Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIÊN CHO MÁY PHAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 17 trang )

Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, vì vậy việc ứng dụng các kỹ thuật
tiên tiến vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, mà
giá thành chấp nhận được ngày càng trở nên cần thiết, đặc biệt đối với những nước đang
phát triển như Việt nam.
Đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong thời gian
gần đây, tự động hoá sản xuất có vai trò rất quan trọng. Nhận thức được điều này, trong
chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế, công nghệ tự động được ưu tiên
đầu tư phát triển.
Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, tự động hoá các ngành kinh tế kỹ thuật
trong đó có cơ khí chế tạo đã được thực hiện từ những năm trước đây. Một trong những
vấn đề quyết định của tự động hoá ngành cơ khí chế tạo là kĩ thuật điều khiển số và công
nghệ trên các máy điều khiển số.
Các máy công cụ điều khiển số được dùng phổ biến ở nước phát triển như NC và
CNC trong những năm gần đây đã được nhập vào Việt nam và được sử dụng rộng rãi
tại các viện nghiên cứu và các công ty liên doanh. Máy công cụ điều khiển số hiện đại
(máy CNC) là các thiết bị điển hình cho sản xuất tự động, đặc trưng cho ngành cơ khí
tự động.Vậy để làm chủ được công nghê cần làm chủ được các thiết bị quan trọng và
điển hình.
Máy phay CNC là một trong những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế
giới. Nó ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong chế tạo máy, đặc biệt trong lĩnh vực
cơ khí chính xác và tự động hóa. Sự ra đời của máy CNC đã giải quyết được những
nhiệm vụ cấp bách hiện nay là tự động hoá quá trình sản xuất và nhất là sản xuất hàng
loạt nhỏ, sản xuất linh hoạt. Đề tài này đi sâu vào việc tìm hiểu ,thiết kế và mô phỏng
máy phay CNC nhằm ứng dụng vào học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
Đồ án được phân thành 2 chương:
Chương 1: Giới Thiệu Chung


Chương 2: Trang Bị Điện Trong Máy Phay
Lần đầu tham gia tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực này nên chúng em còn nhiều bỡ
ngỡ và không tránh khỏi thiếu sót trong quá trình tìm hiểu kính mong thầy tham gia xét
duyệt đồ án xem xét và đóng góp ý kiến chỉnh sửa cho chúng em để có thể hoàn thiện tốt
nhất cho đồ án này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Điểu Hoàng Nam - Phan Vũ Triệu Hà
Nguyễn Nhật Trường - Nguyễn Tiến Thắng.

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 1


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

NHẬN XÉT CỦA GVHD
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 2


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức


D
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các chuyển động khi phay ................................................................... 5
Hình 1.2: Một chi tiết được gia công trên máy phay ........................................... 6
Hình 1.3: Cấu tạo máy phay ................................................................................. 7
Hình 1.4: Máy phay giường CNC ........................................................................ 8
Hình 1.5: Máy phay đứng ..................................................................................... 8
Hình 1.6: Trung tâm phay CNC ........................................................................... 8
Hình 1.7: Máy phay CNC-01 ................................................................................ 8
Hình 1.8: Máy phay đừng vạn năng U-1000B ...................................................... 9
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý mạch động lực, mạch diều khiển máy phay 6H81 ...13
Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý mạch động lực, mạch điều khiển máy phay 6P81 ...16

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 3


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................ 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................... 5
1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ .................................................................................. 5
1.1. Đặc điểm ......................................................................................................... 5
1.2. Chế độ cắt khi phay ....................................................................................... 6

2. PHÂN LOẠI MÁY PHAY ................................................................................... 6
2.1. Phân loại .......................................................................................................... 6

2.2. Các bộ phận chính của máy phay ................................................................. 7
2.3. Một số loại máy phay hiện nay ...................................................................... 8

