Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ biogas và hiệu quả của mô hình trong việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình tại thị trấn na hang huyện na hang tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.14 KB, 53 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ THÙY

Tên đề tài:

“KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HẦM Ủ BIOGAS VÀ HIỆU
QUẢ CỦA MÔ HÌNH TRONG VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN
NUÔI LỢN QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI THỊ TRẤN NA HANG
HUYỆN NA HANG - TỈNH TUYÊN QUANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên thông chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Lớp

: K9 - KHMT

Khóa học



: 2013 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, dưới sự chỉ bảo tận tình của giáo viên
hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, em đã có một quá
trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập để hoàn thành đề tài. Kết quả thu được
không chỉ do nỗ lực của cá nhân mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia
đình và các bạn.
Trong trang đầu tiên của khóa luận, em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới:
Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo của Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em những
kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Môi Trường của trường đã trang bị
cho em những kiến thức quý báu về ngành Khoa học môi trường làm hành
trang cho em trong cuộc sống cũng như công việc sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc Thầy giáo PGS. TS Nguyễn Thế Hùng,
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và chia sẻ cho em nhiều kinh nghiệm trong
thời gian thực tập vừa qua và đã giúp đỡ cho em hoàn thành tốt báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị
chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong
suốt quá trình thực tập tại cơ quan.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện khóa luận em còn nhận được rất
nhiều sự động viên và giúp đỡ từ phía gia đình, người thân và các bạn trong

lớp. Do đó kết quả cũng như tính khả dụng của bài khóa luận này trong thực
tế là lời cảm ơn sâu sắc nhất của em gửi tới mọi người và là nguồn động lực
để em có thể tự tin về kiến thức mình đã thu được sau khi tốt nghiệp.
Trong quá trình học tập và báo cáo, do còn nhiều hạn chế về kiến thức
học tập cũng như kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót
mong các Thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành báo cáo và đạt kết quả
tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe!
Thái nguyên, ngày 25 tháng 8 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Hà Thị Thùy


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Ước lượng chất thải phát sinh từ một số loài vật nuôi ....................... 5
Bảng 2.2 Thành phần hóa học trong phân của một số loại vật nuôi .................. 6
Bảng 2.3 Một số thành phần vi sinh vật trong phân lợn .................................... 6
Bảng 2.4 Thành phần hóa học trong nước tiểu lợn ............................................ 7
Bảng 2.5 Tính chất của nước thải chăn nuôi lợn ............................................... 8
Bảng 2.6 Điển hình thành phần của khí sinh học ............................................ 10
Bảng 2.7 Sản lượng khí sinh ra hàng ngày ...................................................... 10
Bảng 2.8 Tỉ lệ C/N trong phân gia súc, gia cầm .............................................. 13
Bảng 2.9 Năng suất khí sinh học từ quá trình lên men các loại nguyên liệu ... 14
Bảng 4.1 Diện tích và năng suất một số loại cây trồng tại thị trấn Na Hang... 24
Bảng 4.2 Kết quả điều tra, thống kê đàn gia súc.............................................. 25
Bảng 4.3 So sánh ưu, nhược điểm của hầm ủ biogas chất liệu nhựa Composite
và hầm ủ biogas xây bằng gạch ........................................................... 27
Bảng 4.4 Hiện trạng lắp đặt hầm biogas của các tổ dân phố trong thị trấn ..... 29
Bảng 4.5 Kết quả điều tra về kênh thông tin người dân biết đến biogas ......... 30

Bảng 4.6 Kết quả điều tra về lý do người dân lắp đặt hầm ủ biogas ............... 31
Bảng 4.7 Sự phát triển về số lượng của hầm ủ biogas trên địa bàn thị trấn theo
thời gian ............................................................................................... 31
Bảng 4.8 Các kiểu hầm biogas được lắp đặt trên địa bàn và chi phí lắp đặt .. 32
Bảng 4.9 Kết quả điều tra về số lượng lợn được duy trì thường xuyên trong
chuồng nuôi của mỗi hộ dân ................................................................ 32
Bảng 4.10 Kết quả điều tra về số lượng các loại hầm biogas qua các năm ..... 33
Bảng 4.11 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi lợn trước khi qua
bể biogas .............................................................................................. 34
Bảng 4.12 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi lợn sau khi qua bể biogas .... 34
Bảng 4.13 Chi phí tiết kiệm của 2 hộ gia đình khi sử dụng biogas ................. 36


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các kênh thông tin mà người dân biết đến biogas ..... 30
Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ số lượng hầm biogas được lắp đặt qua các năm .......... 31
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện số lượng của mỗi loại hầm biogas được xây dựng
qua các năm.......................................................................................... 33


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài..................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................ 3
2.1.1 Các khái niệm .................................................................................... 3

2.1.2 Những ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi. ....................................... 3
2.1.3 Đặc điểm của chất thải chăn nuôi lợn ................................................ 4
2.1.4 Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại địa phương ................. 8
2.1.5 Công nghệ biogas............................................................................... 9
2.2 Cơ sở thực tiễn. ...................................................................................... 15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 17
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 17
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 17
3.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 17
3.4 Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 17
3.4.1 Phương pháp kế thừa ....................................................................... 17
3.4.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin.......................................... 17
3.4.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................... 18
3.4.4 Phương pháp phân tích thống kê ..................................................... 18
3.4.5 Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh ....................................... 18
3.4.6 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu ........................................... 18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 19
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị trấn Na Hang. ............................ 19
4.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................ 19
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................... 21
4.1.3 Hiện trạng phát triển nông nghiệp ................................................... 24
4.2 Tình hình lắp đặt hầm ủ Biogas ở Thị trấn Na Hang............................. 26
4.2.1 Các loại hầm ủ biogas được sử dụng trên địa bàn thị trấn Na Hang.........26


