Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ẢNH HƯỞNG của các KHẨU PHẦN THỨC ăn lên SINH TRƯỞNG, CHUYỂN hóa THỨC ăn và HIỆU QUẢ KINH tế TRÊN HEO THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

DƯƠNG QUỐC CƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHẨU PHẦN THỨC ĂN
LÊN SINH TRƯỞNG, CHUYỂN HÓA THỨC ĂN
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRÊN HEO THỊT

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2010


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt gần 4 năm học tập và rèn luyện ở trường ĐHCT, được sự quan tâm của quý
thầy cô đã yêu thương và dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu. Và sau
4 tháng thực tập tại Trại chăn nuôi ở huyện Kế Sách, được sự quan tâm và tạo điều
kiện thuận lợi của cô và các anh em ở trại, em đã học hỏi được một số kinh nghiệm
quý giá cho bản thân và hoàn thành đề tài này.
Để đền đáp những tấm lòng chân tình đó em xin chân thành tri ơn:
- Cha, mẹ người đã sinh ra em. Chị Hai, chị Ba và những người thân trong gia đình đã
ủng hộ em những lúc khó khăn trong suốt quãng đường đại học.
- Cô Lê Thị Mến đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này và em xin tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ đang giảng dạy tại Bộ môn.
- Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã làm cố vấn cho em và giúp em vượt qua những lúc
khó khăn trong học tập.
- Cô Huỳnh Thị Thu Loan đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại
PTN chăn nuôi chuyên ngành thuộc Bộ môn Chăn Nuôi, khoa NN & SHƯD.
- Xin chân thành biết ơn anh Lê Hoàng Thuấn, Trưởng trại chăn nuôi và xin gởi lời


cám ơn đến chú Sáu công nhân tại trại đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ cho em
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Xin gởi lời cám ơn đến anh Lê Hoàng Thế, anh Bùi Trường Yên và chị Nguyễn Thị
Mỹ Tuyên đã hết lòng giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành đề tài này.
- Xin gởi tình cảm thân thương đến bạn Võ Minh Tuân, Nguyễn Thị Đẹp Tân và
Nguyễn Thị Kim Thoa đã tận tình giúp đỡ các công việc tại trại và phòng thí nghiệm.
Các bạn lớp CNTY khóa 33, khóa 34 đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ........................................................................... viii
TÓM LƯỢC ............................................................................................................... ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1 Đặc tính về giống, sinh lý và khả năng sản xuất của một số giống heo.................... 3
2.1.1 Giống heo ngoại .................................................................................................. 3
2.1.1.1 Heo Yorshire.................................................................................................... 3
2.1.1.2 Heo Landrace ................................................................................................... 4
2.1.2 Giống heo nội...................................................................................................... 5
2.1.2.1 Bông Ba Xuyên................................................................................................ 5
2.1.2.2 Trắng Thuộc Nhiêu .......................................................................................... 6
2.2 Đặc điểm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng heo.......................................................... 7
2.2.1 Sinh lý tiêu hóa ................................................................................................... 7

2.2.1.1 Sự tiêu hóa ở miệng.......................................................................................... 7
2.2.1.2 Tiêu hóa ở dạ dày ............................................................................................. 7
2.2.1.3 Tiêu hóa ở ruột non .......................................................................................... 7
2.2.1.4 Tiêu hóa ở ruột già ........................................................................................... 8
2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng của heo thịt ....................................................................... 8
2.2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt ......................................................................... 9
2.2.3.1 Nhu cầu năng lượng ........................................................................................11
2.2.3.2 Nhu cầu protein và acid amin ..........................................................................13
2.2.3.3 Nhu cầu vitamin ..............................................................................................14
2.2.3.4 Nhu cầu về chất khoáng...................................................................................15
2.2.3.5 Nhu cầu về chất xơ..........................................................................................16
2.2.3.6 Nhu cầu về chất lipid.......................................................................................16
2.2.3.7 Nhu cầu về nước .............................................................................................17
2.3 Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của một số loại thực liệu.......................................18
2.3.1 Tấm....................................................................................................................18
ii


2.3.2 Cám gạo.............................................................................................................18
2.3.3 Bột cá.................................................................................................................19
2.3.4 Khô dầu dừa.......................................................................................................22
2.3.5 Rau muống.........................................................................................................25
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................................27
3.1 Phương tiện và phương pháp thí nghiệm ...............................................................27
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .......................................................................27
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm .........................................................................................28
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm.......................................................................................28
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................... . .......29
3.1.4.1 Tại trại ............................................................................................................29
3.1.4.2 Tại phòng thí nghiệm ......................................................................................30

3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm.................................................................. . .......30
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ............................................................... . .......33
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................. . .......32
3.2.2 Phương pháp tiến hành .......................................................................................32
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................................32
3.3.1 Trọng lượng heo.................................................................................................32
3.3.2 Sinh trưởng của heo thí nghiệm..........................................................................32
3.3.3 Sự phát triển của cơ thể .....................................................................................33
3.3.4 Độ dày mỡ lưng ........................................................................................ . .......33
3.3.5 Tiêu tốn thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày .................................... . .......33
3.3.6 So sánh hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm ......................................................34
3.4 Xử lý thống kê ......................................................................................................34

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...............................................................35
4.1 Ghi nhận tổng quát......................................................................................35
4.2 Kết quả sinh trưởng của heo thí nghiệm ......................................................35
4.2.1 Kết quả sinh trưởng của heo theo nghiệm thức.........................................35
4.2.2 Kết quả sinh trưởng của heo theo phái tính ..............................................37
4.2.3 Kết quả sinh trưởng của heo theo NT * phái tính .....................................38
4.3 Kết quả sự phát triển cơ thể của heo thí nghiệm ..........................................39
4.3.1 Kết quả sự phát triển cơ thể theo nghiệm thức .........................................39
4.3.2 Kết quả sự phát triển cơ thể theo phái tính ...............................................39
iii


4.3.3 Kết quả sự phát triển cơ thể theo NT * phái tính ......................................39
4.4 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm..........40
4.4.1 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo theo nghiệm thức .......40
4.4.2 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo theo phái tính.............41
4.4.3 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày theo NT * phái tính.................41

