TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC
BÁO CÁO
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Trà Mai,
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Nghĩa
Lớp:
Nông học K47 Nam Trà My
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Trần Văn Minh
Năm 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC
BÁO CÁO
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Trà Mai,
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Nghĩa
Lớp: Nông học K47 Nam Trà My
Địa điểm thực tập: Ủy ban nhân dân xã Trà Mai,
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Trần Văn Minh
Bộ môn: Di truyền – Giống cây trồng
Năm 2017
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình,
những ý kiến đóng góp và những lời chỉ dẫn của tập thể, các cá nhân trong và
ngoài trường Đại học Nông lâm Huế.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS. Trần Văn
Minh - Giảng viên Trường Đại Học Nông lâm Huế đã tận tình hướng dẫn cho tôi
trong suốt quá trình làm đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể giáo viên, cán bộ công
nhân viên Khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm Huế cùng toàn thể bạn bè
và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND xã Trà Mai,
Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Chi
cục Thống kê huyện Nam Trà My đã tạo điều kiện cho tôi điều tra, thu thập số
liệu và những thông tin cần thiết để thực hiện đề tài này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................5
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN cỨu....................................................8
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG............................................................17
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................19
4
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với khoảng 70% dân số nước ta là nông dân, vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng trong
các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có
những chủ trương và chính sách lớn về vấn đề này; gần đây nhất là tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định: phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề
nông dân, nông thôn.
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thể hiện bằng các chủ trương,
chính sách đúng đắn, trong những năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có bước
phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu. Liên tục trong nhiều năm nông
nghiệp đạt mức tăng trưởng khá cả về giá trị, sản lượng. Vì vậy, từ chỗ là một
nước thường xuyên thiếu lương thực, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương
thực của nước ngoài, hơn thập niên qua Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
gạo lớn (hiện đứng thứ 2 trên thế giới, năm 2011 có thể xuất khẩu tới 7 triệu
tấn). Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn được tăng
cường, công tác thủy lợi hóa đã được thực hiện hết sức mạnh mẽ, đến nay 94%
diện tích lúa, 41% diện tích hoa màu trong cả nước được tưới tiêu. Việc áp dụng
cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp triển khai khá rộng rãi (70% diện tích lúa
được sử dụng máy móc). Công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học được
ứng dụng góp phần tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nông
nghiệp nước ta hiện nay tuy có tỷ trọng giảm đi trong cơ cấu kinh tế của đất
nước, song giá trị tuyệt đối ngày càng tăng và đóng góp được 20% GDP cho đất
nước... Sự phát triển trong nông nghiệp thực sự là cơ sở quan trọng tạo tiền đề
vật chất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đại bộ phận nông dân,
góp phần xóa đói giảm nghèo (Việt Nam được thế giới công nhận là điểm sáng
trong thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo) và làm thay đổi bộ mặt nông thôn
theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại hơn.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn nhiều vấn đề cần giải
quyết, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo. Mặc dầu có nhiều
tiềm năng, nhiều vùng, nhiều địa phương chưa tận dụng hết tiềm năng của mình
như việc sử dụng đất đai, các nguồn lực, các biện pháp kỹ thuật chưa hợp lý, tài
nguyên tại chổ dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao, năng suất vật nuôi, cây trồng
5
thấp. Thách thức lớn nhất của nông nghiệp hiện nay ở các vùng miền núi là khả
năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp còn thấp; sản
xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng khoa học
công nghệ, cũng như phát triển công nghiệp chế biến nông sản chưa cao như
những nước khác trong khu vực và trên thế giới; sự gắn kết giữa sản xuất và thị
trường trong nông nghiệp còn rất yếu. Nhà nước đã có những chủ trương khuyến
khích việc liên kết "4 nhà" trong nông nghiệp nhằm giúp đỡ người nông dân yên
tâm sản xuất. Nhưng, trong thực tế việc liên kết này còn rất lỏng lẻo, chưa đạt
được kết quả như mong muốn và các "nhà” chưa thực sự giúp ích cho nông dân.
Xã Trà Mai thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là một xã vùng
cao với 603 hộ dân, gồm 2.651 người (tính đến năm 2011), trong đó 96,26 % là
đồng bào dân tộc thiếu số và có trên 96,26 % dân số sống bằng ngành nghề nông
nghiệp. Nhìn chung, trình độ canh tác của người dân còn thấp. Trong những năm
qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự đầu tư đúng mức của nhà
nước, người sản xuất đã dần dần đưa cây lúa nước vào chiếm vị trí chủ đạo
trong nền lương thực của xã, năng suất và sản lượng lúa không ngừng được tăng
lên qua các năm. Tuy nhiên thực tế về hiệu quả sản xuất, năng suất và sản lượng
cây trồng của địa phương qua từng năm vẫn còn phát triển rất chậm. Để có cơ sở
khoa học cho những đề xuất cụ thể hơn nữa cho việc phát triển cây lúa của xã
Trà Mai và cũng để nhìn nhận đánh giá một cách thực tế về tình hình sản xuất
lúa của xã nhà, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điểu tra tình hình sản
xuất lúa tại xã Trà Mai của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam”
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá thực trạng và tiềm năng sản xuất lúa tại xã Trà Mai, huyện Nam
Trà My, tỉnh Quảng Nam
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở các nhóm hộ.
Xác định những điểm mạnh và điểm yếu trong sản xuất lúa và đề xuất các
biện pháp thích hợp giúp việc cải tiến sản xuất lúa tại địa phương.
1.3. Yêu cầu
Kết quả của đề tài phản ảnh đúng thực trạng của tình hình sản xuất lúa,
đánh giá đúng tiềm năng, những hạn chế cần khắc phục và đề xuất các giải pháp
đúng, thiết thực phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Khi nghiên cứu
cần thu thập đầy đủ các thông tin liên quan, số liệu trung thực, dựa vào các kiến
thức đã học, phân tích đánh giá tống họp dữ liệu một cách logic cùng với những
nhận xét khách quan của người nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra
6
một cách khoa học để đảm bảo báo cáo là tài liệu có thể cho chính quyền địa
phương tham khảo sử dụng.