4.2.2 Hiện trạng lắp đặt hầm ủ biogas. ..................................................... 29
4.3 Đánh giá hiệu quả khi sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi .......34
4.3.1 Về môi trường .................................................................................. 34
4.3.2 Về kinh tế ......................................................................................... 35
4.4 Lợi ích và những khó khăn thuận lợi khi lắp đặt hầm ủ biogas. ........... 37

4.4.1 Lợi ích: ............................................................................................. 37
4.4.2 Thuận lợi. ......................................................................................... 39
4.4.3 Khó khăn. ......................................................................................... 39
4.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hầm biogas. .................... 39
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 44
5.1 Kết luận .................................................................................................. 41
5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 43


1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng hóa thạch trên thế giới ngày càng
cạn kiệt, năng lượng mới tái tạo đã và đang trở thành mối quan tâm không
phải chỉ riêng mỗi quốc gia nào mà trở thành vấn đề toàn cầu. Một trong
những năng lượng gần gũi nhất với chúng ta đó là năng lượng có từ sự phân
hủy của các loại phân chuồng gia súc như trâu, bò, lợn… đó chính là năng
lượng khí sinh học hay còn gọi là Biogas.
Biogas là nguồn năng lượng sạch đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng
rãi trên thế giới. Công nghệ Biogas không những giải quyết được tình trạng ô
nhiễm môi trường mà còn cung cấp nguồn năng lượng sạch phục vụ đun nấu,
thắp sáng trong gia đình góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng và
bảo vệ môi trường.
Ở nước ta, ngành chăn nuôi đã có nhiều bước phát triển mạnh góp phần
không nhỏ trong việc phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân,
giúp người nông dân làm giàu, nâng cao mức sống. Tuy nhiên, sự phát triển
nhanh chóng của đàn gia súc cùng với lượng chất thải khổng lồ thải ra mỗi
ngày cũng đã gây ra áp lực lớn lên môi trường. Việc nghiên cứu ứng dụng

rộng rãi công nghệ khí sinh học là một giải pháp hiệu quả phù hợp với tình
hình Việt Nam để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, cung cấp nguồn
chất đốt, tiết kiệm năng lượng rất hiệu quả ở các vùng nông thôn. Nhu cầu sử
dụng công nghệ biogas cho các hộ gia đình chăn nuôi ở vùng nông thôn là rất lớn.
Na Hang là một huyện miền núi vùng cao, chủ yếu người dân sống dựa
vào hoạt động trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chất thải phát sinh từ
hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề bức xúc đòi
hỏi phải có biện pháp giải quyết hiệu quả. Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn
chủ yếu là chăn nuôi lợn với lượng phân thải ra rất lớn và nặng mùi khó chịu,
ngoài ra còn có các loại chất phụ phẩm như thức ăn thừa, chất độn chuồng…
Các loại chất thải này không được xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân.


2

Qua quá trình tìm hiểu và tiếp cận với công nghệ biogas thì công nghệ
này đã và đang trở thành giải pháp hữu hiệu được người dân đón nhận tích
cực để giải quyết vấn đề trên.
Đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ biogas và hiệu quả của mô
hình trong việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình tại thị
trấn Na Hang-Huyện Na Hang-Tỉnh Tuyên Quang” để đánh giá những lợi
ích mà biogas mang lại qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng và mở rộng phạm
vi ứng dụng hơn nữa.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá tình hình chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ
gia đình trên địa bàn thị trấn Na Hang.
- Đánh giá tình hình ứng dụng hầm ủ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi
tại thị trấn Na Hang.
- Đánh giá hiệu quả môi trường và kinh tế mà mô hình mang lại.

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của hầm biogas.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Đưa ra được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Na Hang.
- Đảm bảo thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác.
- Phản ánh đúng tình trạng quản lý, sử dụng hầm biogas tại địa phương.
- Các giải pháp đánh giá khả thi phù hợp với điều kiện của địa phương.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học vào nghiên cứu
khoa học.
Trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao sự hiểu biết, quan tâm và ủng hộ
của người dân về việc sử dụng hầm biogas trong sinh hoạt và sản xuất.
- Làm căn cứ cho cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền
cho người dân về bảo vệ môi trường nông thôn.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử
dụng của hầm Bogas.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Các khái niệm
Chất thải là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất
độc được xuất ra từ chúng.
Chất thải của động vật trong chăn nuôi nông nghiệp là nguồn nguyên

liệu lớn, chứa nhiều thành phần hữu cơ có khả năng chuyển hóa sinh học để
tạo Biogas. Khối lượng chất thải phát sinh có sự khác nhau, tùy theo từng loại
gia súc, gia cầm, điều kiện chăn nuôi, đặc điểm chuồng trại và đặc điểm
ngành của từng quốc gia.
Biogas (khí sinh học) là một loại khí được sinh ra khi chất thải động vật
và các chất hữu cơ (phụ phẩm nông nghiệp) bị lên men trong điều kiện kỵ khí.
Vi sinh vật phân hủy các chất tổng hợp và khí được sinh ra. Biogas là hỗn hợp
bao gồm metan, cacbon dioxit, nito, hydro sunfua…
2.1.2 Những ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi.
Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự
nhiên, các khí thải từ vật nuôi chiếm tỉ trọng lớn trong các khí thải gây nên
hiệu ứng nhà kính.
Theo báo cáo của FAO, chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng
Nito oxit (NO2) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thu năng
lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Động vật nuôi còn thải ra 9%
lượng khí CO2 toàn cầu, 37% lượng khí Methane (CH4)_ loại khí có khả năng
giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2.
Theo thống kê năm 2010 của Cục chăn nuôi, cả nước có 8,5 triệu hộ
chăn nuôi quy mô gia đình và 18000 trang trại nuôi tập trung với tổng đàn
300 triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, nguồn chất thải từ chăn
nuôi ước khoảng 84,45 triệu tấn. Trong đó có khoảng 5 – 20% được sử dụng
làm phân bón cho nông nghiệp dưới dạng phân tươi hoặc ủ thủ công, số phân
còn lại được thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường.