4.5 HSCHTĂ của heo thí nghiệm .....................................................................42
4.5.1 Kết quả HSCHTĂ của heo theo nghiệm thức ...........................................42
4.5.2 Kết quả HSCHTĂ của heo theo phái tính.................................................43
4.5.3 Kết quả HSCHTĂ của heo theo NT * phái tính........................................44
4.6 Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn của heo thí nghiệm ...................................44
4.6.1 Hiệu quả kinh tế sau khi kết thúc thí nghiệm tính theo nghiệm thức ........44
4.6.2 Hiệu quả kinh tế sau khi kết thúc thí nghiệm tính theo phái tính...............46
4.6.3 Hiệu quả kinh tế sau khi kết thúc thí nghiêm tính theo NT * phái tính......47
Chương 5: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ....................................................................48
5.1 Kết luận ......................................................................................................48
5.2 Đề nghị .......................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................49
PHỤ CHƯƠNG ...............................................................................................51

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
aa

Acid amin

Ash
CF
CP
CNTY
ĐC
ĐHCT
EE
HCl

His
HSCHTĂ
KNN&SHƯD
Ile
Leu
Lys
Met
NRC
NT
NXB
Phe
PTN
TĂHH
Thr
TTTĂ
Val
VCK

Khoáng tổng số
Xơ thô
Protein thô
Chăn Nuôi Thú Y
Đối chứng
Đại học Cần Thơ
Béo thô
Acid Chlohydric
Histidine
Hệ số chuyển hoá thức ăn
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Isoleucine

Leucine
Lysine
Methionine
Nation Research Council
Nghiệm thức
Nhà xuất bản
Phenylalanine
Phòng thí nghiệm
Thức ăn hỗn hợp
Threonine
Tiêu tốn thức ăn
Valine
Vật chất khô

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Nhu cầu các loại dưỡng chất và năng lượng của heo ............................9
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn hổn hợp cho heo nuôi thịt ................................................10
Bảng 2.3 Nhu cầu về năng lượng trong khẩu phần heo thịt ăn tự do .................11
Bảng 2.4 Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần heo thịt theo hai giai đoạn .......12
Bảng 2.5 Vai trò của nhu cầu năng lượng duy trì ..............................................12
Bảng 2.6 Nhu cầu về vitamin cho heo thịt.........................................................14
Bảng 2.7 Nhu cầu chất khoáng của heo thịt cho ăn tự do (90% VCK)...............15
Bảng 2.8 Nhu cầu các chất khoáng của heo ......................................................16
Bảng 2.9 Nhu cầu nước cho heo thịt ................................................................17
Bảng 2.10 Thành phần dinh dưỡng của tấm ......................................................18
Bảng 2.11 Thành phần aa cám gạo....................................................................19

Bảng 2.12 Thành phần aa của bột cá nước ngoài...............................................20
Bảng 2.13 Hàm lượng aa của bột cá Tra ở trạng thái phân tích .........................21
Bảng 2.14 Thành phần và hàm lượng aa của bột cá Tra ....................................22
Bảng 2.15 Hàm lượng aa của dừa ta..................................................................24
Bảng 2.16 Thành phần hoá học của cơm dừa và khô dầu dừa ...........................25
Bảng 2.17 Thành phần hoá học của bánh dầu dừa.............................................25
Bảng 2.18 Thành phần acid béo có trong dầu dừa và bánh dầu dừa...................25
Bảng 2.19 Thành phần aa của rau muống .........................................................26
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của các loại thực liệu dùng trong thí nghiệm......30
Bảng 3.2 Công thức khẩu phần cho heo thí nghiệm ..........................................31
Bảng 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ......................................................................32
Bảng 4.1 Kết quả sinh trưởng của heo theo nghiệm thức ..................................35
Bảng 4.2 Kết quả sinh trưởng của heo theo phái tính ........................................37
Bảng 4.3 Kết quả sinh trưởng của heo theo NT * phái tính ...............................38
Bảng 4.4 Dài thân, vòng ngực của heo thí nghiệm theo nghiệm thức ...............39
Bảng 4.5 Dài thân, vòng ngực của heo thí nghiệm theo phái tính .....................39
Bảng 4.6 Dài thân, vòng ngực của heo theo NT * phái tính..............................40
Bảng 4.7 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo theo nghiệm thức .40

vi


Bảng 4.8 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo theo phái tính.......41
Bảng 4.9 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày theo NT * phái tính..........41
Bảng 4.10 HSCHTĂ của heo theo nghiệm thức ................................................42
Bảng 4.11 HSCHTĂ của heo theo phái tính......................................................43
Bảng 4.12 HSCHTĂ của heo theo NT * phái tính.............................................44
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm theo nghiệm thức ....................44
Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm tính theo phái tính...................46
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm theo NT * phái tính.................47


vii


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Heo Yorkshire......................................................................................4
Hình 2.2 Heo Landrace.......................................................................................5
Hình 2.3 Heo Bông Ba xuyên .............................................................................6
Hình 2.4 Heo Thuộc Nhiêu .................................................................................6
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng......................................................27
Hình 3.2 Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm........................................................28
Hình 3.3 Nghiệm thức và ô chuồng nuôi heo thí nghiệm ..................................29
Hình 3.4 Máy đo (Renco) và phương pháp đo độ dày mỡ lưng .........................29
Hình 3.6 Các loại thực liệu dùng trong thí nghiệm ...........................................31
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổng thể trại heo thí nghiệm.....................................................28
Biểu đồ 4.1 Sinh trưởng tương đối của heo thí nghiệm theo nghiệm thức .........36
Biểu đồ 4.2 Sinh trưởng tương đối của heo thí nghiệm theo phái tính ...............37
Biểu đồ 4.3 Sinh trưởng tương đối của heo thí nghiệm theo NT * phái tính ......38
Biểu đồ 4.4 HSCHTĂ của heo thí nghiệm theo nghiệm thức ............................42
Biểu đồ 4.5 HSCHTĂ của heo thí nghiệm theo phái tính ..................................43
Biểu đồ 4.6 Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm theo nghiệm thức ..................45
Biểu đồ 4.7 Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm theo phái tính........................46
Biểu đồ 4.8 Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm theo NT * phái tính...............47

viii


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 5/2010 đến tháng 9/2010. Thí nghiệm được tiến
hành tại trại chăn nuôi heo ấp Ninh Thới, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc

Trăng và phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được tiến hành trên 12 heo thịt giống
địa phương (♂ (Landrace x Yorkshire) x ♀ (Ba Xuyên x Yorshire)) có khối lượng bình
quân đầu kì 47±1,5kg, heo được bố trí cá thể vào mỗi ô chuồng. Thí nghiêm được bố
trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (3 khẩu phần thức ăn) và 4
lần lặp lại.
NT đối chứng khẩu phần thức ăn có bột cá Tra và không có khô dầu Dừa (bột cá Tra
12,0 %, khô dầu dừa 0,0 %).
NT1 khẩu phần thức ăn có bột cá Tra và khô dầu dừa ở mức độ vừa (bột cá Tra 10,0
%, khô dầu dừa10,0).
NT2 khẩu phần thức ăn có bột cá Tra và khô dầu dừa ở mức độ cao (bột cá Tra 8,0 %,
khô dầu dừa 16,0).
Thức ăn dùng trong thí nghiệm được trộn theo 3 khẩu phần khác nhau gồm các thực
liệu : Cám, tấm, bột cá tra, khô dầu dừa và thyromin kết hợp với cho heo ăn bổ xung
thêm rau muống. Heo được chăm sóc và nuôi dưỡng theo quy trình chăm sóc và nuôi
dưỡng của trại.
Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Trọng lượng bình quân cuối kỳ (kg/con) của NTĐC là 81,50 ở NT1 là 85,00 và ở NT2
là 82,25 (P >0,05).
Sinh trưởng tích lũy (kg/con) của NTĐC là 34,50 ở NT1 là 38,25 và ở NT2 là 35,25
(P < 0,05).
Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của NTĐC là 575 ở NT1 là 638 và ở NT2 là 588
(P < 0,05).
Sinh trưởng tương đối (%) của NTĐC là 53,75 ở NT1 là 58,25 và ở NT2 là 54,50 (P ≤
0,05).
Hệ số K của NTĐC là 13604 ở NT1 là 14359 và ở NT2 là 13711 (P > 0,05).
Độ dày mỡ lưng ở 100 kg thể trọng (mm) của NTĐC là 15,70 ở NT1 là 16,78 và ở NT2
là 16,20 (P > 0,05).
HSCHTĂ của NTĐC là 3,17cao hơn ở NT1 là 3,00 và NT2 là 3,14 (P < 0,05).
Chi phí thức ăn cho kg tăng trọng của NTĐC là 100 % cao hơn ở NT1 là 89 % và

NT2 là 88 % (P < 0,05).
Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn của NTĐC là 100 % thấp hơn ở NT1 là 136 % và
NT2 là 127 %.
Lợi nhuận về mặt thức ăn cho toàn thí nghiệm của NTĐC là 1.345 (ngàn đồng) ở NT1
là 1.827 (ngàn đồng) và ở NT2 là 1.714 (ngàn đồng).

ix


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi là
một trong những ngành sản xuất nông nghiệp chính. Trong đó, chăn nuôi heo đóng
vai trò đặc biệt quan trọng vì thịt heo là một nguồn cung cấp năng lượng, protein,
các chất khoáng, vitamin và nó còn là loại thực phẩm thịt tươi được tiêu thụ rộng rãi
nhất trên thế giới. Theo Cục Chăn Nuôi dự báo về tổng sản lượng thịt heo của thế
giới năm 2010 vào khoảng 101,9 triệu tấn. Đồng thời nó còn là phương tiện để cải
thiện kinh tế nông hộ, vì xưa nay người dân có tập quán là tận dụng những phụ
phẩm nông nghiệp để chăn nuôi làm tăng thêm nguồn thu nhập trong gia đình.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình phương hướng phát triển chăn
nuôi từ nay đến năm 2020 lên Chính phủ và chiến lược này đã được phê duyệt.
Trong đó, chiến lược đề ra mức tăng trưởng bình quân của ngành từ nay đến năm
2010 là 8 - 9 % năm, giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6 - 7 % năm và 2015 - 2020
đạt khoảng 5 - 6 % năm. Ngành chăn nuôi cũng phấn đấu đến năm 2020, sản lượng
thịt xẻ các loại là 5,5 triệu tấn, trong đó thịt heo chiếm 63 %. Với mục tiêu này, đàn
heo sẽ được phát triển nhanh theo hướng nuôi trang trại, công nghiệp ở nơi có điều
kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường.
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, để đàn heo của chúng ta ngày một
phát triển, đòi hỏi giá thành sản xuất càng rẻ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu và sức
cạnh tranh càng mạnh mẽ.
Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích bề mặt rộng lớn và hệ thống sông ngòi

chằng chịt, là điều kiện tốt cho ngành Nông Nghiệp phát triển. Đặc biệt nghề trồng
lúa nước và nuôi cá Tra, cá Basa rất phát triển trong những năm gần đây, cùng với
sự xuất hiện ngày một nhiều các nhà máy chế biến bột cá và nhà máy xay lúa thì
lượng tấm, cám và bột cá Tra càng lớn. Bên cạnh đó, nguồn rau xanh (ví dụ như:
Rau muống, rau dừa…) cũng khá dồi dào. Chúng ta có thể bổ sung các các phụ
phẩm ngành nông - công nghiệp vào khẩu phần heo thịt nhằm giảm giá thành thịt
heo.
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, được sự phân công của Bộ môn Chăn nuôi khoa Nông Nghiệp & SHƯD - Trường Đại học Cần Thơ, tôi thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng các khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn và hiệu quả
kinh tế trên heo thịt”.

