Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Đặc điểm hình thái sọ mặt trên phim sọ nghiêng từ xa của một nhóm người trưởng thành 18-25 tuổi có sai lệch khớp cắn loại I theo Angle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

NGUYN TH TRANG

Đặc điểm hình thái sọ mặt trên
phim
sọ nghiêng từ xa của một nhóm ngời
trởng thành 18-25 tuổi có sai lệch
khớp cắn loại I theo Angle

LUN VN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

NGUYN TH TRANG

Đặc điểm hình thái sọ mặt trên
phim
sọ nghiêng từ xa của một nhóm ngời


trởng thành 18-25 tuổi có sai lệch
khớp cắn loại I theo Angle
Chuyờn ngnh: Răng Hàm Mặt
Mã số: 60720601
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Hoàng Việt Hải


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này tơi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
từ các thầy cô, các bạn bè đồng nghiệp cùng các cơ quan và gia đình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học - Trường
Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo và QLKH - Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong q trình học tập và
nghiên cứu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày trân trọng cảm ơn PGS. TS. Hoàng Việt Hải, người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Trương Mạnh Dũng - viện trưởng
Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội, chủ nhiệm đề tài
nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc người Việt Nam để ứng dụng
trong y học” đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, tham gia và hồn thành đề
tài của mình trong nhánh của đề tài nhà nước.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Võ Trương Như Ngọc đã luôn
quan tâm, giúp đỡ và truyền thụ cho tôi kiến thức, phương pháp học tập và

nghiên cứu khoa học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô giáo đã và đang
công tác tại Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Hà Nội. Với tất
cả lòng yêu nghề và tâm huyết đã truyền đạt những kiến thức q báu cho tơi
trong suốt q trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nhiệp và bạn bè đã
đóng góp những ý kiến quý báu, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình hồn
thành luận văn.


Cuối cùng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ kính yêu,
những người thân trong gia đình đã ln ở bên, động viên, hỗ trợ và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Thị Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Trang, học viên lớp Cao học khóa 24, chuyên ngành
Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
Tôi xin cam đoan:
1

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Hồng Việt Hải.

2

Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.


3

Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2017

Học viên

Nguyễn Thị Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
RHL
SKC
PHM-HT
XHT
XHD

: Răng hàm lớn
: Sai khớp cắn
: Phức hợp mũi – hàm trên
: Xương hàm trên
: Xương hàm dưới



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH

BẢN XÁC NHẬN SỬ DỤNG SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA


ĐẶT VẤN ĐỀ
Các chỉ số sọ mặt trên phim sọ mặt nghiêng ln được chú trọng trong
điều trị chỉnh hình răng mặt. Cùng với sự phát triển của khoa học, việc đánh
giá các chỉ số hình thái sọ mặt hiện nay đã được phát triển và ứng dụng kỹ
thuật 3D thay thế cho việc sử dụng hình ảnh 2D. Tuy nhiên, khi so sánh đặc

điểm hình thái sọ mặt giữa các chủng tộc khác nhau thì cơ sở dữ liệu trên
phim sọ mặt nghiêng lại là nguồn dữ liệu được sử dụng nhiều nhất.
Phân tích phim sọ mặt nghiêng được coi là tiêu chuẩn để chẩn đoán các
vấn đề về tương quan xương và sai lệch khớp cắn. Ở các nước phương Tây,
phân tích phim sọ mặt nghiêng đã được phát triển từ rất lâu, các chỉ số bình
thường trên người Caucasian đã được nhiều bác sĩ tham khảo để lập kế hoạch
điều trị cho bệnh nhân [1], [2].
Có rất nhiều các chỉ số được sử dụng để phân tích phim sọ mặt nghiêng
nhưng các chỉ số phổ biến hay được sử dụng trong lâm sàng là các chỉ số
trong phân tích của Steiner, Ricketts, Downs [3]. Do đó, chúng tôi lựa chọn
những chỉ số này và một số chỉ số khác nhằm tập trung vào phân tích 3 thành
phần chính là xương, răng và mơ mềm trên phim sọ mặt nhiêng. Ngồi mục
tiêu đánh giá các tình trạng của từng cấu trúc xương, răng và mơ mềm, chúng
tơi có thể đánh giá được mối tương quan giữa các cấu trúc này [4], [5], [6],
[7], [8].
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tỉ lệ SKC chiếm tỉ lệ cao trong cộng
đồng. Theo khảo sát của Đống Khắc Thẩm và Hoàng Tử Hùng [9]: tỉ lệ SKC
chiếm 83,2% dân số. Trong các loại SKC thì SKC loại I theo Angle chiếm tỉ
lệ cao nhất 71,3%. Nghiên cứu của Hoàng Việt Hải và Đỗ Quang Trung [10]
trên nhóm sinh viên đại học Y Hà Nội cũng cho thấy tỉ lệ SKC chiếm 89,63%,
trong đó SKC loại I chiếm tỉ lệ cao nhất là 61,3%.
Hiện đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các chỉ số sọ mặt trên phim


