), Công ty Cổ phần
Dược phẩm Trà Vinh (TV Pharm).
Khách hàng:
Khách hàng của Công ty được gồm nhóm khách hàng gián tiếp, là những
người tiêu dùng cuối cùng trong và ngoài nước, và nhóm khách hàng trực tiếp
gồm các Bệnh viện, cơ sở điều trị và các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối, các
nhà thuốc trên toàn quốc. Nhóm khách hàng trực tiếp chính là khách hàng mục
tiêu và chiếm phần lớn doanh số của Công ty.
2.1.2 Các nhân tố bên ngoài
2.1.2.1Tình hình nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty là 935 người, trong đó:
- Trên đại học: 06 người, chiếm 0,64%.
- Đại học, cao đẳng: 246 người, chiếm 26,31%.
- Trung cấp: 349 người, chiếm 37,33%.
- Sơ cấp và công nhân lành nghề: 336 người, chiếm 35,9%
-Công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Thông qua công tác tuyển dụng, Công ty đã tuyển chọn đội ngũ
lao động có trình độ chuyên môn cao, năng động và nhiệt tình với công việc. Công

ty thường xuyên tổ chức đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài với các nội dung như:
Luật lao động, nội quy công ty, hệ thống tiêu chuẩn GMP-WHO, ISO 9001:2008,
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 20


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
ISO 27001, GLP, GSP, các lớp Cao học kinh tế, chuyên khoa 1, Đại học Dược,
trung cấp chính trị, các nghiệp vụ bán hàng, nghiệp vụ thuế…
Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng đến các chế độ, chính sách đối với người
lao động, không ngừng nâng cao thu nhập, tạo sự an tâm, gắn bó và nâng cao mức
độ hài lòng của cán bộ, nhân viên, đồng thời thực hiện nghiêm túc việc đóng: Bảo
hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tai nạn… cho người lao động theo đúng quy
định của pháp luật.
2.2.2.2Năng lực sản xuất
Tất cả các Nhà máy của công ty đều đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, tiêu
chuẩn thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc GLP và được quản lý điều hành theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
Kết thúc năm 2016, tổng sản lượng sản xuất của Công ty đạt 4,7 tỷ đơn
vị sản phẩm, đạt 101% so với kế hoạch năm, tăng 9% so với năm 2015 Sản
Bảng 3.Lượng sản xuất của Công ty năm 2015 - 2016:
Nhóm hàng

Dược phẩm
Capsule
Dụng cụ y tế

Kế hoạch năm Thựchiện năm Thựchiện năm % tăng giảm
2016


2016

2015

so với năm

1.076,97
3.600
85,7

2015
993,60
743,21
+34%
3.703,08
3.567,74
+4%
92,47
99,60
-7%
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty)

Sản phẩm dược đạt 993,6 triệu sản phẩm, hoàn thành 92% kế hoạch
năm, tăng 34% so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do tái cơ cấu sản
phẩm, giảm sản xuất một số mặt hàng hiệu quả thấp.
Sản phẩm Capsule đạt 3,7 tỷ sản phẩm, hoàn thành 103% kế hoạch năm,
tăng 4% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện nay nhà máy đã sản xuất hết công suất,
bố trí sản xuất hợp lý, sản phẩm có chất lượng cao.
Sản xuất dụng cụ y tế đạt 92,47 triệu sản phẩm, hoàn thành 108% kế

hoạch năm, giảm 7% so với cùng kỳ. Hiện nay Công ty đang khai thác thêm thị
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 21


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
trường nước ngoài, nâng thêm công suất sản xuất của Nhà máy nhằm đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu sản phẩm dụng cụ y tế sang thị trường Campuchia.
2.2.2.3Năng lực nghiên cứu và phát triển
Công ty luôn chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển, căn cứ
thực tế nhu cầu thị trường từng thời điểm, các bộ phận kinh doanh, R&D,
Marketing luôn phối hợp cùng nhau nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới
phù hợp với tình hình kinh doanh, hoàn thành kế hoạch doanh thu.
Trong năm 2016, Công ty đã đưa 16 sản phẩm mới ra thị trường, chủ yếu là
các nhóm sản phẩm thuốc giảm đau, dạ dày, bổ xương khớp, kháng sinh kết hợp
kháng nấm, vitamin, đặc biệt là nhóm kháng sinh thế hệ mới, nhóm sản phẩm
ứng dụng công nghệ bào chế mới, có chất lượng cao phù hợp thị trường, đồng
thời tiếp tục đầu tư một số công nghệ mới cho sản xuất dược phẩm để tạo ra sản
phẩm thế hệ mới, có giá trị cao. Những kết quả trong công tác nghiên cứu và
phát triển những năm gần đây tạo tiền đề cho Công ty phát triển một số mặt
hàng chiến lược nâng cao doanh số kinh doanh dược phẩm trong các năm kế
tiếp.
2.2

Phân tích thực trạng quản trị cung ứng tại Công ty

2.2.1 Xây dựng kế hoạch cung ứng tại Công ty
Trong việc xây dựng kế hoạch cung ứng của Công ty trong ngắn hạn cũng
như dài hạn được ban giám đốc Công ty hoạch định và có chiến lược cụ thể đối

với từng giai đoạn, các kế hoạch này, được bộ phận nhgiên cứu thị trường của
Công ty xây dựng và được ban giám đốc Công ty họp bàn, xem xét và phê
duyệt.
Việc xây dựng các kế hoạch này được dựa trên một số tiêu chí sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP
- Tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng
- Tỹ lệ % thị phần của công ty trên thị trường của nghành
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 22