7
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa
Cây lúa (Oryza sativa) thuộc họ hòa thảo Graminase bộ Graminales có
nguồn gốc từ nhiều nơi thuộc vùng Đông Nam Châu Á. Cùng với lúa mỳ, lúa
gạo là cây lương thực chính nuôi sống loài nguời đuợc loài nguời trồng trọt và
phát triển. Nghề trồng lúa gắn liền với sự phát triển văn minh của nhân loại. Lúa
là loài thực vật một lá mầm (monocot) thuộc Oryza sativa (Lúa Châu Á) hoặc
Oryza glaberrima (Lúa Châu Phi). Là một loại ngũ cốc làm lương thực quan
trọng cho khoảng 3/4 dân số của thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, Châu Phi và
Nam Mỹ. Lúa là loài cây lương thực có sản lượng đứng hàng thứ ba trên thế giới
sau ngô, và lúa mì. Tuy nhiên, gạo là lương thực chính cho khoảng một nửa dân
số thế giới trong tất cả các thời kỳ lịch sử.
Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất;
hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nuớc
và 80% nông dân Viêt Nam là nông dân trồng lúa. Gạo là lương thực thiết yếu
hàng đầu của người Việt Nam vì 100% của dân số 90 triệu người không ai
không ăn gạo hàng ngày từ người thu nhập thấp đến người thu nhập cao, từ nông
thôn đến thành thị.
Trên thế giới có hơn 60% dân số sống bằng nghề trồng lúa, trong đó Châu
Á có khoảng 90-95%. Gạo là sản phấm chính của cây lúa, hạt gạo có chứa đầy
đủ các chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho hoạt động sống của con
nguời. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy trong gạo có hàm luợng tinh bột
chiếm trên 85%, prôtêin 7,9%, lipit 2,2%, đuờng 0,7% và đầy đủ các chất Axit
amin không thay thể và các loại vitamin, đặc biệt là nhóm vitamin B (Bảng 2.1).
Trong lúa gạo có đầy đủ dưỡng chất như các loại cây lương thực khác. Thành
phần cơ bản của gạo là tinh bột nguồn cung cấp Calo chủ yếu là cho con nguời.
Từ đặc điểm dinh dưỡng của gạo như đã trình bày ở trên, lúa gạo đuợc coi là
nguồn thực phấm, duợc phấm có giá trị, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng
trọng hoạt động sống của con nguời. Lúa gạo là hạt của sự sống (Tổ chức dinh
dưỡng thế giới). Như vậy, đối với bất kỳ một quốc gia nào, nhất là những quốc
gia có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu thì cây lương thực nói chung và cây
lúa nói riêng luôn đuợc quan tâm hàng đầu. Bởi vì, nó đảm bảo an ninh lương
thực cho khu vực và cả cộng đồng.
Lúa gạo đuợc sử dụng làm lương thực là chủ yếu ở các nuớc châu Á, châu
8
Phi, châu Mỹ La Tinh. Từ lúa nguời ta có thế chế biến ra nhiều loại sản phấm
khác nhau phục vụ cho lợi ích con nguời nhu: Chế biến bánh kẹo, cồn, rượu,
mạch nha, đường glucoza, hồ dán v.v...Ngoài ra các sản phấm phụ như rơm rạ,
vỏ trấu, cám làm thức ăn gia súc, làm nấm rơm, làm nguyên liệu quan trọng cho
ngành công nghiệp tinh dầu.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học các loại cây lương thực có hạt
Thành phần hóa học %
Loai cây
trồng
Năng suất
g/100g
Hyđrat
Khoáng glucose
cacbon
Tỷ lệ
(%)
Prôtêin
Lipit
Lúa gạo
8,8
2,7
87,0
1,5
73,0
Lúa mì
12,1
9,5
2,3
83,7
1,9
71,0
100,0
97,0
5,3
83,7
1,5
70,0
96,0
2,2
19,9
83,4
98,0
35,7
2,8
5,7
71,0
Đậu tương
11,6
39,0
37,0
Khoai tây
9,2
0,5
96,3
3,9
75,0
62,0
103,0
Ngụ cốc
Lúa mach
Vừng
54,7 18,4
5,7
37,0
21,2
(Giáo trình cây lương thực ĐHNL Huế - NXBNN 2003)
Trong đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con nguời ngày càng
đa dạng, mà trong đó sự bùng nổ dân số là một trong những mối đe dọa làm
thiểu hụt lương thực, do đó việc điều tra về thực trạng sản xuất và nghiên cứu
các kết quả đế đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm ứng dụng tối đa tính ưu
việt của phẩm chất từng loại giống lúa đang được đưa vào sản xuất của địa
phương là hết sức cần thiết đối với xã Trà Mai nói chung cũng như của huyện
Nam Trà My nói riêng.
2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm
50% dân số thế giới. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm
2015 sản lượng lúa gạo đạt 749,1 triệu tấn tăng 1% so với năm 2014 (741,8 triệu
tấn) và có xu thế tăng trong những năm tiếp theo.
Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 677,7
triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực
này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại
9
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong đó, sản lượng lúa
gạo của Việt Nam năm 2015 đạt tới 44,7 triệu tấn.
Sản lượng lúa gạo tại Châu Phi đạt 28,7 triệu tấn, tăng 0,8% so với sản
lượng năm 2014. Sản lượng tăng tại các nước Tây Phi đã bù đắp những thiếu hụt
do sự suy giảm tại một nước ở Đông và Nam Phi.
Tại vùng trung Mỹ và Caribe sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3
triệu tấn. Vùng nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2015 tăng
2,7% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức ổn
định đạt 4.1 triệu tấn năm 2015.
Bảng 2.2. Sản lượng và diện tích trồng lúa gạo thế giới
(Nguồn www.faostat.fao.org)- năm 2017)
Trên đây là tình hình sản xuất lúa gạo của thế giới nói chung, còn cụ thể
đối với mỗi châu lục trên thế giới, tùy từng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của từng châu lục, từng nước nói riêng mà phương thức sản xuất lúa ở mồi châu
lục có sự khác biệt về diện tích, năng suất, sản lượng.
