Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Trắc nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.05 KB, 59 trang )

Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi môn kinh tế vi mô mà nhóm chúng
tôi đã ngày đêm kì công tổng hợp, chỉnh sửa, sáng tạo. Công cuộc làm
đề vô cùng cực khổ đến nỗi một số thành viên giờ nghe đến chữ đề thi
thì hai mắt trợn ngược, sùi bọt mép lên mà ngất xỉu.
Nếu các bạn cảm thấy tài liệu này có ích cho các bạn, xin hãy nhớ đến
các bạn Tuki de Luti, Misa Bear, Pu Bảng Anh, Thúy Vinh, Yên Lê và
Việt Anh.
Tài liệu này đã được chúng tôi kiểm tra tính chính xác của đáp án nhiều
lần và có kèm theo nguồn tham khảo (một số là mã số tài liệu của riêng
chúng tôi). Tuy nhiên, hẳn tài liệu vẫn không tránh khỏi các sai sót. Bạn
nào tìm ra chỗ không chính xác, xin vui lòng gửi email về
để trao đổi thêm.
KINH TẾ HỌC CĂN BẢN
Điều nào dưới đây là lợi ích kinh tế?
a. Lợi nhuận ròng của một công ty dựa trên sổ sách kế toán.
b. Chênh lệch giữa giá một sản phẩm và giá tiền của các nguyên, nhiên, vật liệu
dùng để sản xuất ra sản phẩm này.
c. Chênh lệch giữa doanh thu bán một sản phẩm và chi phí cơ hội của mọi nguồn lực
dùng để sản xuất sản phẩm đó.
d. Thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp có được từ việc điều hành doanh nghiệp.
( />(i) “Chỉ có tổ chức nền kinh tế theo hình thức mà ở đó có kết hợp cả khu vực Chính phủ
và khu vực tư nhân mới có thể giải quyết được các vấn đề kinh tế.”
(ii) “Khi thu nhập bình quân đầu người của người tiêu dùng tăng sẽ làm tăng cầu đối với
tất cả các loại hàng hóa.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
(Misa – 142)
Giá cà phê trên thị trường tăng 10%, dẫn đến mức cầu về cà phê trên thị trường giảm 5%
với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về:


a. Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc.
b. Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc.
c. Kinh tế học vi mô, thực chứng.
d. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng.
(300 câu – 13)
(i) “Kinh tế học thực chứng nghiên cứu mục đích hay những lý giải khoa học về cách vận
hành của nền kinh tế.”
(ii) “Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những khuyến nghị dựa trên những nhận định mang giá
trị cá nhân.”
a. (i) đúng.
Ecoblader.com


b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
( Begg 10)
(i)“Kinh tế học vi mô đưa ra phân tích chi tiết về các quyết định cá nhân đối với các
khách hàng cụ thể.”
(ii)“Kinh tế học vĩ mô nhấn mạnh sự tác động qua lại trong toàn bộ nền kinh tế. Nó cố ý
đơn giản hóa các cấu phần riêng lẻ trong phân tích đề phân tích toàn bộ tác động qua lại
của nền kinh tế”
a. (i) đúng.
b. (i) sai.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
( Begg 11)
Yếu tố nào sau đây thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô.
a. GDP
b. Mức giá chung

c. Tỷ lệ thất nghiệp
d. Những quyết định của nhà sản xuất trong thị trường ô tô.
( Begg 12)
(i)“Cầu là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua tại mỗi mức giá chấp nhận được”
(ii)“Cung là số lượng hàng hóa mà người bán muốn bán tại mỗi mức giá có thể”
a. (ii) đúng.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
( Begg 32)
(i) “ Giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu”
(ii) “ Dư cung xảy ra khi lượng cung vượt quá lượng cầu tại mức giá hiên hành. Dư cầu
xảy ra khi lượng cầu vượt quá lượng cung tại mức giá hiện hành”
a. (i) đúng.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều sai
d. (i) và (ii) đều đúng.
(Begg 33)
(i) “Giá của một hàng hóa tăng làm tăng cầu cho hàng hóa thay thế nó và làm giảm cầu
cho hàng hóa bổ sung cho nó.”
(ii) “Cầu đối với hàng hóa thông thường tăng khi thu nhập tăng.”
a. (i) sai.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
(Begg – 35)
(i)“Cầu đối với hàng hóa thứ cấp giảm khi thu nhập tăng.”
(ii)“Dư cầu xảy ra khi lượng cầu vượt quá lượng cung tại mức hiện hành.”
a. (i) đúng.
Ecoblader.com



b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều sai.
d. (i) và (ii) đều đúng.
(Begg – 33.35)
(i)“Thị trường tự do cho phép giá cả được xác định tự nhiên theo tác động của cung và
cầu.”
(ii)“Kiểm soát giá là những quy định hay luật lệ của Chính phủ đặt mức giá sàn hay giá
trần cản trở sự ần bằng của thị trường.”
a. (i) và (ii) đều đúng.
b. (i) đúng (ii) sai.
c. (i) sai (ii) đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
(Begg – 40)
(i)“Ràng buộc ngân sách mô tả những kết hợp khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua
được.”
(ii)“Đường bàng quan chỉ ra tất cả những sự kết hợp tiêu dùng đem lại cùng một mức độ
lợi ích.”
a. (i) sai (ii) đúng.
b. (i) đúng (ii) sai.
c. (i) & (ii) đều sai.
d. (i) & (ii) đều đúng.
(Begg 63. 66)
(i)“Kinh tế học bàn về hành vi của con người, do vậy nó không thể là một môn khoa
học.”
(ii)“ Trong phương trình đường cầu tuyến tính P = aQ + b, tham số b chỉ độ dốc của
đường thẳng, tham số a là giao điểm của phương trình với trục tung.”
a. (i) đúng và (ii) sai.
b. (ii) đúng và (i) sai .

c. (i) và (ii) đều sai.
d. (i) và (ii) đều đúng.
(Misa 1,3 – 142)
(i)“Cầu về hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng.”
(ii)“Khi cầu hoàn toàn co giãn với giá thì đường cầu sẽ là đường nắm ngang.”
a. (i) sai.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều sai.
d. (i) và (ii) đều đúng.
(Misa – 142)
(i) “Sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường giới hạn khả năng sản xuất, thể hiện năng
lực sản xuất, thể hiện năng lực sản xuất của nền kinh tế đó đã tăng lên.”
(ii) “Việc di chuyển dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy để có thêm một
số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội phải hi sinh ngày càng nhiều hơn lượng mặt
hàng khác.”
a. (i) sai.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều sai.
Ecoblader.com


d. (i) và (ii) đều đúng.
(Misa – 142)
(i) “Chi phí cơ hội luôn bằng chi phí kế toán.”
(ii) “Đường cong chỉ ra số lượng tối đa của một hàng hóa có thể được sản xuất ra, tương
ứng với mỗi mức sản lượng của một hàng hóa khác là đường giới hạn khả năng sản
xuất.”
a. (i) sai.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều sai.