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
- Chiến lược phát triển ngành điện của nước ta trong thời gian tới
2.2.1.1 Xây dựng kế hoạch ngắn hạn
Trong trong việc xây dựng kế hoạch ngắn hạn, Công ty thường dựa vào
tình hình thực tế của thị trường của nghành, cũng như tốc độ phát triển của nền
kinh tế trong nước để xây dựng kế hoạch, và các kế hoạch này thường có độ dài
thời gian từ một đến hai năm, được bộ phận nghiên cứu thị trường đảm nhiệm,
và với các kế hoạch ngắn hạn này thì ngoài việc duy trì các bạn hàng truyền
thống để tận dụng các lợi thế sẵn có của bạn hàng, để nâng cao chất lương dịch
vụ, mở rộng thị trường, từng bước xây dựng thương hiệu mạnh cho Công ty của
mình làm tiền đề cho kế hoạch dài hạn.
* Ưu điểm:
Về ưu điểm của xây dựng kế hoạch ngắn hạn là; tận dụng được những
lợi thế của nhà cung cấp mang lại cho Công ty như thương hiệu, cũng như uy tín
thứ hai là; tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh nhỏ, độ an toàn về kinh tế cao.
* Nhược điểm:
Về nhược điểm của việc xây dựng kế hoạch ngắn hạn này là;
- Lợi nhuận thu được thấp.

- Chi phí trong các công đoạn cao ( như chi phí lưu kho, chi phí vận
chuyển…).
- Các chế độ đãi ngộ với các Công ty nhỏ còn hạn chế.
2.2.2.2 Xây dựng kế hoạch dài hạn
Trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn của Công ty là một vấn đề được
ban lãnh đạo công ty hết sức quan tâm, bởi vì đây là mục tiêu sống còn đối
với việc tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Trong thời kỳ hiện nay
yếu tố con người được công ty đặc biêt chú trọng, việc tuyển dụng nhân sự,
việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý, cũng như trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của các thành viên trong Công ty để thích ứng với môi trường cạnh tranh
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 23


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
khốc liệt như hiện nay.
Việc tìm kiếm nhà cung ứng trong nước có chất lượng, thay thế các nhà
cung ứng nước ngoài để giảm bớt được chi phí như; nhập khẩu, cước vận
chuyển… với giá thành hạ mà cho chất lượng cao tăng sức cạnh tranh với thị
trường,
Nội dung biện pháp
Nghiên cứu thị trường mà Công ty định thâm nhập bằng nhiều phương
pháp, tuỳ theo từng trường hợp để lựa chọn phương pháp thu thập thông tin cho
phù hợp, có thể thu thập thông tin về những nhà cung ứng qua các kênh như:
đài, báo, tivi, internet, trung tâm tư vấn, chuyên gia, khảo sát thực tế…
Đối với những đối tác mà Công ty định thiết lập mối quan hệ, nhất là
những quan hệ bền vững lâu dài thì Công ty phải tìm hiểu kỹ mọi phương diện
có thể từ phía đối tác và tìm các biện pháp tích cực để nâng tầm quan hệ với các
đối tác đó.

Công ty cần xây dựng các tiêu chuẩn cần thiết để lựa chọn nhà cung ứng
một cách khách quan và chính xác
Sau đây là bảng các chỉ tiêu đánh giá một nhà cung cấp tốt của Công
ty.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đánh giá các nhà cung ứng
Các chỉ tiêu
Giá cả
Chất lượng
Chủng loại
Thời gian

giao

SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Mức độ quan

Công ty

Công ty

trọng (%)
25
25
10
10

A%
20

23
10
10

B%
20
20
10
10

Page 24


GVHD:PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM 2017
hàng
Điều kiện giảm

5

0

3

Mức độ uy tín
Cách thức thanh

20
5

18

5

15
5

Tổng

100

86

83

giá

toán
Các chỉ tiêu trên được cho điểm theo mức độ quan trọng, và mức độ
quan trọng của từng chỉ tiêu được xây dựng theo từng giai đoạn và thời kỳ
khác nhau.
Sau khi xây dựng bảng đánh giá mức độ quan trọng, của các chỉ tiêu, đánh
giá, cho điểm đối với từng nhà cung cấp, sau đó tính tổng điểm của mỗi nhà
cung cấp để lựa chọn, nhà cung cấp cho thích hợp.
* Công thức tính:
∑điểm =∑ điểm đánh giá mỗi chỉ tiêu x 100%
Cuối cùng Công ty lựa chọn nhà cung cấp có số điểm cao nhất, đảm bảo
tình khách quan, từ đó lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất cho mình
Chú trọng các vấn đề trong hợp đồng, để tránh bị thua thiệt trong khi ký
kết hợp đồng với đối tác, Công ty nên chú ý đến các điều khoản về thời hạn giao
hàng, hay các điều kiện thực hiện hợp đồng của nhà cung cấp, tránh tình trạng
phải thanh toán trước trong khi hàng lại về muộn, trong trường hợp không thoả

thuận được các điều khoản có lợi cho cả hai bên, thì có thể tìm kiếm nhà cung
ứng khác thích hợp hơn.
Công ty cần gây được ấn tượng tốt cho phía đối tác, tạo được uy tín
với phía đối tác, đó sẽ là cơ sở cho những cuộc đàm phán nói riêng và tất cả
các hoạt động giao dịch khác của Công ty nói chung, từ đó giúp cho Công ty
có thể mua được hàng hóa với giá thấp mà cho chất lượng tốt.
Điều kiện thực hiện:
Công ty cần đầu tư tài chính, thời gian vào việc tìm kiếm thị trường
cung ứng, từ đó tìm được nhà cung ứng phù hợp
SVTH: PHẠM TRUNG KIÊN

Page 25


×