1


Mục tiêu đề tài
Khảo sát việc tận dụng các sản phẩm nông nghiệp: Tấm, cám, bột cá, khô dầu
dừa… đồng thời có bổ sung rau muống thay thế một phần protein trong khẩu phần
nuôi dưỡng heo thịt để nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng năng suất và giảm giá
thành sản phẩm.

2


Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC TÍNH VỀ GIỐNG, SINH LÝ VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
CÁC GIÔNG HEO
2.1.1 Giống heo ngoại
2.1.1.1 Heo Yorkshire
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2002), heo Yorkshire được hình thành
tại vùng Yorkshire, một vùng lãnh thổ thuộc miền Nam nước Anh từ năm 1900, là

giống kiêm dụng hướng nạc - mỡ. Ngày nay, heo Yorkshire trở thành giống heo
mang tính quốc tế bởi vì sự hiện diện của chúng khắp nơi trên thế giới. Tại một số
nước chăn nuôi phát triển, người ta đã chọn lọc, nhân giống để tạo thành các dòng
heo Yorkshire khác nhau như heo Yorkshire Anh, Mỹ, Pháp, Canada, Cuba, Đức
(heo DE), Liên Xô. Tất cả các dòng này đã được du nhập vào Việt Nam. Chẳng hạn
như heo Yorkshire Anh, Mỹ nhập vào miền Nam nước ta năm 1936, heo Yorkshire
Liên Xô nhập vào miền Bắc năm 1963, heo Yorkshire Cuba nhập vào miền Nam
năm 1978. Từ năm 1994, với chủ trương nạc hóa đàn heo cho các tỉnh Đồng Bằng
Sông Hồng, một số lượng lớn heo Yorkshire được đưa từ miền Nam ra nuôi ở các
Trung tâm Chăn nuôi thuộc viện chăn nuôi quốc gia như Trung tâm Nghiên Cứu
Thụy Phương, các trại heo giống thuộc Công Ty Chăn Nuôi Thức Ăn 1,… đã thực
sự đẩy mạnh phong trào chăn nuôi heo ở các tỉnh phía Bắc. Heo Yorkshire có 3 loại
hình: kích thước lớn gọi là Đại Bạch (Large White Yorkshire), Trung Bạch (Middle
White Yorkshire) và cỡ nhỏ (Little White Yorkshire). Ở miền Nam, phần lớn heo
Yorkshire nhập nội thuộc 2 loại Đại Bạch và Trung Bạch.
Theo Lê Hồng Mận (2002), heo Yorkshire có 2 loại hình hướng nạc và nạc mỡ.
Loại hướng nạc heo có tầm vóc to, mông cao, thân hình dài. Loại hướng nạc mỡ
tầm vóc to, thân mình ngắn, ngực sâu.
Đặc điểm ngoại hình: lông da màu trắng tuyền, hai tai đứng có hình chữ V, thể chất
vững chắc, trán rộng và bốn chân khỏe.
Khả năng chịu đựng kham khổ tốt.
Khả năng sinh sản trung bình 11 con/lứa, nuôi con khéo.
Chất lượng thân thịt tốt
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2002), heo Đại Bạch (Large White
Yorkshire) là giống heo có tầm vóc lớn, thân mình dài nhưng không nặng nề, dáng
đi chắc khỏe và linh hoạt; sắc lông trắng có ánh vàng; đầu to trán rộng, mõm khá
rộng và quớt lên; mắt lanh lợi tai to đứng và có hình tam giác, hơi ngã về trước,
3



vành tai có nhiều lông mịn và dài; lưng thẳng và rộng, bụng gọn; ngực rộng và sâu;
đùi to và dài, bốn chân dài và khỏe. Nói chung, trong công tác giống người ta vẫn
chấp nhận giống Yorkshire với nền sắc lông trắng có vài vết đen nhỏ.
Heo có khả năng thích nghi rộng rãi, nuôi nhốt hoặc chăn thả đều được. Heo cái,
heo đực sử dụng làm giống vào lúc 6 - 8 tháng tuổi, lúc này heo đạt trọng lượng trên
100kg. Heo nái đẻ sai và tốt sữa, bình quân mỗi lứa có 10 - 12 heo con còn sống.
Trọng lượng heo con sơ sinh và cai sữa không đồng đều lắm. Khoảng cách hai lứa
đẻ khoảng 231 - 240 ngày. Heo nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 90 - 100 kg, tiêu tốn thức
ăn cho 1 kg tăng trọng khoảng 3 - 4 kg, tỷ lệ thịt nạc chiếm từ 51 - 54 %.
Heo Trung Bạch (Middle White Yorkshire) là giống heo có hình dáng trung bình,
đầu to, mõm ngắn và quớt lên, tai nhỏ dựng đứng, đòn ngắn, lưng thẳng, đùi nhỏ và
xương to. Heo nái Trung Bạch đẻ sai, nhiều sữa. Heo Trung Bạch có mũi ngắn nên
ít ủi phá, vì thế ở nông thôn người dân rất thích nuôi chúng. Loại heo này nếu nuôi
ngắn ngày thì thịt nhiều nạc, nhưng khi nuôi đến khoảng 100 kg thì thịt nhiều mỡ.

Hình 2.1: Heo Yorkshire
(Nguồn: www.fwi.co.uk)

2.1.1.2 Heo Landrace
Giống heo Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, một nước Bắc Âu nên còn gọi là
heo Landrace Đan Mạch. Heo Landrace được nuôi phổ biến ở khắp nơi trên thế giới
và được xem như là một giống heo hướng nạc. Sau này các nhà chọn giống tại một
số quốc gia đã tạo được những dòng heo Landrace khác nhau. Thí dụ như ở Hoa Kỳ
người ta đã tạo ra được dòng heo Landrace Mỹ; hoặc Landrace Bỉ; Landrace Nhật;
Landrace Pháp; Landrace Canada. Trong các dòng Landrace, heo Landrace Bỉ có tỷ
lệ nạc khá cao nhưng nhạy cảm với stress. Nhiều trại chăn nuôi công nghiệp đã lai
dòng này với các dòng khác để đạt được tỷ lệ nạc nhất định đồng thời nâng khả
năng đề kháng stress của heo.

