Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.85 KB, 52 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐỖ THỊ THỜI

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG
PHƢƠNG TIỆN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG NHỊ - PHÚC YÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Thể chất
Ngƣời hƣớng dẫn:

ThS. NGUYỄN XUÂN ĐOÀN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Đỗ Thị Thời
Sinh viên: Lớp K36B - GDMN trƣờng ĐHSP Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá năng lực sử dụng phƣơng tiện
giáo dục thể chất trong tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo lớn trƣờng mầm non Trƣng Nhị - Phúc Yên” là kết quả quá trình
nghiên cứu, tìm tòi học hỏi của bản thân tôi dưới sự chỉ đạo của giáo viên
hướng dẫn. Những kết quả nghiên cứu trong khoá luận chưa từng được công
bố tại bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2014



Sinh viên

Đỗ Thị Thời


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL:

Cán bộ quản lí

GDMN:

Giáo dục mầm non

GDTC:

Giáo dục thể chất

GDQD:

Giáo dục quốc dân

GVMN:

Giáo viên mầm non

KNVĐCB:


Kỹ năng vận động cơ bản

SL:

Số lượng

TCVĐ:

Trò chơi vận động

TDCB:

Thể dục cơ bản

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng
biểu
Bảng 1.1

Nội dung

Trang

Chế độ sinh hoạt của trẻ 5 - 6 tuổi trong chương trình


19

chăm sóc - giáo dục trẻ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bảng 3.1

Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên

25

trường mầm non Trưng Nhị (n=30)
Bảng 3.2

Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết

26

cuả GDTC cho trẻ mẫu giáo (n=30)
Bảng 3.3

Thực trạng nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của

27

tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ (n=30)
Bảng 3.4

Thực trạng vai trò của yếu tố thiên nhiên đối với sự

28


phát triển của trẻ (n=30)
Bảng 3.5

Tiêu chí đánh giá năng lực truyền đạt kiến thức của

28

giáo viên
Bảng 3.6

Kết quả đánh giá của CBQL về năng lực truyền đạt

29

của giáo viên (n=7)
Bảng 3.7

Tiêu chí đánh giá kỹ năng làm mẫu của giáo viên

30

Bảng 3.8

Kết quả đánh giá của CBQL về kỹ năng làm mẫu

31

của giáo viên (n=7)
Bảng 3.9


Kết quả phỏng vấn trẻ về kỹ năng làm mẫu của giáo

32

viên (n=30)
Bảng 3.10

Tiêu chí đánh giá năng lực kỹ năng tổ chức giờ học

33

của giáo viên
Bảng 3.11

Kết quả đánh giá của CBQL về kỹ năng tổ chức giờ

34

dạy học của giáo viên.
Bảng 3.12

Kế hoạch hoạt động GDTC của trẻ 5 - 6 tuổi trường
mầm non Trưng Nhị

36


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4

1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về Giáo dục Mầm non ........................ 4
1.2.Vị trí và vai trò của Giáo dục Mầm non ..................................................... 7
1.3. Vị trí, vai trò của giáo viên mầm non trong xã hội hiện đại ...................... 7
1.4. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .............................. 8
1.4.1. Khái niệm đánh giá ................................................................................. 8
1.4.2. Khái niệm năng lực, năng lực sư phạm................................................... 8
1.4.3. Khái niệm phương tiện, phương tiện GDTC .......................................... 9
1.4.4.Khái niệm GDTC ................................................................................... 11
1.5. Đặc điểm phát triển sinh lí vận động ở trẻ ............................................... 11
1.5.1. Phát triển vận động của trẻ 5 tuổi ......................................................... 12
1.5.2. Phát triển vận động của trẻ 6 tuổi ......................................................... 12
1.6. Mục tiêu của Giáo dục Mầm non, chương trình Giáo dục Mầm non ...... 13
1.6.1. Mục tiêu của GDMN............................................................................. 13
1.6.2. Chương trình GDMN ............................................................................ 13
1.7. Nhiệm vụ của Giáo dục Thể chất cho trẻ mẫu giáo ................................. 15
1.7.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe .................................................................... 15
1.7.2. Nhiệm vụ giáo dưỡng ............................................................................ 16
1.7.3. Nhiệm vụ giáo dục ................................................................................ 17
1.8. Chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo ......................................... 19
CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. 21
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu ...................................... 21


2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................. 21
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm .......................................................... 21
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................................. 22
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 22
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23

2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 24
3.1. Thực trạng công tác tổ chức giáo dục thể chất và năng lực sử dụng
phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Trưng
Nhị ................................................................................................................... 24
3.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất cuả Nhà trường ....................................... 24
3.1.2. Thực trạng về đội ng giáo viên của trường mầm non Trưng Nhị ....... 25
3.1.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của GDTC và sử dụng
phương tiện GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Trưng Nhị ............. 25
3.1.4. Thực trạng năng lực giáo viên trong tổ chức dạy học môn GDTC ...... 28
3.1.5. Thực trạng công tác dạy học lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ tại
trường mầm non Trưng Nhị ............................................................................ 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 43
PHỤ LỤC