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
10
Việt Nam là Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có chiều dài bờ biển
lên tới 3000km, địa hình phức tạp nhiều sông núi, do đó hình thành nhiều vùng
canh tác lúa khác nhau. Căn cứ vào điệu kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự
hình thành mùa vụ và phương pháp gieo trồng, nghề trồng lúa nước được hình
thành và chia ra là 3 vùng chính: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển
miền Trung và đồng bằng Nam Bộ
Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam từ năm 2005 - 2016
Diện tích
Sản lượng
ha)
tấn)
Diện tích Diện tích Tổng sản
Sản lượng Sản lượng
Nă Tổng diện Lúa đông
Lúa đông
tích
Lúa hè thu Lúa mùa
lượng
Lúa hè thu Lúa mùa
m (Nghìn ha) xuân (Nghìn (Nghìn ha) (Nghìn ha) (Nghìn tấn) xuân (Nghìn (Nghìn tấn) (Nghìn tấn)
2005
7.329,2
2.942,1
2.349,3
2.037,8
35.832,9
17.331,6
10.436,2
8.065,1
2006
7.324,8
2.995,5
2.317,4
2.011,9
35.849,5
17.588,2
9.693,9
8.567,4
2007
7.207,4
2.988,4
2.203,5
2.015,5
35.942,7
17.024,1
10.140,8
8.777,8
2008
7.400,2
3.013,1
2.368,7
2.018,4
38.729,8
18.326,9
11.395,7
9.007,2
2009
7.437,2
3.060,9
2.358,4
2.017,9
38.950,2
18.695,8
11.212,2
9.042,2
2010
7.489,4
3.085,9
2.436,0
1.967,5
40.005,6
19.216,8
11.686,1
9.102,7
2011
7.655,4
3.096,8
2.589,5
1.969,1
42.398,5
19.778,3
13.402,9
9.217,3
2012
7.761,2
3.124,3
2.659,1
1.977,8
43.737,8
20.291,9
13.958,0
9.487,9
2013
7.902,5
3.105,6
2.810,8
1.986,1
44.039,1
20.069,7
14.623,4
9.346,0
2014
7.816,2
3.116,5
2.734,1
1.965,6
44.974,6
20.850,5
14.479,2
9.644,9
2015
7.830,6
3.112,8
2.783,0
1.934,8
45.105,5
20.696,1
14.971,1
9.438,3
Sơ bộ
2016
7.790,4
3.082,2
2.806,9
1.901,3
43.609,5
19.404,4
15.010,1
9.195,0
(Nguồn www.faostat.fao.org)- năm 2017)
Theo bảng thống kê diện tích và sản lượng lúa của cả nước, nhận thấy
rằng bắt đầu từ năm 2005 đến năm 2010 diện tích trồng lúa không có sự thay đổi
nhiều, bình quân mỗi năm là 7.300 nghìn ha; từ năm 2011 trở đi diện tích trồng
lúa có xu hướng tăng nhẹ và đạt 7.830,6 nghìn ha vào năm 2015. Diện tích của
vụ lúa mùa có xu hướng giảm dần, còn diện tích của vụ đông xuân thì tăng dần
theo từng năm. Diện tích vụ hè thu giữ ở mức ổn định và bắt đầu có xu hướng
tăng từ năm 2010. Đến năm 2016, diện tích lúa hè thu tăng so với năm 2015,
nhưng diện tích đông xuân và lúa mùa giảm so với năm 2015 dẫn đến tổng diện
tích giảm so với năm 2015.
Từ năm 2005 đến năm 2015 sản lượng lúa gạo có xu thế tăng dần theo
từng năm. Năm 2016, tổng sản lượng lúa giảm so với năm 2015 một phần do
sản lượng lúa mùa và sản lượng lúa đông xuân giảm (do diện tích canh tác có
giảm so với năm 2015). Như vậy, ngoài việc tăng diện tích trồng lúa thì việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp bằng việc tạo ra những giống lúa mới
11
có năng suất cao, chống chọi được với nhiều loại sâu bệnh cũng góp phần nâng
cao sản lượng lúa gạo của cả nước.
Bảng 2.4. Diện tích lúa các vùng từ năm 2010 – 2016
Khu vực/Năm
Đồng
Hồng
bằng
2010
sông
2011
2012
2013
2014
2015
Sơ bộ
2016
1.150,1 1.144,5 1.138,7 1.129,9 1.122,7 1.110,9 1.093,9
Trung du và miền núi
666,4
phía Bắc
670,9
678,0
689,2
689,2
684,3
682,6
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền 1.214,1 1.228,8 1.236,4 1.230,4 1.243,8 1.220,5 1.215,1
Trung
Đông Nam Bộ
295,1
293,1
294,4
280,3
273,2
273,3
270,3
Đồng bằng sông Cửu
3.945,9 4.093,9 4.184,0 4.340,3 4.249,5 4.304,1 4.295,2
Long
Đơn vị tính: nghìn ha
(Nguồn www.faostat.fao.org)- năm 2017)
Bảng 2.5. Năng suất lúa các vùng từ năm 2010 – 2016
Khu vực/Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016
Đồng bằng sông Hồng
59,2 60,9 60,4 58,9 60,2 60,6
60,1
Trung du và miền núi phía Bắc
46,3 47,7 48,2 47,4 48,5 48,8
49,6
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
50,7 53,2 54,4 53,6 56,6 56,2
Trung
56,6
Đông Nam Bộ
44,8 46,4 47,5 48,0 49,4 50,4
50,6
Đồng bằng sông Cửu Long
54,7 56,8 58,1 57,6 59,4 59,5
56,4
Đơn vị tính: tạ/ha
(Nguồn www.faostat.fao.org)- năm 2017)
Bảng 2.6. Sản lượng lúa các vùng từ năm 2010 - 2016
Khu vực/Năm
Đồng
2010
bằng 6.805,4
2011
2012
2013
2014
2015
Sơ bộ
2016
6.965,9
6.881,3
6.655,4
6.759,8
6.729,5
6.578,8
12
2011
2012
2013
2014
2015
Sơ bộ
2016
Trung du và
miền núi phía 3.087,8
Bắc
3.199,1
3.271,1
3.265,6
3.341,1
3.336,8
3.387,8
Bắc Trung Bộ
và Duyên hải 6.152,0
miền Trung
6.535,1
6.727,2
6.599,7
7.034,0
6.855,1
6.878,9
Đông Nam Bộ
1.361,2
1.398,6
1.346,1
1.349,1
1.376,1
1.368,6
Khu vực/Năm
2010
sông Hồng
Đồng
sông
Long
1.322,7
bằng
Cửu 21.595,6 23.269,5 24.320,8 25.021,1 25.245,6 25.598,2 24.226,6
Đơn vị tính: nghìn tấn
(Nguồn www.faostat.fao.org)- năm 2017)
Theo ước tính chính thức mới nhất, sản lượng lúa của Việt Nam năm 2016
đạt 43,6 triệu tấn, tương đương 28,3 triệu tấn gạo, giảm 4% so với năm 2015.