4

Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một
lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước,
kênh mương làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của người dân, làm

tăng tỉ lệ người mắc bệnh tiêu chảy và các bệnh về da liễu. Ô nhiễm do chất
thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư mà còn
gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến kết quả sản
xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục
diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên
đất dốc, đầu nguồn nước… còn khá phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói
mòn, suy giảm chất lượng nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp. Ô
nhiễm môi trường còn dễ dàng làm phát sinh dich bệnh ảnh hưởng không nhỏ
đến kết quả chăn nuôi. Trong những năm gần đây một số loại dịch bệnh nguy
hiểm trên đàn gia súc, gia cầm đã bùng phát trên diện rộng như dịch lở mồm
long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm… đã gây ra thiệt hại
lớn cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của các hộ gia đình
chăn nuôi. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bùng phát
của dịch bệnh đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ở chính trong khu vực
chuồng trại và khu vực lân cận mà thường là do chất thải chăn nuôi của chính
cơ sở đó gây nên.
Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các
mạch nước ngầm do mất rừng và đất bị thoái hóa, chai cứng giảm khả năng
thẩm thấu. Tất cả các tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường
dẫn đến một kết quả tất yếu là làm suy giảm đa dạng sinh học.
Rõ ràng ngành chăn nuôi phát triển nếu không đi kèm với các biện pháp xử
lý chất thải sẽ làm môi trường sống của con người xuống cấp nhanh chóng. Môi
trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khỏe vật nuôi, phát sinh dịch
bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý, giảm năng suất. Đó không phải là sự
phát triển bền vững mà Việt Nam cũng như cả thế giới đang hướng tới.
2.1.3 Đặc điểm của chất thải chăn nuôi lợn
Các loại chất thải chăn nuôi bao gồm:
- Phân từ gia súc, gia cầm.
- Chất độn chuồng.



5

- Nước thải từ chuồng trại: Nước tiểu, nước tắm gia súc, nước vệ sinh
chuồng trại.
- Các thức ăn chăn nuôi thừa.
- Xác súc vật chết.
- Phế phẩm nông nghiệp: Lá cây, cành cây, vỏ, hạt…
Phân từ gia súc: Là những thành phần từ thức ăn, nước uống mà cơ
thể gia súc không thể hấp thụ được và thải ra ngoài cơ thể. Phân gồm những
thành phần:
+ Những dưỡng chất không tiêu hóa được của quá trình tiêu hóa vi sinh.
+ Các chất cặn bã của hệ tiêu hóa (trypsin, pepsin…), các mô tróc ra từ
các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài.
+ Các loại vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân.
Lượng phân:
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm phụ thuộc vào giống, loài, tuổi
và khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6 – 8%
trọng lượng vật nuôi. Lượng phân thải ra trung bình của lợn trong 24h được
thể hiện trong bảng:
Bảng 2.1 Ước lượng chất thải phát sinh từ một số loài vật nuôi
Loại vật nuôi

Khối lượng chất thải
phát sinh (kg/con/ngày)

Khối lượng chất thải có
khả năng thu gom
(kg/con/ngày)
5–8

0,3
0,25
0,75

Trâu, bò
10 – 15
Lợn
1,3
Cừu
0,75
Gia cầm
0,75
Thành phần trong phân lợn
Những chất không tiêu hóa được hoặc những chất thoát khỏi sự tiêu hóa của
vi sinh vật hay các men tiêu hóa, các khoáng chất cơ thể không sử dụng được.
Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa: trypsin, pepsin…
Các mô tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài.
Các VSV bị nhiễm trong thức ăn, ruột: vi trùng, ấu trùng, trứng giun
sán… bị tống ra ngoài.


6

Thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào các yếu tố:
Thành phần dưỡng chất của thức ăn, nước uống..
Độ tuổi của lợn.
Tình trạng sức khỏe của vật nuôi và nhu cầu cá thể: nhu cầu cá thể cao
sử dụng dưỡng chất nhiều thì lượng phân thải ít và ngược lại.
Bảng 2.2 Thành phần hóa học trong phân của một số loại vật nuôi
Loại vật

nuôi

Thành phần phân rắn

Lượng nước
(%)

Nito (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

Trâu, bò

80

1,67

1,11

0,056

Ngựa

75

2,29

1,25


1,38

Lợn

82

3,75

3,13

2,2



56

6,27

5,92

3,27

(Nguồn: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tài liệu hướng dẫn
kỹ thuật xây dựng, vận hành và bảo dưỡng hầm biogas Thái Đức, 2008)
Kết quả trên chỉ ra rằng, phân chuồng ở dạng tươi chứa khoảng 70 –
80% lượng nước, 0,3 – 0,9% nitơ, 0,1 – 0,6% photpho và 0,3 – 1,2% kali. Vì
thế cứ một tấn phân tươi, trung bình sẽ có khoảng 180 – 270 kg chất thô, 3,5 –
5kg N, 2 – 3kg P2O5 và 4 – 5kg K2O.
Ngoài ra, trong phân còn có chứa nhiều loại vi khuẩn, virut và trứng ký

sinh trùng được thể hiện trong bảng:
Bảng 2.3 Một số thành phần vi sinh vật trong phân lợn
Đơn vị