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
GDMN là bộ phận trong hệ thống GDQD. Bậc học này có vai trò quan
trọng trong việc GDTC, tinh thần của trẻ là bước khởi đầu để các em làm
quen với thế giới xung quanh và hình thành nhân cách. Những năm gần đây,
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm để phát triển cho bậc
học này. Do đó, việc dạy học phát triển toàn diện các mặt giáo dục ở trẻ như:
đức, trí, thể, mỹ, lao động là yêu cầu bắt buộc giúp trẻ hội nhập nhanh với
cuộc sống trong quá trình phát triển của trẻ.
Trong đó GDTC cho trẻ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Nhưng để thực hiện quá trình giáo dục này c ng có một số quan điểm khác
nhau của các nhà giáo dục như:
- Các nhà lí luận giáo dục duy tâm cho rằng: GDTC là nhu cầu bản

tính hay bản năng của con người giống như các sinh vật khác, GDTC mang
tính bẩm sinh của con người c ng tương tự như “sự giáo dục” bắt chước của
loài vật như: đi, chạy, nhảy. Với lập luận này trên thực tế họ đã phủ nhận vai
trò của lao động và tư duy - một hiện tượng mới về chất đã làm cho người
khác biệt với các loài vật. Theo họ thực tiễn của hình thức giáo dục này nhằm
thỏa mãn những yêu cầu bản năng nào đó và hầu như không có liên quan đến
yêu cầu xã hội. Do đó, họ đã phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội và
giáo dục và cả nội dung của giáo dục. [4]
- Các nhà lí luận giáo dục duy vật cho rằng: GDTC là một hiện tượng
xã hội, là phương tiện phục vụ xã hội, chủ yếu nhằm nâng cao thể chất, đồng
thời tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tinh thần của con người. Họ khẳng
định rằng chỉ khi nào con người tự giác tập luyện các bài tập thể chất, nhằm
phát triển cơ thể của bản thân để chuẩn bị cho những hoạt động nhất định thì
lúc đó mới có GDTC thực sự. [4]


2
Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội,
C.Mác nhấn mạnh: “Giáo dục trong tương lai sẽ kết hợp lao động sản xuất
với trí dục và thể dục, đó không những là biện pháp để tăng thêm sức sản
xuất của xã hội, mà còn là biện pháp duy nhất để đào tạo con người phát
triển toàn diện” C.Mác coi hoạt động GDTC là một bộ phận hữu cơ của giáo
dục, là điều kiện tất yếu của sự phát triển toàn diện của một con người. GDTC
là phương tiện quan trọng để phát triển thể lực của con người. GDTC cho trẻ
mầm non là cơ sở phát triển toàn diện, rèn luyện cơ thể, hình thành những
thói quen cần thiết cho cuộc sống. [1]
Ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, học mà
chơi chơi mà học. Ngoài ra, các hình thức vận động trong các hoạt động tích
hợp khác như: lao động, nặn hình, vẽ, vận động theo nhạc,... đều có ảnh
hưởng lớn đến quá trình phát triển thể chất của trẻ.

Nhưng để tác động tới việc nâng cao thể chất cho trẻ thì việc sử dụng
đa dạng các phương tiện GDTC là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho trẻ
hoàn thiện về năng lực vận động của mình, giải quyết những nhiệm vụ GDTC
cho trẻ. Mỗi yếu tố của phương tiện GDTC có tác động khác nhau tới quá
trình phát triển thể chất cuả trẻ như:
- Những yếu tố vệ sinh bao gồm: chế độ làm việc - chế độ sinh hoạt,
dinh dưỡng, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân và những trang thiết bị thể dục đều
gây cho trẻ những cảm xúc tốt, trước tiên là sự hoạt động cuả các cơ quan và
tiếp đó là tác động đến sự lớn lên và phát triển ở trẻ.
- Các yếu tố thiên nhiên như: ánh sáng, không khí và nước là những
yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Thường xuyên tập
luyện với các điều kiện khác nhau như ánh nắng và không khí, sẽ tạo cho hệ
thống thần kinh trung ương làm quen với sự thay đổi đột ngột của thời tiết
bên ngoài, tránh được những bệnh cảm lạnh, cảm nắng ở trẻ, mà đối với trẻ
thì điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng.


3
- Các bài tập thể chất: đối với trẻ mầm non việc tập luyện bài tập thể
chất ngoài việc bảo đảm cho cơ thể trẻ được phát triển một cách mạnh mẽ về
hình thái, chức năng và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, vận động cơ bản của
trẻ ngoài ra nó còn góp phần hoàn thiện các phẩm chất tâm lí của trẻ, vừa cải
tiến hoạt động ý thức của chúng, làm phát triển cảm xúc, ý chí của trẻ.
Do đó, bài tập thể chất là một trong những biểu hiện của sự thống nhất
giữa hoạt động thể chất và tâm lí của trẻ. Nhưng hiệu quả của quá trình
GDTC cho trẻ chỉ đạt được kết quả mong muốn khi người giáo viên phải biết
sử dụng và kết hợp các phương tiện của GDTC một cách khoa học và hợp lí.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá năng lực sử dụng phương tiện giáo dục thể chất trong tổ chức
hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Trưng