Nguyên nhân là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng
suất trung bình. Nông dân Việt Nam hiện đang thời gian cao điểm sản xuất vụ
chính đông xuân. Đến giữa tháng 3/2017, hoạt động sản xuất vụ lúa đầu tiên và
lớn nhất trong 3 vụ được báo cáo là phục hồi so với hoạt động sản xuất hồi năm
ngoái, đạt diện tích gieo trồng 3,04 triệu ha. Tại ĐBSCL, khu vực sản xuát
chiếm một nửa sản lượng vụ đông xuân, vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và
mưa đến trễ được cho là có thể làm giảm năng suất. Năm 2016, nguồn nước
không đủ cho hệ thống thủy lợi và tình trạng xâm mặn đã làm giảm 10% năng
suất trung bình vụ chính tại ĐBSCL xuống còn 6,4 tấn/ha. Kết quả thu hoạch
sớm cho thấy thậm chí năng suất còn có thể giảm thấp hơn trong năm nay. Tình
hình sản xuất tại ĐBSH tốt hơn nhờ thời tiết tốt. Hiện khu vực ĐBSCL đang
chuẩn bị xuống giống vụ hè thu. Tuy vậy, sự tụt giảm sản lượng trong vụ đầu bị
trễ có thể duy trì mức giá lúa ở mức cao.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo về sản xuất lúa gạo Việt
Nam năm 2017 do cần theo dõi thêm liệu quỹ đạo giảm sản lượng có tiếp diễn
trong vụ 3, xét đến định hướng của chính phủ muốn chuyển đổi 800.000ha đất
lúa sang các mục đích khác đến năm 2020. Nhìn chung, dự báo Việt Nam sẽ thu
hoạch 44 triệu tấn lúa, tương đương 28,6 triệu tấn gạo trong năm 2017, tăng 1%
so với sản lượng năm 2016.
13
2.2.3. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một Tỉnh thuộc dải đất duyên hải Miền Trung, địa hình dốc
từ Đông sang Tây. Các huyện và thành phố nằm trong khu vục đồng bằng của
tỉnh nhu: Hội An, Tam Kỳ, Điện Bàn, Đại Lộc, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi
Thành ... có diện tích đất trồng lúa nước rộng lớn và tương đối bằng phẳng, dễ
canh tác, thuận lợi về đầu tư chuyên sâu do đó đây cũng là các địa phương
chiếm giữ một vai trò rất lớn về sản lượng lúa chung của toàn tỉnh, đồng thời
cũng là nơi có nhiều tiềm năng về sản xuất giống lúa. Các huyện Tiên Phước,
Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Phước Sơn, Nam Giang, Nông Sơn, Đông
Giang, Tây Giang, ... đều là vùng có địa hình chủ yếu là đồi núi, phức tạp, lượng
đất sản xuất lúa nước còn nhiều giới hạn bởi đặc thù địa hình do đó đa số khó
hướng đến việc sản xuất lúa làm mục tiêu ngành mũi nhọn của địa phương, tình
hình sản xuất cũng gặp nhiều điều bất thuận, khó tiếp cận với máy móc hiện đại
để sản xuất thâm canh do đó sản lượng lúa hàng năm không cao so với các
huyện vùng đồng bằng.
Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam là 846.453ha, chiếm
81,09% diện tích đất trên toàn tỉnh; trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp
là 115.542ha (chiếm 11,07% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Hiện nay, tỉnh chỉ mới
quy hoạch sản xuất lúa giống khoảng 1.000ha ở các huyện: Đại Lộc, Điện Bàn,
Thăng Bình, Phú Ninh.
Bảng 2.7. Tình hình sản xuất lúa tỉnh Quảng Nam từ 2010 - 2016
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Sơ bộ
2016
Diện tích (ha)
85,3
87,7
88,6
87,9
87,4
88,5
86,7
Năng suất (tạ/ha)
48,4
47,7
50,5
50,1
53,4
52,1
51,0
Sản lượng(Nghìn tấn)
412,7
417,9 447,3
440,3
466,9
461,2
441,8
(Nguồn www.faostat.fao.org)- năm 2017)
Số liệu ở Bảng 7.2 cho ta dễ dàng hình dung được tình hình sản xuất lúa ở
tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến nay, về mặt năng suất lúa đã có sự biến động
qua từng năm; Năm 2010 - 2014 tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Do các huyện đồng bằng có diện tích đồng ruộng trồng lúa lớn, điều kiện tưới
14
tiêu nước khá chủ động, ruộng đồng bằng phẳng do đó có đủ điều kiện đế chú
trọng đầu tư thâm canh đưa các giống lúa lai Trung Quốc và một số giống lúa
thuần chủng có năng suất cao và phẩm chất tương đối tốt vào gieo cấy với diện
tích lớn, vì vậy sản lượng lúa của toàn tỉnh có phần ổn định với chiều hướng
tăng chậm. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp phát
triển và bước đầu cơ giới hóa sản xuất ở một số khâu gieo sạ, thu hoạch. Khu
vực miền núi việc phát triển cây lúa để ổn định lương thực tại chỗ cũng đã được
các địa phương quan tâm, việc áp dụng cơ giới hóa vào canh tác, áp dụng các
giống lúa ngắn ngày phù hợp với thời tiết, địa hình miền núi và việc cải tiến kỹ
thuật đã giúp cho người dân vùng sâu vùng xa giải quyết phần nào về sức lao
động, góp phần nâng cao năng suất lúa canh tác; các huyện miền núi còn được
hỗ trợ của dự án Cải thiện ANLT, dự án giảm nghèo …. đến giai đoạn 2020 nên
người dân đã chủ động lao động sản xuất, quan tâm hơn đến việc phát triển cây
lúa, cây lương thực chính để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam
năm 2015 về cây lúa:
- Năm 2015 đã gieo 88.430 ha, tăng 1,2% (+1.030 ha); Năng suất lúa