CHƯƠNG II: TRANG BỊ ĐIỆN TRONG MÁY PHAY .......................... 10
1. YÊU CẦU TRYỀN ĐỘNG ĐIỆN CỦA MÁY PHAY ...................................... 10
1.1. Truyền động trục chính ............................................................................... 10
1.2. Truyền động ăn dao ..................................................................................... 10
2. MÁY PHAY 6H81 .............................................................................................. 10
2.1. Khái quát chung ........................................................................................... 10
2.2. Giới thiệu thiết bị điện của máy phay 6H81 ............................................... 11
2.3. Tính toán chọn khí cụ điện .......................................................................... 11
2.4. Sơ đồ điện và nguyên lý hoạt động của máy phay 6H81 ............................ 12
3. MÁY PHAY 6P81 .............................................................................................. 14
3.1. Giới thiệu thiết bị điện của máy phay 6P81 ................................................ 14
3.2. Tính toán chọn khí cụ điện .......................................................................... 14
3.3. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển của máy phay 6P81.................. 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 17

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 4


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ
1.1. Đặc điểm
Máy phay là một loại máy công cụ dùng để gia công bề mặt chi tiết trên một hay
nhiều mặt phẳng với độ chính xác cao. Trên máy phay, phôi được kẹp chặt trên bàn máy
sau đó dao sẽ tiến hành cắt phôi.

Hình 1.1: Các chuyển động khi phay
Chuyển động chính là chuyển động quay của dao.
Chuyển động ăn dao là chuyển động xê dịch chi tiết gia công để tạo ra một lớp
phôi mới.
Chuyển động phụ là chuyển động không liên quan trực tiếp đến quá trình cắt gọt.
Do có một số lưỡi cắt cùng tham gia vào quá trình cắt gọt nên năng suất khi phay cao.
Diện tích khi phay thay đổi do đó lực cắt thay đổi, gây rung động trong quá trình
cắt.
Truyền động ăn dao: Do bàn dao di chuyển tịnh tiến nên động cơ truyền động ăn
dao phải đảm bảo một lực cần thiết để di chuyển bàn dao.
Phạm vi công nghệ: Trên máy phay người ta có thể gia công mặt phẳng định hình
phức tạp, rãnh then, cắt đứt, gia công mặt tròn xoay, trục then hoa, cắt ren, bánh răng…

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 5


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức


Hình 1.2: Một chi tiết được gia công trên máy phay
1.2. Chế độ cắt khi phay
Tốc độ cắt: Là quãng đường mà hai điểm trên lưỡi cắt chính cách trục dao xa nhất
đi được trong một phút, đơn vị là m.
Lượng chạy dao: Khi phay người ta phân biệt các lượng chạy dao như sau Theo
phương chạy dao người ta phân biệt các lượng chạy dao dọc, ngang, đứng.
Lượng chạy dao răng: Sz (mm/răng) là lượng dịch chyển tương đối giữa dao và
chi tiết theo phương chạy dao do bàn máy thực hiện khi dao quay một răng.
Lượng chạy dao vòng So (mm/vòng) là lượng dịch chyển tương đối giữa dao và
chi tiết theo phương chạy dao khi dao quay được một vòng.
Lượng chạy dao phút: Sm (mm/phút) là chiều sâu cắt t và chiều rộng phay B,
chiều sâu cắt là khoảng cách giữa các bề mặt được gia công và chưa được gia công, chiều
sâu cắt được đo vuông góc với trục của dao phay.

2. PHÂN LOẠI MÁY PHAY
2.1. Phân loại
Căn cứ vào hình dáng và tính năng sử dụng của máy, máy phay được chia thành
hai nhóm chính như sau:
 Máy phay dùng chung
 Máy phay đứng: Có trục chính thẳng đứng dễ thao tác và điều chỉnh có loại đơn
giản và loại vạn năng. Loại vạn năng đầu máy có thể quay một góc so với phương
thẳng đứng.
 Máy phay ngang: Loại này có trục chính nằm ngang. Bàn máy có 3 chuyển động
vuông góc với nhau dọc, ngang và đứng.
 Máy phay giường: Loại này có bàn máy rộng, thích hợp khi phay các chi tiết có
kích thước và khối lượng lớn, thường dùng trong gia công hàng loạt.
 Máy phay chuyên dùng

