Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Từ loại trong tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.64 KB, 64 trang )

Unit 1: Nouns: DANH TỪ
ĐỊNH NGHĨA DANH TỪ
Danh từ là gì?
- Danh từ là những từ chỉ người, sự vật hoặc sự việc; giữ vai trò làm chủ ngữ, tân ngữ, hay
bổ ngữ trong câu.
e.g.: My brother is a doctor. He works for a hospital in this city.
(Anh trai tôi là một bác sĩ. Anh ấy làm việc trong một bệnh viện ở thành phố này.)
- Danh từ có thể là một từ ghép (compound nouns). Cách thành lập phổ biến nhất là danh
từ + danh từ.
e.g.: birthday party , girlfriend , greenhouse
Notes:
- Danh từ có dạng V-ing (gerund) chỉ một hoạt động nào đó như: playing
football , eating fish
VỊ TRÍ CỦA DANH TỪ
- Danh từ ít khi đứng một mình trong câu mà thường nằm trong một cụm danh từ.
Cấu trúc của cụm danh từ: X + (tính từ) + danh từ.
Notes:
- Có thể có một hay nhiều tính từ và có thể không có tính từ nào.
- Vị trí của X có thể là:
a. Mạo từ (a, an, the)
e.g.: a teacher , an hour , the dog
b. Tính từ sở hữu (my, your, our, his, her,...) và sở hữu cách
e.g.: my house , your book , Tim's cars
c. Các từ chỉ định (this, that, these, those)
e.g.: this lesson , that event , those books
d. Các từ chỉ số lượng
e.g.: some students , a lot of information , many vehicles
Một số lưu ý về vị trí của danh từ:
- Danh từ số nhiều hoặc danh từ không đếm được có thể đứng một mình mà không cần bất
kỳ yếu tố nào phía trước.
e.g.: I like fruit, but I don't like milk. (Tôi thích trái cây nhưng tôi không thích sữa.)


- Danh từ cũng có thể đứng sau giới từ (preposition).
e.g.: This is a symbol of happiness. (Đây là biểu tượng của hạnh phúc.)
CÁCH THÀNH LẬP DANH TỪ ĐƠN
1. Thêm hậu tố vào sau động từ
- Verb + -er/-or/-ant = Noun : danh từ chỉ người


e.g.: teacher , manager , actor , director , attendant
- Verb + -ion/-tion = Noun: chỉ sự vật/sự việc
e.g.: action , invention , decision , revolution
- Verb + -ment/-al = Noun: chỉ sự vật/sự việc
e.g.: development , appointment , refusal , removal
- Verb + -ing = Noun: chỉ hoạt động
e.g.: swimming , teaching , jogging , training
2. Thêm hậu tố vào sau tính từ
- Adj + -ness = Noun
e.g.: kindness , goodness , happiness
- Adj + -ty = Noun
e.g.: safety , loyalty , variety
- Adj + -th = Noun
e.g.: length , depth , truth
- Adj + -dom = Noun
e.g.: freedom , wisdom , boredom
3. Thêm hậu tố vào sau danh từ
- Noun + -ist/-ian = Noun (thường chỉ người)
e.g.: guitarist , novelist , musician , historian
- Noun + -ism = Noun
e.g.: patriotism , capitalism , socialism
- Noun + -ship = Noun
e.g.: friendship , leadership , scholarship

- Noun + -hood = Noun
e.g.: childhood , brotherhood , parenthood
CÁCH THÀNH LẬP DANH TỪ GHÉP (COMPOUND NOUNS)
1. Noun + Noun
e.g.: alarm clock (đồng hồ báo thức), toothbrush (bàn chải đánh răng)
2. Adj + Noun
e.g.: blackboard (bảng đen), greengrocer (người bán rau quả)
3. Gerund + Noun
e.g.: washing machine (máy giặt), waiting room (phòng đợi)


4. Noun + Gerund
e.g.: handwriting (chữ viết tay), city planning (quy hoạch thành phố)
5. Noun + Verb + er
e.g.: taxi driver (tài xế taxi), goalkeeper (thủ môn)
PHÂN LOẠI DANH TỪ
1. Danh từ cụ thể (concrete nouns)
- Danh từ chung (common nouns): table , man , wall
- Danh từ riêng (proper nouns): Peter , Jack , England
- Danh từ tập hợp (collective nouns): group , crowd , herd
2. Danh từ trừu tượng (abstract nouns)
e.g.: happiness , beauty , health
3. Danh từ đếm được (countable nouns)
e.g.: boy , apple , book , tree
4. Danh từ không đếm được (uncountable nouns)
e.g.: meat , ink , chalk , water
Notes: Trong bài học này chúng ta sẽ tập trung phân biệt:
* Danh từ đếm được >< Danh từ không đếm được
* Danh từ số ít >< Danh từ số nhiều
DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC (COUNTABLE NOUNS)

Danh từ đếm được
- Chỉ những người hay vật/việc có thể đếm được bằng các số đếm như 1, 2, 3,...
e.g.: a car (1 chiếc xe hơi), two books (2 quyển sách)
- Thường là các danh từ cụ thể
e.g.: box, student, pen
- Có hình thức số ít và số nhiều
e.g.:
+ a student (1 sinh viên)
+ an apple (1 trái táo)
+ students (sinh viên nói chung)
+ three apples (3 trái táo)
Trước danh từ đếm được có thể có:


1. Mạo từ không xác định (a/an)
e.g.: There is an orange on the table. (Có một quả cam ở trên bàn.)
2. Mạo từ xác định (the)
e.g.: The apples on the table are mine. (Những quả táo trên bàn là của tôi.)
3. Số đếm
e.g.: There are two students in the class. (Có hai học sinh ở trong lớp.)
DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC (UNCOUNTABLE NOUNS)
Danh từ không đếm được
- Chỉ những vật có thể cân hoặc đo chứ không đếm được
e.g.: two pieces of chalk (hai viên phấn), a cup of tea (một tách trà)
- Phần lớn là các danh từ trừu tượng
e.g.: happiness (sự vui vẻ), loyalty (sự trung thành), time (thời gian)
- Không có hình thức số nhiều, không có mạo từ a/an hay số đếm phía trước.
- Dùng những từ sau khi muốn chỉ số lượng: cup (tách), glass (ly, cốc), slice (miếng,
lát), pound (cân Anh), piece (mẩu, miếng, viên), loaf (ổ bánh)
e.g.:

+ a piece of advice (một lời khuyên)
+ a ray of light (một tia sáng)
+ a slice of bread (một lát bánh mỳ)
DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC - DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC
Một số danh từ có hai dạng cần chú ý về nghĩa

ĐẾM ĐƯỢC

KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC

glass (ly, cốc)

glass (thủy tinh)

coffee (cốc, tách cà phê)

coffee (cà phê)

paper (tờ báo)

paper (giấy)

beer (ly bia, lon bia)

beer (bia)


beauty (người đẹp)

beauty (vẻ đẹp)


DANH TỪ SỐ ÍT (SINGULAR NOUNS) & DANH TỪ SỐ NHIỀU (PLURAL NOUNS)
Danh từ đếm được chia thành hai dạng
- Danh từ số ít (Singular Nouns)
- Danh từ số nhiều (Plural Nouns)
Danh từ số ít (Singular Nouns)
- Luôn theo sau một từ xác định, gồm:
a. Mạo từ xác định và không xác định: a, an, the
b. Tính từ chỉ định số ít, gồm: this, that
c. Tính từ sở hữu: my, your, his, her, our, their, its
d. Số từ : one
- Không dùng các lượng từ như: some, many, any, a lot of,... trước danh từ số ít
Danh từ số nhiều (Plural Nouns)
- Có thể dùng hoặc không dùng từ xác định trước danh từ số nhiều.
e.g.:
+ They are students.
+ These students are excellent.
- Không dùng các từ a/an/one trước danh từ số nhiều.
- Để chỉ số lượng, có thể dùng số đếm từ hai trở lên.
- Có thể dùng some, many, a few,... trước danh từ số nhiều.
Notes:
- Không dùng much, little, a little trước danh từ số nhiều.
CÁCH THÀNH LẬP DANH TỪ SỐ NHIỀU
1. Hầu hết danh từ số nhiều được hình thành bằng cách thêm s vào sau danh từ số ít.
e.g.: book → books , key → keys , pen → pens
2. Danh từ tận cùng là -ch, -sh, -s, -ss, -x, -zz, -o, ta thêm es.
e.g.:
box → boxes , class → classes , church → churches
potato → potatoes , watch → watches
Notes: Một số danh từ là từ mượn, ta thêm s vào cuối.



e.g.: piano → pianos , photo → photos , kilo → kilos , radio → radios
3. Danh từ tận cùng là -f, -fe và trước đó là nguyên âm hoặc -l thì đổi thành -ves.
e.g.:
knife → knives , life → lives , leaf → leaves
wolf → wolves , shelf → shelves
Ngoại trừ:
- Một số từ, ta chỉ thêm s.
e.g.: gulf → gulfs , safe → safes , reef → reefs
- Danh từ tận cùng là -ief, -oof, -ff, -rf, ta chỉ thêm s.
e.g.: chief → chiefs , roof → roofs , cliff → cliffs , serf → serfs
4. Danh từ tận cùng là phụ âm -y, ta đổi -y thành -i rồi thêm es.
e.g.: family → families , country → countries
5. Danh từ tận cùng là nguyên âm -y, ta giữ nguyên và thêm s.
e.g.: play → plays , key → keys
DANH TỪ SỐ NHIỀU BẤT QUY TẮC
1. Một số danh từ số nhiều không theo quy tắc
man → men

woman → women

child → children

goose → geese

ox → oxen

tooth → teeth


foot → feet

mouse → mice

2. Một số danh từ số nhiều không thay đổi
aircraft → aircraft

craft → craft

sheep → sheep

trout → trout

deer → deer

salmon → salmon


grouse → grouse

carp → carp

3. Một số danh từ luôn ở dạng số nhiều và đi với động từ số nhiều
pants

pyjamas

shorts

trousers


glasses

scissors

tongs

scales

riches

doings

4. Một số danh từ có nguồn gốc từ nước ngoài hình thành số nhiều theo quy tắc riêng
analysis → analyses

crisis → crises

hypothesis → hypotheses

oasis → oases

criterion → criteria

phenomenon → phenomena

CÁCH ĐỌC DANH TỪ SỐ NHIỀU
Danh từ khi thêm s, es có những cách đọc sau:
1. s được đọc là /s/ sau các danh từ kết thúc bằng các âm cuối là /k/, /p/, /f/, /t/, /θ/.
e.g.:

coats → /kəʊts/
roofs → /ruːfs/
books → /bʊks/
maps → /mæps/
2. s được đọc là /iz/ sau các danh từ kết thúc bằng các âm cuối là /tʃ/, /ʃ/, /s/, /dʒ/, /z/.
e.g.:
classes → /klɑːsiz/
churches → /tʃɜːtʃiz/
dishes → /dɪʃiz/
ages → /eɪdʒiz/