Nhị - Phúc Yên”.
* Mục đích nghiên cứu
Đánh giá năng lực sử dụng các phương tiện GDTC trong hoạt động
GDTC cho trẻ tại trường mầm non. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng về
đội ng giáo viên, năng lực của giáo viên, sử dụng phương tiện GDTC đánh
giá được năng lực sử dụng các phương tiện GDTC trong hoạt động GDTC
cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 . Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về Giáo dục Mầm non
Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
của mỗi quốc gia là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay
từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu” [1.tập I]. Vì vậy, Giáo dục và Đào tạo là nhiệm vụ
quan trọng của cách mạng Việt Nam.
C.Mac nói: “giáo dục tái tạo nên sức mạnh bản chất của con người cho
nên giáo dục được coi là phương thức sản xuất lao động và xã hội. Sức lao
động đó có thể là những thành phần như kỹ sư, công nhân, hay bán thành
phẩm như học sinh” [1. tập 2]. Vì vậy, có thể nói: Đầu tư cho giáo dục chính
là đầu tư cho phát triển, là thứ đầu tư khôn ngoan và có lợi nhất. Đây là chiến
lược quan trọng của các nước phát triển và đang phát triển hiện nay.
Khi bàn về việc xây dựng con người mới XHCN Việt Nam, Đảng Cộng
sản Việt Nam c ng đã khẳng định: Con người mới vừa là sản phẩm, vừa là
chủ thể có ý thức của xã hội. Con người mới Việt Nam là kết quả tổng hợp
của ba cuộc cách mạng, đặc biệt việc xây dựng cơ sở vật chất của CNXH có ý
nghĩa to lớn và quyết định đối với sự hình thành con người mới. Song con
người mới là chủ thể có ý thức của xã hội. Phải bằng kết quả tổng kết của ba

cuộc cách mạng, phải thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua lao động và
đấu tranh thì những thành viên của xã hội mới cải tạo được mình và dần dần
trở thành con người mới. Trong quá trình giáo dục con người, cần gắn chặt
từng bước việc học tập và giáo dục với thực tiễn cải tạo, xây dựng xã hội và
đấu tranh cách mạng. Vì vậy, GDMN là điều quan trọng trong hệ thống giáo
dục, gốc có tốt thì cây mới phát triển nhanh. [6]


5
Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc, cả cuộc đời Bác đã hết lòng
chăm lo và giành tâm huyết cho công tác giáo dục, nhất là đối với trẻ em Bác
giành hết tất cả tình cảm của mình mỗi lần thăm nhà trẻ, gặp gỡ các cô nuôi
dạy trẻ. Bác thường nhắc nhở: “Phải giữ gìn vệ sinh cho các cháu, các cô phải
học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe”. Bác đã chỉ thị cho ngành
mầm non “Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ.
Dạy trẻ c ng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này các cháu
thành người tốt” [8].
Bác cho rằng, đứa trẻ hiền lành hay độc ác không phải là do bản chất
vốn có của trẻ mà chính là do sự giáo dục của người lớn.
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé chính là sự đầu tư lâu dài và
ngay từ đầu, tạo cơ sở cho sự tăng tốc trong sự phát triển kinh tế - xã hội
tương lai.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người” [1. Tập I]
Với truyền thống 60 năm qua của GDMN trong hệ thống GDQD, có lẽ
không một ai trong số nhà giáo mầm non lại không tự hào về sự phát triển của
mạng lưới cùng sự tăng trưởng về số lượng trẻ đến chất lượng của đội ng
nhà giáo. Nhiều người c ng đã tự hào mà nói rằng GDMN của chúng ta là nề

nếp nhất, kỷ cương nhất, và cùng chịu đựng gian khổ nhất. Tuy nhiên, chính
trong nề nếp và kỷ cương thì dễ dẫn tới tình trạng máy móc, gia trưởng và
thiếu tính phản biện. Mong rằng đây là một dịp tốt để toàn ngành chúng ta
cùng tự hào, cùng cố gắng khắc phục những hạn chế và phấn đấu tốt hơn nữa.
Đội ng chúng ta vì yêu nghề và yêu trẻ, và đã chọn nghề Sư phạm nên đã tìm
ra phương pháp tốt nhất mà dẫn dắt các cháu theo mục tiêu giáo dục đào tạo


6
con người Việt Nam, c ng như theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc,
lần thứ X của Đảng. Đặc biệt là đội ng GVMN sẽ phấn đấu làm theo lời dạy
của Bác Hồ kính yêu của chúng ta “Làm mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ. Muốn
làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ,
chịu khó nuôi dạy được các cháu” [10].
Nhiệm vụ các năm tới vì sự nghiệp GDMN còn rất nặng nề nhưng rất
vẻ vang. Chúng ta tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong
điều kiện mới, trong vận hội mới, phát huy truyền thống vẻ vang 60 năm qua.
Toàn thể chúng ta vững tin hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà
nước giao cho nhằm phát triển GDMN lên một tầm cao mới, xứng đáng với
sự tin yêu của Đảng và Bác Hồ, xứng đáng với sự tin tưởng của nhân dân và
các thế hệ đi trước.
Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1979 đã ra quyết định số
14 - Nghị quyết trung ương về cải cách giáo dục với tư tưởng: Giáo dục được
xem là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng, thực thi nhiệm vụ
chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành, học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. [6].
Cơ sở pháp lý để GDMN phát triển trong thời gian sắp tới là: Tư tưởng
phát triển GDMN được ghi trong các văn kiện Đại hội Đảng, Hiến pháp của
Nhà nước, các luật Giáo dục, Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em; Chỉ thị
18/2002/CT - TTG của Thủ Tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách

xây dựng đội ng

nhà giáo của hệ thống GDQD, rồi Quyết định số

161/2002/QĐ - TTG về một số chính sách phát triển GDMN, đặc biệt gần đây
nhất Chính phủ đã dành hẳn một phiên họp chính phủ để bàn về chiến lược
phát triển GDMN và đến ngày 23/6/2006 Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết
định số 149/2006/QĐ - TTG phê duyệt đề án phát triển GDMN giai đoạn
2006 - 2015 [8]; Những văn bản này đã ra đời cùng thời với việc Đảng và