nước cả năm đạt 56 tạ/ha (thấp hơn 2014: 1,16 tạ/ha); trong đó vụ Đông Xuân
2014-2015 đạt 57 tạ/ha (thấp hơn 2014: 2,07 tạ/ha), vụ Hè Thu 2015 đạt 55 tạ/ha
(thấp hơn 2014: 0,2 tạ/ha). Sản xuất lúa ở vùng đồng bằng đã có sự chuyển dịch
mạnh sang giống trung và ngắn ngày, chất lượng gạo cao; chuyển dịch mạnh cơ
cấu giống lúa, từ giống dài ngày sang giống trung và ngắn ngày (78%), diện tích
trồng lúa có sự chuyển dịch sang các loại cây trồng có xu hướng bền vững để
đáp ứng với biến đổi khí hậu (nhiễm mặn, hạn hán ..v..v)
2.2.4. Tình hình sản xuất lúa nước của Huyện Nam Trà My
Nam Trà My là một huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam. Nam Trà
My hoàn toàn là một huyện miền núi, gồm 5 dân tộc sinh sống chủ yếu đó là: Xê
đăng, Cadong, Mơ Nông, Cor, Kinh. Huyện Nam Trà My cách thành phố Tam
Kỳ - trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Nam khoảng 100 km về phía Tây
Nam. Cả huyện có diện tích gieo trồng hàng năm 2.596 ha, trong đó diện tích
lúa 2.077 ha (năm 2010) sản lượng lương thực cây có hạt hàng năm từ 7.443 tấn
- 8.086 tấn. Diện tích gieo trồng cây hàng năm (tính đến năm 2010) là 4.397,5
ha, trong đó diện tích trồng cây lương thực có hạt là 2.608,6 ha, với 2.064,7 ha
là diện tích trồng lúa. Sản xuất lúa ở Huyện Nam Trà My phân bố không đồng
đều giữa các vùng. Từ 2010-2015, trung bình năng suất lúa toàn huyện là 33,42
15
tạ/ha.
Nam Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự
nhiên tương đối lớn. Theo số liệu thống kê của huyện (tháng 12/2015) toàn
huyện có: 82.546,04 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp 2.568,75 ha, đất
lâm nghiệp 41.621,03 ha, đất chuyên dùng 401,57 ha, đất thổ cư 101,61 ha, đất
chưa sử dụng 36.875,80 ha và đất khác 977,28 ha. Như vậy diện tích đất nông
nghiệp chiếm khoảng 3,11%,. Diện tích sản xuất lúa ở huyện Nam Trà My phân
bố không đồng đều giữa các vùng.
Trong các năm qua huyện đã có nhiều cố gắng xây dựng các cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi bao gồm hệ thống
đắp đập, kênh mương tưới tiêu khá kiên cố như: kênh mương bê tông hoá, đập,
bổi cũng được xây dựng kiên cố tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, mùa vụ, cơ cấu giống, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật
nên đã tạo được nhiều chuyển biến đáng kể, năng suất lúa dần được tăng lên.
Bảng 2.8. Tình hình sản xuất lúa của huyện Nam Trà My qua một số năm
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
Lúa Đông Xuân (ha)
Diện tích (ha)
336,0
325,0
320,0
330,0
348,5
Năng suất (tạ/ha)
30,5
29,0
30,0
30,5
30,0
Sản lượng (tấn)
1.025,0
942,5
960,0
1.008,0 1.045,5
Lúa Hè Thu (ha)
Diện tích (ha)
1.152,0
1.161,5
1.122,0
1.177,5 1.141,5
Năng suất (tạ/ha)
21,62
21,91
22,42
22,29
23,23
Sản lượng (tấn)
2.491,5
2.546,0
2.516,0
2.624,8 2.651,3
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nam Trà My năm 2017)
Qua bảng 8.2 cho thấy: Nam Trà My là huyện miền núi nên chỉ sản xuất 2
vụ Đông Xuân và Hè Thu là 2 vụ chính trong năm. Do xác định được vai trò và
tầm quan trọng của nền nông nghiệp nhất là từ khi có Nghị quyết TW7 khoá X.
Huyện Nam Trà My đã cơ bản thực hiện thành công chuyển đổi ruộng đất. Việc
tích tụ đất đai và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã giúp cho nền nông
nghiệp huyện Nam Trà My ngày càng phát triển, năng suất và sản lượng ngày
càng tăng. Qua đó cho thấy tình hình sản xuất lúa của huyện Nam Trà My đang
ngày càng đầu tư theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả
cao hơn.
16
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nông dân sản xuất lúa
- Cây lúa
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa qua các vụ Đông
Xuân và Hè Thu năm 2013 - 2015 ở Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng
Nam
- Các nông hộ đuợc điều tra , khảo sát là các hộ được lựa chọn ngẫu nhiên
trong các thôn.
- Chúng tôi thu thập những tài liệu liên quan đến tình hình sản xuất nông
nghiệp của xã Trà Mai.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà
My
- Tình hình sử dụng đất tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My.
- Tình hình sản xuất lúa xã Trà Mai, huyện Nam Trà My.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng các giống lúa tại xã Trà Mai,
huyện Nam Trà My.
3.4. Phương pháp nghiên cứ
Thu thập các số liệu sơ cấp: về thời tiết khí hậu, diện tích, cơ cấu cây trồng,
thời vụ gieo trồng, tình hình sâu bệnh, năng suất, sản lượng từ các cơ quan liên
quan:
+ Chi cục Thống kê huyện Nam Trà My.
+ Số liệu lưu trữ về khí tượng thủy văn tại huyện Nam Trà My.
+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Trà My.
+ Trạm Dịch vụ KTTHNN huyện Nam Trà My.
+ Ban Khuyến nông xã Trà Mai.
17
+ Ban Địa chính – Xây dựng xã Trà Mai.
+ Ban dân số xã Trà Mai.