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3


Trang 6


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

 Máy phay chép hình: Dùng để phay 1 chi tiết theo hình dạng cả vật mẫu bằng
cách sử dụng hệ thống đầu dò.
 Máy phay bánh răng: Trên máy này được thiết kế bàn máy có bộ phận điều chỉnh
góc nhằm tạo thuận lợi cho việc phay bánh răng, then răng…
2.2. Các bộ phận chính của máy phay
Thân máy dùng để đỡ tất cả các bộ phận khác của máy.
Cần máy là chi tiết được đúc bằng gang có dạng hình hộp, trên cần máy có đường
trượt đứng và đường trượt ngang dùng để dẫn hướng cho các chyển động của bàn máy.
Sống trượt là bộ phận trung gian giữa côngxôn và bàn máy, bàn máy dịch chuyển
ngang trên đường trượt của côngxôn.
Trục chính gắn đầu kẹp dao truyền chuyển động từ hộp số đến trục dao phay.
Hộp tốc độ trục chính định các tồc độ khác nhau cho trục chính.
Hộp tốc độ ăn dao : có tác dụng cấp các lượng chạy dao khác nhau cũng như
lượng chạy dao nhanh cho bàn máy và thay đổi chiều chyền động của bàn máy.

Hình 1.3: Cấu tạo máy phay

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 7


Trang Bị Điện Máy Phay


GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

2.3. Một số loại máy phay hiện nay

Hình 1.4: Máy phay giường CNC

Hình 1.6: Trung tâm phay CNC

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Hình 1.5: Máy phay đứng

Hình 1.7: Máy phay CNC-01

Trang 8


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

Hình 1.8: Máy phay đừng vạn năng U-1000B

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 9


Trang Bị Điện Máy Phay


GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

CHƯƠNG II: TRANG BỊ ĐIỆN TRONG MÁY PHAY
1. YÊU CẦU TRYỀN ĐỘNG ĐIỆN CỦA MÁY PHAY
1.1. Truyền động trục chính
Là truyền động quay dao yêu cầu đảo chiều quay và điều chỉnh tốc độ được. Phạm
vi điều chỉnh tốc độ là tỉ số giữa tốc độ lớn nhất và nhỏ nhất.
Truyền động trục chính của máy phay thường là động cơ không đồng bộ rôto lồng
sóc đảo chiều quay được và điều chỉnh tốc độ bằng hộp số.
Quá trình khởi động có thể được thực hiện đổi nối sao – tam giác hoặc sử dụng
bộ ly hợp để tách trục chính ra để quá trình khởi động nhẹ hơn.
Khi dừng máy để dừng máy nhanh người ta sử dụng biện pháp hãm động năng,
hãm ngược, phanh diện từ…
1.2. Truyền động ăn dao
Là truyền động di chuyển của bàn máy trong quá trình phay. Lực ăn dao được xác
định bằng biểu thức :
Fad = kFx + Fms + FN
Trong đó:






Fx: Thành phần lực cắt theo hướng di chuyển của bàn dao.
k: 1.2 ÷ 1.5 hệ số.
Fms: Lực ma sát trượt.
FN: Lực dính.
Fad: Lực ăn dao.


Truyền động ăn dao của máy phay thường là động cơ không đồng bộ rôto lồng
sóc đảo chiều quay được và điều chỉnh tốc độ bằng hộp số.
Hệ thống di chuyển bàn máy phải bảo đảm di chuyển được hai chiều theo các
phương dọc, ngang và đứng ở chế độ làm việc và chế độ di chuyển nhanh.
Yêu cầu việc di chuyển bàn máy phải chính xác, để thực hiện được phải đảm bảo
tính ổn định cuả quá trình khởi động và dừng động cơ di chuyển bàn máy.
Việc chọn đúng công suất của động cơ truyền động là hết sức quan trọng, ta phải
quan sát và tìm hiểu kỹ các thông số của chế độ làm việc đối với máy cần chọn công
suất. kết cấu cơ khí của máy bao gồm sơ đồ động học và trọng lượng các bộ phận chuyển
động.