4



Giống heo Landrace là giống heo có sắc lông trắng (có thể có vài đốm lông đen hiện
diện), tầm vóc lớn, cổ dài, đầu thon nhỏ, mõm dài nhỏ và thẳng; tai to dài che phủ
hai mắt (các dòng Landrace cải tiến hiện nay thì tai tương đối nhỏ, hơi cụp, chỉ che
phủ một phần con mắt mà thôi); dài đòn, lưng thẳng, sườn tròn, bụng gọn, phần sau
nở nang, cho nên thân hình trông giống như cái nơm; đùi nở nang. Bốn chân nhỏ,
nhưng nay đã có dòng Landrace cải tiến với 4 chân to và khỏe như Landrace Mỹ,
Canada,…Vì đòn dài, heo Landrace có đến 16 - 17 đôi xương sườn. Nếu chọn nái
Landrace không kỹ thì nhà chăn nuôi sẽ gặp phải những con nái yếu chân, chân đau
khi sinh đẻ.
Heo nái và heo nọc sử dụng làm giống lúc 7 - 8 tháng tuổi, nặng trung bình từ 100 110 kg. Lúc 2 năm tuổi heo đực đạt 220 - 230 kg và heo nái nặng khoảng 180 - 200
kg. Heo nái đẻ 10 - 12 con còn sống/lứa, nuôi con tốt. Bầy heo con sinh ra đều đặn
sớm thành thục (động dục lúc 6 tháng tuổi). Heo Landrace nuôi thịt tăng trọng
nhanh, 5 - 6 tháng tuổi đạt 100 kg, tỷ lệ thịt nạc chiếm 56 - 57 %, hệ số chuyển hóa
thức ăn cho 1kg tăng trọng là 2,9 - 3,5 kg và độ dày mỡ lưng trung bình 20 - 25 mm
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2002).

Hình 2.2: Heo Landrace

(Nguồn: www.cedarridgegenetics.com)

2.1.2 Giống heo nội
2.1.2.1 Bông Ba Xuyên
Heo Ba Xuyên là kết quả sự lai tạo của nhiều con giống qua nhiều đời như: heo Hải
Nam, heo Craonnais, heo Tamworth và heo Berkshire. Heo này sắc lông đen có bông
trắng, tầm vóc nhỏ, lưng oằn bụng xệ, tai nhỏ xụ, nuôi đến 10 tháng tuổi có thể đạt
trọng lượng từ 80 - 90 kg. Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,6 lứa trở lên, mỗi lứa
trung bình 10 - 12 con, nái nuôi con giỏi, tốt sữa (Võ Văn Ninh, 2001).


5


Hình 2.3: Heo Ba Xuyên
(Nguồn: )

2.1.2.2 Trắng Thuộc Nhiêu
Có nguồn gốc từ Tiền Giang (Mỹ Tho), heo Thuộc Nhiêu có sắc lông trắng, có bông
đen nhỏ, lưng oằn bụng xệ, chân nhỏ, thường đi trên bàn chân, vòng ống nhỏ, lông
ngắn thưa, đuôi nhỏ, mặt nhăn, nọng lớn, thịt chứa nhiều mỡ nên khó cạnh tranh trên
thị trường xuất khẩu. Heo có sức kháng bệnh cao, dễ nuôi, da hồng, lông trắng nên
nông dân thích nuôi. Heo nái đẻ trên 1,6 lứa/năm, mỗi lứa 10 - 12 con. Khối lượng
heo con sơ sinh từ 0,7 - 0,85 kg/con. Heo Thuộc Nhiêu và Ba Xuyên chiếm 70 - 80
% tổng đàn heo ở ĐBSCL và cũng cung cấp lượng thịt là 70 – 80 % tổng lượng thịt
cho tiêu dùng và xuất khẩu trong vùng (Võ Văn Ninh, 1999).

Hình 2.4: Heo Thuộc Nhiêu
(Nguồn: )

6


2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO
2.2.1 Sinh lý tiêu hoá
Theo Lê Hồng Mận (2004), hệ thống tiêu hoá ở heo gồm 4 bộ phận tham gia quá
trình tiêu hoá cơ học và hoá học thức ăn là miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Heo là
loài ăn tạp, ăn các thức ăn sống và chín đều được. Heo 90 - 100 kg có dung tích dạ
dày 5 - 6 lít, chiều dài ruột non 20 - 25 m gấp 14 lần chiều dài thân, vì thế heo tiêu
hoá và đồng hoá thức ăn tốt.
2.2.1.1 Sự tiêu hóa ở miệng

Ở miệng, quá trình tiêu hóa cơ học là chủ yếu. Ở đó động tác nhai rất quan trọng, có
tác dụng nghiền nhỏ thức ăn, trộn với nước bọt thành viên nhờn dễ nuốt, làm tăng
diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa, đồng thời xảy ra các phản ứng tiết
dịch tiêu hóa để chuẩn bị cho các bước tiêu hóa sau. Ở đây, quá trình tiêu hóa hóa
học có xảy ra nhưng không đáng kể, bởi trong nước bọt của heo mặc dù có enzyme
amylaza nhưng hoạt động rất kém, hơn nữa khi thức ăn vào miệng heo được nuốt
vội xuống dạ dày. Ở dạ dày, nơi có pH rất thấp nên không thích hợp cho sự hoạt
động của amylaza.
Tinh bột

Amylaza
Nước

đường mantose + dextrin

Sau đó chỉ một ít đường mantose dưới tác dụng yếu ớt của enzyme mantaza phân
giải thành đường glucose.
Mantose
(đường đôi)

Mantaza
Nước

2 glucose
(đường đơn)

2.2.1.2 Tiêu hóa ở dạ dày
Dạ dày heo gồm 5 vùng: Vùng thực quản nhỏ, vùng mang nang, vùng thượng vị,
vùng thân vị và vùng hạ vị. Trong 5 vùng dạ dày thì vùng hạ vị và thân vị là nơi tiết
dịch tiêu hóa chủ yếu của dạ dày. Thành phần dịch tiêu hóa ở dạ dày bao gồm: 99,5