+ Nguồn thông tin trên Internet
Thu thập số liệu thứ cấp: Tiến hành điều tra và phỏng vấn ngẫu nhiên 30
hộ theo ba nhóm hộ nghèo, hộ khá, hộ trung bình về tình hình sản xuất lúa.
Phỏng vấn, khai thác thông tin trực tiếp từ cán bộ UBND xã Trà Mai.
Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, xử lý các
giá trị trung bình, tần suất, vẽ đồ thị, sử dụng phuơng pháp SWOT để đánh giá
khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức của địa phương.
18
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Trà Mai
4.1.1. Lịch sử hình thành
Thực hiện Nghị định 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ về
việc chia tách huyện Trà My thành các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My;
Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Trà My tổ chức công bố Nghị
định 72/2003/NĐ-CP của Chính phủ, đánh dấu sự kiện huyện Nam Trà My
chính thức đi vào hoạt động. Xã Trà Mai được tái lập sau khi chia tách thuộc
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Xã Trà Mai nói riêng và huyện Nam Trà My nói chung những năm đầu
thành lập, với vô vàn khó khăn của một huyện mới chia tách, địa hình hiểm trở,
phức tạp, khí hậu hết sức khắc nghiệt, thiếu đói, ốm đau, dịch bệnh luôn có nguy
cơ xảy ra. Song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền,
nhân dân đã đoàn kết, chung sức, chung lòng từng bước vượt qua khó khăn xây
dựng quê hương Nam Trà My ngày càng đổi mới.
Xã Trà Mai là xã Trung tâm Hành chính của huyện Nam Trà My, là 1
trong 10 xã của huyện Nam Trà My là vùng quy hoạch quế của tỉnh Quảng
Nam. Do có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp: độ cao địa hình khoảng
400-800 m nên biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn, rất thích hợp với cây quế,
nên cây quế phát triển rất tốt. Cây quế ở đây có hàm lượng tinh dầu rất cao.
4.1.2. Vị trí địa lý
Xã Trà Mai là 1 trong 10 xã thuộc Huyện Nam Trà My là xã miền núi cao
của tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý vào khoảng: 15057' độ vĩ Bắc và 108009'
độ kinh đông; cách tỉnh lỵ gần 100 km về hướng Tây Nam.
+ Phía Đông giáp với xã Trà Giác huyện Bắc Trà My; xã Trà Vân huyện
Nam Trà My.
+ Phía Tây giáp với xã Trà Tập, xã Trà Cang huyện Nam Trà My;
+ Phía Bắc giáp với xã Trà Giáp huyện Bắc Trà My, Trà Dơn huyện Nam
Trà My;
+ Phía Nam giáp với xã Trà Don, Trà Vân huyện Nam Trà My;
19
Địa hình phức tạp hầu hết đồi núi đất đốc, nhiều thung lũng chằng chịt bị
chia cắt bởi nhiều sông suối, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, đất nông
nghiệp phân tán, nhỏ lẻ. Diện tích đất tự nhiên: 9.982,79 ha, trong đó: đất nông
nghiệp là: 588,76 ha. Đất sản xuất nông nghiệp: 167,33 ha; đất lâm nghiệp:
5.716,35 ha; trong đó: đất rừng sản xuất: 953,95 ha, đất rừng phòng hộ: 4.762,40
ha. Diện tích đất phi nông nghiệp: 242,54 ha. Diện tích đất chưa sử dụng:
3.856,49 ha
4.1.3. Điều kiện khí hậu
Trà Mai là một xã trung tâm của huyện Nam Trà My thuộc khí hậu của
phía Bắc miền Trung, chịu ảnh hưởng của gió mùa, hình thành hai mùa mưa,
nắng rõ rệt, mùa hè gió Tây Nam kéo từ tháng 4 đến tháng 9, mùa Đông chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3
năm sau. Trong những tháng này chủ yếu là gió Bắc, Đông Bắc, nhiệt độ hạ thấp
đột ngột từ 4 – 6 0C có khi từ 8 – 10 0C. Trời hanh heo hoặc mưa phùn ẩm ướt,
gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và ảnh hưởng lớn đối với sản xuất
nông nghiệp.
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết và khí hậu ở Trà Mai
Năm
Chỉ tiêu
2013
2014
Nhiệt độ (°C)
Độ ẩm KK (%)
Ẩm độ tối cao (%)
Ẩm độ tối thấp (%)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (g)
Tối cao TB
Tối cao
Tối thấp
Tối thấp TB
T. bình năm
T. bình năm
Trung bình
Trung bình
28
37,8
16
22,3
23,9
89
100
38
4.546,7
1.556,1
27,5
37,9
15
21,4
24,5
88
100
38
4.662
1.825
2015
28,5
37,3
15,5
22,6
24,9
88
100
34
3.677
1.874
(Nguồn: Trạm khí tượng Trà Dơn - huyện Nam Trà My)
Số liệu ở Bảng 4.1 cho thấy:
- Về nhịêt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ năm 2013 - 2015 dao động
không lớn từ 23,9 - 24,9 0C, năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 2008,
cao nhất là năm 2010. Nhiệt độ các tháng mùa hè trung bình khoảng 28 – 29 0C.
Các tháng mùa đông có nhiệt độ trung bình khoảng 18 – 19 0C, có lúc lạnh 15 –
16 0C.
20
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình là 88 %. Độ ẩm không
khí thấp kéo theo gió mùa Tây Nam gây hạn hán, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,
phát triển của cây lúa, đặc biệt là thời kỳ thụ phấn, thụ tinh nên có lúc giảm năng
suất đáng kể.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 3.678 mm đến 4.662
mm, lượng mưa cao nhất tập trung vào tháng 8 - 9 (500 – 600 mm), lượng mưa
thấp nhất tập trung vào tháng 2, tháng 3 (15 – 25 mm).
- Số giờ nắng cả năm khoảng 1.697 - 1.825 giờ/năm. Thấp nhất là năm
2008 (1.625 giờ/năm), cao nhất là năm 2010 (1.874 giờ/năm). Trong năm vào
tháng 5, 6, 7 là những tháng có số giờ nắng cáo nhất, các tháng 1 và tháng 12 có
số giờ nắng thấp nhất, có ngày hầu như không có nắng.