sọ mặt nghiêng của các dân tộc khác nhau đã được cơng bố và cũng có nhiều
nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều khẳng định kết luận tỉ lệ
SKC loại I là hay gặp nhất [11], [12], [13]. Tuy nhiên, do nhóm đối tượng
SKC loại I thường khơng có hoặc ít trường hợp đến điều trị chình hình răng
mặt hơn so với nhóm SKC loại II hay loại III nên ít được qua tâm hơn trong
nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện trên nhóm đối tượng

SKC loại II hay loại III, số lượng đề tài thực hiện trên nhóm đối tượng SKC
loại I rất ít nên các đặc điểm sọ mặt của nhóm đối tượng này chưa đầy đủ
[14], [15]. Hoặc có những đề tài nghiên cứu về SKC loại I thì chỉ chú trọng
đến nhóm Angle I có vẩu xương ổ răng [16] vì đó là lý do chính thường gặp
khi bệnh nhân đến khám nắn chỉnh răng ở nhóm SKC loại I.
Do vậy, để góp phần nghiên cứu về vấn đề SKC ở người Việt Nam, đặc
biệt là SKC loại I theo phân loại của Angle, để có cái nhìn tổng qt hơn về
nhóm đối tượng này, chúng tơi xin thực hiện đề tài: “Đặc điểm hình thái sọ
mặt trên phimsọ nghiêng từ xa của một nhóm người trưởng thành 18-25
tuổi cósai lệch khớp cắn loại I theo Angle” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả một số chỉ số sọ mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ở nhóm người
Việt trưởng thành độ tuổi 18 - 25 có sai lệch khớp cắn loại I theo

2.

Angle tại Hà Nội năm 2016 - 2017.
Phân tích mối tương quan giữa mơ cứng và mơ mềm trên phim phim
sọ nghiêng từ xa ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm tăng trưởng và phát triển của xương mặt
Vùng mặt bao gồm nhiều xương, nhưng ở đây chúng ta quan tâm nhiều
đến tầng mặt giữa và tầng mặt dưới:
- Phức hợp mũi-hàm trên (PHM-HT).
- Xương hàm dưới (XHD).
Sự tăng trưởng của PHM-HT ảnh hưởng nhiều đến tầng giữa
mặt. PHM-HT trong quá trình tăng trưởng vừa có sự mở rộng tồn thể

theo ba chiều khơng gian, vừa có sự dịch chuyển theo hướng xuống
dưới, ra trước và đi xa nần sọ. PHM-HT tăng trưởng nhờ hai hoạt
động chính: hoạt động bồi đắp xương ở các đường khớp và hoạt động
bôi/tiêu xương ở bể mặt [17].
XHD không chỉ tăng trưởng đơn thuần mà cịn được định hình lại và
dịch chuyển xuống dưới và ra trước. Phần lớn kết quả tăng trưởng của XHD
là do quá trình tạo hình lại bề mặt. XHD tăng trưởng nhờ ba hoạt động chính:
hoạt động của mỏm lồi cầu (hình thành xương từ sụn), hoạt động ở hõm chảo
của xương thái dương và hoạt động tạo hình lại bề mặt (ở các vùng cịn lại
của XHD) [17].