Số lượng

Coliform

MPN/100g

4.106 – 108

E. Coli

MPN/100g

105 - 107

Streptococus

MPN/100g

3.102 - 104

Salmonella

Vk/25ml

10 - 104


Đơn bào

MPN/10g

0 – 103

Chỉ tiêu

Có thể thấy trong phân lợn tồn tại nhiều loại vi khuẩn với số lượng rất
lớn. Các loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra một số loại
bệnh nguy hiểm cho người và động vật.


7

Nước phân:
Nước phân chuồng là hỗn hợp phân, nước tiểu và nước rửa chuồng. Vì
vậy, nước phân chuồng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt phân
bón. Nước phân chuồng nghèo lân, giàu đạm và rất giàu kali. Đạm trong nước
phân chuồng tồn tại theo 3 dạng chủ yếu là: ure, axit uric và axit hippuric, khi
để tiếp xúc với không khí một thời gian hay khi bón và đất thì axit uric và axit
hippuric bị vi sinh vật phân giải thành ure sau đó chuyển thành amoni carbonat.
Nước tiểu gia súc:
Thành phần của nước tiểu gia súc tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và
khí hậu.
Đặc tính chung: nước tiểu gia súc là một loại phân bón giàu đạm và kali,
hàm lượng lân ít hoặc không đáng kể. Nước tiểu của lợn nghèo đạm hơn các
loại gia súc khác.
Bảng 2.4 Thành phần hóa học trong nước tiểu lợn
Đặc tính


Đơn vị

Giá trị

Vật chất khô

g/kg

30,9 – 35,9

NH4-N

g/kg

0,13 – 0,4

T-N

g/kg

4,9 – 6,63

Urea

Mmol/l

123 – 196

g/kg


0,11 – 0,19

Cacbonates
pH

6,77 – 8,19

(Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv, 1997 – 1998)
Nước thải:
Nhìn chung nước thải chăn nuôi không chứa các chất độc hại như nước
thải các ngành công nghiệp khác nhưng chứa nhiều ấu trùng, vi trùng, trứng
giun sán.
Điển hình là nhóm vi trùng đường ruột có thể tồn tại rất lâu trong môi
trường như: E. coli, Salmonella, Shigella, Arizona. Trứng giun sán trong nước
thải với những loại điển hình là Fasiolagigantiac, fasiolosis buski, Ascasis
suum, Oesophagostomum, trichocephalus dentatus… có thể phát triển đến


8

giai đoạn gây nhiễm sau 628 ngày ở nhiệt độ và khí hậu nước ta và có thể tồn
tại được 25 tháng. Nhiều loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm
như: B.anthracis, salmonella, E.coli…
Bảng 2.5 Tính chất của nước thải chăn nuôi lợn
Đặc tính
Đơn vị
Giá trị
Độ màu
Pt-Co

350-870
Độ đục
Mg/l
420-550
BOD5
Mg/l
3500-8900
COD
Mg/l
5000-12000
SS
Mg/l
680-1200
T-P
Mg/l
36-72
T-N
Mg/l
220-460
Dầu mỡ
Mg/l
5-58
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv, 1997-1998)
Khí thải:
Điển hình của khí thải chăn nuôi là các loại khí gây mùi khó chịu như
H2S, NH3, CH4, CO2… đồng thời đây cũng là một trong các loại khí gây nên
hiệu ứng nhà kính. Các loại khí này phát thải do hoạt động hô hấp, tiêu hóa
của vật nuôi, do ủ phân, chế biến thức ăn,…ước khoảng vài trăm triệu
tấn/năm.
Theo Delgado (1999), 16% lượng CH4 sản sinh hàng năm trên thế giới là

từ hoạt động chăn nuôi.
2.1.4 Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại địa phương
Chất thải rắn:
Công tác quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn,
Việc sử dụng phân lợn trong nông nghiệp vẫn còn hạn chế do phân lợn không
giống phân bò hay vật nuôi khác. Phân lợn ướt và hôi thối nên khó thu gom
và vận chuyển, phân lợn là phân “nóng” khó sử dụng, hiệu quả không cao và
có thể làm chết hoặc giảm năng suất cây trồng.
Theo điều tra tại Thị trấn Na Hang cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp
của Thị trấn khoảng 3343,6 ha trong tổng số 79852,9 ha đất nông nghiệp của
toàn huyện. Trong đó chỉ có 28 ha là đất sản xuất lúa 2 vụ do đó nhu cầu phân