7
Nhà nước ta chú trọng đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền thể hiện sự
quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho sự phát
triển GDMN một cách có hệ thống, lâu dài và bền vững.
Hệ thống trường lớp GDMN được mở rộng trên mọi địa bàn dân cư,
đặc biệt ở những vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn và miền núi.
1.2. Vị trí và vai trò của Giáo dục Mầm non
Từ trước đến nay, trên thế giới nói chung c ng như ở nước ta tồn tại khá
nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề nuôi dạy trẻ ngay từ những ngày tháng năm
đầu tiên của cuộc sống. Theo quan niệm của giáo dục học hiện đại và tiến bộ cho
rằng: “đối với trẻ càng nhỏ bao nhiêu thì lại càng cần phải đảm bảo sự cân đối
giữa nuôi và dạy bấy nhiêu, hai yếu tố này ảnh hưởng và tác động qua lại với
nhau. Nếu thiếu hụt một trong hai yếu tố trên đều có thể gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển luôn luôn mang tính tổng thể của trẻ”.
Ngày nay, giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và
đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thì công tác chăm sóc - giáo dục trẻ càng
mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lí của thế giới văn
minh. Để đảm bảo cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân
tố con người, nguồn lực con người phải tiến hành không ngừng, ngay từ khi

trẻ mới sinh, thậm chí ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ. Đó là ý
nghĩa cơ bản của việc chăm sóc - giáo dục trẻ.
Nhìn chung, ngành GDMN ở các địa phương trong cả nước đã có
những chuyển biến tích cực: tỷ lệ trẻ em đến lớp tăng; cơ sở trường lớp ngày
càng khang trang; đội ng GVMN được bổ sung về số lượng và từng bước
được nâng cao trình độ nghiệp vụ.
1.3. Vị trí, vai trò của giáo viên mầm non trong xã hội hiện đại
Đối với GDMN, đội ng giáo viên là lực lượng nòng cốt, biến các mục
tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả
giáo dục. Xu thế đổi mới giáo dục đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm


8
chất, năng lực của người GVMN. Trước hết đó phải là một nhà giáo dục, một
công dân gương mẫu, có tư cách đạo đức, có lối sống lành mạnh, hăng hái
tham gia vào sự phát triển cộng đồng. GVMN không chỉ đóng vai trò nuôi và
dạy trẻ mà còn là người tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, giúp trẻ nhận
thức về thế giới quan, bước đầu cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng
sống đầu đời, dạy cho trẻ những KNVĐCB.
Căn cứ theo mục tiêu giáo dục của bậc học mầm non cho thấy, công
việc của GVMN không đơn thuần là “dạy” mà còn phải “nuôi” vì vậy đây là
hoạt động đặc thù. GVMN có lúc là cô giáo, có lúc là mẹ hiền và có những
lúc là người bạn của trẻ. [15]
1.4. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.4.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về vấn đề
được đánh giá. Muốn đánh giá kết quả học tập của trẻ thì việc đầu tiên là phải
kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của trẻ, sau đó tiến hành đo
lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra quyết định.
1.4.2. Khái niệm năng lực, năng lực sƣ phạm

1.4.2.1. Khái niệm năng lực
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các
đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của
một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nơi
đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự
nhiên mà có, phần lớn do học tập, tập luyện mà có.
Tâm lí học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung
và năng lực chuyên môn.
- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác
nhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hóa, năng lực
tưởng tượng.


9
- Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định
của xã hội như: năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội
họa, toán học,…
1.4.2.2. Khái niệm năng lực sư phạm
Trên cơ sở khái niệm về năng lực, thì năng lực sư phạm là tổ hợp tâm
lí, đặc trưng của nhà giáo dục phù hợp với yêu cầu của hoạt động sư phạm và
đảm bảo thành công của các hoạt động sư phạm.
1.4.3. Khái niệm phƣơng tiện, phƣơng tiện GDTC
1.4.3.1. Khái niệm phương tiện
Theo từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng phương tiện là cái dùng
để làm một việc gì, để đạt một mục đích nào đó. [14]
Theo định nghĩa trên, chúng ta hiểu rằng trong dạy học nói chung và
trong dạy học GDTC nói riêng, cái mà chúng ta dùng để tác động vào đối
tượng để đạt mục đích nào đó thì đều được gọi là phương tiện.
1.4.3.2. Khái niệm phương tiện GDTC

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ GDTC cho trẻ mầm non, các nhà
giáo dục đã sử dụng các phương tiện GDTC tác động tới cơ thể trẻ nhằm gây
ra những biến đổi về cấu trúc và chức năng sinh học của cơ thể trẻ theo hướng
có lợi cho phát triển thể chất. Trong lí luận GDTC phương tiện GDTC bao
gồm: yếu tố vệ sinh, yếu tố thiên nhiên và các bài tập thể chất.
Như vậy, có thể hiểu phương tiện GDTC là tổng thể các yếu tố vệ sinh,
yếu tố thiên nhiên và các bài tập thể chất mà người ta sử dụng chúng để tác
động tới người tập.
* Yếu tố vệ sinh
Chế độ vệ sinh trong tập luyện cho trẻ mầm non: Vệ sinh dinh dưỡng,
vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, vệ sinh trang phục, vệ sinh dụng cụ.