3. s được đọc là /z/ sau các nguyên âm và các phụ âm còn lại.
e.g.:
letters → /'letə(r)z/
ideas → /aɪ'dɪəz/
hands → /hændz/
boys → /bɔɪz/
CHỨC NĂNG CỦA DANH TỪ
1. Làm chủ ngữ của câu (subject of a sentence)
e.g.: The boy plays football very well.
2. Làm tân ngữ của câu (object of a sentence)
- Tân ngữ trực tiếp: trực tiếp nhận hành động do chủ ngữ tác động lên.
e.g.: I saw the boy.
- Tân ngữ gián tiếp: có quan hệ gián tiếp với hành động của chủ ngữ.
e.g.: I gave the boy a new ball.
(the boy - tân ngữ gián tiếp, a new ball - tân ngữ trực tiếp)
3. Làm bổ ngữ của động từ (complement of a verb)
e.g.: Tom is a good boy.
4. Làm tân ngữ của giới từ (object of a preposition)

e.g.: I bought a watch for the boy.

Unit 2: Adjectives: TÍNH TỪ
Tính từ là gì?
- Tính từ là những từ mô tả các tính chất của danh từ như là màu sắc, kích thước, nguồn gốc,
chất lượng,....
- Tính từ được dùng để miêu tả hoặc cho biết thêm chi tiết về một danh từ đồng thời
giới hạn sự áp dụng của danh từ ấy.
Notes:
- Trong một danh từ ghép có cấu tạo danh từ + danh từ, danh từ đứng trước đóng vai
trò là một tính từ (chỉ thể loại).


e.g.: She has just bought a table lamp. (Cô ấy vừa mua một chiếc đèn bàn.)
- Ngoài tính từ đơn còn có tính từ ghép như: man-made , well-known , four-floor
VỊ TRÍ CỦA TÍNH TỪ
Tính từ thường nằm ở các vị trí sau:
a. Sau động từ to be và các linking verbs như become, seem, appear, grow, prove, remain,
turn.
e.g.: His condition appeared very serious. (Tình cảnh của anh ấy có vẻ rất nghiêm trọng.)
b. Sau các động từ chỉ sự tri nhận như look, sound, smell, taste, feel.
e.g.: You looked very tired. (Trông bạn có vẻ mệt.)
c. Đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đó.
e.g.: I watched a very interesting film last night. (Tối qua tôi xem một bộ phim rất thú vị.)
d. Đứng sau các đại từ không xác định như someone, something, anything, somebody,
anybody.
e.g.: I couldn't see anything wrong there. (Tôi không thấy có gì sai ở đó cả.)
TRẬT TỰ CỦA TÍNH TỪ
Đôi khi chúng ta dùng hai hay nhiều tính từ đi với nhau để cùng bổ nghĩa cho một danh
từ.

- Tính từ chỉ cảm nghĩ/quan điểm (mang tính chủ quan) luôn đứng trước tính từ miêu
tả (mang tính khách quan)
e.g.: A nice long summer holiday
"nice" là tính từ nêu cảm nghĩ của người nói về sự việc nên đứng trước tính từ miêu tả mang
tính khách quan là "long".
- Khi có nhiều hơn hai tính từ miêu tả, chúng ta sắp xếp như sau:
number
a + quality
nice + size
large + age
old + shape
rectangular + color


brown + orgin
German + material
wooden + Noun
bed
(Một chiếc giường đẹp, rộng, cũ, hình chữ nhật, màu nâu bằng gỗ của Đức.)
CÁCH THÀNH LẬP TÍNH TỪ ĐƠN
1. Tiền tố (prefix) + tính từ (adj) = tính từ (mang nghĩa phủ định)
- un- + adj = adj
e.g.:
happy (vui, hạnh phúc) → unhappy (không vui, bất hạnh)
fortunate (may mắn) → unfortunate (không may)
- im- + adj = adj
e.g.:
patient (kiên nhẫn) → impatient (mất kiên nhẫn)
possible (có thể) → impossible (không thể)
- in- + adj = adj

e.g.:
direct (trực tiếp) → indirect (gián tiếp)
convenient (thuận tiện) → inconvenient (bất tiện)
- il-/ir- + adj = adj
e.g.:
legal (hợp pháp) → illegal (bất hợp pháp)
regular (thường lệ) → irregular (vô nguyên tắc)
2. Tiền tố + tính từ = tính từ (không mang nghĩa phủ định)
- super- (quá, siêu) + adj = adj
e.g.:
human → superhuman (phi thường)
natural → supernatural (siêu nhiên)
- under- (dưới, thấp, không đủ) + adj/noun = adj
e.g.:
cover → undercover (bí mật, lén lút)
done → underdone (chưa chín, tái)
- over- (quá) + adj = adj