d. (i) và (ii) đều đúng.
(Misa – 142)
Kinh tế học có thể định nghĩa là:
a. Cách làm tăng lượng tiền của gia đình.
b. Cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán.
c. Giải thích các số liệu khan hiếm.
d. Cách sử dụng các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ và
phân bổ các hàng hóa dịch vụ này cho các cá nhân trong xã hội.
(BTVM – tn – 4)
Việc nghiên cứu chi tiết các hãng, hộ gia đình, các cá nhân và các thị trường ở đó họ giao
dịch với nhau thuộc về lĩnh vực nghiên cứu của:
a. Kinh tế học vĩ mô.
b. Kinh tế học vi mô.
c. Kinh tế học chuẩn tắc.
d. Kinh tế học thực chứng.
(BTVM – tn – 11)
Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất là do:
a. Thất nghiệp.
b. Lạm phát.
c. Những thay đổi trong công nghệ sản xuất.
d. Những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng.
(BTVM – tn – 33)
Ta phải thực hiện sự lựa chọn vì:
a. Tài nguyên khan hiếm.
b. Con người là động vật biết thực hiện sự lựa chọn.
c. Những điều tiết của chính phủ đòi hỏi phải thực hiện sự lựa chọn.
d. Không có sự lựa chọn sẽ không có kinh tế học.
(BTVM – tn – 16)
Việc nghiên cứu hành vi của cả nền kinh tế, đặc biệt là các yếu tố như thất nghiệp hay
lạm phát gọi là:

a. Kinh tế học vĩ mô.
b. Kinh tế học vi mô.
c. Kinh tế học thực chứng.
d. Kinh tế học chuẩn tắc.
(BTVM – tn – 12)
Trong kinh tế học, “phân phối” đề cập đến:
a. Bán lẻ, bán buôn và vận chuyển.
Ecoblader.com


b. Câu hỏi “cái gì”.
c. Câu hỏi “như thế nào”.
d. Câu hỏi “cho ai”.
(BTVM – tn – 18)
“Sự khan hiếm” trong kinh tế học đề cập chủ yếu đến:
a. Thời kì có nạn đói.
b. Độc quyền hóa việc cung ứng hàng hóa.
c. Độc quyền hóa các tài nguyên dùng để cung ứng hàng hóa.
d. Tất cả đều sai.
(BTVM – tn – 17)
(i): “Đường giới hạn khả năng sản xuất đưa ra một danh mục các sự lựa chọn các giải
pháp cho câu hỏi “Cho ai?”.”
(ii): “Nếu xã hội không nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của mình có nghĩa là
nó sử dụng các tài nguyên của mình không hiệu quả.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – ds)
(i): “Mô hình cơ bản của kinh tế học tìm cách giải thích tại sao mọi người muốn cái mà

họ muốn.”
(ii): “”Cái gì”, “như thế nào” và “cho ai” là các câu hỏi then chốt của một hệ thống kinh
tế.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – ds)
(i): “Một người ra quyết định hợp lí có thể chọn và quyết định trong nhiều phương án
khác nhau mà không tìm thêm thông tin tốt nếu người đó dự kiến rằng chi phí để có thêm
thông tin lớn hơn lợi ích thu được.”
(ii): “Một người ra quyết định hợp lí luôn luôn dự đoán tương lai một cách chính xác.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – ds)
(i): “Quy luật chi phí cơ hội tăng dần biểu thị một thực tế là xã hội phải hi sinh những
lượng ngày càng tăng của hàng hóa này để đạt được những lượng ngày càng tăng của
hàng hóa khác.”
(ii): “Biết xã hội đang ở đâu trên đường giới hạn khả năng sản xuất là đủ để trả lời câu
hỏi “cho ai” của xã hội này.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
Ecoblader.com


(BTVM – ds)

Thực hiện một sự lựa chọn hợp lí bao gồm:
a. Xác định tập hợp các cơ hội.
b. Xác định sự đánh đổi.
c. Tính các chi phí cơ hội.
d. Tất cả đều đúng.
(BTVM – tn – 47)
Đường giới hạn khả năng sản xuất:
a. Biểu thị lượng hàng hóa mà một hãng hay xã hội có thể sản xuất ra.
b. Không phải là đường thẳng vì quy luật hiệu suất biên giảm dần.
c. Minh họa sự đánh đổi giữa các hàng hóa.
d. Tất cả đều đúng.
(BTVM – tn – 43)
Vấn đề nào dưới đây là kinh tế học chuẩn tắc?
a. Mức tăng trưởng GDP ở Việt Nam năm 1995 là 9,5%.
b. Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1995 là 12,7%.
c. Giá dầu thế giới tăng hơn 3 lần giữa năm 1973 và 1974.
d. Phải có hiệu thuốc miễn phí phục vụ người già và trẻ em.
(300 câu – 6)
Nghiên cứu kinh tế học trùng với một số chủ đề trong:
a. Nhân chủng học.
b. Tâm lí học.
c. Xã hội học.
d. Tất cả các đáp án trên.
(BTVM – tn – 6)
Câu nào dưới đây thuộc kinh tế vi mô?
a. Tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao.
b. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành
sản xuất.
c. Chính sách tài chính, tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế.
d. Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1996 không quá mức 2 con số.

(300 câu – 5)
Điểm khác biệt căn bản giữa mô hình kinh tế hỗn hợp và mô hình kinh tế thị trường là:
a. Nhà nước quản lí ngân sách.
b. Nhà nước tham gia quản lí kinh tế.
c. Nhà nước quản lí các quỹ phúc lợi.
d. Các câu trên đều sai.
(Vinh – đề 16)
Cho hai nhận định sau:
(i): “Đánh thuế cao vào các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ sẽ hạn chế được tiêu dùng của
những mặt hàng này.”
(ii): “Một hãng sản xuất kinh doanh sẽ tăng đầu tư vào máy móc thiết bị nếu dự đoán vào
tương lai về thu nhập là rất khả quan.”
Vấn đề nào là vấn đề quan tâm của kinh tế học vi mô?
a. (i)
b. (ii)
Ecoblader.com


c. Cả (i) và (ii)
d. Không phải hai vấn đề trên.
(Misa – tr 13)
Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được
giải quyết:
a. Thông qua các kế hoạch của chính phủ.
b. Thông qua thị trường.
c. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.
d. Các câu trên đều đúng.
(300 câu – 11)
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa được tiêu dùng bởi:
a. Những người xứng đáng.

b. Những người làm việc chăm chỉ nhất.
c. Những người có quan hệ chính trị tốt.
d. Những người sẵn sàng và có khả năng thanh toán.
(BTVM – tn – 9)
Cho hai nhận định sau:
(i): “Người lao động có mức thu nhập cao có thể sẽ mua nhiều hàng xa xỉ hơn.”
(ii): “Một quốc gia phát triển có thể được thể hiện ở chi tiêu của người tiêu dùng cao
hơn.”
Vấn đề nào là vấn đề quan tâm của kinh tế học vi mô?
a. (i)
b. (ii)
c. Cả (i) và (ii)
d. Không phải hai vấn đề trên.
(Misa – tr 13)
Cho hai nhận định sau:
(i): “Lãi suất cao trong nền kinh tế thì có thể làm giảm đầu tư tư nhân.”
(ii): “Mức thất nghiệp của toàn bộ khu vực thành thị của Việt Nam tăng lên nhanh vào
cuối những năm 90.”
Vấn đề nào là vấn đề quan tâm của kinh tế học vi mô?
a. (i)
b. (ii)
c. Cả (i) và (ii)
d. Không phải hai vấn đề trên.
(Misa – tr 13)
Với cùng một số vốn đầu tư, nhà đầu tư dự kiến lợi nhuận kế toán của 3 phương án A, B,
C lần lượt là 100 triệu, 50 triệu và 20 triệu. Nếu phương án B được lựa chọn thì lợi nhuận
kinh tế đạt được là:
a. -50 triệu.
b. 50 triệu.
c. 100 triệu.

d. Các câu trên đều sai.
Câu nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô?
a. Tỉ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao.