10
- Vệ sinh dinh dưỡng: Vệ sinh dinh dưỡng tốt sẽ tác động trực tiếp đến
sự sống còn, sức khỏe và sự khôn lớn của trẻ, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng
cho trẻ như: Đồ ăn, uống phải sạch tránh chất độc. Đảm bảo đủ chất (đường,
đạm, mỡ, vitamin, muối khoáng, nước, các nguyên tố vi lượng). Giờ ăn, uống
phải hợp lí.
- Vệ sinh thân thể: Làm cho cơ thể hoạt động tốt, tăng cường quá
trình trao đổi chất, phát triển khả năng làm việc trí óc và hoạt động chân tay,
đề phòng bệnh tật.
- Vệ sinh môi trường: Những nơi có thể tiến hành cho trẻ tập luyện là
trong phòng nhóm, ngoài sân chơi và phòng thể dục. Nơi tập phải được tiến
hành cho trẻ tập luyện. Phòng tập phải được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng
khí, trong quá trình tập cửa sổ phải được mở. Sân tập phải sạch sẽ, bằng
phẳng, thoáng mát, tránh chỗ nắng gắt và gió lùa.
- Vệ sinh trang phục: Trang phục bảo vệ cơ thể khỏi những tác động
xấu của môi trường và những tác động tổn thương cơ học, giữ cho cơ thể sạch
sẽ. Vì liên quan đến hoạt động vận động, cho nên trang phục của trẻ phải gọn

gàng, thuận tiện không gây cản trở cho cử động, phù hợp với khí hậu của từng
vùng. Vì vậy, trang phục phải đảm bảo tính chất thoáng khí, giữ nhiệt, thấm
nước và các tính chất vật lí khác.
- Vệ sinh thiết bị, dụng cụ thể dục: Phải chắc chắn, kích thước phù hợp
với độ tuổi, đáp ứng được nội dung chương trình, có tính thẩm mĩ cao. Các
thiết bị, dụng cụ thể dục phải bảo quản và duy trì bảo dưỡng thường xuyên để
thiết bị, dụng cụ luôn giữ được màu giúp trẻ dễ xác định và phát triển khả
năng phân biệt màu sắc.
* Yếu tố thiên nhiên
- Ánh sáng: Mặt trời là nguồn sáng giúp cho việc rèn luyện sức khỏe
làm giảm một số bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp và có khả năng tiêu diệt
vi khuẩn.


11
- Không khí: Không khí cung cấp ôxy cho trẻ. Không khí trong sạch
chứa những hợp chất đặc biệt, tăng lượng máu nhờ hấp thụ ôxy.
- Nước: Sử dụng nước để ăn uống, tắm rửa, là phương tiện để tập luyện
(bơi, lặn). Nước còn dùng để rửa sạch các vết bẩn ở da, làm giãn nở và lưu
thông mạch máu, tác động cơ học nên cơ thể trẻ. Tắm rửa nước sẽ có tác dụng
tốt tới cơ thể trẻ, nâng cao trương lực cơ và thúc chúng hoạt động tích cực
làm hưng phấn hệ thần kinh, gây cảm giác sảng khoái.
* Các bài tập thể chất
Bài tập thể chất hay còn gọi là bài tập thể lực, bài tập vận động, bài tập
thể dục thể thao, được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của GDTC.
Các bài tập thể chất cho trẻ mầm non bao gồm: các bài tập TDCB,
TCVĐ, KNVĐCB. Các bài tập thể chất tác động nên cơ thể trẻ gây nên những
biến đổi về hình thái và xảy ra những quá trình biến đổi sinh lí trong cơ thể
trẻ, khi thực hiện bài tập thúc đẩy nhanh quá trình phát triển thể chất ở trẻ.
1.4.4. Khái niệm GDTC

GDTC là một quá trình truyền thụ và lĩnh hội những tri thức về văn hóa thể
chất của thế hệ trước cho thế hệ sau để giải quyết các nhiệm vụ của GDTC.
GDTC là một quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc
giảng dạy các động tác nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh
học, hình thành và rèn luyện kỹ năng - kỹ xảo vận động và phát triển các tố
chất thể lực của cơ thể con người.
GDTC cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ. Tổ
chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều
đặn, sức khỏe được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện.
1.5. Đặc điểm phát triển sinh lí vận động ở trẻ
Dưới góc độ sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con
người, trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương với sự điều khiển của hệ
thần kinh.