2. MÁY PHAY 6H81
2.1. Khái quát chung
Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 10


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

Máy phay 6H81 là loại máy phay ngang dùng để gia công các chi tiết bằng thép,
gang, kim loại màu, hợp kim và chất dẻo. Máy này thích hợp với dạng sản xuất đơn chiếc
và loạt nhỏ:








Gia công mặt phẳng bằng dao phay trụ.
Gia công mặt bậc.
Gia công rãnh hoặc cắt đứt bằng dao phay.
Gia công các bề mặt định hình.
Gia công bánh răng bằng dao phay đĩa định hình.
Gia công rãnh xoắn trên mặt trụ và mặt đầu.

Đặc điểm cấu tạo của máy phay 6H81 là trục chính nằm ngang, truyền dộng chạy
dao được thực hiện theo ba phương vuông góc trong không gian và bàn máy có thể xoay
chéo một góc trong phạm vi nhất định.
2.2. Giới thiệu thiết bị điện của máy phay 6H81
Trên máy có 3 động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc điện áp Y/∆ = 220/380 V:
BỘ PHẬN CHÍNH

CÔNG
SUẤT
(KW)

TỐC ĐỘ
(Vòng/Phút)

HIỆU SUẤT
(%)

HỆ SỐ
CÔNG SUẤT
(Cosφ)


4,5

1440

85

0,8

1,7

1420

75

0,75

0,125

2800

80

0,7

2M: Động cơ truyền
động chính
1M: Động cơ truyền
động chạy dao
3M: Động cơ máy

bơm

2.3. Tính toán chọn khí cụ điện
Pđmdc = √ UđmIđmCosφ ; Pđ =
⇔ √ UđmIđmCosφ =

đ

đ

⇒ Iđm_1M = 4,59 A
⇒ Iđm_2M = 10,05 A
⇒ Iđm_3M = 0,33 A
a. Chọn CB:
Uđm_MCCB ≥ Uđm_lưới điện ⇒ Uđm_MCCB ≥ 380 V

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 11


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

Iđm_MCCB = Idc (2,1 ÷ 3) ⇔ Iđm_MCCB = 12,24 (2,1 ÷ 3)
⇒ Iđm_MCCB = (25,7 ÷ 36,72) A
⇒ Chọn Iđm_MCCB = 32 A
b. Chọn Contắctơ:
Uđm_Contắttơ ≥ Uđm_lưới điện ; Uđmci = Uđm_mạch điều khiển ; Icp ≥ Iđm

⇒ Uđm_Contắttơ = 220 V
⇒ Uđmci_1M = 220 V; ⇒ Icpci_1M ≥ 4,59 A ⇒ Chọn Icpci_1M = 6 A
⇒ Uđmci_2M = 220 V; ⇒ Icpci_2M ≥ 10,05 A ⇒ Chọn Icpci_2M = 12 A
⇒ Uđmci_3M = 220 V; ⇒ Icpci_3M ≥ 0,33 A ⇒ Chọn Icpci_3M = 3 A
c. Chọn Rơle nhiệt:
Iđm_Rơle nhiệt > Itt
Chỉnh dòng điện tác động thanh lương kim: Itđ = 1,25 Iđmdc
⇒ Iđm_Rơle nhiệt_1M > 4,59 A ⇒ Chọn Iđm_Rơle nhiệt_1M = 5 A
⇒ Iđm_Rơle nhiệt_2M > 10,05 A ⇒ Chọn Iđm_Rơle nhiệt_2M = 11 A
⇒ Iđm_Rơle nhiệt_3M > 0,33 A ⇒ Chọn Iđm_Rơle nhiệt_3M = 3 A
d. Chọn dây:
đ
S=
( ÷ )

⇒ 1M: S = 1 mm2
⇒ 2M: S = 2,5 mm2
⇒ 3M: S = 1 mm2
2.4. Sơ đồ điện và nguyên lý hoạt động của máy phay 6H81
a) Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển
Trang bị điều khiển:








MCCB.