Ecoblader.com


b. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1991 – 1997 ở Việt Nam
khoảng 8,5%.
c. Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam dưới 15% mỗi năm trong giai đoạn 1993 – 1997.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
(300 câu – 2)
Kinh tế học thực chứng nhằm:
a. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan có cơ sở
khoa học.
b. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá nhân.
c. Giải thích các hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
d. Không có câu nào đúng.
Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)?
a. Cung cầu.
b. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
c. Sự khan hiếm.
d. Chi phí cơ hội.
(Vinh – đề 1)
Các hệ thống kinh tế giải quyết các vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? Số lượng bao nhiêu?
Sản xuất cho ai? Điều này xuất phát từ đặc điểm:
a. Nguồn cung của nền kinh tế.
b. Đặc điểm tự nhiên.
c. Tài nguyên có giới hạn.
d. Nhu cầu của xã hội.

(Vinh – đề 1)
Quy luật nào sau đây quyết định dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất?
a. Quy luật năng suất biên giảm dần.
b. Quy luật cung.
c. Quy luật cầu.
d. Quy luật cung – cầu.
(Vinh – đề 1)
Nguồn lực sản xuất là tất cả những vấn đề bên dưới, trừ:
a. Tiền mà chúng ta giữ để mua hàng hóa.
b. Đất đai, kĩ năng của lao động và máy móc của doanh nghiệp.
c. Đất đai, tinh thần doanh nhân và vốn nhân lực.
d. Kĩ năng kinh doanh, đất đai và vốn mà doanh nghiệp sở hữu.
(Hoài Bảo – 8)
“Bàn tay vô hình” là cách nói của Adam Smith khi ông ủng hộ:
a. Nền kinh tế thị trường (tự do).
b. Nền kinh tế mệnh lệnh.
c. Nền kinh tế hỗn hợp.
d. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
(Hoài Bảo – 13)
Trong kinh tế học, ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó……………. và dài hạn là giai
đoạn mà………………….
a. Vài nguồn lực là cố định; tất cả nguồn lực là thay đổi.
b. Tất cả nguồn lực là biến đổi nhưng công nghệ là cố định; công nghệ là thay đổi.
Ecoblader.com


c. Vài nguồn lực là biến đổi; tất cả nguồn lực là cố định.
d. Tất cả nguồn lực là cố định; tất cả nguồn lực là thay đổi.
(Hoài Bảo – 69)
Vấn đề trọng tâm trong kinh tế học là:

a. Sự sản xuất.
b. Tiền.
c. Sự tiêu dùng.
d. Sự khan hiếm.
( />ntent/index.html)
Nếu đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là đường thẳng dốc xuống thì:
a. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hóa là tăng dần.
b. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hóa là giảm dần.
c. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hóa là không đổi.
d. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hóa là tăng rồi giảm dần.
(Hoài Bảo – 12)
Nhận định nào sau đây thuộc kinh tế học vi mô?
a. Lạm phát thấp hơn so với những năm 1980.
b. Giá lương thực tháng này giảm.
c. Thất nghiệp ở Đà Nẵng thấp hơn mức trung bình của Việt Nam.
d. Không có đáp án nào đúng.
(Begg vi mô – Tr 14)
Nhận định nào sau đây là thực chứng?
a. Vì lạm phát thấp, chính phủ nên giảm thuế.
b. Lạm phát ở Việt Nam hàng năm dưới 15%.
c. Để hạn chế thất nghiệp, chính phủ nên tăng chi tiêu.
d. Không có đáp án nào đúng.
Kinh tế học có thể định nghĩa là một môn khoa học nhằm giải thích:
a. Tất cả các hành vi của con người.
b. Sự lựa chọn trong bối cảnh có sự khan hiếm nguồn lực.
c. Sự lựa chọn bị quyết định bởi các chính trị gia.
d. Các quyết định của hộ gia đình.
(Hoài Bảo – 1)
Chi phí cơ hội của một quyết định là:
a. Chi phí để ra quyết định đó.

b. Chi phí của các cơ hội khác.
c. Tổng lợi ích khác bị mất.
d. Lợi ích khác lớn nhất bị mất đi khi ra quyết định.
(Hoài Bảo – 2)
Nếu bạn mua một lon nước Coca-cola thì:
a. Bạn và người bán sẽ cùng có lợi.
b. Bạn sẽ có lợi còn người bán thì không nếu bạn mua vào lúc nửa đêm.
c. Người bán có lợi còn bạn sẽ thiệt vì phải trả tiền.
d. Người bán sẽ có lợi còn bạn chỉ có lợi khi trời nóng.
(Hoài Bảo – 3)
Ngắn hạn và dài hạn trong kinh tế học có nghĩa là:
Ecoblader.com


a. Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó xí nghiệp có một số yếu tố sản xuất cố
định và những yếu tố sản xuất khác thì biến đổi; dài hạn là khoảng thời gian đủ để
xí nghiệp thay đổi số lượng tất cả các yếu tố sản xuất.
b. Ngắn hạn là khoảng thời gian một năm trở lại, dài hạn là khoảng thời gian trên
một năm.
c. Ngắn hạn là khoảng thời gian 3 tháng trở lại, dài hạn là khoảng thời gian trên 3
tháng.
d. Ngắn hạn thì có thể thay đổi quy mô, dài hạn thì không thể thay đổi quy mô.
(K34 – đề 1)

SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Phát biểu nào dưới đây vi phạm giả thuyết về sở thích của người tiêu dùng trong kinh tế
vi mô?
a. Tôi thích uống bia Đức nhất trong tất cả các loại bia.
b. Tôi không biết mình thích bia Đức hay bia Tiệp.
c. Tôi đã thử ba loại bia: Đức, Tiệp và 333. Tôi thích bia Tiệp hơn là 333 nhưng lại

thích bia Đức nhất.
d. Trong sinh nhật tôi, càng nhiều bia 333 càng tốt.
(Hoài Bảo – 41)
Nếu hữu dụng biên có xu hướng dương và giảm dần khi gia tăng lượng tiêu dùng thì:
a. Tổng hữu dụng sẽ giảm dần.
b. Tổng hữu dụng sẽ tăng nhanh dần.
c. Tổng hữu dụng sẽ tăng chậm dần.
d. Tổng hữu dụng sẽ không đổi.
(K33 – đề 1)
Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 2 triệu đồng, chi cho việc mua đồ ăn X và
trò giải trí Y. Biết giá Px = 10000đ và giá Py = 20000đ. Phương trình đường ngân sách là:
a. X + 2Y = 200
b. 2X + Y = 200
c. X – Y = 200
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 45)
Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 2 triệu đồng, chi cho việc mua đồ ăn X và
trò giải trí Y. Biết giá Px = 10000đ và giá Py = 20000đ. Biết người này được trợ cấp
500000 đồng bằng tiền mặt. Phương trình đường ngân sách là:
a. X + 2Y = 200
b. 2X + Y = 200
c. X + 2Y = 250
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 45)
Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 2 triệu đồng, chi cho việc mua đồ ăn X và
trò giải trí Y. Biết giá Px = 10000đ và giá Py = 20000đ. Biết người này được trợ cấp bằng
hiện vật 50 đơn vị hàng X. Phương trình đường ngân sách là:
a. X + 2Y = 250 với mọi Y không nhỏ hơn 100
b. X + 2Y = 250 với mọi Y không lớn hơn 100
c. X + 2Y = 250 với mọi Y