Hình 1.1. Sự tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới [18]


Sự tăng trưởng của cả XHT và XHD theo ba chiều không gian
giảm dần đến tốc độ tăng trưởng chậm ở người trưởng thành theo một
thứ tự nhất định. Sự tăng trưởng theo chiều rộng hoàn tất trước, đến sự
tăng trưởng theo chiều trước sau và cuối cùng là sự tăng trưởng theo
chiều cao [19].
Sự tăng trưởng theo chiều rộng của cả hai xương hàm, bao gồm
cả chiều rộng của hai cung răng có khuynh hướng chấm dứt trước đỉnh
tăng trưởng dậy thì và chỉ bị ảnh hưởng rất ít bởi những thay đổi do sự
tăng trưởng dậy thì. Cả XHT và XHD đều có xu hướng tăng nhẹ chiều
rộng cho đến khi chấm dứt sự tăng trưởng theo chiều trước sau. Cả hai
xương hàm đều tăng trưởng theo chiều trước sau và chiều cao qua giai
đoạn dậy thì, trong đó sự tăng trưởng theo chiều cao chấm dứt muộn
hơn sự tăng trưởng theo chiều trước sau, chủ yếu là do sự tăng trưởng
theo chiều cao của XHD, sự tăng trưởng có thể kéo dài tới 18 - 25 tuổi
do sự hoạt động của sụn lồi cầu [19].
Sự gia tăng chiều cao mặt và sự chồi răng kèm theo diễn ra trong

suốt cuộc đời, khi đến 20 tuổi ở nam và có thể sớm hơn ở nữ, tốc độ gia
tăng này sẽ bằng tốc độ tăng trưởng chậm của người trưởng thành [19],
[20].

Hình 1.2. Tốc độ tăng trưởng trong các thời kỳ ở nam và nữ [21]


1.2. Các khái niệm và phân loại sai khớp cắn
1.2.1. Các khái niệm
*Khớp cắn bình thường
Theo giả thiết của Angle: RHL vĩnh viễn thứ nhất hàm trên là “chìa
khóa khớp cắn”. Đây là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trên cung răng, có vị trí
tương đối cố định so với nền sọ, khi mọc không bị cản trở bởi răng sữa và cịn
được hướng dẫn mọc đúng vị trí nhờ vào hệ răng sữa [22].
Khớp cắn bình thường là khớp cắn có múi ngồi gần của RHL vĩnh
viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của RHL vĩnh viễn thứ nhất
hàm dưới và các răng trên cung hàm sắp xếp theo một đường cắn khớp đều
đặn.
*Sai khớp cắn
Sai khớp cắn là lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một hàm và/
hoặc giữa hai hàm gây ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ [23].
*Đường cắn khớp

Hình 1.3. Đường cắn khớp [24]
Đường cắn khớp là một đường cong đều đặn liên tục đi qua trũng giữa
các răng hàm và gót răng của các răng nanh và răng cửa hàm trên. Đường cắn


khớp này cũng đi theo các múi ngoài các răng hàm và rìa cắn các răng nanh
và răng cửa của hàm dưới [25].