CM: Công tắc đảo chiều.
K1, K2, K3: Contắctơ.
RN1, RN2, RN3: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải.
NC: Nam châm điện.
D, D1, D2, D3, ON1, ON2, ON3, N: Công tắc.
KB: Công tắc hành trình.

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 12


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch diều khiển máy phay 6H81
b) Nguyên lý hoạt động
Bật MCCB cung cấp điện cho máy. Bật CM chọn chiều quay của dao phay.
Nhấn nút ON2 công tắctơ K1 tác động tiếp điểm thường mở của nó đóng lại tự
duy trì, các tiếp điểm thường mở ở mạch động lực đóng lại, nam châm điện từ NC tác
động. Lực tác động của nam châm làm nhả phanh hãm trục động cơ 1M. Động cơ 1M
bắt đầu quay làm cho dao phay quay.
Khi động cơ trục chính bị kẹt số ta có thể nhấn/nhả nút N.
Nhấn nút ON3 công tắctơ K2 tác động tiếp điểm thường mở của nó đóng lại tự
duy trì, các tiếp điểm thường mở ở mạch động lực đóng lại động cơ truyền động bàn 2M
quay. Bàn di chuyển về trái hoặc phải, ra ngoài hoặc vào trong, lên hoặc xuống tuỳ thuộc
vào vị trí tay gạt cơ khí đã chọn và di chuyển dừng lại khi chạm công tắc hành trình KB.

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3


Trang 13


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

Nếu nhấn nút ON1 động cơ 3M quay, chất lỏng được bơm lên làm mát quá trình
phay. Khi muốn ngừng tất cả truyền động của máy nhấn nút D.

3. MÁY PHAY 6P81
3.1. Giới thiệu thiết bị điện của máy phay 6P81
Máy phay 6P81 được trang bị 3 động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc:
BỘ PHẬN CHÍNH

CÔNG
SUẤT
(KW)

TỐC ĐỘ
(Vòng/Phút)

HIỆU SUẤT
(%)

HỆ SỐ
CÔNG SUẤT
(Cosφ)


5

1450

80

0,8

2

1440

83

0,82

0,12

2700

85

0,83

2M: Động cơ truyền
động chính
1M: Động cơ truyền
động bàn máy
3M: Động cơ bơm
nước làm mát


3.2. Tính toán chọn khí cụ điện
Pđmdc = √ UđmIđmCosφ ; Pđ =
⇔ √ UđmIđmCosφ =

đ

đ

⇒ Iđm_1M = 4,46 A
⇒ Iđm_2M = 11,87 A
⇒ Iđm_3M = 0,26 A
a. Chọn CB:
Uđm_MCCB ≥ Uđm_lưới điện ⇒ Uđm_MCCB ≥ 380 V ; Iđm_MCCB = Idc (2,1 ÷ 3)
⇔ Iđm_MCCB1 = 13,42 (2,1 ÷ 3) ⇒ Iđm_MCCB1 = (28,182 ÷ 40,26) ⇒ Chọn Iđm_MCCB1 = 32A
⇔ Iđm_MCCB2 = 4,46 (2,1 ÷ 3) ⇒ Iđm_MCCB2 = (9,366 ÷ 13,38) ⇒ Chọn Iđm_MCCB2 = 10A
b. Chọn Contắctơ:
Uđm_Contắttơ ≥ Uđm_lưới điện ; Uđmci = Uđm_mạch điều khiển ; Icp ≥ Iđm
⇒ Uđm_Contắttơ = 220 V
⇒ Uđmci_1M = 220 V; ⇒ Icpci_1M ≥ 4,46 A ⇒ Chọn Icpci_1M = 5 A
⇒ Uđmci_2M = 200 V; ⇒ Icpci_2M ≥ 11,87 A ⇒ Chọn Icpci_2M = 16 A
Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 14