d. Đáp án khác.
Ecoblader.com


(Misa – tr 45)
Hàm lợi ích của Nguyên là TU(x,y) = (Y + 1)(X + 2). Giả sử giá của mỗi hàng hóa đều
bằng 1, thu nhập của Nguyên là 11. Tìm tổ hợp hàng hóa X và Y mà Nguyên sẽ chọn lựa
để tối đa hóa lợi ích.
a. X = 5; Y = 6.
b. X = 7; Y = 4.
c. X = 1; Y = 10.
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 51)
Hàm lợi ích của Vinh là TU(x,y) = 100XY. Giả sử giá hàng hóa X là 3, giá hàng hóa Y là
6, thu nhập của Vinh là 24. Lợi ích tối đa TU max mà Vinh đạt được là:
a. 600
b. 800
c. 1000
d. Đáp án khác
(Misa – tr 53)
Yếu tố nào trong các yếu tố sau không ảnh hưởng đến đường cầu cà phê?
a. Giá cà phê.
b. Giá chè.
c. Thu nhập của người tiêu dùng.
d. Tất cả các yếu tố trên.
(BTVM – 3 – 27)
Nếu Nguyên sẵn sàng thanh toán 100$ cho một cái máy pha cà phê và 120$ cho hai cái
máy đó thì ích lợi cận biên của cái máy thứ hai là:
a. 20$
b. 120$

c. 100$
d. Đáp án khác.
(BTVM – 3 – 5)
(i): “Đường ngân sách dịch chuyển song song vào phía trong khi thu nhập giảm xuống.”
(ii): “Thu nhập giảm đi một nửa thì đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra ngoài
tính từ gốc tọa độ xa gấp hai lần so với ban đầu.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 3 – ds)
(i): “Lý thuyết thặng dư người tiêu dùng nói rằng khi hàng hóa được trao đổi giữa người
bán và người mua thì người mua được còn người bán mất.”
(ii): “Hữu dụng biên có xu hướng tăng khi tổng hữu dụng tăng.”
e. (i) đúng.
f. (ii) đúng.
g. (i) và (ii) đúng.
h. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 3 – ds)
Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố quyết định cầu hàng hóa?
Ecoblader.com


a. Giá hàng hóa liên quan.
b. Thị hiếu, sở thích.
c. Các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa.
d. Thu nhập.
(300 câu – 29)
Khi giá của Y tăng làm cho lượng cầu của X giảm trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi. Vậy 2 sản phẩm này có mối quan hệ:

a. Thay thế cho nhau.
b. Độc lập với nhau.
c. Bổ sung cho nhau.
d. Các câu trên đều sai.
Người tiêu dùng tiêu dùng 4 sản phẩm thì có tổng hữu dụng bằng 20, tiêu dùng năm sản
phẩm thì tổng hữu dụng bằng 23. Vậy hữu dụng biên của sản phẩm thứ 5 bằng:
a. 43
b. 1
c. 3
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
Phối hợp tối ưu của người tiêu dùng là phối hợp thỏa điều kiện:
a. Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan.
b. Tỉ lệ thay thế biên giữa các hàng hóa bằng tỉ giá của chúng.
c. Đường ngân sách tiếp xúc với đường cong bàng quan.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
(Olym – 25)
Giá vé máy bay từ Denver đến Washington DC là $600. Giá vé xe buýt từ Denver đến
Washington DC là $150. Đi bằng máy bay mất 6 giờ, trong khi đi xe buýt mất 36 giờ.
Trong điều kiện các yếu tố khác là hoàn toàn giống nhau, một cá nhân sẽ chỉ có lợi khi đi
máy bay nếu và chỉ nếu thời gian của người này đáng giá hơn:
a. $6/giờ.
b. $8/giờ.
c. $10/giờ.
d. $15/giờ.
( />Trưa hôm nay, Nhiên ăn hai tô bún. Lợi ích biên của Nhiên đối với tô bún thứ hai là:
a. Số tiền cao nhất mà Nhiên sẵn lòng trả cho hai tô bún.
b. Số tiền cao nhất mà Nhiên sẵn lòng trả cho tô bún thứ hai.
c. Chi phí cơ hội để sản xuất ra hai tô bún.
d. Chi phí cơ hội để sản xuất ra tô bún thứ hai.

(Hoài Bảo – 9)
Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập I để mua 2 loại hàng hóa X, Y với đơn giá là
Px, Py và số lượng là x, y và đạt được lợi ích tối đa có:
a. MUx/MUy = Px/Py
b. MUx/Px = MUy/Py
c. MRSxy = Px/Py
d. Các câu trên đều đúng.
(K34 – đề 1)
Ecoblader.com


Thảo thích bơi lội hơn là chơi bóng chuyền. Cô ấy bơi một giờ thì ………….. của cô ấy
sẽ ……………. nếu cũng một giờ ấy mà Thảo chơi bóng.
a. Tổng hữu dụng, lớn hơn.
b. Hữu dụng biên, bằng với.
c. Hữu dụng biên, nhỏ hơn.
d. Tổng hữu dụng, bằng với.
(K34 – đề 1)
Nếu Nhiên mua 10 sản phẩm X và 20 sản phẩm Y, với giá Px = 100$/sp; Py = 200$/sp.
Hữu dụng biên của chúng là MUx = 20 đvhd (đơn vị hữu dụng); MUy = 50 đvhd. Để đạt
tổng hữu dụng tối đa thì Nhiên nên:
a. Tăng lượng Y, giảm lượng X.
b. Giữ nguyên lượng X, giảm lượng Y.
c. Giữ nguyên số lượng hai sản phẩm.
d. Tăng lượng X, giảm lượng Y.
(Vinh – đề 1)
Một người tiêu thụ dành một số tiền là 2 triệu đồng/tháng để chi tiêu cho 2 sản phẩm X
và Y với giá của X là 20000 và của Y là 50000. Đường ngân sách của người này là:
a. X = 5Y/2 + 100
b. Y = 2X/5 + 40

c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.
(Vinh – đề 1)
Tỉ lệ thay thế biên của 2 sản phẩm X và Y giảm dần, điều đó chứng tỏ rằng đường cong
đẳng ích của hai sản phẩm có dạng:
a. Là đường thẳng dốc xuống dưới từ trái sang phải.
b. Mặt lồi hướng về gốc tọa độ.
c. Mặt lõm hướng về gốc tọa độ.
d. Không có câu nào đúng.
(Vinh – đề 1)
Nếu một người tiêu dùng dành toàn bộ thu nhập của mình để mua hai sản phẩm X và Y
thì khi giá của X giảm, số lượng hàng Y mua được sẽ:
a. Không thay đổi.
b. Nhiều hơn.
c. Ít hơn.
d. Một trong 3 trường hợp kia, tùy thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá của mặt
hàng X.
(Vinh – đề 16)
X và Y là hai mặt hàng thay thế không hoàn toàn. Người tiêu dùng chắc chắn sẽ mua mặt
hàng X khi:
a. Px = Py
b. Px < Py
c. Px > Py
d. Các câu trên đều sai.
(Vinh – đề 16)
Nếu giá của hàng hóa này tăng làm lượng cầu của hàng hóa kia giảm thì chúng là:
a. Hàng hóa cấp thấp.
Ecoblader.com