% là nước, pepsinogen, các muối vô cơ, chất nhầy, acid lactic, creatinin, ATP và
đặc biệt là sự hiện diện của HCl. HCl làm cân bằng pH trong dạ dày, làm trương nở
protein để làm tăng bề mặt tiếp xúc với enzyme pepsin (Lê Hồng Mận và Bùi Đức
Lũng, 2002).
2.2.1.3 Tiêu hóa ở ruột non
Hầu hết các dưỡng chất được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, ở đây quá trình tiêu
hóa hóa học là chủ yếu. Do đoạn cuối ruột non nối với cuống hạ vị của dạ dày, tiếp
7


nhận hàng loạt men tiêu hóa protein – tinh bột – mỡ thức ăn từ dịch tụy và dịch mật
của túi mật. Sản phẩm cuối cùng phân giải protein ở ruột non là aa, các aa này được
hấp thu qua màng ruột vào máu rồi đến các mô bào cơ thể, ở đó chúng được tổng
hợp thành protein của các bộ phận cơ thể, enzyme, hormone... lipid thức ăn được
tiêu hóa thành các acid béo và glyxerin nhờ enzyme lipase. Còn các loại tinh bột và
đường đa dưới tác động thủy phân của hệ thống các enzyme amylose, maltose,
lactose, surose của tuyến tụy phân giải thành đường đơn và glucose để heo hấp thu
(Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
2.2.1.4 Tiêu hóa ở ruột già
Ở ruột già quá trình tiêu hóa, hấp thụ và tổng hợp vẫn được tiếp tục nhưng không
đáng kể. Ở đây, sự phân giải do vi sinh vật là chủ yếu nhưng so với gia súc nhai lại
thì khả năng tiêu hóa chất xơ của heo còn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh đó ở ruột già
người ta còn phát hiện một số vitamin nhóm B và vitamin K được tổng hợp nhưng
vì hàm lượng quá thấp nên không đủ cung cấp nhu cầu hằng ngày của heo. Vì vậy,
cần phải bổ sung thêm các loại vitamin này từ thức ăn (Nguyễn Thiện, 2004).
2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng của heo thịt
Thời gian nuôi thịt từ 5 - 6 tháng để đạt trong lượng xuất chuồng từ 80 – 100 kg, ở
mức thể trọng này heo cho phẩm chất thịt ngon và hiệu quả sử dụng thức ăn bắt đầu
giảm, heo có xu hướng tăng quá trình tích lũy mỡ, thời gian nuôi dài thêm thường
không có lợi, trong thời gian nuôi thịt ở heo có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn

từ 2 - 4 tháng tuổi; giai đoạn từ 4 - 6 tháng. Giai đoạn từ 2 - 4 tháng: đây là thời kì
cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh do đó heo cần nhiều protein,
khoáng chất, vitamin. Vì vậy, trong giai đoạn nuôi này (20 - 70 kg) cần cho heo ăn
tự do với khẩu phần có mức protein và năng lượng cao để heo tăng trưởng tối đa
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Trong trường hợp thiếu dưỡng chất,
khung xương kém phát triển và hệ cơ cũng kém phát triển theo, heo ngắn đòn, ít thịt
và bắp cơ nhỏ. Ngược lại dư dưỡng chất dẩn đến tăng chi phí, tích lũy mỡ sớm, dư
khoáng sẽ gây ngộ độc (Võ Văn Ninh, 2001).

8


2.2.3 Nhu cầu dưỡng chất và năng lượng của heo thịt
Bảng 2.1: Nhu cầu các loại dưỡng chất và năng lượng của heo

Nhu cầu
DE (MJ/kg)
CP (g/kg)
Lysine (g/kg)
Met + Cys (g/kg)
Trp (g/kg)
Ca (g/kg)
P (g/kg)
NaCl (g/kg)
Mg (g/kg)
Mn (g/kg)
Zn (g/kg)
Fe (g/kg)
Cu (g/kg)
I (g/kg)

Se (g/kg)
Vitamin A (IU/kg)
Vitamin D3 (IU/kg)
Vitamin E (IU/kg)
Biotin (IU/kg)
Vitamin B2 (IU/kg)
Vitamin B1 (IU/kg)
Vitamin B12 (IU/kg)
Vitamin C (IU/kg)
Cholin (IU/kg)

5 - 10
13,5
220
13
7,0
2,0
7,0
6,0
5
0,4
20
100
100
10
0,14
0,15
600
2500
10

0,3
5
1,3
18
15
500

Heo thịt (kg)
10 - 20
20 - 65
13,0
12,5
190
170
10
9
5,0
4,5
1,9
1,7
7,0
7,0
6,0
5,5
5
5
0,4
0,4
20
20

100
100
100
150
7
7
0,14
0,16
0,15
0,15
600
4000
2000
1500
10
10
0,3
0,3
4
4
1,1
1,1
18
15
15
10
500
500

(Nguồn: Holness, 1995)


9

65 - 120
12,5
140
7
4,0
1,4
5,5
4,5
5
0,4
20
100
150
7
0,16
0,15
4000
1500
10
0,3
3
1,1
15
10
500



Bảng 2.2: Tiêu chuẩn hỗn hợp cho heo nuôi thịt

Chỉ tiêu

Khối lượng heo (kg)
20

50

90

Lượng thức ăn (kg/con/ngày)

1,2

2,2

2,4

Protein thô (g/kg)

220

180

140

Lysine (g/kg)

13,6


10,4

6,6

Met + Cys (g/kg)

6,8

5,2

3,3

Thr (g/kg)

8,2

6,3

4,0

Try (g/kg)

1,9

1,5

1,0

Ca (g/kg)


9,8

8,1

7,8

P (g/kg)

7,0

6,1

5,9

NaCl (g/kg)

3,2

3,1

3,0

Fe (mg/kg)

62,0

59,0

57,0


Mg (mg/kg)

308

230

220

Zn (mg/kg)

56

49

47

Cu (mg/kg)

5,6

5,4

5,2

Mn (mg/kg)

11

11


11

I (mg/kg)

0,15

0,15

0,15

Se (mg/kg)

0,15

0,15

0,15

Vitamin A (IU/kg)