1.2.2. Sai khớp cắn liên quan đến cung răng
Những trường hợp SKC liên quan đến cung răng có thể xảy ra theo ba
chiều không gian: chiều trước sau, chiều đứng và chiều ngang [23].
*Sai khớp cắn theo chiều trước sau
SKC theo chiều trước sau có hai loại:
Khớp cắn lệch gần: Cung răng hàm dưới nằm về phía gần hơn khi hai
hàm ở tư thế cắn khít trung tâm.
Khớp cắn lệch xa: Cung răng hàm dưới nằm về phía xa hơn khi hai
hàm ở tư thế cắn khít trung tâm.
*Sai khớp cắn theo chiều đứng
Tùy theo độ phủ của các răng ở hai hàm, SKC theo chiều đứng được
chia thành hai loại:
Cắn sâu: Độ cắn phủ theo chiều đứng của hàm trên và hàm dưới vượt
quá mức bình thường.
Cắn hở: Khơng có độ cắn phủ mà tồn tại khoảng hở giữa các răng hàm
trên và hàm dưới khi hai hàm ở tư thế cắn khít trung tâm. Cắn hở có thể ở
vùng răng trước hoặc răng sau.
*Sai khớp cắn theo chiều ngang
SKC theo chiều ngang bao gồm các loại cắn chéo. Bình thường các
răng hàm trên phủ ra ngồi các răng hàm dưới, nhưng đôi khi do sự co hẹp
của các răng hoặc vì lý do nào đó mà mối tương quan này bị rối loạn. Các
trường hợp cắn chéo có thể ở nhóm răng trước hoặc răng sau, khác nhau về
mức độ, vị trí và số lượng răng liên quan.


1.2.3. Phân loại sai khớp cắn theo Angle
Cách phân loại SKC ngày nay vẫn được sử dụng phổ biến nhất là phân
loại theo Angle vì cách phân loại này chia ra được các nhóm SKC đồng thời
có định nghĩa đơn giản và rõ ràng và dễ sử dụng trên lâm sàng [22].
Angle mô tả ba loại SKC dựa trên tương quan giữa các RHL vĩnh viễn

thứ nhất hàm trên và hàm dưới:
*Sai khớp cắn loại I: RHL vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và hàm dưới có
tương quan bình thường, nhưng đường khớp cắn không đúng do các răng
trước mọc sai vị trí, răng xoay, hoặc do những nguyên nhân khác.
*Sai khớp cắn loại II: RHL vĩnh viễn thứ nhất hàm trên ở về phía gần
hơn so với RHL vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, đường cong cắn khớp không
xác định được.
*Sai khớp cắn loại III: RHL vĩnh viễn thứ nhất hàm trên ở về phía xa
hơn so với RHL vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, đường cong cắn khớp khơng
xác định được.

Hình 1.4. Khớp cắn bình thường và phân loại sai khớp cắn theo Angle
[26]


1.3. Phân loại lệch lạc xương
Phân loại của Angle đơn giản, dựa vào tương quan của RHL vĩnh viễn
thứ nhất hàm trên và hàm dưới để đánh giá tương quan theo chiều trước sau
giữa hàm trên và hàm dưới. Nhưng chỉ khi các răng trên hai cung hàm sắp
xếp đều đặn thì có thể tiên đốn được tương quan giữa xương hàm trên và
xương hàm dưới.
Tuy nhiên, phân loại của Angle chưa hồn thiện do khơng nhận ra sự
thiểu ổn định của RHL vĩnh viễn thứ nhất (do răng hàm sữa thứ hai nhổ sớm
sẽ làm RHL thứ nhất di gần), phân loại của Angle chỉ đề cập đến tương quan
răng, không phân biệt được sai khớp cắn do răng và do xương [23], do đó để
đánh giá chính xác được tương quan giữa XHT và XHD thì phim sọ nghiêng
vẫn là nguồn dữ liệu cơ bản và chính xác nhất.
Salzman (1950) [27] đã đưa ra phân loại lệch lạc xương. Ông phân loại
tương quan xương hai hàm thành 3 loại theo chiều trước sau:
Tương quan xương hạng I: xương hàm trên và hàm dưới hài hòa với

nhau. Kiểu mặt nghiêng là kiểu mặt phẳng.
Tương quan xương hạng II: xương hàm dưới tương quan về phía xa
so với xương hàm trên. Kiểu mặt nghiêng là kiểu mặt lồi.
Tương quan xương hạng III: xương hàm dưới tương quan về phía gần
so với xương hàm trên. Kiểu mặt nghiêng là kiểu mặt lõm.