e.g.: confident → overconfident (quá tự tin)
- sub- (ở dưới) + adj = adj
e.g.: conscious → subconscious (thuộc tiềm thức)
standard → substandard (dưới tiêu chuẩn)
3. Danh từ (Noun) + hậu tố (suffix) = tính từ
- Noun + -ful = adj
e.g.:
harm → harmful (có hại)
use → useful (có ích)
- Noun + -less (không) = adj
e.g.:

speech → speechless (không nói được)
care → careless (bất cẩn)
- Noun + -al = adj
e.g.:
culture → cultural (thuộc về văn hóa)
nation → national (thuộc về quốc gia)
- Noun + -y = adj
e.g.:
dust → dusty (có bụi)
sun → sunny (nắng)
- Noun + -ous = adj
e.g.:
adventure → adventurous (mạo hiểm)
fame → famous (nổi tiếng)
- Noun + -ish = adj
e.g.:
fool → foolish (ngu đần)
self → selfish (ích kỷ)
- Noun + -ly = adj
e.g.:
day → daily (hàng ngày)
brother → brotherly (anh em)
- Noun + -like = adj
e.g.:


child → childlike (ngây thơ)
god → godlike (giống thần thánh)
4. Động từ + hậu tố = tính từ
- Noun/ Verb + -ive = Adj

e.g.:
act → active (tích cực, năng động)
expense → expensive (đắt tiền)
- Verb + -able = Adj
e.g.:
reason → reasonable (hợp lý)
value → valuable (có giá trị)
- Verb + -ed = Adj
e.g.:
surprise → surprised (ngạc nhiên)
bore → bored (chán)
- Verb + -ing = Adj
e.g.:
disappoint →disappointing (thất vọng)
satisfy → satisfying (hài lòng)
CÁCH THÀNH LẬP TÍNH TỪ GHÉP
1. Noun/Adj/Adv + V-ing = Adj
e.g.:
machine-repairing (sửa máy)
ready-made (may sẵn)
hard-working (cần cù)
2. Noun/Adj/Adv + V-ed/PP = Adj
e.g.:
hand-made (làm bằng tay)
good-tempered (thuần tính, tính tình vui vẻ)
well-known (nổi tiếng)
3. Noun + Adj = Adj
e.g.: home-sick (nhớ nhà)
4. Adj + Noun



e.g.: high-quality (chất lượng cao)
5. Number + Singular Noun = Adj
e.g.: two-year (child) ((đứa trẻ) hai tuổi)
PHÂN BIỆT TÍNH TỪ
*Có rất nhiều loại tính từ nhưng trong bài học này chúng ta tập trung tìm hiểu và phân biệt:
- Tính từ dạng V-ing
- Tính từ dạng V-ed/PP
PHÂN BIỆT TÍNH TỪ ĐUÔI -ING & ĐUÔI -ED/PP
Phân biệt tính từ đuôi -ing và đuôi -ed:
- Tính từ tận cùng là đuôi -ed thường có tác dụng diễn tả cảm giác/cảm xúc của con người
về một điều gì đó (buồn, vui, giận, ngạc nhiên,...)
e.g.: He is bored. (Anh ấy thấy buồn chán.)
=> Tức là buồn chán là cảm xúc của chủ thể.
- Tính từ kết thúc là đuôi -ing dùng để diễn tả bản chất, tính chất của vật/việc đôi khi là
người, nhưng tính chất này gây ra cảm xúc cho người hay vật nào đó khác có tiếp xúc/liên hệ
với nó.
e.g.: He is boring. (Anh ấy là người nhàm chán.)
=> Tức là bản chất anh ta là người nhàm chán và ai tiếp xúc với anh ta sẽ có cảm giác bored.
CHỨC NĂNG CỦA TÍNH TỪ
1. Tính từ bổ nghĩa cho danh từ (thường đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa)
e.g.: He is a nice man. (Anh ấy là một người đàn ông tốt.)
2. Tính từ đi sau và làm bổ ngữ (complement) cho các động từ sau "be, get, look, become,
see,..."
e.g.: The weather becomes cold. (Thời tiết trở nên lạnh.)
3. Tính từ làm bổ ngữ cho tân ngữ
e.g.: We should keep our room clean and tidy. (Chúng ta nên giữ phòng sạch sẽ và gọn gàng.)
4. Tính từ làm bổ ngữ cho chủ ngữ



e.g.: Her hair was dyed blonde. (Cô ấy nhuộm tóc màu vàng hoe.)
5. Một số tính từ chỉ dùng làm bổ ngữ (không bao giờ đứng trước danh từ)
e.g.:
content (bằng lòng)
well (mạnh khỏe)
exempt (được miễn thuế)
ill (ốm, bệnh)
- và những tính từ bắt đầu với tiền tố ae.g.:
afraid (sợ)
ashamed (xấu hổ)
alone (một mình)
awake (thức)
asleep (ngủ, đang ngủ)
aflame (cháy, bốc lửa)
alike (giống nhau, tương tự)
alive (còn sống)
aware (nhận thức)

Unit 3: Verbs: ĐỘNG TỪ
ĐỊNH NGHĨA ĐỘNG TỪ
Động từ là gì?
- Động từ là những từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của con người hoặc sự vật.
- Động từ mang nhiều đặc tính mà không từ loại nào khác có, chẳng hạn:
+ Diễn tả thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai).
+ Diễn tả sự tiếp diễn, hoàn thành hoặc chưa hoàn thành của hành động.
- Động từ thường khiến người đọc dễ mắc phải các lỗi ngữ pháp vì sự biến đổi đa dạng của
các ký hiệu, chẳng hạn như: -s, -es, -ed,...
- Động từ là thành phần không thể thiếu trong câu.