Nhìn chung, thời tiết khí hậu ở Nam Trà My khắc nghiệt, hàng năm chịu
ảnh hưởng bởi mưa lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây lúa nói riêng. Vì vậy, việc
bố trí cơ cấu cây lúa phải phù hợp với lịch thời vụ, gieo trồng hợp lý để đảm bảo
chắc chắn 2 vụ/năm. Vụ Đông Xuân phải cho lúa trổ vào tiết Cốc vũ, lúc này
thời tiết ấm áp, gió mùa đông bắc đã giảm vì thời gian này nhiệt độ, độ ẩm phù
hợp với cây lúa trổ. Vụ Hè Thu nên dự tính cây lúa tránh gặp gió mùa Tây Nam
và thu hoạch trước mùa mưa bão là tốt nhất.
4.1.4.Nguồn nước
Xã Trà Mai là xã vùng núi cao, ruộng đất không đồng đều, chưa mưa đã
úng, chưa nắng đã khô. Chính vì vậy ảnh hưởng khá lớn đến công tác sản xuất
nông nghiệp. Từ năm 2005 về trước nước cung cấp sản xuất nông nghiệp chủ
yếu dựa vào các kênh đất do nhân dân tự tạo, từ năm 2006 đến nay được đầu tư
bê tông hoá kênh mương, xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, vì vậy đã
kịp thời giải quyết và đảm bảo tốt cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất cho nhân
dân trên địa bàn xã. Tuy nhiên, do địa hình có nơi cao, nơi thấp thường vào mùa
mưa bão một số diện tích đất bị ngập úng, có nơi thì bị san lấp dẫn đến không
thể sản xuất.
4.1.5. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của xã Trà Mai
Đất đai là tài nguyên và là tài sản quan trọng quyết định đến việc sản xuất.
Trong những năm trước khi thực hiện việc giao đất theo Chỉ thị 64/CP của
Chính phủ chưa phù hợp với người dân vì các diện tích đất trồng lúa của bà con
là những ô thửa nhỏ và manh mún, nên việc đầu tư thâm canh còn gặp nhiều khó
khăn. Chính vì vậy sử dụng đất đai khoanh vùng của xã chưa hợp lý. Nhưng đến
21
năm 2003, thực hiện Nghị định 72/NĐ-CP của Chính phủ về việc chia tách
huyện Trà My thành hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My, xã Trà Mai là xã
thuộc đơn vị hành chính huyện Nam Trà My. Trong các năm qua được huyện
quan tâm về công tác giao đất, cấp quyền sử dụng đất cho nhân dân nên người
dân đã chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới vào
sản xuất nhằm không ngừng tăng thêm giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích đất
canh tác. Tuy nhiên, do đặc thù vùng núi cao, đất đai quá manh mún, việc dồn
điền đổi thửa đến nay không thể thực hiện được, trong quá trình sử dụng đã có
những biến đổi nhất định. Tình hình sử dụng đất ở xã Trà Mai qua các năm thể
hiện ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất ở xã Trà Mai qua các năm
Năm
Loại đất
2013
2014
2015
Tổng diện tích đất tự nhiên (ha)
9.982,79 9.982,79 9.982,79
1 -Đất nông nghiệp (ha)
351,69
268,58
245,06
1.1- Đất trồng cây hàng năm (ha)
261,71
174,81
174,81
1.1.1- Đất trồng lúa (ha)
78,73
78,73
78,73
1.1.2- Đất trồng cây hằng năm khác (ha)
182,98
96,08
96,08
1.2- Đất trồng cây lâu năm (ha)
89,98
93,77
70,25
2- Đất lâm nghiệp (ha)
8.381,35 8.255,69 8.255,69
2.1-Đất rừng sản xuất (ha)
496,84
372,98
372,98
2.2-Đất rừng phòng hộ (ha)
5.423,51 5.421,71 5.421,71
2.3- Đất rừng đặc dụng (ha)
2.461,00 2.461,00 2.461,00
3- Đất phi nông nghiệp (ha)
148,79
171,28
194,8
3.1-Đất ở (ha)
9,42
9,42
8,94
3.1.1- Đất ở tại nông thôn (ha)
9,42
9,42
8,94
3.2- Đất chuyên dùng (ha)
17,7
61,12
85,12
3.2.1- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
0,22
0,22
0,22
nghiệp(ha)
3.2.2- Đất có mục đích công cộng (ha)
3.3- Đất nghĩa trang, nghĩa địa (ha)
3.4-Đất sông suối và mặt nước (ha)
4- Đất chưa sử dụng (ha)
4.1- Đất đồi chưa sử dụng (ha)
17,48
1,07
120,6
2.772,07
2.772,07
60,9
1,07
99,67
2.958,35
2.958,35
84,9
1,07
99,67
2.958,35
2.958,35
(Nguồn: Địa chính xã Trà Mai, năm 2017)
Qua số liệu ở Bảng 4.2 tình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm, có nhận
xét như sau:
22
- Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã không có sự thay đổi qua các năm
2013 – 2015. Tuy nhiên theo số liệu thống kê mới nhất năm 2016 thì diện tích
đất tự nhiên có sự thay đổi do việc sáp nhập thôn 6 (cũ của xã Trà Dơn) vào thôn
1 xã Trà Mai và hiện nay đang thành lập thôn 4.
- Diện tích đất nông nghiệp 245,06 ha
- Diện tích đất chưa sử dụng 2.958,35 ha. Diện tích đất tự nhiên của xã
nhiều, số diện tích đất chưa sử dụng hàng năm chưa khai thác vì vậy mà chưa sử
dụng hết tiềm năng đất đai của xã.
Nhìn chung việc sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao, cơ cấu cây trồng còn
chưa hợp lý, chưa chủ động phát triển các loại cây trồng mang lại tính hàng hoá.
4.1.6. Điều kiện xã hội
Tình hình dân số, lao động của xã Trà Mai đến ngày 30/12/2016 được thể
hiện qua bảng số 4.3.