b. Hàng hóa bình thường.
c. Hàng hóa thay thế.
d. Hàng hóa bổ sung.
(Hoài Bảo – 18)
Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng mà lượng cầu hàng hóa X cũng tăng thì hàng hóa
đó là:
a. Hàng hóa cấp thấp.
b. Hàng hóa bình thường.
c. Hàng hóa thay thế.
d. Hàng hóa bổ sung.
(Hoài Bảo – 17)
Một hàng hóa được coi là “thứ cấp” khi:
a. Giá của nó tăng người ta mua nó ít đi.
b. Giá của nó giảm người ta mua nó nhiều hơn.
c. Thu nhập của người tiêu dùng tăng người ta mua hàng hóa đó ít đi.
d. Thu nhập của người tiêu dùng giảm người ta mua hàng hóa đó ít đi.
(BTVM – 3 – 29)
Hoàng Anh tiêu 10 nghìn đồng mỗi tuần để mua cà phê (X) và sách (Y). Giá của cà phê
là 1 nghìn đồng và giá của tạp chí là 2 nghìn đồng. Tìm đường đường ngân sách của
Hoàng Anh.
a. X + Y = 20
b. Y = 5 – 0,5X
c. Y = 10 – X
d. X = 10 – 0,5Y
(Hoài Bảo – 54)
Điều kiện cân bằng đối với người tiêu dùng là:
a. Đường ngân sách là tiếp tuyến của đường bàng quan.
b. Chi tiêu vào các hàng hóa bằng nhau.
c. Ích lợi cận biên của mỗi hàng hóa bằng giá của nó.
d. Ích lợi cận biên của các hàng hóa bằng nhau.

(BTVM – 3 – 42)
Để tối đa hóa hữu dụng người tiêu dùng phải:
a. Không mua hàng hóa thứ cấp.
b. Làm cho ích lợi cần biên của đơn vị mua cuối cùng của các hàng hóa bằng nhau.
c. Đảm bảo rằng giá của các hàng hóa tỉ lệ với tổng ích lợi của chúng.
d. Phân bổ thu nhập sao cho đồng chi tiêu cuối cùng vào hàng hóa này đem lại phần
ích lợi tăng thêm bằng đồng chi tiêu cuối cùng vào hàng hóa kia.
(BTVM – 3 – 34)
Trong giới hạn ngân sách và sở thích, để tối đa hóa hữu dụng người tiêu thụ mua số
lượng sản phẩm theo nguyên tắc:
a. Hữu dụng biên của các sản phẩm phải bằng nhau.
b. Số tiền chi tiêu cho các sản phẩm phải bằng nhau.
c. Hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của các sản phẩm phải bằng nhau.
d. Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá rẻ hơn.
(Vinh – đề 1)

Ecoblader.com


Nhân mua hai loại hàng hóa X và Y. Cô ấy đang đạt được mức tối đa hóa hữu dụng. Hữu
dụng biên của X là 20 và của Y là 60. Nếu giá của Y là 12 thì giá của X là:
a. 2
b. 4
c. 6
d. 12
(Hoài Bảo – 48)
Đường giới hạn ngân sách của An là 10 = 2X + Y. Hàm hữu dụng là U = X + 2Y. Khi đó
An sẽ:
a. Dành hết tiền mua Y.
b. Dành hết tiền mua X.

c. X hay Y gì cũng được, miễn sao hết tiền.
d. Không có phương án tiêu dùng tối ưu.
(Hoài Bảo – 60)
Sư thỏa mãn mà môt người cảm nhận đươc từ tiêu dùng hàng hóa và dich vụ gọi là:
a. Hữu dụng.
b. Hữu dụng biên.
c. Lợi ích biên.
d. Tổng hữu dụng.
(Hoài Bảo – 42)
Hữu dụng của Nhiên sẽ tối đa khi Nhiên phân bổ số tiền mà mình dùng để mua hai hàng
hóa nào đó sao cho hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của mỗi sản phẩm:
a. Tăng lên
b. Bằng nhau
c. Giảm xuống
d. Tối đa
(Hoài Bảo – 43)
Hai hàng hóa bổ sung cho nhau hoàn hảo thì đường đẳng ích sẽ có dạng:
a. Như chữ L.
b. Đường thẳng dốc lên.
c. Đường thẳng dốc xuống.
d. Đường cong lồi về gốc tọa độ.
(Hoài Bảo – 53)
MUx = 10; MUy = 8; Px = 2; Py = 1. Để đạt được phối hợp tiêu dùng tối ưu, người tiêu
dùng nên:
a. Giảm tiêu dùng hàng hóa Y.
b. Chưa đủ cơ sở để xác định.
c. Tăng tiêu dùng hàng hóa X.
d. Tăng tiêu dùng hàng hóa Y.
(K33 – đề 1)
Đường đẳng ích biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng giữa hai loại sản phẩm mà

người tiêu dùng:
a. Đạt được mức hữu dụng như nhau.
b. Đạt được mức hữu dụng giảm dần.
c. Đạt được mức hữu dụng tăng dần.
d. Sử dụng hết số tiền mà mình có.
Ecoblader.com


(Vinh – đề 1)
Hữu dụng biên (MU) đo lường:
a. Độ dốc của đường đẳng ích.
b. Mức thỏa mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, trong khi các yếu
tố khác không đổi.
c. Độ dốc của đường ngân sách.
d. Tỷ lệ thay thế biên.
(300 câu – 124)
Đường đẳng ích của 2 sản phẩm X và Y thể hiện:
a. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định.
b. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác
nhau.
c. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y cùng tạo ra mức hữu dụng như
nhau.
d. Không có câu nào đúng.
(300 câu – 123)

LÍ THUYẾT CUNG CẦU
Giá vé xe buýt tăng, nhưng tổng doanh thu của công ty xe buýt không thay đổi. Khi đó
đường cầu của xe buýt là:
a. Co giãn ít.
b. Co giãn đơn vị.

c. Co giãn nhiều.
d. Co giãn hoàn toàn.
(Hoài Bảo – 19)
Khi cung sản phẩm X trên thị trường tăng lên nhưng không làm thay đổi số lượng sản
phẩm cân bằng mua và bán trên thị trường, chúng ta kết luận rằng cầu sản phẩm X:
a. Co giãn nhiều
b. Co giãn ít
c. Co giãn đơn vị
d. Hoàn toàn không co giãn
(300 câu – 75)
Thặng dư của người tiêu dùng trên thị trường đó là:
a. Tích số giữa giá cả và số lượng hàng hóa cân bằng trên thị trường.
b. Phần chênh lệch giữa giá thị trường và chi phí biên của các xí nghiệp.
c. Diện tích của phần nằm dưới đường cầu thị trường và phía trên gía tthị trường của
hành hóa.
d. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất.
(300 câu – 132)
Nếu 2 sản phẩm X và Y là 2 sản phẩm thay thế thì:
a. Exy > 0
b. Exy < 0
c. Exy = 0
d. Exy = 1
(300 câu – 20)
Khi chính phủ kiểm soát giá cả của hàng hóa làm cho giá hàng hóa cao hơn mức giá cân
bằng trên thị trường:
Ecoblader.com


a. Mọi người đều được lợi khi kiểm soát cả.
b. Chỉ có người tiêu dùng được lợi.