9

chuồng sử dụng để bón lót trong nông nghiệp là không lớn. Lượng lớn phân
chuồng còn lại được thải trực tiếp ra môi trường, chỉ có một số ít hộ dân đã
lắp đặt hầm ủ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi và lấy khí ga sử dụng trong
đun nấu.
Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và
đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết.
Những hộ dân chăn nuôi số lượng lợn lớn mà không có biện pháp xử lý
thì khi lượng phân lợn thải ra quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ứ đọng phân gây
ô nhiễm môi trường, làm gia tăng sự phát triển của ruồi, nhặng, các loại vi
sinh vật gây bệnh cho người và vật nuôi.
Đối với những hộ đã xây dựng hầm Biogas thì toàn bộ lượng chất thải rắn
cùng với nước tiểu, nước rửa chuồng sẽ được hòa lẫn và dẫn vào bể Biogas.
Chất thải lỏng:
Đây là loại chất thải ít được sử dụng và khó quản lý do:
- Lượng nước thải lớn, lượng nước sử dụng cho nhu cầu uống, rửa

chuồng và tắm cho lợn là khoảng 30 – 50 lít/con/ngày đêm.
- Nước thải có mùi hôi thối, khó vận chuyển đi xa để sử dụng cho mục
đích nông nghiệp. Bên cạnh đó dù có vận chuyển được đi xa thì lượng nước
thải ra mỗi ngày là quá lớn không thể sử dụng hết cho điện tích đất nông
nghiệp xung quanh.
- Đến nay vẫn chưa có mô hình xử lý nước thải chăn nuôi nào phù hợp
để có thể ứng dụng vào xử lý nước thải chăn nuôi quy mô hộ gia đình.
Nhìn chung, việc quản lý chất thải chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó
khăn. Nhu cầu sử dụng chất thải chăn nuôi lợn trong nông nghiệp là rất
thấp.Vì vậy cần nhiều biện pháp tích cực kết hợp để giải quyết vấn đề quản lý
và khắc phục sự ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi lợn gây ra.
2.1.5 Công nghệ biogas
Là công nghệ sản xuất khí sinh học, quá trình ủ phân rác, phân hữu cơ,
chất thải gia súc, bùn cống rãnh… trong điều kiện thiếu không khí để tạo ra
nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia đình hay trong sản xuất. Sản xuất khí
sinh học dựa trên cơ sở phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ tự nhiên hay là quá
trình lên men metan.


10

Cơ sở lý thuyết của công nghệ Biogas: dựa vào các vi khuẩn yếm khí để
lên men phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ sinh ra một hỗn hợp khí có thể cháy
được như: H2, H2S, NH3, CH4, C2H2… trong đó có CH4 là sản phẩm khí chủ
yếu (Nên còn gọi là quá trình lên men tạo Metan).
Thành phần, tính chất của Biogas:
Bảng 2.6 Điển hình thành phần của khí sinh học
Hợp chất

Ký hiệu


%

Methanne

CH4

55-70

Carbon dioxide

CO2

27-44

Hydrogen

H2

1

Hydrogen sunphide

H2S

3

Các khí khác: Oxygen, ...

O2, N2…


Khi đốt cháy 1m3 hỗn hợp khí Biogas sinh ra nhiệt lượng khoảng 4500 –
6000 calo/m3 tương đương với 1 lít cồn, 0,8 lít xăng, 0,6 lít dầu thô, 1,4 kg
than hoa hay 2,2 kW điện. Tùy thuộc vào thành phần và tính chất nước thải
chăn nuôi, thời gian lưu nước, tải trọng chất hữu cơ, nhiệt độ… mà lượng khí
sinh ra khác nhau.Tại Việt Nam sản lượng khí sinh ra hàng ngày được ước
tính như sau:
Bảng 2.7 Sản lượng khí sinh ra hàng ngày
Loại chất thải

Sản lượng khí hàng ngày (lít/kg/ngày)

Chất thải của bò

15 – 32

Chất thải của trâu

15 – 32

Chất thải của lợn

40 – 60

Chất thải của gia cầm

50 – 60

Chất thải của người


60 – 70

Bèo tây tươi

0,3 – 0,5

Rơm rạ khô

1,5 – 2,0

Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMTNT, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xây
dựng, vận hành, bảo dưỡng hầm Biogas Thái - Đức, 2008.


11

Các loại hầm Biogas thường sử dụng:
Kể từ khi ra đời cho đến nay hầm ủ Biogas đã được cải tiến qua nhiều
thế hệ nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và đáp ứng những yêu cầu khác nhau về
kinh tế, xã hội, địa hình ở mỗi địa phương.
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại hầm biogas được sử dụng ở nhiều
địa phương khác nhau. Ví dụ như Hầm xây kiểu tháp của Viện Năng Lượng,
hầm trụ Đồng Nai, hầm sinh khí kiểu vòm cố định, …
• Hầm xây KT1
Hầm kiểu KT1 được ứng dụng tại những vùng có nền đất tốt, mực nước
ngầm thấp, có thể đào sâu và diện tích mặt bằng hẹp.
• Hầm xây KT2
Hầm kiểu KT2 phù hợp với những vùng có nền đất yếu, mực nước ngầm
cao, khó đào sâu và diện tích mặt bằng rộng.
• Hầm sinh khí kiểu vòm cố định

Hầm ủ có dạng bán cầu được chôn hoàn toàn dưới đất để tiết kiệm diện
tích và ổn định nhiệt độ. Nhược điểm của loại hầm này là phần chứa khí rất
khó xây dựng và phải bảo đảm độ kín khí do đó hiệu suất của hầm thấp.
• Hầm sinh khí kiểu túi ủ bằng bạt nhựa HDPE
Loại này có ưu điểm là vốn đầu tư thấp phù hợp với mức thu nhập của
bà con nông dân hiện nay. Nhược điểm của loại túi ủ là rất dễ hư hỏng do sự
phá hoại của chuột, gia súc, gia cầm.
• Bể biogas chất liệu nhựa Composite
Composite là vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo
nên vật liệu mới có tính năng hơn hẳn các vật liệu ban đầu, khi những vật liệu
này làm việc riêng rẽ.
Hầm biogas Composite có độ kín khí tuyệt đối, cho lượng khí sinh học
cao hơn bể bể xây bằng gạch và xi măng, tự động phá váng bẩn và tự động
đẩy bã phân ra khỏi bể. Hầm biogas composite được trang bị hệ thống khử
mùi nên loại bỏ được khí gây mùi hôi khó chịu.