12
Đặc trưng của trẻ sinh ra đến 6 tuổi là sự vận động tích cực của chúng.
Vận động là một trong những nguồn cơ bản để trẻ nhỏ nhận thức thế
giới xung quanh. Trẻ càng nắm được nhiều động tác và hành vi phong phú,
tiếp xúc của trẻ với thế giới càng rộng hơn.
1.5.1. Phát triển vận động của trẻ 5 tuổi
Vận động đi, chạy và phát triển các cảm giác thăng bằng: Vận động đi
của trẻ ở lứa tuổi này đã ổn định, biết phối hợp tay chân nhịp nhàng. Trẻ đã có
phản xạ nhanh đối với hiệu lệnh xuất phát của vận động chạy. Bước chân
chạy gần giống với người lớn, chạy đúng hướng. Nhịp điệu các bước chân ổn
định, kết hợp tay chân tốt. Từ lứa tuổi này đã thấy sự khác nhau giữa trẻ trai
và trẻ gái trong thành tích chạy.
Vận động nhảy: Trẻ 5 tuổi đã biết kết hợp vận động khi nhảy, tay đã
góp phần vào việc thúc đẩy lực nhảy. Khi hạ xuống mặt đất nhẹ nhàng hơn và
biết co đầu gối để giảm xóc, nhưng vẫn đặt cả bàn chân xuống sàn, chưa biết

chuyển từ m i bàn chân đến gót chân.
Vận động ném, chuyền, bắt: Trẻ đã xác định được hướng ném đúng,
biết dùng động tác “ngắm” để ném trúng đích, nhưng việc xác định khoảng
cách vẫn còn yếu, nên bóng thường rơi xung quanh đích cách từ 15 - 20cm.
Khi ném xa trẻ đã biết phối hợp lực đẩy của chân và tay, hướng ném thẳng.
Vận động bò, trườn, trèo: Trẻ đã xác định được hướng vận động chính
xác, phối hợp được chân tay, thân mình linh hoạt, tránh trướng ngại vật khéo
léo. Tốc độ trườn và trèo nhanh hơn.
1.5.2. Phát triển vận động của trẻ 6 tuổi
Vận động đi: Ở trẻ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và thân.
Bàn chân rời khỏi mặt đất nhẹ nhàng, mềm mại khi chân chạm đất.
Vận động nhảy: Được hoàn thiện với một niềm tin lớn, nhảy nhẹ
nhàng, biết chạm đất bằng 2 nửa trước của bàn chân.


13
Vận động chạy, bò, ném: Ở lứa tuổi này trẻ được hoàn thiện rõ nhất,
thể hiện sự chính xác của động tác, phát triển khả năng ước lượng bằng mắt,
có sự khéo léo khi phối hợp vận động.
Dựa vào đặc điểm phát triển thể chất và vận động của trẻ ở từng độ tuổi
mầm non, ta sẽ lựa chọn những nội dung và phương pháp hướng dẫn vận
động phù hợp với trẻ, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình
luyện tập cho chúng.
1.6. Mục tiêu của Giáo dục Mầm non, chƣơng trình Giáo dục Mầm non
1.6.1. Mục tiêu của GDMN
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ em vào lớp một. GDMN tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ
đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
GDMN được chia thành hai giai đoạn: Nhà trẻ và mẫu giáo.

Giai đoạn nhà trẻ: Thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em từ ba tháng đến ba tuổi.
Giai đoạn mẫu giáo: Thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em từ ba đến sáu tuổi.
1.6.2. Chƣơng trình GDMN
Chương trình GDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm
sóc GDMN đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng GVMN, tăng cường cơ
sở vật chất và đảm bảo các điều kiện khác để nâng cao chất lượng GDMN.
Chương trình GDMN chỉ là chương trình khung, nội dung chương trình
mang tính chất gợi ý. Người GVMN phải dựa vào chương trình đó để xây dựng
kế hoạch và nội dung kiến thức dạy trẻ. Muốn trẻ tiếp thu tốt nội dung kiến
thức, giáo viên phải biết soạn bài giảng, lựa chọn phương tiện, phương pháp
dạy học khoa học. Do vậy, nội dung GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non là căn


14
cứ để xây dựng chương trình chăm sóc trẻ trong các nhà trường, đồng thời là
căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ GVMN.
1.6.2.1. Đội hình đội ngũ đối với trẻ 5 - 6 tuổi
Cho trẻ đi theo vòng tròn, đi theo đường dích dắc.
Xếp hàng dọc theo tổ, dóng hàng thẳng.
Xếp hàng ngang theo tổ, dóng hàng.
Chuyển 1 hàng dọc thành 2 hàng dọc.
Chuyển 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn.
1.6.2.2. Bài tập phát triển chung đối với trẻ 5 - 6 tuổi
Dựa vào cấu trúc của cơ thể người ta chia bài tập phát triển chung
thành 3 nhóm:
- Nhóm bài tập động tác tay:
+ 2 tay đưa lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay,
quay cổ tay, kiễng chân).

+ Co, duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân, 2 tay đánh xoay tròn trước
ngực, đưa lên cao
- Nhóm bài tập động tác lưng, bụng, lườn.
+ Người ngửa ra sau, 2 tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.
+ Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc 2 tay dang
ngang, chân bước sang trái, sang phải.
+ Nghiêng người sang 2 bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang
phải, sang trái.
- Nhóm bài tập động tác chân
+ Chân: Đưa ra phía trước, sang ngang, phía sau. Nhảy lên, đưa 2 chân
sang ngang; nhảy lên đưa 1 chân về phía trước, 1 chân về sau.
1.6.2.3. Bài tập vận động cơ bản đối với trẻ 5 - 6 tuổi
Bài tập vận động cơ bản cho trẻ bao gồm:
- Đi và chạy.