8000

6000

6000

Vitamin D (IU/kg)

1000


750

750

Vitamin E (IU/kg)

15

15

15

Thiamin (mg/kg)

2,0

1,5

1,5

Riboflavin (mg/kg)

3,0

3,0

3,0

Nicotinic acid (mg/kg)


15,0

15,0

15,0

Pantothenic acid (mg/kg)

10,0

10,0

10,0

Pyridoxine (mg/kg)

2,5

2,5

2,5

1000

1000

1000

Biotin (mg/kg)


0,2

0,2

0,2

Vitamin B12 (mg/kg)

0,01

0,01

0,01

Choline (mg/kg)

(Nguồn: Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, 1995)

10


2.2.3.1 Nhu cầu năng lượng
Sơ đồ chuyển hóa năng lượng
Năng lượng thô (Gross Energy: GE)

Năng lượng
trong phân

Năng lượng tiêu hóa

(Digiestible Energy: DE)

Năng lượng nước tiểu và
khí cháy ở đường tiêu hóa
(combustible gas)

Năng lượng trao đổi
(Metabolisable Energy: ME)

Sự gia tăng nhiệt
của duy trì

Sự gia tăng nhiệt
của sản xuất

Năng lượng thuần cho sản
xuất

Năng lượng
thuần cho duy trì
(Nguồn: McDonal, 1995)

Bảng 2.3: Nhu cầu về năng lượng trong khẩu phần heo thịt ăn tự do ( 90 % VCK)

Năng lượng
ME (Kcal/kg)

Khối lượng heo (kg)
3-5


5 - 10

10 - 20

20 - 50

50 - 80

80 - 20

3265

3265

3265

3265

3265

3265

(Nguồn: NRC, 1998)

11


Bảng 2.4: Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần heo thịt theo hai giai đoạn

Giai đoạn

Nhu cầu

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

(20 - 50 kg)

(51 - 100 kg)

3010

3035

ME (Kcal/kg)
(Nguồn: Trương Lăng, 2000)

* Nhu cầu năng lượng duy trì
Nhu cầu năng lượng duy trì là năng lượng cần thiết để heo duy trì cơ thể, sống khỏe
mạnh, không tăng trưởng, không sản xuất và sinh sản hay làm việc.
Công thức tính năng lượng duy trì ở heo:
MEm: Năng lượng duy trì (MJ/ngày)

MEm = cW0,75

c: Hệ số biến động điều kiện nuôi dưỡng (đố với heo, c = 0,458)
W: Thể trọng heo (kg)
Bảng 2.5: Vai trò của nhu cầu năng lượng duy trì

Thể trọng (kg)


Chỉ tiêu

25

50

100

NL (ME) của 1,5 kg thức ăn (MJ)

18

18

18

NL (ME) duy trì (MJ)

5,3

8,9

15,0

NL (ME) cho tăng trọng (MJ)

12,7

9,1


3,0

Tăng trọng ngày (kg)

0,66

0,18

0,16

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (kg)

2,3

3,1

9,4

Tăng trọng ngày (kg)

0,7

0,7

0,7

NL (ME ) cho duy trì (MJ)

5,3


8,9

15,0

NL (ME ) cho tăng trọng (MJ)

15,7

16,2

17,7

Lượng thức ăn cần (kg)

1,8

2,1

2,73

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng

2,6

3,0

3,9

Năng lượng ăn vào như nhau


Tốc độ tăng trọng như nhau

(Nguồn: Hoàng Văn Tiến, 1995).

12


* Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng
Nhu cầu năng lượng để tổng hợp 1 kg protein có thể trung bình khoảng 69 MJ. Bản
thân 1 kg protein chứa 24 MJ, nghĩa là 45 MJ tiêu tốn cho quá trình tổng hợp. Năng
suất tổng hợp đạt khoảng 35 %.
Để chuyển hóa mỡ thành mỡ heo, quá trình đơn giản hơn nhiều. Thành phần hóa
học của mỡ heo rất giống thành phần lipid trong thức ăn dùng để nuôi nó. Nhu cầu
năng lượng cần để tổng hợp 1 kg mỡ là 54 MJ, bản thân 1 kg mỡ chứa 39 MJ, nghĩa
là 15 MJ tiêu tốn cho quá trình tổng hơp mỡ. Năng suất tổng hợp đạt khoảng 75 %.
Nghĩa là để tổng hợp protein con heo cần tiêu tốn năng lượng gấp 3 lần mô mỡ
(45:15). Sở dĩ như vậy vì cần có sự sắp xếp lại để đạt được mục tiêu chuyển hóa
thành phần acid amin của thức ăn thành thành phần acid amin của protein thịt heo.
Năng lượng tiêu tốn để liên kết các acid amin tạo thành phân tử protein khoảng 7,5
MJ/kg protein. Để tổng hợp một đơn vị protein trong cơ thể cần chu chuyển một
lượng protein gấp sáu lần. Do đó, năng lượng tiêu hao cần để tổng hợp protein sẽ là
7,5 * 6 = 15 MJ/kg (Hoàng Văn Tiến, 1995).
2.2.3.2 Nhu cầu protein và acid amin
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, chiếm 1/5 khối lượng cơ thể heo.
Protein của thức ăn sau khi được tiêu hóa, phân giải ra các aa, được tổng hợp thành
các tế bào mô đặc trưng cho cơ thể sinh trưởng và phát triển. thiếu protein dài ngày
làm cho vật nuôi thiếu máu, gầy yếu, chậm lớn, còi…aa là thành phần của protein.
Protein trong cơ thể động vật được tạo nên từ 23 - 25 loại aa, ở heo chứa khoảng 20
loại, gồm có 10 loại thiết yếu và 10 loại thay thế. Trong 10 loại aa thiết yếu, có một