12

Các quá trình sinh hóa trong bể Biogas:
Quá trình chuyển hóa các thành phần hữu cơ tạo biogas được thực hiện
bởi 2 nhóm VSV: Nhóm vi khuẩn biến dưỡng cellulose và nhóm vi khuẩn
sinh khí metan.
• Nhóm vi khuẩn biến dưỡng cellulose: Những vi khuẩn này đều có
enzym cellulosase và nằm rải rác trong các họ khác nhau. Trong điều kiện
yếm khí chúng phân hủy tạo ra CO2, H2 và một số chất tan trong nước như
formandehit, acetat, ancol methylic… Các chất này đều được dùng để dinh
dưỡng hoặc tác chất cho nhóm vi khuẩn sinh khí metan.
• Nhóm vi khuẩn sinh khí metan: Nhóm này rất chuyên biệt và được xếp
thành 3 bộ, 4 họ, 17 loài. Mỗi loài vi khuẩn metan chỉ có thể sử dụng một số

chất nhất định. Do đó việc lên men kị khí bắt buộc phải sử dụng nhiều loài vi
khuẩn metan, như vậy quá trình lên men mới đảm bảo triệt để. Điều kiện cho
các vi khuẩn metan phát triển cần có lượng CO2 đủ trong môi trường, nguồn
nito (khoảng 3,5mg/g bùn lắng), tỉ lệ C/N = 20/1. Trong quá trình lên men kị
khí các VSV gây bệnh bị tiêu diệt không phải do nhiệt độ mà do tác động
tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có mức độ kị khí, tác động của
các sản phẩm trao đổi chất, tác động cạnh tranh dinh dưỡng… Mức độ tiêu
diệt các VSV gây bệnh trong quá trình kị khí từ 80 đến 100%.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống Biogas:
• Nhiệt độ: Trong quá trình phân hủy tạo biogas, nhiệt độ ảnh hưởng
đến tốc độ của phản ứng sinh học, độ hòa tan của các kim loại nặng (yếu tố
gây độc), độ hòa tan của CO2 và thành phần biogas sinh ra. Khi nhiệt độ môi
trường tăng, tốc độ phản ứng sinh học sẽ tăng theo và do đó tốc độ sinh khí
biogas sẽ cao. Nhiệt độ lý tưởng cho hoạt động của VSV trong bể biogas là
350C, tuy nhiên quá trình phân hủy vẫn xảy ra ở nhiệt độ 15 – 200C. Nếu nhiệt
độ thấp hơn thì VSV khó phát triển, dưới 100C thì gần như quá trình sinh khí
không diễn ra.
• Thời gian lưu: là khoảng thời gian mà một đơn vị chất lỏng đi vào và
lưu tại hầm phân hủy. Với thời gian lưu lớn hơn 10 ngày, ở nhiệt độ 350C,
lượng khí ga sinh ra sẽ đạt giá trị ổn định.Nếu để thời gian lưu quá lâu hoặc
quá nhanh thì đều làm giảm hiệu quả của quá trình sinh khí.


13

Thời gian lưu và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng đối với việc loại trừ
các tác nhân gây bệnh.
• pH: Hầm phân hủy hoạt động tốt ở pH nằm trong khoảng trung tính
(6,8 – 7,4) trong môi trường độ kiềm yếu. Sự thay đổi pH sẽ ảnh hưởng đến
tính nhạy cảm của các enzym. Các VSV và enzym rất nhạy cảm khi pH bị

lệch khỏi dãy pH tối ưu, thể hiện qua các tác động về chức năng, tính chất vật
lý, cấu trúc, khả năng hoạt hóa của các enzym.
• Tỉ lệ C/N:
Bảng 2.8 Tỉ lệ C/N trong phân gia súc, gia cầm
Vật nuôi

Thành phần
Chất tan (%)

N (%)

P (%)

C/N

Bò sữu

7,33

0,38

0.1

25,30

Bò thịt

9,53

0,7


0,2

26,3

Lợn

21,5

1

0,3

25,5



16,6

1,2

1,2

15

Trâu

10,2

0,31


Để tạo điều kiện sinh trưởng và hoạt động tối ưu của vi khuẩn, điều cần
thiết là phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dưới dạng các hợp chất hóa học
với nồng độ thích hợp. Cacbon và nito là những thành phần dinh dưỡng
chính của vi khuẩn kỵ khí. Tỉ lệ C/N nằm trong khoảng 25 - 30:1 là điều kiện
lý tưởng của quá trình phân hủy tạo biogas.
• Thành phần độ ẩm trong nguyên liệu đầu vào: Nước là nhu cầu tất
yếu cho sự sống và hoạt động của VSV. Hàm lượng độ ẩm đối với từng loại
cơ chất khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tính chất hóa học và khả năng
phân hủy sinh học của chúng. Hiệu suất của quá trình phân hủy sẽ giảm khi
hàm lượng chất rắn lơ lửng tăng. Do đó phải xác định hàm lượng chất rắn lơ
lửng tối ưu cho hỗn hợp nguyên liệu đầu vào theo từng loại nguyên liệu và
từng kiểu hầm ủ khác nhau.
Công thức pha trộn chung đối với nguyên liệu đưa vào là: 1,5kg phân tự
nhiên + 30 lit nước = hỗn hợp bùn lỏng có hàm lượng chất rắn lơ lửng 5%.