Bảng 4.3. Dân số, số lao động và tình hình sử dụng lao động của xã Trà Mai
2013
2014
2015
S.lượng
(%)
S.lượng
(%)
S.lượng (%)
Chỉ tiêu
1. Tổng số hộ
2. Tổng số khẩu
3. Tổng số lao động
- Lao động NN
- Lao động dịch vụ
- Lao động khác
506
2.013
1.238
-
75
10
15
519
2.071
1.313
-
73
12
15
587
2.552
1.410
-
70
15
15
(Nguồn: Văn phòng thống kê UBND xã Trà Mai, năm 2017)
Số liệu Bảng 4.3 cho thấy:
Năm 2015, Trà Mai có tổng số hộ 587, với 2.552 nhân khẩu và 1.410 lao
động, số hộ năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 68 hộ và số khẩu tăng là 481
khẩu. Tỷ lệ tăng dân số của xã từ năm 2013, 2014, 2015 ở mức >2% cao hơn so
với mặt bằng chung của huyện.
Xã Trà Mai có có 04 thôn, 36 làng, chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Ca
dong chiếm 76,68 %, Mơ nông, Cor chiếm 1,24 %; còn lại dân tộc kinh và dân
tộc khác chiếm 22%; Dân cư phân tán, mật độ dân số bình quân: 18 người/km2.
Số lao động nông nghiệp so với lao động dịch vụ và lao động ngành nghề
khác chênh lệch khá cao. Lao động dịch vụ và ngành nghề khác chưa có chiều
23
hướng tăng, vì vậy lực lượng lao động của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
không có ngành nghề phụ nên thu nhập của người dân thấp.
4.1.7. Điều kiện kinh tế - giao thông
Đời sống đồng bào các dân tộc xã còn rất nhiều khó khăn, cuộc sống phụ
thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp làm lúa rẫy một vụ. Tình trạng đói giáp
hạt còn xảy ra ở nhiều nơi. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Thực hiện các chương
trình mục tiêu Đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 2020 theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, Quyết
định 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình mục tiêu
chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác; xã Trà Mai là xã điểm về
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh; gần đây xã
đang tập trung đầu tư bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu, cây Quế Trà My,
cây chuối mốc, cây giỗi rừng, cây mắc ca và chăn nuôi bò.
Hiện tại xã đã có đường ô tô vào đến trung tâm xã; có đường giao thông
nông thôn đến các thôn, tuy nhiên đường giao thông đi các làng chưa được thực
hiện, chỉ mới thực hiện một số công trình như đường giao thông làng Tắc Râu –
thôn 2; đường giao thông làng Tắc Nầm, làng ông Nôn, làng Tác Chươm – thôn
1; xã có điện thắp sáng ở khu vực Trung tâm xã; có điện thắp sáng ở thôn 1,2,4
và khoảng 1/2 số hộ của thôn 3. Các công trình thuỷ lợi nhỏ, có hệ thống nước
sinh hoạt tại Trung tâm của xã. Đi qua địa bàn xã là Quốc lộ 40B với chiều dài
gần 30 km nối với tỉnh Kon Tum, đường Đông Trường Sơn với chiều dài hơn 20
km nối huyện Nam Trà My với các tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Tình hình sản xuất lúa tại xã Trà Mai
4.2.1. Tình hình chung
Trà Mai là xã vùng cao của huyện Nam Trà My, đồng bào ở đây đa số là
người dân tộc thiểu số, trước đây vấn đề du canh du cư là việc bức xúc của mỗi
cấp chính quyền địa phương, tình trạng đốt phá rừng già làm nương rẫy nhằm
đáp ứng nhu cầu lương thực cho cuộc sống, tuy nhiên lượng lương thực làm ra
không đảm bảo đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, thường xuyên bị đói giáp hạt
giữa 2 mùa vụ trong năm. Vì vậy chính quyền địa phương đã có những hướng
bước đi mới, đó là việc vận động nhân dân khai hoang, phực hoá, mở rộng diện
tích đất sản xuất ruộng lúa nước, phát triển kênh mương thuỷ lợi, cùng với các
24
ngành chuyên môn ở huyện mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống lúa, đặc biệt là
sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước về đầu tư các giống mới có năng suất cao.
Trước đây từ năng suất chỉ đạt 20 - 25 tạ/ha, đến nay đã đạt được mức bình
quân 33 - 40 tạ/ha.
Bảng 4.4. Diện tích gieo
Trà Mai
Năm
2014
Chỉ tiêu
1. Lúa
- Vụ Đông Xuân
- Vụ Hè Thu
2. Ngô
3. Sắn
4. Khoai lang
trồng một số loại cây trồng chủ yếu của xã
Diện tích (ha)
2015
84,5
84,5
42,0
26,0
3,5
2016
88,5
88,5
41,5
26,0
3,5
90,0
90,0
42,5
26,0
3,5
(Nguồn: Văn phòng Thống kê UBND xã Trà Mai, Năm 2017)
Trong những năm qua UBND huyện Nam Trà My đã có kế hoạch chỉ đạo
ngay từ đầu vụ, chuyển giao các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt,
chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương, các hộ
nông dân có khả năng đầu tư thâm canh phù hợp với điều kiện địa phương, cơ
cấu lúa lai là giống lúa chủ lực chính. Vụ đông xuân chiếm 70 – 80 % lúa lai, ở
vụ hè thu chiếm 50 – 60 % lúa lai như: giống Nhị ưu 838, Trang nông 15. Hiện
nay, được sự quan tâm của Trạm kỹ thuật dịch vụ tổng hợp nông nghiệp huyện
và Tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ cho bà con nông nhân áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong sản xuất cây trồng nói chung và sản xuất cây lúa lai nói riêng,
đã mở các lớp tập huấn chuyển giao các công nghệ kỹ thuật cho bà con nông
dân, nhờ vậy mà đời sống vật chất, tinh thần nhân dân ngày càng khá lên. Diện
tích gieo trồng một số loại cây trồng chủ yếu của xã Trà Mai thể hiện ở bảng 4.4.
Qua số liệu bảng 4.4 cho thấy:
Nhìn chung diện tích trồng lúa Đông Xuân và Hè Thu của xã qua các năm
không có biến động.
Kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất của xã Trà Mai thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất của xã Trà Mai
Năm
Chỉ tiêu
1. Diện tích (ha)
* Cả năm
2013
2014
2015
2016
25