số rất quan trọng ảnh hưởng đến biện pháp sử dụng protein nhất là những aa giới
hạn. Thường có 4 aa được xếp vào đầu bảng, loại này là Lys, Met, Thr, Trp (Lê
Hồng Mận, 2004).
Trong chăn nuôi heo người ta thường dùng chỉ số protein thô (CP) để đánh giá chất
lượng thức ăn. Đây là một ước số tương đối dựa trên nguyên tắc cho rằng tất cả các
nguồn protein đều chứa 16 % nitơ, từ đó xác định hàm lượng N rồi nhân với hệ số
6,25 ta thu được lượng protein thô trong thức ăn. Protein trong khẩu phần phải đảm
bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các aa không thay thế và aa thay thế để cơ thể tổng
hợp ra phân tử protein của chính bản thân nó. Muốn đạt năng suất tối đa cần cung
cấp cho heo đầy đủ các aa không thay thế, đủ nhu cầu năng lượng và những thành
phần dinh dưỡng cần thiết khác. Nếu cung cấp đầy đủ nhu cầu aa trong khẩu phần
thì tỉ lệ nạc/thịt xẻ sẽ tăng lên. Protein của thịt có khoảng 21 aa khác nhau trong đó
có 10 loại cần cung cấp trong khẩu phần của lợn, 10 aa đó là Lys, Met, Trp, Thr, Ile,
Val, Leu, His, Arg và Phe (Nguyễn Thiện et al., 2004).

13


2.2.2.3 Nhu cầu vitamin
Vitamin rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất bình thường của heo. Lượng
vitamin cơ thể cần rất nhỏ, do đó vitamin được xếp vào nhóm các chất vi dinh
dưỡng. Cơ thể heo có thể tổng hợp được một số loại vitamin đủ đáp ứng nhu cầu
của bản thân nó. Một số khá lớn vitamin bị mất trong bảo quản và sấy khô, do đó
cần bổ sung vitamin vào khẩu phần của heo để có thể đạt được năng suất tối ưu.
Nuôi heo trong các nền chuồng xi măng sạch sẽ, heo ít được tiếp xúc với cỏ cây thì
nhu cầu vitamin lại càng tăng lên.
Các vitamin cần bổ sung cho heo có thể được chia thành chia làm 2 nhóm chính:
nhóm thứ nhất là nhóm vitamin hòa tan trong dầu (vitamin A, D, E, K), nhóm thứ
hai là nhóm vitamin hòa tan trong nước (vitamin B2, acid pantotonic, niacin,
vitamin B12 vitamin C, cholin, acid folic và biotin) (Nguyễn Thiện và ctv, 2002).

Bảng 2.6: Nhu cầu về vitamin cho heo thịt

Vitamin

Khối lượng (kg)
3 - 50 5 - 10 10 - 20 20 - 50 50 - 80 80 - 120

Vitamin A (IU)

2200

2200

1750

1300

1300

1300

Vitamin D3 (IU)

220

220

200

150


150

150

Vitamin E (IU)

16

16

11

11

11

11

Vitamin K (mg)

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5


0,5

Biotin (mg)

0,08

0,05

0,05

0,05

0,05

0,05

Cholin (mg)

0,6

0,5

0,4

0,3

0,3

0,3


Folasin (mg)

0,3

0,3

0,3

0,3

,03

0,3

Niacin dể tiêu (mg)

20,0

15,0

12,5

10,0

7,0

7,0

Acid panthotenic (mg)


12,0

10,0

9,0

8,0

7,0

7,0

Vitamin B2 (mg)

4,0

3,5

3,0

2,5

2,0

2,0

Vitamin B1 (mg)

1,5


1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

Vitamin B6 (mg)

2,0

1,5

1,5

1,0

1,0

1,0

Vitamin B12 (mg)

20,0

17,5


15,0

10,0

5,0

5,0

(Nguồn: NRC, 1998)

14


2.2.3.4 Nhu cầu về khoáng chất
Trong khẩu phần heo đảm bảo phải có một lượng khoáng nhất định cho các cấu trúc
và chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Bộ xương heo chiếm đến 1/10 của khối
lượng cơ thể heo, ở đó chất khoáng tổng số chiếm 83 % về khối lượng. Như vậy,
chúng ta có thể nói bộ xương heo chủ yếu là do chất khoáng cấu tạo nên.
Các chất khoáng tạo xương chủ yếu là canxi và phospho kế đến là natri. Thiếu
canxi, phospho heo còi xương, chậm lớn. Thiếu muối NaCl thì heo kém ăn và sử
dụng kém các chất dinh dưỡng khác. Do đó tùy theo giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của heo mà tỷ lệ Ca/P đòi hỏi được cân bằng ở mức 1,1 - 1,8 (Lê Hồng Mận và
Bùi Đức Lũng, 2002).
Heo được nuôi với qui mô ngày càng lớn như hiện nay thì đa số heo được nuôi nhốt
hoàn toàn, môi trường chăn nuôi này làm cho nhu cầu về chất khoáng của heo tăng
lên. Khoáng chất bổ sung cho heo cũng có thể được chia làm hai nhóm chính là
khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Trong đó, khoáng đa lượng là Ca, P, Na, Cl
và khoáng vi lượng là Fe, Zn, I, Se, Cu, Mn.
Bảng 2.7: Nhu cầu chất khoáng của heo thịt cho ăn tự do (90 % VCK)


Khoáng
(%)

Khối lượng (kg)
3-5

5 - 10

10 - 20

20 - 50

50 - 80

80 - 120

Ca

0,90

0,80

0,70

0,60

0,5

0,45


P

0,70

0,65

0,60

0,50

0,45

0,40

P

0,55

0,40

0,32

0,23

0,19

0,15

Na


0,25

0,20

0,15

0,10

0,10

0,10

Cl

0,25

0,20

0,15

0,08

0,08

0,08

Mg

0,04


0,04

0,04

0,04

0,04

0,04

K

0,30

0,28

0,26

0,23

0,19

0,17

Cu

6,00

6,00


5,00

4,00

3,50

3,00

I

0,14

0,14

0,14

0,14

0,14

0,14

Fe

100

100

80


60

50

40

Mn

4,00

4,00

3,00

2,00

2,00

2,00

Se

0,30

0,30

0,25

0,15


0,15

0,15

Zn

100

100

80

60

50

50

(Nguồn: NRC, 1998)

15


×