VỊ TRÍ CỦA ĐỘNG TỪ
Khi động từ là động từ chính trong câu, động từ đứng sau chủ ngữ.
=> Cần xác định chính xác chủ ngữ để tìm vị trí của động từ.
e.g.: My brother
S works
V for a big company.
(Anh trai tôi làm việc cho một công ty lớn.)
e.g.: The picture on the wall
S was painted
V by Van Gogh.
(Bức tranh treo trên tường là của danh họa Van Gogh.)
Notes: Trong câu có thể có hơn một động từ. Khi đó:
- Động từ chính phải chia theo thì. (Hiện tại, quá khứ và tương lai)
- Các động từ còn lại chia theo các dạng: V (nguyên thể khuyết), to V, V-ing
CÁCH THÀNH LẬP ĐỘNG TỪ
1. Thêm tiền tố vào phía trước động từ
- Dis- + Verb = Verb
e.g.: like → dislike , agree → disagree
- Mis- + Verb = Verb
e.g.: understand → misunderstand
- Out + Verb = Verb
e.g.: run → outrun , number → outnumber
- Over- + Verb = Verb
e.g.: act → overact , pay → overpay
- Re- + Verb = Verb
e.g.: write → rewrite , tell → retell
- Under- + Verb = Verb
e.g.: do → underdo , line → underline
2. Thêm tiền tố vào trước tính từ và danh từ
- En- + adj/noun = Verb

e.g.: rich → enrich , danger → endanger


3. Thêm hậu tố vào sau tính từ và danh từ
- Adj + -en = Verb
e.g.: weak → weaken , short → shorten
- Noun/adj + -ise/-ize = Verb
e.g.:
social → socialize
industrial → industrialize
sympathy → sympathise
memory → memorize
NỘI ĐỘNG TỪ & NGOẠI ĐỘNG TỪ
1. Ngoại động từ (transitive verbs)
- Là động từ diễn tả một hành động có tác động trực tiếp tới một người hay một vật nào khác
được gọi là tân ngữ trực tiếp.
e.g.: The cat
S killed
(Transitive verb) a mouse.
O
(Con mèo đó đã giết chết một con chuột.)
- Ta có thể hiểu là ngoại động từ luôn có một tân ngữ đi cùng, nếu không có thì câu sẽ không
có nghĩa.
Ví dụ trên sẽ trở nên vô nghĩa và là câu chưa hoàn chỉnh khi chỉ nói: The cat killed.
2. Nội động từ (intransitive verbs)
Ngược lại với ngoại động từ, nội động từ:
- Là những động từ mà bản thân nó đã mang đầy đủ ý nghĩa.
- Nội động từ không tác động trực tiếp lên đối tượng nào nên nó không có tân ngữ trực tiếp.
e.g.: She is crying. (Con bé đang khóc.)
Lưu ý: Một số động từ vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ

e.g.:
+ He speaks with a strange accent. (Anh ta nói bằng giọng rất lạ.)
-> speak trong trường hợp này là nội động từ và không có tân ngữ đi kèm.
+ She speaks English very well. (Cô ấy nói tiếng Anh rất tốt.)
-> Sau speak, ta thấy có tân ngữ English nên đây là ngoại động từ.


ĐỘNG TỪ THEO QUY TẮC & BẤT QUY TẮC
1. Động từ theo quy tắc
Động từ theo quy tắc là những động từ mà hình thức quá khứ và quá khứ phân từ được tạo
thành bằng cách thêm -ed vào động từ nguyên thể.
e.g.: work → worked , learn → learned , try → tried , play → played
2. Động từ bất quy tắc
- Là những động từ tạo hình thức quá khứ và quá khứ phân từ không bằng cách thêm -ed.
- Với những động từ này bạn phải học thuộc ở bảng động từ bất quy tắc.
CÁCH THÊM -ED VỚI ĐỘNG TỪ THEO QUY TẮC
a. Động từ tận cùng bằng hai nguyên âm + một phụ âm hoặc bằng hai phụ âm, ta thêm -ed.
e.g.: look → looked , want → wanted
b. Động từ tận cùng là -e, ta chỉ thêm -d.
e.g.: arrive → arrived , like → liked
c. Động từ tận cùng là phụ âm -y, trước -y là một phụ âm, ta đổi -y thành -ied.
e.g.: cry → cried , study → studied
Notes: Động từ tận cùng là phụ âm -y, trước -y là một nguyên âm, ta giữ nguyên và thêm -ed.
e.g.: play → played , stay → stayed
d. Động từ có 1 âm tiết, có hình thức phụ âm + nguyên âm + phụ âm, ta gấp đôi phụ âm
cuối và thêm -ed.
e.g.: fit → fitted , stop → stopped
Notes: Những động từ tận cùng là -x, chỉ thêm -ed.
e.g.: fix → fixed , tax → taxed
e. Động từ nhiều âm tiết, âm tiết cuối có hình thức phụ âm + nguyên âm + phụ âm và nhận