Hình 1.5. Nét mặt nghiêng (1) và tương quan xương hai hàm (2) [18]
A. Hạng I, B. Hạng II, C. Hạng III
1.4. Phân tích phim sọ mặt nghiêng
1.4.1. Sự hình thành và phát triển
Sự kiện Roentgen phát minh ra tia X vào năm 1895 đã tạo ra một cuộc
cách mạng trong nha khoa [28]. Tiếp theo đó, một loạt các sự kiện liên quan
đến phim XQ đầu mặt đã diễn ra.
Năm 1922, Pacini giới thiệu kỹ thuật phân tích phim XQ telé trên phim
mặt nghiêng. Kích thước hình ảnh được giảm xuống bằng cách tăng khoảng
cách lấy nét nhưng do đầu vẫn chuyển động trong thời gian chụp phim nên
hình ảnh bị biến dạng [28].
Năm 1931, Broadben ở Mỹ và Hofrath ở Đức đồng thời công bố kỹ
thuật chụp phim cephalometric chuẩn hóa sử dụng máy XQ năng lượng cao
và giá giữ đầu (tấm định vị đầu và thước đo) [29].
Năm 1968, Bjork thiết kế một thiết bị nghiên cứu tấm định vị đầu.Năm
1988, Solow và Kreiborg giới thiệu thước chuẩn hóa cho phim cephalometric.
Bước sang thế kỷ XXI, những thành tựu của ngành khoa học cơng nghệ
đã góp phần nâng cao chất lượng của phim cephalometric. Máy chụp phim kỹ
thuật số cho hình ảnh rõ nét hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà lâm sàng
trong quá trình phân tích phim, thu được kết quả chính xác hơn.
1.4.2. Kỹ thuật chụp phim
1.4.2.1. Thiết bị chụp phim
Thiết bị chụp phim gồm 3 phần chính [28]:

- Nguồn phát tia X.
- Hệ thống tiếp nhận hình ảnh.
- Thiết bị định vị đầu.
1.4.2.2. Tư thế đối tượng


- Đầu bệnh nhân được cố định bởi hai nút định vị lỗ tai đặt vào hai lỗ
tai sao cho thành trên lỗ tai tựa vào mặt trên hai nút đó.
- Đầu bệnh nhân được định hướng bởi:
+ Mặt phẳng Frankfort song song với mặt phẳng sàn.
+ Mặt phẳng đứng ngang song song với sensor và vng góc với mặt
phẳng sàn.
- Kẹp trán giúp nâng đỡ khuôn mặt ở điểm Nasion để hạn chế sự quay
xung quanh nút cố định lỗ tai.
- Kiểm tra sự thẳng hàng: tia trung tâm đi qua lỗ ống tai ngồi hai bên.
- Mơi ở tư thế nghỉ.
- Hai hàm đưa về khớp cắn trung tâm.
1.4.2.3. Vị trí nguồn tia X
Nguồn tia được đặt cách mặt phẳng đứng dọc giữa 152,4 cm (5 feet).
Tia trung tâm chiếu từ phía bên tới vật thể, vng góc với sensor và mặt
phẳng đứng dọc giữa [28].
1.4.2.4. Vị trí sensor
Để giảm thiểu sai số khuyếch đại giữa các bệnh nhân và đạt được các
số đo cố định trên một bệnh nhân qua nhiều lần chụp khác nhau, khoảng cách
được đề nghị giữa sensor và mặt phẳng đứng dọc giữa của bệnh nhân là 15
cm. Tuy nhiên, trên thực tế, nên đặt tấm giữ phim càng sát đầu bệnh nhân
càng tốt [28].


Hình 1.6. Sơ đồ chụp phim sọ mặt nghiêng [30]

1.4.3. Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ nghiêng
1.4.3.1. Các điểm mốc trên mô cứng
Bảng 1.1. Các mốc giải phẫu mô cứng trên phim sọ nghiêng [31]
STT Thuật ngữ
Tiếng Việt
1 Điểm khớp
trán -mũi
2 Điểm tâm hố
yên
3 Điểm
bờ
dưới ổ mắt
4 Điểm ống tai
ngoài
5 Điểm gai mũi
trước
6 Điểm gai mũi
sau
7 Điểm A
8
9