c. Chỉ có một số người bán có thể tìm được người mua sản phẩm của mình.
d. Tất cả đều sai.
(300 câu – 89)
93. Hệ số co giãn cầu theo thu nhập có ý nghĩa thực tiễn là:
a. Dự đoán lượng cầu hàng hóa thay đổi bao nhiêu phần trăm khi thu nhập của công
chúng thay đổi 1%.
b. Dự đoán thu nhập thay đổi bao nhiêu khi lượng cầu hàng hóa thay đổi 1%.
c. Xác định nguồn thu nhập của công chúng.
d. Xác định lượng cầu của hàng hóa trên thị trường.
(300 câu – 93)
Giá cả mặt hàng bột giặt là 8.000 đồng/kg. Khi chính phủ đánh thuế 500 đồng/kg, giá cả
trên thị trường là 8.500 đồng/kg. Vậy tính chất co giãn cầu theo giá của mặt hàng bột giặt
là:
a. Co giãn nhiều.
b. Co giãn ít.
c. Co giãn hoàn toàn.
d. Hoàn toàn không co giãn.
(300 câu – 90)
Thị trường thuốc lá nội địa đang cân bằng tại mức giá P1 và số lượng Q1 . Giả sử xuất
hiện thuốc lá nhập lậu bán với giá rẻ, lúc này điểm cân bằng mới của thị trường thuốc lá
nội địa là P2 và Q2:
a. P2 > P1 và Q2 > Q1
b. P2 < P1 và Q2 < Q1
c. P2 > P1 và Q2 < Q1
d. P2 < P1 và Q2 > Q1
(300 câu – 81)
Thông thường, gánh nặng của một khoản thuế người sản xuất và người tiêu dùng đều
phải chịu nhiều hay ít phụ thuộc vào độ co giãn tương đối giữa cung và cầu. Trong đều
kiện nào thì người tiêu dùng phải chịu phần lớn số thuế:
a. Cung co giãn ít hơn cầu.

b. Cầu co giãn ít hơn cung.
c. Cầu hoàn toàn co giãn.
d. Cung hoàn toàn không co giãn.
(300 câu – 34)
Thặng dư sản xuất thì bằng:
a. Tổng doanh thu trừ tổng biến phí.
b. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
c. Tổng doanh thu trừ tổng định phí.
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
Nếu 2 sản phẩm X và Y là 2 sản phẩm bổ sung thì:
a. Exy > 0
b. Exy < 0
c. Exy = 0
Ecoblader.com


d. Exy = 1
(300 câu – 21)
Sản phẩm X có hàm cung và cầu như sau: Qs = 0,125P – 5; Qd = 45 – 0,5P. Chính phủ
đặt giá trần là 72 và cung ứng tất cả phần thiếu hụt thì giá và sản lượng trao đổi thực tế
trên thị trường là bao nhiêu?
a. P = 80; Q = 5
b. P = 72; Q = 4
c. P = 80; Q = 9
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 36)
Cho đường cầu Q = 100/P. Hãy tính độ co giãn tại mức giá P = 50.
a. -2
b. -1

c. 1
d. Đáp án khác.
(Hoài Bảo – 27)
Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp co giãn…………., vì thế một khi mất mùa thì doanh
thu của nông dân sẽ……………
a. Nhiều; tăng.
b. Nhiều; giảm.
c. Ít; giảm.
d. Ít; tăng.
(Hoài Bảo – 29)
Nếu cung là Q = -4,5 + 16P và cầu là Q = 13,5 – 8P và chính phủ quy định giá bán là 0,5
thì:
a. Thặng dư của người tiêu dùng tăng.
b. Dư thừa hàng hóa.
c. Giá quy định trên là giá trần.
d. Tổng thặng dư tăng.
(Hoài Bảo – 35)
Trên thị trường lao động, nếu chính phủ quy định một mức tiền lương tối thiểu thì:
a. Đây là mức giá trần trên thị trường lao động.
b. Đây là mức giá sàn trên thị trường lao động.
c. Đây là một cách hiệu quả để giảm thất nghiệp.
d. Đây là một cách để làm thay đổi cầu lao động.
(Hoài Bảo – 31)
Dầu gội đầu là một sản phẩm có…………….. vì thế người…………….. trả hầu hết tiền
thuế của sản phẩm này.
a. Cầu co giãn ít; người mua.
b. Cung co giãn ít; người mua.
c. Cầu co giãn nhiều; người mua.
d. Cung co giãn nhiều; người bán.
(Hoài Bảo – 32)

Sản phẩm X có phương trình đường cầu Qd = 70 – 2P và đường cung Qs = 10 + 2P. Tính
giá cân bằng và lượng cân bằng.
a. P = 15; Q = 40
Ecoblader.com


b. P = 15,5; Q = 39
c. P = 14,5; Q = 39
d. Cả 3 đáp án trên đều sai.
(Misa – tr 28)
Chính phủ đánh thuế 5 đơn vị tiền/đơn vị sản lượng vào hàng hóa X làm giá thị trường
tăng lên thêm 4 đơn vị tiền/đơn vị lượng sau khi có thuế. Vậy mối quan hệ giữa Ep và Es
là:
a. |Ep| = Es
b. |Ep| > Es
c. |Ep| = 0
d. |Ep| < Es
(K33 – đề 1)
Sản phẩm X có phương trình đường cầu Qd = 70 – 2P và đường cung Qs = 10 + 2P. Tính
giá cân bằng và lượng cân bằng. Chính phủ đánh thuế 1 đơn vị tiền trên mỗi đơn vị sản
phẩm. Khi đó đường cung và đường cầu mới là:
a. Qd = 70 – 2P; Qs = 8 + 2P
b. Qd = 72 – 2P; Qs = 10 + 2P
c. Qd = 70 – 2P; Qs = 9 + 2P
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 28)
Trên thị trường bán đĩa CD, thặng dư của nhà sản xuất sẽ tăng lên nếu:
a. Chi phí cơ hội của việc sản xuất CD tăng lên.
b. Giá thị trường của CD giảm.
c. Giá thị trường của CD tăng.

d. Lượng cung CD giảm.
(Hoài Bảo – 22)
Đường cầu cá nhân về một hàng hóa hoặc dịch vụ:
a. Cho biết số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân sẽ mua ở mỗi mức giá.
b. Cho biết giá cân bằng thị trường.
c. Biểu thị hàng hóa hoặc dịch vụ nào sẽ được thay thế theo nguyên lí thay thế.
d. a và c đúng.
(BTVM – 2 – 2)
Nếu biết các đường cầu cá nhân của mỗi người tiêu dùng thì có thể tìm ra đường cầu thị
trường bằng cách:
a. Tính lượng cầu trung bình ở mỗi mức giá.
b. Cộng tất cả các mức giá lại.
c. Cộng lượng mua ở mỗi mức giá của các cá nhân lại.
d. Tính mức giá trung bình.
(BTVM – 2 – 4)
Khi giá tăng, lượng cung tăng dọc theo đường cung cá nhân vì:
a. Giá cao hơn tạo động cơ cho các hãng bán nhiều hơn.
b. Nguyên lí thay thế dẫn đến việc các hãng thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác.
c. Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra
ở mỗi mức giá.
d. Không đáp án nào đúng.
(BTVM – 2 – 7)
Ecoblader.com