trọng âm, ta gấp đôi phụ âm cuối và thêm -ed.
e.g.: omit → omitted , prefer → preferred
Notes: Những động từ không có trọng âm ở cuối thì chỉ thêm -ed.
e.g.: happen → happened , listen → listened
f. Động từ tận cùng bằng -l, gấp đôi phụ âm -l và thêm -ed.


e.g.: cancel → cancelled , travel → travelled
Notes: Trong tiếng Anh của người Mỹ, không gấp đôi phụ âm -l.
CHỨC NĂNG CỦA ĐỘNG TỪ
1. Động từ giữ chức năng làm vị ngữ của câu (đối với nội động từ).
e.g.: I
Chủ ngữ agree.
Vị ngữ
2. Động từ giữ chức năng làm động từ chính trong câu (thường là ngoại động từ).
e.g.: She
Chủ ngữ looks
động từ tired.
bổ ngữ
3. Động từ nguyên thể có to (to - infinitive) được dùng như danh từ và làm chủ ngữ hoặc
tân ngữ cho động từ.
e.g.:
+ To act like that (S) is childish. (Hành động như thế thật là trẻ con.)
+ I like to swim (O). (Tôi thích bơi.)
4. Động từ V-ing (danh động từ) có thể làm chủ ngữ hoặc tân ngữ.
e.g.:
+ Swimming (S) is good exercise. (Bơi là một bài tập tốt.)
+ I love reading books (O). (Tôi thích đọc sách.)

Unit 4: Adverbs: TRẠNG TỪ

Trạng từ là gì?
Trạng từ (phó từ) là những từ dùng để diễn tả tính chất, mức độ, tần suất,... và được dùng
để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ khác hoặc cho cả câu.
e.g.:
+ She sings beautifully. (Bổ nghĩa cho động từ)
+ They are extremely excited. (Bổ nghĩa cho tính từ)
CHỨC NĂNG CỦA TRẠNG TỪ


Trạng từ được dùng làm bổ ngữ cho:
+ Động từ
e.g.: He runs quickly. (Cậu ấy chạy nhanh.)
+ Tính từ
e.g.: I'm terribly sorry. (Tôi thực sự xin lỗi.)
+ Trạng từ
e.g.: She can speak English very fluently. (Cô bé có thể nói Tiếng Anh rất trôi chảy.)
+ Một nhóm từ thường bắt đầu bằng giới từ
e.g.: Put it right in the middle. (Đặt nó vào chính giữa.)
+ Cho cả câu
e.g.: Fortunately, I remembered his name in time. (May mắn thay tôi nhớ tên anh ta đúng
lúc.)
PHÂN LOẠI TRẠNG TỪ
Trạng từ được phân ra thành một số loại cơ bản như sau:
1. Trạng từ chỉ thể cách (cách thức)
- Là loại trạng từ cho biết hành động diễn ra như thế nào.
e.g.: They silently walked into the room. (Họ đi vào phòng một cách nhẹ nhàng.)
- Thường được thành lập bằng cách thêm -ly vào sau tính từ.
e.g.: slow (adj) -> slowly (adv), careful (adj) -> carefully (adv)
Notes: Một số trạng từ chỉ thể cách được hình thành bằng cách đặc biệt
e.g.: good -> well, fast -> fast, late -> late, hard -> hard

2. Trạng từ chỉ tần suất
- Mô tả số lần hành động được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
e.g.: She never goes swimming. (Cô ấy chưa bao giờ đi bơi cả.)
- Các trạng từ chỉ tần suất gồm:
never (không bao giờ), seldom (hiếm khi), hardly (hầu như không), rarely (hiếm khi),
occasionally (thỉnh thoảng, đôi khi), sometimes (thi thoảng), often (thường),
generally (thường), frequently (thường xuyên), usually (thường xuyên), always (luôn luôn)
3. Trạng từ chỉ mức độ
- Mô tả mức độ của tính từ hay trạng từ mà nó bổ nghĩa.
e.g.: They run quite slowly. (Họ chạy khá chậm.)
- Trạng từ loại này gồm có:


very (rất), completely (hoàn toàn), quite (hơi, khá), absolutely (hoàn toàn), just (chỉ),
extremely (cực kỳ)
so (rất), entirely (toàn bộ), really (thật sự), perfectly (hoàn hảo), simply (đơn giản),
pretty (khá), fairly (khá), utterly (tuyệt đối)
4. Trạng từ chỉ ý kiến
- Thường dùng để bổ nghĩa cho cả một câu hoặc một ý nào đó trong câu.
e.g.: Surprisingly, he failed the exam. (Thật ngạc nhiên là cậu ta trượt trong kỳ thi.)
- Trạng từ loại này gồm có:
fortunately (may mắn), happily (hạnh phúc), luckily (may mắn), obviously (rõ ràng)
surprisingly (ngạc nhiên), surely (chắc chắn), actually (thực sự), frankly (thẳng thắn) ...
5. Trạng từ chỉ thời gian
- Cho biết thời gian thực hiện hành động
e.g.: I haven't seen her recently. (Gần đây tôi không thấy cô ấy.)
- Một số trạng từ chỉ thời gian:
already (đã từng), early (sớm), finally (cuối cùng), lately (gần đây), now (bây giờ, hiện tại),
recently (gần đây), still (vẫn còn), soon (sớm, không lâu nữa), today (hôm nay),
tomorrow (ngày mai), yesterday (hôm qua), yet(chưa)...