15
- Bò, trườn, trèo.
- Tung, ném, bắt.
- Bật - nhảy.
1.7. Nhiệm vụ của Giáo dục Thể chất cho trẻ mẫu giáo
GDTC cho trẻ mầm non là một trong những bộ phận của giáo dục toàn
diện cho trẻ, nó tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình giáo dục trẻ.
Mục đích của GDTC mầm non là: “giáo dục trẻ khỏe mạnh, nhanh
nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối” [12], đó chính là sự phát triển cấp
thiết của trẻ mầm non, được nêu ra ở 3 nhiệm vụ GDTC cho trẻ mầm non.
1.7.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe
Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh, nhưng ngược lại sức
đề kháng còn yếu, các cơ quan đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy,
mà trẻ dễ bị mắc nhiều bệnh khác nhau. Nhiệm vụ của GDTC là bảo vệ, tăng

cường sức khoẻ cho trẻ nhằm đảm bảo sự phát triển thể lực toàn diện.
Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe bao gồm: Chăm sóc, nuôi dưỡng và rèn
luyện một cách khoa học như: chăm sóc trẻ khi ăn, ngủ, chơi và học. Chế độ
sinh hoạt cho trẻ: cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng; rèn luyện cơ thể trẻ bằng các
tiết học thể dục, TCVĐ, dạo chơi,...
Rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ em trước tác động của
những điều kiện môi trường xung quanh
- Đối với trẻ việc rèn luyện cơ thể có ý nghĩa đặc biệt nó có tác dụng
tốt đối với chức năng của hệ thần kinh trung ương, xúc cảm của trẻ và sức
khỏe chung.
- Các yếu tố thiên nhiên có lợi cho sức khỏe như: Tắm nắng, dạo chơi
nơi không khí thoáng mát... sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ vì vậy ở trường mầm
non nên tổ chức thời gian hợp lí cho trẻ được tắm nắng và dạo chơi để trẻ phát
triển toàn diện.


16
Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lí.
- Tác dụng của việc tích cực vận động có tác dụng rất lớn đối với sự
phát triển hệ vận động của trẻ như: giúp cho việc cốt hóa xương, hình thành
các mấu của xương sống, phát triển vòm chân, củng cố khớp, dây chằng, tạo
khả năng phát triển đúng tỉ lệ giữa các bộ phận của cơ thể.
- Ở trẻ mầm non là độ tuổi phát triển mạnh nhất. Nên những biến dạng
ở cột sống và các bộ phận khác có thể xảy ra dễ dàng nếu như trẻ vận động tư
thế không đúng. Vì vậy, giúp trẻ uốn nắn những sai lệch của tư thế bằng cách
dùng các bài tập vận động.
Góp phần nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật
- Thường xuyên vận động sẽ kích thích mạnh mẽ sự trao đổi chất, tăng
cường năng lực co bóp, lưu thông máu, điều hòa thần kinh tim được cải thiện,
bộ máy hô hấp c ng được hoàn thiện.

1.7.2. Nhiệm vụ giáo dƣỡng
Hình thành và phát triển những kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển tố
chất thể lực, thói quen vệ sinh và kiến thức sơ đẳng về GDTC
Những thói quen vận động được hình thành trước 7 tuổi là cơ sở cho
việc hoàn thiện khi bước sang tuổi học sinh và cho phép tiếp tục đạt thành
tích cao trong các môn thể thao. Một đứa trẻ tròn 6 tuổi, cần phải được hình
thành những kỹ năng vận động của TDCB một cách tương đối thành thạo, đó
là bài tập đội hình, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản và làm
quen với một số môn thể thao như đi xe đạp, bơi. Ngoài ra cần phát triển cho
trẻ các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, bền bỉ,… từ những ngày đầu tiên
của cuộc sống. Với mục đích phát triển sức mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo thì
tăng độ xa, độ cao của nhảy, tập ném xa.
Những tố chất thể lực của trẻ sẽ giúp chúng giảm tiêu hao sức lực khi
vận động và có thể luyện tập trong thời gian lâu hơn. Nếu không phát triển


17
các tố chất thể lực thì trẻ sẽ không thực hiện được các bài tập đơn giản, không
hoàn thiện những hình thức khác nhau của vận động.
Đối với trẻ việc rèn luyện những thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh
công cộng có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Các thói quen vệ
sinh đó như: vệ sinh thân thể, quần áo, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ thể dục,…
Cần truyền đạt một số kiến thức có liên quan đến GDTC cho trẻ tùy
thuộc vào từng độ tuổi của trẻ mà cần truyền đạt. Các kiến thức đó như là:
yếu tố vệ sinh, yếu tố thiên nhiên, có biểu tượng về tư thế đúng, kỹ thuật bài
tập, luật của TCVĐ c ng như những tri thức đơn giản về vệ sinh cá nhân và
vệ sinh môi trường. Những tri thức đó giúp trẻ lĩnh hội được ý thức tự giác
trong luyện tập và việc sử dụng các phương tiện GDTC ở trường, ở gia đình
tốt hơn.
1.7.3. Nhiệm vụ giáo dục