Thuật ngữ
Tiếng Anh
Nasion

Định nghĩa

Sella turcica



hiệu
Điểm trước nhất bờ trên của khớp N
trán mũi theo mặt phẳng dọc giữa
Điểm giữa hố yên xương bướm
S

Orbitale

Điểm thấp nhất bờ dưới ổ mắt

Or

Porion

Điểm cao nhất bờ trên ống tai ngoài

Po

Anterior
Nasal Spine
Posterior
Nasal Spine
Subspinale

Điểm trước nhất gai mũi

ANS

Điểm sau nhất gai mũi


PNS

Điểm lõm nhất mặt ngoài xương ổ
răng XHT
Điểm rìa cắn răng cửa giữa hàm
trên

Điểm rìa cắn Incisive
răng
cửa superior
trên
Điểm chóp Incisive
Điểm chóp chân răng cửa giữa hàm
răng
cửa superior apex trên
trên

A
Is
Isa


10 Điểm
răng
cửa trên
11 Điểm rìa cắn
răng
cửa
dưới

12 Điểm chóp
răng
cửa
dưới
13 Điểm
răng
cửa dưới
14 Điểm B

Upper Incisor Điểm trước nhất thân răng cửa giữa
hàm trên
Incisive
Điểm rìa cắn răng cửa giữa hàm
inferior
dưới
Incisive
Điểm chóp chân răng cửa giữa hàm
inferior apex dưới

I
Ii
Iia

Lower Incisor Điểm trước nhất thân răng cửa giữa
i
hàm dưới
Submental
Điểm lõm nhất mặt ngoài xương ổ B
răng XHD
15 Điểm

góc Gonion
Điểm sau nhất và dưới nhất của Go
hàm dưới
góc hàm dưới, giao điểm giữa
đường tiếp tuyến bờ sau cành lên
XHD và mặt phẳngXHD
16 Điểm cằm
Pogonion
Điểm trước nhất xương vùng cằm
Pg
17 Điểm trước- Gnathion
Điểm trước và dưới nhất xương Gn
dưới cằm
vùng cằm, hình chiếu trên xương
của giao điểm giữa N-Pg và MP
18 Điểm
giữa Mention
Điểm giữa và dưới nhất xương Me
cằm
vùng cằm trên mặt phẳng dọc giữa

Hình 1.7. Các mốc giải phẫu trên mô cứng [31]
1.4.3.2. Các điểm mốc trên mô mềm
Bảng 1.2. Các mốc giải phẫu mô mềm trên phim sọ nghiêng [31]


STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9

Thuật ngữ
Tiếng Việt
Điểm trên gốc
mũi
Điểm
trán
-mũi
Điểm
đỉnh
mũi
Điểm trụ mũi
Điểm
dưới
mũi
Điểm môi trên

Thuật ngữ
Định nghĩa

Tiếng Anh
hiệu
Glabella
Điểm trước nhất vùng trán, hình Gl'

chiếu trên da của điểm Gl
Nasion
Điểm lõm mũi trên trục giữa, hình N'
chiếu trên da của điểm N
Pronasale
Điểm trước nhất vùng mũi
Pn
Columella
Subnasale

Labiale
superius
Điểm
môi Labiale
dưới
inferius
Điểm cằm Submental
môi dưới
Điểm
cằm
Pogonion
trước

Điểm trước nhất của trụ mũi
Cm
Điểm trên đường giữa chân mũi, Sn
nơi gặp nhau của mũi và môi trên
Điểm trước nhất của viền môi trên Ls
trong mặt phẳng dọc giữa
Điểm trước nhất của viền môi dưới Li

trong mặt phẳng dọc giữa
Điểm lõm nhất giữa môi dưới và B'
cằm trên đường giữa
Pg'
Điểm nhơ ra trước nhất của cằm

Hình 1.8. Các mốc giải phẫu trên mô mềm [31]
1.4.4. Các đường thẳng và mặt phẳng tham chiếu
1.4.4.1. Các đường thẳng
- Trục răng cửa giữa hàm trên (I): Đi qua rìa cắn và điểm chóp chân
răng cửa giữa hàm trên.


×