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức


⇒ Uđmci_3M = 220 V; ⇒ Icpci_3M ≥ 0,26 A ⇒ Chọn Icpci_3M = 3 A
c. Chọn Rơle nhiệt:
Iđm_Rơle nhiệt > Itt
Chỉnh dòng điện tác động thanh lương kim: Itđ = 1,25 Iđmdc
⇒ Iđm_Rơle nhiệt_1M > 4,46 A ⇒ Chọn Iđm_Rơle nhiệt_1M = 5 A
⇒ Iđm_Rơle nhiệt_2M > 11,87 A ⇒ Chọn Iđm_Rơle nhiệt_2M = 16 A
⇒ Iđm_Rơle nhiệt_3M > 0,26 A ⇒ Chọn Iđm_Rơle nhiệt_3M = 3 A
d. Chọn dây:
S=

đ
( ÷ )

1M: S = 3 mm2
2M: S = 8 mm2
3M: S = 1 mm2
3.3. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển của máy phay 6P81
a) Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển
Trang bị điều khiển:












MCCB1, MCCB2, CB.
KM1, KM2: Contắctơ
RN1, RN2, RN3: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải.
CM: Công tắc đảo chiều.
D, M1, M2, M3: Công tắc.
T: Rơle thời gian.
CC: Cầu chì bảo vệ.
NC: Nam châm điện.
BA: Biến áp.
CL: Bộ chỉnh lưu.

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 15


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển máy phay 6P81
b) Nguyên lý hoạt động
Bật MCCB1 và CB cung cấp điện cho mạch động lực và mạch điều khiển. Bật
công tắc CM chọn chiều quay của của trục chính (chiều qua động cơ 2M).
Nhấn nút M1 công tắctơ KM1 có điện tác động tiếp điểm thường mở của nó đóng lại tự
duy trì, các tiếp điểm thường mở ở mạch động lực đóng lại, động cơ 2M quay theo chiều
đã chọn. Đồng thời tiếp điểm thường đóng mở chậm của T (Timer) mở ra, khi đó KM1
mất điện, trường hợp này tương đương với quá trình nhấn/nhả đông cơ trục chính.
Nhấn nút M2 công tắctơ KM2 tác động tiếp điểm thường mở của nó đóng lại tự duy trì,
các tiếp điểm thường mở ở mạch động lực đóng lại, động cơ 3M hoạt động, bơi chất lỏng

làm lạnh quá trình phay.
Bật MCCB2 cung cấp điện cho động cơ 1M hoạt động, truyền động bàn máy trong quá
trình phay.
Để dừng động cơ 2M & 3M nhấn nút D. Dừng toàn bộ ngắt CB hoặc MCCB1.
Để nhanh chóng dừng động cơ trục chính sau khi ngắt mạch, ta dùng ly hợp phanh
điện từ NC, quá trình cung cấp điện cho ly hợp này được truyền theo mạch: Tiếp điểm
thường đóng của KM1, tiếp điểm thường mở đóng chậm của rơle thời gian T, bộ chỉnh
lưu. Thời gian mà ly hợp phanh điện từ NC có điện áp được xác định bằng cách điều
chỉnh rơle thời gian T (tức thời phanh cho động cơ dừng hẳn) và bộ chỉnh lưu.

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 16


Trang Bị Điện Máy Phay

GVHD: Bùi Đông Hải – Phạm Hữu Đức

Thời gian mà ly hợp phanh điện từ NC có điện áp được xác định bằng cách điều
chỉnh Rơle thời gian (Timer).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Đỗ Chí Phi, giáo trình “Trang bị điện”, thành phố Hồ Chí Minh 2017
[2] />[3]
[4] />
Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3

Trang 17




×