6. Trạng từ chỉ địa điểm
- Nêu lên địa điểm hành động diễn ra hoặc vị trí của người/vật
e.g.: Is there a bank nearby? (Có ngân hàng nào gần đây không?)
- Một số trạng từ chỉ địa điểm:
here (ở đây), there (ở đó), inside (bên trong), outside (bên ngoài), below (phía dưới),
above (phía trên), upstairs(trên lầu), downstairs (dưới lầu), everywhere (mọi nơi),
somewhere (ở đâu đó)...
VỊ TRÍ CỦA TRẠNG TỪ
1. Trạng từ chỉ thể cách có thể đứng sau động từ nhưng không bao giờ đứng giữa động từ và
tân ngữ của động từ.
e.g.:
+ They passed the exam easily. (Đúng) (Họ vượt qua kì thi một cách dễ dàng.)
+ They passed easily the exam. (Sai)
Notes: Một số trạng từ chỉ thể cách đứng trước động từ mang nghĩa nhấn mạnh.


e.g.:
+ He walked into the room silently. (Đúng) (Anh ta lặng lẽ bước vào phòng.)
+ He silently walked into the room. (Đúng - Nhấn mạnh)
2. Trạng từ chỉ tần suất đứng sau "to be" và trước động từ thường.
e.g.: I always go to school on time. (Tôi luôn đến trường đúng giờ.)
3. Trạng từ chỉ ý kiến thường đứng đầu câu và được ngăn cách với phần còn lại của câu bằng
dấu phẩy.
e.g.: Frankly, I am very tired. (Thú thực tôi rất mệt.)
4. Trạng từ chỉ mức độ thường đứng trước tính từ hoặc trạng từ mà nó bổ nghĩa.
e.g.: Hoa is an extremely beautiful girl. (Hoa là một cô gái cực kỳ xinh đẹp.)
- Riêng trạng từ really có thể đứng trước cả động từ.
e.g.: They really like to travel. (Họ thật sự thích đi du lịch.)
Notes: Không phải lúc nào đứng trước tính từ cũng là trạng từ chỉ mức độ. Hai tính từ cùng bổ
nghĩa cho một danh từ có thể đứng cùng nhau.

e.g.:
+ I have an extremely old vase at home. (Ở nhà tôi có một lọ hoa rất cổ.) -> trạng từ
+ I have a huge old vase at home. (Ở nhà tôi có một lọ hoa to và cổ.) -> tính từ
5. Trạng từ chỉ thời gian có thể đứng đầu (khi muốn nhấn mạnh thời gian) hoặc cuối câu.
e.g.:
Today I turn 27 years old. (Hôm nay tôi bước sang tuổi 27.)
I hope he will get better soon. (Tôi hi vọng cậu ấy sẽ mau chóng khỏe lại.)
6. Trạng từ chỉ địa điểm thường đứng cuối hoặc đầu câu.
e.g.:
She opened the box and saw a doll inside. (Cô bé mở chiếc hộp ra và nhìn thấy một con búp
bê ở bên trong.
Here she sat. (Cô ấy đã ngồi ở đây.)
CÁCH THÀNH LẬP TRẠNG TỪ
1. Hầu hết trạng từ chỉ cách thức được hình thành bằng cách thêm đuôi -ly vào sau tính
từ


e.g.: beautiful > beautifully, nice -> nicely
Một số chú ý khi thêm -ly:
+ Tính từ kết thúc bằng phụ âm + -y thì ta đổi -y thành -i rồi thêm -ly
e.g.: happy -> happily
+ Tính từ kết thúc là -ic, ta thêm -ally
e.g.: economic -> economically
+ Tính từ kết thúc là -le, ta đổi thành -le -> -ly
e.g.: terrible -> terribly
Notes: Một số trạng từ và tính từ có hình thức giống nhau
fast - fast, late - late, hard - hard, only - only, pretty - pretty, fair - fair
early - early, even - even, much - much, little - little, daily - daily, monthly - monthly
2. Trạng từ được hình thành bằng cách thêm hậu tố hoặc tiền tố vào danh từ
- Noun + -ways/-wards/-wise

e.g.:
+ sideways (về một bên)
+ backwards (về phía sau)
+ forwards (về phía trước, về sau này)
+ crosswise (chéo, chéo chữ thập)
- a- + Noun
e.g.: ahead (về phía trước), abroad (ra nước ngoài)
- in-/out- + Noun
e.g.: indoors (ở trong nhà), outside (ở phía ngoài)