Giáo dục là sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời sống xã hội. Trong
quá trình giáo dục, các thế hệ đang lớn phải lĩnh hội những gì xã hội đã tích
l y được, nghĩa là tiếp thu được các tri thức ở mức độ phát triển đã đạt tới của
chúng, nắm vững những kỹ năng lao động, tiếp thu các tiêu chuẩn và kinh
nghiệm ứng xử trong xã hội, xây dựng được một hệ thống quan điểm nhất
định về cuộc sống.
Đối với trẻ thơ, giai đoạn đầu tiên của đời người (từ lọt lòng đến 6 tuổi)
giáo dục nhằm phát triển các chức năng, tâm lí, hình thành những cơ sở ban
đầu của nhân cách con người, chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển sau
được thuận lợi.
GDTC với giáo dục trí tuệ
+ Cơ thể con người là một khối thống nhất, trí lực và thể lực đều do hệ
thống thần kinh trung ương điều khiển. Một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vật
chất giúp con người phát triển trí óc của mình.


18
+ GDTC một cách khoa học sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự
hoạt động của hệ thần kinh, giúp cho các quá trình tâm lí như cảm giác, tri
giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Ngoài ra còn giúp trẻ thu nhận được những
kiến thức về sự vật, hiện tượng xung quanh như: tư thế của động vật, côn
trùng, những hiện tượng thiên nhiên và xã hội.
+ Đối với trẻ mầm non điều quan trọng là phải giáo dục trẻ những cảm
xúc tích cực, đảm bảo sự sảng khoái, trạng thái vui chơi, phát triển khả năng
vượt qua những trạng thái tâm lí tiêu cực.
GDTC với giáo dục đạo đức
+ Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi nhỏ vì vậy mà khả năng kinh nghiệm
đạo đức của trẻ còn hạn chế và khả năng tự ý thức còn yếu, nên khả năng tự
đánh giá hành vi bản thân và các bạn cùng tuổi còn hạn chế rất nhiều.
+ Trong các tiết học thể dục, TCVĐ, thể dục sáng, được giáo viên nhận

xét. Chính điều này đã tạo nên cho trẻ những hiểu biết nhất định về đạo đức.
Mặt khác, do trẻ phải vận động trong tập thể, phải tuân theo những quy tắc
nhất định, biết điều khiển hành vi của mình trong bài tập. Vì vậy, đã giúp trẻ
phát triển một số thói quen, phẩm chất đạo đức như có thiện ý, hứng thú đối
với hoạt động tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, khiêm tốn, tính
thẳng thắn, trung thực, d ng cảm,…
GDTC với giáo dục thẩm mỹ
+ GDTC là tiền đề tạo điều kiện cho giáo dục thẩm mỹ. Trong quá trình
thực hiện các bài tập thì các động tác cần dược thực hiện một cách khéo léo,
nhịp nhàng, sẽ tác động đến nhận thức của trẻ về vẻ đẹp của thân thể con
người khi vận động, cái đẹp của động tác trong các bài tập.
+ Khi giảng dạy cho trẻ những bài tập thì giáo viên cần làm mẫu cho
trẻ quan sát, với trẻ giáo viên luôn là chuẩn mực. Vì vậy, những động tác của
giáo viên cần đẹp và chính xác để trẻ học và làm theo cái đẹp đó.


19
GDTC với giáo dục lao động
+ Giáo dục lao động cho trẻ mầm non là điều không thể thiếu. Có thể cho
trẻ làm quen dần với các kỹ năng lao động đơn giản như trực nhật, nhặt rác,…
+ Trong các giờ học thể dục, giáo viên cho trẻ tham gia chuẩn bị và thu
dọn dụng cụ thể dục.
1.8. Chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo
Chế dộ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để GDTC cho trẻ có kết quả.
Khi chế độ sinh hoạt đã trở thành thói quen thì nó giúp trẻ tính độc lập tích
cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có những phẩm chất, thói quen đạo đức, sinh
hoạt có nề nếp.
Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Chế độ sinh hoạt ở trường mẫu giáo dựa trên những đặc điểm tâm,
sinh lí của trẻ, trên những điều kiện sinh hoạt của trẻ.

- Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt động
của các độ tuổi.
- Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi,
giúp trẻ tiến hành dưới nhiều hoạt động khác nhau, tránh quá sức đối với trẻ.
- Để đảm bảo chế độ sinh hoạt đúng ở trường mầm non, cần đảm bảo cho
trẻ chia trẻ thành các nhóm khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi
1 lớp có chế độ sinh hoạt riêng nhằm đảm bảo chế độ sinh hoạt của trẻ.
Chế độ sinh hoạt của trẻ 5 - 6 tuổi trong chương trình chăm sóc - giáo
dục trẻ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Chế độ sinh hoạt của trẻ 5 - 6 tuổi trong chương trình
chăm sóc - giáo dục trẻ của Bộ giáo dục và Đào tạo
Nội dung

TT

Thời gian (phút)

1

Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng, điểm danh. 70 - 80 phút

2

Tiết học

30 - 40 phút

3

Chơi, hoạt động ở các góc


40 - 50 phút


×