Nắng hạn có thể sẽ:
a. Làm cho người cung gạo dịch chuyển đường cung của họ lên một mức giá cao
hơn.
b. Gây ra cầu cao hơn về gạo, dẫn đến một mức giá cao hơn.
c. Làm cho người tiêu dùng giảm cầu của mình về gạo.

d. Làm cho đường cung về gạo dịch chuyển sang trái (lên trên).
(BTVM – 2 – 15)
Nếu đường cầu là P = 100 – 4Q và cung là P = 40 + 2Q thì giá và lượng cân bằng sẽ là:
a. P = 60; Q = 10
b. P = 10; Q = 6
c. P = 40; Q = 6
d. Đáp án khác
(BTVM – 2 – 23)
(i): “Trần giá được đặt thấp hơn giá cân bằng sẽ không có ảnh hưởng đến thị trường.”
(ii): “Sàn giá được đặt trên giá cân bằng trong thị trường sữa dẫn đến dư thừa sữa.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 2 – ds)
(i): “Nếu đường cung là dốc lên thì sự dịch chuyển sang phải của đường cầu sẽ làm cho
giá và sản lượng cân bằng tăng.”
(ii): “Nếu đường cầu là dốc xuống thì sự dịch chuyển sang phải của đường cung sẽ làm
cho giá và sản lượng cân bằng tăng.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 2 – ds)
(i): “Giá kim cương cao hơn giá nước vì kim cương có giá trị sử dụng cao hơn.”
(ii): “Thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng sẽ làm dịch chuyển đường cầu.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.

(BTVM – 2 – ds)
(i): “Co giãn của cầu theo giá dọc theo đường cầu luôn không đổi.”
(ii): “Đường cung thẳng đứng là hoàn toàn không co giãn.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 2 – ds)
(i): “Giá tôm hùm cao và đang tăng không có nghĩa là có sự độc quyền trong thị trường
tôm hùm.”

Ecoblader.com


(ii): “Sự dịch chuyển sang phải của đường cầu biểu thị mọi người mua ít hơn ở mỗi mức
giá.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 2 – ds)
Giả sử rằng co giãn của cầu theo giá là 1,5. Nếu giá giảm tổng doanh thu sẽ:
a. Giữ nguyên.
b. Giảm.
c. Tăng.
d. Tăng gấp đôi.
(BTVM – 2 – 47)
Giả sử co giãn của cầu theo giá là 1/3. Nếu giá tăng 30% thì lượng cầu sẽ thay đổi như th
nào?
a. Lượng cầu tăng 10%

b. Lượng cầu giảm 10%
c. Lượng cầu tăng 90%
d. Đáp án khác.
(BTVM – 2 – 46)
Giả sử giá giảm 10% làm lượng cầu tăng 20%. Co giãn của cầu theo giá là:
a. 2
b. 1
c. 0,5
d. Đáp án khác.
(BTVM – 2 – 45)
Khi thu nhập giảm, các yếu tố khác không đổi, giá cả và lượng cân bằng mới của hàng
hoá thông thường sẽ:
a. Giá thấp hơn và lượng cân bằng lớn hơn.
b. Giá cao hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn.
c. Giá thấp hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn.
d. Không thay đổi.
(300 câu – 28)
Hàm số cầu của một hàng hóa là tương quan giữa:
a. Lượng cầu hàng hóa đó với giá cả của nó.
b. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số chi tiêu của người tiêu dùng.
c. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số chi tiêu của người tiêu dùng.
d. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số doanh thu của người bán.
(300 câu – 48)
Trong trường hợp nào đường cung của Pepsi dời sang phải:
a. Thu nhập của người có thể mua nước ngọt giảm.
b. Giá nguyên liệu tăng.
c. Giá của Coke tăng.
d. Không có trường hợp nào.
(300 câu – 42)


Ecoblader.com


Sự chênh lệch giữa giá người tiêu dùng sẳn sàng trả cho 1 đơn vị hàng hóa và giá thật sự
người tiêu dùng phải trả khi mua một đơn vị hàng hóa được gọi là:
a. Tổng giá trị nhận được khi tiêu dùng hàng hóa đó.
b. Độ co giãn của cầu.
c. Thặng dư của nhà sản xuất.
d. Thặng dư của người tiêu dùng.
(300 câu – 110)
Giả sử người tiêu dùng dành hết tiền lương để mua hai hàng hóa X và Y. Nếu giá hàng
hóa X và Y đều tăng lên gấp 2, đồng thời tiền lương của người tiêu dùng cũng tăng lên
gấp 2 thì đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ:
a. Dịch chuyển song song sang phải.
b. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải.
c. Không thay đổi.
d. Dịch chuyển song song sang trái.
(300 câu – 116)
Tìm câu sai trong những câu dưới đây:
a. Thu nhập giảm sẽ làm cho hầu hết các đường cầu của các hàng hóa dịch chuyển
sang trái.
b. Những mặt hàng thiết yếu có độ co dãn của cầu theo giá nhỏ.
c. Đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu.
d. Giá thuốc lá tăng mạnh làm đường cầu thuốc lá dịch chuyển sang trái.
(300 câu – 68)
Phối hợp tối ưu của người tiêu dùng là phối hợp thỏa điều kiện:
a. Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường đẳng ích.
b. Tỷ lệ thay thế biên giữa các hàng hóa bằng tỷ giá của chúng.
c. Đường ngân sách (đường tiêu dùng) tiếp xúc với đường đẳng ích (đường cong
bàng quan)

d. Tất cả đều đúng.
(300 câu – 114)
Đường ngân sách là:
a. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi
thu nhập không đổi.
b. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi
thu nhập thay đổi.
c. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi
giá sản phẩm thay đổi.
d. Tập hợp các phối hợp có thể mua giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua
với gía sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi.
(300 câu – 104)
Số lượng hàng hóa mà một người muốn mua không phụ thuộc vào yếu tố nào trong các
yếu tố sau?
a. Giá của hàng hóa đó.
b. Thị hiếu của người đó.
c. Giá của các hàng hóa thay thế.
d. Độ co giãn của cung.
(BTVM – 2 – 36)
Ecoblader.com


Chọn câu đúng:
a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm đường cung dịch chuyển sang phải.
b. Giá của các yếu tố đầu vào tăng sẽ làm đường cung dịch sang phải.
c. Hệ số co giãn của cung luôn nhỏ hơn 0.
d. Người tiêu dùng phản ứng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất trước sự
biến động trên thị trường.
(300 câu – 63)
Hiện tượng nào sau đây không gây ra sự dịch chuyển đường cầu?