Unit 5: Pronouns: ĐẠI TỪ
Đại từ là gì?
- Đại từ là những từ được dùng để thay thế cho danh từ trước đó, để tránh lặp lại danh từ
trong câu.
e.g.: This hat is beautiful but it is quite expensive. (Cái mũ này đẹp nhưng nó khá đắt.)
Trong câu trên "it" là đại từ thay thế cho danh từ phía trước nó là "this hat".
Notes: Đại từ phải phù hợp với danh từ mà nó thay thế


+ Đại từ số ít đi với danh từ số ít
+ Đại từ số nhiều đi với danh từ số nhiều
+ Đại từ giống cái đi với danh từ giống cái
+ Đại từ giống đực đi với danh từ giống đực
VỊ TRÍ CỦA ĐẠI TỪ
- Đại từ nói chung có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trong câu.
e.g.:
+ She is beautiful. (Cô ấy xinh.)
+ I told her a story. (Tôi đã kể cho cô ấy nghe một câu chuyện.)
- Tùy thuộc vào từng loại đại từ mà nó có vị trí và chức năng khác nhau.
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại đại từ và vị trí, chức năng của chúng trong câu

nhé.
PHÂN LOẠI ĐẠI TỪ
Đại từ được phân thành những loại sau:
1. Đại từ nhân xưng
2. Đại từ chỉ định
3. Đại từ quan hệ
4. Đại từ phản thân
5. Đại từ nghi vấn
6. Đại từ bất định
7. Đại từ tương hỗ
ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG (Personal Pronouns)
1. Đại từ nhân xưng làm chủ ngữ (Subject Pronouns)
- Chức năng: làm chủ ngữ trong câu.
- Vị trí: đứng trước động từ chính của câu.
- Động từ chính của câu cần biến đổi để phù hợp với chủ ngữ.
e.g.:
+ I am a student. (Tôi là sinh viên.)
+ He likes English. (Anh ta thích Tiếng Anh.)
- Các đại từ nhân xưng làm chủ ngữ gồm:


I (tôi, ta...)
We (chúng tôi, chúng ta...)
You (bạn, các bạn...)
They (họ, bọn họ...)
He (anh ấy, cậu ấy...)
She (cô ấy, chị ấy...)
It (nó...)
2. Đại từ nhân xưng làm tân ngữ (Object Pronouns)
- Chức năng: làm tân ngữ trong câu.

- Vị trí: đứng sau động từ chính, hoặc giới từ.
e.g.:
+ I don't like him. (Tôi không thích cậu ta.)
+ The policeman was looking for him. (Viên cảnh sát đang tìm hắn.)
- Các đại từ nhân xưng làm tân ngữ:
me (tôi, ta...)
us (chúng tôi, chúng ta ...)
you (bạn, các bạn..)
them (họ, bọn họ...)
him (anh ấy, cậu ấy...)
her (cô ấy, chị ấy...)
it (nó ...)
3. Một số chú ý đối với đại từ nhân xưng
Khi nói về một vật số ít ta dùng đại từ it. Nhưng:
a) Dùng he/she cho các vật/ vật nuôi nếu chúng được xem là có tính cách/ thông minh/
tình cảm,...
e.g.:
A: How's your new car? (Xe mới của cậu thế nào?)
B: Terrific, she is running beautifully. (Tuyệt vời, nó chạy rất tốt.)
b) Tên nước, tên các con tàu thường được thay thế trang trọng bằng she.
e.g.:
+ England is an island country and she is governed by a monarch.
(Nước Anh là một quốc đảo và được vận hành bởi chế độ quân chủ.)
+ Titanic was the biggest passenger ship ever built. She could carry as many as 2000
passengers on board.


(Titanic là tàu khách lớn nhất đã từng được xây dựng. Nó có thể chứa được 2000 hành khách
trên tàu.)
ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH (Demonstrative Pronouns)

Đại từ chỉ định
- Chức năng: làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.
- Vị trí: đứng trước hoặc đứng sau động từ.
e.g.:
+ This tastes delicious. (Món này ngon.) -> chủ ngữ, đứng trước động từ
+ Do you like these? (Cậu thích chúng chứ?) -> tân ngữ, đứng sau động từ
- Bao gồm:
+ this: này, đây
+ that: kia, đó
+ these: số nhiều của this
+ those: số nhiều của that
ĐẠI TỪ SỞ HỮU (Possessive Pronouns)
Đại từ sở hữu
- Dùng để thay thế cho tính từ sở hữu + danh từ trong câu.
- Chức năng: có thể làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.
e.g.:
+ This is my book. Yours is over there. (Đây là sách của tớ. Sách của cậu ở đằng kia.) → chủ
ngữ (yours = your book)
+ Take your money and give mine to him. (Lấy tiền của cậu đi còn đưa tiền của tớ cho anh
ta.) → tân ngữ(mine = my money)
+ All these books are mine. (Tất cả sách này là của tớ.) → bổ ngữ (mine = my books)
- Vị trí: Có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
- Bao gồm:
mine (của tôi/ tớ)
ours (của chúng tôi/chúng ta)
yours (của bạn/ các bạn)
theirs (của họ)
his (của anh ấy/ cậu ấy)
hers (của cô ấy)
its (của nó)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×