14

Sản phẩm khí tạo ra 0,35 – 0,40m3 khí/1kg cặn lơ lửng, thời gian lưu nước
trong bể Biogas đối với phân lợn là 10 – 15 ngày.
Bảng 2.9 Năng suất khí sinh học từ quá trình lên men các loại nguyên liệu
khí sinh học/1kg chất %CH4 trong Thời gian
khô (m3/kg)
khí sinh học
lên men
1
Phân bò
0,33
58

10
2
Phân trâu
0,86 – 1,11
57
10
3
Phân gà
0,31 – 0,54
60
30
4
Phân lợn
0,69 – 0,76
58 – 60
10 – 15
5
Phân cừu
0,37 – 0,61
64
20
• Thành phần gây độc: Nồng độ cao amoni, chất kháng sinh, thuốc trừ
sâu, bột giặt và kim loại nặng… là các yếu tố gây độc với vi sinh vật, ảnh
hưởng đến khả năng sinh khí biogas.
• Quá trình khuấy trộn: Phải thường xuyên thực hiện phá lớp váng nổi
trong bể biogas để tạo điều kiện cho khí thoát lên vòm bể và thúc đẩy quá trình
sinh khí. Đồng thời trong các vi khuẩn sinh khí có loài thụ động có loài năng
động, do đó cần khuấy trộn để cung cấp thức ăn cho loài vi khuẩn thụ động.
Nguyên lý của quá trình chuyển hóa:
Về nguyên tắc khi một lượng sinh khối được lưu giữ trong hầm kín vài

ngày sẽ chuyển hóa và sản sinh một hợp chất dạng khí có khả năng cháy được
với thành phần chính là metan và cacbon dioxide, trong đó thành phần metan
chiếm khoảng trên 50%. Quá trình này gọi là quá trình lên men kị khí hoặc
quá trình sản xuất khí metan sinh học.
Quá trình phân hủy kị khí diễn ra qua 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn thủy phân: Các hợp chất dạng polymer (phân tử lớn) sẽ bị
khử thành các monome (phân tử cơ bản).
- Giai đoạn hình thành axit: Vi khuẩn sẽ chuyển hóa rượu và các axit hữu
cơ yếu thành các sản phẩm H, H2O, CO2, CH3COOH.
- Giai đoạn lên men metan: Axit acetic CH3COOH được hình thành ở hai giai
đoạn đầu sẽ chuyển hóa thành CH4 và CO2 nhờ hoạt động của vi khuẩn metan.
STT

Nguyên liệu


15

Các giai đoạn này được thực hiện bởi 2 nhóm vi khuẩn – vi khuẩn axit
hóa và vi khuẩn metan hóa. Chu trình chuyển chất thải hữu cơ thành biogas
qua các phản ứng phức tạp về cơ bản có thể chia thành 2 pha chính.
- Pha 1 – pha axit: Bao gồm giai đoạn thủy phân và giai đoạn tạo axit liên
kết với nhau, trong đó các chất thải hữu cơ sẽ chuyển hóa phần lớn thành acetate.
- Pha 2 – pha metan: Là giai đoạn 3 trở lên, trong đó khí CH4 và CO2
được tạo thành.
Hai bước đầu tiên của quá trình là nhân tố chính, qua đó liên kết các hợp
chất hữu cơ mạch dài bị bẻ gãy, hình thành axit. Khí metan được sinh ra do
hoạt động của vi khuẩn kị khí chủ yếu tại bước 3.
Cả ba giai đoạn trên càng có sự liên kết thì quá trình phân hủy, lên men
chất hữu cơ trong hầm ủ diễn ra càng nhanh.

2.2 Cơ sở thực tiễn.
Trên thế giới: Hiện nay khí sinh học đang là giải pháp an toàn và bền
vững trong sử dụng năng lượng tái tạo ở nhiều quốc gia.
Năm 2009, tại Đức có hơn 4500 nhà máy điện biogas cấp trên 1500 MW
hòa lưới điện quốc gia, quy mô của các nhà máy tăng theo từng năm, đến năm
2012 đã có khoảng 5900 nhà máy điện biogas hoạt động khắp cả nước. Đức là
nước đi tiên phong trong phát triển các nhà máy điện biogas có công nghệ và
kinh nghiệm quản lý vận hành.
Năm 2003, Hoa kỳ tiêu thụ 147 nghìn tỷ BTU (đơn vị nhiệt) năng lượng
từ khí bãi rác, khoảng 0,6% tổng số tiêu thụ khí đốt tự nhiên.
Tại Ấn Độ, Neepal, Pakistan và Bangladesh khí sinh học được sản xuất
từ quá trình phân hủy kỵ khí của phân trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ
được gọi là khí Gobar, người ta ước tính rằng các cơ sở này tồn tại trong hơn
hai triệu hộ gia đình ở Ấn Độ và trong hàng ngàn hộ ở Pakistan.
Một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Brazil cũng có một số thành
quả nhất định trong lĩnh vực này.
Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam khí sinh học đã được nghiên cứu ứng dụng từ những năm 60
trên cả nước và thực sự phát triển thành phong trào từ đầu thập kỷ 80 của thế
kỷ trước.