a. Sự gia tăng giá mặt hàng bổ sung.
b. Sự gia tăng giá mặt hàng thay thế.
c. Sự thay đổi giá bán của bản thân mặt hàng đó.
d. Sự giảm sút của thu nhập.
(300 câu – 62)
Giá của hàng hóa A tăng làm đường cầu của hàng hóa B dời sang trái, suy ra:
a. B là hàng hóa thứ cấp.
b. A là hàng hóa thông thường.
c. A và B là 2 hàng hóa bổ sung cho nhau.
d. A và B là 2 hàng hóa thay thế cho nhau.
(300 câu – 61)
Tại sao doanh thủ của nông dân lại cao hơn trong những năm sản lượng thấp do thời tiết
xấu?
a. Cầu co giãn hơn cung.
b. Cung co giãn hoàn toàn.
c. Cầu không co giãn; sự dịch chuyển sang trái của cung làm cho doanh thu tăng.
d. Cung không co giãn; sự dịch chuyển sang trái của cung làm cho doanh thu tăng.
(BTVM – 2 – 34)
Khi giá tăng, lượng cung tăng dọc theo đường cung thị trường vì:
a. Ở giá cao hơn nhiều hãng sẵn sàng gia nhập thị trường để sản xuất hàng hóa hơn.
b. Mỗi hãng ở trong thị trường sẵn sàng sản xuất nhiều hơn.
c. Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra
ở mỗi mức giá.
d. a và b đúng.
(BTVM – 2 – 8)
(i) “Chi phí sản xuất của một mặt hàng tăng sẽ làm giảm lượng cung về mặt hàng đó ở
mọi mức giá.”
(ii) “Tại mức giá bằng 0 thì lượng cầu về một hàng hóa luôn bằng lượng cung của nó.”
e. (i) đúng.
f. (ii) đúng.

g. (i) và (ii) đều đúng.
h. (i) và (ii) đều sai.
(Misa – 142)
Hàm cầu về gạo của Việt Nam năm 2000 là Qd = 30 – 3P, trong đó cầu tiêu dùng trong
nước là Qdn = 20 – 2P. Hàm cung trong nước là Qs = 18 + P (với P tính bằng nghìn
đồng/kg, Q tính bằng triệu tấn). Giả sử cầu xuất khẩu về gạo giảm đi 50%, khi đó tổng
doanh thu sẽ:
a. Giảm 63000 tỉ.
Ecoblader.com


b. Giảm 40000 tỉ.
c. Giảm 23000 tỉ.
d. Các đáp án trên không chính xác.
(Misa – tr 26)
Hàm cầu về gạo của Việt Nam năm 2000 là Qd = 30 – 3P, trong đó cầu tiêu dùng trong
nước là Qdn = 20 – 2P. Hàm cung trong nước là Qs = 18 + P (với P tính bằng nghìn
đồng/kg, Q tính bằng triệu tấn). Giả sử cầu xuất khẩu về gạo giảm đi 50%. Lúc này, chính
phủ mua một lượng gạo để giá gạo tăng lên 2500đ/kg. Hỏi chính phủ phải chi bao nhiêu
tiền?
a. 4375 tỉ đồng.
b. 1875 tỉ đồng.
c. 2050 tỉ đồng.
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 26)
Cho hàm sản xuất Q = K.L . Đây là hàm sản xuất có:
a. Năng suất không đổi theo quy mô.
b. Năng suất tăng dần theo quy mô.
c. Năng suất giảm dần theo quy mô.
d. Không thể xác định được.

(Vinh – đề 16)
Nếu cầu của hàng hóa X là co giãn nhiều (Ed > 1) thì một sự thay đổi trong giá cả Px sẽ
làm:
a. Thay đổi tổng chi tiêu của người tiêu thụ theo hướng ngược chiều.
b. Thay đổi tổng doanh thu của doanh nghiệp theo hướng cùng chiều.
c. Không làm thay đổi tổng doanh thu của doanh nghiệp và tổng chi tiêu của người
tiêu thụ.
d. Các câu kia đều sai.
(Vinh – đề 16)
Câu phát biểu nào sau đây không đúng?
a. Hệ số co giãn cầu theo giá ở các điểm khác nhau trên đường cầu thì khác nhau.
b. Độ co giãn cầu theo giá phụ thuộc vào các yếu tố như là sở thích, thị hiếu của
người tiêu thụ, tính chất thay thế của sản phẩm.
c. Trong phần đường cầu co giãn nhiều, giá cả và doanh thu đồng biến.
d. Đối với sản phẩm có cầu hoàn toàn không co giãn thì người tiêu dùng sẽ gánh
chịu toàn bộ tiền thuế đánh vào sản phẩm.
(Vinh – đề 16)
Nhân tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu của máy ảnh sang phải?
a. Giá máy ảnh giảm.
b. Thu nhập dân chúng tăng.
c. Giá phim tăng.
d. Chính phủ đánh thuế vào ngành kinh doanh máy ảnh.
(300 câu – 43)
Đường cầu của sách giáo khoa sẽ dời sang phải khi:
a. Số lượng sinh viên tăng.
b. Giá sách giáo khoa giảm.
c. Giá sách giáo khoa cùng loại giảm.
Ecoblader.com



d. Giá giấy dùng để in sách giảm.
(300 câu – 36)
Độ dốc của đường đẳng lượng là:
a. Tỉ số năng suất biên của 2 yếu tố sản xuất.
b. Tỉ lệ thay thế kĩ thuật biên của 2 yếu tố sản xuất.
c. Cả 2 đều đúng.
d. Cả 2 đều sai.
(Vinh – đề 1)
Một hộp trà sữa giá là 15 nghìn, chính phủ đánh thuế lên mặt hàng này và người mua vẫn
trả giá là 15 nghìn. Vậy:
a. Cầu co giãn hoàn toàn.
b. Cầu co giãn ít.
c. Cầu co giãn nhiều.
d. Cầu không co giãn.
(Hoài Bảo – 40)
Khi chính phủ đánh thuế một mặt hàng, độ co giãn của người tiêu dùng càng……………
thì càng chịu………………. thuế.
a. Ít, ít.
b. Ít, nhiều.
c. Nhiều, nhiều.
d. Không có câu trả lời đúng.
(Hoài Bảo – 34)
Thặng dư của nhà sản xuất như thế nào nếu chính phủ quy định mức giá sàn trong thị
trường?
a. Tăng.
b. Giảm.
c. Không thay đổi.
d. Không xác định được.
(Hoài Bảo – 36)
Khi cung và cầu của cùng một sản phẩm tăng lên thì:

a. Lượng cân bằng chắc chắn tăng, giá cân bằng không biết chắc.
b. Lượng cân bằng chắc chắn giảm, giá cân bằng không biết chắc.
c. Giá cân bằng chắc chắn tăng, lượng cân bằng thì không biết chắc.
d. Giá cân bằng và lượng cân bằng đều tăng.
(K33 – đề 1)
Nếu 10% thay đổi của giá hàng hóa dẫn đến 5% thay đổi lượng cung. Khi đó cung
là……… và độ co giãn là………..
a. Co giãn ít; 0,5.
b. Co giãn nhiều; -2.
c. Co giãn ít; -0,5.
d. Co giãn nhiều; 2.
(Hoài Bảo – 21)
Trên đường cầu, ở mức giá…………. thì độ co giãn sẽ……………
a. Thấp; nhiều.
b. Cao; nhiều.
c. Cao; ít.
Ecoblader.com


×