16

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế thì loại hộ nông dân có chăn nuôi 4-5
con lợn phổ biến ở nông thôn, vì vậy loại hầm biogas quy mô hộ gia đình có
dung tích 4m3 phù hợp với phần lớn hộ nông dân ở nông thôn Việt Nam.
Hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 500.000 hầm phân hủy biogas
có quy mô dưới 10m3 của các hộ gia đình nông dân.
Riêng chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, do

chính phủ Hà Lan tài trợ, tính đến năm 2011 đã xây dựng được 15.678 hầm
biogas. Ước tính chỉ có chưa đến 100 hầm biogas thương mại, với dung tích
khoảng 100-200 m3 tại các trang trại nuôi lợn. Tuy nhiên cả nước có tới 1100
trang trại lợn, nghĩa là mới đạt 0,3% trang trại có hầm biogas.
Về công nghệ hầu hết các hầm ủ nhỏ là loại hầm vòm cố định xây bằng
gạch hoặc đúc sẵn bằng composite tại các cơ sở chuyên nghiệp…
Biogas hiện nay được sử dụng chủ yếu cho đun nấu và chiếu sáng ở quy
mô hộ gia đình ở các khu vực nông thôn. Dự báo nhu cầu sử dụng biogas cho
đun nấu, chiếu sáng sẽ tăng tại các khu vực nông thôn.


17

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hầm biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình tại
thị trấn Na Hang – huyện Na Hang – Tỉnh Tuyên Quang.
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 5/5/2014 đến 5/8/2014
Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Na Hang – Na Hang – Tuyên Quang.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Na Hang.
- Khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn Thị trấn Na Hang.
- Khảo sát tình hình sử dụng hầm biogas tại địa phương.
- Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình Biogas.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế do hầm biogas đem lại.
- Những thuận lợi và khó khăn khi lắp đặt hầm biogas.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hầm biogas.
3.4 Phương pháp nghiên cứu.

3.4.1 Phương pháp kế thừa
Thu thập những tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
hiện trạng môi trường của thị trấn Na Hang trong báo cáo môi trường của
Huyện tại Ủy ban nhân dân thị trấn thông qua hội Nông dân thị trấn Na Hang.
Xin số liệu về biogas, số lượng đàn gia súc, tình hình phát triển nông
nghiệp của thị trấn Na Hang trong báo cáo phát triển vùng của Huyện tại hội
Nông dân thị trấn Na Hang.
3.4.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin
Tiến hành khảo sát trực tiếp tại thị trấn Na Hang bằng cách lập bộ câu
hỏi để trực tiếp hỏi người dân về hoạt động chăn nuôi và công tác ứng dụng
xây dựng, vận hành hầm ủ biogas trong chăn nuôi.
Phương pháp quan sát trực tiếp hiện trạng môi trường khu vực nghiên
cứu bằng các giác quan như mắt, mũi, tai.


18

Đây là phương pháp tiếp cận với thực tế, đánh giá và nhận định bằng ý
kiến chủ quan của bản thân dựa trên những kiến thức đã học được trên lý
thuyết và các thông tin nắm được trong quá trình học tập mà chưa có điều
kiện vận dụng vào thực tế, qua đó thu thập được những thông tin có ích phục
vụ cho đề tài nghiên cứu, rút ra những kinh nghiệm, những bài học bổ ích cho
công việc sau này.
3.4.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các
nguồn thông tin.
3.4.4 Phương pháp phân tích thống kê
Các số liệu sau khi điều tra thu thập được thống kê và liệt kê ra những
thông tin cần thiết cho quá trình làm đề tài.
3.4.5 Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh

Số liệu sau khi đi điều tra được tổng hợp thành các bảng thông tin, bảng
số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả
cao và chính xác trong quá trình điều tra nghiên cứu.
3.4.6 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu
Các số liệu thu thập được từ các tài liệu, trong quá trình điều tra khỏa sát
được tổng hợp lại và tính toán, xử lý, thống kê bằng phương pháp thủ công và
trên máy vi tính tạo các số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và đánh giá.


19

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị trấn Na Hang.
Thị trấn Na Hang nằm ở phía Nam của huyện Na Hang, là trung tâm
kinh tế, văn hóa, chính trị của toàn huyện có diện tích tự nhiên là 4.699,63 ha.
4.1.1 Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Na Hang cách thành phố Tuyên Quang 108 km về phía Bắc có:
Kinh độ: từ 1050 21' 40" đến 1050 25' 01".
Vĩ độ : từ 220 19' 26" đến 220 22' 20" .
- Phía Bắc giáp xã Khau Tinh .
- Phía Nam giáp xã Thanh Tương.
- Phía Đông giáp xã Sơn Phú.
- Phía Tây giáp xã Năng Khả.
4.1.1.2 Địa hình địa mạo
Nhìn tổng quan, thị trấn có độ cao bình quân khoảng 200m, nằm kẹp
giữa 2 vòng cung của vòng cung núi sông Gâm và vòng cung núi Ngân Sơn.
Địa hình dạng máng và có xu hướng giảm dần độ cao theo hướng Bắc - Nam.
Thị trấn thuộc vùng đồi núi thấp - trung bình dốc từ 150-300 , nơi dốc cao

tới 350- 400, xen kẹp nhiều mỏm đá vôi dựng đứng lô nhô, nhiều hẻm vực, địa
hình hiểm trở và phân cách khá mạnh.
4.1.1.3 Khí hậu
Thị trấn Na Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi
cao phía Bắc và được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa
mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa
cả năm thường tập trung vào mùa này. Mùa khô khí hậu khô hanh và kéo dài
từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp, nhiệt độ có thể xuống thấp
hơn 40C. Thị trấn có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình năm biến thiên
trong khoảng 1.600-1.800 mm/năm.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,40C. Độ ẩm không khí 80-86%. Số giờ
nắng bình quân 1.436 giờ/năm, tháng có số giờ nắng cao nhất là các tháng 6,7,8,9.


×